Tải bản đầy đủ (.pdf) (249 trang)

Cơ sở khoa học xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ ở việt nam giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.64 MB, 249 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

Nguyễn Thị Thanh Hƣơng

CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN
CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC LƢU TRỮ Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LƢU TRỮ HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------

Nguyễn Thị Thanh Hƣơng

CƠ SỞ KHOA HỌC XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN
CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC LƢU TRỮ Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Chuyên ngành: Lƣu trữ học
Mã số:

62 32 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LƢU TRỮ HỌC
Người hướng dẫn khoa học:


1. PGS.TS. Dƣơng Văn Khảm
2. TS. Đàm Bích Hiên
XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
Người hướng dẫn khoa học

Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án Tiến sĩ

PGS.TS. Dương Văn Khảm

Hà Nội - 2019

PGS.TS. Vũ Thị Phụng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận án “Cơ sở khoa học xây dựng, hoàn thiện chế độ đối
với viên chức lưu trữ ở Việt Nam giai đoạn hiện nay” là công trình khoa học của
riêng tôi. Tên đề tài Luận án không trùng với bất cứ nghiên cứu nào đã được công
bố. Các tài liệu, số liệu sử dụng để tham khảo và kế thừa trong Luận án được trích
dẫn trung thực, khách quan, rõ ràng và tham chiếu đầy đủ về xuất xứ.
Hà Nội, ngày

tháng 4 năm 2019

NGHIÊN CỨU SINH

Nguyễn Thị Thanh Hƣơng



LỜI CẢM ƠN
Luận án này là kết quả nghiên cứu khoa học độc lập của Nghiên cứu sinh
song không thể không kể đến sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy, cô, bạn bè
và đồng nghiệp cũng như những điều kiện thuận lợi có được từ những người thân
trong gia đình.
Lời đầu tiên tôi xin được bày tỏ sự trân trọng và biết ơn sâu s c tới PGS.TS.
ương V n hảm, TS. àm ích Hiên - những Thầy Cô kính mến đã hết l ng giúp
đỡ, dạy bảo, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình
học tập và hoàn thành Luận án. Với l ng kính trọng và biết ơn sâu s c tôi xin được
bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS.Vũ Th Phụng, các thầy, cô giáo
Lưu trữ học và Quản tr v n ph ng, Trường

ại học

hoa

hoa học xã hội và Nhân v n

Hà Nội, các đồng nghiệp của tôi tại Học viện Hành chính Quốc gia đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành Luận án.
Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, các anh ch em trong khóa Nghiên cứu sinh đã
động viên và giúp đỡ tôi trong những lúc tôi g p khó kh n.
Xin chân thành cảm ơn gia đình và những người thân đã luôn ở bên cạnh
động viên và giúp đỡ tôi học tập làm việc và hoàn thành Luận án.
Tôi mong muốn sự đóng góp của Luận án này đối với lĩnh vực Lưu trữ, dù
rất nhỏ bé nhưng cũng là sự đền đáp và ghi nhận ý nghĩa nhất đối với sự giúp đỡ và
ủng hộ của quý Thầy, Cô, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
NGHIÊN CỨU SINH
Nguyễn Thị Thanh Hƣơng



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC.................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 6
1. Lý do chọn đề tài .............................................................................................. 6
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 8
3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu .................................................................... 9
4. ối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 9
5. Nguồn tư liệu, tài liệu phục vụ nghiên cứu .................................................... 10
6. Giác độ tiếp cận .............................................................................................. 10
7. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 12
8. óng góp của Luận án ................................................................................... 13
9. ố cục của Luận án ........................................................................................ 14
Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................ 16
1.1. Nguồn tư liệu, tài liệu phục vụ nghiên cứu Tổng quan ..................................... 16
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến chế độ đối với
người lao động và cán bộ, công chức, viên chức ..................................................... 17
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến chế độ đối với viên chức
lưu trữ ....................................................................................................................... 19
1.2. Những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan
đến nội dung Luận án ................................................................................................ 20
1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận, pháp lý ............. 20
1.2.2. Các công trình nghiên cứu phản ánh thực tiễn chế độ đối với
người làm lưu trữ ...................................................................................................... 31
1.2.3. Phương pháp được sử dụng trong các công trình nghiên cứu ................ 36
1.3. Nhận xét, đánh giá và những vấn đề đ t ra ........................................................ 37
1.3.1. Nhận xét, đánh giá về kết quả các công trình nghiên cứu ....................... 37

1.3.2. Những vấn đề đặt ra và cần tiếp tục nghiên cứu ..................................... 40
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................... 42
1


Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI
VIÊN CHỨC LƢU TRỮ Ở VIỆT NAM...................................................................... 43
2.1. Một số khái niệm cơ bản .................................................................................... 43
2.1.1. Khái niệm chế độ .......................................................................................... 43
2.1.2. Khái niệm viên chức lưu trữ ........................................................................ 46
2.1.3. Khái niệm chế độ đối với viên chức lưu trữ ................................................ 47
2.1.4. Quan niệm về xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ ....... 49
2.2. Nội dung của chế độ đối với viên chức lưu trữ ................................................ 51
2.2.1. Chế độ tuyển dụng........................................................................................ 51
2.2.2. Chế độ tiền lương ......................................................................................... 52
2.2.3. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng........................................................................... 54
2.2.4. Chế độ đánh giá ........................................................................................... 54
2.2.5. Chế độ khen thưởng, vinh danh nghề nghiệp đối với viên chức lưu trữ .... 55
2.3.

c điểm công việc, chế độ đối với viên chức lưu trữ và vai tr của nó

trong quá trình xây dựng, phát triển ngành Lưu trữ ................................................. 57
2.3.1. Đặc điểm công việc của viên chức lưu trữ giai đoạn hiện nay ................ 57
2.3.2. Đặc điểm của chế độ đối với viên chức lưu trữ ...................................... 64
2.3.3. Vai trò của chế độ đối với viên chức lưu trữ trong việc xây dựng,
phát triển ngành Lưu trữ .......................................................................................... 66
2.4. Các lý thuyết vận dụng trong xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên chức
lưu trữ ........................................................................................................................ 67
2.4.1. Lý thuyết Lưu trữ học ............................................................................... 67

2.4.2. Lý thuyết Quản trị nguồn nhân lực .......................................................... 71
2.4.3. Lý thuyết quản lý công vụ ......................................................................... 76
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng, nguyên t c, phương pháp và quy trình xây dựng,
hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ ............................................................ 80
2.5.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với
viên chức lưu trữ .......................................................................................................... 80
2.5.2. Nguyên tắc xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ ........... 85
2.5.3. Phương pháp xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ ....... 87
2.5.4. Quy trình xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ .............. 90
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................... 93
2


