Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm kim loại nặng trong đất vùng chuyên canh rau đông nam bộ và thí nghiệm mô hình xử lý ô nhiễm bằng thực vật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 211 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------

NGUYỄN THỊ KIM LUYẾN

ĐỐI CHIẾU LIÊN HỆ PHƢƠNG THỨC
BIỂU HIỆN NGHĨA LIÊN NHÂN TRONG VĂN BẢN
HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC ANH - VIỆT
(THEO LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC CHỨC NĂNG HỆ THỐNG)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------

NGUYỄN THỊ KIM LUYẾN

ĐỐI CHIẾU LIÊN HỆ PHƢƠNG THỨC
BIỂU HIỆN NGHĨA LIÊN NHÂN TRONG VĂN BẢN
HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC ANH - VIỆT
(THEO LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ HỌC CHỨC NĂNG HỆ THỐNG)

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu
Mã số: 62.22.02.41

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC


CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

GS.TS. Lê Quang Thiêm

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

GS.TS. Hoàng Văn Vân

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Việc giải
quyết các vấn đề đặt ra cũng như các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận
án là hoàn toàn trung thực, chính xác và chưa từng được công bố trong bất kỳ
các công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả

Nguyễn Thị Kim Luyến


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận án, em đã nhận được sự
hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của các thày cô, các anh chị em, các bạn bè đồng
nghiệp và gia đình.
Trước hết, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Hoàng Văn
Vân đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hướng dẫn, đóng góp những ý kiến
quý báu giúp em hoàn thành luận án.

Em xin cám ơn tập thể các thày cô giáo khoa Ngôn ngữ học, trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đai học Quốc gia Hà Nội đã tận tình dạy dỗ
và tạo điều kiện cho em có được môi trường học tập và nghiên cứu thuận lợi nhất.
Em xin cám ơn Khoa Ngoại ngữ, Học viện Quân y – nơi em đang công tác,
đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Em xin chân thành gửi lời cám ơn tới gia đình, bạn bè đồng nghiệp, những
người luôn bên cạnh động viên, giúp đỡ và chia sẻ với em trong suốt thời gian qua.
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Kim Luyến


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục ..............................................................................................................1
Danh mục các chữ viết tắt................................................................................4
Danh mục các bảng ..........................................................................................5
Danh mục các hình ...........................................................................................6
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 7
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................... 8
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 9
4. Ngữ liệu nghiên cứu .............................................................................................. 10
5. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 12
6. Đóng góp của luận án ............................................................................................ 13
7. Bố cục của luận án ................................................................................................ 14
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
CỦA LUẬN ÁN ....................................................................................................... 16
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................... 16

1.1.1. Tình hình nghiên cứu về văn bản hướng dẫn sử dụng thuốc ................. 16
1.1.1.1. Nghiên cứu văn bản hướng dẫn sử dụng thuốc từ góc độ đặc điểm
ngôn ngữ .................................................................................................................... 16
1.1.1.2. Nghiên cứu văn bản hướng dẫn sử dụng thuốc từ góc độ đánh giá chất
lượng văn bản ............................................................................................................ 17
1.1.1.3. Nghiên cứu văn bản hướng dẫn sử dụng thuốc từ góc độ ngôn ngữ học
chức năng hệ thống ..................................................................................................... 18
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về nghĩa liên nhân trong văn bản qua phương
tiện thức và tình thái ................................................................................................ 19
1.1.2.1. Ở ngoài nước ....................................................................................... 19
1.1.2.2. Ở Việt nam ........................................................................................... 21
1.2. Cơ sở lý luận ..................................................................................................... 32
1.2.1. Lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống........................................... 32
1


1.2.1.1. Khái quát về ngôn ngữ học chức năng hệ thống ................................. 32
1.2.1.2. Siêu chức năng và siêu chức năng liên .............................................. 34
1.2.1.3. Hệ thống thức ...................................................................................... 35
1.2.1.4. Cấu trúc thức và chức năng lời nói ..................................................... 39
1.2.1.5. Tình thái............................................................................................... 49
1.2.2. Lý thuyết ngôn ngữ học đối chiếu............................................................. 61
1.2.2.1. Khái quát về ngôn ngữ học đối chiếu .................................................. 61
1.2.2.2. Mục đích, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu đối chiếu................ 61
1.2.2.3. Loại hình đối chiếu .............................................................................. 62
Chƣơng 2. ĐỐI CHIẾU LIÊN HỆ PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN NGHĨA
LIÊN NHÂN TRONG VĂN BẢN HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC ANH VIỆT QUA PHƢƠNG TIỆN ‘THỨC’ .................................................................. 66
2.1. Tình hình sử dụng phƣơng tiện ‘thức’ trong văn bản hƣớng dẫn sử dụng
thuốc tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................................. 66
2.2. Phƣơng thức biểu hiện tƣơng thích nghĩa liên nhân trong văn bản hƣớng dẫn

sử dụng thuốc tiếng Anh qua phƣơng tiện ‘thức’ (liên hệ với tiếng Việt) ............. 70
2.2.1. Thức tuyên bố hiện thực hoá chức năng nhận định.................................... 71
2.2.2. Thức cầu khiến hiện thực hoá chức năng yêu cầu...................................... 78
2.2.3. Thức nghi vấn hiện thực hoá chức năng hỏi .............................................. 86
2.3. Phƣơng thức biểu hiện không tƣơng thích nghĩa liên nhân trong văn bản
hƣớng dẫn sử dụng thuốc tiếng Anh qua phƣơng tiện ‘thức’ (và liên hệ với
tiếng Việt) ................................................................................................................. 91
2.3.1. Thức tuyên bố hiện thực hoá chức năng yêu cầu .................................... 93
2.3.2. Thức tuyên bố và thức cầu khiến hiện thực hoá chức năng mời............ 96
2.3.3. Thức tuyên bố hiện thực hoá chức năng hỏi ........................................... 99
2.4. Nghĩa liên nhân trong văn bản hƣớng dẫn sử dụng thuốc tiếng Anh và
tiếng Việt từ bình diện ‘thức’ ............................................................................... 100
Tiểu kết chương 2.................................................................................................... 107
Chƣơng 3. ĐỐI CHIẾU LIÊN HỆ PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN NGHĨA
LIÊN NHÂN TRONG VĂN BẢN HƢỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC ANH VIỆT QUA PHƢƠNG TIỆN ‘TÌNH THÁI’ ...................................................... 109

