Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Hình thành sàn giao dịch công nghệ ảo để thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng tại viện hàn lâm khoa học và công nghệ việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


BÙI VĂN HIỂN

HÌNH THÀNH SÀN GIAO DỊCH CÔNG NGHỆ ẢO
ĐỂ THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ỨNG DỤNG TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

Hà Nội, 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


BÙI VĂN HIỂN

HÌNH THÀNH SÀN GIAO DỊCH CÔNG NGHỆ ẢO
ĐỂ THÚC ĐẨY THƯƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
ỨNG DỤNG TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60 34 04 12



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Văn Hải

Hà Nội, 2018


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tác giả gửi lời cảm ơn đến PGS.TS Trần Văn Hải đã hướng dẫn
tác giả hoàn thành Luận văn này.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn tới PGS.TS Vũ Cao Đàm, PGS.TS Đào Thanh
Trường, ThS Vũ Hải Trang cùng các Thầy giáo/Cô giáo đã truyền đạt cho tác giả
không chỉ những kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, mà còn cho tác giả nhận rõ
truyền thống Nhân văn của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – nơi tác
giả gắn bó trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu ở bậc sau đại học.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo các Viện, Lãnh đạo các Ban
chức năng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam gồm: Viện Công
nghệ sinh học, Viện Công nghệ môi trường, Viện Công nghệ vật liệu, Viện Hóa học,
Viện Khoa học năng lượng, Viện Công nghệ thông tin, cùng các nhà khoa học đã
nhiệt tình giúp đỡ tác giả thực hiện điều tra, khảo sát và trao đổi nhiều kinh nghiệm
thực tế.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành và cảm mến tới Lãnh đạo Ban Ứng
dụng và Triển khai công nghệ: TS Hà Quý Quỳnh, Trưởng Ban; PGS.TS Phan Tiến
Dũng, Phó Trưởng Ban, TS Vũ Thị Thu Lan, Phó Trưởng Ban cùng các đồng
nghiệp tại cơ quan công tác đã luôn tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả trong suốt quá
trình học tập và nghiên cứu.
Do thời gian và năng lực bản thân có hạn, Luận văn này không tránh khỏi
còn khiếm khuyết, tác giả rất mong nhận được sự thông cảm và chia sẻ.
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng


năm 2018

Bùi Văn Hiển


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................... 2
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 3
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ..................................................................... 6
2.1. Tổng quan về thương mại hóa tài sản trí tuệ trên thế giới ...................... 6
2.2. Tổng quan về thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Việt Nam............. 8
2.3. Tổng quan nghiên cứu về sàn giao dịch công nghệ ............................... 10
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 12
3.1. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 12
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 12
4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 12
5. Mẫu khảo sát ................................................................................................. 12
6. Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 13
7. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................... 13
8. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................. 13
9. Kết cấu luận văn ........................................................................................... 14
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC TRUNG GIAN NHẰM
THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG ....................... 15
1.1. Tổ chức trung gian hỗ trợ thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu ................ 15
1.1.1. Dịch vụ chuyển giao công nghệ .......................................................... 15
1.1.2. Tổ chức môi giới chuyển giao công nghệ ........................................... 16
1.1.3. Tổ chức tư vấn chuyển giao công nghệ ............................................... 17
1.1.4. Tổ chức xúc tiến chuyển giao công nghệ ............................................ 19

1.2. Thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu ......................................................... 20
1.2.1. Khái niệm thương mại hóa .................................................................. 20
1.2.2. Khái niệm thương mại hóa kết quả nghiên cứu .................................. 22


1.3. Sàn giao dịch công nghệ ............................................................................ 25
1.3.1. Khái niệm sàn giao dịch công nghệ .................................................... 25
1.3.2. Chức năng của sàn giao dịch công nghệ ............................................ 27
1.3.3. Điều kiện về nhân lực của sàn giao dịch công nghệ ........................... 27
1.3.4. Điều kiện về cơ sở vật chất - kỹ thuật đối với sàn giao dịch công
nghệ ngoài công lập ...................................................................................... 28
1.4. Sàn giao dịch công nghệ ảo ....................................................................... 28
1.4.1. Khái niệm sàn giao dịch công nghệ ảo ............................................... 28
1.4.2. Vai trò của sàn giao dịch công nghệ ảo đối với hoạt động thương
mại hóa kết quả nghiên cứu .......................................................................... 30
Tiểu kết Chƣơng 1 ............................................................................................ 35
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG SÀN GIAO DỊCH CÔNG NGHỆ
VÀ THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG
TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM ............... 36
2.1. Thực trạng tổ chức và hoạt động của các sàn giao dịch công nghệ .......... 36
2.1.1. Trung tâm giao dịch thông tin công nghệ Việt Nam (Sàn giao dịch
thông tin công nghệ) ...................................................................................... 36
2.1.2. Hoạt động của Sàn giao dịch công nghệ TP. Hồ Chí Minh ............... 39
2.1.3. Hoạt động của Sàn giao dịch Công nghệ và Thiết bị Hải phòng ....... 41
2.1.4. Đánh giá tổ chức và hoạt động của các sàn giao dịch công nghệ ..... 46
2.2. Thực trạng thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu ứng dụng tại VAST . 48
2.2.1. Thực trạng nghiên cứu khoa học ........................................................ 48
2.2.2. Thực trạng ứng dụng và triển khai công nghệ .................................... 53
2.2.3. Thực trạng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và công bố kết quả nghiên
cứu ................................................................................................................. 63

2.2.4. Thực trạng động kinh doanh, hỗ trợ thương mại hóa kết quả nghiên
cứu ................................................................................................................. 65
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................. 67