Chƣơng 3. THỰC TIỄN XÂY DỰNG, THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI
VIÊN CHỨC LƢU TRỮ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ......................................... 94
3.1. Thực trạng chế độ và thực hiện chế độ đối với viên chức lưu trữ ở Việt Nam
hiện nay ..................................................................................................................... 94
3.1.1. Chế độ tuyển dụng .................................................................................... 95
3.1.2. Chế độ tiền lương ..................................................................................... 98
3.1.3. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng .................................................................... 101
3.1.4. Chế độ đánh giá ..................................................................................... 104
3.1.5. Chế độ khen thưởng và vinh danh những người làm lưu trữ ................. 106
3.2. Thực trạng xây dựng một số chế độ cơ bản và đ c thù đối với viên chức
lưu trữ ở Việt Nam hiện nay ................................................................................... 107
3.2.1. Chế độ tiền lương ................................................................................... 107
3.2.2. Chế độ đào tạo, bồi dưỡng .................................................................... 112
3.2.3. Chế độ khen thưởng, vinh danh những người làm lưu trữ ..................... 112
3.3. Một số nhận xét, đánh giá ............................................................................... 114
3.3.1. Ưu điểm .................................................................................................. 114
3.3.2. Một số tồn tại, hạn chế ........................................................................... 121

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế ............................................... 131
3.4. inh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới liên quan đến xây dựng,
hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ .......................................................... 134
3.4.1. Tuyển dụng công chức ở Hoa Kỳ, Thái Lan .......................................... 134
3.4.2. Xây dựng chế độ tiền lương của Malaysia, Thái Lan ............................ 136
3.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm ở Vương quốc Anh,
Cộng hòa Pháp ....................................................................................................... 137
3.4.4. Chế độ khen thưởng của Liên bang Nga và Trung Quốc....................... 138
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................. 140
Chƣơng 4. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI
VIÊN CHỨC LƢU TRỮ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY................. 141
4.1. ự báo về xu thế phát triển ngành Lưu trữ và một số vấn đề đ t ra trong
xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ giai đoạn hiện nay ............ 141
4.1.1. Dự báo về xu thế phát triển ngành Lưu trữ trong bối cảnh hội nhập
quốc tế ..................................................................................................................... 141
3


4.1.2. Một số vấn đề đặt ra trong xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với
viên chức lưu trữ giai đoạn hiện nay ...................................................................... 143
4.2. Vận dụng kết quả nghiên cứu để thử nghiệm xây dựng chế độ phụ cấp theo
nghề đối với viên chức lưu trữ ................................................................................ 146
4.2.1. Xác định vấn đề ...................................................................................... 147
4.2.2. Xác định mục tiêu ................................................................................... 147
4.2.3. Xác định chủ thể xây dựng và hình thức văn bản .................................. 147
4.2.4. Nguyên tắc, yêu cầu ............................................................................... 148
4.2.5. Xác định căn cứ xây dựng ...................................................................... 148
4.2.6. Xác định nội dung .................................................................................. 149
4.2.7. Phương pháp và trình tự thực hiện ........................................................ 150
4.2.8. Kinh phí thực hiện .................................................................................. 151

4.3. Phương hướng xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ
trong giai đoạn hiện nay.......................................................................................... 152
4.3.1. Bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và nằm trong tổng thể đội ngũ
cán bộ, công chức, viên chức .................................................................................. 152
4.3.2. Phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của đất nước ............................... 153
4.3.3. Đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ..... 154
4.3.4. Căn cứ vào đặc thù công việc của viên chức lưu trữ ............................. 155
4.3.5. Gắn với công cuộc cải cách hành chính nhà nước ................................ 155
4.4. Giải pháp chung xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ .......... 157
4.4.1. Giải pháp 1: Cần nhận thức đúng đắn việc xây dựng, hoàn thiện chế độ
đối với viên chức lưu trữ .................................................................................. 157
4.4.2. Giải pháp 2: Nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và trách nhiệm
của đội ngũ công chức làm công tác xây dựng, hoàn thiện chế độ ........................ 159
4.4.3. Giải pháp 3: Quy trình xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên chức
lưu trữ ............................................................................................................. 160
4.5. Giải pháp cụ thể xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ ........ 162
4.5.1. Giải pháp 1: Xác định vị trí việc làm lưu trữ trong các đơn vị
sự nghiệp ................................................................................................................. 162
4.5.2. Giải pháp 2: Rà soát, hệ thống chế độ đối với viên chức lưu trữ .......... 165
4.5.3. Giải pháp 3: Hoàn thiện chế độ tuyển dụng .......................................... 165
4


4.5.4. Giải pháp 4: Hoàn thiện chế độ tiền lương ........................................... 166
4.5.5. Giải pháp 5: Hoàn thiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng ............................. 168
4.5.6. Giải pháp 6: Hoàn thiện chế độ đánh giá .............................................. 170
4.5.7. Giải pháp 7: Hoàn thiện chế độ khen thưởng ........................................ 171
4.5.8. Giải pháp 8: Xây dựng mới một số chế độ đối với viên chức lưu trữ .... 171
Tiểu kết chương 4 .................................................................................................. 174
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 175

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 178
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 179
PHỤ LỤC

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác lưu trữ ra đời là do sự đ i hỏi khách quan đối với nhu cầu lựa chọn,
bảo quản, bảo vệ, phát huy giá tr của tài liệu hình thành trong hoạt động của các cơ
quan, tổ chức, cá nhân để phục vụ cho các mục đích chính tr , kinh tế, v n hóa và
nhu cầu chính đáng của toàn xã hội.

ể thực hiện mục tiêu bảo vệ an toàn và sử

dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ quốc gia Việt Nam và quản lý tài liệu lưu trữ quốc
gia theo nguyên t c tập trung thống nhất, nhiệm vụ “Huấn luyện, đào tạo, quản lý
cán bộ lưu trữ”1 đã được Nhà nước quan tâm ngay từ n m 1962 - dấu mốc quan
trọng là thành lập Cục Lưu trữ trực thuộc Phủ Thủ tướng. Từ đó đến nay, qua nhiều
lần thay đổi chức n ng, nhiệm vụ và tên gọi cơ quan quản lý nhà nước về lưu trữ
nhưng mục tiêu hướng tới vẫn là bảo quản an toàn, tổ chức khoa học tài liệu lưu trữ
nhằm phục vụ nhu cầu và lợi ích chính đáng của toàn xã hội.

