Tải bản đầy đủ (.pdf) (275 trang)

Nghiên cứu hiệu quả công bố tài liệu lưu trữ tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.1 MB, 275 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
––––––––––––––––––––

Trần Việt Hà

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU LƯU TRỮ TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LƯU TRỮ HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
––––––––––––––––––––

Trần Việt Hà

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU LƯU TRỮ TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành:

Lưu trữ học

Mã số:

62 32 03 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LƯU TRỮ HỌC


Người hướng dẫn khoa học: PGS. Nguyễn Văn Hàm

XÁC NHẬN NCS ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ
CỦA HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN ÁN
Người hướng dẫn khoa học

Chủ tịch hội đồng đánh giá
Luận án Tiến sĩ

PGS. Nguyễn Văn Hàm

PGS.TS. Vũ Thị Phụng

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, không sao chép
từ các công trình nghiên cứu khác. Các số liệu khảo sát trình bày trong luận án là
trung thực và chƣa đƣợc công bố trong các công trình nghiên cứu khác.
Các thông tin tham khảo từ các công trình của các học giả trong và ngoài
nƣớc đƣợc trích dẫn nguồn rõ ràng.
Nếu không đúng nhƣ trên tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm.
Tác giả luận án

Trần Việt Hà


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................... 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU ....................................................................................... 5
DANH MỤC HÌNH ẢNH......................................................................................... 6
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7
1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................... 7
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 8
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 9
4. Giả thuyết nghiên cứu ....................................................................................... 10
5. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................ 10
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................... 11
7. Các nguồn tài liệu tham khảo ............................................................................ 12
8. Những đóng góp của luận án ............................................................................. 13
9. Bố cục của luân án ............................................................................................. 13
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN ....................................................................................................... 15
1.1. Công trình nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến luận án ..................... 15
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở trong nƣớc .................................................. 15
1.1.2. Các công trình nghiên cứu đã đƣợc thực hiện ở nƣớc ngoài ................... 19
1.2. Những nội dung đã được nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ......... 22
1.2.1. Nghiên cứu lý luận chung về công bố tài liệu.......................................... 22
1.2.2. Nghiên cứu xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả công bố ............. 31
1.3. Đánh giá chung về kết quả nghiên cứu....................................................... 38
1.4. Các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ............................................................ 39
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................................... 41
Chương 2. NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
CÔNG BỐ TÀI LIỆU LƯU TRỮ ......................................................................... 43
2.1. Khái niệm hiệu quả công bố TLLT ............................................................ 43
2.1.1. Công bố TLLT ......................................................................................... 43
2.1.2. Hiệu quả ................................................................................................... 44
2.1.3. Hiệu quả công bố TLLT........................................................................... 45

1


2.2. Xây dựng một số tiêu chí đánh giá hiệu quả công bố TLLT .................... 50
2.2.1. Tổ chức hoạt động công bố ...................................................................... 51
2.2.2. Nguyên tắc và phƣơng pháp công bố ....................................................... 57
2.2.3. Sản phẩm công bố .................................................................................... 69
2.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả công bố TLLT .................................. 71
2.3.1. Chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc ............................................. 71
2.3.2. Nguồn lực dành cho hoạt động công bố TLLT .............................................. 73
2.3.3. Truyền thông để quảng bá hoạt động công bố và các sản phẩm công bố ..... 74
2.3.4. Công chúng, độc giả nghiên cứu tài liệu ......................................................... 75
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 76
Chương 3. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG BỐ TÀI LIỆU LƯU TRỮ
TẠI CÁC TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA TỪ NĂM 2007 ĐẾN NAY ... 77
3.1. Thực trạng công bố TLLT ở Việt Nam ...................................................... 77
3.1.1. Quy định của Nhà nƣớc về công bố TLLT .............................................. 77
3.1.2. Tổ chức bộ phận, bố trí nhân sự thực hiện công bố tài liệu tại các cơ quan
lƣu trữ ........................................................................................................................ 80
3.1.3. Các hình thức công bố TLLT tại các TTLTQG ....................................... 83
3.1.4. Kinh phí dành cho hoạt động công bố tài liệu lƣu trữ ........................... 102
3.2. Đánh giá hiệu quả công bố tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ
quốc gia .................................................................................................................. 103
3.2.1. Hiệu quả đạt đƣợc .................................................................................. 105
3.2.2. Tồn tại .................................................................................................... 113
3.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................... 117
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ......................................................................................... 122
Chương 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG BỐ TÀI LIỆU
LƯU TRỮ Ở VIỆT NAM..................................................................................... 123
4.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong phát huy giá trị TLLT ........... 123

4.2. Làm rõ một số vấn đề lý luận liên quan đến công bố TLLT .................. 125
4.2.1. Nghiên cứu làm rõ sự khác biệt giữa công bố với giới thiệu và trƣng bày,
triển lãm tài liệu lƣu trữ .......................................................................................... 126
4.2.2. Nghiên cứu làm rõ các hình thức công bố TLLT................................... 128
2


4.3. Hoàn thiện thể chế công bố TLLT ............................................................ 133
4.3.1. Bổ sung và sửa đổi một số quy định trong Luật Lƣu trữ ....................... 133
4.3.2. Ban hành một số văn bản quy định về công tác công bố TLLT ............ 139
4.4. Giải pháp về tổ chức hoạt động công bố .................................................. 142
4.4.1. Định hƣớng, xây dựng kế hoạch dài hạn về công bố TLLT .................. 142
4.4.2. Chủ động nắm bắt nhu cầu của xã hội để công bố TLLT ...................... 143
4.4.3. Đầu tƣ kinh phí cho hoạt động công bố ................................................. 144
4.4.4. Tổ chức khoa học tài liệu ....................................................................... 146
4.4.5. Tăng cƣờng giải mật tài liệu .................................................................. 147
4.4.6. Thành lập hội đồng tƣ vấn công bố TLLT ............................................. 148
4.4.7. Hợp tác liên ngành và hợp tác quốc tế trong hoạt động lƣu trữ ............. 149
4.5. Giải pháp về chuyên môn nghiệp vụ ......................................................... 150
4.5.1. Đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực
cho viên chức thực hiện nhiệm vụ công bố ............................................................ 150
4.5.2. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về công bố TLLT ................. 152
4.5.3. Nghiên cứu xây dựng Quy tắc chung về công bố tài liệu ..................... 152
4.6. Thiết kế và truyền thông để quảng bá các sản phẩm công bố ............... 153
4.6.1. Thiết kế các sản phẩm mới ..................................................................... 154
4.6.2. Truyền thông để quảng bá các sản phẩm công bố TLLT ...................... 155
TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 ......................................................................................... 157
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 158
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐÉN LUẬN ÁN ..................................................................................................... 162

