Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu của cộng đồng nuôi tôm nước lợ tại huyện mỹ xuyên, tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.8 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

ĐINH XUÂN LẬP

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƢƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA CỘNG ĐỒNG NUÔI TÔM NƢỚC LỢ
TẠI HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

ĐINH XUÂN LẬP

ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƢƠNG DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CỦA CỘNG ĐỒNG NUÔI TÔM NƢỚC LỢ
TẠI HUYỆN MỸ XUYÊN, TỈNH SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: Biến đổi khí hậu
Mã số: 8900201.01QTD

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thanh Lựu

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của TS.Lê Thanh Lựu, không sao chép các công trình
nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở
bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Ngày 11 tháng 11 năm 2019
Tác giả
Lập
Đinh Xuân Lập

i


LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận văn thạc sỹ này, lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
tới TS. Lê Thanh Lựu - ngƣời hƣớng dẫn, định hƣớng các hƣớng nghiên cứu cho luận văn
cũng nhƣ đã theo dõi, góp ý, hƣớng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và
hoàn thiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô Khoa Các
khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tổ chức khóa đào tạo, giảng dạy và
hƣớng dẫn các hoạt động học tập của nghiên cứu sinh trong suốt quá trình đào tạo.
Tôi cũng xin đƣợc gửi lời cảm ơn chân thành tới Chi cục thủy sản, Sở NN&PTNT
tỉnh Sóc Trăng và TS. Cao Lệ Quyên - Phó Viện trƣởng, Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy
sản (VIFEP) đã nhiệt tình hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong việc thực hiện các nội dung của luận
văn nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn tới bạn bè, gia đình và ngƣời thân đã hỗ trợ

và dành sự quan tâm cho tôi trong quá trình học và hoàn thiện luận văn vừa qua.
Chân thành cảm ơn!

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................................... v
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... vii
MỞ ĐẦU …………………………………………………………………….................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................. 5
VỀ MỨC ĐỘ TỔN THƢƠNG CỦA CỘNG ĐỒNG NUÔI TÔM NƢỚC LỢ DO
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU .................................................................................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận về nuôi trồng thủy sản ven biển và nuôi tôm nƣớc lợ ....................... 5
1.1.1. Lý luận cơ bản về nuôi trồng thủy sản ven biển .................................................. 5
1.1.2. Ảnh hƣởng của các yếu tố thời tiết, khí hậu và môi trƣờng trong nuôi tôm nƣớc
lợ ................................................................................................................................. 7
1.1.3. Cộng đồng ngƣời nuôi tôm nƣớc lợ .................................................................... 9
1.2. Cơ sở lý luận về biến đổi khí hậu và mối liên quan đến nuôi trồng thủy sản ven biển
.................................................................................................................................. 10
1.2.1. Khái niệm biến đổi khí hậu .............................................................................. 10
1.2.2. Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và nuôi trồng thủy sản ven biển ................. 11
1.2.3. Các chính sách về biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản .......................... 13
1.2.4. Các phƣơng pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi tôm nƣớc lợ ..... 13
1.3. Tổng quan nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thƣơng do biến đổi khí hậu của cộng
đồng ngƣời nuôi trồng thủy sản.................................................................................. 14

1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới có liên quan tới ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu
đến hoạt động nuôi trồng thủy sản ............................................................................. 14
1.3.2. Các nghiên cứu trong nƣớc liên quan tới đánh giá mức độ tổn thƣơng của hoạt
động nuôi trồng thủy sản do biến đổi khí hậu ............................................................. 16
1.4. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .............................................................................. 20
1.4.1. Điều kiện tự nhiên tỉnh Sóc Trăng .................................................................... 20
1.4.2. Điều kiện tự nhiên huyện Mỹ Xuyên ................................................................ 23
1.4.3. Hoạt động nuôi tôm nƣớc lợ tại huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng .......................... 23
iii


CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 28
2.1. Phƣơng pháp luận ............................................................................................... 28
2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu .............................................................................. 30
2.3. Phƣơng pháp phân tích và xử lý số liệu ............................................................... 31
CHƢƠNG 3 . KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................... 34
3.1. Thực trạng biến đổi khí hậu tại huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng .............................. 34
3.1.1. Biến đổi nhiệt độ .............................................................................................. 34
3.1.2. Biến đổi lƣợng mƣa......................................................................................... 36
3.1.3. Tình hình bão và áp thấp nhiệt đới ................................................................... 37
3.1.4. Xâm nhập mặn ................................................................................................. 38
3.1.5. Dự báo xu thế BĐKH tại Sóc Trăng ................................................................. 39
3.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi tôm nƣớc lợ tại huyện Mỹ Xuyên,
Sóc Trăng .................................................................................................................. 43
3.2.1. Tác động của các yếu tố thời tiết, khí hậu đến hoạt động nuôi tôm nƣớc lợ của
cộng đồng. ................................................................................................................. 43
3.2.2. Tổng hợp các tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi tôm nƣớc lợ tại huyện Mỹ
Xuyên, Sóc Trăng ...................................................................................................... 51
3.3. Năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu của cộng đồng nuôi tôm nƣớc lợ huyện Mỹ
Xuyên, Sóc Trăng ...................................................................................................... 55

3.3.1. Nhận thức về biến đổi khí hậu .......................................................................... 55
3.3.2. Kinh nghiệm và tập quán của cộng đồng .......................................................... 56
3.3.3. Năng lực kỹ thuật trong thích ứng với biến đổi khí hậu của cộng đồng ............ 57
3.3.4. Năng lực thích ứng về cơ sở hạ tầng................................................................. 59
3.3.5. Năng lực tổng hợp của cộng đồng trong thích ứng với biến đổi khí hậu .......... 61
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................. 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 65
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Giải nghĩa

AHPNS

Hoại tử gan tụy cấp tính

ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BNN


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

CSVC

Cơ sở vật chất

CS

Cộng sự

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

GRAISEA

Dự án “Tăng cường bình đẳng giới trong chuỗi giá trị tôm tỉnh Sóc
Trăng và đầu tư kinh doanh nông nghiệp có trách nhiệm tại Việt Nam và
khu vực Đông Nam Á (GRAISEA)

HCM

TP. Hồ Chí Minh

KNXK


Kim ngạch xuất khẩu

KT&QHTS

Kinh tế và quy hoạch thủy sản

MĐĐƢ

Mức độ đáp ứng

MONRE

Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng

NBD

Nƣớc biển dâng

NGTK

Niên giám thống kê

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NQ-CP

Nghị quyết chính phủ


NTTS

Nuôi trồng thủy sản

PRA

Phƣơng pháp điều tra đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia

SusV

Dự án “Phát triển chuỗi giá trị tôm công bằng và bền vững tại Việt NamSusV”.