ể đạt được mục tiêu

đó phụ thuộc rất lớn vào yếu tố con người thực hiện công tác lưu trữ, mà công tác
lưu trữ được hiểu là một ngành hoạt động của nhà nước bao gồm tất cả những vấn
đề lý luận, pháp chế và thực tiễn có liên quan đến việc bảo quản và tổ chức sử dụng

tài liệu lưu trữ [29, tr.15], hay công tác lưu trữ là “toàn bộ các quy trình quản lý
nhà nước và quản lý nghiệp vụ lưu trữ, nhằm thu thập, bổ sung, bảo quản, bảo vệ
an toàn và tổ chức sử dụng có hiệu quả tài liệu lưu trữ”. [81, tr.128].
Từ nhận thức đó, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về lưu trữ, một
trong những chính sách đầu tiên đã được quy đ nh tại

iều 4, Luật Lưu trữ 2011 là

“bảo đảm nguồn nhân lực trong việc bảo vệ, bảo quản an toàn, tổ chức sử dụng có
hiệu quả tài liệu Phông lưu trữ quốc gia Việt Nam” [108], Ho c cụ thể hơn, tại
iều 7 của Luật này đã quy đ nh “Người làm lưu trữ ….. phải có đủ các tiêu chuẩn
theo quy định của pháp luật; được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ
lưu trữ và kiến thức cần thiết khác phù hợp với công việc; được hưởng chế độ,
quyền lợi tương ứng trong cơ quan, tổ chức và được hưởng phụ cấp ngành nghề
đặc thù, chính sách ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.”[108].
1

Xem thêm cuốn Lưu trữ Việt Nam - Những ch ng đường phát triển, Nguyễn V n Thâm, Nghiêm
Kỳ Hồng (2006)

6


Trên cơ sở đó, cơ quan có thẩm quyền đã xây dựng các chế độ để thực hiện
chính sách nguồn nhân lực lưu trữ của Nhà nước. Cho đến nay, ngành Lưu trữ cũng
đã đạt được những thành tựu rất cơ bản về xây dựng tổ chức, đào tạo đội ngũ những
người làm lưu trữ, phát triển khoa học nghiệp vụ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hội
nhập, kinh tế, xã hội phát triển như hiện nay, những người thực hiện công tác lưu
trữ cũng phải đối m t với nhiều thách thức, như: Sự thay đổi công nghệ đ i hỏi
những người làm lưu trữ phải thay đổi tư duy, trình độ; Trình độ dân trí ngày càng

cao, đ i hỏi chất lượng phục vụ các d ch vụ lưu trữ cũng phải phát triển tương
xứng;

inh tế, xã hội phát triển sẽ xuất hiện nhiều ngành nghề mới có sức hấp dẫn

hơn cho nên những người làm lưu trữ có xu hướng chuyển đổi công việc…
Trong sự thay đổi đó, chế độ hiện hành đối với người làm lưu trữ đã bộc lộ
những hạn chế nhất đ nh, chẳng hạn như: tiền lương chưa hợp lý, tuyển dụng, đào
tạo, bồi dưỡng, đánh giá, khen thưởng chưa phù hợp với thực tiễn công việc của
người làm lưu trữ, động lực làm việc chưa cao dẫn đến hiệu quả làm việc c n thấp,..
những hạn chế đó là một phần nguyên nhân của sự d ch chuyển nghề nghiệp, sự
không g n bó lâu dài với Ngành, việc giữ chân lao động lưu trữ ngày càng khó hơn.
ây thực sự là một thử thách lớn có thể dẫn tới nguy cơ “khan hiếm” nguồn lao
động lưu trữ có chất lượng. Cho nên, nếu không điều chỉnh k p thời các chế độ hiện
hành, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả, đến mục tiêu phát triển của ngành Lưu trữ.
Như vậy, để phát triển ngành Lưu trữ cũng như khoa học Lưu trữ, bên cạnh
khoa học nghiệp vụ về lưu trữ, cần đẩy mạnh nghiên cứu khoa học quản lý, đ c biệt
là quản lý nguồn nhân lực lưu trữ thì mới có đủ nguồn lực và các yếu tố để phát
triển toàn diện ngành Lưu trữ giai đoạn hiện nay.
Với nhận thức đó, ngay từ bậc học thạc sĩ, nghiên cứu sinh đã tiếp cận và
nghiên cứu về chế độ đối với những người làm công tác lưu trữ. Tuy nhiên, đó mới
chỉ là những vấn đề thực tiễn thực hiện các chế độ. Nhận thấy việc nghiên cứu cơ sở
để xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với những người làm lưu trữ là vấn đề cấp thiết
bởi yêu cầu, tính chất và đ c điểm lao động của những người làm lưu trữ hiện nay
có sự thay đổi so với giai đoạn trước, hơn nữa chế độ lại tác động trực tiếp đến vật
chất, tinh thần, ảnh hưởng đến động lực làm việc của người làm lưu trữ, cho nên,
7


nghiên cứu sinh đã chọn nghiên cứu đề tài “Cơ sở khoa học xây dựng, hoàn thiện

chế độ đối với viên chức lưu trữ ở Việt Nam giai đoạn hiện nay” để tiếp tục làm rõ
các cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với những
người làm lưu trữ trong các đơn v sự nghiệp công lập ở Việt Nam giai đoạn hiện
nay.

ồng thời, cung cấp tri thức, cơ sở khoa học để các cơ quan quản lý nhà nước

có thẩm quyền có thể tham khảo, tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên
chức lưu trữ, đáp ứng được mục tiêu xây dựng nguồn nhân lực lưu trữ chất lượng
cao, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng, hoàn thiện chế
độ đối với viên chức lưu trữ ở Việt Nam. Từ đó, có c n cứ khoa học để xác đ nh
những giải pháp xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ nhằm bảo
đảm tính pháp lý, phù hợp với thực tiễn và khả thi trong tổ chức thực hiện.
- Trên cơ sở đó, Luận án hướng tới đề xuất xây dựng, hoàn thiện thể chế
pháp lý nhằm xây dựng nguồn nhân lực lưu trữ chất lượng, đáp ứng yêu cầu công
việc trong bối cảnh hội nhập và phát triển hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
ể thực hiện tốt các mục tiêu trên, Luận án đ t ra và giải quyết những nhiệm
vụ nghiên cứu chính sau:
- Thứ nhất, hệ thống, bổ sung những vấn đề lý luận về lưu trữ và xây dựng,
hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ ở Việt Nam;
- Thứ hai, nghiên cứu thực tiễn và những c n cứ xây dựng chế độ đang áp
dụng đối với viên chức lưu trữ;
- Thứ ba, khảo sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện chế độ đối với viên chức
lưu trữ hiện nay;
- Thứ tư, chỉ ra những ưu điểm và bất cập, phân tích nguyên nhân của những
bất cập để tìm giải pháp kh c phục, hoàn thiện.

