Tải bản đầy đủ (.pdf) (313 trang)

Nghiên cứu văn bản tục lệ hán nôm làng xã huyện từ liêm trước năm 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.83 MB, 313 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TỤC LỆ HÁN NÔM LÀNG XÃ
HUYỆN TỪ LIÊM TRƯỚC NĂM 1945

LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN

NGHIÊN CỨU VĂN BẢN TỤC LỆ HÁN NÔM LÀNG XÃ
HUYỆN TỪ LIÊM TRƯỚC NĂM 1945
CHUYÊN NGÀNH: HÁN NÔM
MÃ SỐ: 62 22 01 04
LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÁN NÔM
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS ĐINH KHẮC THUÂN

HÀ NỘI - 2019


Lời cam đoan


Tôi xin cam đoan: Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các kết quả và số liệu được nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận
của Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày 28 tháng 7 năm 2019

Nguyễn Thị Hoàng Yến


Lời cảm ơn
Tác giả luận án xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Đinh Khắc
Thuân, người thầy luôn tận tình chỉ bảo và giúp đỡ tôi trên con đường nghiên
cứu khoa học.

Tôi xin cảm ơn PGS.TS Phạm Văn Khoái, PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh,
PGS.TS Vũ Duy Mền, PGS.TS Nguyễn Thị Oanh, TS. Đào Phương Chi, các
bác, các cô, các chú và các anh chị em đồng nghiệp Viện Nghiên cứu Hán
Nôm đã có những ý kiến đóng góp quan trọng, quan tâm, hỗ trợ tôi trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu. Tôi cũng xin cảm ơn Thư viện KHXH, Thư
viện Quốc gia Hà Nội, Phòng tư liệu khoa Văn học, trường Đại học Khoa học
xã hội và nhân văn đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi sưu tầm tài liệu phục vụ Luận
án. Tôi xin cảm ơn TS. Phan Thị Hiền, Ths. Lê Kim Tân phòng Đào tạo sau
đại học, trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn giúp đỡ tôi trong quá
trình làm thủ tục xin bảo vệ hội đồng các cấp. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới
các anh chị cán bộ chuyên trách văn hóa phường Đông Ngạc, phường Phú
Diễn, phường Thụy Phương, phường Minh Khai, phường Liên Mạc, phường
Thượng Cát của quận Bắc Từ Liêm, xã Vân Canh huyện Hoài Đức, phường
Xuân Phương quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội đã giúp đỡ và cung cấp
tài liệu cho tôi trong quá trình đi thực tế, điền dã tại địa phương.
Cuối cùng, tôi xin gửi tới bạn bè thân thiết và gia đình nội ngoại hai bên
lời cảm ơn sâu sắc vì sự giúp đỡ, cảm thông và chia sẻ.

Tác giả Luận án


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục

1

Danh mục các chữ viết tắt

5
MỞ ĐẦU

6

NỘI DUNG

10

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

10

TÀI LUẬN ÁN

1.1. Khái quát chung về tục lệ và văn bản tục lệ

10


1.1.1. Khái niệm tục lệ

10

1.1.2. Văn bản tục lệ

15

1.2. Tình hình nghiên cứu

16

1.2.1. Tình hình nghiên cứu về làng xã

17

1.2.2. Tình hình nghiên cứu văn bản

24

1.2.3. Tình hình nghiên cứu văn bản hương ước chữ Hán các nước

27

đồng văn Trung Quốc, Hàn Quốc
1.2.4. Tình hình nghiên cứu so sánh

30


1.2.5. Tình hình biên dịch, giới thiệu văn bản tục lệ

32

1.2.6. Đánh giá tình hình nghiên cứu

35

1.3. Tình hình nghiên cứu tục lệ và văn bản tục lệ Hán Nôm huyện Từ

37

Liêm
1.3.1 Tình hình nghiên cứu tục lệ

37

1.3.2 Tình hình nghiên cứu văn bản tục lệ Hán Nôm

37

1.3.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu văn bản tục lệ Hán Nôm