TCT

Thẻ chân trắng

TCTS

Tổng cục thủy sản

TS

Tôm sú

VASEP

Hiệp hội Chế biến Xuất nhập khẩu thủy sản

VIFEP


Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Lịch mùa vụ chuyên tôm và luân canh Tôm-Lúa .............................. 26
Bảng 1.2. Năng suất nuôi tôm theo mô hình lúa tôm tại Mỹ Xuyên, Sóc Trăng 26
Bảng 1.3. Một số chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của hệ thống canh tác Tôm-Lúa và
chuyên tôm ....................................................................................................... 27
Bảng 3.1. Thống kê các trận bão đổ bộ vào khu vực (1991 - 2008) .................. 38
Bảng 3.2. Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ cơ sở ....... 41
Bảng 3.3. Biến đổi của lƣợng mƣa năm (%) so với thời kỳ cơ sở ..................... 43
Bảng 3.4. Nguy cơ ngập vì nƣớc biển dâng do biến đổi khí hậu đối với tỉnh Sóc
Trăng ................................................................................................................ 43
Bảng 3.5. Tác động của nhiệt độ tăng đến hoạt động nuôi tôm ......................... 44
Bảng 3.6. Tác động của thay đổi lƣợng mƣa đến hoạt động nuôi tôm ............... 47
Bảng 3.7. Tác động của nƣớc biển dâng đến hoạt động nuôi tôm nƣớc lợ ........ 48
Bảng 3.8. Tác động của thời tiết cực đoan đến hoạt động nuôi tôm .................. 50
Bảng 3.9. Tổng hợp mức độ tác động của BĐKH đến nuôi tôm nƣớc lợ .......... 54

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1. Tác động trực tiếp và gián tiếp của BĐKH lên NTTS và nghề cá ....... 7
Hình 1.2. Sơ đồ mối quan hệ tác động giữa BĐKH và NTTS ........................... 12
Hình 1.3. Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng và huyện Mỹ Xuyên ................... 20

Hình 1.4. Sơ đồ Lịch sử phát triển hệ canh tác Tôm-Lúa ở Mỹ Xuyên, Sóc Trăng
......................................................................................................................... 24
Hình 2.1. Khung lý thuyết về phƣơng pháp nghiên cứu .................................... 28
Hình 2.2. Khung phƣơng pháp trong tiếp cận liên ngành .................................. 29
Hình 3.1. Biểu đồ Diễn biến nhiệt độ trung bình qua các năm 1985 - 2018 ...... 34
Hình 3.2. Biểu đồ Diễn biến nhiệt độ cao nhất qua các năm 1985 - 2018 ......... 35
Hình 3.3. Biểu đồ Diễn biến nhiệt độ thấp nhất qua các năm 1985 - 2018 ........ 35
Hình 3.4. Biểu đồ diễn biến tổng lƣợng mƣa năm (1985 - 2015) ...................... 37
Hình 3.5. Biểu đồ so sánh độ mặn cao nhất năm qua các năm tại các vị trí ....... 38
Hình 3.6. Biểu đồ so sánh độ mặn thấp nhất năm qua các năm tại các vị trí ..... 39
Hình 3.7. Biểu đồ độ mặn trung bình năm qua từng năm tại các vị trí đo ......... 39
Hình 3.8. Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (0C) theo kịch bản RCP4.5 ..... 40
Hình 3.9. Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (0C) theo kịch bản RCP8.5 ..... 41
Hình 3.10. Biến đổi của lƣợng mƣa năm theo kịch bản RCP4.5 ....................... 42
Hình 3.11. Biến đổi của lƣợng mƣa năm theo kịch bản RCP8.5 ....................... 42
Hình 3.12. Mức độ ảnh hƣởng của nhiệt độ tăng đến nuôi tôm......................... 51
Hình 3.13. Mức độ ảnh hƣởng của thay đổi lƣợng mƣa đến nuôi tôm .............. 52
Hình 3.14. Mức độ ảnh hƣởng của nƣớc biển dâng đến nuôi tôm ..................... 52
Hình 3.15. Mức độ ảnh hƣởng của thời tiết cực đoan tới nuôi tôm ................... 53
Hình 3.16. Tác động tổng hợp của BĐKH đến nuôi tôm nƣớc lợ tại Sóc Trăng 53
Hình 3.17. So sánh đánh giá mức độ ảnh hƣởng/tổn thƣơng của BĐKH đến cộng
đồng ngƣời nuôi tôm tại Mỹ Xuyên .................................................................. 55
Hình 3.18. Nhận thức về BĐKH của cộng đồng nuôi tôm nƣớc lợ ................... 56
Hình 3.19. Năng lực kỹ thuật thích ứng với biến đổi khí hậu ............................ 57
Hình 3.20. Năng lực thích ứng về cơ sở hạ tầng của cộng đồng........................ 60
Hình 3.21. Năng lực thích ứng với BĐKH của cộng đồng nuôi tôm nƣớc lợ tại Mỹ
Xuyên, Sóc Trăng............................................................................................. 62
vii



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng phía Nam của Việt Nam, với tổng
diện tích tự nhiên 40.548,2 km², tổng dân số 17.330.900 ngƣời (2011). Nông nghiệp và
thủy sản đóng một vai trò quan trọng của vùng ĐBSCL và cả nƣớc, góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế đất nƣớc.
Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long đã đƣợc xác định là một trong năm điểm
“nóng” chịu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu (Cruz et al., 2007). Trong số các biểu
hiện biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu, nƣớc biển dâng đƣợc dự báo có tác động đặc biệt
nghiêm trọng đến khu vực ĐBSCL. Nhiều dự báo BĐKH cho thấy nếu 1,0 m dâng lên của
mực nƣớc biển xảy ra thì hơn 12,000 km2, tƣơng đƣơng với 31% diện tích của ĐBSCL sẽ
bị ngập lụt. Hậu quả sẽ ảnh hƣởng tới gần 5 triệu ngƣời hay trên 25% dân số của ĐBSCL
(Carew-Reid, 2008: 23). Ngoài vấn đề về nƣớc biển dâng - dẫn đến sự xâm nhập mặn
nghiêm trọng đất canh tác nông nghiệp và nguồn nƣớc ngầm, mƣa thất thƣờng, lũ lụt và
ngập nƣớc lâu dài cũng là những tác động bất lợi có thể thấy trƣớc đƣợc ở ĐBSCL (Doyle
et al., 2010) (Doyle, Day and Michot 2010).
Từ đầu thế kỷ 20, ĐBSCL đƣợc biết đến nhƣ “vựa lúa, cá” của Việt Nam, tạo
sinh kế cho hàng triệu hộ gia đình nông thôn. Dọc các vùng ven biển, các hệ sinh thái
đã đƣợc thay đổi cùng với hệ thống các cơ sở hạ tầng kiểm soát nguồn nƣớc lợ và
nƣớc ngọt đƣợc xây dựng để hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lúa. Tuy
nhiên, từ khi quá trình “Đổi Mới” bắt đầu vào năm 1986, một diện tích đáng kể đất
trồng lúa dựa trên hệ sinh thái nông nghiệp đã đƣợc chuyển đổi sang nuôi trồng thủy
sản nƣớc lợ. Với việc ban hành Nghị quyết 09/NQ-CP, ngày 15/06/2000 của Chính
phủ cho phép ngƣời dân chuyển đổi diện tích ruộng lúa nhiễm mặn, diện tích đất
hoang hóa và đất làm muối kém hiệu quả ở các vùng ven biển sang nuôi trồng thủy sản
(NTTS), diện tích nuôi tôm nƣớc lợ đã tăng vọt từ 235.000 ha năm 2000 lên 478.000
ha vào năm 2001, 530.000 ha vào năm 2003 và trên 630.000 ha vào năm 2008 và do
quá trình xâm nhập mặn nên diện tích tiếp tục tăng lên 694.000 ha vào năm 2016,
trong đó ĐBSCL là 621.000 ha chiếm 89.48% và đến cuối năm 2017 đã tăng lên
696.000 ha (Tổng cục thủy sản, 2017).