CHƢƠNG 3. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SÀN GIAO DỊCH
CÔNG NGHỆ ẢO ĐỂ THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
TẠI VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM ............... 68
3.1. Kinh nghiệm nƣớc ngoài về tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch
công nghệ .......................................................................................................... 68
3.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc ............................................................. 68
3.1.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ................................................................ 72
3.1.3. Kinh nghiệm của Singapore ................................................................ 74
3.2. Giải pháp xây dựng sàn giao dịch công nghệ theo định hƣớng thị
trƣờng ................................................................................................................ 77
3.2.1. Hạn chế của sàn giao dịch công nghệ theo định hướng “thị trường
tiềm năng” ..................................................................................................... 77
3.2.2. Điểm mạnh của sàn giao dịch công nghệ định hướng “thị trường
theo nhu cầu” ................................................................................................ 79
3.3. Hình thành sàn giao dịch công nghệ ảo ..................................................... 81
3.3.1. Nhu cầu hình thành sàn giao dịch công nghệ ảo ................................ 81
3.3.2. Ưu điểm của sàn giao dịch công nghệ ảo ........................................... 83
3.3.3. Tổ chức sàn giao dịch công nghệ ảo ................................................... 84
3.3.4. Hoạt động của sàn giao dịch công nghệ ảo ........................................ 86
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................. 88
KẾT LUẬN .......................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 92


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CGCN:

Chuyển giao công nghệ

KH&CN:

Khoa học và Công nghệ

NCKH:

Nghiên cứu khoa học

NSNN:

Ngân sách Nhà nƣớc

R&D:

Nghiên cứu và Triển khai

SHTT:

Sở hữu trí tuệ

TSTT:

Tài sản trí tuệ

VAST


Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam (Viện Hàn lâm)

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay việc thúc đẩy thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học
đang là trọng tâm của các chính sách kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới,
trong đó có Việt Nam. Hàng năm, nƣớc ta dành khoảng 2% chi ngân sách cho
các hoạt động nghiên cứu khoa học, tuy nhiên các kết quả nghiên cứu đạt
đƣợc phần lớn chƣa thật sự đi vào sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp.
Điều này cũng đồng nghĩa với việc những kết quả nghiên cứu của các nhà
khoa học chƣa đƣợc thƣơng mại hóa dẫn tới hiệu quả hoạt động khoa học và
công nghệ của nƣớc ta còn đạt ở mức khiêm tốn.
Trong bối cảnh cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4.0 đang diễn ra
mạnh mẽ tác động đến mọi quốc gia, dân tộc, Đảng và Chính phủ đã xác định
rõ “Phát triển mạnh mẽ khoa học và công nghệ, làm cho khoa học và công
nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu, là động lực quan trọng nhất để phát triển
lực lƣợng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lƣợng,
hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trƣờng, bảo đảm quốc
phòng, an ninh” (Nghị quyết Đại Hội Đảng lần thứ XII). Để có thể cụ thể hóa
đƣợc chủ trƣơng của Đảng và Chỉnh phủ, nhà nƣớc ta đã ban hành nhiều văn
bản hƣớng dẫn thực hiện và tạo điều kiện để thúc đẩy hoạt động thƣơng mại
hóa công nghệ, phát triển thị trƣờng khoa học công nghệ...ở Việt Nam nhƣ
Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Chuyển giao công
nghệ, Luật Công nghệ cao, các nghị định và thông tƣ hƣớng dẫn,…
Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (Viện Hàn lâm) là cơ

quan nghiên cứu khoa học hàng đầu của đất nƣớc về khoa học tự nhiên, đa
ngành và đa lĩnh vực. Tại Nghị định số 60/2017/NĐ-CP quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm do Thủ tƣớng
Chính phủ ký ban hành ngày 15/5/2017 nêu rõ: “Viện Hàn lâm là cơ quan
3


thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng nghiên cứu cơ bản về khoa học tự
nhiên và phát triển công nghệ; cung cấp luận cứ khoa học cho công tác quản
lý khoa học, công nghệ và xây dựng chính sách, chiến lược, quy hoạch phát
triển kinh tế, xã hội; đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ có trình độ cao
theo quy định của pháp luật”.
+ Cơ cấu tổ chức của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
hiện nay có 52 đầu mối: 06 đơn vị giúp việc Chủ tịch Viện Hàn lâm, 34 đơn
vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học chuyên ngành, 07 đơn vị sự nghiệp khác có
chức năng phục vụ công tác quản lý và nghiên cứu khoa học của Viện Hàn
lâm, 04 đơn vị tự trang trải kinh phí và 01 doanh nghiệp Nhà nƣớc. Ngoài ra,
Viện Hàn lâm còn có hệ thống trên 100 đài trạm trại thuộc 18 Viện nghiên
cứu chuyên ngành, phân bố tại 36 tỉnh, thành phố đặc trƣng cho hầu hết các
vùng địa lý của Việt Nam (đồng bằng, ven biển, trung du, miền núi và hải
đảo) để khảo sát, điều tra, thu thập số liệu, triển khai thực nghiệm về địa chất,
địa từ, địa động lực, địa lý, môi trƣờng, tài nguyên và thử nghiệm vật liệu,...
Trong nhiều năm qua, Viện Hàn lâm đƣợc Nhà nƣớc từng bƣớc đầu tƣ xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật tƣơng đối đồng bộ trong đó có 04 Phòng thí
nghiệm trọng điểm Quốc gia (PTNTĐ) cùng nhiều phòng thí nghiệm nghiên
cứu cấp Viện khác. Nhiều phòng thí nghiệm của Viện Hàn lâm đƣợc trang bị
các thiết bị nghiên cứu hiện đại đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học và đào
tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao. VAST có các khu sản xuất thử nghiệm
nhằm trực tiếp phục vụ công tác phát triển công nghệ, sản xuất đa dạng sản
phẩm khoa học để đƣa kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tế phục vụ phát

triển kinh tế xã hội của đất nƣớc.
+ Tính đến tháng 06/2017, Viện Hàn lâm có tổng số trên 4000 nhân
lực, viên chức, trong đó có 2351 là nhân lực biên chế; 45 GS, 150 PGS, 26
TSKH, 838 TS, 869 ThS và 550 nhân lực, viên chức có trình độ đại học. So

