Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Mô hình công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy thực tiễn từ trung tâm chữa bệnh và giáo dục lao động xã hội tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------------

NGUYỄN NGUYÊN TOÀN

MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ NHÓM TRONG HỖ TRỢ VIỆC LÀM
ĐỐI VỚI NGƢỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY: THỰC TIỄN
TỪ TRUNG TÂM CHỮA BỆNH VÀ GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ
HỘI TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

------------------------------

NGUYỄN NGUYÊN TOÀN

MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ NHÓM TRONG HỖ TRỢ VIỆC LÀM
ĐỐI VỚI NGƢỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY: THỰC TIỄN
TỪ TRUNG TÂM CHỮA BỆNH VÀ GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ
HỘI TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành:


Công tác xã hội

Mã số:

60 90 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Thị Thái Lan

Hà Nội - 2018


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp ngành Công tác xã hội
ứng dụng với đề tài “Mô hìnhcông tác xã hội nhóm trong hỗ trợ việc làm
đối với người sau cai nghiện ma túy: thực tiễn từ Trung tâm chữa bệnh và
Giáo dục lao động xã hội Tỉnh Bắc Ninh”.Tôi đã nhận được sự động viên,
quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của gia đình, thầy cô giáo, bạn bè và lãnh đạo
TTCB&GDLĐXH tỉnh Bắc Ninh.
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội,
các giảng viên khoa Xã hội học đã trang bị những kỹ năng, kiến thức
công tác xã hội và khoa học xã hội. Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu
sắc tới cô giáoTS.Nguyễn Thị Thái Lan,người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp
đỡ, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này.
Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, đồng nghiệp, các anh
chị trong TTCB&GDLĐXH tỉnh Bắc Ninh đã nhiệt tình hợp tác giúp đỡ, tạo
điều kiện cho tôi trong quá trình tìm hiểu thông tin, đóng góp ý kiến giúp tôi

thực hiện thành công luận văn.
Tôi đã rất cố gắng hoàn thành luận văn này, tuy nhiên luận văn không
thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Vì vậy, tôi rất mong nhận được
những ý kiến nhận xét, đánh giá của các thầy, cô giáo và các bạn để luận văn
này hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Nguyễn Nguyên Toàn


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn với đề tài“Mô hình công tác xã hội nhóm
trong hỗ trợ việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy: thực tiễn từ
Trung tâm chữa bệnh và Giáo dục lao động xã hội Tỉnh Bắc Ninh”là đề tài
nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu và số liệu trong luận văn
này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.
Tác giả

Nguyễn Nguyên Toàn


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 8
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................ 23
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI
NHÓM TRONG HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƢỜI SAU CAI
NGHIỆN MA TÚY ....................................................................................... 23
1.1. Các khái niệm công cụ ......................................................................... 23
1.1.1. Ma tuý, nghiện ma tuý, người sau cai nghiện ma tuý ................... 23
1.1.2. Công tác xã hội.............................................................................. 28

1.1.3. Công tác xã hội nhóm, mô hình công tác xã hội nhóm ................ 29
1.1.4. Việc làm ........................................................................................ 31
1.1.5. Mô hình công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ việc làm cho
người sau cai nghiện ma túy ................................................................... 32
1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến mô hình công tác xã hội nhóm với
người sau cai nghiên ma tuý ....................................................................... 37
1.2.1. Người làm công tác xã hội ............................................................ 37
1.2.2. Đối tượng, gia đình người người nghiện ma túy .......................... 38
1.2.3. Cơ sở và các tổ chức tại địa phương ............................................. 39
1.2.4. Chính sách phát triển công tác xã hội/ mô hình công tác xã
hội nhóm trong các cơ sở hỗ trợ.............................................................. 40
1.3. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu .................................................. 41
1.3.1. Lý thuyết nhu cầu của Maslow ..................................................... 41
1.3.2. Lý thuyết hệ thống trong công tác xã hội nhóm ........................... 43
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VIỆC LÀM VÀ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ
VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƢỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI
TRUNG TÂM CHỮA BỆNH VÀ GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
BẮC NINH ..................................................................................................... 45
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ............................................................... 45
2.1.1. Đặc điểm tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Bắc Ninh ... 45
2.1.2. Trung tâm Chữa bệnh và Giáo dục Lao động xã hội Tỉnh Bắc Ninh..... 47
2.2. Thực trạng việc làm của người sau cai nghiện ma túy tại Trung
tâm Chữa bệnh và Giáo dục Lao động xã hội Bắc Ninh ............................ 52
2.2.1. Thực trạng việc làm ...................................................................... 52
2.2.2. Nguyên nhân ảnh hưởng đến tìm kiếm việc làm của người
sau cai nghiện ma túy .............................................................................. 53
2.2.3. Mức độ ổn định công việc của người sau cai nghiên ma tuý ....... 55
2.2.4. Thực trạng thu nhập người sau cai nghiện ma tuý ........................ 55