38

1.4. Định hướng nghiên cứu của luận án

38

Tiểu kết chương 1


39

Chương 2 KHẢO SÁT VĂN BẢN TỤC LỆ HÁN NÔM HUYỆN TỪ LIÊM

41

2.1. Địa danh hành chính huyện Từ Liêm trước năm 1945

41

1


2.2 Các nguồn văn bản tục lệ Hán Nôm huyện Từ Liêm

43

2.3 Phân bố văn bản tục lệ Hán Nôm huyện Từ Liêm

45

2.3.1 Phân bố văn bản tục lệ theo thời gian

45

2.3.2 Phân bố văn bản tục lệ theo không gian

57


Tiểu kết chương 2

70

Chương 3 ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG VĂN BẢN TỤC LỆ

71

HÁN NÔM HUYỆN TỪ LIÊM

3.1. Hình thức văn bản tục lệ

71

3.2. Tên gọi văn bản

82

3.3. Đặc điểm văn tự

89

3.4 Việc sửa đổi, bổ sung văn bản tục lệ

90

3.4.1 Việc sửa đổi, bổ sung tục lệ do lệnh của quan trên

93


3.4.2 Việc sửa đổi, bổ sung tục lệ theo nhu cầu của địa phương

95

3.4.3 Ý nghĩa của việc sửa đổi, bổ sung tục lệ

96

3.5 Đặc trưng nghề nghiệp trong văn bản tục lệ

97

3.5.1 Văn bản tục lệ của các thôn, làng, xã thuần nông

98

3.5.2 Văn bản tục lệ của các phường, làng nghề

99

3.5.3 Văn bản tục lệ của dòng họ, giáp, làng khoa bảng

100

Tiểu kết chương 3

102

Chương 4. NỘI DUNG, GIÁ TRỊ VĂN BẢN TỤC LỆ HÁN NÔM HUYỆN


104

TỪ LIÊM

4.1. Văn bản tục lệ Hán Nôm phản ánh phong tục, tập quán làng xã

104

4.1.1 Tín ngưỡng thờ cúng Thành hoàng làng

104

4.1.1.1 Tết Nguyên đán

105

4.1.1.2 Tiết Khai hạ

106

4.1.1.3 Tiết Cầu an

107

4.1.1.4 Tiết Cầu phúc

108

4.1.1.5 Lễ Hạ điền


109

4.1.1.6 Lễ Thượng điền

110

2


4.1.1.7 Tiết Thường tân

111

4.1.1.8 Trừ tịch

112

4.1.1.9 Lễ Giao thừa

112

4.1.2 Lệ khao vọng

115

4.1.2.1 Lệ khao lão

116

4.1.2.2 Lệ khao vọng người có chức tước


117

4.1.2.3 Lệ khao vọng người có phẩm hàm

119

4.1.2.4 Lệ khao vọng của người đỗ đạt khoa trường

120

4.1.3 Các điều lệ về hôn lễ

123

4.1.3.1 Lệ nộp lan giai

124

4.1.3.2 Lệ nộp sính lễ

125

4.1.4 Các quy định về tang lễ

130

4.1.4.1 Lệ tang chia nhiều hạng

132


4.1.4.2 Luật nhà nước quân chủ quy định lệ tang

135

4.1.5 Văn bản tục lệ với truyền thống hiếu học

137

4.1.5.1 Lệ khuyến học

138

4.1.5.2 Lệ chúc mừng người thi đỗ, làm quan

139

4.1.5.3 Lệ biếu, ngôi thứ người đỗ đạt và làm quan

140

4.1.6. Hội Tư văn

141

4.1.6.1 Lệ khao vọng

142

4.1.6.2. Ngôi thứ, kính biếu


144

4.2 Giá trị văn bản tục lệ Hán Nôm

144

4.2.1 Góp phần chỉnh đốn phong tục tập quán làng xã

145

4.2.1.1. Chỉnh đốn lệ cưới xin

145

4.2.1.2. Chỉnh đốn lệ tang ma

147

4.2.2. Giá trị tục lệ xưa trong đời sống văn hóa, xã hội ngày nay

147

Tiểu kết chương 4

152

KẾT LUẬN

153


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

157

3


LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

158

PHỤ LỤC

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT

VIẾT ĐẦY ĐỦ

VIẾT TẮT

1.

Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

Trường Đại học KHXH & NV


2

Hà Nội

3.

Học viện KHXH

HVKHXH

4.

Khoa học xã hội

KHXH

5.

Nhà xuất bản

6.

Trang

7.

Thành phố Hà Nội

8.


Thành phố Hồ Chí Minh

TP HCM

9.

Thư viện Khoa học xã hội

TVKHXH

10.

Văn hóa thông tin

11.

Viện Nghiên cứu Hán Nôm

HN

NXB
tr.
TP HN

VHTT
VNCHN

5



MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Huyện Từ Liêm xưa giáp với kinh thành Thăng Long, với lịch sử hình thành
và phát triển từ rất sớm. Đây vốn là vùng đất văn hiến, có bề dày văn hóa và hiện
còn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử rất giá trị. Hiện nay, kho văn bản tục lệ ở
VNCHN và TVKHXH lưu giữ nhiều văn bản tục lệ Hán Nôm của huyện Từ Liêm,
biên soạn trải qua hầu hết niên đại của các triều vua từ thời Lê Trung hưng cho đến
các vua cuối thời Nguyễn, trải dài gần ba trăm năm. Các văn bản tục lệ này bao gồm
văn bản tục lệ cổ truyền (từ cuối thế kỷ XVII đến đầu thế kỷ XX), văn bản tục lệ
giai đoạn cải lương thí điểm (khoảng 1905-1906 đến trước khi người Pháp tiến hành
cuộc cải lương hương chính vào 12-8-1921) và các bản tục lệ cải lương được lập từ
12-8-1921 đến năm 1942 (Theo Nghị định ngày 12-8-1921 và Nghị định ngày 25-21927 của Thống sứ Bắc Kỳ; Đạo dụ ngày 23-5-1941 của vua Bảo Đại, được Toàn
quyền Đông Dương chuẩn y bằng Nghị định ngày 29-5-1941). Phần lớn số lượng
văn bản tục lệ tập trung ở làng khoa bảng có nhiều người đỗ đạt như xã Đông Ngạc,
xã Vân Canh, xã La Khê và xã Phú Diễn. Qua việc nghiên cứu văn bản tục lệ huyện
Từ Liêm, tác giả luận án muốn tìm hiểu cuộc sống sinh hoạt, phong tục tập quán
của người dân làng xã huyện Từ Liêm xưa và góp phần tìm hiểu truyền thống văn
hóa kinh thành Thăng Long trong lịch sử. Giá trị tích cực của văn bản tục lệ xưa đối
với cuộc sống của người dân và vai trò chấn chỉnh phong tục tập quán ở làng xã.
Về việc phản ánh đặc trưng nghề nghiệp, văn bản tục lệ huyện Từ Liêm hiện
còn bao gồm văn bản tục lệ của các làng, giáp, dòng họ khoa bảng; bản tục lệ của
các phường nghề ở địa phương và bản tục lệ của các làng xã nông nghiệp. Nội dung
của các bản tục lệ này đều có những đặc điểm riêng do nghề nghiệp quy định.
Từ việc tìm hiểu và nghiên cứu văn bản tục lệ huyện Từ Liêm, luận án muốn
góp phần tìm hiểu phong tục tập quán của người dân huyện Từ Liêm xưa, nghiên
cứu giá trị tục lệ cổ truyền trong việc kế thừa và phát huy Quy ước văn hóa ở các xã
phường hiện nay. Đó là lý do chúng tôi lựa chọn đề tài "Nghiên cứu văn bản tục lệ
Hán Nôm làng xã huyện Từ Liêm trước năm 1945".

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở trực tiếp khảo sát văn bản tục lệ Hán Nôm, luận án khái quát tư liệu

6


văn bản tục lệ Hán Nôm hiện lưu trữ tại VNCHN với đặc điểm, sự phân bố về không
gian, thời gian, tình hình văn bản, nội dung và giá trị nội dung của văn bản tục lệ Hán
Nôm huyện Từ Liêm trước năm 1945 trong hoạt động sinh hoạt làng xã, quản lý làng
xã và chấn chỉnh phong tục tập quán tại địa phương. Tìm hiểu sự kế thừa giá trị tích
cực của văn bản tục lệ xưa đối với việc xây dựng Quy ước văn hóa mới hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong giới hạn, luận án tập trung nghiên cứu toàn bộ văn bản tục lệ Hán Nôm
cổ truyền huyện Từ Liêm trước năm 1945, bao gồm thư tịch và văn bia tục lệ Hán
Nôm hiện lưu trữ tại VNCHN.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là khảo sát sự phân bố của các văn bản tục lệ
theo không gian và thời gian, nghiên cứu đặc điểm văn bản và đặc trưng nghề
nghiệp được phản ánh trong văn bản tục lệ Hán Nôm huyện Từ Liêm. Luận án
nghiên cứu các vấn đề như phong tục tập quán làng xã, việc học hành, hội Tư văn,
bảo vệ quyền lợi của dân làng được phản ánh trong văn bản tục lệ. Đề tài đánh giá
các giá trị của văn bản tục lệ ở các phương diện như vai trò tự quản của dân làng,
chỉnh đốn phong tục và sức sống của tục lệ trong đời sống văn hóa xưa và nay.
- Phạm vi không gian là huyện Từ Liêm trước năm 1945. Do vậy, các làng xã
trong huyện Từ Liêm mà luận án đề cập đến hiện nay là các quận Bắc Từ Liêm,
quận Cầu Giấy, quận Nam Từ Liêm, quận Tây Hồ, một phần các quận Hà Đông,
quận Thanh Xuân, huyện Hoài Đức, huyện Đan Phượng thuộc TP. Hà Nội ngày nay.
- Phạm vi thời gian từ cuối thế kỷ XVII đến trước năm 1945.
4. Phương pháp và thao tác nghiên cứu

4.1 Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu văn bản học. Đây là phương pháp đầu tiên và quan
trọng đối với những người làm công tác Hán Nôm nói riêng và các ngành khoa học
liên quan đến văn bản nói chung. Chính vì vậy, trong quá trình nghiên cứu và dịch
thuật tục lệ, đề tài luôn đặt nhiệm vụ tiến hành những thao tác văn bản học, đảm bảo
độ chính xác khoa học cao.

