Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO tại công ty than thống nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.81 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Võ Trọng Lƣơng

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG
QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO
TẠI CÔNG TY THAN THỐNG NHẤT

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Võ Trọng Lƣơng

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG
QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO
TẠI CÔNG TY THAN THỐNG NHẤT
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 8440301.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS. Hoàng Anh Lê


Hà Nội - 2019


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo trong Khoa
môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên đã tận tình giúp đỡ tôi trong thời
gian học tập tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn TS Hoàng Anh Lê đã tận tình
chỉ bảo và tạo điện kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.
Tôi xin cảm ơn sự lãnh đạo Công ty Than Thống Nhất đã tạo điều kiện cho tôi
được tham gia và hoàn thành luận của mình.
Cuối cùng, xin trân trọng cảm ơn các bạn đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã
nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Hà Nội, ngày 09 tháng 09 năm 2019
Tác giả

Võ Trọng Lƣơng

i


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .....................................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG ISO 14001 ....3
1.1. Khái quát về bộ tiêu chuẩn ISO 14000 .............................................................................3
1.1.1. Lịch sử ra đời bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ...........................................................................3
1.1.2. Nội dung bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ...................................................................................4
1.1.3. Mục đích và phạm vi áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000 ..................................................4
1.2. Tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trƣờng ISO 14001 (2015) ..........................................5
1.2.1. Các yếu tố trong tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 ..................................................................6

1.2.2. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 .................................................................9
1.3. Thực trạng áp dụng ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam.......................................9
1.3.1. Thực trạng áp dụng ISO 14001 trên thế giới ....................................................................9
1.3.2. Thực trạng áp dụng ISO 14001 ở Việt Nam ....................................................................11
1.4. Khái quát về Công ty Than Thống Nhất ........................................................................12
1.4.1. Chức năng của Công ty ...................................................................................................12
1.4.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty ................................................................................12
1.4.3. Sản phẩm của Công ty Than Thống Nhất........................................................................13
1.4.4. Công nghệ sản xuất..........................................................................................................13
1.4.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ..........................................................................15
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................17
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu .......................................................................................................17
2.2. Mục tiêu và nội dung của luận văn .................................................................................17
2.2.1. Mục tiêu ............................................................................................................................17
2.2.2. Nội dung của luận văn .....................................................................................................17
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................................17
2.3.1. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu ....................................................................17
2.3.2. Phương pháp đánh giá chất lượng môi trường theo chỉ tiêu riêng lẻ (truyền thống) ....18
2.3.3. Phương pháp phân tích vòng đời sản phẩm ....................................................................18

ii


2.3.4. Phương pháp phân tích SWOT ........................................................................................19
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................................20
3.1. Hiện trạng quản lý môi trƣờng tại Công ty Than Thống Nhất ...................................20
3.1.1. Hiện trạng công tác quản lý môi trường .........................................................................20
3.1.2. Hiện trạng chất lượng môi trường ..................................................................................29
3.1.3. Đánh giá chung về hiện trạng chất lượng môi trường tại Công ty Than Thống Nhất ...42
3.2. Thuận lợi và khó khăn khi áp dụng hệ thống quản lý môi trƣờng theo TCVN ISO

14001: 2015 ...............................................................................................................................42
3.2.1. Thuận lợi ..........................................................................................................................42
3.2.2. Khó khăn ..........................................................................................................................43
3.3. Đề xuất hệ thống quản lý môi trƣờng theo ISO 14001:2015 tại Công ty Than Thống
Nhất ...........................................................................................................................................44
3.3.1. Sự lãnh đạo ......................................................................................................................44
3.3.2. Hoạch định .......................................................................................................................47
3.3.3. Thực hiện ..........................................................................................................................52
3.3.4. Vận hành ..........................................................................................................................56
3.3.5. Kiểm tra đánh giá ............................................................................................................57
3.3.6. Cải tiến .............................................................................................................................61
3.4. Đề xuất phƣơng án triển khai ..........................................................................................63
3.4.1. Giải pháp về nhân sự ......................................................................................................63
3.4.2. Giải pháp về tài chính.....................................................................................................63
3.4.3. Giải pháp về lập kế hoạch ..............................................................................................64
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................75
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................................76
PHỤ LỤC

iii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các yếu tố cấu thành hệ thống QLMT theo ISO 14001:2015 .................... 7
Bảng 1.2. Số chứng chỉ ISO được cấp tại Việt Nam [16] ......................................... 11
Bảng 1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh Công ty Than Thống Nhất ......................... 15
Bảng 3.1. Thống kê chất thải nguy hại tại Công ty Than Thống Nhất ..................... 40
Bảng 3.2. Hoạch định các hành động để đạt được mục tiêu môi trường .................. 51
Bảng 3.3. Nội dung các bước và tiến độ triển khai chương trình xây dựng hệ thống
QLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 đối với Công ty Than Thống nhất (VTNC) ...... 65