2.2.5. Mong muốn hỗ trợ tìm kiếm việc làm của người sau cai
nghiện ...................................................................................................... 57
2.2.6. Thực trạng vay vốn hỗ trợ việc làm đối với người sau cai
nghiện ma túy .......................................................................................... 59
2.2.7. Những khó khăn của người sau cai nghiện ma túy trong tìm
kiếm việc làm và vay vốn........................................................................ 62
2.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động hỗ trợ việc làm cho người sau cai
nghiện ma túy .............................................................................................. 64
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hỗ trợ việc làm cho người sau cai
nghiện ma túy .............................................................................................. 66
2.4.1. Người làm công tác xã hội ............................................................ 67
2.4.2. Đối tượng, gia đình người người nghiện ma túy .......................... 70
2.4.3. Cơ sở/ các tổ chức địa phương ...................................................... 72
2.4.4. Chính sách phát triển công tác xã hội/ mô hình công tác xã
hội nhóm trong các cơ sở ........................................................................ 73
Chƣơng 3: ÁP DỤNG CÔNG TÁC XÃ HỘI NHÓMTRONG HỖ
TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƢỜI SAU CAI NGHIỆN MA TÚY TẠI
TRUNG TÂM CHỮA BỆNH VÀ GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI
BẮC NINH ..................................................................................................... 77
3.1. Lý do lựa chọn áp dụng phương pháp công tác xã hội nhóm trong
hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa
bệnh và Giáo dục lao động xã hội Bắc Ninh .............................................. 77
3.2. Thành lập nhóm và tiến trình ứng dụng mô hình công tác xã hội
nhóm hỗ trợ việc làm với người sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm ....... 80
3.2.1. Xác định mục đích hỗ trợ và khả năng thành lập nhóm ............... 80
3.2.2. Tiến trình ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm trong
hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện ma túy thực tiễn tại Trung
tâm Chữa bệnh và Giáo dục Lao động xã hội Bắc Ninh ........................ 81
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................ 106
1. Kết luận ................................................................................................. 106

2. Khuyến nghị .......................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 112


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTXH

: Công tác xã hội

NVCTXH

: Nhân viên công tác xã hội

NSCNMT

: Người sau cai nghiện ma túy

TTCB&GDLĐXH

: Trung tâm Chữa bệnh và Giáo lục Lao động Xã hội


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU
Trang
Bảng 1

Thống kê số lượng học viên tại Trung tâm năm 2017…….

49


Bảng 2.1

Thực trạng công việc của người sau cai nghiện ma túy…..

52

Bảng 2.2

Mức độ ổn định công việc của người sau cai nghiện ma túy. 55

Bảng 2.3

Nguồn sống chủ yếu của người sau cai nghiện ma túy…..… 56

Bảng 2.4

Mong muốn của người sau cai nghiện ma túy……………..

Bảng 2.5
Bảng 2.6

Những khó khăn gặp phải trong khi tìm kiếm việc làm, vay
vốn và sử dụng nguồn vốn…………………………………
Mức độ hiệu quả của hoạt động hỗ trợ việc làm cho người
sau cai nghiện ma túy………………………………………

57
62
65



DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
Biểu đồ 2.1

Thu nhập bình quân tháng của người sau cai nghiện
ma túy…………………………………………………

Biểu đồ 2.2 Các nguồn vay vốn cho người sau cai nghiện ma túy...
Biểu đồ 2.3 Mục đích vay vốn của người sau cai nghiện ma túy…..
Biểu đồ 2.4 Tình trạng sức khỏe của người sau cai nghiện ma túy...
Biểu đồ 2.5
Sơ đồ 1:

Nhận thức của người sau cai nghiện ma túy về mức độ
cần thiết của việc làm…………………………………
Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của Trung tâm Chữa
bệnh và Giáo dục lao động xã hội tỉnh Bắc Ninh……

5
56
5
60
6
61
7
72
7
74
4

48


MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Theo báo cáo của Ủy ban Quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống
ma túy, đối tượng sử dụng ma túy đang ngày càng tăng. Thống kê cho thấy từ
năm 2010 - 2017, trên thế giới, số người sử dụng ma túy trong độ tuổi 15 - 64
đã tăng từ 226 triệu người lên 255 triệu người, chiếm 5% số người trong độ
tuổi này trên toàn cầu. Trong đó có 32,5 triệu người sử dụng các loại ma túy
gốc thuốc phiện đã qua điều chế, 16,5 triệu người sử dụng thuốc phiện tự
nhiên, 37 triệu người sử dụng Amphetamine, 22 triệu người sử dụng Ecstasy
và 183 triệu người sử dụng cần sa[48].
Tại Việt Nam, số liệu báo cáo của Bộ Công an về thực hiện công tác
phòng chống tệ nạn ma túy, tính đến hết năm 2017 toàn quốc có 222.582
người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, tăng 11.831 người so với năm
2016.Người nghiện có ở tất cả các địa phương, ở mọi thành phần, lứa tuổi
song chủ yếu là lớp trẻ; khoảng 50% người nghiện có các vấn đề về sức khỏe
tâm thần. Hiện nay, gần 2/3 thanh niên nghiện ma túy không có việc làm hoặc
có việc làm nhưng không ổn định, đây là vấn đề nan giải trong việc giải quyết
tình trạng nghiện và giải quyết việc làm cho thanh niên trong bối cảnh dư thừa
lao động hiện nay. Nghiện ma túy cũng là tác nhân chủ yếu làm thanh niên vi
phạm pháp luật. Tỷ lệ vi phạm pháp luật trong thanh niên nghiện ma túy
khoảng 50% và gấp hơn 100 lần so với nhóm thanh niên không nghiện. Tỷ lệ
phạm nhân phạm tội về ma túy trong các trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ
là 41,04%, tỷ lệ phạm nhân có tiền sử nghiện ma túy là 28,25%. Đây là thực
tế cần quan tâm khi xây dựng chính sách đối với người sử dụng, người nghiện
ma túy, không chỉ xem trọng khía cạnh y tế mà cần cân nhắc trọng tâm là các
khía cạnh xã hội và đảm bảo an toàn xã hội để đảm bảo tính toàn diện[47].
Tính đến ngày 15/5/2018, tại địa bàn tỉnh Bắc Ninhcó 1.089 người

nghiện ma túy có hồ sơ quản lý, trong đó có 320 người trong Trại tạm giam;

