Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng việt nam trên báo điện tử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.18 MB, 161 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ HIỀN

THÔNG TIN
VỀ TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

TRẦN THỊ HIỀN

THÔNG TIN
VỀ TÁI CƠ CẤU HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM
TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC
Mã số: 60320101
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.,TS. VŨ VĂN HÀ


TS. MAI ĐỨC LỘC

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng
Việt Nam trên báo điện tử” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi.
Các số liệu trong đề tài này đƣợc thu thập và xử lý một cách trung thực và
nghiêm túc. Những kết quả nêu trong luận văn là kết quả của quá trình học tập,
lao động của cá nhân tôi dƣới sự hƣớng dẫn, chỉ bảo của thầy giáo hƣớng dẫn PGS.,TS. Vũ Văn Hà. Luận văn không sao chép bất kỳ một công trình nghiên
cứu nào đã có từ trƣớc.
Tác giả luận văn

Trần Thị Hiền


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin đƣợc bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.,TS. Vũ Văn Hà - Phó
Tổng Biên tập Tạp chí Cộng Sản, đã dành nhiều thời gian và tâm huyết hƣớng
dẫn nghiên cứu, giúp tôi hoàn thành luận văn.
Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo Viện Đào tạo
Báo chí và Truyền thông, Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, các
nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia, đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ
tôi trong quá trình nghiên cứu, khảo sát để có đƣợc tƣ liệu viết luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Trần Thị Hiền



Danh mục các chữ viết tắt
Tên

Viết tắt

Ngân hàng Thế giới

WB

Quỹ tiền tệ Quốc tế

IMF

Tổ chức thƣơng mại thế giới

WTO

Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

NHNN

Ngân hàng Trung ƣơng

NHTW

Ngân hàng thƣơng mại

NHTM


Ngân hàng thƣơng mại cổ phần
Tổ chức tín dụng
Quỹ tín dụng nhân dân
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam

NHTMCP
TCTD
QTDND
TNHH MTV

VAMC

Sáp nhập (Mergers) và mua lại (Acquisitions)

M&A

Nhà xuất bản

NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội

ĐHQGHN


Mục lục
Tên

Trang


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài

1

2. Lịch sử nghiên cứu đề tài

3

3. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

8

4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu

8

5. Phƣơng pháp nghiên cứu

9

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

10

7. Bố cục của Luận văn

10


CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ THÔNG TIN TÁI CƠ CẤU
HỆ THỐNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRÊN BÁO CHÍ
1.1. Một số khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đề tài

11

1.1.1. Báo chí và Báo điện tử

11

1.1.2. Thông tin và Thông tin trên báo chí

13

1.1.3. Ngân hàng và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng

15

1.1.4. Thực tiễn và vấn đề đặt ra về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt
Nam

18

1.2. Vai trò của thông tin trên báo chí, đặc biệt là báo điện tử đối với
vấn đề tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam

21

1.2.1. Vai trò của thông tin trên báo chí về tái cơ cấu hệ thống ngân
hàng Việt Nam


21

1.2.2. Vai trò của thông tin trên báo điện tử về tái cơ cấu hệ thống ngân
hàng Việt Nam

23

1.3. Nội dung thông tin về tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam

25

1.3.1. Thông tin v vững và tiếp tục nâng cao mức độ an toàn, lành
mạnh của hệ thống các TCTD.

Cơ cấu lại TCTD theo cơ chế thị trường trên nguyên tắc thận trọng,
bảo đảm quyền lợi của người gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống

143


NHNN xác định nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nƣớc và trật tự, kỷ cƣơng đi đôi với
việc tích cực đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền tệ, NH.
Việc cơ cấu lại toàn diện về tài chính, hoạt động, quản trị của TCTD (nhất là TCTD yếu kém)
tiếp tục đƣợc đẩy mạnh theo các hình thức, biện pháp và lộ trình phù hợp với đặc điểm cụ thể
của từng TCTD nhƣng phù hợp với cơ chế thị trƣờng trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm
quyền lợi ngƣời gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống.
Đối với công tác xử lý nợ xấu phải gắn với việc triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế
tối đa nợ xấu mới phát sinh thông qua yêu cầu các TCTD nâng cao chất lƣợng tín dụng. Trong
năm 2017, vai trò của VAMC sẽ phát huy hiệu quả hơn nữa trong việc xử lý nợ xấu để bảo