iv


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa PDCA (ISO 14001-2015) .............................................. 7
Hình 1.2. Tổng hợp chứng chỉ ISO 14001 tại các khu vực từ năm 2008-2017 [16] 10
Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ khai thác Công ty Than Thống Nhất ............................. 14
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý môi trường ................................................. 20
Hình 3.2. Diễn biến nồng độ bụi đo được trong hầm lò khu Lộ Trí năm 2018 ........ 30
Hình 3.3. Diễn biến nồng độ bụi đo được trên mặt bằng sản xuất khu Lộ Trí năm 2018 ..... 31
Hình 3.4. Diễn biến nồng độ bụi đo được môi trường xung quanh năm 2018 ......... 32
Hình 3.5. Diễn biến giá trị pH trong nước thải mỏ sau xử lý năm 2018 .................. 33
Hình 3.6. Diễn biến hàm lượng Fe trong nước thải mỏ sau xử lý năm 2018 ........... 33
Hình 3.7. Diễn biến hàm lượng Mn trong nước thải mỏ sau xử lý năm 2018 .......... 34
Hình 3.8. Diễn biến hàm lượng TSS trong nước thải mỏ sau xử lý năm 2018......... 34
Hình 3.9. Diễn biến hàm lượng BOD5 trong nước thải sinh hoạt sau xử lý năm 2018.... 35
Hình 3.10. Diễn biến hàm lượng TSS trong nước thải sinh hoạt sau xử lý năm 2018 .... 36
Hình 3.11. Diễn biến hàm lượng tổng Coliforms trong nước thải sinh hoạt sau xử lý
năm 2018 ................................................................................................................... 36
Hình 3.12. Diễn biến độ ồn đo được trong hầm lò khu Lộ Trí năm 2018 ................ 37
Hình 3.13. Diễn biến độ ồn đo được trên mặt bằng sản xuất khu Lộ Trí năm 2018 ........ 38
Hình 3.14. Diễn biến độ ồn đo được trong hầm lò và trên mặt bằng sản xuất khu
Yên Ngựa năm 2018 ................................................................................................. 38
Hình 3.15. Diễn biến độ ồn đo được tại khu vực xung quanh năm 2018 ................. 39
Hình 3.16. Diễn biến độ rung đo được trên mặt bằng sản xuất khu Lộ Trí, Yên Ngựa,
2018 ........................................................................................................................... 39

v



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường

CTNH

Chất thải nguy hại

CBCNV

Cán bộ công nhân viên

ĐTM

Phòng Đầu tư - Môi trường

EMR

Environmental Management Representative
(Đại diện lãnh đạo môi trường)

EMS

Environment Management System
(Hệ thống quản lý môi trường)

ISO


International Organization for Standardization
(Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế)

LCA

Phân tích vòng đời sản phẩm

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QLMT

Quản lý môi trường

QTMT

Quan trắc môi trường

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

VSCN


Vệ sinh công nghiệp

VTNC

VINACOMIN - Thong Nhat Coal Company
(Công ty than Thống nhất)

vi


MỞ ĐẦU
Hiện nay, vấn đề bảo vệ môi trường (BVMT) đang được cả thế giới, quốc gia,
ngành và toàn xã hội quan tâm. Và vì vậy, công tác BVMT đã và đang đặt ra những
yêu cầu cao hơn, chặt chẽ hơn đối đối với các doanh nghiệp. Đa số các doanh
nghiệp đang quản lý môi trường hiện nay bằng chính hệ thống quản lý doanh
nghiệp, và mang tính kiêm nhiệm các vấn đề về BVMT mà chưa thiết lập thành một
hệ thống quản lý chuyên nghiệp về môi trường, do đó, công tác BVMT tại các
doanh nghiệp đã có chuyển biến và cải thiện tốt hơn tuy nhiên chưa mang tính hệ
thống và toàn diện.
Hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) là tập hợp các yêu cầu về quản lý
các yếu tố ảnh hưởng tới môi trường trong quá trình hoạt động của tổ chức, doanh
nghiệp nhằm giúp các tổ chức/doanh nghiệp giảm thiểu tác động gây tổn hại tới môi
trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Trong bối cảnh
hội nhập kinh tế sâu rộng hiện nay, để nâng cao sức cạnh tranh doanh nghiệp phải
đáp ứng được các tiêu chuẩn toàn cầu, trong đó có các tiêu chuẩn của ISO.
HTQLMT thường được biết đến với Tiêu chuẩn ISO 14001:1996 là bộ tiêu chuẩn
về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành năm
1996, được cập nhật và điều chỉnh qua các năm. Xu thế áp dụng tiêu chuẩn này tại
các doanh nghiệp, tổ chức trên thế giới ngày càng tăng. Tính đến hết năm 2017,
toàn thế giới đã có Công ty/doanh nghiệp được công nhận là 358.953 và có mặt

tại 227 quốc gia. Thực tế áp dụng đã cho thấy, HTQLMT theo ISO 14001 đã mang
lại những lợi ích như: giúp tổ chức/doanh nghiệp xác định và quản lý các vấn đề
môi trường một cách toàn diện; chủ động kiểm soát để đảm bảo đáp ứng các yêu
cầu của pháp luật về môi trường; phòng ngừa rủi ro, tổn thất từ các sự cố về môi
trường; tạo dựng thương hiệu: nâng cao hình ảnh của tổ chức/doanh nghiệp đối với
người tiêu dùng và cộng đồng; giành được ưu thế trong cạnh tranh trên thị trường;
tiết kiệm chi phí sản xuất do quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả.
Vì vậy, bên cạnh việc hoàn thiện một hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả,
nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang chú trọng xây dựng hệ thống quản lý môi