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 163
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

CHXHCN

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa

LTVN

Lƣu trữ Việt Nam

NXB

Nhà xuất bản

TLLT

Tài liệu lƣu trữ

TTLTQG

Trung tâm Lƣu trữ quốc gia


UBND

Uỷ ban Nhân dân

VTLT

Văn thƣ Lƣu trữ

VTLTVN

Văn thƣ Lƣu trữ Việt Nam

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thống kê các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
của các học giả trong nƣớc ....................................................................................... 15
Bảng 1.2: Thống kê các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
của các học giả nƣớc ngoài ....................................................................................... 20
Bảng 2.1: Tóm tắt nội dung và tiêu chí đánh giá hiệu quả công bố TLLT .............. 71
Bảng 3.1: Kinh phí dành cho nhiệm vụ phát huy giá trị tài liệu từ năm 2010
đến 2016 .................................................................................................................. 103
Bảng 3.2: Thông tin về đối tƣợng khảo sát, tổng số phiếu điều tra ....................... 104
Bảng 3.3: Số liệu tài liệu đã chỉnh lý tại các TTLTQG ......................................... 121

5



DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình ảnh 1: Ấn phẩm lƣu trữ ...................................................................................... 87
Hình ảnh 2: Bản viết tay ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với Chƣơng trình
thi đua ái quốc của Bộ Giao thông Công chính tháng 5/1948 ..................................... 89
Hình ảnh 3: Báo cáo tình hình 16.10.1955 của Ban Chấp hành Đảng bộ Hà Nội .... 90
Hình ảnh 4: Tài liệu in trong ấn phẩm "Hà Nội sự kiện - sự việc(1946 - 1954)
qua tài liệu lƣu trữ ......................................................................................................... 90
Hình ảnh 5: Tài liệu đƣợc in trong ấn phẩm "Bảo vật Quốc gia: Tập Sắc lệnh của
Chủ tịch Chính phủ lâm thời nƣớc Việt Nam Dân chủ Công hoà 1945 - 1946" ........ 91
Hình ảnh 6: Bản đồ vẽ tuyến đƣờng Phan Thiết - Đà Lạt năm 1915 ........................ 94

6


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tài liệu lƣu trữ là tài nguyên thông tin quý giá của dân tộc, có giá trị đặc biệt
trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhiệm vụ chính, quan trọng nhất của
ngành lƣu trữ là bảo quản an toàn và phát huy tối đa giá trị của TLLT. TLLT đƣợc
phát huy giá trị bằng nhiều hình thức, trong đó công bố tài liệu là một hình thức đạt
hiệu quả cao.
Kể từ sau Cách mạng tháng Tám (1945) thành công, đặc biệt là trong thời
kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nƣớc ta đã quan tâm, chú trọng tới ngành Lƣu trữ. Điều
đó đƣợc thể hiện trong nhiều văn bản quan trọng của Đảng và Nhà nƣớc. Ngày 03
tháng 01 năm 1946, khi nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa non trẻ gặp phải muôn
vàn khó khăn, thử thách, đang phải chống thù trong, giặc ngoài nhƣng trƣớc tình
trạng nhiều công sở của ta tiêu hủy TLLT do chế độ cũ để lại, Chủ tịch Chính phủ
lâm thời Hồ Chí Minh đã ký Thông đạt 1C/VP yêu cầu giữ gìn và cấm tiêu hủy
công văn, hồ sơ của chế độ cũ. Trong Thông đạt này Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng
định ý nghĩa to lớn của TLLT là “có giá trị đặc biệt về phương diện kiến thiết quốc

gia”. Tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt
Nam - Đại hội mở đầu thời kỳ đổi mới, Báo cáo chính trị của Đảng yêu cầu “tổ
chức tốt công tác lƣu trữ, bảo vệ an toàn và sử dụng có hiệu quả tài liệu lƣu trữ quốc
gia”. Sau 20 năm đổi mới, Báo cáo chính trị của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2006, một lần nữa khẳng định yêu cầu ngành
Lƣu trữ phải “Bảo vệ và phát huy giá trị của tài liệu lƣu trữ”. Để triển khai trong
thực tiễn chủ trƣơng quan trọng nói trên, ngày 02 tháng 3 năm 2007, Thủ tƣớng
Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 05/2007/CT-TTg về việc tăng cƣờng và phát huy
giá trị của TLLT. Đây là một Chỉ thị quan trọng dành riêng nói về vấn đề bảo vệ và
phát huy giá trị của TLLT. Nội dung chính của Chỉ thị yêu cầu các cơ quan phải có
nhận thức đúng, đầy đủ và có các biện pháp thực tế hiệu quả để tăng cƣờng công tác
khai thác, sử dụng TLLT. Trong xu thế hội nhập, giới học giả trong và ngoài nƣớc
ngày càng quan tâm nhiều đến tài liệu của Việt Nam, nhu cầu khai thác sử dụng
TLLT của các cơ quan, tổ chức và công dân ngày càng cao. Sự ứng dụng rộng rãi
7


công nghệ thông tin trong mọi lĩnh vực đòi hỏi công tác lƣu trữ nói chung, công bố
TLLT nói riêng cần phải phù hợp với xu thế của xã hội. Ngày 06 tháng 4 năm 2016,
Luật Tiếp cận thông tin đƣợc Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7
năm 2018. Luật Tiếp cận thông tin là hành lang pháp lý nhằm thực thi một trong
những quyền cơ bản nhất của con ngƣời, đó là quyền đƣợc tiếp cận thông tin. Công
dân không chỉ đƣợc quyền chủ động tiếp cận thông tin do cơ quan nhà nƣớc nắm
giữ, mà hơn thế đây là trách nhiệm của nhà nƣớc trong việc đảm bảo việc thực thi
các quyền này trong thực tiễn.
Là cơ quan có chức năng quản lý nguồn tài nguyên thông tin quý giá, các cơ
quan lƣu trữ cần phải thực hiện tốt nhiệm vụ phát huy giá trị của TLLT. Bên cạnh
các hình thức, phƣơng pháp công bố TLLT truyền thống, cần phải đổi mới, đa dạng
hóa hình thức công bố TLLT, chủ động công bố TLLT để đáp ứng tốt các yêu cầu
khai thác sử dụng TLLT.