đảm duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn, bền vững (dƣới 3% tổng dƣ nợ). NHNN cũng sẽ hoàn
thiện hành lang pháp lý hỗ trợ xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD…
Ông có thể cho biết rõ hơn về các đối tượng tái cơ cấu trong thời gian tới?
Đối tƣợng cơ cấu lại trong thời gian tới bao gồm tất cả các TCTD, trong đó có cả các NHTM
mua bắt buộc (NH 0 đồng). Về nguyên tắc là đảm bảo ổn định hệ thống và bảo vệ quyền lợi
ngƣời gửi tiền. Theo đó, các TCTD phải xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển
khai thực hiện phƣơng án cơ cấu lại. Riêng đối với các NHTM mua bắt buộc, NHNN đã có Đề
án riêng trình Chính phủ, Bộ Chính trị.

NHNN cũng chia thành các nhóm giải pháp cơ cấu lại các TCTD theo từng loại hình, bao
gồm: nhóm NHTM Nhà nƣớc nắm giữ trên 50% vốn điều lệ; nhóm NHTMCP, công ty tài
chính và cho thuê tài chính; nhóm TCTD nƣớc ngoài; NH HTX, QTDND và các tổ chức tài
chính vi mô. Và trong mỗi nhóm đều có các giải pháp cơ cấu lại đối với các TCTD lành mạnh
và TCTD yếu kém.
Đâu là những nguyên tắc cốt lõi của NHNN trong quá trình tái cơ cấu hệ thống các TCTD,
thưa ông?
Tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành NH năm 2017, Thủ tƣớng Chính phủ Nguyễn Xuân
Phúc yêu cầu NHNN cần bảo đảm sự an toàn, ổn định hệ thống các TCTD, bảo vệ quyền lợi
của Nhà nƣớc và ngƣời gửi tiền trong quá trình cơ cấu lại các TCTD. Đây là một trong những
nguyên tắc cốt lõi của NHNN trong quá trình cơ cấu lại hệ thống các TCTD. Điều này đã đƣợc

144


NHNN khẳng định trong quá trình cơ cấu lại các TCTD trƣớc đây và cũng là nguyên tắc
xuyên suốt trong những năm tới.
Với các hình thức cũng nhƣ biện pháp cơ cấu lại TCTD đƣợc NHNN áp dụng phù hợp với đặc
điểm cụ thể của từng TCTD và theo cơ chế thị trƣờng nhƣng trên nguyên tắc thận trọng, bảo
đảm quyền lợi của ngƣời gửi tiền và giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống theo đúng chủ
trƣơng của Đảng về cơ cấu lại thị trƣờng tài chính đƣợc nêu tại Nghị quyết Hội nghị lần thứ tƣ

Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII.
Xin cảm ơn ông!
Nói vế vấn đề tái cơ cấu những NH yếu kém trong thời gian qua, Thống đốc NHNN Lê Minh
Hƣng đánh giá, trách nhiệm của các NHTM Nhà nƣớc là đặc biệt quan trọng. Chính vì phải
thực hiện nhiệm vụ lớn nhƣ vậy, nên Thống đốc cho biết, Chính phủ, NHNN có trách nhiệm
bù đắp cho các NH này bằng những cơ chế, chính sách, thậm chí là nguồn lực cần thiết, nên
không lo tổn hại về mặt nhân lực và tài chính khi hỗ trợ những NH yếu kém.
Vấn đề này đã đƣợc cụ thể hoá trong Đề án tái cơ cấu những NH yếu kém để báo cáo với
Chính phủ phê duyệt. Thống đốc tin rằng với Đề án này, cùng với những giải pháp, lộ trình rất
cụ thể và những bƣớc đi, biện pháp phù hợp, việc triển khai tái cơ cấu những NH yếu kém sẽ
đƣợc thực hiện thành công. Đó cũng là kinh nghiệm, động lực ổn định hệ thống các TCTD
trong năm 2017.
Nhóm PV thực hiện