1


trường đạt tiêu chuẩn ISO 14001: 2015. Tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 là công cụ
quản lý hữu hiệu giúp doanh nghiệp kiểm soát, giảm thiểu và chủ động phòng ngừa
các tác động xấu đến môi trường, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu pháp lý và đạt được
các mục tiêu phát triển bền vững.
Trước đây, việc áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 là hoàn toàn tự
nguyện. Tuy nhiên tại Việt Nam, theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung
một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật BVMT số
55/2014/QH13 thì việc áp dụng một HTQLMT hoặc tương đương như hệ thống
quản lý theo tiêu chuẩn ISO 14001 có tính bắt buộc đối với các doanh nghiệp có
nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Xuất phát từ nền tảng khoa học và điều kiện thực tế nêu trên, học viên đã lựa
chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn
ISO tại Công ty Than Thống Nhất” nhằm góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả
trong công tác quản lý môi trường của Công ty Than Thống Nhất. Đây cũng là
mong muốn, tâm huyết của cá nhân học viên trong việc đóng góp cơ sở khoa học
cho lộ trình xây dựng và đạt được HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 của Công
ty Than Thống Nhất.


2


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG ISO 14001
1.1. Khái quát về bộ tiêu chuẩn ISO 14000
1.1.1. Lịch sử ra đời bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc
tế (ISO) công bố. Các tiêu chuẩn của bộ ISO 14000 đưa ra những yếu tố cơ bản của
một HTQLMT (EMS – Environment Management System) hữu hiệu. Những yếu tố
này bao gồm việc xây dựng một chính sách về môi trường, xác định các mục đích
và mục tiêu, thực hiện một chương trình để đạt được những mục tiêu đó, giám sát
và đánh giá tính hiệu quả của nó, điều chỉnh các vấn đề và kiểm tra hệ thống để cải
thiện nó và cải thiện tác động chung đối với môi trường.
Ủy ban Kỹ thuật TC 207 của ISO được thành thành lập và bắt đầu hoạt động
từ năm 1993 để xây dưng các tiêu chuẩn quốc tế cho các hệ quản lý môi trường.
Công việc của TC 207 bao gồm những tiêu chuẩn trong lĩnh vực đánh giá các tổ
chức các HTQLMT (EMS); kiểm toán môi trường (EA - Environment Auditing);
đánh giá hoạt động môi trường (EPE - Environment Performance Evaluation) cũng
như trong lĩnh vực sản phẩm và quá trình ghi nhãn môi trường (EL - Environment
Labeling); đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA – Life Cycle Assessment); các khía
cạnh môi trường trong tiêu chuẩn sản phẩm (EAPS – Environment Aspects in
Product Standards). Những tiêu chuẩn đầu tiên đã được chấp nhận là:
a) ISO 14001 – Hệ thống quản lý môi trường: Quy định và hướng dẫn sử dung;
b) ISO 14004 – Hệ thống quản lý môi trường: Hướng dãn chung về nguyên tắc,
hệ thống và các kỹ thuật hỗ trợ.
c) ISO 14010- Hướng dẫn đánh giá môi trường: Các nguyên tắc chung.
d) ISO 14011- Hướng dẫn đánh giá môi trường: Quy trình đánh giá, đánh giá
hệ thống quản lý môi trường;

e) ISO 14012 - Hướng dẫn đánh giá môi trường: Tiêu chuẩn năng lực đối với
chuyên gia đánh giá môi trường.

3


Phiên bản chính thức được ban hành vào năm 1996 và được soát xét lần 01
vào năm 2004.
1.1.2. Nội dung bộ tiêu chuẩn ISO 14000
ISO 14000 là bộ tiêu chuẩn về HTQLMT do tổ chức ISO xây dựng và ban
hành nhằm đưa ra các chuẩn mực xác định, kiểm soát và theo dõi những ảnh hưởng
từ hoạt động của tổ chức đến môi trường. Cấu trúc bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao
gồm:
- Nhóm tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường: tiêu chuẩn ISO 14001 và
tiêu chuẩn ISO 14004.
- Nhóm tiêu chuẩn về đánh giá môi trường: tiêu chuẩn ISO 14010, ISO 14011,
ISO 14012.
- Nhóm tiêu chuẩn về đánh giá tác động môi trường: tiêu chuẩn ISO 14030,
ISO 14031.
- Những tiêu chuẩn liên quan đến công cụ quản lý môi trường: bao gồm các
tiêu chuẩn khác của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 [12].
1.1.3. Mục đích và phạm vi áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 14000
Mục đích:
Mục đích tổng thể của bộ tiêu chuẩn ISO 14000 là hỗ trợ công tác BVMT và
kiểm soát ô nhiễm. Bộ tiêu chuẩn giúp tổ chức xử lý các vấn đề môi trường một
cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu kinh tế, xã hội vì tiêu chuẩn ISO 14000 được xây
dựng trên nguyên tắc đơn giản là việc quản lý môi trường càng được cải thiện thì
chất lượng môi trường càng cải thiện, hiệu quả càng cao. Mục đích cơ bản của bộ
tiêu chuẩn ISO 14000 là cung cấp cho tổ chức “các yếu tố của một Hệ thống QLMT
có hiệu quả” hỗ trợ tổ chức trong việc phòng tránh các ảnh hưởng môi trường phát

