Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

Sử dụng phóng sự ngắn trong chương trình thời sự trên sóng truyền hình địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 125 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ VĂN HÙNG

SỬ DỤNG PHÓNG SỰ NGẮN
TRONG CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRÊN SÓNG
TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGÔ VĂN HÙNG

SỬ DỤNG PHÓNG SỰ NGẮN
TRONG CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRÊN SÓNG
TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH BÁO CHÍ
Mã số: 60.32.01.01
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

Chủ tịch hội đồng

PGS. TS Dƣơng Xuân Sơn


PGS. TS Đinh Văn Hƣờng

HÀ NỘI - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn " Sử dụng phóng sự ngắn trong chương
trình thời sự trên sóng truyền hình địa phương" là công trình nghiên cứu
của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Dương Xuân Sơn. Các số liệu và
kết quả trong luận văn là sự thật và chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính xác thực của nội dung luận văn này.
Hà Nội, tháng 6 năm 2019
Tác giả

Ngô Văn Hùng


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập và triển khai thực hiện đề tài " Sử dụng
phóng sự ngắn trong chương trình thời sự trên sóng truyền hình địa
phương", tác giả luận văn đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ rất nhiệt tình
của lãnh đạo Viện đào tạo Báo chí và truyền thông, trường đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đặc biệt, tác giả luận nhận được sự quan tâm, định hướng, chỉ bảo tận
tình của PGS.TS Dương Xuân Sơn, giảng viên cao cấp bộ môn Phát thanh Truyền hình, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội. Cảm ơn sự quan tâm, động viên của thầy đã cho tác giả nguồn
động lực để cố gắng hoàn thành kịp tiến độ.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến lãnh đạo và đội ngũ phóng
viên, biên tập viên Phòng Thời sự Đài PT - TH Bắc Giang và lãnh đạo Phòng

Thời sự Đài PT -TH tỉnh Quảng Ngãi nơi tôi khảo sát thực hiện luận văn.
Trong điều kiện hạn chế về thời gian cũng như năng lực của bản thân,
luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự
giúp đóng góp ý kiến của Hội đồng chấm luận văn, của bạn bè, đồng nghiệp
và các thầy cô để luận văn có thể hoàn thiện hơn.
Hà Nội, 2019
Tác giả

Ngô Văn Hùng


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................ 4
DANH MỤC BẢNG BIỂU, MINH HỌA ..................................................... 5
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 6
1. Lý do lựa chọn đề tài................................................................................... 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: ........................................................................ 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: ......................................................... 11
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: .......................................................... 13
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu: ............................................ 13
6. Đóng góp mới của đề tài: .......................................................................... 15
7. Kết cấu của luận văn: ............................................................................... 16
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH .... 17
1.1. Khái niệm phóng sự truyền hình .......................................................... 17
1.1.1 Nguồn gốc sự ra đời của phóng sự truyền hình ................................ 17
1.1.2 Khái niệm phóng sự truyền hình ........................................................ 18
1.1.3. Đặc trƣng của phóng sự truyền hình ................................................ 23
1.2 Đặc trƣng về thể loại ............................................................................ 23
1.2.1 Đặc trƣng về hình ảnh, âm thanh .................................................. 24
1.2.2 Đặc trƣng về thời lƣợng................................................................... 24

1.2.3 Đặc trƣng về mô tả, phân tích ........................................................ 25
1.2.4 Đặc trƣng về nhân vật ...................................................................... 25
1.2.5 Đặc trƣng về tính khuynh hƣớng .................................................. 26
1.2.6 Đặc trƣng vật lý học và tâm lý tiếp nhận .................................... 26
1.3. Các loại phóng sự truyền hình ......................................................... 27
1.3.1. Phóng sự chuyên đề ......................................................................... 27
1.3.2. Phóng sự thời sự ............................................................................... 28
1


1.3.3 Vị trí của phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình ............. 29
1.3.4 Yêu cầu đối với phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình. 30
1.3.5 Các tiêu chí đánh giá một phóng sự hay ...................................... 31
Tiểu kết chƣơng I .......................................................................................... 33
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG PHÓNG SỰ NGẮN TRONG
CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ CỦA ĐÀI TRUYỀN HÌNH BẮC GIANG
VÀ ĐÀI TRUYỀN HÌNH QUẢNG NGÃI.................................................. 34
2.1. Tổng quan về Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Giang và Đài
truyền hình Quảng Ngãi. .............................................................................. 34
2.1.1. Sơ lƣợc lịch sử phát triển.................................................................... 34
2.1.2. Chƣơng trình thời sự truyền hình của Đài phát thanh và truyền
hình tỉnh Bắc Giang ...................................................................................... 36
2.1.3. Thực trạng Chƣơng trình thời sự truyền hình của Đài phát thanh
và truyền hình tỉnh Bắc Giang ..................................................................... 37
2.2 Tiêu chí đánh giá chất lƣợng phóng sự trong bản tin thời sự của Đài
phát thanh và truyền hình Bắc Giang ......................................................... 39
2.2.1 Kết cấu chƣơng trình thời sự .............................................................. 42
2.1.2. Mô hình tổ chức sản xuất phóng sự trong bản tin thời sự truyền
hình: ................................................................................................................ 42
2.3 Thực trạng chất lƣợng chƣơng trình thời sự truyền hình bắc giang . 44

2.3.1. Về nội dung .......................................................................................... 44
2.3.2. Chƣơng trình thời sự phản ánh sự kiện, vấn đề .............................. 48
2.3.3. Về hình thức......................................................................................... 51
2.3.4. Nhận xét chung .................................................................................... 60
2.3.5. Công chúng truyền hình Bắc Giang .................................................. 61
2.4 Thực trạng sử dụng phóng sự ngắn trong bản tin thời sự truyền hình:. 63
2.4.1 Thực trạng nguồn thông tin sử dụng trong phóng sự: ..................... 63
2