- Thứ n m, dự báo những tác động của chế độ đối với công tác quản lý nhân
lực lưu trữ cũng như quản lý chất lượng và hiệu quả công tác lưu trữ hiện nay;
8


- Thứ sáu, trên cơ sở kết quả nghiên cứu sẽ phân tích và đưa ra những đề
xuất để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét xây dựng, hoàn thiện chế độ đối
với viên chức lưu trữ ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Từ đó tạo hành lang
pháp lý bảo đảm cho quá trình tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhân lực lưu trữ nhà
nước, đồng thời tạo động lực cho viên chức lưu trữ tiếp tục nâng cao trình độ, tinh
thần trách nhiệm và phục vụ hiệu quả các yêu cầu công việc mà thực tiễn hiện nay
đang đ t ra.
3. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
3.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Việc xây dựng chế độ đối với viên chức lưu trữ ở Việt Nam hiện
nay dựa trên những c n cứ, cơ sở nào?
Câu hỏi 2: Những c n cứ để đánh giá mức độ đầy đủ và phù hợp của việc
xây dựng chế độ hiện hành đối với viên chức lưu trữ?
Câu hỏi 3: Giải pháp nào cho việc xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên
chức lưu trữ ở Việt Nam giai đoạn hiện nay?
3.2. Giả thuyết nghiên cứu
Với các câu hỏi nghiên cứu trên, giả thuyết nghiên cứu của chúng tôi là:
Việc xây dựng chế độ đối với viên chức lưu trữ ở Việt Nam được dựa trên
những c n cứ lý luận, pháp lý và thực tiễn. Tuy nhiên, các c n cứ xây dựng chế độ
chưa đầy đủ và thiếu tính hệ thống nên có chế độ chưa phù hợp ho c không c n phù
hợp. o đó, chế độ hiện nay chưa thực sự tạo được động lực làm việc cho viên chức
lưu trữ và chưa đem lại hiệu quả cao nhất cho ngành Lưu trữ.
Vì vậy, cần thiết phải xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ.
Trong quá trình xây dựng, hoàn thiện, cần dựa vào cơ sở lý luận, tình hình thực tiễn
và các quy đ nh của pháp luật hiện hành để bảo đảm chế độ được xây dựng, hoàn

thiện và có tính khả thi.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
ối tượng nghiên cứu của Luận án là các chế độ và hoạt động xây dựng,
hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ ở Việt Nam.
9


4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về nội dung: Chế độ là một khái niệm rất rộng, nhưng trong phạm
vi Luận án, chúng tôi giới hạn nghiên cứu chế độ ở lĩnh vực việc làm (hiểu theo
nghĩa là sự điều chỉnh, quy đ nh) trong khu vực nhà nước.

c biệt, chúng tôi chỉ

tập trung nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng, hoàn thiện chế độ cơ bản và đặc thù
đối với viên chức lưu trữ trong đơn v sự nghiệp công lập như: tuyển dụng, tiền
lương, đào tạo, bồi dưỡng, đánh giá và khen thưởng.
- Giới hạn về không gian nghiên cứu: Các đơn v sự nghiệp công lập của Việt
Nam ở trung ương và đ a phương.
- Giới hạn về thời gian nghiên cứu: Chủ yếu là giai đoạn từ n m 2010 (từ khi
có Luật Viên chức và Luật Lưu trữ) đến nay. Tuy nhiên, có một số nội dung cần
nghiên cứu từ trước giai đoạn này bởi một số chế độ được xây dựng từ trước n m
2010 đến nay chưa có sự điều chỉnh.
5. Nguồn tƣ liệu, tài liệu phục vụ nghiên cứu
ể nghiên cứu nội dung Luận án này, chúng tôi sử dụng nhiều nguồn tài liệu,
trong đó có các hồ sơ xây dựng chế độ đang được bảo quản tại các kho lưu trữ l ch
sử và lưu trữ hiện hành ở các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xây dựng chế độ đối
với viên chức lưu trữ trong cơ quan nhà nước.
ên cạnh đó, Luận án nghiên cứu c n được sử dụng các nguồn tài liệu khác

như: Các v n kiện ảng, v n bản pháp luật của Nhà nước Việt Nam và một số quốc
gia khác (Nga, Trung Quốc) về chế độ đối với người làm lưu trữ; các sách, giáo
trình về công tác lưu trữ, quản tr học (đề cập đến các trường phái quản tr trên thế
giới), quản tr nguồn nhân lực trong khu vực công, bài nghiên cứu khoa học, kỷ yếu
hội thảo; các luận án, luận v n, đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, … liên quan
đến nội dung Luận án.
6. Giác độ tiếp cận
ể nghiên cứu được vấn đề này có thể có nhiều góc độ tiếp cận khác nhau,
nhưng trong phạm vi Luận án chúng tôi tiếp cận vấn đề từ góc độ Lưu trữ học. Lưu
trữ học là ngành khoa học nghiên cứu toàn bộ những quy luật, những vấn đề về lý
10


luận, thực tiễn và pháp chế công tác lưu trữ. Trong phạm vi nghiên cứu của Luận
án, chúng tôi nghiên cứu lý luận và thực tiễn của việc xây dựng, hoàn thiện chế độ
đối với viên chức lưu trữ - một trong những nội dung của pháp chế công tác lưu trữ.
Vì vậy, đây là góc độ tiếp cận quan trọng nhất để giải quyết các vấn đề thuộc nhiệm
vụ nghiên cứu của Luận án.
Tuy nhiên, đây là vấn đề nghiên cứu có tính chất liên ngành, cho nên bên
cạnh góc độ tiếp cận Lưu trữ học, chúng tôi c n tiếp cận từ góc độ liên ngành như
chính sách công, quản lý công, khoa học pháp lý để lý giải được những quan điểm,
quan niệm về chế độ và các yếu tố cấu thành chế độ, đồng thời hiểu được thông tin
về những cơ sở mà Nhà nước xây dựng các chế độ cho người làm lưu trữ trong cơ
quan nhà nước ở giai đoạn trước đây. Nếu bỏ qua cách tiếp cận của các chuyên
ngành trên thì khó có thể đánh giá một cách khoa học về cơ sở xây dựng các chế độ
cho người làm lưu trữ. Vì vậy, góc độ tiếp cận liên ngành cũng là góc độ tiếp cận
quan trọng, không thể thiếu để giải quyết các nội dung đ t ra trong phạm vi nghiên
cứu của Luận án.
Ngoài ra, chúng tôi c n tiếp cận ở góc độ liên cấp và sự tham gia của các chủ
thể có liên quan. Tiếp cận liên cấp đ i hỏi phải xem xét vấn đề ở cả hai đối tượng là