Từ năm 2007 đến nay, kể từ khi Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số
05/2007/CT-TTg về việc tăng cƣờng và phát huy giá trị của TLLT, hoạt động công
bố TLLT ở Việt Nam đã có sự phát triển vƣợt bậc. Thời gian qua các cơ quan lƣu
trữ của Việt Nam đã có nhiều nỗ lực, thực hiện nhiều giải pháp để đƣa tài liệu đến
với công chúng nhƣng do còn bị hạn chế về thể chế, về lý luận nghiệp vụ, về trình
độ chuyên môn của ngƣời làm nhiệm vụ công bố… nên hoạt động công bố TLLT
vẫn chƣa đạt hiệu quả nhƣ mong muốn nhƣ cơ quan lƣu trữ chƣa có kế hoạch dài
hạn về công bố TLLT,một số sản phẩm công bố TLLT chƣa phục vụ đúng và trúng
nhu cầu của công chúng, vẫn còn có lỗi trong công bố…. Để khắc phục những hạn
chế và nâng cao hiệu quả hoạt động công bố TLLT, đáp ứng kịp thời yêu cầu công
bố TLLT phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong hình hình mới, chúng
tôi chọn vấn đề "Nghiên cứu hiệu quả công bố tài liệu lưu trữ tại Việt Nam" làm
luận án nghiên cứu sinh chuyên ngành Lƣu trữ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn đạt đƣợc các mục tiêu sau:
- Một là, nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận về công bố TLLT
nhƣ khái niệm, hình thức, nguyên tắc công bố TLLT phù hợp với bối cảnh mới.
8


- Hai là, nghiên cứu xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả công bố.
- Bai là, phân tích thực trạng và đánh giá kết quả, tồn tại của hoạt động công
bố TLLT tại Việt Nam hiện nay; tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến hoạt động công bố
TLLT chƣa đạt đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn.
- Bốn là, xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả công bố TLLT tại
Việt Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là hiệu quả hoạt động công bố TLLT tại
các TTLTQG - Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc.

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hoạt động công
bố TLLT ở Việt Nam chủ yếu từ năm 2007 đến nay. Sở dĩ chúng tôi nghiên cứu tập
trung chủ yếu vào giai đoạn này vì đây là giai đoạn mà hoạt động công bố TLLT
diễn ra sôi nổi, có sự chỉ đạo, đôn đốc của Đảng và Nhà nƣớc với dấu mốc là Chỉ thị
số 05/2007/CT-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2007 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc
tăng cƣờng và phát huy giá trị của TLLT. Nội dung Chỉ thị đã chỉ rõ Bộ Nội vụ có
trách nhiệm: “Tổ chức giải mật theo quy định, chủ động công bố giới thiệu và tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho việc khai thác sử dụng tài liệu lưu trữ được nhanh
chóng và có hiệu quả”. Trong giai đoạn này, TLLT đƣợc công bố với số lƣợng lớn,
sản phẩm công bố phong phú về thể loại, có sự tiến bộ đáng kể về chất lƣợng mà
những giai đoạn trƣớc đó chƣa có.
Về không gian: Do điều kiện thời gian và một số điều kiện khác, đề tài của
chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động công bố TLLT tại 4 TTLTQG thuộc
Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc.
Về nội dung: Trong phạm vi nội dung của luận án, chúng tôi chỉ tập trung
nghiên cứu đề xuất các tiêu chí đánh giá và đƣa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả
công bố TLLT ở góc độ cơ quan lƣu trữ. Tuy vậy, trong chừng mực nhất định,
chúng tôi có đề cập đến việc tiếp cận hiệu quả công bố ở góc độ xã hội.
9


4. Giả thuyết nghiên cứu
Để triển khai luận án, chúng tôi đặt ra các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
sau:
Câu hỏi thứ nhất: Ở Việt Nam đã có tiêu chí đánh giá hiệu quả công bố
TLLT chưa?
Trả lời câu hỏi này, chúng tôi đƣa ra giả thuyết nghiên cứu: “Sau mỗi hoạt
động công bố TLLT, các cơ quan lƣu trữ đều có tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm
nhƣng cho đến nay vẫn chƣa có tiêu chí đánh giá hiệu quả. Vì vậy, cần nghiên cứu

xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả công bố TLLT”
Câu hỏi thứ hai: Hiện any hoạt động công bố TLLT ở Việt Nam đạt hiệu quả
ở mức độ nào?
Với câu hỏi thứ hai, giả thuyết đƣợc đƣa ra: “Hoạt động công bố TLLT đã
đạt đƣợc kết quả đáng ghi nhận nhƣng vẫn còn tồn tại một số hạn chế nên chƣa đạt
đƣợc hiệu quả nhƣ mong muốn do một số nguyên nhân”
Câu hỏi thứ ba: Có cần xây dựng các giải pháp để nâng cao hiệu quả công
bố TLLT ở Việt Nam không? Nếu cần thì nên tập trung vào các giải pháp nào?
Trả lời câu hỏi thứ ba, giả thuyết đƣợc đƣa ra: “Cần có giải pháp, trong đó,
cần tập trung vào tổ chức hoạt động công bố, nghiệp vụ công bố, thiết kế và quảng
bá các sản phẩm phù hợp với bối cảnh mới”
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu đặt ra, chúng tôi tiến hành thực hiện các nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về công bố TLLT ở trong và ngoài nƣớc để
kế thừa, phát triển, tránh nghiên cứu trùng lặp.
- Nghiên cứu hệ thống văn bản quy định liên quan đến công bố TLLT
- Nghiên cứu một số hồ sơ, trong đó có tài liệu đã đƣợc công bố trong các ấn
phẩm lƣu trữ.
- Nghiên cứu quy định và kinh nghiệm tổ chức hoạt động công bố TLLT của
một số quốc gia
- Xây dựng các tiêu chí để đánh giá hiệu quả công bố TLLT
10


- Nghiên cứu một số ấn phẩm công bố để rút ra những nhận xét về ƣu điểm
và hạn chế của công bố TLLT, từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công bố TLLT tại Việt Nam.
6. Phương pháp nghiên cứu
Luận án đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa duy vật

biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, lấy học thuyết Mác - Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh và các quan điểm chỉ đạo của Đảng làm cơ sở lý luận. Bên cạnh đó, tác
giả đã sử dụng phƣơng pháp luận của lƣu trữ học trên cơ sở vận dụng các nguyên
tắc chính trị, nguyên tắc lịch sử, nguyên tắc toàn diện và tổng hợp trong toàn bộ quá
trình nghiên cứu luận án. Những phƣơng pháp luận này giúp tác giả định hƣớng rõ
quá trình nhận thức và giải quyết các vấn đề một các khách quan, khoa học.
Là đề tài nghiên cứu áp dụng vào thực tiễn, do đó một số phƣơng pháp cụ thể
khác cũng đã đƣợc tác giả sử dụng trong quá trình thực hiện luận án. Cụ thể là:
- Phƣơng pháp lịch sử: TLLT là một nguồn sử liệu chứa đựng các thông tin
gốc về quá khứ, phản ánh toàn diện, đầy đủ mọi mặt của đời sống xã hội, chúng tôi
sử dụng phƣơng pháp này để phân tích, đối chiếu, làm rõ những thông tin trong các
sản phẩm công bố TLLT với các sự kiện, hiện tƣợng trong lịch sử.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Phƣơng pháp này đƣợc chúng tôi sử
dụng thƣờng xuyên trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Để nghiên cứu tổng quan
những công trình khoa học trong và ngoài nƣớc liên quan đến đề tài luận án, chúng
tôi phải sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp để tìm hiểu các vấn đề mà các tác
giả trƣớc đã nghiên cứu để nắm bắt đƣợc ý tƣởng và quan điểm của các tác giả.
Ngoài ra, phƣơng pháp này còn sử dụng để phân tích thực trạng, những kết quả và
hạn chế của hoạt động công bố TLLT ở Việt Nam hiện nay; phân tích những
nguyên nhân của những thành tựu và tồn tại của công tác này. Việc phân tích đầy đủ
các vấn đề trên giúp cho tác giả cái nhìn biện chứng, tránh những kết luận mang
tính chủ quan, phiến diện để đề xuất các giải pháp phù hợp với thực tiễn.
- Phƣơng pháp so sánh đƣợc chúng tôi sử dụng để đối chiếu thực trạng hoạt
động công bố với cơ sở đánh giá hiệu quả công bố từ đó đƣa ra nhận xét về những
kết quả đạt đƣợc và tồn tại của hoạt động công bố tại Việt Nam. Ngoài ra, chúng tôi
còn sử dụng phƣơng pháp này để đối chiếu giữa điều kiện thực tiễn công tác công
11


bố của Việt Nam với xu hƣớng, kinh nghiệm về công bố TLLT ở một số nƣớc trên

thế giới.
- Phƣơng pháp khảo sát: Để có bức tranh toàn diện về hoạt động công bố
TLLT tại Việt Nam từ năm 2007 đến nay, chúng tôi đã sử dụng phƣơng pháp khảo
sát thực tế để có đƣợc những thông tin, số liệu về hoạt động công bố nhƣ: số lƣợng
bài viết, ấn phẩm, các cuộc trƣng bày, triển lãm, nhân sự làm công tác công bố…
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Kết hợp với phƣơng pháp khảo sát thực tế,
chúng tôi sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu nhằm khai thác thông tin từ một số
chuyên gia, cán bộ quản lý các TTLTQG, cán bộ trực tiếp tham gia công tác công
bố TLLT. Nhờ sử dụng phƣơng pháp này nên chúng tôi thu thập đƣợc nhiều thông
tin quan trọng, khách quan liên quan đến hoạt động công bố.
7. Các nguồn tài liệu tham khảo
Để thực hiện luận án, chúng tôi đã sử dụng nhiều nguồn tài liệu tham khảo
khác nhau, bao gồm:
- Các văn bản của Đảng, Nhà nƣớc quy định liên quan đến công bố tài liệu
nhƣ các Văn kiện của Đảng, Hiến pháp, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Di sản văn hóa,
Luật Xuất bản, Luật Lƣu trữ, các Nghị định của Chính phủ, các Chỉ thị của Thủ
tƣớng Chính phủ, các Thông tƣ và các văn bản quản lý nhà nƣớc khác… Tất cả
những văn bản trên đƣợc chúng tôi khai thác từ các nguồn tin cậy nhƣ Nhà Xuất
bản Chính trị Quốc gia Sự thật, trang thông tin điện tử của Chính phủ
( cơ sở dữ liệu văn bản quy pháp pháp luật của Bộ Tƣ
pháp ( website của Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc
(www.archives.gov.vn/)…
- Báo cáo tổng kết công tác năm của Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc; báo
cáo tình hình phát huy giá trị TLLT của các TTLTQG.
- Các cuốn từ điển tiếng Việt, từ điển Hán - Việt, từ điển Lƣu trữ Việt Nam,
Từ điển thuật ngữ văn thƣ, lƣu trữ, Từ điển thuật ngữ lƣu trữ hiện đại của các nƣớc
xã hội chủ nghĩa, Từ điển thuật ngữ của Hội đồng Lƣu trữ Quốc tế.
- Một số giáo trình về lƣu trữ học, các đề tài nghiên cứu khoa học của các cơ
quan, luận văn cao học của học viên chuyên ngành lƣu trữ có liên quan đến đề tài
của luận án.

12


- Các TLLT đã đƣợc công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, các
bài báo, các cuộc trƣng bày, triển lãm TLLT, một số bộ văn kiện Đảng, văn kiện
Quốc hội do các cơ quan Đảng và Nhà nƣớc có thẩm quyền công bố.
8. Những đóng góp của luận án
Về lý luận: Luận án góp phần hệ thống và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận
về công bố TLLT. Cụ thể, luận án đã giới thiệu các khái niệm, hình thức, nguyên
tắc, phƣơng pháp và yêu cầu trong công bố TLLT. Bên cạnh đó, luận án còn có
đóng góp nhất định về mặt lý luận bằng việc nghiên cứu xây dựng tiêu chí xác định
hiệu quả công bố TLLT, xác định những yếu tố tạo nên hiệu quả công bố TLLT và
đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện cơ sở khoa học công bố TLLT nhƣ
điều chỉnh một số khái niệm cơ bản, làm rõ các hình thức công bố, bổ sung một số
quy định về công bố tài liệu. Do đó, luận án có thể dùng để tham khảo cho các cơ
quan quản lý nhà nƣớc về lƣu trữ, các TTLTQG, Cục Lƣu trữ - Văn phòng Trung
ƣơng Đảng, các lƣu trữ lịch sử cấp tỉnh. Ngoài ra, luận án có thể sử dụng để tham
khảo trong công tác nghiên cứu, giảng dạy của các nhà nghiên cứu, giảng viên, sinh
viên ngành lƣu trữ hoặc các cơ quan lƣu trữ khi thực hiện nhiệm vụ công bố tài liệu.
Về thực tiễn: Luận án đã phân tích tổng quát, toàn diện thực trạng và đƣa ra
nhận xét, đánh giá hoạt động công bố TLLT từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả công bố TLLT tại Việt Nam. Điều này giúp cơ quan quản lý ngành lƣu
trữ có cái nhìn toàn diện về hoạt động công bố TLLT, từ đó đề ra các nhiệm vụ
trƣớc mắt cũng nhƣ định hƣớng trong hoạch định, xây dựng và ban hành văn bản
quản lý ngành phù hợp với thực tiễn đồng thời giúp các cơ quan lƣu trữ vận dụng
vào thực tế hoạt động công bố TLLT của cơ quan mình.
9. Bố cục của luân án
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung chính của luận án đƣợc
chia thành 4 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án