sinh từ hoạt động, sản phẩm hoặc dịch vụ của tổ chức. Bộ tiêu chuẩn còn cung cấp
cơ sở cho việc hòa nhập thương mại quốc tế [2].
Phạm vi áp dụng:
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 quy định các yêu cầu của HTQLMT nên có thể áp
dụng cho bất kỳ tổ chức nào mong muốn:

4


- Thực hiện, duy trì và cải tiến HTQLMT.
- Đảm bảo sự phù hợp với chính sách môi trường đã công bố.
- Chứng minh sự phù hợp của chính sách môi trường mà tổ chức đã công bố
cho các tổ chức khác.
- Được một tổ chức bên ngoài chứng nhận HTQLMT phù hợp với tổ chức
- Tự xác định và tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này.
1.2. Tiêu chuẩn hệ thống quản lý môi trƣờng ISO 14001 (2015)
ISO 14001 là tiêu chuẩn quốc tế về HTQLMT nằm trong bộ tiêu chuẩn ISO
14000. Tiêu chuẩn bao gồm những yếu tố chính của một HTQLMT hiệu quả. Tiêu
chuẩn này được ban hành chính thức vào tháng 9 năm 1996 và có thể áp dụng cho
tất cả các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Hai mươi năm qua, với việc đưa ra các yêu cầu đối với quản lý môi
trường, ISO 14001 đã là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng rộng rãi nhất
trên toàn thế giới và là một công cụ kinh doanh quan trọng đối với nhiều tổ chức.
Nhằm đảm bảo tính phù hợp của tiêu chuẩn đối với sự phát triển của thị trường,
ngày 15/09/2015, bản soát xét của ISO 14001 phiên bản năm 2015 (ISO
14001:2015 thay thế phiên bản ISO 14001:2004) đã chính thức được công bố và áp
dụng. Phiên bản mới đáp ứng những xu hướng mới nhất, thừa nhận của các công ty
về sự cần thiết phải tính đến cả yếu tố bên ngoài lẫn bên trong có ảnh hưởng đến tác
động của chúng, bao gồm cả biến đổi khí hậu. ISO 14001:2015 chứa đựng các cải
tiến, cải thiện trong một số điểm chính sau:

-

Cam kết của bộ phận lãnh đạo;

-

Sự gắn kết với đường lối chiến lược;

-

Bảo vệ môi trường, tập trung vào các sáng kiến chủ động;

-

Giao tiếp hiệu quả thông qua các chiến lược truyền thông;

- Suy nghĩ trên cơ sở vòng đời của sản phẩm, dịch vụ; cân nhắc từng giai
đoạn, quá trình từ lúc xây dựng, phát triển cho đến khi kết thúc. ISO 14001:2015
không quy định các tiêu chí hoạt động môi trường cụ thể nên tổ chức, doanh nghiệp
có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần Tiêu chuẩn tương ứng, phù hợp để cải thiện

5


HTQLMT của mình. Không thể công bố phù hợp tiêu chuẩn ISO 14001:2015 nếu
tất cả các yêu cầu của nó được tích hợp vào HTQL môi trường của tổ chức, doanh
nghiệp đang áp dụng ISO 14001:2004 mà không có sự đánh giá loại trừ các điểm
không phù hợp.
1.2.1. Các yếu tố trong tiêu chuẩn ISO 14001: 2015
Tiêu chuẩn ISO 14001 đưa ra các yêu cầu cơ bản và mục đích của HTQLMT,

các yêu cầu này được điều chỉnh cho phù hợp với nguồn lực, văn hóa và hoạt động
của các tổ chức. Cơ sở cho việc tiếp cận cơ bản một HTQLMT được dựa trên khái
niệm của chu trình Plan-Do-Check-Act (PDCA). Mô hình PDCA cung cấp một quá
trình lặp đi lặp lại được tổ chức sử dụng để đạt được cải tiến liên tục. Nó có thể
được áp dụng cho cả một HTQLMT và từng phần riêng biệt của hệ thống. Chu trình
PDCA có thể được mô tả ngắn gọn như sau.
- Chính sách: Xây dựng chính sách môi trường của tổ chức.
- Lập kế hoạch: Thiết lập các mục tiêu, chỉ tiêu khía cạnh môi trường và các
quá trình cần thiết để chuyển giao các kết quả phù hợp với chính sách môi trường
của tổ chức.
- Thực hiện: Thực hiện kế hoạch đã hoạch định. Phân công trách nhiệm.
- Kiểm tra đánh giá: Theo dõi và đo lường các quá trình đối chiếu với chính
sách môi trường, bao gồm các cam kết, mục tiêu môi trường và chuẩn mực vận
hành và báo cáo các kết quả.
- Hành động chỉnh sửa: Thực hiện các hành động để cải tiến liên tục.