7


- Phương pháp phiên dịch học. Đây là phương pháp quan trọng đối với công
tác nghiên cứu Hán Nôm học, muốn nghiên cứu nội dung văn bản, trước tiên cần
giải mã được văn bản đó.
- Phương pháp luận sử học. Đây là đề tài sử dụng nhiều kiến thức sử học, sử
liệu học trong việc nhận định, phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử.
- Phương pháp khảo sát điền dã. Chúng tôi sẽ khảo sát văn bản tục lệ Hán
Nôm và Quy ước văn hóa hiện nay ở địa phương, tiến hành so sánh nhằm tìm hiểu
sự kế thừa và phát huy giá trị tích cực của văn bản tục lệ xưa.
- Phương pháp nghiên cứu liên ngành. Văn bản tục lệ là một loại văn bản Hán
Nôm mang tính chất đa ngành. Vì vậy để tìm hiểu vấn đề này cần phải vận dụng tri
thức của nhiều ngành khoa học khác nhau như luật học, sử học, văn hóa dân gian, dân
tộc học... mới có thể khai thác những giá trị còn ẩn chứa trong đó.
4.2 Luận án sử dụng các thao tác nghiên cứu:
- Thao tác thống kê, định lượng. Việc thống kê, định lượng bằng con số cụ thể
có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xử lý tư liệu. Những con số thống kê, định
lượng sẽ giúp chúng ta có cái nhìn bao quát và tổng thể về các mặt của văn bản tục
lệ như: nội dung các điều khoản, sự phân bố về không gian, thời gian, đặc điểm của
tục lệ qua từng giai đoạn lịch sử nhất định... Qua đó, chúng ta có thể thấy được quá
trình diễn tiến và phát triển của tục lệ, về hình thức cũng như nội dung.
5. Đóng góp mới của luận án

- Hệ thống hóa các nguồn tài liệu tục lệ và tiến hành khảo sát sự phân bố văn
bản tục lệ Hán Nôm huyện Từ Liêm theo thời gian và không gian, giới thiệu nội
dung văn bản tục lệ ở từng giai đoạn.
- Nghiên cứu đặc điểm hình thức văn bản tục lệ, tên gọi văn bản, đặc điểm văn
tự, việc sửa đổi, bổ sung tục lệ và đặc trưng nghề nghiệp phản ánh trong văn bản tục
lệ.
- Nghiên cứu nội dung và giá trị nội dung văn bản tục lệ như tục lệ phản ánh
phong tục, tập quán làng xã, truyền thống hiếu học và tổ chức hội Tư văn.
- Đánh giá giá trị "chỉnh đốn phong tục" của văn bản tục lệ, tìm hiểu tục lệ
trong đời sống làng xã xưa và nay, nhằm kế thừa giá trị tốt đẹp của tục lệ xưa trong
việc xây dựng Quy ước văn hóa ngày nay.
6. Cấu trúc của luận án

8


Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án có cấu trúc
gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
Ở chương này, chúng tôi tìm hiểu thuật ngữ tục lệ, hương ước trong từ điển, tự
điển của Trung Quốc, Việt Nam và các nhà nghiên cứu trong nước đưa ra. Sau đó,
tác giả luận án khái quát tình hình nghiên cứu tục lệ Việt Nam, văn bản tục lệ Hán
Nôm, văn bản tục lệ huyện Từ Liêm. Từ đó, chúng tôi đưa ra một số nhận xét chung
và định hướng nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Khảo sát văn bản tục lệ Hán Nôm huyện Từ Liêm

Chương này thực hiện thống kê, khảo sát sự phân bố văn bản tục lệ theo thời
gian và không gian, nghiên cứu nội dung văn bản từng thời kỳ, đặc trưng từng đơn
vị hành chính cấp tổng.
Chương 3: Đặc điểm hình thức và nội dung văn bản tục lệ Hán Nôm huyện

Từ Liêm

Chương này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu tìm hiểu hình thức, kết cấu văn bản
tục lệ, đặc điểm văn tự, tên gọi văn bản. Sau đó, tác giả luận án tìm hiểu văn bản tục
lệ bổ sung, sửa đổi và đặc trưng nghề nghiệp phản ánh trong văn bản tục lệ, từ đó
chỉ ra điểm chung và riêng biệt giữa các làng nghề.
Chương 4: Nội dung và giá trị văn bản tục lệ Hán Nôm huyện Từ Liêm
Từ việc nghiên cứu phong tục tập quán, chương này chỉ ra giá trị của văn bản
tục lệ xưa trong việc chấn chỉnh phong tục làng xã, sự kế thừa và phát huy những giá
trị tích cực của tục lệ truyền thống nhằm xây dựng Quy ước văn hóa ngày nay.

9


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Chương này sẽ trình bày một cách tổng quát về hương ước, tục lệ, tình hình
nghiên cứu hương ước, tục lệ ở Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó đặt ra
nhiệm vụ nghiên cứu chuyên sâu để giải quyết những vấn đề cần nghiên cứu mà
những công trình, đề tài nghiên cứu trước chưa từng đề cập đến.
1.1. Khái quát chung về tục lệ và văn bản tục lệ
1.1.1. Khái niệm tục lệ
Trong xã hội Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, các tổ chức
hương thôn như phe giáp, xóm ngõ, làng xã thường đặt ra những điều ước để ràng
buộc, điều hòa và giải quyết tranh chấp va chạm với nhau. Vì vậy, tục lệ còn được
hiểu là lệ làng, là luật tục của người dân nơi làng xã. Tuy nhiên, trước khi tục lệ của
làng xã được văn bản hóa, thì tục lệ của làng đã truyền miệng từ lâu đời. Văn bản
tục lệ có nhiều tên gọi khác nhau như tục lệ, phong tục, khoán ước, hương ước, bạ,
khoán, khoán ước, khoán lệ, lệ, điều lệ... Trước hết, luận án tìm hiểu khái niệm của

các thuật ngữ này được viết trong từ điển, tự điển của Trung Quốc và Việt Nam,
ngoài ra có tham khảo thêm cách giải thích của các nhà nghiên cứu đi trước nhằm
hiểu rõ hơn nội hàm mà các thuật ngữ này đề cập đến.
* Thuật ngữ do các từ điển, tự điển Trung Quốc, Việt Nam giải thích:
- Bạ 1. Sổ sách; sổ sách dùng để ghi chép. 2. Đăng ký; ghi chép vào sổ sách. 3.
Văn thư.1 [ 236, 1267]
Đại Nam quấc âm tự vị không có mục từ bạ. [10]
Bạ là sổ sách dùng để đăng kí, ghi chép. [240, 1574].
Bạ: Sổ sách để biên chép: thủ bạ; sổ bạ. [118, 25]
Bạ: Sổ sách ghi chép để theo dõi về ruộng đất, sinh tử, giá thú. [102, 21]
Bạ: Sổ sách ghi chép về ruộng đất, sinh tử, giá thú: bạ ruộng đất. [152, 79]
- Điều lệ: 1. Nghĩa lệ, thể lệ của trước tác. 2. Quy định về việc nào đó được
phê chuẩn, hoặc tổ chức của một cơ quan.2 [234, 1482]
Điều lệ: Quy điều, phép tắc. [10, 554]
1
2

Nguyên văn: "簿:1.册籍; 载用的本子.2.登录;记入册籍 .3.文書."
Nguyên văn: "條例 : 1. 著作的义例,体例.2.由國家制定或批准的規定某些事項或某一机关的组织 ."