4


với năm 2016 số lƣợng TS và TSKH tăng 6% và số lƣợng GS và PGS tăng
7%.
Từ những thế mạnh về tiềm lực con ngƣời, vật chất Viện Hàn lâm đã
đạt đƣợc nhiều thành tựu về công tác nghiên cứu khoa học và triển khai công
nghệ đƣợc ghi nhận trong nƣớc và quốc tế. Tuy nhiên, kết quả thƣơng mại
hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng chƣa tƣơng xứng với tiềm năng của Viện
Hàn lâm.
Công bố khoa học trên tạp chí quốc tế uy tín ISI và Sở hữu trí tuệ

Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và chiến lƣợc thúc đẩy thƣơng mại hóa
các kết quả ứng dụng từ Viện Hàn lâm đến với doanh nghiệp và xã hội tác giả
đề xuất đề tài nghiên cứu: “Hình thành sàn giao dịch công nghệ ảo để thúc
đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng tại Viện Hàn lâm Khoa học
và Công nghệ Việt Nam”:
a. Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp
cơ sở lý luận cho các nhà quản lý, đồng thời làm cơ sở cho mối liên kết hợp
tác giữa nhà khoa học của Viện Hàn lâm và doanh nghiệp.
b. Ý nghĩa thực tiễn: Đƣa kết quả nghiên cứu ứng dụng ra ngoài thực
tiễn thông qua sàn giao dịch công nghệ ảo và từ nhu cầu thực tiễn (doanh
nghiệp) thông qua sàn giao dịch ảo để định hƣớng, xác định đầu vào hoặc đặt
hàng các nhiệm vụ khoa học cấp Viện Hàn lâm. Đƣa ra đƣợc minh chứng:


5


khoa học gắn với thực tiễn và đồng thời nhà khoa học gắn với các doanh
nghiệp nhằm phát triển kinh tế - xã hội.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.1. Tổng quan về thương mại hóa tài sản trí tuệ trên thế giới
Thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu có thể triển khai ở các giai đoạn
của quá trình đổi mới: từ những ý tƣởng ban đầu cho đến kết quả cuối cùng,
theo Norman và cộng sự (1997). Nó có thể đƣợc thực hiện dƣới nhiều hình
thức nhƣ chuyển quyền sử dụng (licensing) hay nhƣ việc tạo ra các doanh
nghiệp KH&CN từ các tổ chức KH&CN mẹ để tự thƣơng mại hóa kết quả
nghiên cứu của chính tổ chức đó (Koruna, 2004) hoặc từ các tổ chức trung
gian để đến đƣợc với đơn vị, cá nhân có nhu cầu về công nghệ.
Việc thúc đẩy thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu đang là trọng tâm
của các chính sách kinh tế tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ngay từ những
năm 80 của thế kỷ trƣớc, chính quyền liên bang Hoa Kỳ đã có những thay đổi
to lớn trong chính sách, chiến lƣợc liên quan đến việc khai thác và thƣơng mại
hóa các kết quả nghiên cứu. Để thực hiện điều này, việc đầu tiên, Hoa Kỳ ban
hành các điều luật nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Ví dụ,
để thúc đẩy chuyển giao kết quả nghiên cứu từ trƣờng đại học vào doanh
nghiệp, năm 1980, Hoa Kỳ ban hành Luật Bayh-Dole (Bayh-Dole Act 1980),
quy định việc giao quyền sở hữu kết quả nghiên cứu có nguồn gốc kinh phí từ
NSNN cho tổ chức KH&CN. Cụ thể, đạo luật này giao quyền sở hữu các sáng
chế đƣợc tạo ra bằng kinh phí nhà nƣớc cho các trƣờng đại học khai thác
trong một thời hạn nhất định, nếu không khai thác đƣợc thì sau thời gian đó
trƣờng đại học phải trả lại quyền sở hữu cho Nhà nƣớc. Trong những năm 90,
các trƣờng đại học Columbia, California và Stanford đã có nhiều thành tích
trong CGCN. Việc tác động của đạo luật này đến các nghiên cứu hàn lâm rất
khiêm tốn, mà chủ yếu là tác động đến việc tăng cƣờng công tác sáng chế và

cấp phép sử dụng công nghệ (Mowery, 1998). Từ khi đạo luật này ra đời, các
6


Viện, trƣờng đại học của Hoa Kỳ đã đẩy mạnh việc hình thành các tổ chức
dịch vụ CGCN nhằm thƣơng mại hóa các kết quả nghiên cứu của họ. Theo
Mowery và cộng sự (2001), bản thân sự ra đời của Luật Bayh-Dole là một
trong những yếu tố để thúc đẩy chuyển giao kết quả R&D từ các Viện nghiên
cứu, trƣờng đại học vào doanh nghiệp và là yếu tố quan trọng thúc đẩy quá
trình này. Còn theo Markman và cộng sự (2009), cứ 1 đô la Mỹ đầu tƣ vào tổ
chức dịch vụ CGCN thì tổ chức đó nhận lại 6 đô la thu nhập từ các dịch vụ
CGCN. Qua đó ta có thể thấy hiệu quả đầu tƣ thể hiện qua thu nhập hay lợi
nhuận từ hoạt động CGCN.
Nghiên cứu của Karlsson Magnus (2004) bàn về thƣơng mại hóa kết
quả nghiên cứu ở Hoa Kỳ, cung cấp cái nhìn tổng quan về hoạt động CGCN
và những cải cách trong luật và chính sách của Hoa Kỳ nhằm mục đích chỉ ra
những điểm mạnh hay ƣu điểm của Hoa Kỳ có thể áp dụng tại Thụy Điển để
thúc đẩy hoạt động thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu.
Einar Rasmussen (2008) có bài nghiên cứu về những giải pháp của
chính phủ để hỗ trợ hoạt động thƣơng mại hóa nghiên cứu ở trƣờng đại học:
bài học kinh nghiệm từ Canada. Nghiên cứu này xem xét cách hỗ trợ của
chính phủ Canada nhằm hỗ trợ hoạt động thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu.
Các bài học đƣợc rút ra từ trƣờng hợp của Canada có liên quan đến việc các
sáng kiến của chính phủ khuyến khích cách tiếp cận từ dƣới lên nhƣ thế nào.
Điều này đƣợc thực hiện bằng cách chính phủ cung cấp nguồn lực để sử dụng
trực tiếp trong các dự án thƣơng mại hóa hoặc để phát triển chuyên môn trong
hoạt động CGCN trong các trƣờng đại học, bằng việc thử nghiệm các sáng
kiến mới, hoặc tạo thuận lợi cho sự hợp tác giữa các tổ chức thƣơng mại hóa.
Kết quả nghiên cứu của các tổ chức KH&CN có thể là đối tƣợng đƣợc
bảo hộ sở hữu công nghiệp hoặc không, nhƣng tất cả đều là TSTT của tổ chức