2.4.2 Khảo sát phóng sự ngắn đƣợc sử dụng trong các bản tin thời sự
truyền hình: ................................................................................................... 66
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 77
CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
PHÓNG SỰ NGẮN TRONG CHƢƠNG TRÌNH THỜI SỰ TRÊN SÓNG
TRUYỀN HÌNH ĐỊA PHƢƠNG ................................................................. 78
3.1. Những thành công và hạn chế của phóng sự ngắn trong chƣơng trình
thời sự truyền hình:....................................................................................... 78
3.1.1. Những thành công của phóng sự ngắn trong chƣơng trình thời sự
truyền hình: ................................................................................................... 78
3.1.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế của phóng sự ngắn trong
chƣơng trình thời sự truyền hình: ............................................................... 79
3.2. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện phóng sự ngắn trong
chƣơng trình thời sự truyền hình: ............................................................... 83
3.2.1. Những thuận lợi: ................................................................................. 83
3.2.2. Một số những khó khăn:..................................................................... 84
3.3 Những giải pháp thúc đẩy sử dụng phóng sự ngắn và nâng cao chất
lƣợng phóng sự ngắn trên sóng truyền hình địa phƣơng: ........................ 85
3.3.2. Giải pháp về hoạt động quản lý, nhân sự: ........................................ 86
3.3.3. Giải pháp về xã hội hóa nguồn kinh phí, chính sách và chế độ cho

nhân sự thực hiện: ......................................................................................... 90
3.3.4. Một số kiến nghị: ................................................................................. 91
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 94
KẾT LUẬN .................................................................................................... 95
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 99
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 101

3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VTV: Đài truyền hình Việt Nam
BGTV: Kênh Phát thanh - Truyền hình Bắc Giang
PTQ: Kênh Phát thanh - Truyền hình Quảng Ngãi
PSTH: Phóng sự truyền hình
NXB: Nhà xuất bản
PV: Phóng viên
BTV: Biên tập viên
PTV: Phát thanh viên
KTV: Kỹ thuật viên
PGS. TS: Phó giáo sƣ, tiến sỹ
GS. TS: Giáo sƣ, tiến sỹ
TS: Tiến sỹ
QP: Quay phim
CTTS: Chƣơng trình thời sự
TCSX: Tổ chức sản xuất
KB&ĐD: Kịch bản và đạo diễn
KB&LB: Kịch bản và lời bình
VTV1: Kênh tin tức - Chính trị tổng hợp ( Đài truyền hình Việt Nam)
VTV24: Trung tâm tin tức VTV24 (Đài Truyền hình Việt Nam)

VNESW: Kênh truyền hình thông tấn
TTXH: Truyền thông xã hội
MXH: Mạng xã hội
KTS: Kỹ thuật số
CNTT: Công nghệ thông tin

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU, MINH HỌA
Biểu đồ2.1: Tỷ lệ theo dõi bản tin thời sự kênh BGTV ................................... 63
Biểu đồ 2.2: Khảo sát chuyên mục khán giả quan tâm................................... 64
Biểu đồ 2.3: Đánh giá nội dung thông tin trong phóng sự ............................. 65
Biểu đồ 2.4: Đánh giá độ hài lòng của khán giả ............................................ 66
Bảng 2.1: Khảo sát số lượng phóng sự trong bản tin thời sự hàng ngày của
kênh BGTV .................................................................................................. 69
Bảng 2.2: Khảo sát số lượng tin và phóng sự trong bản tin thời sự trưa ngày
24/9/2018 ......................................................................................................... 71
Bảng 2.3: Khảo sát số phóng sự trong bản tin thời sự tối ngày 26/9/2018 .... 72
Bảng 2.4: Bảng khảo sát số lượng phóng sự ở các lĩnh vực kinh tế, chính trị,
xã hội trong bản tin thời sự trên kênh BGTV .................................................. 74

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của phương tiện truyền thông hiện
đại, đòi hỏi mỗi cơ quan báo chí, trong đó có hệ thống các Đài truyền hình từ
Trung ương tới địa phương đều phải không ngừng nâng cao chất lượng sản

xuất các chương trình truyền hình. Là chương trình thời sự chính luận, cập
nhập những thông tin trong nước và quốc tế, cũng như tình hình phát triển
kinh tế, xã hội của các địa phương, chương trình thời sự truyền hình luôn
được khán giả quan tâm, theo dõi. Tiêu biểu như chương trình thời sự lúc 19
giờ kênh VTV1, Đài truyền hình Việt Nam cho tới chương trình thời sự tổng
hợp lúc 19h45' của các Đài phát thanh - truyền hình địa phương. Ngoài việc
theo sát hoạt động chính trị, ngoại giao của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, chương trình thời sự còn có những phóng sự mang hơi thở cuộc sống,
phản ánh, thông tin kịp thời những bức xúc, những vấn đề bất cập nẩy sinh
trong cuộc sống. Từ những tấm gương " người tốt việc tốt" cho tới những
phóng sự điều tra, phóng sự phản ánh luôn được người dân đặc biệt quan tâm,
theo dõi. Chính vì vậy, thể loại phóng sự luôn giữ vị trí, vai trò quan trọng đối
với mỗi chương trình truyền hình, trong đó có chương trình thời sự. Với lối kể
chuyện bằng hình ảnh, lời bình và âm thanh... phóng sự đã cuốn hút người
xem qua câu chuyện mà người phóng viên chuyển tải.
Tuy không phải là một thể loại báo chí mới mẻ, nhưng thể loại phóng sự
lại gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu, bởi sự phong phú về cách thể
hiện với các dạng bài phóng sự khác nhau trên các loại hình báo chí. Thực tế
cho thấy, phóng sự là thể loại được áp dụng sản xuất và phát sóng rất phổ biến
trong các chương trình truyền hình nói chung. Tình trạng sản xuất phóng sự
không tuân thủ theo một nhóm tiêu chí, nguyên tắc nào còn tồn tại khá phổ
6