/>08:57 | 08/05/2017

Tái cơ cấu, xử lý nợ xấu: Nắm bắt cơ hội, xử lý dứt điểm
NHNN đã có những bƣớc tiến triển trong việc thực hiện các chính sách nhƣ siết chặt
phân loại nợ xấu, tăng cƣờng dự phòng rủi ro, mua nợ xấu, sáp nhập và mua lại các
ngân hàng, thu hồi giấy phép hoạt động của các ngân hàng yếu kém…
Ông FUJITA Yasuo, Trƣởng đại diện JICA Việt Nam trả lời phỏng vấn phóng viên Thời báo
Ngân hàng về các dự án hỗ trợ kỹ thuật của JICA dành cho NHNN, trong đó có Dự án Hỗ trợ
tái cơ cấu ngân hàng và xử lý nợ xấu
Ông đánh giá thế nào về kết quả quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng của Việt Nam thời
gian qua?
Theo tôi, trong 5 năm qua NHNN đã có những bƣớc tiến triển trong việc thực hiện các chính
sách nhƣ siết chặt phân
loại nợ xấu, tăng cƣờng dự phòng rủi ro, mua nợ xấu, sáp nhập và mua lại các ngân hàng, thu
hồi giấy phép hoạt động của các ngân hàng yếu kém…
Việc giảm tỷ lệ nợ xấu đã đạt mục tiêu của Chính phủ đặt ra là ở mức dƣới 3% và cũng không

phát sinh những bất an với các ngân hàng. Qua theo dõi báo cáo quyết toán của các ngân hàng

145


trong năm 2016, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ cho vay tƣơng đối cao, tỉ lệ lợi nhuận tuy giảm do
tăng chi phí dự phòng rủi ro, nhƣng đánh giá tổng thể là thành tích kinh doanh tốt.
Tuy nhiên, một vấn đề rất quan trọng là công việc xử lý
cuối cùng đối với khối lƣợng lớn các khoản nợ xấu do
VAMC mua lại của tổ chức tín dụng theo giá trị ghi sổ bằng
trái phiếu đặc biệt, hoặc xử lý đối với các ngân hàng yếu
kém bị xử lý đặc biệt… thì không có nhiều tiến triển.
Và dù đã có nhiều nỗ lực nhƣng tái cơ cấu và xử lý nợ xấu
vẫn làm chậm. Theo tôi, có rất nhiều nguyên nhân nhƣ chƣa
có thể chế pháp luật đủ chặt chẽ, thiếu nhân lực, nguồn lực
tài chính hạn chế…
Để giải quyết những vấn đề này thì không chỉ cần sự nỗ lực
của bản thân ngành Ngân hàng mà còn cần sự hợp tác của
nhiều bên liên quan, bao gồm cả Chính phủ và Quốc hội, và
việc điều phối sẽ mất nhiều thời gian.
Ông FUJITA Yasuo

Cần có khung khổ pháp lý đủ mạnh để xử lý nợ xấu
Theo kinh nghiệm của Nhật Bản, Việt Nam cần làm gì để đẩy nhanh việc xử lý nợ xấu, tái cơ
cấu hệ thống ngân hàng?
Đối với việc xử lý nợ xấu và xử lý ngân hàng phá sản, cần phải xác định chính xác các tổn thất
để quyết định chủ thể gánh chịu tổn thất cũng nhƣ cách thức.
Vào năm ngoái, JICA đã đề xuất với Chính phủ Việt Nam các giải pháp xử lý, trong đó có đƣa
ra một số đề xuất nhƣ: cần có một gói luật tổng thể về các giải pháp thúc đẩy xử lý nợ xấu, xử
lý phá sản; tận dụng quỹ Bảo hiểm tiền gửi khi xử lý phá sản; mua bán nợ xấu theo giá thị

trƣờng, xử lý phá sản thông qua bán cổ phần của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần quốc
doanh, lấy kinh phí để xử lý nợ xấu.