Nội dung chƣơng 1 của luận án là kết quả tìm kiếm, nghiên cứu và hệ thống
tài liệu liên quan đến đề tài luận án. Cụ thể, tác giả tập trung phân tích một số công
trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc về công bố tài liệu. Từ đó tác giả rút ra những
13


nhận xét về tình hình nghiên cứu và xác định những vấn đề luận án cần đi sâu
nghiên cứu.
Chương 2. Nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá hiệu quả công bố tài liệu
lưu trữ
Trong chƣơng 2, luận án trình bày cở sở để đánh giá hiệu quả công bố TLLT.
Cụ thể, chúng tôi đi sâu phân tích, xây dựng các tiêu chí để đánh giá hiệu quả công
bố TLLT. Nghiên cứu này giúp chúng tôi đƣa ra các giải pháp khoa học, phù hợp
với tình hình của Việt Nam hiện nay.
Chương 3. Đánh giá hiệu quả công bố tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu
trữ quốc gia từ năm 2007 đến nay
Những vấn đề thuộc chƣơng 3 là một trong những nội dung chính của luận
án. Nội dung chƣơng này tác giả trình bày kết quả khảo sát hoạt động công bố
TLLT tại các TTLTQG từ năm 2007 đến nay. Từ kết quả khảo sát, chúng tôi đánh
giá những kết quả đã đạt đƣợc và những điểm còn tồn tại của công tác này thời
gian qua để có cơ sở xây dựng các giải pháp nâng cao hiệu quả công bố TLLT của
Việt Nam.
Chương 4. Giải pháp nâng cao hiệu quả công bố tài liệu lưu trữ tại Việt Nam
Trên cơ sở các chƣơng đã phân tích, chƣơng 4 của luận án đã trình bày, phân
tích đề xuất các giải pháp để nâng cao hơn nữa chất lƣợng, hiệu quả hoạt động công
bố TLLT tại Việt Nam trong thời gian tới.
Luận án này đƣợc hoàn thành tại Khoa Lƣu trữ học và Quản trị Văn phòng Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, dƣới
sự hƣớng dẫn của PGS Nguyễn Văn Hàm.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các Thầy, Cô giáo của Khoa Lƣu
trữ và Quản trị Văn phòng, đặc biệt là PGS Nguyễn Văn Hàm đã tận tình hƣớng

dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi hoàn thành luận án.
Do trình độ và kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế, nên mặc dù bản thân đã
rất cố gắng nhƣng chắc chắn luận án còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận
đƣợc ý kiến đóng góp của các nhà nghiên cứu, của bạn bè và đồng nghiệp.

14


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
Để thực hiện đƣợc đề tài của luận án, chúng tôi đã tiến hành khảo cứu nhằm
tập hợp, hệ thống hóa các công trình khoa học về công bố TLLT. Tổng quan tình
hình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến công bố TLLT giúp luận án tránh
đƣợc sự trùng lặp về nội dung, kế thừa đƣợc những nghiên cứu trƣớc đó và có giá
trị thiết thực cho việc tiếp tục nghiên cứu các vấn đề lý luận và đề xuất xây dựng
các giải pháp để nâng cao hiệu quả công bố TLLT tại Việt Nam.
1.1. Công trình nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến luận án
1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở trong nước
Trong nhiều năm qua, hoạt động công bố TLLT đã đƣợc nhiều nhà khoa học,
nhà quản lý ở Việt Nam quan tâm, nghiên cứu thể hiện ở các đề tài nghiên cứu cấp
ngành, hội thảo khoa học, bài báo trên các tạp chí… thể hiện ở bảng thống kê sau:
Bảng 1.1: Thống kê các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
của các học giả trong nước
STT

Loại hình nghiên cứu

Số lượng

1


Đề tài nghiên cứu khoa học các cấp

03

2

Luận văn thạc sĩ

04

3

Giáo trình, sách chuyên khảo

04

4

Bài viết tại Hội thảo khoa học

28

5

Bài viết đăng trên báo, tạp chí

34

(Số liệu do tác giả khảo cứu tính đến tháng 11/2017)

Bảng thống kê cho thấy:
Về loại hình nghiên cứu: chiếm số lƣợng lớn nhất trong 73 công trình
nghiên cứu là các bài viết đăng trên báo, tạp chí, tiếp đến là các bài viết tại Hội
thảo khoa học. Trong các công trình nghiên cứu về công bố TLLT, không thể
không kể đến các loại hình nghiên cứu khác nhƣ đề tài nghiên cứu khoa học các
cấp; luận văn thạc sĩ; giáo trình, sách chuyên khảo, tuy nhiên số lƣợng loại hình
nghiên cứu này không nhiều.
15


Về thời gian công bố:
Đối với loại hình nghiên cứu là đề tài nghiên cứu khoa học: đề tài“Sự phát
triển các nguyên tắc và phương pháp chung công bố tài liệu lịch sử áp dụng cho tài
liệu khoa học kỹ thuật, bản đồ và phim, ảnh, ghi âm”là đề tài khoa học cấp ngành
đầu tiên nghiên cứu về công bố TLLT ở Việt Nam đƣợc thực hiện năm 1992. Đề tài
“Nghiên cứu những nguyên tắc và phương pháp công bố tài liệu lưu trữ”đƣợc thực
hiện năm 1998.Hai đề tài này đều đƣợc giao cho Cục Lƣu trữ Nhà nƣớc là cơ quan
chủ trì, TS Nguyễn Minh Phƣơng là chủ nhiệm đề tài.Đề tài khoa học cấp đặc biệt
của Đại học học Quốc gia Hà Nội: “Nghiên cứu cơ sở khoa học của việc xây dựng
các nguyên tắc và phương pháp công bố tài liệu lưu trữ ở Việt Nam” đƣợc thực
hiện năm 2001 do tác giả Nguyễn Văn Hàm làm chủ nhiệm.
Đối với loại hình nghiên cứu là luận văn thạc sĩ: các luận văn thạc sĩ đều
đƣợc thực hiện tại Khoa Lƣu trữ học và Quản trị Văn phòng - Trƣờng Đại học
Khoa học Xã hội Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội nghiên cứu về công bố
TLLT đƣợc thực hiện từ năm 2002 đến năm 2011, nhƣ luận văn:“Công bố tài liệu
giai đoạn 1930 - 1945 tại Kho Lưu trữ Trung ương Đảng - tình hình và giải pháp”
của Trần Thị Kim Ngân (2002); “Tài liệu phông lưu trữ Quốc hội (giai đoạn 1976
- 1992) - nguồn sử liệu giá trị cần được công bố, giới thiệu phục vụ nghiên cứu
lịch sử” của Đào Đức Thuận (2004); “Công bố tài liệu Trung tâm Lưu trữ quốc
gia III - đánh giá kết quả và kiến nghị” của Nguyễn Lan Phƣơng (2008);“Công bố