6


Hình 1.1. Mối quan hệ giữa PDCA (ISO 14001-2015)

Một HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2015 bao gồm các yếu tố cơ bản
như dưới đây:
Bảng 1.1. Các yếu tố cấu thành hệ thống QLMT theo ISO 14001:2015
1

Sự lãnh đạo (5)

1.1


Sự lãnh đạo và cam kết (5.1)

1.2

Chính sách môi trường (5.2)

1.3

Vai trò, trách nhiệm và quyền hạn trong tổ chức (5.3)

2
2.1

Hoạch định (6)
Các hành động giải quyết các rủi ro và cơ hội (6.1)

2.1.1 Tổng quan (6.1.1)
2.1.2 Khía cạnh môi trường (6.1.2)
2.1.3 Các nghĩa vụ tuân thủ (6.1.3)
2.1.4 Hoạch định hành động (6.1.4)
2.2

Mục tiêu môi trường và hoạch định để đạt mục tiêu (6.2)

2.2.1 Mục tiêu môi trường (6.2.1)

7


2.2.2 Hoạch định các hành động để đạt được các mục tiêu môi trường (6.2.2)

3

Hỗ trợ (7)

3.1

Nguồn lực (7.1)

3.2

Năng lực (7.2)

3.3

Nhận thức (7.3)

3.4

Trao đổi thông tin (7.4)

3.4.1 Tổng quan (7.4.1)
3.4.2 Trao đổi thông tin nội bộ (7.4.2)
3.4.3 Trao đổi thông tin với bên ngoài (7.4.3)
3.5

Thông tin dạng văn bản (7.5)

3.5.1 Tổng quan (7.5.1)
3.5.2 Khởi tạo và cập nhật (7.5.2)
3.5.3 Kiểm soát thông tin dạng văn bản (7.5.3)

4

Vận hành (8)

4.1

Hoạch định và kiểm soát vận hành (8.1)

4.2

Chuẩn bị và ứng phó với tình huống khẩn cấp (8.2)

5
5.1

Đánh giá hoạt động (9)
Theo dõi, đo lường, phân tích và đánh giá (9.1)

5.1.1 Tổng quan (9.1.1)
5.1.2 Đánh giá sự tuân thủ (9.1.2)
5.2

Đánh giá nội bộ (9.2)

5.2.1 Tổng quan (9.2.1)
5.2.2 Chương trình đánh giá nội bộ (9.2.2)
5.3
6

Xem xét của lãnh đạo (9.3)

Cải tiến (10)

6.1

Tổng quan (10.1)

6.2

Sự không phù hợp và hành động khắc phục (10.2)

6.3

Cải tiến liên tục (10.3)

8


1.2.2. Phạm vi áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001: 2015
Tiêu chuẩn ISO 14001:2015 quy định các yêu cầu đối với một HTQLMT mà
một tổ chức có thể sử dụng để nâng cao hiệu quả môi trường của mình. Tiêu chuẩn
này được dự định cho một tổ chức sử dụng để tìm kiếm cách quản lý trách nhiệm
môi trường của mình một cách có hệ thống, góp phần cho trụ cột môi trường của
phát triển bền vững.
Tiêu chuẩn này giúp một tổ chức đạt được các đầu ra dự định của HTQLMT,
trong đó cung cấp giá trị cho môi trường, bản thân tổ chức và các bên quan tâm.
Nhất quán với chính sách môi trường của tổ chức, đầu ra dự định của một
HTQLMT bao gồm:
- Nâng cao hiệu quả môi trường.
- Đáp ứng nghĩa vụ tuân thủ.
- Đạt được các mục tiêu môi trường.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho bất kỳ tổ chức nào, không phân biệt quy
mô, loại hình và bản chất, áp dụng cho các khía cạnh môi trường của các hoạt động,
sản phẩm và dịch vụ của mình mà tổ chức xác định mình có thể kiểm soát hoặc có
gây ảnh hưởng khi xem xét quan điểm vòng đời. Tiêu chuẩn này không quy định
tiêu chí hiệu quả môi trường cụ thể. Tiêu chuẩn này có thể được sử dụng trong toàn
bộ hoặc một phần tổ chức để cải tiến một cách có hệ thống công tác quản lý môi
trường (QLMT). Việc tuyên bố phù hợp với tiêu chuẩn này, tuy nhiên, sẽ không
được chấp nhận trừ khi tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này được tích hợp vào
HTQLMT của tổ chức và được đáp ứng đầy đủ, không có ngoại lệ.
1.3. Thực trạng áp dụng ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam
1.3.1. Thực trạng áp dụng ISO 14001 trên thế giới
Với những lợi ích mà ISO 14001 mang lại cho các Công ty/doanh nghiệp, kể
từ khi ban hành tiêu chuẩn cho tới nay, số lượng nước tham gia cũng như số chứng
chỉ cho các Công ty/doanh nghiệp tăng liên tục qua từng năm. Kết quả khảo sát
của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) công bố năm 2018 cho thấy, tính đến hết
năm 2017, số lượng Quốc gia áp dụng tiêu chuẩn là 227 với số lượng chứng chỉ