Sóc Trăng là một tỉnh ven biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, có 72 km
đƣờng bờ biển, với 3 cửa sông chính là cửa Định An, cửa Trần Đề (sông Hậu) và cửa
1


Mỹ Thanh (sông Mỹ Thanh) là nơi trú ngụ của nhiều loài thủy, hải sản nƣớc lợ và
nƣớc mặn có giá trị kinh tế cao. Hơn 22 năm, kể từ ngày tỉnh Sóc Trăng đƣợc tái lập
đến nay, thủy sản đƣợc xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Từ năm 1995 đến
nay, với diện tích nuôi chỉ bằng 1/3 diện tích đất trồng lúa, nhƣng giá trị kinh tế từ con
tôm gần bằng giá trị của hơn 2 triệu tấn lúa mỗi năm. Tổng diện tích nuôi trồng thủy
sản toàn tỉnh là 72.000 ha, trong đó diện tích nuôi tôm nƣớc lợ là 54.797,2 ha, chiếm
76,1 % tập trung ở 3 huyện Trần Đề, Cù Lao Dung, Mỹ Xuyên và thị xã V nh Châu.
Do ảnh hƣởng của BĐKH, diện tích đất bị nhiễm mặn tiếp tục mở rộng do đó diện
tích nuôi tôm nƣớc lợ không ngừng tăng lên, cuối năm 2014 diện tích nuôi tôm nƣớc lợ
toàn tỉnh là 45.000 ha thì đến cuối năm 2016 đã tăng lên 54.797,2 ha (tăng 21,77% so
với năm 2014). Mặc dù diện tích đƣợc mở rộng nhƣng hoạt động nuôi tôm nƣớc lợ của
ngƣời dân cũng gặp nhiều khó khăn do tác động của BĐKH nhƣ : i) Nắng nóng kéo dài;
ii) Độ mặn tăng cao; iii) Biến động lƣợng mƣa lớn; iv) Áp thấp nhiệt đới và bão, …
Năm 2016 đã có tới 8.088,9 ha diện tích nuôi tôm nƣớc lợ bị thiệt hại do những ảnh
hƣởng của biến đổi thời tiết, khí hậu. Tuy nhiên, do thời tiết khí hậu của khu vực
ĐBSCL thời gian trƣớc đây khá ôn hòa và ít có những biến động nhƣ khu vực Miền
Bắc, Miền Trung của Việt Nam nên đứng trƣớc bối cảnh BĐKH ngƣời nuôi dân
thƣờng ít có kinh nghiệm và kỹ năng trong ứng phó, còn tƣ duy chủ quan và một phần
do phong tục tập quán lâu đời… Vì vậy, ảnh hƣởng của BĐKH gây ra càng nặng nề
hơn, điển hình cơn bão Lisa đổ bộ năm 1997 đã gây chết và mất tích trên 3.000 ngƣời,
thiệt hại 7.200 tỷ đồng. Hay do tâm lý lo sợ và thiếu kiến thức nhiều hộ dân đã phải
thu tôm sớm trƣớc mỗi lần báo áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) và báo Số 16/2016 kéo theo
tình trạng thƣơng lái ép giá làm thiệt hại lên tới nhiều tỷ đồng. Chính vì vậy, tác giả
tiến hành thực hiện đề tài “Đánh giá mức độ tổn thương do biến đổi khí hậu của
cộng đồng nuôi tôm nước lợ tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng” đƣợc thực hiện

nhằm đánh giá mức độ tổn thƣơng do tác động của BĐKH và năng lực thích ứng hiện
tại của cộng đồng nuôi tôm tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, từ đó có những đề
xuất và kiến nghị phù hợp cho địa phƣơng.
2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích diễn biến BĐKH tại ĐBSCL và tại Sóc Trăng.
Đánh giá mức độ tổn thƣơng do tác động của BĐKH đến hoạt động nuôi tôm
nƣớc lợ tại huyện Mỹ Xuyên.
2


Đánh giá năng lực thích ứng với BĐKH của cộng đồng nuôi tôm tại huyện Mỹ
Xuyên (Tìm hiểu những biện pháp thích ứng trong quá khứ và hiện tại của ngƣời dân).
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu dựa trên bối cảnh BĐKH đang diễn ra tại địa phƣơng và hiện trạng
ứng phó của cộng đồng nuôi tôm nƣớc lợ qua đó có đề xuất, kiến nghị phù hợp với
điều kiện thực tế của địa phƣơng về:
Đề xuất những chính sách phát triển thủy sản gắn với thích ứng với biến đổi

khí hậu.

Nghiên cứu, ứng dụng, nhân rộng mô hình kỹ thuật có tính thích ứng cao với

BĐKH.
-

Xây dựng năng lực trong thích ứng cho cộng đồng gắn bối cảnh thực tế về

BĐKH, điều kiện sản xuất của hộ dân, năng lực tài chính hộ gia đình, kiến thức, kỹ
năng, kinh nghiệm trong ứng phó…
-


Xây dựng mô hình liên kết sản xuất nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, ổn định

nguồn hàng, thích ứng trong sản xuất.
-

Quy hoạch sản xuất của địa phƣơng và của ngành thủy sản.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
-

Nghiên cứu tính dễ bị tổn thƣơng do BĐKH đến hoạt động nuôi tôm nƣớc lợ

của huyện ven biển Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
-

Nghiên cứu năng lực thích ứng với BĐKH của cộng đồng nuôi tôm.

 Phạm vi nghiên cứu
-

Nghiên cứu đƣợc tiến hành trong phạm vi địa bàn hành chính của huyện Mỹ

Xuyên, tỉnh Sóc Trăng
-

Thời gian nghiên cứu: Từ 17/03/2018 - 17/12/2018

5. Vấn đề nghiên cứu và giải thuyết nghiên cứu

 Vấn đề nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện trong bối cảnh BĐKH đã diễn biến mạnh và phức
tạp tại khu vực đồng bằng Sông Cửu Long trong đó có Sóc Trăng. Qua nghiên cứu
luận văn dự kiến sẽ trả lời những câu hỏi sau đây:
-

Diễn biến thời tiết tại khu vực ĐBSCL nói chung và tại Sóc Trăng nói riêng ?

-

Những biểu hiện chính về BĐKH tại khu vực này là gì ?
3


-

Các diễn biến thời tiết, khí hậu đó đã ảnh hƣởng gì đến hoạt động nuôi tôm

nƣớc lợ tại huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng?
-

Trong quá khứ và hiện tại ngƣời dân đã có những biện pháp ứng phó gì ?

Hiệu quả tới đâu? (Những giải pháp này sẽ tập trung vào góc độ năng lực ứng phó
gồm: Kiến thức, Kỹ năng, Kinh nghiệm, Tri thức bản địa …)
 Giả thuyết nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đƣợc thực hiện với các giả thiết nhƣ sau:
-

Nuôi tôm là l nh vực sản xuất dựa trên việc khai thác tài nguyên thiên nhiên


(nƣớc, đất và các yếu tố môi trƣờng) và phụ thuộc lớn vào các yếu tố thời tiết, khí hậu,
môi trƣờng nhƣ: nhiệt độ, độ mặn, PH, độ kiềm, lƣợng mƣa, nắng, gió, bão, … Trong
khi BĐKH đang diễn biến phức tạp tại khu vực ĐBSCL gây tác động (trực tiếp hoặc
gián tiếp) lên hoạt động sản xuất nuôi tôm nƣớc lợ của cộng đồng về các khía cạnh:
diện tích nuôi, dịch bệnh, tốc độ tăng trƣởng, cơ sở hạ tầng, chi phí sản xuất, năng suất
nuôi và sản lƣợng nuôi.
-

Trong quá khứ nên thời tiết, khí hậu của khu vực ĐBSCL khá ổn định, ôn

hòa, ít có biến động nên ngƣời dân thƣờng có tâm lý “chủ quan”, thiếu kinh nghiệm,
kỹ năng, kiến thức trong ứng phó với những thay đổi của thời tiết, khí hậu trong thời
gian gần đây. Đặc biệt là các biến động lớn ở cấp độ thiên tai nhƣ bão, giông lốc,
ATNĐ, …
-

Bằng việc áp dụng các công cụ nghiên cứu nhƣ xây dựng chỉ số đánh giá

mức độ tổn thƣơng, thang đo đánh giá mức độ thích ứng, kinh tế - xã hội, …. các giải
pháp ứng phó hiện tại của cộng đồng sẽ đƣợc đánh giá, qua đó thấy đƣợc hiệu quả của
các giải pháp này.