10


Điều lệ là quy tắc chia thành điều kí kết. [240, 1574]
Điều lệ: Luật lệ chia ra từng khoản để noi theo. [118, 197]
Điều lệ: Văn bản quy định mục đích, nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt
động của một đoàn thể, một tổ chức. [102, 311]
Điều lệ: Văn bản ghi những điều khoản về nhiệm vụ, về tổ chức, hoạt động,
tôn chỉ của một tổ chức đã được tổ chức thông qua và làm theo. [152, 638]
- Hương ước: 1. Giống như từ hương quy dân ước (Trung Quốc). Dùng thích

hợp với quy ước của làng đó, khu vực đó. "Tống sử. Lã Đại Phòng truyện" (Họ Lã)
từng làm "hương ước" nói rằng: "Phàm những người cùng ràng buộc với nhau, dùng
đức nghiệp khuyên bảo nhau, có lỗi lầm thì khuyên răn, sửa chữa, thói quen lễ phép
giao tiếp với nhau, hoạn nạn giúp đỡ nhau."3 [237, 665]
Hương ước là quy ước của người dân cùng nhau tuân thủ. Sử Tống phần 340,
Lã Đại Phòng truyện: "Người nói về lễ ở đất Quan Trung nên suy tôn họ Lã mà thôi.
[Ông] từng viết sách Hương ước: "Phàm những người cùng quy ước với nhau,
nghiệp đức khuyến khích nhau, sai lầm khuyên răn nhau, lễ tục kết giao với nhau,
hoạn nạn thương xót nhau4 [240, 3116]
Hương ước: Lệ làng, quy luật trong làng. [118, 296]
Hương ước: Luật lệ ở làng xã dưới chế độ cũ, do dân làng đặt ra. [102, 458]
Hương ước: Luật lệ do làng xã dưới chế độ cũ đặt ra. [152, 863]
Từ điển An Nam - Lusitan - La tinh không có mục từ hương ước.
- Khoán: 1. Chứng từ. 3. Phù hợp, khớp. 4. Thuật lại, miêu tả, thể hiện. 5. Thí
dụ bảo đảm công việc có thể thành công.5 [235, 648]
Khoán là hợp đồng, văn kiện (bằng cứ). Khoán thời xưa thường chia làm hai
nửa, mỗi bên giữ một nửa làm bằng chứng. [240, 351]
Khoán 券: lời giao ước, hẹn hò, cấm ngăn. [10, 495]
Khoán là khuôn. [112, 372]
Khoán: Bằng cứ. [118, 318]
Khoán: 1. Tờ giao ước để làm bằng. 2. Khoản phải nộp cho làng, coi như tiền
phạt, khi làm điều gì trái với lệ làng, theo tục lệ cũ ngày trước ở nông thôn. 3. Giấy
3

Nguyên văn: 鄉約 : 1.犹言乡规民约。适用于本乡本地的规约。<<宋史 .吕大防传>>:"(吕氏 )嘗為 <<鄉 約
>>曰:"凡同約者,德業相勸,過失相規,禮俗相交,患難相卹 ."
4
Nguyên văn: 鄉 約 鄉人共守之約.宋史三四○.吕大防傳 :"關中言禮 學者推吕氏.嘗為鄉約 曰 :"凡同約者,德
相 勸 ,過失相 規 ,禮 俗相交,患難相卹
5

Nguyên văn: 券: 1.契据 3.契合 .4.状写,描摹 5.比喻事情可以成功的保証 .

11


bán con vào cửa Phật, cửa Thánh, làm con Phật, con Thánh cho dễ nuôi, theo mê tín.
[102, 486]
Khoán: Tờ giao ước để làm bằng. [152, 910]
- Khoán lệ: Hán ngữ đại từ điển, Từ nguyên không có cụm từ này.
Khoán lệ: Lệ nộp khoán với làng. [118, 318]
Khoán lệ: Lệ nộp khoán. [152, 910]
- Khoán ước: khế ước, văn tự.6 [235, 648]. Từ nguyên không có cụm từ này.
Khoán ước: Bản giao ước. [102, 487]
Khoán ước: Bản giao kèo. [152, 910]
Từ điển An Nam - Lusitan - La tinh không có mục từ khoán ước.
- Lệ: 2. Chuẩn tắc, quy tắc. 3. Trở thành lệ; lệ cũ. 4. Thể lệ. 6. Theo phép tắc
cũ, trở thành thói quen.7 [234, 1334]
Lệ: chuẩn tắc, quy trình điều lệ noi theo.8 [240, 207]
Lệ 例: thói quen, phép đã định đã quen. [10, 554]
Lệ: Phép tắc, thói quen đã thành từ trước. [118, 353]
Lệ: Điều quy định và đã trở thành nếp. [152, 1009]
Lệ: 1. Điều quy định có từ lâu đã trở thành nề nếp, mọi người cứ theo thế mà
làm. 2. Điều được lặp đi lặp lại nhiều lần, tự nhiên đã thành thói quen. Lần nào
cũng thế, đã thành lệ. Theo lệ thường. 3. Điều làm theo lệ thường (chỉ cốt cho có
mà thôi). [102, 541]
- Lệ bạ 例簿: Hán ngữ đại từ điển, Từ nguyên không có cụm từ này.
Từ điển tiếng Việt, Đại từ điển tiếng Việt không có mục từ này.
- Phong tục: Phong khí, tập tục nối nhau lâu ngày mà thành.9 [238, 604]
Phong tục là thói quen, tập quán hình thành trong thời gian dài của một địa
phương.10 [240, 3406]

Phong tục: Thói tục chung của nhiều người từ lâu đời: phong tục làng. [118, 487]

Phong tục: Thói quen đã ăn sâu vào đời sống xã hội, được mọi người công
nhận và làm theo. [102, 756]

6

Nguyên văn : "券約: 契据."
Nguyên văn: "例 : 2.准則 ,規则. 3. 成例;旧例. 4. 体例.6.按照旧規慣例 "
8
Nguyên văn: "例:仿照的準則,規程條例 ."
9
Nguyên văn: "風俗 : 1. 相沿积久而成的风气,习俗。"
10
Nguyên văn : "風俗:一地方長期形成的風尚,習貫 ."
7