9


cho các Công ty/doanh nghiệp được công nhận là 358953 (tăng khoảng 4% so
với năm 2016). Trong đó, tiêu chuẩn được áp dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau
như: Xây dựng, luyện kim và các sản phẩm cơ khí, hóa chất, nhựa, cao su, điện và
thiết bị điện, dầu khí…

Hình 1.2. Tổng hợp chứng chỉ ISO 14001 tại các khu vực từ năm 2008-2017 [16]

Khu vực Đông Á, Thái Bình Dương và Châu Âu là hai khu vực dẫn đầu bảng
xếp hạng về số chứng chỉ ISO 14001 được công nhận. Tính đến tháng 12 năm 2017
vùng Đông Á, Thái Bình Dương có 214621 chứng chỉ ISO 14001 được công nhận

chiếm 59,8% tổng số chứng chỉ ISO 14001 trên thế giới, xếp thứ 2 là khu vực Châu
Âu với 109133 chứng chỉ chiếm 30,4%.
Các khu vực còn lại trên thế giới gồm Trung và Nam Mỹ, Bắc Mỹ, Trung và
Nam Á, Trung Đông, Châu Phi xếp khá xa phía sau, trong đó thấp là Châu Phi với
3083 chứng chỉ chiếm 0,9%.
Tốp 10 quốc gia đứng đầu về số chứng nhận ISO 14001 năm 2017 xếp theo thứ tự
gồm: Trung Quốc (165.665), Nhật Bản (23.901), Anh (17.559), Italia (14.571), Tây Ban
Nha (13.053), Đức (10.176), Ấn Độ (7.887), Pháp (6.847), Rumani (5.555), Mỹ (5.251).

10


1.3.2. Thực trạng áp dụng ISO 14001 ở Việt Nam
Việt Nam là thành viên thứ 65 của Tổ chức ISO, chứng chỉ ISO 14001:1996
được cấp lần đầu tiên vào năm 1999 (03 năm sau khi tiêu chuẩn ISO 14001:1996 ra
đời) và từ đó đến nay, số lượng tổ chức áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 không ngừng
tăng lên. Tính tới thời điểm tháng 12 năm 2017, Việt Nam có 1443 chứng chỉ ISO
14001 được cấp.
Bảng 1.2. Số chứng chỉ ISO được cấp tại Việt Nam [16]
Năm
Tổng

2008 2009 2010 2011 2012
325

541

306

500


775

2013

2014

2015

2016

2017

903

828

1198

1371

1443

Thời gian đầu, tại Việt Nam ISO 14001 được áp dụng chủ yếu đối với các
công ty nước ngoài hoặc liên doanh với nước ngoài đặc biệt là Nhật Bản. Nhật Bản
là quốc gia đầu tư vào Việt Nam rất sớm và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư
nước ngoài vào Việt Nam. Với văn hóa BVMT và áp dụng ISO 14001 của công ty
mẹ bên Nhật, các Công ty con trong đó có Công ty con đóng tại Việt Nam phải xây
dựng và áp dụng ISO 14001. Hiện có rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt
động kinh doanh tại Việt Nam, có thể kể đến một số tập đoàn lớn như: Honda,

Toyota, Panasonic, Canon, Yamaha…đều đã áp dụng ISO. Bởi vậy, các doanh
nghiệp này cũng đã góp phần rất lớn trong việc xây dựng trào lưu áp dụng ISO
14001 tại Việt Nam [19]. Hiện nay, chứng chỉ ISO 14001 đã được cấp cho khá
nhiều tổ chức với các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ khá đa dạng như chế
biến thực phẩm (mía đường, thủy sản, rượu bia giải khát…), hóa chất (dầu khí, sơn,
bảo vệ thực vật), vật liệu xây dựng, du lịch – khách sạn ... Việt Nam chưa có một
cuộc khảo sát chính thức về những tổ chức được cấp chứng chỉ ISO 14001, vì vậy
hiện chưa có dữ liệu về sự phân bố chứng chỉ ISO 14001 theo ngành và khu vực địa
lý. Tuy nhiên, so với số lượng khoảng 6000 doanh nghiệp đã được chứng nhận về
hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 thì số lượng các doanh nghiệp áp dụng tiêu
chuẩn về QLMT còn rất nhỏ bé.
Tóm lại, sau hơn 20 năm kể từ khi tiêu chuẩn ISO 14001 về HTQLMT được triển
khai áp dụng tại Việt Nam, mặc dù việc áp dụng chưa thực sự tương ứng với các vấn