4


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ MỨC ĐỘ TỔN THƢƠNG CỦA CỘNG ĐỒNG NUÔI TÔM NƢỚC
LỢ DO BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1. Cơ sở lý luận về nuôi trồng thủy sản ven biển và nuôi tôm nƣớc lợ

1.1.1. Lý luận cơ bản về nuôi trồng thủy sản ven biển
1.1.1.1. Khái niệm về nuôi trồng thủy sản ven biển
Nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã đƣợc nhiều đơn vị, nhiều nhà khoa học nghiên
cứu và lý giải. Theo Spichak và Formoso (1974): “NTTS là một hệ thống các biện
pháp và phƣơng pháp đƣợc con ngƣời áp dụng để nuôi tập trung các sinh vật trong
nƣớc” và là “một l nh vực đặc biệt của kinh tế quốc dân”. Theo Karpevich (1985) cho
rằng “trong nuôi các loài thủy sinh, ngƣời ta theo đuổi mục đích thu đƣợc sản
lƣợng cao nhất trong một thời gian ngắn”. Theo Tổ chức Nông lƣơng Liên Hợp
quốc (FAO) (2008), “NTTS là nuôi các đối tƣợng thủy sinh: cá, nhuyễn thể, giáp
xác, các động vật không xƣơng sống, tảo đơn bào, rong, thực vật bậc cao bằng cách
sử dụng các phƣơng pháp quảng canh và thâm canh nhằm mục đích nâng cao sản
lƣợng trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích, cao hơn sản lƣợng của các quần thể
thủy sinh vật trong tự nhiên”.
Theo Ngô Đăng Ngh a (2008) “Nuôi trồng thủy sản ven biển là những hoạt
động bao gồm nuôi trồng các loài mà các giai đoạn phát triển riêng biệt trong chu
kỳ sống của chúng có liên hệ với môi trƣờng sinh thái biển”. Đối tƣợng nuôi trồng
thủy sản ven biển cũng rất đa dạng, trong đó nuôi tôm nƣớc lợ là một đối tƣợng chủ
lực của Việt Nam, mang lại giá trị kinh tế, góp phần cải thiện sinh kế và phát triển
kinh tế vùng ven biển.
1.1.1.2. Các hình thức nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam
Theo quá trình hình thành và phát triển các hình thức nuôi trồng thủy sản cũng
phát triển và ngày càng hoàn thiện về quy trình công nghệ.
-

Nuôi quảng canh: là hình thức nuôi với mật độ thấp, không cho ăn. Động vật

nuôi sử dụng nguồn thức ăn dồi dào, có sẵn từ tự nhiên để tăng trƣởng và phát triển.
Nuôi quảng canh thƣờng cho năng suất thấp, cần diện tích lớn nên lợi nhuận của nuôi
tôm quảng canh thƣờng thấp. Nghề nuôi phụ thuộc chủ yếu vào tự nhiên nên cũng bị


5


thuộc nhiều vào các điều kiện khí hậu, môi trƣờng từ tự nhiên. Mật đô nuôi theo hình
thức quảng canh hiện nay tại ĐBSCL là 2 - 3 con/ m2 với đối tƣợng nuôi là tôm sú.
-

Nuôi quảng canh cải tiến (QCCT): đây là hình thức nuôi đƣợc áp dụng nhằm

nâng cao sản lƣợng nuôi khi lƣợng thức ăn tự nhiên bị thiếu hụt hoặc mật độ nuôi dày.
Nhƣng xét về bản chất thì nuôi theo hình thức QCCT vẫn phụ thuộc nhiều và các điều
kiện khí hậu, thời tiết và môi trƣờng tự nhiên. Mật đô nuôi theo hình thức quảng canh
cải tiến hiện nay tại ĐBSCL là 3 - 5 con/ m2 với đối tƣợng nuôi là tôm sú.
-

Nuôi công nghiệp (hay còn gọi là nuôi thâm canh, ở mức cao hơn là siêu thâm

canh) hình thức nuôi này có nhiều can thiệp về mặt khoa học và kỹ thuật của con
ngƣời. Giống sử dụng cho nuôi công nghiệp thƣờng là giống cho sinh sản nhân tạo và
đã có quá trình phòng bệnh cho giống; khu vực nuôi cũng đƣợc chuẩn bị một cách kỹ
càng: từ khâu cải tạo ao nuôi, xử lý môi trƣờng ao nuôi; xử lý nƣớc điện quá trình
phòng và điều trị cho vật nuôi trong quá trình nuôi. Việc lựa chọn vùng nuôi cũng tính
đến các yếu tố môi trƣờng, độ mặn và thời tiết, khí hậu. Thức ăn công nghiệp, chế
phẩm sinh học và các loại thuốc phòng và trị bệnh đƣợc sử dụng nhiều trong quá trình
nuôi nhằm giảm thiểu các rủi ro môi trƣờng, dịch bệnh, khí hậu trong quá trình nuôi.
Đối với hình thức này mật độ nuôi cũng có nhiều mức khác nhau: Bán thâm canh tôm
sú từ 10 - 15 con/ m2 ; thâm canh tôm sú 15 - 30 con/ m2 ; bán thâm canh tôm thẻ 30 70 con/ m2 ; thâm canh tôm thẻ 80 - 150 con/ m2; siêu thâm canh thƣờng có mật độ lớn
hơn 200 con/ m2.
Nhìn chung các hình thức nuôi hiện nay khá đa dạng, tuy nhiên nuôi thủy sản
không thể tách rời khỏi hệ sinh thái tự nhiên, môi trƣờng và khí hậu, muốn cho nghề

nuôi tôm nƣớc lợ đƣợc bền vững bên cạnh tăng cƣờng nghiên cứu áp dụng các khoa
học, kỹ thuật tiên tiến thì việc nghiên cứu các thay đổi của điều kiện sinh thái, môi
trƣờng, khí hậu cũng là một trong những nội dung hết sức quan trọng và cần thiết.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) của Việt Nam đã đƣợc xác định là một
trong năm điểm “nóng” chịu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu (Cruz và nnk
2007). Trong số các biểu hiện biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu, nƣớc biển dâng
đƣợc dự báo có tác động đặc biệt nghiêm trọng đến khu vực ĐBSCL (Wassmann et
al., 2004). Nhiều dự báo BĐKH cho thấy nếu 1,0 m dâng lên của mực nƣớc biển xảy
ra, hơn 12.000 km2, tƣơng đƣơng với 31% diện tích của ĐBSCL sẽ bị ngập lụt. Hậu
quả sẽ ảnh hƣởng tới gần 5 triệu ngƣời hay trên 25% dân số của ĐBSCL (Carew-Reid,
6


2008: 23). Ngoài vấn đề về nƣớc biển dâng - dẫn đến sự xâm nhập mặn nghiêm trọng
đất canh tác nông nghiệp và nguồn nƣớc ngầm, mƣa thất thƣờng, lũ lụt và ngập nƣớc
lâu dài cũng là những tác động bất lợi có thể thấy trƣớc đƣợc ở ĐBSCL (Doyle et al.,
2010). Vì vậy hiểu đầy đủ các diễn biến của BĐKH và có biện pháp thích ứng phù hợp
sẽ góp phần nâng cao hiệu quả, giảm tổn thất và nâng cao sinh kế cho ngƣời dân.
1.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết, khí hậu và môi trường trong nuôi tôm
nước lợ
Tôm sinh vật sống dƣới nƣớc và là động vật biến nhiệt cho nên sự tăng, giảm
nhiệt độ của môi trƣờng sống (môi trƣờng nƣớc) có ảnh hƣởng trực tiếp tới sinh
trƣởng, phát triển. Mỗi loài tôm đều có một ngƣỡng nhiệt độ thích hợp cho sinh trƣởng
và phát triển. Nếu mức nhiệt độ vƣợt ngƣỡng (quá thấp hoặc quá cao) là nguyên nhân
trực tiếp gây chết tôm.