12


Phong tục 風俗: thói tục. [11, 816]
Phong tục: Lối sống, thói quen đã thành nề nếp, được mọi người công nhận,
tuân theo. [152, 1339]
Từ điển An Nam - Lusitan - La tinh không có mục từ phong tục.
- Tục lệ: 1. Như quán lệ (làm theo thói quen). 2. Tập tục của dân gian.11 [234,
1405] Từ nguyên không có mục từ này.
Tục lệ 俗例: Thói tục đã quen. [10, 554]
Tục lệ: Lề thói, thói quen: tục lệ trong chốn hương thôn. [118, 660]
Tục lệ: Điều quy định có từ lâu đời, đã trở thành thói quen trong đời sống xã
hội (nói khái quát). [102, 1026]

Từ điển An Nam - Lusitan - La tinh không có mục từ tục lệ.
Tục lệ: Những điều quy định, nếp sống từ lâu đời đã thành thói quen. [152, 1747]

* Thuật ngữ do các nhà nghiên cứu giải thích
Trong Việt Nam phong tục, tác giả Phan Kế Bính định nghĩa về khoán ước như
sau: "Chốn hương thôn thường có ước hẹn riêng với nhau, lập ra sổ sách, đồng dân
ký kết gọi là khoán ước". Và tác giả giải thích: "Trong khoán ước có thưởng phạt,
trừ ra các việc lớn đã có phép của nhà nước, còn việc nhỏ thì trong dân thôn thi
hành lẫn nhau". [4, 181]
Hai tác giả Vũ Duy Mền và Bùi Xuân Đính (1982) với bài viết "Hương ước khoán ước trong làng xã" đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số 4 năm 1982, giải
thích: "Hương ước vốn là sản phẩm của văn hóa làng xã, hình thành và ra đời cùng
với làng xã." [69, 43]
Bùi Xuân Đính (1985) trong Lệ làng phép nước: "...việc văn bản hóa những
tục lệ, tập quán cốt yếu trước đây thành những quy ước cụ thể là tối cần thiết - Bộ
"tập quán pháp" thành văn mà ta quen gọi là hương ước hay khoán ước phải ra đời,
nhằm đáp ứng yêu cầu tồn tại và phát triển của các làng xã. Như vậy, hương - khoán
ước ra đời vừa là kết quả vừa là yêu cầu của quá trình phát triển nội tại của đời sống
làng xã. Nó là sự kế tục và hoàn chỉnh những quy ước cổ sơ của mỗi nhóm cư dân
trong từng lũy tre xanh một." [22, 16]
Tác giả Vũ Duy Mền (1989) trong "Góp phần xác định thuật ngữ "khoán ước"
"hương ước" đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử: "Sang thế kỷ XV, đặc biệt dưới
11

Nguyên văn: "俗例 :1.犹慣例 .2.民间的习俗 .

13


thời vua Lê Thánh Tông, thuật ngữ khoán ước bao hàm nội dung một số quy ước
của dân làng đã trở nên tương đối phổ biến. Trong Hồng Đức thiện chính thư Lê

Thánh Tông ra chỉ lệnh hạn chế bớt việc làng xã lập khoán ước riêng vượt những
cấm đoán của nhà nước." [71, 80]
Phan Đại Doãn (1992) trong Làng Việt Nam - Một số vấn đề kinh tế xã hội nêu
ra định nghĩa về hương ước: "Hương ước là luật lệ làng, bắt buộc các thành viên
phải tuân thủ. Hương ước gắn bó các thành viên trong một cộng đồng tương đối
chặt chẽ và tự nguyện, lệ thuộc lẫn nhau, phục tùng làng xã." [12, 87]
Luật gia Lê Đức Tiết (1998) trong Về hương ước lệ làng đưa ra khái niệm
hương ước, lệ làng từ góc độ luật học: "Hương ước, lệ làng là một trong những di
sản văn hóa pháp lý đặc sắc của nhân dân Việt Nam... hương ước, lệ làng là sản
phẩm pháp lý do dân làng tự sáng tạo ra." [140, 7] Sau đó, ông giải thích thêm:
"Hương ước, lệ làng Việt Nam có quá trình hình thành, tồn tại và phát triển trong
nhiều thế kỉ... Gắn liền với mọi biến cố thăng trầm về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã
hội của đất nước... Các cộng đồng cư dân làng xã đã sử dụng nó làm thước đo
chuẩn mực để phân biệt đúng sai, phải trái trong quan hệ giao tiếp, ứng xử. Điều đó
có ý nghĩa tích cực và bổ ích là toàn dân làng biết sử dụng nó vào mục đích bảo vệ
sản xuất, bảo vệ thuần phong mỹ tục, bảo đảm an ninh của cộng đồng, chống lại
mọi hiểm họa từ bên ngoài ập đến." [140, 7-8]
Ninh Viết Giao (2000), "Từ hương ước đến quy ước trong xã hội ngày nay",
Tạp chí Văn hóa dân gian (1), đưa ra khái niệm hương ước vào giai đoạn trước
Cách Mạng Tháng Tám năm 1945 như sau: "Hương ước là văn bản pháp lý của mỗi
làng, trong đó bao gồm các điều ước về dân sự, hình sự, các điều ước về giữ gìn đạo
lý, về phong tục tập quán... có liên quan đến tổ chức xã hội cũng như đến đời sống
nhân dân trong làng. Hương ước là tấm gương phản chiếu bộ mặt xã hội cũng như
đời sống văn hóa của mỗi làng.
Hương ước được hình thành trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi
cần thiết. Đó là hệ thống luật tục tồn tại song song với luật pháp của Nhà nước mà
cơ bản không đối lập với luật pháp của Nhà nước. Muốn biết làng nào như thế nào,
có an ninh trật tự hay không, có thuần phong mỹ tục hay không, hãy xem hương
ước của làng ấy." [32, 58]


14


Như vậy, có năm từ điển, tự điển định nghĩa tục lệ. Đó là La Trúc Phong, Hán
ngữ đại từ điển, NXB Hán Ngữ Đại từ điển 罗竹风(主编 )(1986), 漢語大詞典,漢語大詞
典出本社 định nghĩa tục lệ là tập tục của dân gian. Huình - Tịnh Paulus Của (1895),