biến. Hệ quả tất yếu là chất lượng của các phóng sự thời sự không đồng đều
nên dẫn tới việc có những phóng sự chứa đựng khả năng sáng tạo chưa cao.
Đây là một trong những đòi hỏi tất yếu trong việc nâng cao trình độ chueyen
môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ những người làm truyền hình, trong đó có
những phóng viên thời sự, những người đang từng ngày, từng giờ cập nhập
những tin tức thời sự nóng hổi, đáp ứng nhu cầu của khán giả xem đài.

Xã hội ngày càng phát triển, đặc biệt thời kỳ công nghiệp 4.0 đã tác động
lớn đối với những làm báo, trong đó có báo truyền hình. Sự ra đời của các
thiết bị máy ghi hình hiện đại, nhỏ gọn, tiện ích, hay chỉ đơn giản là những
chiếc Smartphone cũng có thể giúp phóng viên thành công với những hình
ảnh ấn tượng cho tác phẩm của mình. Những phóng sự này thường gây ấn
tượng và thu hút đối với người xem, nhất là dạng phóng sự điều tra, những
phóng sự liên quan tới các vấn đề mà dư luận xã hội quan tâm... Trong tổng
thể một chương trình thời sự truyền hình, ngoài những tin tức được cập nhập
thường xuyên, liên tục trong ngày, những phóng sự được sử dụng trong
chương trình thời sự luôn được quan tâm, chú trọng và được cơ quan báo chí
đầu tư nhiều thời gian, công sức, trí tuệ tập thể để sản xuất. Vì đây là những
phóng sự " đinh" được lãnh đạo Đài và đội ngũ Biên tập viên sử dụng trong "
giờ vàng" của chương trình thời sự.
Phóng sự truyền hình luôn theo sát các các sự kiện tình huống nổi bật
trong dòng thời sự chủ lưu phản ánh đời sống chính trị, xã hội, văn hóa, kinh
tế đất nước ta. Nhiều phóng sự truyền hình đề cập, phát hiện, cảnh tỉnh công
chúng khán giả về những vấn đề nhức nhối, những mâu thuẫn nẩy sinh cũng
như những nguy cơ tiềm tàng trong xã hội mà có cả những nguyên nhân chủ
quan của con người, cản trở tới sự phát triển đi lên về mọi mặt kinh tế chính
trị, văn hóa, xã hội.

7


Vì khung thời lượng chương trình thời sự của mỗi Đài truyền hình khác
nhau nên lượng phóng sự sử dụng trong mỗi chương trình thời sự cũng nhiều
ít khác nhau. Trước đây phóng sự trong chương trình thời sự của Đài Truyền
hình Việt Nam có độ dài từ 3-4 phút, đối với Đài truyền hình địa phương có
thể lên tới 6 - 7 phút. Thế nhưng, hiện nay việc sản xuất phóng sự ngắn đã có
nhiều thay đổi, và giới hạn trong khoảng 2 - 3 phút, thậm chí 1 phút và có thể

dưới 1 phút ... do tùy từng vấn đề cũng như do thời lượng có hạn của chương
trình thời sự.
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả nhận thấy rất nhiều công trình
nghiên cứu trước đây cũng từng nghiên cứu về phóng sự trong chương trình
thời sự truyền hình. Các công trình nghiên cứu này đều có ý nghĩa khoa học
riêng nhưng trong thời đại công nghệ số hóa, cạnh tranh thông tin, cạnh tranh
về mọi mặt trong đời sống xã hội thì việc nghiên cứu phóng sự trong chương
trình thời sự là rất cần thiết. Đặc biệt khi mạng xã hội phát triển, với sự nhanh
nhậy, cập nhập thông tin nhanh chóng thì việc thẩm định thông tin, chất lượng
thông tin chính thống cần được thực hiện và chuyển tải một cách nhanh chóng
hơn nữa để định hướng dư luận, dẫn dắt dư luận không tin vào những tin giả,
tin xấu, tin sai sự thật nhằm đưa thông tin thất thiệt chống phá cách mạng, gây
mất đoàn kết, và ảnh hưởng tới tình hình an ninh, trật tự tại các địa phương...
Không bàn đến cách gọi, cách hiểu của từng phóng sự trong chương trình thời
sự, tác giả nhận thấy một đề tài bao quát từ quy trình đến nội dung, hình thức
tiếp cận khán giả của phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình thì chưa có
công trình nào thực hiện. Do đó, tôn trọng những tài liệu đã nghiên cứu về thể
loại phóng sự ngắn trong chương trình thời sự vừa có tính kế thừa của các
công trinh nghiên cứu trước, vừa đóng góp thêm tư liệu quan trọng về một
chủ đề mới mà không mới nhằm tạo cơ sở, tiền đề để có thể đưa ra những lập
luận trong quá trình nghiên cứu của mình.
8