BĐKH

-


Thay đổi

Tác động đến

Ảnh hƣởng lên

Thành phần và phân bố loài; Dịch bệnh;

Hệ sinh thái

Tốc độ sinh trƣởng của loài

lƣợng mƣa;
-

Thay đổi

nhiệt độ;

Địa điểm nuôi, hình thức nuôi; Quy mô và

Sản xuất NTTS

diện tích nuôi; Cơ sở hạ tầng; Chi phí sản
xuất;

- NBD;
- Các yếu tố
bão, lũ;


Mất sinh kế; thiệt hại về tài sản, công cụ

Sinh kế cộng đồng

lao động; Rủi ro về sức khỏe, Mâu thuẫn

- Xâm nhập

trong sử dụng nguồn lợi; Vấn đề di dân

mặn
Các vấn đề kinh tế

Chi phí thích ứng và giảm thiểu; Tác động

- xã hội liên quan

lên thị trƣờng

Hình 1.1. Tác động trực tiếp và gián tiếp của BĐKH lên NTTS và nghề cá
Nguồn:Badjeck et al., 2010
Theo Badjeck et al (2010), mối quan hệ tác động giữa BĐKH lên NTTS có thể
đƣợc thể hiện qua sơ đồ 1.1.
Theo Kam S.P et al., 2010, BĐKH tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên nghề cá
và l nh vực NTTS về các khía cạnh: tốc độ sinh trƣởng và phát triển của đối tƣợng
7


nuôi, tình hình dịch bệnh, sinh sản; tác động lên các hệ sinh thái có liên quan và các
hoạt động sản xuất NTTS (vị trí vùng nuôi, công nghệ nuôi, năng suất, sản lƣợng, chi

phí sản xuất).
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu liên quan đến tác động của BĐKH lên NTTS
đã đƣợc thực hiện. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào việc nhận
diện, đánh giá tác động chƣa có nhiều nghiên cứu đánh giá về việc từ những tác động,
ảnh hƣởng đó thì năng lực thích ứng của cộng đồng ra sao, hiệu quả tới đâu.
1.1.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới các hoạt động nuôi tôm
Nhiệt độ có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trƣởng và phát triển của động
vật nuôi thủy sản. Mỗi loài có một khoảng nhiệt thích ứng riêng, nếu vƣợt qua hoặc
dƣới ngƣỡng này thì khả năng chống chịu của động vật nuôi sẽ không còn tồn tại.
Nhiệt độ thích hợp cho nuôi tôm nƣớc lợ thƣờng trong khoảng 25 - 32 oC, nếu cao hơn
hoặc thấp hơn thì tốc độ tăng trƣởng của tô sẽ bị ảnh hƣởng, chậm lớn, biếng ăn hoặc
bị bệnh. Nghiên cứu của Cao Lệ Quyên (2015) tại Thanh Hóa cho thấy, các yếu tố
thay đổi về tần suất và cƣờng độ của bão, lũ và nhiệt độ tăng cao trên 35°C gây ảnh
hƣởng lớn nhất đến hoạt động nuôi tôm nƣớc lợ tại vùng nghiên cứu. Bùi Quang Tề
(2003) và Ngô Đăng Ngh a (2008) cho rằng, nhiệt độ tăng cao trên 35°C làm cho tôm
nuôi giảm ăn hoặc thậm chí bỏ ăn, suy giảm sức đề kháng, dễ bị nhiễm bệnh và giảm
tốc độ tăng trƣởng.
1.1.2.2. Ảnh hưởng của lượng mưa tới các hoạt động nuôi tôm
Theo nghiên cứu của Mai Văn Tài, 2014, thay đổi nhiệt độ và lƣợng mƣa trong
thời gian ngắn có thể dẫn đến thiệt hại rất lớn cho nghề nuôi. Thay đổi thời tiết thất
thƣờng kết hợp giữa nhiệt độ tăng cao và mƣa lớn làm pH giảm đột ngột, gây phân
tầng độ muối làm cho tôm nuôi yếu đi tạo điều kiện cho dịch bệnh bùng phát. Trong
ba năm lại đây, hiện tƣợng tôm chết không rõ nguyên nhân nhƣng có thể có nguyên
nhân từ BĐKH thể hiện qua thay đổi đột ngột nhiệt độ và lƣợng mƣa kéo theo thay đổi
pH và độ muối.
Nghiên cứu của Tƣởng Phi Lai và Đinh Xuân Lập, 2013 thực hiện tại một trong
những vùng nuôi lớn của tỉnh Thanh Hóa - vùng Cồn Trƣờng (huyện Hoằng Hóa) cho
thấy: ngƣời dân khi đƣợc hỏi đều cho rằng, những năm gần đây, họ phải đắp bờ đầm
nuôi tôm cao hơn trƣớc từ 0,5-1m mà vẫn thƣờng xuyên bị nƣớc triều tràn qua bờ và
họ cho rằng đây có thể là hậu quả của BĐKH.

8


1.1.2.3. Ảnh hưởng của thay đổi độ mặn tới các hoạt động nuôi tôm
Độ mặn có xu hƣớng tăng cũng làm ảnh hƣởng rất nhiều đến hoạt động NTTS
của ngƣời dân. Trƣớc kia, độ mặn trong đầm nuôi chỉ khoảng 10-15‰ nhƣng hiện
nay, có những lúc độ mặn trong đầm lên đến 25-30‰ làm cho vật nuôi chậm lớn hoặc
có khi chết hàng loạt (Tƣởng Phi Lai và Đinh Xuân Lập, 2013).
1.1.2.4. Ảnh hưởng của bão và áp thấp nhiệt đới tới các hoạt động nuôi tôm
Bão và Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) kèm theo mƣa to gió lớn thƣờng gây ra những
ảnh hƣởng nặng nề. Mƣa to trong bão thƣờng làm giảm nhanh nhiệt độ nƣớc trong ao
nuôi, bên cạnh đó các yếu tố môi trƣờng nhƣ PH, độ kiềm cũng thay đổi mạnh. Gió
lớn trong bão làm thiếu hụt ôxy bề mặt bên cạnh đó có thể gây vỡ bờ hoặc công trình
phụ trợ. Tác động tổng hợp của mƣa to và gió lớn gây ra những thiệt hại hoàng loại,
mất trắng hoặc hƣ hỏng nặng cần thời gian dài để khắc phục.
Mặc dù các loài thủy sản nuôi nói riêng và các loài động vật nuôi nói chung đều
có khả năng thích ứng nhất định với sự thay đổi của các yếu tố môi trƣờng. Tuy nhiên,
khi sự thay đổi các yếu tố môi trƣờng dƣới tác động của biến đổi khí hậu vƣợt quá
“ngưỡng” (ngƣỡng chịu đựng của đối tƣợng nuôi tùy thuộc vào đặc điểm sinh học của
từng loài) thì việc bùng phát bệnh dịch, chậm lớn, chết hàng loại… của thủy sản nuôi
sẽ không tránh khỏi.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng các kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trƣớc bƣớc
đầu đã góp phần làm sáng tỏ và nhận diện đƣợc các tác động chủ chốt, cơ bản mà
BĐKH đã và có thể gây ra đối với l nh vực thuỷ sản nói chung, nuôi tôm nƣớc lợ nói
riêng. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chủ yếu tập trung vào việc nhận diện các tác
động mà BĐKH đã và có thể gây ra cho l nh vực NTTS, nhƣng chƣa có nhiều nghiên
cứu đánh giá về việc từ những tác động, ảnh hƣởng đó thì năng lực thích ứng của cộng
đồng ra sao, hiệu quả tới đâu.
1.1.3. Cộng đồng người nuôi tôm nước lợ
Hiện nay, nhiều khái niệm về cộng đồng đƣợc sử dụng bởi nhiều tác giả khác