8


57 người đang điều trị tại Cơ sở cai nghiện ma túy; 712 người đang sống
ngoài xã hội. Bắc Ninh hiện có 117/126 xã, phường, thị trấn có người
nghiện[47]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tỉ lệ người nghiện đã được cai lại mắc
nghiện trở lại vẫn cao. Có nhiều nguyên nhân như: người nghiện không đủ
bản lĩnh để từ bỏ ma tuý mặt khác người nghiện vẫn bị xã hội xa lánh, kỳ thị,
họ không nhận được sự cảm thông, chia sẻ của những người xung quanh... do
thiếu việc làm[48].
Để giúp người sau cai nghiện hoà nhập cộng đồng thành công, việc hỗ
trợ việc làm cho người nghiện ma túy sau khi được chữa trị, phục hồi là một
trong những biện pháp quan trọng có ý nghĩa cả về kinh tế và xã hội, nhằm
giúp đối tượng trở về với cuộc sống bình thường, góp phần nâng cao hiệu quả
công tác phòng chống tệ nạn ma túy. Trên thực tế giải quyết việc làm cho
người nghiện ma túy sau khi được chữa trị, phục hồi còn nhiều hạn chế. Hằng
năm số đối tượng được tạo việc làm ở cộng đồng chỉ chiếm khoảng 10% số
đối tượng được chữa trị phục hồi. Nhìn chung tình hình việc làm của các đối
tượng sau cai là không thuận lợi. Các đối tượng ở thành phố thị xã có việc
làm ổn định cao hơn các đối tượng ở nông thôn.
Từ thực tế giải quyết hỗ trợ việc làm cho người nghiện ma túy sau khi
được chữa trị, phục hồi là một việc làm hết sức cấp thiết. Với tầm quan trọng
về lý luận và thực tiễn của vấn đề nêu trên tác giả đã chọn nghiên cứu đề
tài:“Mô hìnhcông tác xã hội nhóm trong hỗ trợ việc làm đối với người sau
cai nghiện ma túy: thực tiễn từ Trung tâm chữa bệnh và Giáo dục lao động
xã hội Tỉnh Bắc Ninh”làm đề tài nghiên cứu cho luận văn.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Nghiên cứu ngoài nƣớc

Có rất nhiều nghiên cứu quốc tế đề cập đến tình hình sử dụng ma tuý,
những tác hại của ma tuý và những mô hình hỗ trợ, can thiệp người sử dụng

9


ma tuý. Những nghiên cứu này đưa ra bài học hữu ích cho Việt Nam trong
việc đánh giá và hỗ trợ người nghiện ma tuý và người sau cai nghiện ma tuý.
2.1.1 Các nghiên cứu về tình hình nghiện ma tuý
Con người đã phát hiện và sử dụng các chất ma túy tự nhiên, mà đại
diện điển hình là thuốc phiện, đã xuất hiện từ rất lâu trước đây. Hơn 8000
năm trước đây, thuốc phiện đã được người Somai ở Tây Á sử dụng, người ta
đã biết được những khoái cảm và sự thoải mái hết sức mà thuốc phiện mang
lại khi dùng [57].Việc trồng và sử dụng các cây có chứa hoạt chất ma túy tự
nhiên đã trở thành thói quen và tập tục của nhiều dân tộc ở nhiều vùng đất
khác nhau. Từ khi phát hiện ra tác dụng kích thích của các loại ma túy tự
nhiên cũng như tổng hợp, số lượng người nghiện ma túy ngày càng tăng.
Việc sử dụng ma túy gắn bó chặt chẽ tới cảm giác của con người, tới cuộc
sống tâm lý của họ. Trên phương diện xã hội, ma túy đã gây ra những tác
hại rất lớn. Chính vì thế cuộc chiến chống tệ nạn ma túy đã có từ lâu đời và
nhiều thế kỷ.
Theo Báo cáo Tình hình Ma túy Thế giới năm 2018,có khoảng 275
triệu người trên toàn thế giới, chiếm khoảng 5,6% dân số thế giới trong độ
tuổi 15-64, đã sử dụng ít nhất một lần trong năm 2016. Có khoảng 31 triệu
người sử dụng ma túy mắc các chứng rối loạn, cần được điều trị. Ước tính ban
đầu cho thấy rằng, trên toàn cầu, có 13,8 triệu người trẻ tuổi từ 15-16 tuổi sử
dụng cần sa trong năm qua, tương đương với khoảng 5,6%.Số người nghiện
ma túy ở khu vực châu Á nhiều nhất, sau đó đến châu Mỹ, châu Phi, châu Âu
và châu Đại dương[70].
Cũng theo Báo cáo của WHO năm 2018, có khoảng 450.000 người chết

do hậu quả của sử dụng ma túy trong năm 2015. Trong đó, có 167.750 người
chết có nguyên nhân trực tiếp từ việc sử dụng ma túy quá liều. Số còn lại do
hậu quảcủa việcsử dụng ma túy và gồm cả chết liên quan đến HIV, viêm gan
C do sử dụng chung kim tiêm. Theo thống kê có khoảng 76% số người chết

10


có liên quan đến các rối loạn sử dụng ma túy. Số người tiêm chích ma túy
chiếm khoẳng khoảng 10,6 triệu người trên thế giới trong năm 2016, chịu
đựng những rủi ro lớn nhất về sức khỏe. Hơn một nửa trong số họ phải sống
chung với viêm gan C và 1/8 sống chung với HIV[70].
Bên cạnh đó, ma túy còn gây mất trật tự xã hội với tệ nạn buôn bán ma
túy của các băng đảng tội phạm. Đồng thời, sử dụng ma túy cũng gây tổn thất
lớn về kinh tế. Nhìn chung tình hình nghiện ma tuý trên thế giới đã và đang ở
mức báo động do số lượng người nghiện ra tăng và những ảnh hưởng của
nghiện ma tuý đối với các cá nhân, gia đình, cộng đồng, quốc gia, khu vực và
quốc tế.Theo chương trình kiểm soát ma túy của Liên Hợp Quốc (UNDCP)
thì “Tình trạng nghiện hút đã trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại.
Không một quốc gia nào, dân tộc nào có thể thoát khỏi vòng xoáy khủng
khiếp của nó, ma túy làm gia tăng bạo lực, tham nhũng, làm cạn kiệt nguồn
nhân lực, tài lực, hủy diệt những nguồn tiềm năng quý báu khác mà lẽ ra phải
được huy động để phát triển kinh tế - xã hội, mang lại ấm no, hạnh phúc cho
toàn dân”[Dẫn theo, 25].
Nghiên cứu của Brook (1990), Hawkin (1992) ở Mỹ chỉ ra các yếu tố
quan hệ với bạn bè trong xã hội cũng có ảnh hưởng rất lớn với việc sử dụng
ma túy và Alcohol ở trẻ. Nghiên cứu của Dons (1985), Kocach và Glichman
(1986); Shilter (1991)… cho thấy việc sử dụng chất gây nghiện và gây nghiện
của trẻ vị thành niên gắn với các tri giác của việc sử dụng ma túy ở bạn bè [70].
Madanes, C (1981) đã xác nhận rằng trong gia đình người nghiện ma