cơ quan xây dựng chế độ và cơ quan, tổ chức sử dụng lao động lưu trữ, đồng thời có
sự đan xen, tác động qua lại lẫn nhau giữa các cấp quản lý trong hoàn thiện chế độ.
Xây dựng, hoàn thiện chế độ cho người làm lưu trữ không chỉ là “điểm đến” mà c n
là “điểm xuất phát” cho sự hình thành cũng như điều chỉnh các chế độ, sự xuất hiện
của người làm lưu trữ trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chế độ sẽ kh c phục
những cách làm áp đ t, chủ quan trong nghiên cứu cũng như trong xây dựng, hoàn
thiện chế độ. Với cách tiếp cận này, viên chức lưu trữ không chỉ là đối tượng ch u
sự tác động của kết quả nghiên cứu mà c n phải được tham dự vào quá trình nghiên
cứu, xây dựng, hoàn thiện chế độ để họ có điều kiện phản ánh nhu cầu, tâm tư,
nguyện vọng chính đáng của mình trong các quyền lợi của họ được hưởng, đồng
thời họ cũng phải có nghĩa vụ và trách nhiệm đáp ứng được các yêu cầu, điều kiện
cần thiết khi làm việc ở v trí lưu trữ.
11


7. Phƣơng pháp nghiên cứu
ể giải quyết những nhiệm vụ đ t ra của Luận án, phương pháp nghiên cứu
khoa học duy vật biện chứng và duy vật l ch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin là phương
pháp chủ đạo được thực hiện xuyên suốt quá trình nghiên cứu bởi việc nghiên cứu
chế độ cho người lao động nói chung và viên chức lưu trữ nói riêng khá phức tạp,
luôn vận động và biến đổi không ngừng, cho nên để hiểu được bản chất của hiện
tượng và mối quan hệ giữa các đối tượng thụ hưởng chế độ cũng như điều kiện kinh
tế - xã hội thì phải đ t trong mối liên hệ tác động qua lại lẫn nhau, thường xuyên vận
động, phát triển.

ồng thời, cần xem xét trong sự hình thành, tồn tại và phát triển

trong điều kiện, môi trường, hoàn cảnh l ch sử cụ thể của từng giai đoạn để thấy được
sự phù hợp của chế độ đối với viên chức lưu trữ trong bối cảnh nhất đ nh.
Ngoài ra, chúng tôi c n sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác như:

- Phương pháp l ch sử được sử dụng trong quá trình nghiên cứu để tìm hiểu
nguồn gốc ra đời của chế độ đối với viên chức lưu trữ trong những giai đoạn trước
đây, quá trình điều chỉnh, thay đổi của các chế độ đó trong từng thời kỳ l ch sử cụ thể,
từ đó thấy được những ưu điểm, những hạn chế của các chế độ trong thực tiễn, phát
hiện được bản chất và quy luật vận động của đối tượng trong nghiên cứu của mình.
- Phương pháp hệ thống được sử dụng trong quá trình nghiên cứu để thấy
được mối tương quan giữa chế độ của viên chức lưu trữ với chế độ của cán bộ, công
chức, viên chức khác trong bộ máy nhà nước, thậm chí với cả doanh nghiệp. Cách
tiếp cận này đ i hỏi phải đ t đối tượng nghiên cứu trong quan hệ với điều kiện và
khả n ng kinh tế của Nhà nước, trong mối tương quan với chế độ của các đối tượng
khác trong bộ máy nhà nước có sự tương tác lẫn nhau, đồng thời dựa trên quan
điểm, mục tiêu chiến lược của

ảng và Nhà nước về phát triển nhân tố con người.

iều đó sẽ cho phép g n kết chế độ của người làm lưu trữ với chế độ của cán bộ,
công chức, viên chức trong điều kiện kinh tế, v n hóa, chính tr , xã hội hiện nay
thành một chỉnh thể thống nhất về phát triển nhân tố con người, tránh cái nhìn biệt
lập với một nhóm viên chức cụ thể trong một giai đoạn nhất đ nh.
- Phương pháp khảo sát, điều tra xã hội học được sử dụng trong quá trình
nghiên cứu để thu thập thông tin, số liệu về chế độ, xây dựng chế độ, trong việc tổ
12


chức thực hiện chế độ, khảo sát ý kiến đánh giá của các đối tượng có liên quan về
kết quả nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện cụ thể thông qua việc đọc, ghi
chép thông tin trong hồ sơ lưu trữ đang được bảo quản tại các kho lưu trữ; sử dụng
mẫu phiếu khảo sát để điều tra xã hội học đối với viên chức lưu trữ, những nhà khoa
học nghiên cứu trong lĩnh vực lưu trữ; phỏng vấn sâu đối với nhà quản lý sử dụng
viên chức lưu trữ, các chuyên gia xây dựng chính sách, chế độ, …

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được sử dụng để so sánh chế độ
của viên chức lưu trữ với những người làm lưu trữ trong các cơ quan thuộc lực
lượng vũ trang hay cơ quan đảng, đoàn thể ho c với một số ngành, nghề khác có
tính chất công việc tương đồng để thấy được những ưu, nhược điểm của chế độ đối
với viên chức lưu trữ hiện nay.
- Các phương pháp suy luận logic, thống kê, tổng hợp, phân tích,… được sử
dụng kết hợp với phương pháp so sánh trong việc tìm hiểu các vấn đề về xây dựng
và thực hiện chế độ đối với viên chức lưu trữ; cơ sở khoa học mà các nhà hoạch
đ nh chính sách xây dựng các chế độ cho những người làm lưu trữ ở những giai
đoạn trước; xác đ nh v trí, nhiệm vụ của những người làm lưu trữ từ các nguồn
thông tin, số liệu thu thập được từ phương pháp so sánh và từ việc khảo cứu các tư
liệu, tài liệu có nội dung liên quan đến nội dung Luận án.