nhau. Theo Trƣơng Quang Học, 2015, “cộng đồng (community) là một nhóm ngƣời
sống trong cùng một khu vực địa lý, cùng chia sẻ các nguồn lực, có cùng những mối
quan tâm”. Theo Quyết định số 67/QĐ-TCTS-KTBVNL ngày 7/6/2010 của Tổng cục
Thuỷ sản về việc ban hành Hƣớng dẫn về đồng quản lý nghề cá tại Việt Nam “cộng
đồng quản lý nghề cá là cộng đồng những ngƣời khai thác hoặc NTTS cùng thực hiện
9


hoạt động khai thác, sử dụng và quản lý nguồn lợi trong vùng nƣớc đƣợc cấp có thẩm
quyền giao” (Tổng cục Thủy sản, 2010). Nhƣ vậy, cộng đồng những ngƣời nuôi tôm
có thể hiểu là những ngƣời nuôi cùng thực hiện hoạt động khai thác, sử dụng và quản
lý hoạt động nuôi tôm trong một vùng đất, mặt nƣớc nhƣ các ao, đầm nƣớc lợ ven
biển, vùng rừng ngập mặn, các bãi triều, vùng cửa sông, đầm phá ven biển.
Theo Thông tƣ số 45/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 của Bộ trƣởng Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc ban hành Quy định điều
kiện cơ sở, vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm thì “Vùng nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh là khu vực có một hoặc nhiều
cơ sở nuôi tôm sú, tôm chân trắng thâm canh với diện tích nuôi tối thiểu 30 ha, sử
dụng chung nguồn nƣớc cấp”.
Trong nghiên cứu này, cộng đồng những ngƣời nuôi tôm nƣớc lợ đƣợc hiểu là
tập hợp các hộ gia đình cùng khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên đất,
nƣớc ở cùng một vùng sinh cảnh để phục vụ cho nuôi tôm.
Một vùng nuôi tôm thƣờng có các tổ chức cộng đồng của ngƣời nuôi, ví dụ nhƣ
Hợp tác xã, Tổ cộng đồng, Chi hội NTTS, Câu lạc bộ NTTS... Đây chính là tổ chức
đại diện cho các hộ gia đình nuôi trong việc thực thi nhiệm vụ quản lý hoạt động sản
xuất và hoạt động dịch vụ có liên quan đến việc khai thác nguồn lợi tự nhiên của cộng
đồng, đƣợc lựa chọn thông qua bầu cử trong nội bộ cộng đồng. Tại một số vùng nuôi,
có thể có Ban Quản lý vùng nuôi, thực chất cũng chính là tổ chức đại diện cho cộng
đồng, có nhiệm vụ điều hành, quản lý và chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất của
vùng nuôi thuỷ sản (Tổng cục Thủy sản, 2010).

Trong nghiên cứu này, cộng đồng những ngƣời nuôi tôm tại Mỹ Xuyên, Sóc
Trăng đƣợc tham vấn và tham gia vào nghiên cứu với vai trò là những đối tƣợng
chịu tác động của BĐKH. Đồng thời, họ cũng là đối tƣợng tham gia đánh giá về
năng lực thích ứng trƣớc những tác động của BĐKH đối với hoạt động nuôi tôm
của gia đình họ.
1.2. Cơ sở lý luận về biến đổi khí hậu và mối liên quan đến nuôi trồng thủy sản
ven biển
1.2.1. Khái niệm biến đổi khí hậu
Trong Kịch bản biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng cho Việt Nam năm 2012, Bộ
Tài nguyên và Môi trƣờng (TN&MT) có nêu lên khái niệm về BĐKH. Theo đó
10


“BĐKH (climate change) là sự thay đổi của khí hậu đƣợc qui trực tiếp hay gián tiếp do
hoạt động của con ngƣời làm thay đổi thành phần của khí quyển toàn cầu và đóng góp
thêm vào sự biến động khí hậu tự nhiên trong các thời gian có thể so sánh đƣợc. Biến
đổi khí hậu xác định sự khác biệt giữa các giá trị trung bình dài hạn của một tham số
hay thống kê khí hậu trong một khoảng thời gian xác định, thƣờng là vài thập kỷ” (Bộ
TN&MT, 2012).
BĐKH thƣờng gắn với sự nóng lên toàn cầu dẫn đến những biểu hiện tăng nhiệt
độ không khí và đại dƣơng, tan băng diện rộng và qua đó là tăng mực nƣớc biển trung
bình toàn cầu. Nhiều học giả đã cho rằng BĐKH đã làm biến đổi đại dƣơng (ocean
change) và giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đồng thời BĐKH và biến
đổi đại dƣơng là hai mặt của một vấn đề thông qua tƣơng tác giữa chúng (Nguyễn Chu
Hồi, 2014). Theo Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel
on Climate Change - IPCC), BĐKH đƣợc cho là có ảnh hƣởng đến chu trình El Nino
và La Nina với sự thay đổi nhiệt độ bề mặt đại dƣơng, qua đó có ảnh hƣởng tới sự
phân bố của nguồn lợi thủy sản. El Nino đƣợc coi là pha nóng lên của dao động khí
hậu thông qua sự nóng lên trên diện rộng của nhiệt độ bề mặt nƣớc biển phía Đông và
trung tâm xích đạo Thái Bình Dƣơng, còn trong pha lạnh (La Nina), nhiệt độ bề mặt

biển Thái Bình Dƣơng lạnh đi so với bình thƣờng (IPCC, 2007).
Trong bối cảnh hiện tƣợng BĐKH do tác nhân con ngƣời đã và đang diễn ra
(IPCC, 2007), nhiều kịch bản BĐKH đã đƣợc cộng đồng quốc tế và các quốc gia xây
dựng. Vấn đề đƣợc các bên nhận thức rõ là cộng đồng quốc tế và các quốc gia phải
cùng nhau hành động để xây dựng các chƣơng trình và kế hoạch hành động nhằm ngăn
chặn các tác động tiêu cực của BĐKH. Đối với một quốc gia, để tiến tới xây dựng các
giải pháp ứng phó BĐKH đáp ứng tính chất đặc thù và cụ thể, cần nghiên cứu đánh giá
BĐKH ở cấp ngành và các cấp vi mô (Trần Văn Nhƣờng và cs, 2014).
1.2.2. Mối quan hệ giữa biến đổi khí hậu và nuôi trồng thủy sản ven biển
L nh vực NTTS, mà đặc biệt là NTTS ven biển, ngày càng đóng vai trò quan
trọng trong phát triển KTXH và góp phần đảm bảo an ninh lƣơng thực ở cấp độ quốc
gia, khu vực và toàn cầu (Nguyễn Chu Hồi và cs, 2009). Mối tƣơng quan giữa BĐKH
với các hoạt động NTTS là rất phức tạp, có tính đa chiều và không tuân theo quy luật
tuyến tính (Trần Văn Nhƣờng và cs, 2014).

11


Theo Kam et al., BĐKH tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến NTTS về các khía
cạnh: tốc độ sinh trƣởng và phát triển của đối tƣợng nuôi, tình hình dịch bệnh, sinh
sản; tác động đến các hệ sinh thái có liên quan và các hoạt động sản xuất NTTS (vị trí
vùng nuôi, công nghệ nuôi, năng suất, sản lƣợng, chi phí sản xuất). Theo Badjeck et
al. 2010, mối quan hệ tác động giữa BĐKH đến NTTS có thể đƣợc thể hiện qua Hình
1.2 nhƣ sau:
Biểu

hiện

của


Đối tƣợng chịu tác động

BĐKH

- Thay đổi lƣợng
mƣa;

- Thành phần và phân bố loài;
- Dịch bệnh;

Hệ sinh thái

- Tốc độ sinh trƣởng của loài.

- Thay đổi nhiệt
độ;
- Thay đổi tần
suất và cƣờng độ
bão, lũ;

- Địa điểm nuôi, hình thức nuôi;
- Quy mô và diện tích nuôi;
- Cơ sở hạ tầng;
- Chi phí sản xuất;

Sản xuất NTTS

- Năng suất và sản lƣợng

- NBD và xâm

nhập mặn.