Từ việc khảo sát, đánh giá thực tế tại Đài Truyền hình tỉnh Bắc Giang và
Đài PT- TH Quảng Ngãi, giúp cho tác giả luận văn có cái nhìn khái quát về
tính đặc sắc, độc đáo, hấp dẫn của phóng sự ngắn trong chương trình thời sự.
Từ đó tác giả đã lựa chọn đề tài " Sử dụng phóng sự ngắn trong chương trình
thời sự trên sóng truyền hình địa phương" để làm đề tài luận văn Thạc sỹ của
mình.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề:
Trong các loại hình báo chí nói chung bao gồm cả Truyền hình nói
riêng, phóng sự là một thể loại báo chí quan trọng với khả năng thông tin thời
sự chính xác trên nhiều khía cạnh của vấn đề thông qua góc quan sát, nhìn
nhận sự kiện, nhân vật của nhà báo, phóng viên.
Trong hoạt động nghiên cứu lý luận báo chí học, có rất nhiều công trình
nghiên cứu về thể loại phóng sự báo chí nói chung và thể loại phóng sự truyền
hình nói riêng. Ở cấp độ sách giáo khoa, cuốn “Giáo trình báo chí truyền
hình” của PGS.TS Dương Xuân Sơn được xem là giáo trình đầu tiên của Việt
Nam về môn truyền hình. Trên cơ sở tập hợp các bài giảng của giảng viên về
môn học này năm 1991, giáo trình đã trình bày một cách hệ thống các vấn đề
của báo chí truyền hình như: vị trí, vai trò, lịch sử ra đời và phát triển của
truyền hình, khái niệm, đặc trưng, nguyên lý của truyền hình, các thể loại
truyền hình. Trong cuốn "Sản xuất chương trình truyền hình" của TS Trần
Bảo Khánh năm 2003 đã đề cập đến sản xuất các chương trình truyền hình,
thể loại phóng sự trong sản xuất chương trình truyền hình. Đây đều là công
trình nghiên cứu công phu, tâm huyết của tác giả, đồng thời là tư liệu quý giá
để tác giả luận văn có thể tham khảo.
Trong kho tàng tư liệu tham khảo nghiệp vụ có rất nhiều cuốn sách
nghiên cứu và giảng dạy của các tác giả có kinh nghiệm trong nghề làm báo,
như: cuốn “Phóng sự truyền hình” (Nxb Thông Tấn) của tác giả người Pháp
9


Brigitte Besse và Didierr Desormeaux được ấn hành tại Pháp. Cuốn sách đã
đề cập kỹ lưỡng các kỹ năng, phương pháp làm một phóng sự truyền hình; từ
những quy tắc tiếp cận, xử lý các sự kiện đến sản xuất thông tin; cách xây
dựng phóng sự, cách dàn dựng cảnh, bố trí kỹ thuật trường quay, âm thanh,
hình ảnh; cách viết, biên tập lời bình…; cuốn sách “Ký giả chuyên nghiệp”
của Jonh Hohenberg do Hội bảo trợ Việt – Mỹ ấn hành; cuốn “Sổ tay phóng

viên: Tin – Phóng sự truyền hình” của tác giả Neil Everton do Quỹ Rueter
xuất bản; cuốn “Một ngày thời sự truyền hình” của tác giả Lê Hồng Quang do
Hội Nhà báo Việt Nam xuất bản;… Đây là những tài liệu khoa học đúc kết
những kinh nghiệm của các nhà báo và giảng viên phát thanh, truyền hình tầm
cỡ trên thế giới. Vì vậy đã cung cấp cho tác giả những góc nhìn mới về lý
luận, thực tiễn trong hoạt động sản xuất và sử dụng phóng sự ngắn truyền
hình.
Bên cạnh đó, trong sự phát triển như vũ bão của công nghệ kỹ thuật số,
Internet, các thiết bị thông minh có tính năng hiện đại cao, nhất là khi cuộc
cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động mạnh mẽ đến các quốc gia cũng
như tác động lớn tới hoạt động truyền thông hiện đại. Bên cạnh những công
trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và quốc tế về phóng sự truyền
hình thì còn có rất nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến
phóng sự truyền hình. Hiện nay, phóng sự ngắn trên truyền hình có sự thay
đổi lớn về thời lượng và cách thể hiện của phóng viên, biên tập viên. Có nhiều
nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi đó, nhưng về cơ bản là do sự tác động của
công nghệ thông tin và nhu cầu tiếp cận, phản hồi thông tin của công chúng.
Với Đài PT-TH Bắc Giang, Đài PT - TH Quảng Ngãi cũng như nhiều đài địa
phương khác, việc sử dụng phóng sự ngắn trong chương trình thời sự là vấn
đề tuy không mới, thế nhưng nó lại tạo ra phong cách thời sự riêng tạo ra sự

10


lấp dẫn, lôi cuốn công chúng xem Đài, tạo nên thương hiệu riêng cho mỗi đài
truyền hình.
Nâng cao chất lượng CTTS truyền hình địa phương là vấn đề không
mới. Tuy nhiên, nét mới ở luận văn này đề cập chính là trong giai đoạn hiện
nay sự cạnh tranh quyết liệt về thông tin thì đòi hỏi khách quan của việc ứng
dụng công nghệ, đào tạo đội ngũ PV, BTV, nhà lãnh đạo giỏi…để sản xuất các