túy thì sự đảo lộn trật tự thứ bậc là một đặc trưng. Một số tác giả cũng phát
hiện ra trong gia đình người nghiện ma túy nổi bật lên các hành vi vi phạm
công khai hoặc tiềm ẩn và những lời phê phán về nguyên tắc và điều cấm
trong xã hội [68].
2.1.2 Các nghiên cứu tiếp cận giải quyết vấn đề cai nghiện ma tuý
Việc nghiên cứu vềngười sau cai nghiện ma tuý (NSCNMT) đã giành
được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trên thế thới, với nhiều cách tiếp
cận khác nhau. Các nghiên cứu này là cơ sở quan trọng để các nhà

11


CTXHnghiên cứu các mô hình CTXH nhóm hỗ trợ việc làm cho người sau
nghiện ma túy như:
Cách tiếp cận phân tâm học: Cách tiếp cận này được hình thành ở
Pháp, theo thuyết này thì việc dùng ma túy có liên quan tới các xung đột và
các rồi nhiễu trong quá trình phát triển. Kemberg (1975) cho rằng khi xung
đột Edipe còn tồn tại ở tuổi thanh thiếu niên, thì những người ở lứa tuổi này sẽ
tìm kiếm sự giải thoát tội lỗi và các ức chế khác ở việc dùng ma túy[63].
Theo cách tiếp cận nhận thức xã hội, A.Bandura là một đại diện, theo
ông nhận thức về khả năng của mình là khái niệm trung tâm của sự điều chỉnh
hành vi của bản thân. Khái niệm “cái tôi hiệu quả” (Self-efficacy) do ông
đưa ra được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực
nghiện. Theo ông “cái tôi hiệu quả” là khả năng thực sự có thể làm một việc
gì đó, là sự đánh giá của con người về khả năng của mình trong việc hoàn
thành các nhiệm vụ phù hợp với các hoàn cảnh khác nhau [61].
Theo các nhà tâm lí trị liệu nhận thức:Đại diện tiêu biểu và cũng là một
chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tâm lí trị liệu nhận thức ở Mỹ là Callahan.
Ông có cách tiếp cận khác đến vấn đề nghiện. Ông cho rằng nguyên nhân của
nghiện ngập và thôi thúc một số người sử dụng các chất gây nghiện chính là

những cảm xúc tiêu cực mà họ phải trải nghiệm. Callahan (1997) [62] đã phát
hiện ra mỗi liên hệ giữa nghiện và sợ hãi. Việc phát hiện này đã giúp ông tìm
ra một phương pháp chữa trị cho hầu hết các loại nghiện. Nội dung của
phương pháp trị liệu này là tìm cách vượt qua được sự sợ hãi. Ông gọi đó là
liệu pháp trường tư duy.
Cách tiếp cận hành vi: Theo cách tiếp cận hành vi thì việc sử dụng ma
túy có thể được quan niệm như hành vi giải quyết các vấn đề tạm thời trong
việc thiếu thích nghi trước các nhiệm vụ phát triển, tự lập hóa, hòa nhập vào
nhà trường và xã hội... Nguyên nhân của việc thiếu thích nghi được lý thuyết
hành vi xác nhận là sự thiếu các kỹ năng xã hội, thiếu hụt quá trình làm chủ,
loạn chức năng nhận thức, sự thiếu tự tin. Silvis và Perry (1987) áp dụng cơ

12


chế phản xạ tạo tác của B.F. Skinner giải thích rằng hành vi nghiện ma túy
được củng cố âm tính bằng cách tránh các tình cảm âm tính và củng cố dương
tính bằng cảm giác dễ chịu mà nó tìm được. O. Brien và các cộng sự (1990)
giải thích hiện tượng nghiện ma túy theo cơ chế phản xạ có điều kiện của
Pavlov. Theo thuyết này thì các kích thích thường liên kết với việc dùng ma
túy (sự tổn thương, sự ức chế...) có thể trở thành có điều kiện, và khi tiếp xúc
với những kích thích này thì sẽ gây cảm giác thiếu thuốc. Và quá trình trị liệu
cũng chú ý vào chính điểm này. Sự học tập xã hội bằng cách tiếp xúc thường
xuyên với các giá trị tích cực, sự nghỉ ngơi và trải nghiệm các cảm xúc dương
tính sẽ củng cố các phản xạ có điều kiện mới cho người nghiện [Dẫn theo14].
Công tác xã hội có vai trò quan trọng trong hỗ trợ giải quyết vấn đề cho
người nghiện ma tuý. Theo các tác giả Elizabeth, Allison, Michellle và Jackson
(2013) [65], các nhân viên xã hội trong lịch sử đã và sẽ tiếp tục là một trong
những nhà cung cấp dịch vụ chính cho các cá nhân bị rối loạn sử dụng chất gây
nghiện. Tại Mỹ, thống kê của Hiệp hội nhân viên Công tác xã hội cho thấy có tới