146


Trong thời kỳ từ những năm 1990 đến nửa đầu những năm 2000, Nhật Bản đã giải quyết triệt
để vấn đề nợ xấu là một trong những nguyên nhân gây nên chậm phát triển kinh tế. Các nƣớc
đã có kinh nghiệm xử lý nợ xấu, trong đó có Nhật Bản, đã chỉ ra bài học về việc nắm bắt cơ
hội xử lý dứt điểm. Cần phải thực hiện các chính sách phát triển kinh tế đảm bảo sự cân đối
trong tổng thể. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ đƣa ra các giải
pháp quyết liệt trong thời điểm nền kinh tế tƣơng đối ổn định hiện nay.
Chúng tôi mong rằng dự thảo quy định pháp luật đang đƣợc soạn thảo, cũng nhƣ các đề án về
quy trình thủ tục chi tiết xử lý phá sản ngân hàng sẽ góp phần giải quyết đƣợc các vấn đề tồn
tại nói trên.
Ông có thể cho biết về các dự án hỗ trợ kỹ thuật của JICA dành cho NHNN?
JICA đã liên tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong lĩnh vực kiện toàn cơ cấu tài chính, phát
triển ngành tài chính của Việt Nam thông qua việc phái cử chuyên gia và các chƣơng trình đào
tạo tại Nhật Bản.
Tháng 3/2014, Dự án Hợp tác kỹ thuật “Hỗ trợ tái cơ cấu Ngân hàng Việt Nam” đã chính thức
khởi động với sự hợp tác của các bộ, ngành liên quan (Bộ Tài chính, các tổ chức tín dụng…)
và các đơn vị có kinh nghiệm thực tế trong việc xử lý nợ xấu của Nhật Bản.
Mục tiêu của dự án là hỗ trợ thúc đẩy tái cơ cấu các ngân hàng/tổ chức tài chính và xử lý nợ
xấu, trọng tâm là việc hỗ trợ NHNN Việt Nam xây dựng cơ chế xử lý đối phó với nguy cơ phá
sản giúp VAMC soạn thảo Hƣớng dẫn mua bán nợ xấu theo giá thị trƣờng. Ngoài ra, JICA
cũng đã triển khai thực hiện đào tạo nhân lực liên quan đến các lĩnh vực này…
Xin cảm ơn ông!
Quỳnh Linh thực hiện
/>09:56 | 07/04/2017


Để rộng đƣờng cho tái cơ cấu

NHNN phải đƣa ra nhiều công cụ có thể giải quyết hỗ trợ các TCTD yếu kém khắc phục
những tồn tại của mình góp phần lành mạnh hóa hệ thống.
Theo nhận định của TS. Vũ Đình Ánh, Dự thảo Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD và xử lý nợ
xấu hƣớng tới hai trọng tâm. Thứ nhất, Dự thảo đƣa ra các tiêu chí phát hiện những trƣờng
hợp NH sẽ phải tái cơ cấu (TCC). Thứ hai, là quy trình, cách thức để thực hiện TCC. Những
vấn đề đƣợc Dự thảo Luật đề cập tới khá sát với hiện trạng của hệ thống các TCTD. Tuy
nhiên, cũng có những quy định cân nhắc thêm xem có nên đƣa vào Luật hay không…
Ông có thể cho biết cụ thể là quy định nào trong dự thảo?
Tôi thấy, Dự thảo Luật có đặt ra khá nhiều tiêu chí liên quan tới trƣờng hợp TCTD đƣa vào
kiểm soát đặc biệt. Thực tế, kiểm soát đặc biệt không phải là vấn đề mới.