ên cạnh đó, phương

pháp suy luận logíc c n được sử dụng để dự báo phát triển ngành Lưu trữ dưới sự
tác động của chế độ đối với người làm lưu trữ; trong việc nhận xét, đánh giá và đưa
ra các cơ sở khoa học xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ ở Việt
Nam giai đoạn hiện nay.
- Phương pháp thử nghiệm giả đ nh được sử dụng trong việc vận dụng kết
quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn và pháp lý để kiểm đ nh giả thuyết đ t ra, vận
dụng kết quả nghiên cứu để mô phỏng dự kiến trình tự các bước tiến hành xây dựng
chế độ cụ thể (chế độ phụ cấp ưu đãi nghề) đối với viên chức lưu trữ trong điều kiện
thực tiễn hiện nay.
8. Đóng góp của Luận án
ết quả nghiên cứu khẳng đ nh: ên cạnh khoa học nghiệp vụ lưu trữ c n có
pháp chế lưu trữ, Luận án bổ sung hệ thống lý luận về pháp chế lưu trữ, cụ thể là
13



nghiên cứu được những cơ sở khoa học xây dựng, hoàn thiện chế độ cho người làm
lưu trữ - nhân tố quan trọng để xây dựng và phát triển ngành Lưu trữ Việt Nam. Vì
vậy, kết quả nghiên cứu của Luận án đem lại giá tr khoa học đối với quá trình xây
dựng và phát triển khoa học Lưu trữ ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
ên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của Luận án giúp các nhà hoạch đ nh chính
sách có thể sử dụng, tham khảo để phục vụ cho việc xây dựng, hoàn thiện chế độ đối
với viên chức lưu trữ, nhằm hướng tới việc quản lý, gìn giữ, xây dựng và phát triển
nhân lực lưu trữ, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của ngành Lưu trữ giai đoạn hiện nay.
9. Bố cục của Luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung Luận án gồm 4 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu
Trong Chương này Nghiên cứu sinh đã tổng hợp nguồn tư liệu, tài liệu là các
công trình nghiên cứu của các tác giả ở trong nước và nước ngoài có nội dung liên
quan đến Luận án. Nghiên cứu sinh đã hệ thống hóa kết quả nghiên cứu của các
công trình khoa học thành các nhóm: Nhóm liên quan đến cơ sở lý luận, pháp lý về
chế độ đối với người làm lưu trữ; Nhóm phản ánh thực tiễn chế độ đối với người
làm lưu trữ và hệ thống hóa các phương pháp được sử dụng trong các công trình
nghiên cứu. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh nhận xét, đánh giá về kết quả các công
trình nghiên cứu đi trước, đồng thời nêu được những khoảng trống và đ t ra những
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu.
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên chức
lƣu trữ ở Việt Nam
Trong Chương này Nghiên cứu sinh làm rõ các khái niệm liên quan đến chế
độ đối với viên chức lưu trữ. Xác đ nh nội dung, vai tr của chế độ đối với viên
chức lưu trữ.

ồng thời làm rõ đ c điểm công việc của viên chức lưu trữ giai đoạn

hiện nay. Lý giải sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật cũng như yêu cầu,
phương pháp điều chỉnh bằng pháp luật đối với chế độ của viên chức lưu trữ. ên

cạnh đó, cũng xác đ nh được các yếu tố ảnh hưởng, nguyên t c, phương pháp và
quy trình xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ ở Việt Nam.
14


Chƣơng 3. Thực tiễn xây dựng, thực hiện chế độ đối với viên chức lƣu
trữ ở Việt Nam hiện nay
Nội dung Chương này phản ánh các chế độ hiện hành đối với viên chức lưu
trữ và việc thực hiện các chế độ đó trong thực tiễn hiện nay.

ồng thời khái quát

việc xây dựng một số chế độ áp dụng riêng đối với viên chức lưu trữ thông qua các
hồ sơ lưu trữ. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh đưa ra những nhận xét, đánh giá
những ưu điểm, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó.
ồng thời, cũng tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới có liên
quan đến việc xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Chƣơng 4: Giải pháp xây dựng, hoàn thiện chế độ đối với viên chức lƣu
trữ ở Việt Nam giai đoạn hiện nay.
Trong Chương này, nghiên cứu sinh dự báo xu thế phát triển ngành Lưu trữ
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế và những vấn đề đ t ra trong xây dựng,
hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở các
Chương trước, nghiên cứu sinh cũng xác đ nh phương hướng, giải pháp xây dựng,
hoàn thiện chế độ đối với viên chức lưu trữ giai đoạn hiện nay. ồng thời, vận dụng
kết quả nghiên cứu để thử nghiệm xây dựng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề đối với
viên chức lưu trữ.
Cuối Luận án là anh mục các bài báo, tạp chí; anh mục tài liệu tham khảo
và các Phụ lục.

15



Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1. Nguồn tƣ liệu, tài liệu phục vụ nghiên cứu Tổng quan
ể có tư liệu nghiên cứu cơ sở khoa học xây dựng, hoàn thiện chế độ đối
với viên chức lưu trữ, trong thời gian qua chúng tôi đã khảo cứu nhiều công trình
khoa học ở trong nước và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Các
công trình khoa học đó đã được các tác giả tiếp cận dưới nhiều góc độ và đối
tượng khác nhau, nhiệm vụ của chúng tôi là phải tổng hợp các công trình khoa học
đi trước, từ đó tìm ra những khoảng trống để tiếp tục nghiên cứu trong công trình
khoa học của chúng tôi.
Ở trong nước, chúng tôi khảo cứu các công trình nghiên cứu thông qua các
danh mục thống kê các công trình nghiên cứu tại Thư viện Quốc gia, Tư liệu Khoa
Lưu trữ học và Quản tr v n ph ng, Trường ại học Khoa học Xã hội và Nhân v n ại học Quốc gia Hà Nội, Thư viện các Trường

ại học Kinh tế Quốc dân, Trường

ại học Lao động - Xã hội, Học viện Hành chính Quốc gia, Thư viện Viện Khoa
học Lao động - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Trung tâm Thông tin Tư liệu,
Tạp chí V n thư Lưu trữ Việt Nam, V n ph ng - Cục V n thư và Lưu trữ Nhà
nước, Thư viện Viện Khoa học Tổ chức Nhà nước, Tạp chí Tổ chức Nhà nước,
Ph ng Lưu trữ - V n ph ng Bộ Nội vụ. Ngoài tư liệu được bảo quản tại các cơ
quan, tổ chức nêu trên, chúng tôi tiếp cận và sử dụng các bài viết, các nghiên cứu có
liên quan được đ ng tải trên mạng internet, các trang website cung cấp tư liệu như:
archives.gov.vn, tailieu123, tapchicongsan.org.vn...
Ở nước ngoài, do điều kiện chúng tôi không đi đến được thư viện các nước,
vì vậy chúng tôi tiếp cận các công trình nghiên cứu qua hệ thống mạng Internet,
những tài liệu đã được d ch thuật tại Trung tâm Tư liệu, Trung tâm Khoa học Công
nghệ thuộc Cục V n thư và Lưu trữ Nhà nước và một số tài liệu do cá nhân và đồng

nghiệp sưu tầm và thu thập được trong những chuyến công tác ở nước ngoài.
Cho đến thời điểm hiện nay, theo kết quả khảo cứu của chúng tôi có khoảng
hơn 120 công trình nghiên cứu liên quan đến Luận án (có thống kê chi tiết được s p
16


xếp theo từng loại công trình nghiên cứu, tài liệu trong mỗi nhóm được s p xếp theo
thứ tự thời gian nghiên cứu). Chúng tôi xin được khái quát tình hình nghiên cứu của
các tác giả có nội dung liên quan theo các nhóm nội dung:
1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến chế độ đối với người lao động
và cán bộ, công chức, viên chức
Gồm 82 công trình, trong đó:
Ở trong nước
Loại hình