KH&CN đó. Chính vì vậy, việc thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu cũng có
thể đƣợc hiểu chính là thƣơng mại hóa TSTT. Nghiên cứu của Bruce P.
7


Clayman và Adam Holbrook (2003) về thƣơng mại hóa TSTT coi đó nhƣ là
một yếu tố chính có tầm quan trọng đặc biệt đối với hoạt động đổi mới ở
Canada.
2.2. Tổng quan về thương mại hóa kết quả nghiên cứu tại Việt Nam
Đặng Duy Thịnh và cộng sự (2000) đã tiến hành nghiên cứu cơ sở khoa
học thƣơng mại hóa các hoạt động KH&CN ở Việt Nam. Nghiên cứu đã chỉ
ra hoạt động KH&CN là quá trình chuyển hóa các nghiên cứu khoa học, kết
quả nghiên cứu khoa học thành sản phẩm có thể bán ra thị trƣờng hoặc là các
quy trình công nghệ có thể áp dụng vào thực tế. Nghiên cứu của Đặng Duy
Thịnh cũng đề xuất một số biện pháp mang tính định hƣớng và những nguyên
tắc chung nhằm thúc đẩy hoạt động thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu
KH&CN ở nƣớc ta nhƣ tăng cƣờng xúc tiến năng lực thƣơng mại hóa, thúc
đẩy bảo hộ SHTT hay khuyến khích thành lập các doanh nghiệp KH&CN.
Năm 2013, Viện Chiến lƣợc và Chính sách KH&CN, Bộ KH&CN đã
nghiệm thu đề tài nghiên cứu cấp Bộ “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn
cho việc xây dựng chính sách thúc đẩy thương mại hóa kết quả nghiên cứu
khoa học và phát triển công nghệ của các tổ chức KH&CN Việt Nam”, do TS.
Nguyễn Quang Tuấn chủ trì. Nghiên cứu này đã chỉ ra cơ sở lý luận, thực
trạng thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ của các tổ
chức KH&CN nói chung và một số giải pháp vĩ mô. Tuy nhiên, nghiên cứu
này không đi sâu vào việc nhận diện những rào cản trong hoạt động thƣơng
mại hóa kết quả nghiên cứu của các tổ chức KH&CN.
Tạp chí Cộng sản số 810 (tháng 4/2010) có bài viết “Thúc đẩy thương
mại hóa kết quả R&D ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Quang Tuấn. Thông
qua việc phân tích một số giải pháp thúc đẩy thƣơng mại hóa kết quả R&D

của một số nƣớc trên thế giới và đánh giá hiện trạng thƣơng mại hóa kết quả
R&D tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Quang Tuấn đã đề xuất một số giải pháp
nhằm thúc đẩy hoạt động thƣơng mại hóa kết quả R&D ở nƣớc ta. Tuy nhiên,
8


những giải pháp tác giả đề xuất còn chung chung, chƣa đƣa ra giải pháp rõ
ràng có thể thực hiện ngay (ví dụ tác giả đề xuất giải pháp cần sớm hoàn thiện
chính sách thúc đẩy doanh nghiệp đầu tƣ vào KH&CN nhƣng vấn đề là cần
hoàn thiện nhƣ thế nào?). Cũng nhƣ không chỉ ra những khó khăn hay rào cản
trong hoạt động thƣơng mại hóa kết quả R&D tại Việt Nam.
Thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu từ trƣờng đại học vào doanh
nghiệp ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp của tác giả TS. Hồ Ngọc Luật
(Nghiên cứu về chính sách và quản lý, tập 4, số 1, 2015 Tap chí Khoa học và
Công nghệ Việt Nam), bài viết này tác giả đã đƣa ra cách nhận dạng thực
trạng thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu từ trƣờng đại học vào doanh nghiệp
và phân tích những khó khăn và giải pháp nhƣng chƣa đề cấp đến thƣơng mại
hóa tại các viện nghiên cứu nơi có nhiều kết quả nghiên cứu ứng dụng tiềm
năng.
Bàn về quá trình thƣơng mại hóa các kết quả R&D, tác giả Trần Văn
Hải (Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) đã có bài viết “Thương
mại hóa kết quả nghiên cứu - Tiếp cận từ Quyền Sở hữu trí tuệ” trên Tạp chí
Hoạt động khoa học, số tháng 4 năm 2011. Tác giả tiếp cận từ hƣớng Luật
SHTT, bàn về việc liệu tất cả các kết quả R&D đều có thể thƣơng mại hóa
đƣợc hay không? Đồng thời đề xuất giải pháp trực tiếp (Thành lập các doanh
nghiệp khởi nguồn từ cơ sở nghiên cứu hoặc từ các trƣờng đại học) và gián
tiếp (Đảm bảo khả năng thực thi quyền SHTT) nhằm thúc đẩy hoạt động này.
Tác giả cũng đã chỉ rõ đƣợc trách nhiệm thực hiện những giải pháp này thuộc
về ai, tuy nhiên, những khó khăn trong hoạt động thƣơng mại hóa kết quả
R&D thì tác giả chƣa đề cập/ bàn đến.