147


Trƣớc khi đặt vấn đề TCC thì một số NH
đã phải đƣa vào diện này rồi. Nếu nhƣ
vậy, liệu có cần thiết đƣa quy định kiểm
soát đặc biệt vào Luật này không? Hay
thuộc về nghiệp vụ thƣờng xuyên trong
quản lý của NHNN đối với hệ thống
TCTD?
Theo quan điểm của tôi, kiểm soát đặc
biệt nên đặt ra ngoài, không nên đƣa vào
Luật. Bởi nhƣ nói ở trên, không cần có
Luật này, các NH vẫn có thể bị đặt vào
tình trạng kiểm soát đặc biệt. Mặt khác,
mục tiêu của kiểm soát đặc biệt khác với
mục tiêu của TCC. Kiểm soát đặc biệt nhƣ

là vấn đề chiến thuật. Còn TCC là vấn đề
chiến lƣợc
Ông Vũ Đình Ánh
Đơn cử, trong báo cáo của các NHTM, không chỉ ở Việt Nam mà ở nƣớc ngoài cũng vậy,
thông thƣờng khi lỗ họ có nhiều cách để che giấu. Do đó, nếu đợi đến khi “hậu kiểm” mới
phát hiện ra lỗ, rồi đƣa vào kiểm soát đặc biệt, tôi e lúc đó là không kịp.
Vì thế, theo tôi, những quy định về kiểm soát đặc biệt thì không nên luật hoá. Bởi nếu cứ theo
luật sẽ bỏ sót nhiều trƣờng hợp phải đƣa vào kiểm soát đặc biệt.
Theo ông, vì sao Dự thảo Luật vẫn giữ phương án mua 0 đồng các TCTD yếu kém và bổ sung
phương án phá sản?
Tôi nghĩ phƣơng án mua NH 0 đồng vẫn là một cách xử lý phù hợp trong giai đoạn này. Giải
pháp 0 đồng giống nhƣ bƣớc đệm trung gian giữa phƣơng án cho sáp nhập NH yếu kém vào
một TCTD khác gánh đỡ và phƣơng án phá sản. Đây là biện pháp răn đe nhƣng vẫn tạo điều
kiện để NH yếu kém có cơ hội khắc phục. Không chỉ ở Việt Nam, nhiều nƣớc trên thế giới
thực hiện biện pháp 0 đồng. Có khác chỉ là cách gọi thay vì 0 đồng thì họ coi đây là hình thức
quốc hữu hóa.
Theo quan điểm của tôi các quy định thời gian, điều kiện để chấm dứt NH 0 đồng chuyển sang
hình thức khác… cũng phải Luật hóa để phân biệt rõ đâu là trƣờng hợp áp dụng biện pháp 0
đồng, trƣờng hợp nào sẽ phải giải thể, phá sản. Cách này để tránh trƣờng hợp mập mờ, đáng ra
NH nào đó phải phá sản nhƣng lại áp dụng biện pháp 0 đồng.
Tôi cho rằng, việc đƣa quy định phá sản NH vào Luật là một bƣớc tiến quan trọng và cần thiết.
Chúng ta không nên kéo dài quá lâu sự tồn tại của một “xác chết”. Chính vì lần đầu tiên đặt ra
vấn đề này nên mọi trình tự phải cụ thể và đƣa ra nhiều công cụ để giải quyết một cách thấu
đáo. Cụ thể, trong phƣơng án hỗ trợ đối với trƣờng hợp xử lý pháp nhân phá sản tại Dự thảo

148


Luật có đề xuất: Chính phủ quyết định mức cho vay đặc biệt theo đề nghị của NHNN để chi
trả số tiền gửi cá nhân còn lại sau khi đã đƣợc Bảo hiểm Tiền gửi chi trả và cơ chế xử lý đối