CTTS truyền hình hay, hấp dẫn là hết sức cần thiết. Mặt khác, hiện chưa có
một công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu một cách tổng thể hệ
thống, chi tiết thực trạng chất lượng phóng sự trong CTTS, những hạn chế bất
cập, năng lực sản xuất của Đài PT-TH Bắc Giang. Bên cạnh kế thừa những kết
quả nghiên cứu trước và từ hoạt động thực tiễn tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu
thực hiện mục tiêu, nội dung của đề tài luận văn. Qua đó, góp phần nâng cao
hơn nữa chất lượng CTTS truyền hình của Đài PT-TH Bắc Giang.
Như vậy, có thể khẳng định đề tài " Sử dụng phóng sự ngắn trong chương
trình thời sự trên sóng truyền hình địa phương" là một đề tài mới, không bị
trùng lặp với bất kỳ một đề tài nào trước đó.
Do hạn chế về mặt thời gian, lượng trang và khả năng thực hiện mà tác
giả sẽ tập trung nghiên cứu quy trình sản xuất chi tiết khi sản xuất phóng sự
trong bản tin thời sự của Đài PT- TH Bắc Giang và tham khảo thêm việc sử
dụng phóng sự ngắn trong chương trình thời sự của Đài PT - TH Quảng Ngãi.
Vì vậy, tác giả hy vọng luận văn sẽ là công trình nghiên cứu bước đầu nhằm
phát triển những lý luận về sau trong các đề tài liên quan.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích:
Đề tài nghiên cứu này nhằm làm rõ những vấn đề liên quan đến thể loại
phóng sự truyền hình trên phương diện lý luận và thực tiễn, tiềm năng và ứng
dụng, cơ hội kế thừa phát triển có sáng tạo những nguyên tắc và giá trị của thể
11


loại phóng sự báo chí truyền thống. Thông qua việc nhận dạng phóng sự thời
sự, tác giả đưa ra một số tiêu chí có tính gợi mở về cách thức thực hiện phóng
sự thời sự, nhằm từng bước hoàn thiện và nâng cao chất lượng phóng sự trong
các chương trình thời sự của Đài PT- TH Bắc Giang cũng như các đài truyền
hình địa phương hiện nay.
Bắt nguồn từ tính cấp thiết của đề tài và lịch sử nghiên cứu vấn đề,

luận văn nghiên cứu " Sử dụng phóng sự ngắn trong chương trình thời sự trên
sóng truyền hình địa phương" , khái quát toàn bộ đặc điểm, nội dung, phương
pháp, cách thức sử dụng phóng sự ngắn. Và đưa ra những kiến nghi, giải
pháp, phương hướng nhằm nâng cao chất lượng các phóng sự ngắn được sử
dụng trong các bản tin thời sự của các đài truyền hình địa phương hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ:
+ Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận báo chí truyền hình nói chung và
cơ sở lý luận về phóng sự trong bản tin thời sự nói riêng. Bằng việc trình bày
các khái niệm liên quan đền đề tài nghiên cứu: phóng sự truyền hình, phóng
sự thời sự....
+Chỉ ra những đặc trưng cơ bản của phóng sự trong chương trình thời
sự truyền hình, phân biệt phóng sự thời sự với các phóng sự khác trên sóng
của Đài PT - TH Bắc Giang.
+ Giới thiệu sơ lược về các bản tin, chương trình thời sự hàng ngày của
Đài PT - TH Bắc Giang; khảo sát thực trạng sản xuất và phát sóng phóng sự
trong chương trình thời sự lúc 19h40'.
+ Những thành công và hạn chế về chất lượng của phóng sự trong các
chương trình thời sự hiện nay.
+ Nghiên cứu đặc điểm dân cư và tâm lý tiếp nhận thông tin truyền
hình của công chúng Bắc Giang và Quảng Ngãi.

12


+ Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sử dụng phóng
sự trong chương trình thời sự trên sóng truyền hình địa phương hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc "Sử dụng phóng sự ngắn
trong chương trình thời sự trên sóng truyền hình địa phương".

4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Hiện nay, phóng sự được sử dụng phổ biến ở tất cả các bản tin,
chương trình thời sự và các chuyên mục hàng ngày trên sóng của Đài
THVN cũng như các Đài PT - TH địa phương. Tuy nhiên, theo tác giả,
những phóng sự thực sự có chất lượng chủ yếu được đưa vào chương
trình thời sự buổi tối lúc 19h đối với Đài THVN và 19h40' trên sóng
của Đài truyền hình địa phương, đây được xem là " giờ vàng" - thời
điểm thu hút được đông đảo lượng khán giả theo dõi. Những phóng sự
này có khả năng tạo hiệu quả thông tin cao về mặt xã hội, mang đậm
dấu ấn và đặc trưng thể loại nhất. Ngoài ra, do hạn chế thời gian, tác giả
xin được khảo sát đề tài nghiên cứu trong phạm vi chương trình thời sự
lúc 6h00'; Chương trình thời sự lúc 11h30'; Chương trình thời sự tổng
hợp lúc 19h40' trên sóng của Đài PT - TH Bắc Giang và tham khảo
thêm chương trình thời sự của Đài PT - TH Quảng Ngãi, đại diện cho
khu vực miền trung. Thời gian khảo sát từ tháng 6/2018 đến tháng
12/2018.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1. Cơ sở lý luận:
Đề tài nghiên cứu này dựa trên nền tảng của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh; đường lối - chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật
của Nhà nước đối với báo chí và hoạt động báo chí. Đề tài nghiên cứu cũng
13


kế thừa và phát huy có sáng tạo các lý luận báo chí, những tiêu chí và giá trị
của thể loại phóng sự báo chí truyền thống.
5.2. Phƣơng pháp:
Để thực hiện đề tài này, tác giả lựa chọn một số phương pháp nghien
cứu cụ thể như sau:
Phương pháp thu thập tài liệu: sử dụng các sách, tài liệu, các bài viết