STT

Số lƣợng

Thời gian công bố

1

Sách, giáo trình

27

2000 - 2017

2


Các bài viết tạp chí

22

2006 - 2017

3

Luận án, luận v n, kỷ yếu

26

1998 - 2017

hội thảo, đề tài
Tổng

75

Ở ngoài nước: (Hiện chúng tôi mới chỉ tìm thấy 07 công trình nghiên cứu có
đề cập đến chế độ đối với người lao động nói chung và đối với những người làm
việc trong khu vực công nói riêng).
Các công trình nghiên cứu có đề cập đến chế độ đối với người lao động trong
đó có cả cán bộ, công chức, viên chức nhà nước gồm 82 công trình nghiên cứu, gồm
sách chuyên khảo, giáo trình, luận án, luận v n, đề tài các cấp và các bài viết trên
các tạp chí khoa học của các tác giả là các nhà khoa học, nhà quản lý, học viên,
nghiên cứu sinh và cán bộ, công chức, viên chức nhà nước. Trong đó, các công trình
nghiên cứu trong nước chiếm đa số (75 82 công trình), vì nhiều lý do khác nhau mà
cho đến thời điểm hiện nay chúng tôi chỉ tìm thấy 07 công trình nghiên cứu nước

ngoài có liên quan đến nội dung Luận án.
Trong các công trình khoa học mà chúng tôi khảo cứu, hầu hết được nghiên
cứu trong lĩnh vực lao động và việc làm trong khoảng thời gian từ n m 2000 trở
lại đây như: Chế độ trợ cấp thôi việc theo Luật Lao động (2000) của tác giả

àm

ích Hiên, NX Chính tr quốc gia; Đổi mới chính sách đãi ngộ nhân sự của các
doanh nghiệp thời kỳ hậu gia nhập WTO (2011) của các tác giả Hoàng V n Hải,
17


Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Phương Mai, Tạp chí
doanh số 27 (135-141)

hoa học

inh tế và

inh

HQGHN; Reward system-Does yours Measure Up (Hệ

thống tiền thưởng - Thước đo của sự đánh giá)(2014) của tác giả Steve

err,

ISBN-13-978-1-4221-3894-6, Harvart Business Press Boston, Massachusetts - Hệ
thống lương thưởng...
Nội dung nghiên cứu tập trung vào các vấn đề liên quan đến chế độ cho

người lao động, cán bộ, công chức, viên chức nói chung như: Cơ sở lý luận và thực
tiễn cho việc xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương và phụ cấp mới, n m
2005 của tác giả Nguyễn Trọng

iều; Các mô hình tuyển dụng công chức trên thế

giới và định hướng cho Việt Nam,

ào Th Thanh Thủy (2017), NX

Chính tr

quốc gia Sự Thật; Hoàn thiện hệ thống công cụ tạo động lực cho công chức ở các
cơ quan hành chính nhà nước, Nguyễn Th Phương Lan, Luận án tiến sĩ (2015); Cơ
sở khoa học của việc đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm đối với công chức
Ngành Nội vụ, Vũ Thanh Xuân,

ề tài khoa học cấp

ộ-

ộ Nội vụ (2012); Hệ

thống công vụ và xu hướng cải cách của một số nước trên thế giới, Thang V n
Phúc, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Thu Huyền, NX Chính tr quốc gia (2004),
Pháp luật về chế độ công vụ theo vị trí việc làm trong điều kiện xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện nay, Trần Th Hải Yến, Luận án tiến sĩ 2017,...
Nghiên cứu về nghề đ c thù, n ng nhọc, độc hại có các công trình khoa học
như: Xác định phân loại nghề đặc thù trong nền kinh tế quốc dân,
Nhung và các thành viên,


ề tài khoa học cấp ộ của Viện

oàn Tuyết

hoa học Lao động và

các vấn đề xã hội (2003); Hoàn thiện phương pháp xác định nghề nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm, Trung tâm nghiên cứu môi trường và điều kiện lao động,

ề tài

hoa học cấp cơ sở của Viện hoa học Lao động và Xã hội (2008)...
Ngoài các công trình khoa học có liên quan đến chế độ đối với người lao
động, cán bộ, công chức, viên chức nói chung c n có các công trình nghiên cứu
những vấn đề chi tiết hơn về chế độ cho từng nhóm đối tượng công chức, viên chức
cụ thể như: Chế độ đãi ngộ và chịu trách nhiệm vật chất đối với CNVC của Viện
KH và CN GTVT, Trần Th Uyên, Luận v n thạc sĩ (2007), Nghiên cứu tiếp tục
hoàn thiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cơ sở, Nguyễn Thế V nh,
18


ề tài cấp ộ (2008), Phân tích thực trạng và đề xuất sửa đổi, bổ sung một số chế
độ phụ cấp đối với viên chức trong các cơ sở y tế công lập, Nguyễn Thế Hùng,
tài cấp



ộ (2010), Tạo động lực làm việc cho công chức Kho bạc nhà nước tỉnh


Thái Bình, Hoàng Th Chanh, Luận v n thạc sĩ Học viện Hành chính (2015)...
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến chế độ đối với viên chức lưu trữ
Ở trong nước
Loại hình