71, 87% nhân viên xã hội đã báo cáo làm việc với khách hàng có vấn đề về sử
dụng chất gây nghiện. Nhiều nghiên cứu của đưa ra bằng chứng cho thấy sử
dụng chất có vấn đề là một hành vi có thể thay đổi. Với sự hỗ trợ và động lực
đúng đắn, mọi người có thể và thay đổi cách sử dụng của họ. Nhân viên xã hội
có thể hỗ trợ mọi người xác định động lực thay đổi của họ [66].
Ma túy, các tệ nạn liên quan đến ma túy và vấn đề giải quyết hậu quả
do ma túy gây ra không còn bó hẹp ở phạm vi một lĩnh vực, một lãnh thổ mà
nó đã trở thành một vấn đề bức xúc mang tình toàn cầu, ảnh hưởng đến tất cả
các mặt từ kinh tế, chính trị, văn hóa. Nghiên cứu trên thế giới về vấn đề ma
túy, và CTXH trong hỗ trợ giải quyết vấn đề nghiện ma tuý cho thấy tình hình
nghiêm trọng cũng như ảnh hưởng tiêu cực của nghiện ma tuý. Bên cạnh đó
các nghiên cứu cũng đưa ra những bằng chứng chứng minh công tác xã hội có
lịch sử và vai trò quan trọng trong hỗ trợ giải quyết vấn đề nghiện ma tuý.

13


Những bài học từ các nghiên cứu trên thế giới sẽ là bài học cho việc phân tích
và áp dụng CTXH nhóm vào hỗ trợ NSCNMT trong đề tài này.
2.2. Nghiên cứu trong nƣớc
Tổng quan tài liệu cho thấy ở Việt Nam hiện nay chưa có nhiều nghiên
cứu và thực hành công tác xã hội (CTXH) nói chung và mô hình CTXH nhóm
hỗ trợ việc làm nói riêng được thực hiện một cách quy mô, bài bản và tính
hiệu quả thực tiễn cao. Tuy đã có các hoạt động nghiên cứu và thực hành
CTXH dưới nhiều hình thức khác nhau.
2.2.1. Nghiên cứu về việc làm cho người sau cai nghiện ma tuý
Người sau cai nghiện ma túy là một trong những nhóm đối tượng bước
đầu nhận được sự quan tâm hơn của các nhà nghiên cứu và của xã hội.Sau
đây là tổng hợp một số công trình nghiên cứu đến vấn đề hỗ trợ việc làm đối
với NSCNMT như:

Đề tài“Những giải pháp chủ yếu quản lý, dạy nghề cho NSCNMT trong
chương trình 3 năm ở các trường, trung tâm tại Thành phố Hồ Chí Minh”
(2004 - 2005) do Viện nghiên cứu xã hội Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện.
Đề tài nghiên cứu đã giải quyết được vấn đề giúp những người nghiện sau khi
kết thúc 2 năm cắt cơn, chữa bệnh, cai nghiện và phục hồi sức khỏe, người cai
nghiện được phân loại chuyển sang giai đoạn “hậu cai” đó là được học văn
hóa, học nghề và từng bước đưa những NSCNMT có đủ điều kiện tối thiểu
vào làm việc tại các khu công nghiệp đặc biệt do thành phố xây dựng. Trong
đó, theo tác giả để giúp NSCNMT chủ yếu là quản lý, dạy nghề; quản lý của
công an khu vực, chính quyền xã phường, thị trấn và các đoàn thể, ban điều
hành khu phố.Đồng thời, tác giả cũng khẳng định vai trò của gia đình và cộng
đồng không thể thiếu trong quá trình phòng, chống ma túy; phải tạo ra môi
trường sống hòa thuận, đoàn kết, dân chủ, quan tâm tới nhau giữa các thành
viên trong gia đình, cơ quan, xí nghiệp, trường học, khu phố... [44] Tuy nhiên,
tác giả cũng chưa đưa ra được các giải pháp tổng thể để giúp NSCNMTtái
hòa nhập cộng đồng.

14


Đề tài “Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy
ở nước ta hiện nay” (năm 2008) đã chỉ ra rằng việc hỗ trợ tạo việc làm cho
những NSCNMT ở nước ta là việc làm cơ bản, cấp bách và lâu dài, có ý nghĩa
quyết định tới chất lượng và hiệu quả công tác cai nghiện và phòng chống các
tệ nạn xã hội. Bên cạnh đó, việc làm cho NSCNMT là vấn đề lớn, cần phải có
giải pháp đồng bộ, có hiệu quả, thiết thực không chỉ là trách nhiệm của ngành
lao động mà là của toàn xã hội. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ hỗ trợ tại
trung tâm lao động xã hội, có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp
nhận NSCNMT sẽ góp phần giải quyết tốt vấn đề việc làm cho những người
nghiện ma túy khi tái hòa nhập cộng đồng.

Tác giả Lê Hồng Minh (2010), với đề tài “Tổ chức tư vấn hướng
nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện ở thành phố Hồ Chí Minh” đã đề cập
khá cụ thể các hình thức tổ chức, quản lý giáo dục người nghiện ma túy và
sau cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; các nội dung,
phương pháp để hoàn thiện tổ chức tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau
cai nghiện ma túy tại cộng đồng. Qua đề tài, tác giả đã hệ thống hóa được các
loại hình tổ chức, quản lý giáo dục người nghiện ma túy và sau cai nghiện ma
túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh; đánh giá được thực trạng về cách tổ
chức các hoạt động quản lý giáo dục thanh niên sau cai ở thành phố Hồ Chí
Minh và chỉ ra những mặt hạn chế để tìm giải pháp khắc phục, hoàn thiện tổ
chức tư vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện ma túy tại cộng
đồng. Đã đề xuất được cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt động của Văn phòng tư
vấn hướng nghiệp cho thanh niên sau cai nghiện ma túy ở cộng đồng; đề xuất
đổi mới mô hình tổ chức và phương thức hoạt động của Đội tình nguyện; xây
dựng nội dung chương trình giáo dục chuyển biến nhận thức và hành vi thanh
niên sau cai nghiện ma túy ở cộng đồng [24].
Tác giả Lê Thị Thanh Huyền (2014) nghiên cứu về “Hoạt động hỗ trợ
tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy (nghiên cứu tại thành phố Hà
Nội)” đã mô tả thực trạng nhu cầu vay vốn, việc làm của NSCNMT trên địa
bàn thành phố Hà Nội; Các yếu tố tác động tới việc làm của người nghiện sau