với số tiền cho vay đặc biệt không thu hồi đƣợc từ ngân sách.
Hay nhƣ Chính phủ cấp vốn để bổ sung vốn điều lệ… Tôi nghĩ, các đề xuất trên là phù hợp.
Luật Hỗ trợ tái cơ cấu các TCTD, xử lý nợ xấu bao trùm rất nhiều vấn đề và nó không chỉ là
việc riêng của NHNN mà còn liên quan đến Chính phủ, các bộ, ngành khác tham gia TCC. Tất
nhiên, mức độ tham gia của các chủ thể trên thế nào tùy từng trƣờng hợp, tình huống xảy ra.
Đơn cử nhƣ nếu có NH nào ở Việt Nam buộc phải phá sản thì với tình hình thực tế tại Việt
Nam không thể chỉ có sự tham gia của Bảo hiểm Tiền gửi chi trả tiền cho ngƣời gửi tiền, mà
Chính phủ cần phải đứng ra thanh toán hỗ trợ NH nhằm đảm bảo an toàn hệ thống và quan
trọng nữa là bảo đảm quyền lợi của ngƣời gửi tiền nhƣ nguyên tắc luật đặt ra.
Vì thế, với tƣ cách là cơ quan soạn thảo, NHNN phải đƣa ra nhiều công cụ có thể giải quyết hỗ
trợ các TCTD yếu kém khắc phục những tồn tại của mình góp phần lành mạnh hóa hệ thống.
Còn vấn đề sử dụng công cụ đó hay không thì phụ thuộc vào điều kiện thực tế.
Ông nghĩ sao khi nhiều ý kiến cho rằng, vai trò XLNX của VAMC trong Dự thảo Luật khá mờ
nhạt?
Theo tôi, quan trọng nhất trong vấn đề XLNX liên quan tới quyền bên cho vay đối với TSBĐ.
Vấn đề này đã đƣợc đề cập tới tại Dự thảo Luật. Còn đối với vai trò của VAMC trong xử lý nợ
xấu, quan điểm của tôi là nếu cho VAMC một quyền năng cao hơn thì đồng thời phải quy định
trách nhiệm của đơn vị này cũng phải cao hơn chứ không nhƣ hiện nay là kho giữ hộ nợ xấu.
Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Vũ thực hiện
/>17:26 | 13/11/2017
CBRC đánh giá cao thành tựu của NHNN Việt Nam trong tái cơ cấu hệ thống NH
Ngày 13/11/2017, tại trụ sở Ngân hàng Nhà nƣớc (NHNN) Việt Nam, Thống đốc Lê Minh Hƣng
đã tiếp ông Quách Thụ Thanh - Chủ tịch Ủy ban Quản lý Giám sát Ngân hàng Trung Quốc
(CBRC).

Thống đốc NHNN chào mừng đoàn công tác của CBRC do ông Quách Thụ Thanh dẫn đầu
đến thăm và làm việc tại NHNN Việt Nam và hy vọng chuyến thăm lần này sẽ góp phần thúc
đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai bên.
Tại buổi tiếp, Lãnh đạo hai cơ quan đã điểm qua tình hình hoạt động của hệ thống ngân hàng

hai nƣớc cũng nhƣ kết quả hoạt động của các ngân hàng Trung Quốc có hiện diện tại Việt
Nam trong thời gian qua. Chủ tịch CBRC chúc mừng thành tựu mà NHNN Việt Nam đã đạt
đƣợc trong lĩnh vực tái cơ cấu hệ thống ngân hàng và bày tỏ sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của
Trung Quốc trong lĩnh vực này.
Thống đốc Lê Minh Hƣng cũng thông báo với Chủ tịch CBRC về việc NHNN Việt Nam vừa
cấp giấy chấp thuận về nguyên tắc cho Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) thành lập

149


chi nhánh tại Hà Nội và đề nghị hai bên tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong thanh tra giám sát các
hiện diện xuyên biên giới để vừa đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả của hệ thống ngân
hàng, vừa tạo điều kiện cho các định chế này đóng góp tích cực vào việc phát triển quan hệ
đầu tƣ – thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Thống đốc NHNN tiếp Chủ tịch Ủy ban Quản lý Giám sát Ngân hàng Trung Quốc
Trong bối cảnh đó, hai bên bày tỏ vui mừng về việc NHNN Việt Nam và CBRC đã ký lại Bản
ghi nhớ về hợp tác và trao đổi thông tin trong lĩnh vực thanh tra giám sát ngân hàng thay thế
Bản ghi nhớ mà hai cơ quan đã ký năm 2008. Bản ghi nhớ đƣợc ký lại với các nội dung cập
nhật và chi tiết hơn về hoạt động chia sẻ thông tin và hợp tác giữa hai bên sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho hai bên tăng cƣờng hợp tác, chia sẻ thông tin, đặc biệt trong các lĩnh vực nhƣ
tăng cƣờng năng lực và thanh tra giám sát các hiện diện ngân hàng xuyên biên giới.
Đƣợc biết, trƣớc đó, ngày 12/11/2017, Thống đốc NHNN Lê Minh Hƣng và Chủ tịch CBRC
đã ký Bản ghi nhớ về hợp tác và trao đổi thông tin trong lĩnh vực thanh tra giám sát ngân hàng
trƣớc sự chứng kiến của Tổng Bí thƣ Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thƣ, Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Tổng Bí thƣ, Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình.
PV