2


3.1. Tình hình sử dụng phƣơng tiện ‘tình thái’ trong văn bản hƣớng dẫn sử
dụng thuốc tiếng Anh và tiếng Việt ..................................................................... 109
3.2. Phƣơng thức biểu hiện tƣơng thích nghĩa liên nhân trong văn bản hƣớng
dẫn sử dụng thuốc tiếng Anh qua phƣơng tiện ‘tình thái’ (và liên hệ với tiếng
Việt) ........................................................................................................................ 114
3.2.1. Phương tiện tác tử tình thái chủ quan ẩn ngôn ..................................... 114
3.2.1.1. Tác tử tình thái từ bình diện kiểu loại tình thái................................. 115
3.2.1.2. Tác tử tình thái từ bình diện giá trị tình thái..................................... 122
3.2.2. Phụ ngữ tình thái khách quan ẩn ngôn ................................................. 127
3.2.2.1. Phụ ngữ tình thái từ bình diện kiểu loại tình thái ............................. 128
3.2.2.2. Phụ ngữ tình thái từ bình diện giá trị tình thái ................................. 132

3.3. Phƣơng thức biểu hiện không tƣơng thích nghĩa liên nhân trong văn bản
hƣớng dẫn sử dụng thuốc tiếng Anh qua phƣơng tiện ‘tình thái’ (và liên hệ với
tiếng Việt) ............................................................................................................... 137
3.4. Nghĩa liên nhân trong văn bản hƣớng dẫn sử dụng thuốc tiếng Anh và
tiếng Việt từ bình diện tình thái ........................................................................... 141
Tiểu kết chương 3.................................................................................................... 144
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN TỚI LUẬN ÁN.......................................................................................... 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 151
PHỤ LỤC

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HDSD:

Hướng dẫn sử dụng

NCĐC:

Nghiên cứu đối chiếu

4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Vai diễn lời nói và hàng hoá được trao đổi trong tương tác ................37
Bảng 1.2. Cấu trúc thức trong tiếng Anh theo ngôn ngữ học ..............................40

chức năng hệ thống ..............................................................................................40
Bảng 1.3. Hiện thực hoá chức năng lời nói tương thích và không tương thích ...42
Bảng 1.4. Cấu trúc thức và chức năng lời nói trong tiếng Việt theo ngôn ngữ học
chức năng hệ thống ..............................................................................................44
Bảng 1.5. Kiểu loại tình thái và hình thức hiện thực hoá điển hình ....................52
Bảng 1.6. Kết hợp kiểu loại tình thái, định hướng tình thái và biểu hiện tình thái .....53
Bảng 1.7. Ba „gíá trị‟ của tình thái .......................................................................54
Bảng 1.8. Hiện thực hoá tình thái tương thích và không tương thích ..................55
Bảng 2.1. Phân bố kiểu loại thức trong ngữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt ...........67
Bảng 2.2. Sự tương thích giữa chức năng lời nói và thức trong ngữ liệu tiếng
Anh và tiếng Việt .................................................................................................69
Bảng 2.3. Phân bố kiểu thức tuyên bố hiện thực hoá chức năng nhận định trong
ngữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt ..........................................................................72
Bảng 2.4. Phân bố kiểu loại thức cầu khiến trong ngữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt .....78
Bảng 2.5. Phân bố kiểu thức nghi vấn hiện thực hoá tương thích chức năng hỏi
trong ngữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt.................................................................89
Bảng 3.1. Số liệu thống kê tần suất và tỷ lệ hai kiểu hiện thực hoá của tình thái .......111
Bảng 3.2. Phân bố kiểu loại tình thái trong văn bản HDSD thuốc ....................113
Bảng 3.3. Phân bố tác tử tình thái từ bình diện kiểu loại tình thái trong văn bản
HDSD thuốc tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................116
Bảng 3.4. Phân bố tác tử tình thái từ bình diện giá trị tình thái trong văn bản
HDSD thuốc tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................123
Bảng 3.5. Phân bố phụ ngữ tình thái từ bình diện kiểu loại tình thái trong văn
bản HDSD thuốc tiếng Anh và tiếng Việt..........................................................128
Bảng 3.6. Phân bố phụ ngữ tình thái từ bình diện giá trị tình thái trong văn bản
HDSD thuốc tiếng Anh và tiếng Việt ................................................................132
Bảng 3.7. Phân bố cú phóng chiếu hiện thực hoá không tương thích tính tình thái
trong văn bản HDSD thuốc tiếng Anh. ..............................................................138

5



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mô hình ngôn ngữ học chức năng hệ thống.........................................33
Hình 1.2. Hệ thống Thức......................................................................................38
Hình 1.3. Bốn biến thể của tình thái.....................................................................50
Hình 1.4. Kiểu loại tình thái .................................................................................50