tài liệu tại kho lưu trữ Trung ương Đảng giai đoạn 1954 - 1975 - Thực trạng và
giải pháp” của Đinh Kim Ngân (2011).
Đối với loại hình nghiên cứu là giáo trình, sách chuyên khảo: Cho đến thời
điểm hiện nay, chƣa có một cuốn giáo trình nào viết riêng về công bố TLLT mà vấn
đề này chỉ nằm trong một mục trong giáo trình “Lý luận và thực tiễn công tác lưu
trữ” do NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, xuất bản năm 1990 hoặc giáo
trình “Lý luận và phương pháp Công tác Lưu trữ” do NXB Giao thông Vận tải
xuất bản năm 2016. Sách chuyên khảo “Công bố tài liệu văn kiện” do NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội xuất bản năm 2017.
16


Đối với loại hình nghiên cứu là các bài viết trên báo, tạp chí: ngay từ giữa
những năm 70 của thế kỷ trƣớc đã có một số nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn
Hàm về công bố TLLT nhƣ “Công tác công bố của các Viện Lưu trữ Tiệp Khắc”
đƣợc đăng trên Tập san VTLT số 1 năm 1975 của với bút danh Thanh Mai; “Vài
nét về công bố tài liệu văn kiện ở Liên Xô” đăng trên Tập san VTLT số 3 năm 1977.
Đến các thập niên sau, các bài viết xuất hiện rải rác trên các báo, tạp chí.
Hai hội thảo khoa học về công bố TLLT do Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà
nƣớc tổ chức vào năm 2008 và năm 2013.
Về tác giả nghiên cứu: Ngƣời dành nhiều tâm huyết nghiên cứu về vấn
đề công bố TLLT là tác giả Nguyễn Văn Hàm (còn có bút danh là Thanh Mai).
Là ngƣời nghiên cứu sâu về vấn đề công bố tài liệu văn kiện từ 40 năm nay, tác
giả là chủ nhiệm đề tài cấp đặc biệt của Đại học Quốc gia Hà Nội, tham gia viết
giáo trình, có hàng chục bài viết đăng trên các tạp chí, các bài viết tiêu biểu nhƣ:
“Vài nét về công tác công bố tài liệu văn kiện ở Liên Xô”, Tập san VTLT số 3
năm 1977. “Công bố tài liệu là một trong những nhiệm vụ cần thiết của các kho
lưu trữ”, Tập san VTLT số 2 năm 1980. “Một số vấn đề về truyền đạt văn bản
của văn kiện trong công tác công bố tài liệu”, Tập san VTLT số 1 năm 1982.
“Mấy vấn đề về công bố học Xô Viết", Tập san VTLT số 1 năm 1983. “Một vài

thành tựu của công tác công bố tài liệu văn kiện ở Liên Xô trong 65 năm qua",
Tập san VTLT số 4 năm 1983. “Mấy suy nghĩ về công tác công bố tài liệu văn
kiện ở nước ta hiện nay“, Tập san VTLT số 2 năm 1985. “Vai trò xã hội của
công bố văn kiện”, Tập san VTLT số 4 năm 1986. “Một vài vấn đề về công cụ
tra cứu khoa học của xuất bản phẩm văn kiện và ý nghĩa, tác dụng của nó đối
với người đọc”, Tập san VTLT số 3 năm 1986. “25 năm nhìn lại vấn đề công bố
học”, Tập san VTLT số 3 năm 1987. “ Mấy ý kiến bước đầu về văn bản học
trong công bố tài liệu văn kiện”, Tập san VTLT số 1 năm 1989. “Công bố, xuất
bản các tài liệu, tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh - mấy điều cần quan tâm”,
Tạp chí LTVN số 3 năm 1993. “Vai trò xã hội của những công bố văn kiện”,
Tạp chí LTVN số 4 năm 1996. “Công bố, giới thiệu tài liệu trên Tạp chí LTVN
17


những đóng góp quan trọng về mặt sử liệu”, Tạp chí LTVN năm 2003. “Một số
vấn đề về lý luận công bố tài liệu lưu trữ”, Tạp chí Dấu ấn thời gian số 1 năm
2005. “Trao đổi về một số nguyên tắc chung trong công bố tài liệu”, Tạp chí
VTLTVN số 5 năm 2005. “ Bàn về sự giao thoa giữa công tác lưu trữ và công
tác bảo tàng trong vấn đề phát huy giá trị của tài liệu lưu trữ”, Tạp chí
VTLTVN số 9 năm 2010. “Nghiên cứu về công bố, giới thiệu tài liệu lưu trữ ở
Việt Nam trong những năm qua”, Tạp chí Tạp chí VTLTVN số 4 năm 2016.
“Chuyên mục công bố giới thiệu tài liệu lưu trữ trên Tạp chí VTLTVN, đôi điều
suy nghĩ” số 6 năm 2016. Với bút danh Thanh Mai, tác giả có các bài viết “Công
tác công bố của các Viện Lưu trữ Tiệp khắc”, Tập san VTLT số 1 năm 1975;
“Tìm hiểu một số nguyên tắc, phát hiện và chọn lựa tài liệu để công bố”, Tập
san VTLT số 3, số 4 năm 1981. “Bàn thêm về nguyên tắc “công bố tài liệu lưu
trữ phải bảo đảm độ chính xác cao”, Tạp chí VTLTVN số 8 năm 2011. Là nhà
khoa học Việt Nam đi tiên phong và gắn bó lâu dài với những nghiên cứu về
công bố TLLT, trong các bài viết của mình, tác giả Nguyễn Văn Hàm không chỉ
khái quát về lý luận mà còn tổng kết thực tiễn và chỉ ra những nguyên tắc,