trên báo mạng điện tử, báo in về phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình
nhằm khái quát cho phần nghiên cứu tổng quan, bổ sung hệ thống lý thuyết về
phóng sự trong bản tin thời sự truyền hình. Nghiên cứu sâu các tài liệu về
phóng sự đã được đề cập để bổ sung thêm những thông tin cần thiết phục vụ
cho phần nghiên cứu sâu ở các chương nội dung. Những nghiên cứu này là cơ
sở để đánh giá cho các kết quả khảo sát thực tế và nghiên cứu các giải pháp
khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phân tích nội dung tài liệu: Tác giả sử dụng những
phương pháp này để nghiên cứu, phân tích và đánh giá nội dung của các
phóng sự ngắn trên bản tin thời sự truyền hình đã được lựa chọn. Từ đó rút ra
những ưu điểm và hạn chế để tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm nâng cao
chất lượng các phóng sự truyền hình ngắn tại Đài PT&TH Bắc Giang nói
riêng cũng như các đài địa phương nói chung.
Phương pháp khảo sát, thống kê: Để có được dữ liệu mang tính chất
định lượng nhằm mục đích thống kê các những các chương trình thời sự
truyền hình trong thời gian khảo sát để phân tích, đánh giá.
Phương pháp điều tra xã hội học: Nhằm thu thập, nhận xét, đánh giá
của công chúng về chất lượng của những phóng sự sử dụng trong CTTS của
Đài PT - TH Bắc Giang. Để đảm bảo tính khách quan của kết quả nghiên cứu,
tác giả dự kiến sẽ phát 200 phiếu. Đối tượng điều tra bao gồm nhiều thành

14


phần, nghề nghiệp, lứa tuổi, trình độ. Địa bàn điều tra gồm thành phố và khu
vực nông thôn, địa bàn một số huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh.
Phương pháp phỏng vấn sâu: Tác giả phỏng vấn lãnh đạo cơ quan báo
chí trong việc sản xuất phóng sự cũng như sử dụng phóng sự ngắn trong
CTTS để nâng cao chất lượng của chương trình thời sự. Tiến hành phỏng vấn
những người liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất, sáng tạo tác phẩm

phóng sự ngắn trong bản tin thời sự truyền hình như: việc quản lý tổ chức sản
xuất, biên tập, quay phim,… nhằm tiếp cận những khó khăn và thuận lợi trong
việc khai thác và triển khai các đề tài phóng sự ngắn.
Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của
chương trình thời sự của Đài PT - TH Bắc Giang
Dạng thiết kế nghiên cứu:
Sử dụng bảng hỏi (anket) nhằm nghiên cứu công chúng là người trong
nghề hoặc chỉ đơn giản là người xem truyền hình để tìm hiểu cách cảm thụ,
hiệu quả thông tin truyền hình; giúp người trong nghề rút ra những bài học
kinh nghiệm cho các sản phẩm phóng sự ngắn trong bản tin thời sự truyền
hình.
Công cụ thu thâp và xử lý dữ liệu: bảng hỏi, phần mềm thống kê SPSS
dành riêng cho phiếu điều tra công chúng báo chí.
6. Đóng góp mới của đề tài:
Đóng góp mới về khoa học của đề tài là đã nhận dạng được tương đối
đầy đủ, chính xác về phóng sự được phát sóng phổ biến trong các chương
trình thời sự của Đài PT - TH địa phương. Trên cơ sở này, đề tài bước đầu xác
lập được một số tiêu chí khoa học để có thể áp dụng vào thực tiễn hoạt động
lao động sáng tạo và sản xuất phóng sự phục vụ cho các bản tin, chương trình
thời sự hàng ngày trên sóng Đài PT - TH Bắc Giang cũng như Đài PT - TH
địa phương.
15


6.1.Ý nghĩa lý luận:
Luận văn góp phần bổ sung và phát triển hệ thống lý thuyết về phóng
sự ngắn trong bản tin thời sự truyền hình. Từ việc đi sâu vào đề tài Sử dụng
phóng sự ngắn trong chương trình thời sự trên sóng truyền hình địa phương",
luận văn sẽ có những đóng góp về mặt phát hiện những yếu tố đằng sau tác
động, ảnh hưởng tới các sản phẩm phóng sự trong bản tin thời sự. Các nội

dung trong luận văn được thể hiện ở các bước cơ bản với việc thống kê, tổng
hợp, khảo sát, phân tích, đánh giá các phóng sự trong phạm vi nghiên cứu
nhằm tạo cơ sở cho các nghiên cứu về sau.
6.2.Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện chủ yếu dựa trên cơ sở thực tiễn
hoạt động nghề nghiệp. Ngoài việc mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực cho bản
thân, tác giả mong muốn chia sẻ những kết quả nghiên cứu của mình với các
đồng nghiệp như là tài liệu tham khảo có tính định hướng nghề nghiệp, đặc
biệt là trong hoạt động sáng tạo và sản xuất các phóng sự ngắn để ngày càng
nâng cao hơn nữa chất lượng các chương trình thời sự trên sóng truyền hình
của các đài địa phương hiện nay.
7. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phóng sự truyền hình.
Chương 2: Thực trạng sử dụng phóng sự trong chương trình thời sự của
đài truyền hình địa phương.
Chương 3: Những vấn đề đặt ra và giải pháp để nâng cao chất lượng
trong việc phóng sự trong chương trình thời sự trên sóng truyền hình địa
phương.

16


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÓNG SỰ TRUYỀN HÌNH
1.1. Khái niệm phóng sự truyền hình
1.1.1 Nguồn gốc sự ra đời của phóng sự truyền hình
Thuật ngữ " phóng sự" bắt nguồn từ các thuật ngữ " repotage" ( tiếng
Pháp) và " report" ( tiếng Anh), có nghĩa là thống báo, báo cáo. Gốc chung
của hai từ ấy là từ Latinh "report" (chuyển tải). Cùng với sự phát triển có tính