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo quan điểm ngôn ngữ học chức năng hệ thống, nghĩa liên nhân
đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong thiết lập và duy trì mối quan hệ xã
hội và chỉ ra vai trò của các tham thể trong một tương tác (Halliday, 2002).
Halliday chỉ rõ nghĩa liên nhân liên quan đến sự tương tác giữa người nói/viết
với người nghe/đọc. Trong chức năng liên nhân, ngôn ngữ được dùng để trao
đổi với người khác, tạo dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội, tác động lên
hành vi của người khác, bày tỏ quan điểm của bản thân và làm thay đổi quan
điểm của người khác.
Hướng dẫn sử dụng (HDSD) thuốc là một tài liệu bắt buộc được viết
bởi các nhà sản xuất dược phẩm ở mọi quốc gia trên toàn thế giới, luôn được
đóng gói cùng với thuốc sản phẩm. Theo quy định quốc tế và trong nước, tờ
HDSD thuốc phải đảm bảo là một tài liệu gần gũi và thân thiện với người sử
dụng chứa đựng đầy đủ các thông tin thiết yếu về thuốc để tạo điều kiện cho
người bệnh sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả nhằm mang lại lợi ích cho người
sử dụng thuốc với tiêu chí lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ (European
Commission Directives and Guidelines, 1998, 2001, 2004, 2009, Luật số
105/2016 về dược, Nghị định số 54/2017/NĐ-CP và Thông tư 01/2018/TTBYT ở Việt Nam). Văn bản HDSD thuốc có thể được xem là một kênh giáo

dục sức khoẻ đặc biệt quan trọng dành cho cộng đồng, vì đó là một phương
thức giáo dục không có sự hiện diện của người cung cấp tri thức là bác sỹ
hoặc chuyên gia y tế. Mặc dù vậy, vẫn phải đảm bảo đạt được mục tiêu giáo
dục của thể loại văn bản này là nhằm trang bị và chuẩn hoá kiến thức về mặt y
khoa trong cộng đồng, tạo ra những thay đổi về nhận thức, thái độ hay hành vi
sử dụng thuốc không hợp lý, đảm bảo chuẩn xác về tri thức và đồng thời cung
cấp sự an toàn về mặt pháp lý cho những nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ này.
7


Như vậy, trong số những thông số được yêu cầu thực hiện đối với thể
loại văn bản HDSD thuốc, rõ ràng yếu tố ngôn ngữ thể hiện tính tương tác
giữa các tham thể là người viết và người đọc hay cách thức nghĩa liên nhân
được hiện thực hoá trong thể loại văn bản này là một trong những yếu tố đóng
vai trò vô cùng quan trọng cần được quan tâm và chú ý.
Trong khi các văn bản HDSD thuốc tiếng Anh đã được nghiên cứu khá
sâu rộng từ các cách tiếp cận lí thuyết ngôn ngữ học khác nhau thì các văn
bản HDSD thuốc bằng tiếng Việt chưa được nghiên cứu, và đặc biệt chưa có
công trình nghiên cứu nào so sánh đối chiếu các đặc điểm liên nhân của kiểu
(thể loại) ngôn bản này trong tiếng Anh và tiếng Việt. Do đó, chúng tôi lựa
chọn nghiên cứu phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong các văn bản
HDSD thuốc tiếng Anh và đối chiếu liên hệ với các văn bản cùng thể loại
trong tiếng Việt. Nhìn từ góc độ của lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ
thống, luận án mong muốn khảo sát và tìm hiểu phương thức biểu hiểu nghĩa
liên nhân trong văn bản HDSD thuốc tiếng Anh và tiếng Việt thông qua quan
sát cách thức sử dụng các phương tiện ngôn ngữ hiện thực hoá nghĩa liên
nhân trong thể loại văn bản này. Vì thế, đề tài của luận án này được xác định
là: “Đối chiếu liên hệ phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong văn bản
hướng dẫn sử dụng thuốc Anh - Việt (theo lý thuyết ngôn ngữ học chức năng

hệ thống)”. Tên gọi đối chiếu liên hệ ở đây được hiểu là công việc đối chiếu
được thực hiện ở mức độ ít nghiêm ngặt hơn, nhấn mạnh vào ngôn ngữ cơ sở và
không tiến hành đối chiếu theo tất cả các thao tác so sánh đối chiếu một cách
chặt chẽ mà đối chiếu mang tính liên hệ.
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu luận án là làm sáng tỏ phương thức biểu hiện
nghĩa liên nhân trong các văn bản HDSD thuốc tiếng Anh thông qua các
8


phương tiện ngữ pháp-từ vựng đặc trưng gồm thức và tình thái; đồng thời
đối chiếu liên hệ với tiếng Việt trong cùng thể loại ngôn bản nhằm tìm ra
những nét tương đồng và dị biệt giữa hai ngôn ngữ ở thể loại văn bản
HDSD thuốc này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên đây, luận án này xác định những nhiệm vụ
nghiên cứu cơ bản sau:
- Hệ thống hoá những lý thuyết, tổng quan tình hình nghiên cứu cũng
như xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
- Xác lập khung lý thuyết áp dụng cho việc khảo sát, nhận diện, mô tả,
thống kê, đối chiếu và phân tích cách thức sử dụng các phương tiện ngữ pháptừ vựng liên nhân trong văn bản HDSD thuốc bằng tiếng Anh (có liên hệ với
tiếng Việt) theo quan điểm ngôn ngữ học chức năng hệ thống.
- Từ khung lý thuyết được áp dụng và những vấn đề lý luận đã được
xác định, luận án khảo sát, miêu tả, đối chiếu và phân tích một cách có hệ
thống các phương thức biểu hiện tương thích và không tương thích nghĩa liên
nhân thông qua phương tiện ngôn ngữ thức và tình thái trong thể loại văn bản
HDSD thuốc bằng tiếng Anh và tiếng Việt.
- Việc đối chiếu liên hệ tiếng Việt được thực hiện ở những điểm cơ bản
và cần thiết nhằm làm nổi bật những nét tương đồng và dị biệt đặc thù về

phương thức biểu hiện tương thích và không tương thích nghĩa liên nhân
trong thể loại văn bản HDSD thuốc.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những phương tiện ngôn ngữ thức
và tình thái thể hiện nghĩa liên nhân theo phương thức tương thích (hay còn
được gọi là phương thức điển hình) và không tương thích (hay còn được gọi