Thương mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng trong các trường Đại
học tại Australia và những đề xuất cho Việt Nam của tác giả Trần Văn Hải
(Trƣờng Đại học KHXH&NV) đăng trên tạp trí Khoa học và Công nghệ
tháng 8 năm 2015, bài viết đã phân tích một số yếu tố làm nên sự thành công
9


của việc thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng của các trƣờng đại học
tại Australia: số lƣợng xuất bản ấn phẩm liên quan đến sáng chế, sự phân bố
sáng chế trên các lĩnh vực công nghệ, tần số trích dẫn patent theo lĩnh vực
công nghệ, sự hợp tác nghiên cứu và áp dụng sáng chế. Đề xuất tập trung
nghiên cứu ứng dụng các lĩnh vực công nghệ thuộc thế mạnh của các trƣờng
đại học Việt Nam gắn với thƣơng mại hóa sáng chế. Bài viết chƣa đi sâu phân
tích vào những rào cản hay tổ chức trung gian để khắc phục những rào cản
hoạt động thƣơng mại hóa tại Việt Nam.
2.3. Tổng quan nghiên cứu về sàn giao dịch công nghệ
Nhƣ vậy có thể thấy rằng, thông qua các Sàn giao dịch công nghệ, Thị
trƣờng công nghệ (TTCN) phát triển. Nhận thức rõ điều này, trong Chiến lƣợc
phát triển KT-XH 2011-2020 đƣợc thông qua tại Đại hội lần thứ XI của Đảng
năm 2011chỉ rõ: “Phát triển mạnh thị trƣờng khoa học, công nghệ... chuyển
các đơn vị sự nghiệp khoa học, công nghệ sang chính sách tự chủ, tự chịu
trách nhiệm”. Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống kinh tế thị trƣờng của Việt
Nam chƣa phát triển đủ mức độ để có đƣợc một TTCN đồng bộ và có hiệu
quả. Đặc biệt ở các bộ, ngành cụ thể, TTCN còn rất sơ khai, nhiều vấn đề lý
luận và thực tiễn chƣa đƣợc giải quyết.
Để thực hiện đƣợc điều đó Nhà nƣớc cần phải giải quyết rất nhiều vấn
đề, trong đó vấn đề xây dựng, hoàn thiện các thể chế của thị trƣờng khoa học
- công nghệ đƣợc quan tâm, chú trọng. Đến nay, cả nƣớc có các Sàn giao dịch
công nghệ đang hoạt động nhƣ Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị Thái Bình,
Quảng Ninh, Nghệ An, Hải Phòng, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh, Bắc Giang, Sàn

giao dịch công nghệ - Cục Thông tin KH&CN Quốc gia..., trong đó Sàn gia
dịch công nghệ và thiết bị Hải Phòng (HATEX) đƣợc thành lập và đi vào hoạt
động sớm nhất. Các sàn nói trên có xu hƣớng triển khai theo cả phƣơng thức
sàn thực và phƣơng thức sàn ảo. Các sàn thực hiện chủ yếu tập trung vào
trƣng bày, giới thiệu các thiết bị công nghệ, sản phẩm công nghệ của cả các
10


công ty trong và ngoài nƣớc. Sàn ảo chủ yếu giới thiệu các thiết bị công nghệ
qua mạng trực tuyến. Hoạt động giao dịch công nghệ là tài sản trí tuệ qua các
sàn nhƣ quy trình, giải pháp kỹ thuật, bí quyết công nghệ còn hạn chế.
Qua khảo sát thực tế các kết quả hoạt động tƣ vấn, môi giới chuyển
giao công nghệ của các Sàn giao dịch công nghệ từ năm 2011 - 2013, theo số
liệu tổng hợp của các Sàn giao dịch và các Techmart ảo: Cục thông tin khoa
học và công nghệ Quốc gia, Hồ Chí Minh, Hải phòng, Nghệ An và tại các
Techmart, các triễn lãm công nghệ khác, lƣợng giao dịch công nghệ là: 4.568
với tổng giá trị là: 5.683 tỷ đồng. Trong năm 2013 và 9 tháng đầu năm 2014
cho thấy:
- Sàn giao dịch công nghệ Quảng Ninh năm 2013 kết nối đƣợc 5 cuộc
cho các tổ chức, doanh nghiệp gặp gỡ, thƣơng thảo ký kết hợp đồng. Từ tháng
01-09/2014 đã kết nối đƣợc 3 cuộc gặp giữa các tổ chức và doanh nghiệp.
- Sàn giao dịch công nghệ Hải Phòng, năm 2013 kết nối đƣợc 55 cuộc
cho các tổ chức, doanh nghiệp gặp gỡ, thƣơng thảo ký kết hợp đồng. Hỗ trợ
10 đơn vị trong việc tiếp cận nguồn vốn phát triển KH&CN. Tƣ vấn cho 3
doanh nghiệp đăng ký thành doanh nghiệp KH&CN. Từ tháng 01-09/2014 đã
tổ chức kết nối đƣợc 38 cuộc cho các doanh nghiệp gặp gỡ để đàm phán,
thƣơng thảo hợp đồng.
Trên cơ sở tìm hiểu, kế thừa kết quả các nghiên cứu đi trƣớc, luận văn
tập trung vào việc phân tích và làm rõ những vấn đề chƣa rõ hoặc chƣa thực
hiện, đó là Tình hình thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu tại VAST đặc biệt

chú trọng đến rào cản về hoạt động sở hữu trí tuệ. Từ đó đề xuất hình thành
sàn giao dịch công nghệ ảo để thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu tại VAST
nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của xã hội.

11


3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn đặt mục tiêu nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn
nhằm hình thành sàn giao dịch công nghệ ảo để thúc đẩy thƣơng mại hóa kết
quả nghiên cứu ứng dụng tại Viện Hàn lâm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, Luận văn có các nhiệm vụ
nghiên cứu sau đây:
- Phân tích cơ sở lý luận về tổ chức trung gian nhằm thƣơng mại hóa
kết quả nghiên cứu ứng dụng;
- Khảo sát và phân tích thực trạng sàn giao dịch công nghệ và thƣơng
mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam;
- Đề xuất các giải pháp về tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch công
nghệ ảo để thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng tại Viện Hàn lâm
KH&CN Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Những rào cản và điều kiện hình thành sàn giao
dịch ảo để thúc đẩy thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng tại Viện
Hàn lâm.
- Phạm vi thời gian: Luận văn khai thác các số liệu liên quan trong giai
đoạn 2014 - 2017 (5 năm).
- Phạm vi không gian: Các Viện nghiên cứu thuộc Viện Hàn lâm.
5. Mẫu khảo sát