- Mất sinh kế;
- Thiệt hại về tài sản, công cụ lao động;
- Rủi ro về sức khỏe,
- Mâu thuẫn trong sử dụng nguồn lợi;
- Vấn đề di dân

Sinh kế cộng đồng

Các vấn đề KTXH liên
quan

- Chi phí thích ứng và giảm thiểu;
- Tác động đến thị trƣờng;
- Sự phân bổ nguồn nƣớc.

Hình 1.2. Sơ đồ mối quan hệ tác động giữa BĐKH và NTTS
Nguồn: Badjeck et al., 2010
Mối quan hệ tác động ở Hình 1.2 sẽ khác nhau đối với các hệ thống nuôi và đối
tƣợng nuôi khác nhau. NTTS ven biển ở Việt Nam bao gồm 4 nhóm đối tƣợng nuôi
chính là: giáp xác, nhuyễn thể, cá biển, cá nƣớc lợ và thực vật thuỷ sinh. Nhóm giáp
xác chủ yếu là tôm, cua, ghẹ. Nhuyễn thể bao gồm ngao, hàu, tu hài, sò huyết, sò lông,
vẹm xanh, ốc hƣơng. Nhóm cá biển và cá nƣớc lợ có cá mú, cá chẽm, cá giò, các vƣợc,
… Nhóm thực vật thuỷ sinh gồm có rong câu, rong mơ, rong sụn, rong nho. Do địa
điểm nuôi các đối tƣợng này có sự khác nhau, ví dụ: nuôi nhuyễn thể (ngao, sò huyết)
thƣờng ở ngoài đê, nuôi cá biển lồng bè thƣờng ở trên các vùng biển, vịnh kín gió,
nuôi tôm và cá nƣớc lợ thƣờng ở trong đầm phía trong đê, rong câu thƣờng đƣợc trồng
trong ao đầm nƣớc lợ, nhƣng rong sụn, rong nho lại đƣợc trồng trên các vùng biển.
Chính vì vậy, các hệ thống nuôi này chịu tác động khác nhau trƣớc các biểu hiện của

BĐKH nhƣ bão, tố lốc và NBD. Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu sâu về mối
tƣơng quan giữa BĐKH và tác động của nó đến đối tƣợng tôm nuôi nƣớc lợ tại vùng
ven biển huyện Mỹ Xuyên tỉnh Sóc Trăng.
12


1.2.3. Các chính sách về biến đổi khí hậu trong nuôi trồng thủy sản
Đánh giá BĐKH là một nội dung quan trọng, những năm vừa qua chính phủ đã
xây dựng nhiều chƣơng trình, chính sách có lồng ghép BĐKH nhƣ:
-

Quyết định số 158/2008/QĐ-TTg ngày 02/12/2008 về “Phê duyệt Chƣơng

trình mục tiêu quốc gia đối phó với việc BĐKH".
-

Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ

ban hành Quy chế điều hành thực hiện CTMTQG ứng phó BĐKH.
-

Quyết định số 1719/QĐTTg ngày 04/10/2011 Chƣơng trình Hỗ trợ ứng phó

với BĐKH (SP-RCC).
-

Quyết định số 2139/QĐ-TTg ngày 05/12/2011 về “Phê duyệt Chiến lƣợc

quốc gia về BĐKH”.
-


Quyết định số 1474/QĐ-TTg ngày 05/10/2012 của Thủ tƣớng Chính phủ

phê duyệt “Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH”.
-

Trên cơ sở định hƣớng chính sách của Chính phủ ngành NN&PTNT đã đƣợc

Bộ NN&PTNT đã xây dựng các chƣơng trình, chính sách liên quan áp dụng cho l nh
vực nuôi trồng thủy sản:
-

Quyết định số 2730/QĐ-BNN-KHCN ngày 05/9/2008 Ban hành Khung Chƣơng

trình hành động thích ứng với BĐKH ngành NN&PTNT giai đoạn 2008-2020.
-

Quyết định số 543/QĐ-BNN-KHCN ngày 23/3/2011 phê duyệt “Kế hoạch

hành động ứng phó BĐKH ngành NN&PTNT”.
-

Nghị quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 về phát triển bền vững đồng

bằng sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu xác định biến đổi khí hậu và
nƣớc biển dâng là xu thế tất yếu, phải sống chung và thích nghi, phải biến thách
thức thành cơ hội.
-

Quyết định Số: 79/QĐ-TTg, ngày 18 tháng 01 năm 2018 về việc ban hành kế


hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam đến năm 2025, với mục tiêu
tổng quát: Phát triển ngành tôm Việt Nam trở thành ngành công nghiệp sản xuất lớn,
bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trƣờng sinh thái; nâng cao chất
lƣợng, giá trị, hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam, mang
lại lợi ích cho ngƣời dân, doanh nghiệp và nền kinh tế đất nƣớc.
1.2.4. Các phƣơng pháp đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến nuôi tôm nƣớc lợ
Theo Uỷ ban Liên chính phủ về BĐKH hiện có 3 cách tiếp cận trong nghiên cứu
tác động của BĐKH. Đó là: (i) Tiếp cận tác động (impact-based approach), (ii) Tiếp
cận tƣơng tác (interaction approach) và (iii) Tiếp cận tổng hợp (integrated approach)
13


(IPCC, 2007). Xét một cách tƣơng đối, các hƣớng nghiên cứu BĐKH nói chung và
nghiên cứu BĐKH trong ngành thủy sản có thể đƣợc phân thành các nhóm nhƣ: phân
tích đánh giá sự tổn thƣơng, phân tích đánh giá giảm thiểu BĐKH, phân tích đánh giá
khả năng thích ứng, phân tích đánh giá khả năng chống chịu; và phân tích đánh giá tác
động của BĐKH (trên các phƣơng diện vật chất, sinh lý, sinh học, sinh thái môi
trƣờng, kinh tế, xã hội và chính sách thể chế) (Trần Văn Nhƣờng và cs, 2014).
Ở Việt Nam, đã có nhiều phƣơng pháp áp dụng trong nghiên cứu về BĐKH,
trong đó bao gồm:
-

Nghiên cứu định đính: giúp nhận diện các biểu hiện của BĐKH tại các địa

phƣơng và các vùng miền.
-

Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH và đề xuất các giải pháp thích ứng,


nghiên cứu của Viện Khoa học Khí tƣợng Thủy văn và Môi trƣờng năm 2011 đã ban
hành tài liệu hƣớng dẫn “Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu và xác định các giải
pháp thích ứng” làm cơ sở cho các Bộ, Ngành, địa phƣơng áp dụng trong đánh giá tác
động của BĐKH đến từng l nh vực cụ thể.
1.3. Tổng quan nghiên cứu đánh giá mức độ tổn thƣơng do biến đổi khí hậu của
cộng đồng ngƣời nuôi trồng thủy sản
1.3.1. Các nghiên cứu trên thế giới có liên quan tới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
đến hoạt động nuôi trồng thủy sản
Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lƣơng thực toàn cầu bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản và thách thức là làm thế nào để tiếp tục đáp
ứng đủ nhu cầu lƣơng thực, thực phẩm cho dân số toàn cầu ngày càng tăng trong một
môi trƣờng thay đổi. Hiện nay, dân số toàn cầu là khoảng 7,4 tỷ ngƣời và dự kiến sẽ
tiếp tục tăng lên khoảng 9,7 tỷ ngƣời vào năm 2050.
Theo Tổ chức Nông lƣơng Liên Hợp quốc FAO, 2013, khoảng 540 triệu ngƣời
chủ yếu phụ thuộc vào nuôi trồng và đánh bắt thủy sản để tạo nguồn thu nhập và
nguồn đạm. Đối với đa số những ngƣời này, hải sản là nguồn cung cấp ít nhất một nửa
lƣợng đạm động vật và khoáng chất. Trên toàn cầu, thủy sản cung cấp 20% đạm động
vật cho hơn 3,1 tỷ ngƣời, với mức tiêu thụ thủy sản bình quân đầu ngƣời tăng từ 9,9 kg
trong những năm 1960 lên 20 kg vào năm 2014.
Nuôi trồng thủy sản là ngành sản xuất thực phẩm phát triển nhanh nhất trên thế
giới, với tỷ lệ tăng trƣởng trung bình hàng năm là 6% trong thập kỷ qua. Theo FAO,
14