15


cai; Và chỉ ra một số biện pháp và hoạt động phù hợp để ổn định cuộc sống
cho NSCNMT. Tuy nhiên, đề tài này chỉ có phạm vi nghiên cứu trong việc hỗ
trợ đào tạo và tìm kiếm việc làm cho NSCNMTtrong bối cảnh thực tiễn xã hội
tại Hà Nội [14].
2.2.2. Nghiên cứu về công tác xã hội với người sau cai nghiện ma tuý
Đề tài “Nhu cầu việc làm của người sau cai nghiện ma túy” của tác giả

Tiêu Thị Minh Hường (2015) đã phân tích và tổng hợp được các yếu tố về
tâm lý ảnh hưởng đến nhu cầu và nhu cầu việc làm của NSCNMT. Tác giả đã
đi sâu nghiên cứu nhu cầu lý giải dưới góc độ tâm lý học, từ đó có những
nghiên cứu điển hình về nhu cầu việc làm của NSCNMT, các yếu tố ảnh
hưởng tới việc làm của họ, đề xuất một số biện pháp tâm lý - giáo dục, góp
phần thúc đẩy nhu cầu việc làm của NSCNMT [17].
Năm 2015, tác giả Tạ Hồng Vân thực hiện đề tài “Hoạt động công tác
xã hội trong hỗ trợ điều tri ̣ nghiện cho người nghiện ma túy tại cộng đồng
(Nghiên cứu trường hợp tại cơ sở điều tri ̣ methadone thuộc Trung tâm phòng
chống HIV /AIDS thành phố Nam Đi ̣nh )”. Nghiên cứu tập trung vào thực
trạng điều trị methadone tại cơ sở, qua đó nhận định thực trạng điều trị của
người sử dụng ma túy, những nhu cầu và khó khăn của người điều trị nhằm
hỗ trợ người sử dụng ma túy [43].
Tác giả Phạm Văn Tú (2016) nghiên cứu về “Công tác xã hội nhóm đối
với người nghiện ma túy từ thực tiễn cơ sở điều trị methadone huyện Tuần
Giáo, tỉnh Điện Biên”. Nghiên cứu đã áp dụng phương pháp CTXH nhóm
trong hỗ trợ, kết nối, trợ giúp người nghiện ma túy để hòa nhập hoàn toàn và
đầy đủ các chức năng xã hội. Đồng thời, cung cấp, hỗ trợ về kỹ năng CTXH
cho người nghiện ma túy dùng thuốc thay thế methadone [40].
Ngoài ra còn có rất nhiều tài liệu, bài viết đăng trên các tạp chí, internet
về vấn đề này, như: Tài liệu hướng dẫn thực hành “Công tác xã hội với người
nghiện ma túy” dành cho cán bộ cấp cơ sở của tác giả Nguyễn Thị Thái Lan
năm 2015. Tài liệu cung cấp những kiến thức về ma túy và nghiện ma túy;
vấn đề truyền thông phòng, chống ma túy và truyền thông giảm kỳ thị với

16


người nghiện ma túy; quy trình hỗ trợ điều trị nghiện cho người nghiện ma
túy và các hoạt động can thiệp hỗ trợ nhóm cho người nghiện ma túy.

Tài liệu “Đề án phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010-2020” của Thủ
tướng Chính phủ đã chỉ rõ “Phát triển CTXH trở thành một nghề ở Việt Nam.
Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về nghề công tác xã hội; xây dựng đội
ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội đủ về số
lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ thống cơ sở cung cấp
dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an sinh xã
hội tiên tiến” [8]. Đồng thời Đề án cũng chỉ ra mục tiêu cụ thể cho từng giai
đoạn và các hoạt động chủ yếu về xây dựng và ban hành hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về CTXH; Củng cố, phát triển mạng lưới các cơ sở cung
cấp dịch vụ công tác xã hội và đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên, cộng tác
viên công tác xã hội; Xây dựng, hoàn thiện chương trình khung, nội dung đào
tạo và dạy nghề công tác xã hội và đề ra các giải pháp cụ thể và đề ra các giải
pháp phát triển ngành CTXH nói chung, và là cơ sở để cung cấp các dịch vụ
CTXH với người nghiện ma túy nói riêng.
Bài viết “CTXH với người nghiện ma túy” của Trung tâm cung cấp
dịch vụ CTXH, qua đó tác giả đã cung cấp những số liệu dẫn chứng sinh động
về thực trạng sử dụng ma túy của tỉnh Bến Tre, và kinh nghiệm tiến hành
CTXH của Đội CTXH tình nguyện trên địa bàn tỉnh Bến Tre [58]. Tác giả
Bùi Hương với bài viết “Cần tạo việc làm cho người nghiện ma túy sau cai”
đã nêu ra những khó khăn về việc làm đối với người nghiện ma túy sau cai,
đồng thời khẳng định rằng“Việc hỗ trợ, tạo việc làm cho người nghiện sau
cai giúp giảm thiểu tình trạng tái nghiện, nhanh chóng hòa nhập cộng đồng;
nhưng đây lại là vấn đề khó giải quyết nhất hiện nay…”[59]. Bên cạnh đó,
trong các tài liệu cũng đã chỉ ra: Người nghiện ma túy là một nhóm xã hội đặc
thù, họ không chỉ yếu về mặt thể chất mà yếu cả về mặt tinh thần. Nhìn chung
từ cách tiếp cận và nghiên cứu của các chuyên ngành khác nhau, các công
trình trên đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận và thực tiễn của công tác hỗ