Tác giả thực hiện khảo sát tại các Viện nghiên cứu thuộc VAST gồm:
Viện Hóa học, Viện Hóa học các hợp chất thiên nhiên, Viện Hóa sinh biển,
Viện Khoa học vật liệu, Viện Công nghệ thông tin, Viện Công nghệ sinh học,
Viện Công nghệ môi trƣờng, Viện Kỹ thuật nhiệt đới, Viện Khoa học vật liệu
ứng dụng, Viện Nghiên cứu hệ gen.
12


Việc chọn mẫu khảo sát dựa trên tiêu chí là những Viện Nghiên cứu
chuyên ngành đã có những kết quả nghiên cứu đƣợc ứng dụng vào thực tế.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu chủ đạo:
Sàn giao dịch công nghệ ảo cần tổ chức và hoạt động nhƣ thế nào để
thúc đẩy việc thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng tại Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam?
Câu hỏi nghiên cứu bổ trợ:
- Hiện trạng thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng tại Viện Hàn
lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhƣ thế nào?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo
Sàn giao dịch công nghệ ảo cần tổ chức và hoạt động định hƣớng “thị
trƣờng theo nhu cầu” để thúc đẩy việc thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu
ứng dụng tại Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ
- Việc thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng tại Viện Hàn lâm
Khoa học và Công nghệ Việt Nam chƣa tƣơng xứng với năng lực nghiên cứu,
sản phẩm nghiên cứu đã thực hiện.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu hệ thống văn bản pháp
luật và các văn bản liên quan đến thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu, đồng

thời nghiên cứu các công trình khoa học, báo cáo, tạp chí, giáo trình, tổ chức
trung gian ..v.v. để kế thừa kết quả đã đƣợc nghiên cứu.
- Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp: Trên cơ sở các nguồn tài liệu, dữ
liệu, báo cáo về việc quản lý và thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu của các
Viện đƣợc chọn khảo sát từ năm 2013 đến năm 2017 (giai đoạn 05 năm), tổng
hợp và phân tích dữ liệu đã thu thập đƣợc.
13


- Phƣơng pháp trắc nghiệm: phỏng vấn, khảo sát thực tế. Phỏng vấn
một số nhân lực quản lý, nhà khoa học của các Viện đƣợc khảo sát và một số
ở các đơn vị liên quan. Thực hiện điều tra khảo sát thực tế về tình hình hoạt
động thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu và thực trạng hiện nay tại các Viện
Nghiên cứu chuyên ngành đƣợc khảo sát.
9. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn có kết cấu nhƣ sau:
- Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về tổ chức trung gian nhằm thƣơng mại hóa
kết quả nghiên cứu ứng dụng
- Chƣơng 2. Thực trạng sàn giao dịch công nghệ và thƣơng mại hóa kết
quả nghiên cứu ứng dụng tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
- Chƣơng 3. Tổ chức và hoạt động của sàn giao dịch công nghệ ảo để
thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu ứng dụng tại Viện Hàn lâm KH&CN Việt
Nam

14


CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC TRUNG GIAN NHẰM
THƢƠNG MẠI HÓA KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG


1.1. Tổ chức trung gian hỗ trợ thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu
1.1.1. Dịch vụ chuyển giao công nghệ
Dịch vụ CGCN (Technology Transfer Services) là một thuật ngữ dùng
để chỉ các hoạt động liên quan đến môi giới CGCN, tƣ vấn CGCN, đánh giá
công nghệ, định giá công nghệ, giám định công nghệ và xúc tiến CGCN.
Theo khoản 12 điều 3 Luật CGCN: Dịch vụ CGCN là hoạt động hỗ trợ
quá trình tìm kiếm, giao kết và thực hiện hợp đồng CGCN. Trong định nghĩa
này, có một thuật ngữ liên quan đƣợc coi là quan trọng, đó là xúc tiến CGCN
là hoạt động thúc đẩy, tạo và tìm kiếm cơ hội CGCN; cung ứng dịch vụ quảng
cáo, trƣng bày, giới thiệu công nghệ; tổ chức chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ,
trung tâm giao dịch công nghệ.
Nhƣ vậy, dịch vụ CGCN gồm 3 hoạt động chính, đó là:
- Hoạt động thúc đẩy, tạo và tìm kiếm cơ hội CGCN
- Cung ứng dịch vụ quảng cáo, trƣng bày, giới thiệu công nghệ;
- Tổ chức chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ, trung tâm giao dịch công
nghệ.
Chất lƣợng của dịch vụ CGCN, có thể đánh giá thông qua các tiêu chí:
1. Mức độ dễ tiếp cận đối với tổ chức môi giới CGCN và các hình thức
xúc tiến CGCN nhƣ cung ứng dịch vụ quảng cáo, trƣng bày, giới thiệu công
nghệ; tổ chức chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ.
2. Độ tin cậy của hoạt động đánh giá công nghệ, định giá công nghệ,
giám định công nghệ, đây là tiêu chí rất quan trọng, bởi vì các hoạt động này
đòi hỏi sự chính xác vì chúng có liên quan đến các yếu tố pháp luật, môi
trƣờng.
15