phƣơng pháp công bố, giới thiệu TLLT ở Việt Nam. Những bài viết của ông
không chỉ là tƣ liệu phục vụ trong giảng dạy mà còn đƣợc cơ quan lƣu trữ tham
khảo và sử dụng trong hoạt động công bố TLLT [42, tr.13].
Ngoài ra, một số tác giả khác cũng viết bài về vấn đề này nhƣ: “Bước đầu
tìm hiểu các quy định của Đảng và nhà nước về quyền công bố tài liệu văn kiện”,
Tạp chí LTVN số 2 năm 1990 của Nguyễn Minh Phƣơng. “Vấn đề công bố giới
thiệu tài liệu trên Tạp chí lưu trữ Việt Nam trong những năm gần đây và yêu cầu
trong những năm tới”, Tạp chí LTVN số 1 năm 1991 của Nguyễn Hữu Thời.
“Trao đổi một số nguyên tắc và phương pháp công bố tài liệu, ảnh trên các báo
chí” Tạp chí LTVN số 1 năm 1991 của Nguyễn Minh Phƣơng. “Công bố tài liệu
lưu trữ vì mục đích xây dựng và phát triển xã hội” Tạp chí LTVN số 4 năm 1992
của Phan Đình Nham. “Công bố giới thiệu tài liệu của Trung tâm Lưu trữ Quốc
gia I trong 40 năm” Tạp chí Tạp chí LTVN số 2 năm 2002 của Đào Thị Diến.
18


“Những văn bản của Đảng và Nhà nước về công bố tài liệu lưu trữ và một số kiến
nghị”, Tạp chí VTLTVN số 5 năm 2003 của Trần Thị Kim Ngân. “Một số ý kiến
của V.L. Lênin về công tác lưu trữ và việc công bố tài liệu lưu trữ”, Tạp chí
VTLTVN số 5 năm 2007 của Trần Thị Kim Ngân. “Công bố, giới thiệu tài liệu
lưu trữ vấn đề cần được quan tâm trên nhiều góc độ”, Tạp chí VTLTVN số 3 năm
2010 của Đào Thị Hạnh. ”Sự cấp thiết của việc ban hành quy tắc công bố xuất
bản tài liệu lưu trữ đối với các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia”, Tạp chí VTLTVN
số 8 năm 2013 của Trần Hoàng và Trần Việt Hà. “Công bố - giới thiệu tài liệu lưu
trữ” đối với việc “phát huy giá trị tài liệu lưu trữ”, Tạp chí VTLTVN số 7 năm
2016 của Vũ Hải Thanh. “Một số kiến nghị, đề xuất từ hội thảo “Công bố, giới
thiệu tài liệu lưu trữ tại các Trung tâm Lưu trữ Quốc gia - thực trạng và giải
pháp”, Tạp chí VTLTVN số 7/2016 của Hoàng Thu Hà. “Một số suy nghĩ về khái
niệm công bố gắn với việc “phát huy giá trị tài liệu lưu trữ”, Tạp chí VTLTVN số
8/2016 của Trịnh Thị Hà. “Công bố - giới thiệu” hay “công bố - khai thác, phát

huy” giá trị tài liệu lưu trữ”, Tạp chí VTLTVN số 8/2016 của Nguyễn Văn Kết.
Kết quả khảo cứu cho thấy, nghiên cứu về công bố TLLT đã đƣợc nhiều nhà
nghiên cứu trong nƣớc quan tâm dƣới nhiều hình thức, chủ yếu tập trung vào loại
hình nghiên cứu là các bài viết đăng trên báo, tạp chí; tham luận trong các hội thảo
khoa học.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu đã được thực hiện ở nước ngoài
Đề thực hiện luận án, việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá các công trình đã
nghiên cứu ở nƣớc ngoài là một yêu cầu bắt buộc của ngƣời nghiên cứu. Chúng tôi
đến Trung tâm Khoa học và Công nghệ Văn thƣ Lƣu trữ của Cục Văn thƣ và Lƣu
trữ Nhà nƣớc, Thƣ viện Quốc gia, Phòng Tƣ liệu của Khoa Lƣu trữ học và Quản trị
Văn phòng - Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà
Nội để nghiên cứu tài liệu. Nhờ sự hỗ trợ của một số cán bộ tại Trung tâm Khoa học
và Công nghệ Văn thƣ Lƣu trữ - Cục Văn thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc, chúng tôi tiếp
cận đƣợc các tài liệu của Liên Bang Nga, Mỹ, Trung Quốc, Đức, Pháp... thể hiện ở
bản thống kê sau:
19


Bảng 1.2: Thống kê các công trình nghiên cứu liên quan đến luận án
của các học giả nước ngoài
STT

Loại hình nghiên cứu

Số lƣợng

1

Sách chỉ dẫn


01

3

Sách giáo khoa, Giáo trình

02

4

Sách chuyên khảo

11

5

Bài báo

04

(Số liệu do tác giả khảo cứu tính đến tháng 11/2017)
Số liệu ở bảng thống kê cho thấy:
Về loại hình nghiên cứu: Những nghiên cứu mà chúng tôi tiếp cận đƣợc cho
thấy các học giả nƣớc ngoài đã quan tâm nghiên cứu và công bố dƣới các hình thức
khác nhau, trong đósố lƣợng sách chuyên khảochiếm lớn nhất.
Về thời gian công bố: Có thể khẳng định rằng, Liên Xô (trƣớc đây) và Liên
Bang Nga (hiện nay) là đất nƣớc có ngành lƣu trữ phát triển so với nhiều nƣớc trên
thế giới, việc nghiên cứu lý luận công bố tài liệu văn kiện đƣợc quan tâm từ lâu. Từ
năm 1939, tác giả A.A. Si-lốp đã viết cuốn “Sách chỉ dẫn về công bố văn kiện của
thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX” đƣợc xuất bản tại Mátxcơva. Để tiếp thu những thành

tựu của thời kỳ trƣớc, Trƣờng Đại học Lƣu trữ - Lịch sử Quốc gia Mátxcơva đã xuất
bản cuốn “Sách giáo khoa về công bố học” và đƣợc xuất bản năm 1958. Cùng năm
1958, cuốn sách giáo khoa “Lý luận và thực tiễn công tác lưu trữ ở Liên Xô” đƣợc
Tổng cục quản lý lƣu trữ Liên Xô xuất bản đã trình bày các vấn đề về phƣơng pháp
công bố tài liệu văn kiện từ việc sƣu tầm, chọn lọc văn kiện đến biên soạn công cụ
tra cứu đối với xuất bản phẩm. Năm 1960, cuốn sách “Quy tắc xuất bản văn kiện
của thời kỳ Xô - Viết” do Tổng cục quản lý lƣu trữ Liên Xô xuất bản đã đi sâu vào
phân tích các loại và hình thức công bố, làm rõ việc sử dụng tài liệu để xuất bản
từng bộ sách và nêu ra đặc trƣng công bố các tài liệu hồi ký, giấy chứng minh, điện
báo và một số loại tài liệu khác. Để thống nhất phƣơng pháp công bố, năm 1969
cuốn “Các quy tắc công bố xuất bản văn kiện lịch sử ở Liên Xô” do Tổng cục quản
lý lƣu trữ Liên Xô, Viện Nghiên cứu khoa học về văn kiện học và công tác lƣu trữ
toàn liên bang, Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Viện Sử học Liên Xô, Viện Mác 20