9


là phương thức không điển hình) trong văn bản HDSD thuốc bằng tiếng Anh
và tiếng Việt.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của luận án là các phương tiện ngôn ngữ thức và
tình thái - hai phương tiện điển hình thể hiện nghĩa liên nhân trong văn bản.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi quan sát và phân tích hai phương thức biểu
hiện tương thích (congruency) và không tương thích (incongruency) nghĩa
liên nhân trong văn bản HDSD thuốc bằng tiếng Anh đồng thời đối chiếu
liên hệ với tiếng Việt trong cùng thể loại ngôn bản qua phương tiện thức và
tình thái. Các văn bản HDSD thuốc được chúng tôi sử dụng làm ngữ liệu
nghiên cứu là các tờ HDSD thuốc chữa bệnh dành cho cộng đồng thể loại văn
bản viết nguyên bản bằng tiếng Anh và tiếng Việt được gắn kèm theo thuốc
sử dụng trên người.
4. Ngữ liệu nghiên cứu
Ngữ liệu nghiên cứu của luận án là văn bản HDSD thuốc chữa bệnh
cho người được thu thập ngẫu nhiên trong hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng
Việt (gồm 60 văn bản HDSD thuốc bằng tiếng Anh và 60 văn bản HDSD
thuốc bằng tiếng Việt). Đây là những tờ HDSD thuốc được gắn kèm với thuốc
sản phẩm có xuất xứ tại hai nước sở tại là Vương Quốc Anh (UK) và Việt

Nam vào các năm 2015, 2016, 2017, 2018 (xem danh mục các văn bản trong
phần Phụ lục). Với mong muốn số liệu nghiên cứu của luận án được đa dạng
khách quan và phổ quát, các văn bản HDSD thuốc mà chúng tôi lựa chọn là
ngẫu nhiên, nhưng có định hướng thuộc các nhóm bệnh khác nhau như:
-Tim mạch (10 văn bản tiếng Anh và 10 văn bản tiếng Việt)
- Tiêu hoá (10 văn bản tiếng Anh và 10 văn bản tiếng Việt)
- Hô hấp (6 văn bản tiếng Anh và 6 văn bản tiếng Việt)
- Dị ứng (10 văn bản tiếng Anh và 10 văn bản tiếng Việt)
- Giảm đau, hạ sốt (10 văn bản tiếng Anh và 10 văn bản tiếng Việt)
- Kháng sinh (10 văn bản tiếng Anh và 10 văn bản tiếng Việt)
10


- Một số loại thuốc điều trị bệnh khác (4 văn bản tiếng Anh và 4
văn bản tiếng Việt).
Do không có mục đích so sánh giữa các nhóm bệnh, để tiện cho việc
theo dõi chúng tôi sắp xếp thứ tự các văn bản HDSD thuốc trong khối ngữ
liệu theo thứ tự ngẫu nhiên và thống nhất mã hoá chúng là E1, E2, E3, ….
E60 cho nhóm ngữ liệu tiếng Anh và V1, V2, V3, …. V60 cho nhóm ngữ liệu
tiếng Việt. Cụ thể các văn bản HDSD thuốc trong hai nhóm ngữ liệu của
nghiên cứu được chúng tôi mã hoá như sau:
TT


hoá
E1
E2
E3
E4
E5


HDSD thuốc
TV
Acetylcystein
Acemuc
Ambroco
Ambroxol
Biviflu


hoá
V1
V2
V3
V4
V5

STT

1
2
3
4
5

HDSD thuốc
TA
Abacavir
Acebutolol
Actikerall

Acumor
Acupan


hoá
E31
E32
E33
E34
E35

HDSD
thuốc TV
Domecor
Domepa
Dorotril
Dorover
Dorotril
10mg
E36 Losatan


hoá
V31
V32
V33
V34
V35

36


HDSD thuốc
TA
Priorix
Psoriasis
Synarel
Urticaria
Urticaria
Pigmentosa
Ustekinuma

6

Augmentin

E6

Decolgennd

V6

7
8
9
10
11
12

Asectral
Bazuka

Berinert
Bisodo
Amoxilin
Combivent

E7
E8
E9
E10
E11
E12

Eprazinone
Rhumenol
Terpincodein
Toplexil
Topralsin
Tragutan

V7
V8
V9
V10
V11
V12

37
38
39
40

41
42

Diazepam
Lamotrigine
Lorazepam
Midazolam
Phenobarbital
Phenytoin

E37
E38
E39
E40
E41
E42

V37
V38
V39
V40
V41
V42

Compund
E13 Dopagan
Phenoxymethyl E14 Doresyl

V13
V14


43
44

Zarontin
Ampicilin

Palexus
Dopolis
Prednison
Rifampicin
Dovel
Domecor
plus
E43 Aspirin
E44 Amlodipin