Số lƣợng

Thời gian công bố

11

1999, 2013, 2016

Các bài viết tạp chí

23

1987 - 2017

Tổng

34

STT
1

Luận v n, kỷ yếu hội thảo
khoa học, đề tài các cấp

2


Các công trình nghiên cứu trong nước chủ yếu là các bài viết trên các tạp chí
chuyên ngành (23 34 công trình) và chúng tôi chỉ tìm đọc được 11 luận v n thạc sĩ,
kỷ yếu hội thảo khoa học và đề tài các cấp có nội dung liên quan đến chế độ, chính
sách đối với người làm lưu trữ. Các công trình khoa học trên được nghiên cứu trong
khoảng thời gian từ 1987 - 2017 nhưng tập trung nhiều nhất là từ n m 2000 trở lại
đây (27 công trình).
Các bài viết đề cập đến chế độ lương, phụ cấp, ngạch, bậc lương, chức danh
công chức, viên chức lưu trữ, cụ thể như: Đôi điều suy nghĩ về ngạch, bậc lương
công chức lưu trữ hiện nay, Vĩnh Xuân, Tạp chí V n thư Lưu trữ Việt Nam số
6/2004; Các chế độ phụ cấp cho người trực tiếp làm việc trong kho lưu trữ, Vũ
Hải Thanh, Tạp chí V n thư Lưu trữ số 12 2010; Xây dựng tiêu chuẩn chức danh
ngạch công chức và nghề nghiệp viên chức ngành Văn thư, Lưu trữ - Nhiệm vụ
cần thiết trong bối cảnh triển khai Luật Lưu trữ, Trần Việt Hoa, Tạp chí V n thư
Lưu trữ Việt Nam, số 1 2014; bản thân tác giả Luận án có 6 công trình nghiên cứu
liên quan, chẳng hạn như: Những quy định hiện hành và việc tổ chức thực hiện
một số chế độ phụ cấp đối với những người làm công tác văn thư, lưu trữ trong cơ
quan nhà nước, Tạp chí V n thư Lưu trữ Việt Nam, số 4 2013; Giải pháp nhằm
hoàn thiện và thực hiện tốt một số chế độ phụ cấp đối với những người làm công
19


tác văn thư, lưu trữ trong cơ quan nhà nước, Tạp chí V n thư Lưu trữ Việt Nam,
số 10 2013;...Ngoài ra, có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến yêu cầu, đ c
điểm, thách thức đối với những người làm công tác lưu trữ trong bối cảnh hội
nhập hiện nay như nghiên cứu của PGS.TS.Vũ Th Phụng (2016), Yêu cầu đổi mới
hoạt động quản lý nhà nước về văn thư, lưu trữ ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập
và phát triển, Tạp chí V n thư, Lưu trữ Việt Nam số tháng 6 2016 hay tác giả
iệp V n Sơn (2016), Cần bổ sung chế định sát hạch công chức, Tạp chí Tổ chức
Nhà nước, số 6 2016…

Ở ngoài nước: Hiện chúng tôi mới chỉ tìm thấy 03 công trình nghiên cứu có
đề cập đến chế độ đối với người làm lưu trữ xuất bản n m 2004, 2007, 2015, cụ thể:
Why pay archivists and historians more (Tại sao phải trả lương cao cho các lưu trữ
viên và sử gia), (The Professional Institute of the Public Service of Canada Ottawa,
Canada April 2004), Ian E. Wilson; об изменениях в оплате труда работников
федеральных архивов Опубликовано в журнале "Отечественные архивы" № 4
(2007 г.)(Về sự thay đổi trong tiền lương của người lao động trong cơ quan lưu trữ
liên bang), Công bố trong tạp chí "Lưu trữ quốc gia" số 4 (2007) của tác giả
Руководитель Росархива В.П. Козлов V.P

ozlov. Ngoài ra, chúng tôi cũng tìm

đọc được 09 bài viết trong Hội thảo khoa học quốc tế n m 2011 do Cục V n thư và
Lưu trữ Nhà nước tổ chức tại Việt Nam có nội dung liên quan đến vấn đề về đào
tạo, bồi dưỡng cho những người làm lưu trữ ở các quốc gia như: Lào, Campuchia,
Québec, Canada, ỉ, Tây Phi, Thụy sĩ, Ca-ri-bê…
ết quả nghiên cứu của các công trình khoa học mà chúng tôi khảo cứu được
xin được khái quát ở phần sau.
1.2. Những kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến
nội dung Luận án
1.2.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến cơ sở lý luận, pháp lý về chế độ
đối với viên chức lưu trữ
1.2.1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến khái niệm chế độ
Chế độ là một thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống hàng
ngày. Tuy nhiên, trong nghiên cứu khoa học, thuật ngữ này lại được hiểu theo nhiều
20


cách khác nhau. Trong các công trình nghiên cứu mà chúng tôi đã khảo cứu có các
tác giả như: Nguyễn Thế V nh, Vũ Hải Thanh, Trần Th Hải Yến và chính bản thân

tác giả Luận án trong các công trình nghiên cứu của mình có đề cập đến khái niệm
chế độ.
Trong nghiên cứu của mình, tác giả Nguyễn Thế V nh đề cập đến hệ thống
các khái niệm về chính sách của các học giả trong và ngoài nước, từ đó đưa ra quan
điểm “...Chính sách là sự quy định chế độ, thể chế hóa các quan hệ lợi ích, các lợi
ích nhóm, bộ phận trong xã hội” [146, tr.21]. Từ khẳng đ nh chính sách là sự quy
định chế độ nên trong nội dung tác giả đã đồng nhất thuật ngữ chính sách, chế độ và
đưa ra khái niệm “chính sách, chế độ là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc và
các quy định thể hiện trong các văn bản của Đảng, Nhà nước và các tổ chức trong
hệ thống chính trị nhằm điều chỉnh hoạt động, những quyền lợi và nghĩa vụ của đội
ngũ cán bộ, phù hợp với hoàn cảnh khách quan và những mục tiêu của Đảng, Nhà
nước trong mỗi thời kỳ lịch sử” [146, tr.21]. Với cách giải thích như trên thì tác giả
đã đồng nhất hai khái niệm chính sách với chế độ, và là chính sách, chế độ cho cán
bộ, công chức trong cơ quan nhà nước. Từ cách hiểu như trên mà trong toàn bộ
công trình nghiên cứu của mình tác giả dùng thống nhất cụm từ chính sách, chế độ.
ên cạnh đó, tác giả Vũ Hải Thanh trong nghiên cứu Hoàn thiện hệ thống
văn bản QLNN về chế độ, chính sách đối với công chức, viên chức làm công tác văn
thư, lưu trữ trong giai đoạn hiện nay, Luận v n thạc sĩ, Học viện Hành chính Quốc
gia n m 2016 và tác giả Nguyễn Th Thanh Hương trong nghiên cứu Những quy
định hiện hành và việc thực hiện chính sách, chế độ đối với công chức, viên chức
văn thư, lưu trữ trong các cơ quan nhà nước ở Việt Nam”, Luận v n thạc sĩ, ại học
hoa học xã hội và Nhân v n Hà Nội n m 2013 cũng có cùng quan điểm với tác giả
Nguyễn Thế V nh, cho rằng: Chính sách và chế độ (đối với cán bộ, công chức, viên
chức) là hai khái niệm g n liền nhau, sự phân biệt giữa chúng chỉ mang tính chất
tương đối để thể hiện sự khuyến khích, sự quan tâm của Nhà nước đối với cán bộ,
công chức, tạo động lực cho họ hoàn thành nhiệm vụ. Từ quan điểm này, các tác giả
đã sử dụng đồng nhất khái niệm chế độ và chính sách trong công trình nghiên cứu
của mình.
21



×