Đại Nam quấc âm tự vị, SaiGon Imprimerie Rey, Curiol & Cie 4, rue d'Adran, 4,
định nghĩa tục lệ là thói tục đã quen. Đào Văn Tập (1951), Tự điển Việt Nam phổ
thông, Nhà sách Vĩnh Bảo Sài Gòn định nghĩa tục lệ là lề thói, thói quen. Hoàng Phê
(1994) (Viện Ngôn ngữ học), Từ điển tiếng Việt, NXB KHXH định nghĩa tục lệ là
điều quy định có từ lâu đời, đã trở thành thói quen trong đời sống xã hội (nói khái
quát). Nguyễn Như Ý (1998), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa Thông tin, tục lệ
là những điều quy định, nếp sống từ lâu đời đã thành thói quen.
Theo tác giả luận án thì định nghĩa tục lệ của Hán ngữ đại từ điển của La Trúc
Phong và Đại từ điển tiếng Việt của Nguyễn Như Ý là khá đầy đủ nhất. Theo chúng
tôi, tục lệ là những điều quy định, nếp sống từ lâu đã thành thói quen của mỗi làng,
hình thành trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần thiết. Nội dung
quy định bao gồm các việc từ tổ chức xã hội cho đến đời sống nhân dân trong làng.
Các quy ước này bắt buộc mọi thành viên trong làng phải tuân thủ.
1.1.2. Văn bản tục lệ
Hai nhà nghiên cứu Vũ Duy Mền và Nguyễn Hữu Tâm (2016) với "Hương
ước trong việc quản lý làng xã đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam (Cuối thế kỷ XIX đầu
thế kỷ XX)" đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử (1), viết cơ sở lý luận hình thành
văn bản tục lệ như sau: Từ tục lệ của dân làng truyền khẩu nêu trên, muốn văn bản
hóa để chúng trở thành những quy ước - hương ước thành văn nhất thiết phải có lớp
người Nho sĩ, biết chữ Hán, chữ Nôm. Quá trình tiếp xúc với văn hóa Hán, Nho học
là cả một chặng đường dài của người Việt. Từ sau thời vua Lê Thánh Tông (14601497), khi Nho học đã đạt tới đỉnh cao thì lớp Nho sĩ xuất hiện ngày càng nhiều
trong các làng xã. Chính họ là người đã tiếp thu văn hóa Nho giáo Trung Quốc, đem
áp dụng vốn tri thức Hán học vào cuộc sống; trong đó có việc thừa hưởng lý luận

Nho gia - lý luận hương ước, từ Lam Điền Lã thị hương ước thời Bắc Tống, đến
việc coi trọng dân làm gốc, hương đảng là nền tảng của vương chính, dân có yên
"người trong hương đảng hòa mục" nước mới vững bền. Triều đình chủ trương "trị
bình" dân chúng trong các hương lý (làng xã) bằng giáo hóa (đức trị) làm giàu
phong tục để thu phục lòng người hướng về điều thiện, ngăn ngừa điều ác... Khi

15


Nho giáo và Nho học truyền bá sang Việt Nam, đã được các nhà Nho Việt Nam tiếp
thu một cách sáng tạo, không rập khuôn máy móc. Biểu hiện khá sinh động khi họ
tiếp thu lý luận Nho gia tham gia lập bản hương ước làng xã. [80, 35-36]. Như vậy,
hương ước ở Trung Quốc có từ thời Bắc Tống (960-1127), còn ở Việt Nam hương
ước có thể biên soạn muộn hơn. Đến thời vua Lê Thánh Tông (1460 - 1496), triều
đình đã ra sắc lệnh thể chế hóa hương ước, tục lệ. Và tục lệ là tục của dân nhưng có
sự phê chuẩn của quan lại thì văn bản tục lệ đó mới được thi hành. Nhà nước phong
kiến quản lý tục lệ thông qua hệ thống quan lại cấp địa phương và nhà nước thực
hiện việc "chỉnh đốn phong tục" chủ yếu là những tục lệ riêng biệt của từng làng,
không để cho các hủ tục phát triển, tạo tiền đề cho sự cách biệt giữa lệ làng và luật
pháp, tạo "sức ly tâm" cho làng xã khỏi quỹ đạo của nhà nước. Về cơ bản, tục lệ
luôn tồn tại song song với luật pháp của nhà nước và không trái với luật pháp. Mặt
khác, tục lệ bổ sung, cụ thể hóa những điều luật ấy, giúp cho luật pháp của nhà nước
gần gũi với người dân và người dân tuân thủ luật pháp tốt hơn.
Những người lập văn bản tục lệ là quan viên, hương lão, sắc mục và toàn thể
dân làng cùng bàn bạc, soạn thảo, rồi được cả làng nhất trí, hào mục, lý dịch, hương
lão ký tên, Lý trưởng đóng dấu, thậm chí có bản ghi cả làng ký tên, song kỳ thực nó
do các quan viên, chức sắc, các lý dịch trong làng bàn bạc và soạn ra là chủ yếu.
Việc các làng xây dựng tục lệ đều xuất phát từ nhu cầu của cuộc sống hàng
ngày, giúp cho cuộc sống người dân có trật tự, nề nếp, thuần phong mỹ tục, an ninh
trong làng được đảm bảo, đời sống sung túc, mọi người ăn ở hòa thuận, đoàn kết

giúp đỡ lẫn nhau. Chính vì ý nghĩa tốt đẹp của tục lệ mà nó có sức sống bền bỉ, lâu
dài. Kho sách Hán Nôm của VNCHN có phân kho AF mang tên tục lệ nhằm bao
quát tất cả tư liệu về phong tục của các địa phương. Vì vậy, trong phạm vi luận án,
tác giả sử dụng tên gọi tục lệ để chỉ chung cho các văn bản phong tục làng xã.
1.2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề tục lệ Việt Nam từ lâu đã được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu và công bố dưới nhiều hình thức khác nhau như bài nghiên cứu đăng trên các
tạp chí chuyên ngành, kỷ yếu hội thảo, sách nghiên cứu chuyên khảo cho đến các
luận văn, luận án. Cùng chọn đối tượng nghiên cứu là hương ước, tục lệ nhưng các
tác giả có nhiều cách tiếp cận khác nhau về đối tượng này. Một số tác giả giới thiệu
văn bản tục lệ của một địa phương nhất định hay nghiên cứu văn bản tục lệ ở một

16


phạm vi không gian xác định như một huyện, một tỉnh hoặc theo giai đoạn lịch sử,
đồng đại hay lịch đại. Có tác giả quan tâm đến việc sưu tầm, giới thiệu và công bố
các bản dịch hương ước, tục lệ. Tuy nhiên, sự phân chia này chỉ mang tính chất
tương đối. Những công trình, bài viết của các tác giả sử dụng tên hương ước, tục lệ
chúng tôi sẽ giữ nguyên tên gọi này, thể hiện sự tôn trọng với tác giả. Trong luận án,
văn bản chủ yếu là tục lệ truyền thống nên chúng tôi chỉ gọi tên tục lệ.
1.2.1. Tình hình nghiên cứu về làng xã
Có thể nói rằng, Vũ Duy Mền và Bùi Xuân Đính là những nhà nghiên cứu lâu
năm về hương ước, tục lệ. Hai ông có các công trình sớm nhất và công bố nhiều kết
quả nghiên cứu về vấn đề này dưới hình thức là các bài tạp chí, sách chuyên khảo,
luận án và trở thành chuyên gia hương ước Việt Nam.
Vũ Duy Mền và Bùi Xuân Đính (1982) với "Hương ước - khoán ước trong
làng xã" đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, đưa ra định nghĩa, nguồn gốc, thời
điểm ra đời và vai trò hương ước trong sự vận hành của làng xã. Hương ước thể
hiện tính tự trị của làng xã đối với nhà nước phong kiến. Hương ước có vai trò điều