11


đề môi trường diễn biến ngày càng phức tạp, tuy nhiên sự quan tâm tới BVMT của
các Công ty/doanh nghiệp đang có những dấu hiệu tích cực. Tiêu chuẩn ISO 14001
cũng đã thể hiện được những ưu điểm của mình trong việc thiết lập và đưa ra những
nguyên tắc trong QLMT của một tổ chức. Tuy nhiên, để đưa tiêu chuẩn này được phổ
biến và phát huy hiệu quả, rất cần có sự quan tâm hơn nữa của các doanh nghiệp, cơ
quan quản lý và cả cộng đồng.
1.4. Khái quát về Công ty Than Thống Nhất
* Tên tiếng việt: CHI NHÁNH TẬP ĐOÀN CÔNG NGHIỆP THAN KHOÁNG SẢN VIỆT NAM - CÔNG TY THAN THỐNG NHẤT – TKV.
* Tên tiếng Anh: VINACOMIN-THONG NHAT COAL COMPANY.
* Tên viết tắt: VTNC.
* Địa chỉ trụ sở: Số 01 đường Lê Thanh Nghị, phường Cẩm Đông, thành phố
Cẩm Phả Tỉnh Quảng Ninh.
* Điện thoại: 02033.862248


Fax: 02033.864.290

* Website: />1.4.1. Chức năng của Công ty
Hiện tại Công ty Than Thống Nhất (VTNC) được giao quản lý và tổ chức khai
thác 03 dự án khai thác than hầm lò với tổng số lượng sản phẩm trung bình là: 2,0
triệu tấn/năm. Bao gồm 03 dự án: 1- Dự án khai thác hầm lò xuống sâu dưới mức 35 khu Lộ Trí, VTNC-TKV; 2- Dự án nâng công suất khai thác hầm lò xuống sâu
khu Lộ Trí - VTNC lên 1,5triệu tấn/năm; 3- Dự án đầu tư khai thác hầm lò xuống
sâu khu Yên Ngựa, khu Lộ Trí và mở rộng khai thác lộ thiên khu vực 110 - VTNC.
1.4.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty
- Tổng số CBCNV của Công ty tại thời điểm 31/12/2018 là: 3.547 người, nữ: 593
người, với bộ máy quản lý và bộ máy chính trị hoàn chỉnh, có trình độ quản lý tốt, với:
Ban Giám đốc 05 người, trong đó có 01 Giám đốc và 04 phó Giám đốc; Đảng Bộ
Công ty có 879 đảng viên (chuyên trách 03 người); 100 %CBCNVLĐ là đoàn viên
Công đoàn (có 04 cán bộ CĐ chuyên trách); Có 1.356 đoàn viên, nữ: 232 người (có

12


02 cán bộ đoàn chuyên trách). Trong Công ty có 15 phòng ban trạm và 22 phân
xưởng, trong đó có 14 phân xưởng hầm lò và 8 phân xưởng phục vụ phụ trợ.
- Đội ngũ CBKHKT của Công ty:
+ Cán bộ có trình độ cao học:

09 người.

+ Cán bộ có trình độ đại học:

714 người.


+ Cán bộ có trình độ cao đẳng:

85 người.

+ Cán bộ có trình độ trung cấp:

141 người.

+ Công nhân kỹ thuật:

2.598 người.

1.4.3. Sản phẩm của Công ty Than Thống Nhất
Sản phẩm chính của VTNC là than nguyên khai được khai thác từ trong lòng
đất, qua chế biến gia công sạch sẽ và phân loại ra thành các chủng loại than khác
nhau rồi giao cho Công ty tuyển than Cửa Ông và Công ty Kho Vận Cẩm Phả theo
quy định của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, tổng số lượng
sản phẩm trung bình năm 2018 là: 2,0 triệu tấn/năm.
1.4.4. Công nghệ sản xuất
Sơ đồ công nghệ khai thác than, kèm dòng thải tại VTNC được khái quát theo
hình vẽ 1.3 dưới đây:

13


Chất thải rắn,
bụi, khí thải,
nước thải sinh
hoạt của CN


San gạt mặt bằng SCN và xây
dựng nhà xưởng

Lắp đặt thiết bị đào lò

Đào lò khai thông

Khoan nổ mìn
Lắp đặt điện, nước,
các thiết bị trong lò

Đào lò chuẩn bị

Lò chợ khấu than

Khoan nổ mìn

Than nguyên khai

Bụi, khí
thải, ồn,
rung
Vận chuyển, đổ thải đất đá
thải (bằng ô tô)

Bụi cuốn, khí
thải, ồn

Bãi thải


Kết thúc khai thác

`

Bụi, khí thải (CH4,
CO…), tiếng ồn,
chấn động, nước
thải lò có tính axit

Bụi, khí thải
(CH4, CO…),
tiếng ồn, chấn
động, nước
thải lò có tính
axit

Vận chuyển than
nguyên khai (bằng
băng tải kín)