/>

Không khoan nhƣợng với sở hữu chéo
ĐẶNG HÀ MY
Thứ sáu, 08/09/2017 - 07:43 AM (GMT+7)

Nhằm đẩy nhanh việc giải quyết dứt điểm các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém và xử lý nợ
xấu, Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam (NHNN) đã xây dựng và triển khai Đề án cơ cấu lại hệ
thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020 (Đề án). Qua đó, NHNN thể hiện rõ

150


quyết tâm và kỳ vọng từng bƣớc xử lý và xóa bỏ tình trạng đầu tƣ chéo, sở hữu chéo và sở hữu
có tính chất thao túng, chi phối trong các TCTD.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Thống đốc NHNN đặt ra đối với toàn ngành trong
các tháng còn lại của năm 2017 và những năm tiếp theo, đó là quyết liệt triển khai Đề án nhằm
đẩy nhanh giải quyết dứt điểm các TCTD yếu kém cũng nhƣ xử lý nợ xấu. Thực tế, quá trình
cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu giai đoạn 2011-2015, tuy đã đạt đƣợc nhiều kết
quả quan trọng, song hệ thống các TCTD vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém. Tình trạng sở hữu
chéo, nhóm cổ đông chi phối đã từng bƣớc đƣợc kiểm soát nhƣng trên thực tế vẫn còn tiềm ẩn
nhiều rủi ro. Nợ xấu và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu còn cao...
Thống đốc NHNN yêu cầu các đơn vị triển khai Đề án tiếp tục cơ cấu lại hệ thống các TCTD
gắn với trọng tâm là xử lý căn bản, triệt để nợ xấu và các TCTD yếu kém bằng các hình thức
phù hợp cơ chế thị trƣờng trên nguyên tắc thận trọng, bảo đảm quyền lợi của ngƣời gửi tiền,
giữ vững sự ổn định, an toàn hệ thống. Số lƣợng TCTD yếu kém giảm dần, bảo đảm số lƣợng
các TCTD phù hợp, có quy mô và uy tín, hoạt động lành mạnh, bảo đảm tính thanh khoản...

Ngân hàng Nhà nước sẽ tăng cường thanh tra, giám sát đối với hoạt động của các TCTD.
Ảnh: NAM ANH
Xét theo các mục tiêu Đề án đặt ra, một thành viên Hội đồng Tƣ vấn chính sách tài chính, tiền

tệ quốc gia cho rằng, cơ quan điều hành đã có ý đồ từ trƣớc và hiện hệ thống TCTD đã, đang
triển khai. Chẳng hạn nhƣ mục tiêu lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng thƣơng mại (NHTM),
áp dụng theo các thông lệ chuẩn mực quốc tế Basel II… đang đƣợc các TCTD thực hiện, tuy
nhiên tốc độ triển khai chậm so kỳ vọng. Mặt khác, NHNN đã đề cao tính thị trƣờng thể hiện
qua việc không ấn định số lƣợng các NH tồn tại hoặc phải giảm bớt. Thay vào đó, Đề án đƣa
ra mục tiêu định hƣớng đến năm 2020, các NHTM cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn mực
của Basel II, trong đó ít nhất 12 - 15 NHTM áp dụng thành công Basel II. Đặc biệt phấn đấu