hòa lợi ích giữa nhà nước phong kiến và làng xã, là bộ luật điều chỉnh các mối quan
hệ của làng xã. [69, 43-49]
Bùi Xuân Đính (1985) với Lệ làng phép nước, tác giả là một nhà nghiên cứu
hương ước từ góc độ dân tộc học. Tác giả nghiên cứu lệ làng chưa thành văn, nội
dung cơ bản của lệ làng thành văn, lệ làng quan hệ với luật pháp nhà nước và cuối
cùng lệ làng, giá trị pháp lý, những tác động tích cực và tiêu cực. Tác giả so sánh sự
giống nhau và khác nhau giữa pháp luật của nhà nước và lệ làng. [22]
Vũ Duy Mền (1989), "Góp phần xác định thuật ngữ "Khoán ước", "Hương
ước"" đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tác giả chỉ ra lệ làng thành văn có hai
tên gọi phổ biến là "khoán ước", "hương ước". Tác giả giải thích khái niệm hương
ước, khoán ước và chỉ ra điểm chung giữa khoán ước, hương ước đều là những quy
ước, nhưng khác nhau ở nội dung và mục đích của quy ước. Thuật ngữ "khoán ước"
phổ biến ở thế kỷ XV, còn thuật ngữ "hương ước" xuất hiện trong làng xã người
Việt, phổ biến ở thế kỉ XVIII trở đi. [71, 77-83]
Vũ Duy Mền (1993) với "Nguồn gốc và điều kiện xuất hiện hương ước trong
làng xã ở vùng đồng bằng - Trung du Bắc Bộ", Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tác giả
chỉ ra nguồn gốc của hương ước là từ tục dân. Lệ làng từ truyền khẩu sau thành văn,

17


từ đó hương ước ra đời. Những điều kiện để xuất hiện hương ước là: nhu cầu tự
thân phát triển của làng xã, sự can thiệp của nhà nước phong kiến đối với làng xã và
sự xuất hiện của lớp trí thức bình dân. [72, 49-57]
Diệp Đình Hoa (1994) với "Lệ làng và ảnh hưởng của nó đối với pháp luật
hiện đại" đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tác giả chỉ ra giá trị của lệ làng là
phản ánh tính đặc thù của mỗi làng và ảnh hưởng của lệ làng đối với pháp luật hiện
đại. [45, 1-11]
Phạm Xuân Nam, Cao Văn Biền (1994) với "Mấy nét về tình hình các làng xã
tỉnh Bắc Ninh thời kỳ 1921-1945 qua hương ước" đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch

sử. Qua hương ước, các tác giả chỉ ra những thay đổi trong tổ chức bộ máy quản lý
làng xã ở Bắc Kỳ trước và sau thời kỳ cải lương hương chính, thay đổi về cơ cấu và
chế độ ruộng đất công làng xã, các mặt sinh hoạt xã hội, văn hóa, phong tục, tín
ngưỡng. [85, 12-23]
Vũ Duy Mền (1996) với đề tài Luận án Tiến sĩ Những khía cạnh kinh tế, văn
hóa, xã hội trong hương ước làng xã ở miền Bắc Việt Nam (thế kỷ XVIII - nửa đầu
thế kỷ XIX), qua hương ước làng xã miền Bắc Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến
đầu thế kỷ XIX, tác giả đi sâu phân tích các vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội. [73].
Cao Văn Biền (1996) với "Sự quản lý của nhà nước đối với hương ước trong
lịch sử" đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tác giả cho rằng hương ước là kỷ
cương của làng xã và nhà nước phong kiến Việt Nam từ thế kỷ XVII. Về sau triều
đình không trực tiếp quản lý hương ước của các làng xã dưới hình thức phê duyệt
của quan lại cấp trên. Hương ước ở các làng do quan viên của làng xã tự soạn thảo
và thực hiện. Người Pháp tổ chức lại bộ máy hành chính cấp làng xã và nhà nước
thực dân trực tiếp quản lý hương ước của các làng xã. [3, 42-51]
Bùi Xuân Đính (1996) với Luận án Phó Tiến sĩ với đề tài Về một số hương
ước làng Việt ở đồng bằng Bắc Bộ tại Khoa Lịch sử chuyên ngành Dân tộc học tại
Viện Dân tộc học, Trung tâm KHXH và Nhân văn quốc gia (nay là Viện Hàn Lâm
KHXH Việt Nam), ông tìm hiểu nội dung cơ bản của lệ làng thành văn, vai trò
chính của hương ước. Đồng thời, tác giả nghiên cứu đặc điểm của hình thức quản lý
xã hội bằng hương ước, mặt tích cực và hạn chế của hương ước xưa, tìm hiểu vai
trò và tác động của hương ước trong việc quản lý làng xã. [15]

18


Kiều Thu Hoạch (1998) với "Hương ước và giá trị văn hóa (qua các văn bản
hương ước Hà Tây cổ truyền)", đăng trên Tạp chí Văn hóa dân gian số 3. Tác giả
cho biết mục đích lập hương ước và giới thiệu nội dung chủ yếu của hương ước Hà
Tây như những điều khoản quy định cơ cấu tổ chức chính trị, thiết chế quản lý làng

xã, giữ gìn thuần phong mỹ tục và nhận xét hương ước Hà Tây cổ truyền. [33, 3-8]
Lê Đức Tiết (1998) với Về hương ước lệ làng, tác giả nghiên cứu hương ước
từ góc độ luật học và cho rằng hương ước, lệ làng là một sản phẩm của văn hóa
pháp lý làng xã Việt Nam. Sức sống lâu dài của hương ước, lệ làng là do nó thường
xuyên được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với các đòi hỏi, thay đổi mới nảy sinh
trong cuộc sống. Đồng thời tác giả chỉ ra giá trị pháp lý, giá trị tích cực và hạn chế
của hương ước xưa, trên cơ sở đó kế thừa và phát huy những giá trị tích cực của
hương ước xưa nhằm xây dựng hương ước mới. [140]
Bùi Xuân Đính (1998) với Hương ước và quản lý làng xã, tác giả nghiên cứu
vai trò và tác động của hương ước trong quản lý làng xã, việc "tái lập hương ước"
và vai trò của hương ước mới đối với quản lý làng xã hiện nay. Phần cuối, tác giả
cũng chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của hương ước. [26]
Bùi Xuân Đính (2000) với "Hương ước và pháp luật" đăng trên Tạp chí Văn
hóa dân gian tìm hiểu đặc điểm của hương ước và pháp luật, so sánh sự giống nhau
và khác nhau giữa chúng, nêu ra mặt tích cực của hương ước là tạo ra một trật tự và
ổn định cho xã hội làng xã, mục đích cũng giống với pháp luật. Hương ước tồn tại
song song với luật pháp nhà nước phong kiến, trở thành công cụ quan trọng để quản
lý xã hội làng xã, hỗ trợ và bổ sung cho pháp luật. [28, 44-57]
Ninh Viết Giao (2000), "Từ hương ước đến quy ước trong xã hội ngày nay",
Tạp chí Văn hóa dân gian, trình bày khái niệm hương ước, nội dung hương ước bao
gồm các mặt trong đời sống xã hội làng xã và mục đích xây dựng hương ước. Về ý
nghĩa, hương ước là một hệ thống tiêu chuẩn đạo đức, đề cao bổn phận và nghĩa vụ
của người dân. Quan viên, chức sắc, đương thứ lý dịch đều có trách nhiệm thực hiện
theo hương ước. Hương ước mới gọi là "quy ước". [32, 58-66]
Nguyễn Thế Hoàn (2002) với "Hương ước một số làng ở Quảng Bình trước
năm 1945" đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, chỉ ra một số nội dung cơ bản của
hương ước Quảng Bình như lập ra các tổ chức trong làng, quy ước liên quan đến sưu