13
14
15
16
17
18
19
20
21

Decadurabol
Famotidine
Flourouracil

Gabapentin
Grazax
Haemato
Haloperidol

E15
E16
E17
E18
E19
E20
E21

Dotoux
Mefenamic
Meloxicam
Amoxicillin
Cefaclor
Cefixim
Docefnir

V15
V16
V17
V18
V19
V20
V21

45

46
47
48
49
50
51

Benzyl
Cephalexin
Cefazolin
Cefotaxime
Bisoprolol
Digoxin
Verapamil

E45
E46
E47
E48
E49
E50
E51

Colmax
Cetirizine
Fexophar
Dextromet
Neocorcli
Travicol
Piantawic


V45
V46
V47
V48
V49
V50
V51

22
23
24
25
26
27

Losatan
Methofill
Methotrexat
Nabilone
Nabumetol
Nabroxel

E22
E23
E24
E25
E26
E27


Moxacin200
Moxacin500
Ofmantine 1g
Ofmantine250
Dorokit
Lansoprazol

V22
V23
V24
V25
V26
V27

52
53
54
55
56
57

Enalapril
Losartan
Dopamine
Spironolact
Amlodipine
Hydralazine

E52
E53

E54
E55
E56
E57

Pancidol
Banalcine
Zanicidol
TV-Pafen
D-Cotatil
Novazin

V52
V53
V54
V55
V56
V57

28
29
30

Nabroxen
Paracetamol
Flixonase

E28 Omeprazol
E29 Pantoprazol
E30 Rantidine


V28
V29
V30

58
59
60

Methyldopa
Ceftriaxone
Meropenem

E58 Ceforipin
E59 Travinat
E60 TV-Ceftri

V58
V59
V60

11

31
32
33
34
35

V36


V43
V44


Để tiện cho việc theo dõi các dẫn chứng là các ví dụ cho phần phân tích
của luận án, các cú bên trong mỗi văn bản đều được chúng tôi tiếp tục mã hoá
theo thứ tự từ cú số 1 đến cú cuối cùng trong mỗi văn bản. Ví dụ, trong nhóm
ngữ liệu tiếng Anh: văn bản HDSD thuốc Abacavir được đặt mã là E1. Chúng
tôi xác định ranh giới và thống kê văn bản E1 này gồm 312 cú, thứ tự các cú
trong văn bản này được chúng tôi đánh số từ 1 đến 312, sau đó từng cú sẽ
được đặt mã. Cụ thể, cú số 1 trong văn bản HDSD thuốc Abacavir (E1) được
đặt mã là: E1.1, cú số 2 là E1.2, …., cú số 312 là E1.312 … Trong nhóm ngữ
liệu tiếng Việt, thuốc Acetylcystein được đặt mã là V1 và cú số 1 trong văn
bản này được đặt mã là V1.1, cú số 10 trong văn bản này được đặt mã là
V1.10… Và làm tương tự như vậy trong từng văn bản trong toàn khối liệu với
60 văn bản HDSD thuốc tiếng Anh và 60 văn bản HDSD thuốc tiếng Việt.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận án lựa chọn hướng tiếp cận đề tài theo quan điểm ngôn ngữ học
chức năng hệ thống của Halliday để phân tích các phương thức biểu hiện
nghĩa liên nhân trong văn bản HDSD thuốc bằng tiếng Anh và tiếng Việt qua
hai phương tiện ngôn ngữ thức và tình thái. Luận án sử dụng các phương
pháp và thủ pháp nghiên cứu chính sau đây:
- Phương pháp phân tích văn bản: Được sử dụng để nhận diện các kiểu
loại thức và tình thái, xác dịnh chức năng lời nói và ý nghĩa của chúng mà
từng thức và tình thái hiện thực hoá tương thích (trực tiếp) và không tương
thích (gián tiếp) trong ngôn cảnh tình huống là các văn bản HDSD thuốc
trong khối liệu nghiên cứu của luận án.
- Phương pháp miêu tả ngôn ngữ học: Đây là pháp truyền thống nhằm
làm sáng tỏ bản chất của từng phương tiện ngôn ngữ thức và tình thái hiện

thực hoá nghĩa liên nhân được tìm thấy trong văn bản HDSD thuốc tiếng Anh
và tiếng Việt và phương thức chúng làm bộc lộ nghĩa liên nhân trong thể loại
văn bản này. Việc miêu tả được tiến hành với các thủ pháp chủ yếu sau:
12


+ Các thủ pháp giải thích bên trong (phân loại, hệ thống hóa tư liệu: xử
lý số liệu, từ đó xác lập nguồn tư liệu làm cơ sở nghiên cứu; thủ pháp đối lập,
thủ pháp phân tích thành tố trực tiếp để chỉ ra mối quan hệ giữa các thành tố
tham gia cấu tạo...).
+ Các thủ pháp giải thích bên ngoài (thống kê định lượng và định tính
để có được số lượng kiểu thức và tình thái và xử lí theo định hướng của đề
tài; miêu tả các đặc điểm thức và tình thái Anh và tiếng Việt từ bình diện cấu
trúc thức theo quan điểm ngôn ngữ học chức năng hệ thống của M.A.K.
Halliday.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: Được sử dụng nhằm tìm ra các
dạng thức tương đương ở tiếng Anh có trong tiếng Việt cùng với các dạng
thức khác biệt để từ đó nhận xét làm nổi bật phương thức đặc trưng biểu hiện
nghĩa liên nhân trong văn bản HDSD thuốc trong hai ngôn ngữ. Việc đối
chiếu liên hệ tiếng Việt trong cùng thể loại văn bản được thực hiện ở những
điểm cơ bản và cần thiết nhằm làm nổi bật những nét tương đồng và khác biệt
đặc thù về phương thức biểu hiện tương thích và không tương thích nghĩa liên
nhân trong thể loại văn bản HDSD thuốc.
Những phương pháp, thủ pháp trên được sử dụng phối hợp, hỗ trợ lẫn nhau
trong quá trình thực hiện đề tài sao cho có khoa học và hiệu quả nhất.
6. Đóng góp của luận án
- Về mặt lý luận
Trước hết, luận án có thể coi là công trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt
Nam về đối chiếu liên hệ phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong văn
bản HDSD thuốc tiếng Anh và tiếng Việt theo quan điểm ngôn ngữ học chức

năng hệ thống.
Nghiên cứu đã xây dựng được tổng quan tình hình nghiên cứu về văn
bản HDSD thuốc và các phương tiện ngôn ngữ thức và tình thái hiện thực hoá
nghĩa liên nhân trong văn bản; xây dựng khung lý thuyết để ứng dụng nghiên
13


cứu phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong văn bản HDSD thuốc tiếng
Anh và đối chiếu liên hệ với văn bản HDSD thuốc tiếng Việt từ góc độ ngôn
ngữ học chức năng hệ thống thông qua quan sát cách thức sử dụng phương
tiện ngôn ngữ thức và tình thái trong thể loại văn bản này.
- Về mặt thực tiễn
Các kết quả nghiên cứu của luận án có thể được tham khảo để tiếp tục
nghiên cứu về nghĩa liên nhân trong các văn bản thể loại khác trong tiếng Anh
và tiếng Việt, giúp biên soạn và chỉnh lý ngôn ngữ trong các văn bản y khoa;
trở thành tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, học tập và điều trị.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chƣơng 2: Đối chiếu liên hệ phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong văn
bản HDSD thuốc tiếng Anh và tiếng Việt qua phương tiện „thức‟
Chƣơng 3: Đối chiếu liên hệ phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong văn
bản HDSD thuốc tiếng Anh và tiếng Việt qua phương tiện „tình thái‟
Việc phân chia luận án thành ba chương xuất phát từ cơ sở lý luận mà
luận án sử dụng được trình bày trong chương 1. Hai phương thức biểu hiện
tương thích và không tương thích nghĩa liên nhân được xác định thông qua
nguồn tài nguyên ngữ pháp-từ vựng thức và tính thái. Loại hình đối chiếu
được luận án sử dụng là đối chiếu liên hệ. Chính vì vậy, luận án phân tách
việc đối chiếu liên hệ phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong văn bản
HDSD thuốc tiếng Anh và tiếng Việt qua phương tiện „thức‟ và phương tiện