2014, sản lƣợng nuôi trồng thủy sản toàn cầu tăng gấp ba lần trong giai đoạn từ năm
1995 - 2014, loại trừ các loài cây thủy sinh; sản lƣợng nuôi trồng thủy sản toàn cầu đã
đạt 74 triệu tấn vào năm 2014, trong đó châu Á chiếm 89%. Sự phát triển nhanh chóng
của nuôi trồng thủy sản đã đƣợc coi là cuộc cách mạng xanh, một cách tiếp cận tăng
sản lƣợng thực phẩm để góp phần bổ sung dinh dƣỡng cho con ngƣời và tăng cƣờng
an ninh lƣơng thực. Theo đó nghiên cứu đánh giá về tác động của BĐKH và mức độ
tổn thƣơng của BĐKH tới nuôi trồng thủy sản đƣợc nhiều tổ chức quốc tế và quốc gia

quan tâm thực hiện.
Áp dụng phƣơng pháp đánh giá dựa vào chỉ số, Allison et al.(2009) đã nghiên
cứu khả năng bị tổn thƣơng của các quốc gia đối với tác động của BĐKH lên ngành
thủy sản. Từ mô hình ý niệm của IPCC (2001), V = f(E, S, AC), nghiên cứu đã đề xuất
mô hình ý niệm lƣu ý đến tác động tiềm tàng (PI) của BĐKH lên hệ thống, trong đó PI
có thể là một hàm của E hoặc là hàm của cả E và S. Do đó, thay vì đánh giá các hợp
phần E, S, AC một cách nhƣ nhau, hàm khả năng tổn thƣơng đƣợc nghiên cứu của
Allison đề xuất là: V = [PI(E, S)- AC] hoặc V =[(E, S)- AC]. Kết quả nghiên cứu cho
thấy ngành thủy sản của các quốc gia ở miền Trung và Tây Phi (ví dụ, Malawi,
Guinea, Senegal, và Uganda), Peru và Colombia ở Nam Mỹ và 4 quốc gia vùng nhiệt
đới Châu Á (Bangladesh, Cambodia, Pakistan, and Yemen) đƣợc nhận diện là dễ bị
tổn thƣơng nhất đối với BĐKH.
Các tác động trực tiếp và gián tiếp của BĐKH đến hoạt động sản xuất NTTS trên
thế giới cũng đƣợc De Silva và Soto, 2009 đánh giá. Trong đó, các ảnh hƣởng của sự
ấm lên toàn cầu và các hiện tƣợng thời tiết cực đoan đƣợc xác định là những yếu tố
chủ chốt gây ảnh hƣởng đến thay đổi chế độ thủy văn và có ảnh hƣởng đến các vùng
NTTS tại khu vực Châu Á. Tác động của BĐKH đến NTTS cũng đƣợc phân tích qua
ảnh hƣởng của BĐKH đến nguồn lợi thủy sản và hoạt động khai thác hải sản tại các
vùng biển trên thế giới. Đây chính là những nguyên liệu chính để sản xuất bột cá và
dầu cá - thành phần chính trong thức ăn phục vụ NTTS. Bởi vậy, sản xuất NTTS tại
một số nƣớc nhiệt đới nhƣ Bangladesh và Việt Nam sẽ chịu ảnh hƣởng đáng kể từ việc
tăng chi phí thức ăn cho các đối tƣợng nuôi chủ lực nhƣ tôm nƣớc lợ, cá rô phi hay
một số đối tƣợng khác.
Nhƣ vậy, hiện nay nhờ các nỗ lực nghiên cứu, truyền thông và hành động của nhiều
bên liên quan, hiện tƣợng BĐKH toàn cầu do con ngƣời gây ra đã đƣợc thừa nhận.
15


1.3.2. Các nghiên cứu trong nước liên quan tới đánh giá mức độ tổn thương của
hoạt động nuôi trồng thủy sản do biến đổi khí hậu

Cùng với các ngành nghề khác, các nghiên cứu đánh giá về tác động hay mức
độ tổn thƣơng của hoạt động nuôi trồng thủy sản do biến đổi khí hậu cũng đã đƣợc
nhiều nhà khoa học thực hiện. Nghiên cứu của Vũ Vi An 2014, đã đánh giá nhận thức
về tác động của BĐKH cũng nhƣ xác định đƣợc 5 yếu tố liên quan đến biến đổi khí
hậu có tác động đến nghề nuôi tôm ở ĐBSCL, bao gồm: nhiệt độ tăng, nƣớc biển
dâng, mƣa to và trái mùa, bão tố. Một nghiên cứu khác của Trần Hoài Giang 2014, về
khả năng phục hồi, thích ứng và chuyển hóa của các hệ thống nuôi trồng thủy sản
(NTTS) ven biển Đồng bằng sông Cửu Long đối với biến đổi khí hậu cho thấy biến
đổi khí hậu có tác động đa phƣơng diện đến nghề nuôi trồng thủy sản ven biển ở vùng
ĐBSCL bao gồm cả tác động tích cực và tác động tiêu cực.
Do BĐKH có tính ảnh hƣởng toàn cầu, diễn biến phức tạp và khó dự báo.
BĐKH chỉ là một trong những biến đổi của Trái đất, nhƣng các ngành kinh tế thƣờng
chịu tác động của nhiều nhân tố. Do vậy, nghiên cứu về BĐKH thƣờng áp dụng cách
tiếp cận đa ngành, dùng nhiều loại phƣơng pháp và cách tiếp cận để thu thập, phân tích
và xử lý thông tin. Phƣơng pháp nghiên cứu khoa học tự nhiên, xã hội, kinh tế, sinh
thái học, khoa học nông nghiệp và thủy sản (đa ngành và liên ngành) đều đƣợc áp
dụng trong nghiên cứu BĐKH trong ngành thủy sản.
Tại Việt Nam, thông qua việc áp dụng mô hình hàm sản xuất Cobb-Douglas,
Nguyễn Ngọc Thanh (2015) đã lƣợng giá tác động của BĐKH đến sản lƣợng NTTS
chung của khu vực Bắc bộ. Trong nghiên cứu này, giá so sánh năm 2012 và tỷ lệ chiết
khấu là 3% năm đƣợc sử dụng để xem xét mức độ thiệt hại về giá trị của sản xuất
NTTS khu vực Bắc bộ do ảnh hƣởng của BĐKH. Đây là một phƣơng pháp nghiên cứu
đƣợc nghiên cứu sinh kế thừa và phát triển thêm để lƣợng hóa đƣợc tác động của
BĐKH đến sản lƣợng nuôi tôm nƣớc lợ của Thanh Hóa.
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Đức và cs (2014) đã phân tích và thảo luận các
phƣơng pháp nghiên cứu kinh tế dùng để đánh giá các tác động kinh tế của BĐKH
trong ngành thuỷ sản nhƣ phƣơng pháp phân tích lợi ích - chi phí của các biện pháp
giảm nhẹ tác động của BĐKH và chiến lƣợc thích ứng… Mô hình hóa hành vi lựa
chọn thích ứng với BĐKH cũng đƣợc tác giả Nguyễn Tiến Thông, 2014 áp dụng trong
nghiên cứu nhận thức và dự báo hành vi con ngƣời trong thích ứng với BĐKH trong

l nh vực môi trƣờng, nông nghiệp và thủy sản. Lý thuyết lựa chọn và phƣơng pháp thu
16


×