Lê Nin trực thuộc Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng Công sản Liên Xô, Ủy ban
Xuất bản trực thuộc Hội đồng Bộ trƣởng Liên Xô, Trƣờng Đại học Lƣu trữ - Lịch
sử Quốc gia Mátxcơva biên soạn đƣợc xuất bản. Một trong những cuốn sách trình
bày tổng quát về lý luận và phƣơng pháp công bố tài liệu ở Liên Xô là cuốn sách
giáo khoa “Lý luận và phương pháp của công bố học Xô - Viết" của giáo sƣ M.X.
Xê-lê-giơ-nhốp do Trƣờng Đại học Lƣu trữ - Lịch sử Quốc gia Mátxcơva xuất bản
năm 1974. Cuốn sách viết có tính lý luận chuyên sâu khác do Viện Nghiên cứu
khoa học toàn Liên Bang Nga về văn kiện học và công tác lƣu trữ là 2 tập của cuốn
"Sách tham khảo phương pháp công bố học" do tác giả O.O Cô-giơ-đốp chủ biên,
xuất bản tại Matxcơva năm 1991. Cuốn "Cơ sở công bố học: Lý thuyết và ứng
dụng" của tác giả V.P. Cô-giơ-lốp, xuất bản năm 2008 tại Mátxcơva là công trình
nghiên cứu vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn về công bố tài liệu.
Ngoài các công trình khoa học nêu trên của Liên Xô (trƣớc đây) và Liên
Bang Nga (hiện nay), chúng tôi còn tiếp cận đƣợc cuốn “Cẩm nang lưu trữ dành
cho các lưu trữ trữ viên” do NXB Lƣu trữ Trung Quốc ấn hành năm 2007 của tác

giả Khƣơng Chi Mâu, hay bài viết “Nghiên cứu về việc gia tăng giá trị của dịch vụ
thông tin lưu trữ: tài liệu lưu trữ dân sinh” (Tạp chí Thông tấn Lƣu trữ học Trung
Quốc số 5 năm 2008) của tác giả Trƣơng Đông Hoa và Vƣơng Cảnh Phƣơng.
Nghiên cứu nguồn thông tin tƣ liệu đƣợc giới thiệu trên mạng Internet nhƣ
; />chúng tôi tiếp cận đƣợc các cuốn sách nhƣ: “Modern Archives: Principes and
Techniques” (Lƣu trữ hiện đại: Nguyên tắc và Kỹ thuật) của tác giả T.R.
Schellenberg tái bản năm 2003 của Hiệp hội các nhà Lƣu trữ Hoa Kỳ; cuốn sách
“The National Security Archive - Putting Freedom of Information into Action”
(Lƣu trữ An ninh Quốc gia - Đƣa tự do thông tin vào hành động) của tập đoàn
Carnegie tại NewYork, năm 2014; Bài báo “The Future of Archives and
Recordkeeping: A Reader” (Tƣơng lai của lƣu trữ tài liệu từ góc nhìn một độc giả)
của tác giả Duncan Birrell, NXB Library Review năm 2011; cuốn sách “Guide to
collaboration between the archive and higher education sectors” (Hƣớng dẫn sự
phối hợp giữa cơ quan lƣu trữ và cơ sở giáo dục) của Lƣu trữ quốc gia Anh xuất bản
21


năm 2015; cuốn sách“Exhibits in Archives and Special Collections Libraries”
(Triển lãm lƣu trữ và khối sƣu tầm đặc biệt tại thƣ viện) củatác giả Jessica LacherFeldman do Hiệp hội Lƣu trữ Mỹ phát hànhnăm 2014.
Về tác giả nghiên cứu: Theo nhƣ nguồn tƣ liệu, tài liệu chúng tôi khảo cứu
đƣợc, nghiên cứu một số vấn đề liên quan đến công bố TLLT đƣợc thực hiện bởi
các học giả của Liên Xô (trƣớc đây) và Liên Bang Nga (hiện nay), Trung Quốc,
Anh, Mỹ, Singapore…
Do nguồn tài liệu tác giả tiếp cận đƣợc của các học giả nƣớc ngoài chủ yếu
nghiên cứu về những vấn đề lý luận và một số vấn đề nhƣ trao đổi kinh nghiệm
thực tế tại nƣớc đó. Vì vậy, không có nghiên cứu nào liên quan trực tiếp đến đề tài
luận án. Mặc dù vậy, kết quả của những công trình nghiên cứu của nƣớc ngoài đã
giúp cho chúng tôi hiểu đƣợc rõ hơn về lý luận, đặc biệt là phƣơng pháp công bố
TLLT dƣới hình thức xuất bản phẩm. Điều này là những kinh nghiệm giúp chúng
tôi nghiên cứu, kế thừa, vận dụng hợp lý, phù hợp lý luận với tình hình thực tế

thực tiễn của Việt Nam.
1.2. Những nội dung đã được nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.2.1. Nghiên cứu lý luận chung về công bố tài liệu
1.2.1.1. Khái niệm công bố học, công bố tài liệu lưu trữ
Công bố là khái niệm đƣợc sử dụng phổ biến trong cuộc sống và đƣợc hiểu
là thông báo công khai cho mọi ngƣời biết. Trong các công trình nghiên cứu về lƣu
trữ, thuật ngữ công bố học, công bố TLLT đƣợc định nghĩa nhiều cách khác nhau.
Theo tài liệu chúng tôi tiếp cận đƣợc, có 2 cách hiểu về thuật ngữ công bố học.
Thứ nhất, công bố học là việc mô tả, ghi chép, biên soạn lại các tài liệu cổ,
tài liệu quá khứ. Với quan điểm này, tác giả X.I.O Rê-gốp, chủ biên Từ điển tiếng
Nga, NXB Bách khoa toàn thƣ Liên Xô ấn hành năm 1973 tại Matxcova cho rằng:
“Công bố học là sự tập trung, biên mục (mô tả) và xuất bản một cách khoa học các
tài liệu chữ viết của quá khứ”.
Thứ hai, công bố học là môn khoa học nghiên cứu về công bố tài liệu, văn
kiện với mục đích là nghiên cứu lý luận và phƣơng pháp công bố tài liệu. Với quan
điểm này, các tác giả của Liên Xô cũ đã đƣa ra một loại định nghĩa về công bố học.
22


×