17



trợ NSCNMT tái hòa nhập cộng đồng, tìm kiếm việc làm, phòng ngừa tái
nghiện trong giai đoạn hiện nay.
Hiện nay, mặc dù công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp và
cộng đồng cùng dang tay giúp đỡ những người đã có một thời lầm lỡ, tạo cho
họ có cơ hội làm lại cuộc đời, diễn ra rất tích cực, tuy nhiên số lượng các đơn
vị kinh tế tâm huyết trong CTXH sử dụng NSCNMT còn hạn chế. Người lao
động là NSCNMT, ổn định công việc lâu dài tại các doanh nghiệp còn ít.
Công tác tái hòa nhập cộng đồng cho người nghiện sau cai còn được
gắn với việc tham gia vào các hoạt động của các câu lạc bộ và các tổ tự quản.
Đã có nhiều địa phương duy trì hoặc thành lập mới các Câu lạc bộ, nhóm hỗ
trợ người nghiện sau cai, kết hợp với cho vay tín dụng và trợ cấp khó khăn.
Theo thống kê, đã có 4.774 người nghiện sau cai trở về tái hòa nhập cộng
đồng được vay vốn để tạo viện làm và ổn định cuộc sống [55].
Tóm lại, các nhà nghiên cứukhoa học trong và ngoài nước với nhiều
hướng tiếp cận khác nhau về vấn đề việc làm cho NSCNMT. Tuy nhiên, các
nghiên cứu mới dừng ở việc đánh giá thực trạng trên một vùng hoặc cả nước,
đưa ra các số liệu và tình hình thực tế, hoặt là tài liệu giảng dạy, lý thuyết chưa
thực sự phù hợp với địa bàn nghiên cứu của đề tài. Thực tế đang thiếu những
nghiên cứu về mô hình công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ việc làm cho
NSCNMT tái hòa nhập cộng đồng, đào tạo nghề, tìm việc làm, phòng ngừa tái
nghiện... Mặt khác, hiê ̣u quả của công tác điề u tri ̣nghiê ̣n ma túy phu ̣ thuô ̣c vào
nhiề u yế u tố và đòi hỏi sự trơ ̣ giúp của toàn xã hô ̣i.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài đóng góp cho việc nâng cao lý luận về thực hành CTXH ở Việt
Nam, cụ thể trong các lý luận về vai trò của CTXH nhóm trong việc hỗ trợ,
tìm kiếm việc làm cho NSCNMT trong bối cảnh thực tiễn của Việt Nam.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn


18


Kết quả của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các
cơ quan quản lý, nghiên cứu, hoạch định chính sách và chỉ đạo thực tiễn về
hỗ trợ việc làm cho người sau cai nghiện, phù hợp với điều kiện và tình hình
ở mỗi địa phương, góp phần đẩy mạnh công tác phòng trống ma túy, làm
giảm tỷ lệ tái nghiện và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nói chung. Bên
cạnh đó đề tài sẽ cung cấp những gợi mở cho NVCTXH trong tiến trình làm
việc với NSCNMT sau này.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng hỗ trợ việc làm đối với
NSCNMT; áp dụng tiến trìnhCTXH nhóm; từ đó đưa ra đề xuất áp dụng mô
hình công tác xã hội nhóm trong tăng cường hỗ trợ việc làm cho người
nghiện sau cai tại TTCB&GDLĐXH Bắc Ninh.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ:
- Tổng quan về cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Điều tra, khảo sát, đánh giá, nguyên nhân các yếu tố ảnh hưởng tới
việc làm của NSCNMT.
- Phân tích lý luận về mô hình công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ việc
làm đối với NSCNMT.
- Áp dụng mô hình công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ NSCNMTtìm
kiếm việc làm.
- Đề xuất kiến nghị một số giải pháp nhằm hỗ trợ, giúp đỡ việc làm đối
với NSCNMT.
5. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
Mô hình công tác xã hội nhómtrong hỗ trợ việc làmchoNSCNMT.

5.2. Khách thể nghiên cứu:

19


Khách thể nghiên cứu của đề tài bao gồm: NSCNMT; Cán bộ làm công
tác phòng chống tệ nạn xã hội và cán bộ lãnh dạo quản lý tại trung tâm; Gia
đình, bạn bè, hàng xóm của NSCNMT.
5.3. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu tập trung vào:i) đánh giá thực trạng
hoạt động hỗ trợ việc làm đối với NSCNMT và ii) áp dụng phương pháp
CTXH nhóm trong tăng cường hỗ trợ việc làm cho người nghiện sau cai tại
TTCB&GDLĐXH Bắc Ninh như một mô hình thử nghiệm của công tác xã
hội trong hỗ trợ việc làm choNSCNMT.
- Phạm vi về thời gian:từ tháng 7/2017-5/2018
- Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại
TTCB&GDLĐXH Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1.Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
Phương pháp này nhằm thu thập và xem xét các thông tin sẵn có trong
các tài liệu, văn bản, các bài nghiên cứu và các công trình khoa học liên quan
đến mô hình CTXH nhóm trong hỗ trợ việc làm đối vớiNSCNMT và đặc biệt
là hoạt động thực tiễn của các TTCB&GDLĐXH của nhiều nhà khoa học,
các học giả trong và ngoài nước.
Bên cạnh đó còn thu thập và phân tích các báo cáo, tổng kết của các
TTCB&GDLĐXH Bắc Ninh.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp này để phân tích nội dung các
tài liệu văn bản pháp lý như:Các văn bản quy phạm pháp luật của Đảng và Nhà
nước về cai nghiện và quản lí sau cai nghiện; Luật Phòng chống ma túy được
Quốc hội ban hành ngày 19/12/2000 và sửa đổi bổ xung năm 2008; Pháp lệnh

xử lý vi phạm hành chính,do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành năm 1995,
sửa đổi bổ xung năm 2002, 2007, 2008 và các văn bản hướng dẫn thực hiện;
Các nghị định của chính phủ quy định chi tiết về công tác cai nghiện như: Nghị
định số 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 quy định chi tiết thi hành luật sửa
đổi bổ xung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy về quản lý sau cai