„tình thái‟ lần lượt trong hai chương là chương 2 và chương 3.
Nội dung khái quát trong từng chương như sau:
Chương 1 bao gồm:
+ Tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong và ngoài nước về thể loại văn
bản HDSD thuốc. Ngoài ra, luận án còn tổng quan tình hình nghiên cứu ở trong và
ngoài nước về nghĩa liên nhân trong văn bản qua phương tiện „thức‟ và „tình thái‟.
14


+ Cơ sở lý luận liên quan đến luận án gồm: (1) lý thuyết ngôn ngữ học
chức năng hệ thống; và (2) lý thuyết ngôn ngữ học đối chiếu.
Chương 2 mô tả việc ứng dụng khung lý thuyết mà luận án đã xây dựng
vào việc khảo sát và phân tích phương thức biểu hiện tương thích và không
tương thích nghĩa liên nhân thông qua cách thức mà các kiểu loại thức hiện
thực hoá các chức năng lời nói trong văn bản HDSD thuốc tiếng Anh và đối
chiếu liên hệ với tiếng Việt trong cùng thể loại văn bản trên từng phương tiện
ngôn ngữ, cụ thể là các kiểu loại thức hướng đến những hiểu biết về tiềm năng
ngôn ngữ liên nhân trong thể loại văn bản HDSD thuốc trong hai ngôn ngữ.
Chương 3 mô tả việc ứng dụng khung lý thuyết mà luận án đã xây dựng
vào việc khảo sát và phân tích phương thức biểu hiện nghĩa liên nhân trong
văn bản HDSD thuốc tiếng Anh qua phương tiện „tình thái‟. Luận án căn cứ
trên cơ sở phương tiện ngữ pháp-từ vựng tình thái được lựa chọn sử dụng
trong ngữ liệu nghiên cứu và đối chiếu liên hệ với tiếng Việt trong cùng thể
loại văn bản.

15


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN

CỦA LUẬN ÁN
Trong chương này, chúng tôi tập trung vào việc chỉ ra ba mảng nội
dung chính. Phần 1 là tổng quan tình hình nghiên cứu về văn bản HDSD
thuốc từ các góc độ khác nhau, và tình hình nghiên cứu về thức và tình thái–
hai phương tiện đặc trưng hiện thực hoá nghĩa liên nhân trong văn bản của
các nhà nghiên cứu ngôn ngữ trong và ngoài nước. Phần 2 là cơ sở lý luận
liên quan đến luận án bao gồm: lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống và
lý thuyết đối chiếu
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về văn bản HDSD thuốc
Văn bản HDSD thuốc, một thể loại văn bản thuộc lĩnh vực y khoa, là
nguồn thông tin thứ hai, chủ yếu dành cho người bệnh và gia đình người bệnh
sau nguồn thông tin thứ nhất trực tiếp từ bác sỹ. Mặc dù chưa có một nghiên
cứu nào về ngôn ngữ trong thể loại văn bản HDSD thuốc ở Việt nam, nhưng
thể loại văn bản này đã thu hút sự chú ý của một số lượng không nhỏ các nhà
nghiên cứu ngôn ngữ học trên thế giới từ các góc độ lý thuyết ngôn ngữ học
khác nhau vì đặc tính đặc biệt và tầm quan trọng của nó đối với cộng đồng.
1.1.1.1. Nghiên cứu văn bản HDSD thuốc từ góc độ đặc điểm ngôn ngữ
Một số nghiên cứu đã chỉ ra vai trò của các tài liệu y khoa nói chung và
tờ HDSD thuốc nói riêng. Tuy nhiên, không kể đến những lợi ích đạt được từ
các văn bản HDSD thuốc đã được chứng minh, vấn đề tồn tại là người dân
trong cộng đồng không thể tiếp cận được với ngôn ngữ của tờ HDSD thuốc
do “tờ HDSD thuốc vẫn đang được kiến tạo cho đối tượng người đọc có trình
độ đọc cao mặc dù số lượng văn bản này được sử dụng tăng lên” (Mumford,
1997: 990). Các văn bản hướng dẫn sử dụng thuốc được cho là “khó hiểu và
dễ dẫn đến hiểu lầm” cho người đọc do cách diễn đạt ngôn từ, sử dụng từ khó
16


là những từ dài và thuật ngữ chuyên khoa, khối lượng thông tin lớn (Raynor,

2007); đặc điểm cung cấp thông tin về nguy cơ sử dụng thuốc còn kém
(Berry, 2006; MHRA, 2005; Osimani, 2010); tính dễ hiểu của văn bản HDSD
thuốc còn thấp (Askehave/ Zethsen, 2000; Cronin/O‟Hanlon/ O‟Connor,
2011; Horwitz/ Reuther/ Andersen, 2009); Văn bản HDSD thuốc là một thể
loại văn

bản „loạn chức năng/phản thường‟ (a dysfunctional genre)