19



thuế, buôn bán trong làng xã, bảo vệ an ninh làng xã, quy ước về văn hóa giáo dục và
tôn giáo tín ngưỡng, quy ước đảm bảo nghĩa vụ đối với nhà nước. [34, 28-35]
Nguyễn Huy Tính (2003), Luận án Tiến sĩ Luật học với đề tài Hương ước mới một phương tiện góp phần quản lý xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay (Từ thực
tiễn tỉnh Bắc Ninh) tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chỉ ra một số đặc
điểm cơ bản về kinh tế, xã hội và đặc điểm hương ước làng xã cổ truyền Việt Nam.
Tác giả nghiên cứu vai trò quản lý nông thôn của hương ước mới, nhằm khẳng định
tính tự quản, tự điều chỉnh của hương ước, mối quan hệ giữa pháp luật và hương ước,
giải pháp hoàn thiện và đưa hương ước mới đi vào thực tiễn cuộc sống. [141]
Đinh Khắc Thuân (2004) trong "Sự thâm nhập của Nho giáo vào làng xã Việt
Nam qua tư liệu hương ước", công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, tác giả nghiên
cứu ảnh hưởng của Nho giáo đến làng xã Việt Nam. Nho giáo thâm nhập vào làng xã
qua các điều lệ về răn bảo, thưởng phạt hành vi đạo đức. Đồng thời tác giả cho rằng
tầng lớp Nho sĩ là cầu nối giúp Nho giáo thâm nhập vào làng xã. [134, 17-21]

Dương Xuân Thoạn (2004) trong Luận văn Thạc sĩ với đề tài Hương ước với
việc xây dựng làng văn hóa ở huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình ngành Luật học tại Đại
học Quốc gia Hà Nội, nghiên cứu hương ước mới với vai trò xây dựng làng văn hóa
ở huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Tác giả đã tìm hiểu sự kế thừa hương ước cổ
truyền để soạn hương ước mới. [132]
Lưu Tĩnh Nhiên (2006), "Giải thích, phân tích xã hội học, pháp luật học hương
quy dân ước Việt Nam" đăng trên Pháp học đương đại (Trung Quốc), tác giả
nghiên cứu sự hình thành và tính chất của tục lệ Việt Nam. Hương quy dân ước Việt
Nam sinh ra ở xã hội làng quê, quy phạm, thể hiện trật tự xã hội tại làng quê, chỉ tồn
tại trong xã hội nông thôn. Hương quy dân ước biểu hiện tính tự trị của người dân
làng xã. [243, 147-151]
Nguyễn Thị Hoàng Yến (2006), Luận văn Thạc sĩ ngành Hán Nôm với đề tài
Khảo sát văn bản hương ước Hán Nôm Thăng Long Hà Nội tại Đại học KHXH &
NV, tác giả đã tiến hành khảo sát sự phân bố của hương ước của các quận, huyện ở
Hà Nội theo không gian và thời gian. Tác giả bước đầu nghiên cứu giá trị nội dung

như thiết chế làng xã, phong tục tập quán. [153]
Phạm Văn Sơn (2007), "Sự phát triển của hương quy dân ước Việt Nam với
suy nghĩ đương đại" đăng trên Tạp chí Pháp học đương đại (Trung Quốc), tác giả

20


nghiên cứu vai trò quản lý làng xã Việt Nam xưa và cho rằng hương quy dân ước
của nông thôn Việt Nam là "pháp luật" do các cư dân ở làng xã xây dựng nên trong
lịch sử. Hương ước là một phương tiện hữu hiệu đối với việc quản lý làng xã Việt
Nam xưa kia. [248, 110-116]
Phạm Văn Sơn (2007), Luận án Tiến sĩ với đề tài Nghiên cứu hương quy dân
ước trong việc quản lý nông thôn Việt Nam ngành Lý luận Pháp học tại Học viện
Pháp học, Đại học Cát Lâm (Trung Quốc) nghiên cứu sự thay đổi của hương ước Việt
Nam từ góc độ quản lý nông thôn và khuyết điểm còn tồn tại. Tác giả nghiên cứu mối
quan hệ giữa luật pháp của nhà nước với hương ước. Đồng thời, tác giả còn đưa ra
những gợi ý về quản lý xã hội nông thôn Việt Nam từ hương ước của Trung Quốc và
Nhật Bản. [247]
Đặng Hoàng Giang (2008), "Một nét cá tính làng xã Việt Nam truyền thống Nhìn từ hương ước", đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 2 năm 2008,
tác giả nhận xét trong điều kiện xã hội phong kiến, phép vua khó lòng thẩm thấu
vào làng xã thì hương ước là công cụ hữu hiệu để điều chỉnh những mối quan hệ
phức tạp của cộng đồng. Nhà nước chấp nhận sự tồn tại của hương ước, thể hiện sự
nhân nhượng của chính quyền phong kiến đối với làng xã. [31, 75-77]
Nguyễn Thị Quế Hương (2009), "Ảnh hưởng của Nho giáo trong đời sống văn
hóa Việt Nam qua hương ước vùng đồng bằng sông Hồng", đăng trên Tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo, số 11 năm 2009, tác giả tìm hiểu ảnh hưởng Nho giáo tới các
điều khoản trong hương ước cải lương (1921-1944) qua việc hội Tư văn thờ cúng ở
văn chỉ, điều chỉnh đời sống sinh hoạt làng xã như kinh tế, chính trị, xã hội, đạo đức,
văn hóa tâm linh. Đồng thời, tác giả phân tích và nhận xét ảnh hưởng văn hóa Nho
giáo đối với hương ước. [52, 31-38]

Vũ Duy Mền (2010) với Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc Bộ cho rằng
nguồn gốc của sự hình thành hương ước bắt nguồn từ tục thề hay hội thề. Hương
ước ra đời là sự can thiệp của nhà nước phong kiến đối với làng xã, nhu cầu tự thân
của làng xã và do sự dần lớn mạnh, đông đảo của tầng lớp Nho sĩ ở làng xã. Phần
cuối, tác giả nghiên cứu nội dung hương ước, chỉ ra những giá trị tích cực và hạn
chế của hương ước xưa. [78]
Nguyễn Lan Dung (2010) với "Một vài nét về hương ước cải lương của huyện
Hoàn Long, tỉnh Hà Đông" đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 10 năm 2010,

21


×