20


nghiện ma túy tại nơi cư trú và trung tâm quản lý sau cai; Nghị định số
94/2010/NĐ-CP ngày 9/9/2010 quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia
đình và cộng đồng;các văn bản khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
6.2. Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
Mục đích của phương pháp trưng cầu ý kiến nhằm đo lường và thu
thập các thông tin cần thiết để phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề tài
như: Thông tin của NSCNMT tại địa bàn nghiên cứu (thông tin cá nhân, thực
trạng việc làm; những khó khăn, trở ngại trong quá trình tái hòa nhập cộng
đồng và nhu cầu việc làm của NSCNMT…).
Mẫu khách thể trong trưng cầu ý kiến: 155người sau cai nghiện tại
TTCB&GDLĐXH Bắc Ninh.
6.3. Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
-Khách thể được lựa chọn để trả lời phỏng vấn sâu bao gồm:
+ Người sau cai nghiện ma túy:7 người, nhằm tìm hiểu thông tin sâu về
những khó khăn trong cuộc sống, cũng như nhu cầu, nguyện vọng của người
sau cai nghiện ma túy.
+ Cán bộ làm công tác phòng chống tệ nạn xã hội và cán bộ lãnh đạo,
quản lý tại trung tâm: 05 cán bộ nhằm thu thập thông tin về cơ cấu, tổ chức
của trung tâm, mô hình CTXH nhóm trong hỗ trợ việc làm đối với NSCNMT,
qua đó tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của mô hình
CTXH nhóm hỗ trợ.

+ Gia đình, bạn bè, hàng xóm của NSCNMT: 06 trường hợp, để lắng
nghe ý kiến, đánh giá của họ về NSCNMT, về cách ứng xử, khả năng giao
tiếp, thái độ với công việc và hòa nhập cộng đồng của NSCNMT.
6.4. Phƣơng pháp công tác xã hội nhóm
Phương pháp CTXH nhóm là phương pháp giúp tăng cường, củng cố
chức năng xã hội của cá nhân thông qua các hoạt động nhóm và khả năng ứng
phó với các vấn đề của cá nhân. Dựa vào việc phân tích vấn đề và các nhóm
nguyên nhân chính tác động tới việc hỗ trợ việc làm NSCNMT. Vận dụng

21


những kiến thức, kỹ năng và xây dựng mô hình giải quyết vấn đề của
NSCNMT. NVCTXH thiết lập các mục tiêu xã hội trong kế hoạch hỗ trợ
NSCNMT, giúp họ thay đổi hành vi, thái độ, niềm tin, tăng cường năng lực
đối phó, giải quyết vấn đề của bản thân và thỏa mãn nhu cầu thông qua các
kinh nghiệm của nhóm.
7. Kết cấu của luận văn
- Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và danh
mục các biểu, bảngluận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về mô hình công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ
việc làm đối với người sau cai nghiện ma túy
Chương 2: Thực trạng việc làm và hoạt động hỗ trợ việc làm đối với
người sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm Chữa bệnh và Giáo dục Lao độngxã
hội Bắc Ninh
Chương 3: Áp dụng công tác xã hội nhóm trong hỗ trợ việc làm đối với
người sau cai nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục Lao động Xã hội Bắc Ninh

22



PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MÔ HÌNH CÔNG TÁCXÃ HỘI
NHÓM TRONG HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƢỜI SAU CAI
NGHIỆN MA TÚY
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1.Ma tuý, nghiện ma tuý, người sau cai nghiện ma tuý
1.1.1.1.Khái niệm ma túy
Thuật ngữ “Ma túy” [Drug] được hiểu theo nhiều cách khác nhau trên
thế giới hiện nay. Trong lịch sử Việt Nam, thuật ngữ “Ma túy”xuất hiện ban
đầu chỉ được hiểu là thuốc phiện (có nghĩa là cây thuộc loại papaver
somniferum)[54], về sau khi việc giao lưu buôn bán được mở rộng ra khu vực
và thế giới thì “ma túy” còn được hiểu là thêm các cây cần sa (có nghĩa là
các loại cây nào thuộc chi Cannabis),cây côca (có nghĩa là cây thuộc bất kỳ
loại nào thuộc chi Erythroxylon) [54] và các loại thuốc tân dược gây nghiện
khác. Sở dĩ gọi “Ma túy”là vì các chất này có tác dụng như ma thuật, ma
quái, nó chữa được một số bệnh có hiệu quả cao và làm tăng hưng phấn hoặc
ức chế thần kinh, đồng thời làm cho con người ngây ngất và túy lúy.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO, 1982), ma túy là bất kỳ chất gì mà
khi đưa vào cơ thể sống có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng sinh lý
của cơ thể [25]. Một cách định nghĩa mang tính khoa học, chính xác hơn là
khái niệm về ma túy do Liên Hợp Quốc (LHQ) đưa ra. Điều 1, Công ước
thống nhất về các chất ma tuý năm 1961 của LHQ đã quy định “ma tuý”
nghĩa là bất kỳ chất liệu nào được thống kê trong bảng I và bảng II kèm theo
Công ước này, dù dưới dạng tự nhiên hay tổng hợp [52]. Chương trình kiểm
soát ma túy quốc tế của Liên hợp quốc (UNDCP) năm 1991 đã xác định:
“Ma túy là những chất độc có tính gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc
nhân tạo khi xâm nhập vào cơ thể con người thì có tác dụng làm thay đổi tâm
trạng, ý thức và trí tuệ, làm cho con người bị lệ thuộc vào chúng gây nên
những tổn thương cho từng cá nhân và cộng đồng” [19].


23


×