tiền đề của báo chí và điện ảnh, phóng sự truyền hình đầu tiên do hãng phát
thanh và truyền hình Anh quốc (BBC) thực hiện vào năm 1937 khi vua
George VI đăng quang. Trước đó, hàng loạt các bộ phim nhựa " Tầu vào ga
Lixiôta", " Bữa ăn sáng của em bé",.... được công chiếu như là những phóng
sự hình ảnh, bởi vì họ đã " không sắp xếp các sự kiện, không có yếu tố trình
bày, diễn xuất kiểu sân khấu, chưa hề có các diễn viên, kịch bản, cảnh trí là
những phần tất yếu của phim truyện hiện đại". Sự ra đời của những bộ phim
này nhằm mục đích thỏa mãn đầu óc hiếu kỳ của người xem về các sự kiện,
về các vùng đất xa xôi và mới lạ. Có thể nói, phóng sự truyền hình là bước
phát triển về chất lượng của phóng sự tài liệu điện ảnh.
Tại Việt Nam trước năm 1945, hành trình của viễn chinh Pháp đã kéo
theo sự du nhập các tác phẩm điện ảnh, cùng với những ảnh hưởng của những
nền văn hóa phương Tây. Nền điện ảnh cách mạng được đánh dấu bằng
những bộ phim tài liệu đầu tiên như: " Hồ Chủ tịch từ Pháp trở về", " Trận
đánh Ô Cầu Dền năm 1946", và sau đó là bộ phim truyện nhựa " Chung một
dòng sông" (1958). Tiếp theo đó, sự ra đời đều đặn hơn của những thước
phim thời sự đã kịp thời bám sát cuộc kháng chiến chống Mỹ ví đại của toàn
dân tộc. " Đây là những viên gạch đầu tiên xây dựng thể loại phóng sự trên
truyền hình".
Kể từ ngày 7/9/1970, sự ra đời của vô tuyến truyền hình Việt Nam đã
tạo một diện mạo cho nền báo chí nước nhà. Là một thể loại độc lập, phóng
17


sự truyền hình cũng đã bắt đầu nổi danh với những tác phẩm như" " Hà Nội
năm ngày đọ sức", " Tiếng trống trường" và đặc biệt là " Điện Biên Phủ trên
không". Phóng sự truyền hình thời kỳ này đã phản ánh kịp thời những thắng
lợi vang dội của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Với trình độ của đội ngũ những người làm báo hình ngày càng cao,
cùng với phương tiện kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại, phóng sự

truyền hình đang được thể hiện dưới nhiều hình thức, làm cho chương trình
truyền hình ngày càng trở nên phong phú, hấp dẫn và thiết thực, gần gũi hơn
với cuộc sống hàng ngày.
1.1.2 Khái niệm phóng sự truyền hình
Theo nhóm các nhà nghiên cứu của người Nga G.V. Cudơnhetxốp,
X.L.Xvích và A.Ia.Iurốppsxki: Phóng sự là thể loại báo chí thông tin nhanh
chóng trên báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình về một sự kiện nào đó mà
phóng viên đã chứng kiến hoặc can dự vào... Trong thể loại phóng sự, yếu tố
đứng đầu là sự cảm nhận của cá nhân đối với sự kiện, hiện tượng, sự lựa chọn
các sự việc do tác giả bào phóng sự thực hiện. [6, tr59-60].
Trong cuốn " Báo chí truyền hình" ( Tài liệu tham khảo nghiệp vụ của
tổ chức Quốc tế các nhà báo), nhà nghiên cứu R.A. Borestsky quan niệm
rằng: Phóng sự truyền hình là một thể loại tác phẩm truyền thống và luôn giữ
trung tâm trong các chương trình truyền hình. Mục đích của nó là chuyển tải
sự kiện một cách nhanh chóng, chân thực và chặt chẽ tới người xem. Người
phóng viên trong các phóng sự của mình có một vị trí tối ưu. Họ vừa là nhân
chứng trực tiếp, vừa là người dân dắt, định hướng công chúng tiếp cận sự kiện
nhanh chóng và hiệu quả [2].
Theo Pierre Ganz, một phóng sự truyền hình đúng nghĩa, hiểu một cách
đơn giản là: Cho khán giả xem và nghe. Một phóng sự về cuộc mít tinh tất
nhiên phải nói về nội dung diễn văn của diễn giả. Để cho đầy đủ, người phóng
18


viên cũng phải chỉ ra bằng hình ảnh hoặc miêu tả bằng lời về khung cảnh mít
tinh, các phản ứng của những người tham dự, những câu chuyện " hậu
trường" [11,tr.4].
Nằm trong hệ thống lý luận về phóng sự truyền hình, Giáo trình báo chí
truyền hình của PGS. TS Dương Xuân Sơn cho rằng: " Phóng sự truyền hình
là một thể loại báo chí truyền hình thuộc nhóm chính luận nghệ thuật, phản

ánh các sự kiện, con người, tình huống, hoàn cảnh điển hình trong quá trình
phát sinh, phát triển, đồng thời thẩm định hiện thực qua các tôi trần thuật,
vừa tỉnh táo lý trí, vừa cảm xúc bằng phương tiện kỹ thuật truyền hình".
Tác giả Trần Bảo Khánh trong cuốn " Sản xuất chương trình truyền
hình, VXB Văn hóa - Thông tin 2003 định nghĩa: " Phóng sự truyền hình là
thể loại báo chí phản ánh sự kiện, hiện tượng, vấn đề theo logic khách quan
trong quá trình phát sinh, phát triển bằng ngôn ngữ hình ảnh và âm thanh".
Phóng sự truyền hình trong cuốn " Tuyên truyền vận động dân số và
phát triển" (Phân viện báo chí và Tuyên truyền - UNFPA 2000) đã được viết
như sau: Phóng sự truyền hình là thể loại tác phẩm, trong đó phản ánh các vấn
đề, sự kiện thời sự bằng hình ảnh, lời nói, tiếng động một cách cụ thể, sinh
động, trong diễn biến thực của chúng....Phóng sự truyền hình giúp cho công
chúng hiểu được toàn bộ logic vận động của các sự kiện, vấn đề cũng như
hiểu được tính cách của những con người trong các sự kiện, vấn đề với thái
độ, tâm trạng, quan điểm và tình cảm của họ [20,tr.89].
Nhiều người làm nghề ở Đài truyền hình Việt Nam đã đưa ra một định
nghĩa đơn giản, cho rằng trong phóng sự thì có phỏng vấn, còn trong tin thì
không có phỏng vấn. Theo nhà báo Nguyễn Thanh Lâm, Nguyên Phó trưởng
Ban Thời sự cho rằng, hiện nay những định nghĩa về phóng sự vẫn dưa trên
kinh nghiệm làm việc chứ chưa được viết " lý thuyết hóa", hoặc những lý
thuyết đó nằm trong nhà trường nhưng lại chưa phù hợp với thực tế công việc.
19