(Askehave/Zeth- sen, 2008: 171); những người sử dụng thuốc thường không
đọc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc do họ cho rằng chúng quá dài hoặc quá phức
tạp (Raynor et al, 2007:2); không đáp ứng được yêu cầu của người bệnh (Hiệp
hội người tiêu dùng, 2000; MHRA, 2005; Nicolson et al., 2006; Raynor et al.,
2007); HDSD thuốc được cho là đã tạo ra cảm giác không thân thiện hay xa lạ
với người sử dụng do khối lượng thông tin được cung cấp trong những văn
bản thể loại này (Harrison and Harwood, 2004).
1.1.1.2. Nghiên cứu văn bản HDSD thuốc từ góc độ đánh giá chất lượng văn bản
Chức năng và tính hữu dụng của thể loại văn bản HDSD thuốc từ góc
độ của người sử dụng đã được các nhà ngôn ngữ học nỗ lực chứng minh.
Trong đó, một số nghiên cứu đã sử dụng công thức đo lường đánh giá mức độ
dễ đọc của ngôn bản như FOG, Flesch và SMOG (Ley, 1988; Davis et al.,
1990; Meade and Smith, 1991; Payne et al., 2000; Buchbinder et al., 2001).
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng mặc dù các công thức như FOG, Flesch và
SMOG là “một công cụ hợp lý”; và "phổ biến trong nghiên cứu trong y khoa"
nhưng chúng không thể phân biệt giữa kiểu loại văn bản và ngôn cảnh của
văn bản, và các công thức này đều không xét đến ngôn cảnh và văn hóa.
Tuy nhiên, bên cạnh những khuyến khích sử dụng các công thức này
trong đánh giá mức độ dễ đọc, dễ hiểu của văn bản giúp nâng cao chất lượng
văn bản HDSD thuốc, còn có nhiều quan điểm nghi ngờ về tính khả thi khi áp
dụng chúng trong phân tích văn bản là những tài liệu liên quan tới sức khoẻ
cho cộng đồng (Vivian and Robertson, 1980; Zion, 1989; Smith et al., 1998).

17


Các học giả cho rằng việc đo lường mức độ dễ đọc của văn bản còn liên quan
tới rất nhiều các thông số khác chứ không chỉ là những thông số được chỉ ra
trong các công thức này (Spiro et al., 1980; Duffy, 1985; Davison and Green,
1988). Các công thức này không xem xét cấu trúc hoặc tổ chức toàn diện của
văn bản, cũng như không xét đến từ vựng chuyên ngành là những thuật ngữ y
khoa được sử dụng, và không tính đến kiến thức có sẵn từ trước của người
đọc về lĩnh vực hoặc tầm quan trọng của mối quan hệ vai diễn giữa phía
người viết và phía người đọc.
1.1.1.3. Nghiên cứu văn bản HDSD thuốc từ góc độ ngôn ngữ học chức năng
hệ thống
Từ quan điểm lấy người bệnh làm trung tâm phục vụ của ngành y tế,
một số nghiên cứu sử dụng khung lý thuyết chức năng hệ thống đã được công
bố nhằm xây dựng “Khung đánh giá ngôn ngữ để đánh giá chất lượng ngôn
ngữ trong văn bản HDSD thuốc điều trị dựa trên lý thuyết ngôn ngữ học chức
năng hệ thống”. Kết quả nghiên cứu của Clerehan và cộng sự (2005) chỉ ra
rằng "tờ HDSD thuốc đóng vai trò rất quan trọng trong trợ giúp trao đổi lời
nói giữa bác sĩ và người bệnh. Giá trị của chúng phụ thuộc vào việc liệu
chúng có chứa thông tin hữu ích từ quan điểm của người bệnh hay không và
có dễ hiểu hay không” (tr. 334).
Một nghiên cứu khác của Clerehan và Buchbinder (2006) tập trung vào
18 bộ tờ Hướng dẫn sử dụng thuốc được viết ở Úc và sử dụng lý thuyết chức
năng hệ thống như một công cụ để đánh giá tính toàn diện của thông tin. Các
cấp độ ngôn ngữ Clerehan và cộng sự (2006) sử dụng để nghiên cứu các văn
bản HDSD thuốc là thể loại, ngữ vực, ngữ nghĩa và ngữ pháp-từ vựng. Cụ
thể, Clerehan và cộng sự (2006: 44 - 45) kết luận như sau: “Văn bản HDSD
thuốc là một thể loại văn bản hay nói một cách khác là một tiểu thể loại của
thể loại văn bản hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng”. Ngoài ra, tác

giả còn đi sâu khảo sát tìm hiểu các vấn đề liên quan đến các đặc điểm ngôn
18


ngữ của thể loại văn bản này gồm: từ thuật ngữ chuyên khoa (lựa chọn từ
vựng); đặc điểm người viết – người đọc và mối quan hệ vị thế ("giả định của
tác giả về vị trí tương đối của người viết và người đọc trong thế giới thực"); các
yếu tố trực quan, tiêu đề và mật độ thực từ (chất lượng của văn bản); đề ngữ
(theme) ("những gì người viết lấy làm điểm khởi đầu thích hợp cho các mục đích
của thông điệp mà họ muốn cung cấp").
Tiếp theo các nghiên cứu trước, Hirsh và cộng sự (2009) đã xây dựng
“Khung ngôn ngữ đánh giá (ELF) để đánh giá chất lượng ngôn bản HDSD
thuốc điều trị dựa trên lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống bằng cách
tiến hành phân tích đề ngữ (theme)” (tr. 248). Kết luận của nghiên cứu được
tóm tắt như sau:
“Các tờ HDSD thuốc có chất lượng cao, có tính đến các biến thể quan
trọng của ngôn cảnh, có cấu trúc ngôn bản thống nhất và mối quan hệ
giữa người viết - người đọc sẽ có thể hỗ trợ tốt hơn cho người bệnh giúp
họ sử dụng thuốc thích hợp ... Tờ HDSD thuốc là một thể loại văn bản
hướng dẫn chăm sóc y tế có cấu trúc các phần thống nhất và có tính quy
ước ”. (tr. 254)
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về nghĩa liên nhân trong văn bản qua phương
tiện thức và tình thái
1.1.2.1. Ở ngoài nước
Lý thuyết ngôn ngữ học chức năng hệ thống được M.A.K Halliday xây
dựng từ giữa thế kỷ XX và được xem là một trong những lý thuyết ngôn ngữ
có ảnh hưởng rất sâu rộng trên thế giới ngày nay (cf. Robins, 2012). Nghĩa
liên nhân từ lâu đã thu hút nhiều nhà ngôn ngữ học sử dụng làm đối tượng
nghiên cứu trong nhiều diễn ngôn của nhiều ngôn ngữ, trong đó không thể
không kể đến các nhà ngôn ngữ học theo trường phái chức năng hệ thống. Đã

có rất nhiều nhà ngôn ngữ học áp dụng siêu chức năng liên nhân trong nghiên
cứu của mình trong các lĩnh vực khác nhau, trong đó phải kể đến Martinet
19