151


có ít nhất từ một đến hai NHTM nằm trong Top 100 NH lớn nhất khu vực châu Á…
Vấn đề hệ thống NH Việt Nam cần có bao nhiêu NH là đủ cũng đã gây tranh cãi trong thời
gian qua. Các chuyên gia cho rằng, rất khó để định lƣợng số NH đang nhiều hay ít. Nếu các
NH, nhất là NH nhỏ, đều yếu kém cả về quản trị, vốn liếng thì phải thu hẹp thông qua sáp
nhập, nhƣ cách NHNN xử lý thời gian vừa qua là cần thiết để giảm thiểu rủi ro. Nhƣng nếu xét
dƣới góc độ tiềm năng tài khoản NH hoạt động theo dân số Việt Nam nhƣ hiện nay thì số
lƣợng NH cũng không phải quá nhiều. Để có câu trả lời chính xác, phải dựa trên sự vận động
của thị trƣờng chứ không chỉ đơn giản áp đặt là đƣợc. Cơ chế sàng lọc và đào thải đó phải “tự
nhiên” chứ không nên “thúc ép” bằng mệnh lệnh hành chính.
Đánh giá Đề án ra đời rất kịp thời, chuyên gia kinh tế Trần Du Lịch, thành viên Tổ tƣ vấn kinh
tế của Thủ tƣớng Chính phủ, lƣu ý các vấn đề cần phải giải quyết triệt để, đó là nợ xấu, không
để tồn tại NH yếu kém và xử lý tình trạng sở hữu chéo.
Theo ông Trần Du Lịch, sở hữu chéo chính là gốc của vấn đề nợ xấu. Sở hữu chéo gây ra rất
nhiều hệ lụy cho hệ thống NH. Nhiều NH tăng vốn điều lệ lên mấy nghìn tỷ đồng, nhƣng
nguồn tiền đó thực chất là NH nọ vay NH kia, lòng vòng sở hữu. Do đó quy định chặt hơn về
sở hữu chéo là rất cần thiết.
Về vấn đề này, lãnh đạo NHNN cho hay, Đề án đã tập trung hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xử
lý, cơ cấu lại TCTD. Đó là cơ sở quan trọng để trong thời gian tới, NHNN từng bƣớc xử lý và
xóa bỏ tình trạng đầu tƣ chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các

TCTD có liên quan. Cụ thể, Đề án đã bổ sung các quy định để tăng cƣờng xử lý việc sở hữu
chéo, ngăn ngừa lạm dụng quyền quản trị, điều hành, quyền cổ đông lớn để thao túng hoạt
động của các TCTD và các bất cập về pháp lý liên quan. Đề án còn sửa đổi, bổ sung khái niệm
“ngƣời có liên quan” để bảo đảm bao quát rộng hơn các trƣờng hợp có cùng lợi ích. Đề án
cũng tăng thẩm quyền và trách nhiệm của NHNN Việt Nam trong việc kiểm soát cổ đông,
nhóm cổ đông lớn ở cả hai khâu tiền kiểm và hậu kiểm.
Theo Vụ trƣởng Pháp chế (NHNN) Đoàn Thái Sơn, một số “đại án” NH xảy ra ở VNCB,
Oceanbank hay Sacombank thời gian qua xuất phát từ sở hữu chéo. Việc đƣa ra một đề án bao
trùm cả cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giúp cho NHNN thuận lợi hơn trong triển khai đồng
bộ, xuyên suốt các chính sách. Để thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của Đề án, trong các tháng
cuối năm 2017 và các năm tiếp theo, NHNN sẽ tăng cƣờng thanh tra, giám sát đối với hoạt
động của các TCTD. Trong đó tập trung vào các lĩnh vực còn nhiều hạn chế, sai phạm.
Trƣờng hợp TCTD nào vẫn để những hành vi vi phạm đã đƣợc cảnh báo tồn tại, tiếp tục tái
diễn trong hệ thống sẽ đƣợc xem nhƣ cố ý vi phạm, không chấp hành chỉ đạo của Thống đốc
NHNN và sẽ bị xem xét, xử lý theo đúng quy định. Hiện tiến trình cơ cấu lại hệ thống NH đã
bƣớc vào giai đoạn II với bối cảnh khác, đòi hỏi phải xử lý triệt để sở hữu chéo NH, bảo đảm
vốn của NH là vốn thực có, chứ không phải vốn ảo.

152



×