Chính vì vậy, thường nảy sinh các cuộc tranh luận không tìm ra được sự
thống nhất khi bàn về vấn đề thể loại liên quan đến phóng sự. Nhà báo
Nguyễn Thanh Lâm cho rằng phóng sự truyền hình thực chất là một câu
chuyện được kể bằng hình ảnh. Người phóng viên truyền hình thực hiện
phóng sự, tức là đang kể về một câu chuyện nào đó cho người xem, với đầy
đủ những cứ liệu, những nhân chứng - vật chứng để người ta tin rằng câu

chuyện đó là có thật. Sự tham gia của nhiều nhân tố, sự tôn trọng sự thật cũng
như tôn trọng các góc nhìn của những nhân tố trong câu chuyện đó đã làm nê
nmột sản phẩm mà chúng ta gọi đó là " phóng sự", mang đặc trưng bản chất
khác với " tin).
Cũng bàn về khái niệm " phóng sự truyền hình", tác giả Tô Hoàng
trong bài viết " Một vài hướng mở cho phim phóng sự, tài liệu truyền hình" (
Tạp chí Người làm báo số tháng 4/1999) cho rằng: Nói đến phim phóng sự tài liệu truyền hình là nói đến những gì liên quan trực tiếp, gần gũi với mục
đích tuyên truyền, cổ động, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước, đó là nói tới những vấn đề vĩ mô thuộc phương diện dân số - kế
hoạch hóa gia đình, kinh tế, là nói đến những kích thước hoành tráng của các
lễ lạt, các dịp kỷ niệm, năm chẵn của các binh chủng, các ngành, các nghề,
...[14].
Với sự mở rộng cả về không gian và thời gian, phóng sự cho phép nhà
báo truyền hình khắc họa một cách chi tiết, cụ thể về tiến trình vận động của
các sự kiện, hiện tượng, về logic phát triển cũng như các quan hệ chính yếu
của vấn đề. Vì thế, phóng sự truyền hình tác động mạnh mẽ đến nhận thức,
cũng như tình cảm của công chúng khán giả, tạo ra ở họ những thái độ, phản
ứng một cách nhanh chóng và tức thời.
Phóng sự truyền hình còn là thể loại mà ở đó nhà báo truyền hình có
thể sử dụng tất cả các thủ pháp có tính nghệ thuật trong phản ánh hiện thực,
20


như các thủ pháp ghi hình, âm nhạc, dàn dựng... nhằm làm tăng hiệu quả tác
động về phương diện thông tin và thẩm mỹ. Trong phóng sự, hiện thực cuộc
sống được phản ánh không chỉ đơn giản, cụ thể, mà là hiện thực đã được nhận
thức, trong những mối quan hệ, thể hiện tình cảm, thái độ và trách nhiệm của
nhà báo truyền hình.
Tóm lại, tổng hợp từ những quan niệm nói trên và qua kinh nghiệm
thực tiễn hoạt động nghề nghiệp, tác giả đã mạnh dạn đưa ra một khái niệm về

phóng sự truyền hình như sau: Phóng sự truyền hình là một thể loại tác phẩm
của báo chí truyền hình, trong đó tập trung phản ánh các sự kiện, hiện tượng,
vấn đề bằng hình ảnh, lời nói, tiếng động một cách cụ thể, chân thực và sinh
động. Xuất hiện thường xuyên trong các chương trình truyền hình, phóng sự
truyền hình giúp cho công chúng khán giả hiểu được tiến trình vận động của
các sự kiện, hiện tượng, vấn đề, cũng như hiểu được tính cách của từng nhân
vật trong các sự kiện, hiện tượng, vấn đề với đầy đủ quan điểm, tâm trạng,
thái độ và tình cảm của họ.
Kế thừa những quan điểm về phóng sự truyền hình của các nhà báo,
nhà nghiên cứu báo chí qua nhiều thời kỳ ở Việt Nam và trên thế giới, dựa
trên những kết quả nghiên cứu trong các giáo trình, các công trình khoa học ở
các trường đại học; những bài giảng về phóng sự truyền hình ở các lớp bồi
dưỡng nghiệp vụ báo chí của các nhà báo giàu kinh nghiệm trong nước và
quốc tế, có thể nêu ra khái niệm chung về phóng sự truyền hình như sau: "
Phóng sự truyền hình là thể loại đặc trưng của truyền hình, chuyển tải nội
dung thông tin nóng hổi, sinh động đến công chúng ở thời hiện tại, được thể
hiện theo trình tự logic diễn biến của sự kiện, vấn đề... qua dòng hình ảnh và
âm thanh của hiện thực mà phóng viên lựa chọn, sắp xếp. Trong quá trình thể
hiện phóng sự, chính kiến, thái độ và cảm xúc của phóng viên bộc lộ rõ qua
việc phân tích, cắt nghĩa, lý giải sự kiện, vấn đề đó".
21


×