3. Quy chế, thủ tục dịch vụ CGCN dễ dàng, thuận lợi, giao dịch dịch vụ
CGCN nhanh chóng, đáp ứng yêu cầu của bên cung công nghệ và bên cầu

công nghệ khách hàng trong mọi tình huống.
4. Năng lực của nhân viên thực hiện dịch vụ CGCN ở tất cả các loại
hình dịch vụ CGCN, bao gồm: môi giới CGCN, tƣ vấn CGCN, đánh giá công
nghệ, định giá công nghệ, giám định công nghệ và xúc tiến CGCN;
5. Giá cả dịch vụ CGCN phù hợp với thị trƣờng, với công nghệ đƣợc
chuyển giao, xét cho cùng giá dịch vụ CGCN là một yếu tố tác động đến giá
của công nghệ đƣợc chuyển giao, giá thành của sản phẩm áp dụng công nghệ
đƣợc chuyển giao;
6. Sự an toàn: đây là tiêu chí cao nhất đánh giá chất lƣợng của dịch vụ
CGCN. Trƣớc hết đảm bảo tính bí mật của công nghệ đƣợc chuyển giao,
trong trƣờng hợp công nghệ đƣợc chuyển giao là sáng chế thì ngoài phần các
thông tin về sáng chế đƣợc bộc lộ công khai thì tổ chức thực hiện dịch vụ
CGCN phải đảm bảo không tiết lộ bí mật về bí quyết (know-how) của công
nghệ, đối với các sáng chế dƣợc phẩm còn phải đảm bảo bí mật về dữ liệu thử
nghiệm, trong trƣờng hợp công nghệ đƣợc chuyển giao không đƣợc cấp
patent (patent) thì tổ chức thực hiện dịch vụ CGCN phải giữ bí mật toàn bộ
công nghệ.
1.1.2. Tổ chức môi giới chuyển giao công nghệ
Môi giới CGCN là hoạt động hỗ trợ bên cung công nghệ, bên cầu công
nghệ trong việc tìm kiếm đối tác ký kết hợp đồng CGCN.
Công nghệ là sản phẩm của kết quả nghiên cứu ứng dụng thuộc khu
vực R&D, do đó CGCN có thể là:
- Từ khu vực R&D sang khu vực sản xuất, kinh doanh, trong trƣờng
hợp này bên cung công nghệ là nhà nghiên cứu;
- Trong nội bộ khu vực sản xuất, kinh doanh, trong trƣờng hợp này bên
cung công nghệ là bên đã nhận chuyển giao từ nhà nghiên cứu. Tất nhiên
16


không xét đến trƣờng hợp đặc biệt, trong thực tế có thể có trƣờng hợp công

nghệ là kết quả nghiên cứu ngay trong khu vực sản xuất, kinh doanh.
Trừ trƣờng hợp nghiên cứu do đặt hàng của bên cầu công nghệ, còn
trong đa số trƣờng hợp bên cung công nghệ và bên cầu công nghệ khó gặp
nhau trên thị trƣờng công nghệ, kể cả trƣờng hợp công nghệ có trong
Techmart, do đó vai trò của môi giới công nghệ đƣợc đặt ra là:
- Nhận thông tin về công nghệ từ bên cung;
- Căn cứ vào nhu cầu công nghệ của bên nhận để chọn lọc thông tin
trong tập hợp các công nghệ có đƣợc từ bên cung để cung cấp thông tin cho
bên nhận;
- Kết nối bên cung và bên cầu công nghệ để đàm phán tiến tới ký kết
hợp đồng CGCN.
Vai trò của môi giới công nghệ không chỉ dừng lại khi hợp đồng
CGCN đƣợc ký kết, mà môi giới công nghệ còn có vai trò nhƣ một tổ chức
đảm bảo cho việc thực thi hợp đồng giữa hai bên, nhất là trong trƣờng hợp
bảo hành công nghệ khi rủi ro xảy ra từ bên nhận công nghệ.
Mặt khác, vai trò của môi giới công nghệ còn đƣợc thể hiện trong
trƣờng hợp xảy ra tranh chấp giữa hai bên, môi giới công nghệ đóng vai trò
trung gian trong việc đàm phán giữa hai bên, hạn chế đến mức thấp nhất phải
nhờ sự can thiệp của tổ chức trọng tài hoặc tòa án.1
1.1.3. Tổ chức tư vấn chuyển giao công nghệ
Tư vấn CGCN là hoạt động hỗ trợ các bên trong việc lựa chọn công
nghệ, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng CGCN.
Hoạt động tƣ vấn CGCN giúp bên nhận CGCN (các doanh nghiệp, cá
nhân bị hạn chế về thông tin công nghệ) loại bỏ bớt rủi ro trong CGCN, nhất

1

Trần Văn Hải (2016), Giáo trình Chuyển giao công nghệ, Trƣờng Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia
Hà Nội


17


là rủi ro xuất phát từ yếu tố môi trƣờng, vòng đời công nghệ, không hiểu về
công nghệ cạnh tranh…
Hoạt động tƣ vấn CGCN đƣợc thực hiện qua các bƣớc:
- Vai trò cung cấp thông tin về công nghệ đƣợc chuyển giao: phục vụ
nhu cầu của bên cầu công nghệ trong các trƣờng hợp đầu tƣ công nghệ thiết bị
mới, cải tiến công nghệ hiện có, lựa chọn nhà cung ứng công nghệ. Việc cung
cấp thông tin về bên cung công nghệ thƣờng cung cấp tối thiểu từ 2 đến 3 đơn
vị cung ứng công nghệ để bên cầu công nghệ lựa chọn. Vai trò của tổ chức tƣ
vấn CGCN phải thể hiện ở năng lực giúp bên cầu so sánh đối chiếu từng hạng
mục của công nghệ đƣợc chuyển giao, tƣ vấn cho bên cầu công nghệ về
những điểm khác biệt trong công nghệ của từng nhà cung cấp công nghệ, về
lợi thế so sánh của công nghệ do từng nhà cung cấp khác nhau… để bên cầu
công nghệ lựa chọn cho phù hợp với mục đích sử dụng công nghệ, phù hợp
với khả năng tài chính và nhất là phù hợp với năng lực công nghệ của nhân
lực KH&CN mà bên nhận hiện có;
- Vai trò đánh giá công nghệ, tƣ vấn định giá công nghệ, lựa chọn công
nghệ và phƣơng thức CGCN (chuyển giao độc quyền tuyệt đối, chuyển giao
độc quyền tƣơng đối, chuyển giao không độc quyền, chuyển giao theo
phƣơng thức “chìa khóa trao tay”, chuyển giao theo phƣơng thức “sản phẩm
trao tay”, chuyển giao theo phƣơng thức “thị trƣờng trao tay”…). Vai trò của
tƣ vấn còn thể hiện ở việc hỗ trợ bên cầu công nghệ đánh giá ƣu nhƣợc điểm
của từng loại công nghệ. Trong một số trƣờng hợp CGCN cao, công nghệ
phức tạp của từng dự án cụ thể, tổ chức tƣ vấn CGCN có thể mời những
chuyên gia đầu ngành trong từng lĩnh vực tham gia tƣ vấn trực tiếp cho 2 bên
dƣới sự chứng kiến của tổ chức tƣ vấn CGCN;
- Vai trò hỗ trợ đàm phán, soạn thảo hợp đồng CGCN, hình thức thanh
toán (thanh toán chuyển giao trọn gói hoặc thanh toán chuyển giao kỳ vụ) giá