Ồn

Bụi, ồn,
rung

Xưởng sàng tuyển

Phá dỡ, tháo dỡ các công trình
Xây bịt các cửa giếng
San gạt, trồng cây


Bụi, khí
thải, ồn, `

Bụi, khí
thải, ồn,
`

Hình 1.3. Sơ đồ công nghệ khai thác Công ty Than Thống Nhất

14


1.4.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
VTNC được thành lập từ 01/8/1960, khi mới thành lập cơ sở vật chất kỹ thuật
còn khó khăn, thiếu thốn, điều kiện làm việc cũng như máy móc thiết bị còn lạc hậu
thiếu đồng bộ, nên không đảm bảo cho quá trình sản xuất dẫn đến năng suất lao
động không cao, sản lượng kém. Vì thế sau gần 60 năm thành lập, VTNC không
ngừng phát triển cả về quy mô cũng như đời sống của cán bộ công nhân viên. Cụ
thể: Ban đầu đơn vị chỉ có 2-3 lò chợ khai thác, đến năm 2018 đã mở thêm 09 lò
chợ khai thác, hầu hết các lò chợ đều áp dụng cơ giới trong chống giữ lò chợ là giá
ZH các loại thay thế cho việc chống bằng gỗ như trước đây. Việc áp dụng khoa học
trong lò chợ đã làm tiền đề cho việc cơ giới hoá trong khai thác hầm lò đảm bảo an
toàn trong sản xuất và sản lượng ngày càng tăng lên.[17]
Bảng 1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh Công ty Than Thống Nhất
Thực hiện các năm
TT

Chỉ tiêu


1

Than NK sản xuất

2

Đào lò

mét

8.022

8.627,7

8.427,5

8.209

*

- Lò XDCB

mét

736

1.323

695


235

*

- Lò CBSX

mét

7.286

7.304,7

7.732,5

7.974

3

Chống xén

mét

8.305,20

7.142

6.317,4

6.604,5


4

Than tiêu thụ

5

Doanh thu SXKD

Tr.đ

Lao động, tiền
lƣơng
- Lao động bình
quân
- Tiền lương bình
quân/tháng

người

3.845

3.858

3.755

3.547

1000đ

10.374


10.940

11.435

11.899

6

ĐVT

Năm
2015

Năm
2016

Năm
2017

Năm
2018

1000Tấn 1.750,353 1.969,289 2.120,168 1.840,688

1000Tấn 1.739,868 1.912,544 2.123,332 1.829,554
1.819.602 1.914.445 1.956.170 1.980.396

Từ bảng báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho thấy kết quả sản xuất kinh
VTNC không ngừng tăng trưởng. Ghi nhận các thành tích đã đạt được, Công ty đã


15


được trao tặng các danh hiệu cao quý như:
- Tổng số danh hiệu mà Công ty được trao tặng từ cấp TKV, Bộ Công thương,
Chính phủ…: 23 danh hiệu. Trong đó gồm:
+ 04 Huân chương lao động: Các năm 1967; 1984; 1991 và 2009.
+ 01 Anh hùng lực lượng vũ trang: Năm 2004.
+ 05 Tập thể lao động xuất sắc: Các năm 2010; 2011; 2012; 2013 và 2014.
+ 04 Cờ thi đua của Bộ Công Thương: Các năm 2008; 2012; 2016 và 2017.
+ 02 Cờ thi đua của UBND tỉnh Quảng Ninh: Các năm 2016 và 2017.
+ 01 Cờ thi đua đơn vị xuất sắc của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam: Năm
2008.
+ 01 Đơn vị quyết thắng của Bộ Tư lệnh Quân khu 3: Năm 2008.
+ 01 Cờ thi đua của TKV: Năm 2009.
+ 01 Bằng khen của TKV: Năm 2008.
+ 02 Bằng khen của Bộ Công thương: Năm 2011 và năm 2014.
+ 01 Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ: Năm 2008.
+ 01 Bằng khen của UBND tỉnh Quảng Ninh: Năm 2008.

16


CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là HTQLMT của VTNC mà cụ thể là tại 02
khối đơn vị: khối văn phòng Công ty bao gồm 15 phòng ban trạm chức năng và
khối phân xưởng sản xuất gồm 22 phân xưởng. Bởi mỗi khối đơn vị có chức năng

nhiệm vụ đặc trưng riêng, nghiên cứu 02 khối đơn vị trên sẽ cung cấp cái nhìn tổng
quát về HTQLMT trong toàn Công ty. VTNC chưa thực hiện quá trình xây dựng
HTQLMT theo ISO 14001. Chính vì vậy luận văn này nghiên cứu cơ sở khoa học
và thực tiễn nhằm đề xuất xây dựng HTQLMT tại Công ty theo tiêu chuẩn ISO
14001 phiên bản mới nhất ISO 14001:2015.
2.2. Mục tiêu và nội dung của luận văn
2.2.1. Mục tiêu
- Xác định thuận lợi và khó khăn khi xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO
14001 tại VTNC.
- Áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 xây dựng HTQLMT tại VTNC.
2.2.2. Nội dung của luận văn
- Nắm rõ nội dung tiêu chuẩn ISO 14001 và quá trình áp dụng tiêu chuẩn.
- Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới và tại Việt Nam.
- Tìm hiểu cơ cấu, hoạt động, tình hình phát triển của VTNC.
- Đánh giá thực trạng công tác QLMT tại VTNC.
- Nghiên cứu xác định thuận lợi và khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO
14001 tại VTNC.
- Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 tại VTNC.
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập và phân tích tài liệu
- Phương pháp thu thập tài liệu là phương pháp phổ biến khi nghiên cứu một
vấn đề bất kỳ bởi phương pháp này ít tốn kém, cung cấp cái nhìn tổng thể về vấn đề

17


×