(1960) với nghiên cứu về các cuộc phỏng vấn phát thanh với các chính trị gia,
Leech (1966) và Cook (1992) về diễn ngôn quảng cáo trong tiếng Anh,
Coates (1983) về ngữ nghĩa của các trợ từ tình thái, và Bybee (1995) về tình
thái trong ngữ pháp và diễn ngôn.
Ngoài ra nghĩa liên nhân còn được khảo sát trong các văn bản thể loại
viết thông qua hai phương tiện ngôn ngữ chuyên dụng là thức và tình thái.
Điển hình là Kawashima (2004) khi ông kiểm tra mối quan hệ giữa người
viết-người đọc trong các bài viết trên tạp chí Úc và Nhật. Các bài báo trên tạp
chí đã chỉ ra rằng tạp chí Nhật sử dụng các nguồn tài nguyên nghĩa liên nhân
như kiểu loại thức, tình thái và từ vựng để tạo ra một mối quan hệ quyền lực
không ngang bằng – giống như mối quan hệ giữa giáo viên - học viên ở các
trường dành cho người trưởng thành ở Nhật, trong khi đó tạp chí Úc sử dụng
các nguồn tài nguyên để tạo ra một mối quan hệ quyền lực ngang bằng giữa
người viết văn bản là những bài báo trên tạp chí và người đọc.
Thêm vào đó, Khalid (2013) đã thực hiện một nghiên cứu kiểm tra dấu
vết biểu hiện tính chủ quan của tác giả trên bốn loại bài báo tin tức được xuất
bản ở Scotland. Kết quả nghiên cứu của ông chỉ ra rằng tất cả các cú trong các
bài báo trong ngữ liệu nghiên cứu của ông đều là cú tuyên bố. Điều này thể
hiện bản chất cung cấp thông tin của các văn bản tin tức. Hơn nữa, kết quả
nghiên cứu còn chỉ ra các tác giả bài báo tin tức trong ngữ liệu sử dụng rất
nhiều các tác tử tình thái thể hiện vị trí uy quyền chủ quan của mình.
Bên cạnh đó, còn có những nghiên cứu khác trong diễn ngôn báo chí
như nghiên cứu của Ayoola (2013). Ayoola đã phân tích chức năng liên nhân
của tám tờ quảng cáo của hai phe phái chính trị trong cuộc tổng bầu cử cuối
cùng với mục đích tìm hiểu xem các chính trị gia đã sử dụng ngôn ngữ như

thế nào để làm bộc lộ quan điểm của mình để phản ánh ngôn cảnh chính trị
thông qua quảng cáo. Phân tích của ông liên quan đến phân tích thức và tình
thái trong văn bản quảng cáo. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nghĩa liên nhân
20


của một cấu trúc không luôn luôn giống với phân tích ngữ pháp - từ vựng bởi
vì những người viết quảng cáo chính trị sử dụng các kiểu loại thức khác nhau
để tương tác, đàm phán, thiết lập và duy trì các mối quan hệ hoà hảo và cũng
như làm thay đổi thái độ của người đọc. Nghiên cứu cũng chỉ ra những khác
biệt trong phân bố kiểu loại thức trong các quảng cáo của hai đảng phái chính
trị cũng như nghĩa liên nhân được xác định nhờ vào các yếu tố thuộc ngôn cảnh
như nhu cầu phản ánh tình huống chính trị - xã hội và kinh tế của quốc gia.
1.1.2.2. Ở Việt Nam
Xu hướng nghiên cứu mới về nghĩa liên nhân trong ngôn ngữ học cũng
sớm được lĩnh hội và áp dụng bởi các học giả và các nhà Việt ngữ học. Phải
kể đến các tác giả Phạm Hữu Đức & Bạch Thị Thu Hiền (2009) với nghiên
cứu một số đặc điểm ngữ pháp liên nhân trong các văn bản tin tiếng Anh,
trong đó các tác giả tìm ra nghĩa liên nhân trong các bản tin tiếng Anh thông
qua các phương tiện thức và tình thái. Nghiên cứu còn chỉ ra cú với tư cách là
sự trao đổi diễn tả ngữ pháp mang nghĩa liên nhân và kết luận rằng hệ thống
thức và tình thái là phương tiện cơ bản giúp chúng ta hiểu được mối quan hệ
liên nhân giữa các tham tố. Khi nhìn vào cách thức mà người nói hoặc người
viết sử dụng ngữ pháp, chúng ta có thể biết được vai trò của họ trong tôn ti xã
hội. Có cùng quan điểm với Phạm Hữu Đức & Bạch Thị Thu Hiền là tác giả
Đàm Thị Thuý (2015) với công trình nghiên cứu Áp dụng ẩn dụ ngữ pháp của
Halliday vào việc phân tích một số kiểu câu tiếng Việt. Tác giả đã sử dụng ẩn dụ
liên nhân thức và tình thái trong phân tích một số kiểu câu tuyên bố, cầu khiến,
và nghi vấn trong tiếng Việt. Một công trình nghiên cứu khác đã nghiên cứu văn
chính luận Hồ Chí Minh theo hướng nghiên cứu ngữ vực của tác giả Nguyễn

Bình Tuyên (2017) mang tên Văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ
góc nhìn lý thuyết phân tích diễn ngôn. Trong đó, tác giả đã mô tả đặc trưng về
Không khí (Tenor) trong văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh được
hiện thực hoá thông qua chức năng liên nhân với các đặc điểm về Thức trong các
21


×