chuyển giao, phƣơng thức thanh toán hợp đồng, chế tài vi phạm hợp đồng…
18


với tiêu chí tiết kiệm chi phí cho cả hai bên (nhất là bên cầu công nghệ), tiết
kiệm thời gian; tránh những rủi ro pháp lý (nhất là trong trƣờng hợp có tranh
chấp từ bên thứ ba, ví dụ tranh chấp về quyền sở hữu công nghiệp, tranh chấp
về thị trƣờng giữa các bên nhận công nghệ khác nhau…). Vai trò của tƣ vấn
CGCN còn thể hiện ở việc giúp bên nhận công nghệ tranh thủ ƣu đãi từ Nhà
Nƣớc đối với những lĩnh vực đặc thù.
Hoạt động tƣ vấn CGCN đƣợc dựa trên: cơ sở dữ liệu về các công nghệ
cần chuyển giao, kết quả nghiên cứu trong nƣớc và nƣớc ngoài, mối liên hệ
với các tổ chức R&D, kinh nghiệm hoạt động tƣ vấn trong lĩnh vực CGCN.
Hoạt động tƣ vấn CGCN còn đƣợc thể hiện hỗ trợ hai bên đăng ký hợp
đồng CGCN, tiếp tục hỗ trợ tƣ vấn giúp bên nhận xây dựng đề án thành lập
doanh nghiệp KH&CN…2
1.1.4. Tổ chức xúc tiến chuyển giao công nghệ
Xúc tiến CGCN là hoạt động thúc đẩy, tạo và tìm kiếm cơ hội CGCN;
cung ứng dịch vụ quảng cáo, trƣng bày, giới thiệu công nghệ; tổ chức chợ, hội
chợ, triển lãm công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ.
Vai trò của xúc tiến CGCN thể hiện:
- Làm cho tổng mức lƣu chuyển hàng hóa công nghệ tăng lên tạo cơ hội
cho nền kinh tế tăng trƣởng và phát triển,
- Xúc tiến CGCN còn có tác dụng thay đổi cơ cấu ngành, lĩnh vực, thúc
đẩy ngành, lĩnh vực đó không ngừng đổi mới và phát triển. Góp phần đào tạo
nguồn nhân lực để tiếp thu những thành tựu KH&CN trong nƣớc và thế giới.
- Xúc tiến CGCN tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới công
nghệ, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng, mở rộng thị trƣờng tiêu thụ.
- Xúc tiến CGCN kích thích các viện nghiên cứu, trƣờng đại học và các
tổ chức KH&CN khác cung cấp hàng hóa công nghệ ra thị trƣờng, thông qua

2

Trần Văn Hải (2016), Giáo trình đã dẫn

19


quá trình xúc tiến các Viện/trƣờng tổ chức, cá nhân tham gia vào quá trình
nghiên cứu và phát triển công nghệ có điều kiện nhìn nhận, đánh giá lại sản
phẩm công nghệ của mình để từng bƣớc hoàn thiện đáp ứng nhu cầu của thực
tiễn. Qua đó, cũng giúp ngƣời tiêu dùng yên tâm hơn với chất lƣợng sản phẩm
công nghệ đƣợc đầu tƣ nghiên cứu trong nƣớc.
- Xúc tiến CGCN kích thích các dịch vụ CGCN khác tham gia sâu rộng
vào thị trƣờng tạo ra phản ứng dây truyền để phát triển thị trƣờng công nghệ.3
1.2. Thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu
1.2.1. Khái niệm thương mại hóa
Thuật ngữ thƣơng mại ban đầu đƣợc dùng để chỉ các hoạt động buôn
bán của các thƣơng gia. Chính vì thế, theo nghĩa hẹp khái niệm thƣơng mại
đƣợc hiểu là hoạt động mua bán hàng hóa với mục đích kiếm lời. Cùng với
quá trình phát triển kinh tế thị trƣờng, khái niệm thƣơng mại đƣợc mở rộng
dần sang các lĩnh vực liên quan đến mua bán hàng hóa, ban đầu là các dịch vụ
kèm theo nhƣ vận tải, bảo hiểm, thanh toán… Ngày nay, khái niệm thƣơng
mại đƣợc hiểu theo nghĩa rất rộng, là tất cả các hoạt động nhằm mục đích sinh
lợi từ đầu tƣ, sản xuất đến phân phối và cả dịch vụ sau bán hàng. Do sự phát
triển của thƣơng mại trên phạm vi toàn cầu mà đã nảy sinh nhiều cách hiểu về
khái niệm thƣơng mại của nhiều nƣớc. Nhằm mục đích giảm bớt sự khác biệt,
từng bƣớc nhất thể hóa cách hiểu về pháp luật thƣơng mại trong quan hệ kinh
tế quốc tế, ngày 21/6/1985 Ủy ban Pháp luật thƣơng mại Liên hợp quốc
(UNCITRAL: United Nations Commission on International Trade Law) đã
thông qua Luật mẫu về trọng tài thƣơng mại quốc tế trong đó đƣa ra khái

niệm về thƣơng mại, theo đó thuật ngữ “thƣơng mại” cần đƣợc giải thích theo
nghĩa rộng liên quan đến tất cả các mối quan hệ có bản chất thƣơng mại, dù là
quan hệ hợp đồng hay không phải hợp đồng. Những mối quan hệ thƣơng mại
gồm, nhƣng không giới hạn ở các giao dịch: bất cứ giao dịch thƣơng mại nào
3

Trần Văn Hải (2016), Giáo trình đã dẫn

20


×