Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên du lịch tự nhiên và hoạt động du lịch tại di sản thiên nhiên thế giới vịnh hạ long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.44 MB, 106 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

ĐỖ MINH HIỀN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI
NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI DI SẢN
THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI - 2019
0


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

ĐỖ MINH HIỀN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TÀI
NGUYÊN DU LỊCH TỰ NHIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI DI SẢN
THIÊN NHIÊN THẾ GIỚI VỊNH HẠ LONG

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành : BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: 8900201.01QTD

Người hướng dẫn khoa học: TS. Dƣ Văn Toán

HÀ NỘI - 2019




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Dư Văn Toán, không sao chép các công
trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được
công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Học viên

Đỗ Minh Hiền

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và nghiên cứu luận văn tốt nghiệp, tôi xin trân trọng gửi
lời cảm ơn tới TS. Dư Văn Toán – người đã dành nhiều thời gian, nhiệt tình và tâm
huyết hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văm nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội, các
thầy cô trong Khoa Các hoa học liên ngành, thầy (cô) là giảng viên tại các trường đại
học khác đã tham gia giảng dạy lớp cao học Biến đổi khí hậu khóa 6, Khoa Các khoa
học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị em đồng nghiệp làm việc tại Ban quản
lý vịnh Hạ Long đã hỗ trợ tôi trong quá trình thu thập thông tin, số liệu, điều tra,
phỏng vấn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể học viên lớp cao học Biến đổi khí hậu

khóa 6, Khoa Các khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội đã góp ý và giúp đỡ
tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, tháng 3/2019
HỌC VIÊN THỰC HIỆN

ĐỖ MINH HIỀN

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................... v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... vii
MỞ ĐẦU.................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................... 7
1.1. Tổng quan tài liệu ................................................................................................ 7
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới ................................................................................... 7
1.1.2. Nghiên cứu trong nước ................................................................................... 10
1.2. Cơ sở lý luận...................................................................................................... 12
1.2.1. Một số khái niệm về biến đổi khí hậu ............................................................ 12
1.2.2. Một số khái niệm về du lịch ........................................................................... 14
1.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng đến hoạt động phát triển
du lịch ....................................................................................................................... 17
CHƢƠNG 2. KHU VỰC NGHIÊN CỨU, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 19
2.1. Khu vực nghiên cứu .......................................................................................... 19
2.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................................... 19

2.1.2. Địa hình .......................................................................................................... 20
2.1.3. Đặc điểm khí tượng hải văn ........................................................................... 20
2.1.4. Các giá trị tự nhiên của Vịnh Hạ Long .......................................................... 23
2.1.5. Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực vịnh Hạ Long ......................................... 24
2.2. Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu ....................................................... 26
2.2.1. Cách tiếp cận .................................................................................................. 26
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 28
CHƢƠNG 3. ẢNH HƢỞNG CỦA BĐKH ĐẾN TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỰ
NHIÊN VÀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI VỊNH HẠ LONG, ĐỀ XUẤT MỘT
SỐ GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG .............................................................................. 30

iii


3.1. Một số biểu hiện của BĐKH tại vịnh Hạ Long ................................................. 30
3.1.1. Biểu hiện về nhiệt độ ...................................................................................... 30
3.1.2. Biểu hiện về tổng lượng mưa ........................................................................ 33
3.1.3. Biểu hiện của nước biển dâng ........................................................................ 35
3.1.4. Biểu hiện của bão tại khu vực vịnh Hạ Long ................................................. 39
3.3. Kịch bản Biến đổi khí hậu cho khu vực Quảng Ninh và vịnh Hạ Long ........... 42
3.3.1. Về nhiệt độ trung bình .................................................................................... 42
3.3.2. Về lượng mưa ................................................................................................ 42
3.3.3. Về mực nước biển dâng.................................................................................. 42
3.4. Ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên du lịch tự nhiên tại vịnh Hạ Long ....... 45
3.4.1. Hệ thống đảo đá, hang động ........................................................................... 45
3.4.2. Các hệ sinh thái tự nhiên ................................................................................ 52
3.4.3. Các bãi tắm trên vịnh Hạ Long ...................................................................... 59
3.5. Ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động du lịch trên vịnh Hạ Long.................... 65
3.5.1. Ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng, vật chất và kỹ thuật phục vụ du lịch ............. 65
3.5.2. Ảnh hưởng của BĐKH đến hoạt động lữ hành du lịch tại vịnh Hạ Long ...... 72

3.6. Đề xuất giải pháp thích ứng với Biến đổi khí hậu nhằm giảm thiểu các tác động
bất lợi đến phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long ........................................................ 79
3.6.1. Giải pháp về quy hoạch, quản lý .................................................................... 79
3.6.2. Giải pháp về quy hoạch, quản lý………………………………………………………79
3.6.3. Giải pháp tuyên truyền ................................................................................... 80
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BĐKH

Nguyên nghĩa
Biến đổi khí hậu (Climate change)

DSTNTG

Di sản thiên nhiên thế giới

ICOMOS

Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế (International Council
on Monuments and Sites)

ICCROM


Trung tâm Quốc tế về Nghiên cứu Bảo tồn và Phục hồi các di sản
văn hóa (International Centre for the Study of the

Preservation and Restoration of Cultural Property)
IPCC

Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu Ủy ban Liên
Chính phủ về Biến đổi khí hậu (Intergovernmental panel
on climate change)

IUCN

Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (The International
Union for Conservation of Nature)

RNM

Rừng ngập mặn

TTKTTVQG
UBND

Trung tâm Khí tượng - Thủy văn Quốc gia
Ủy ban nhân dân

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp
quốc ( United nations Educational Scientific and Cultural
Organization)


UNWTO

Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourism Organization)

WB

Ngân hàng thế giới (World bank)

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Phương trình xu thế của nhiệt độ trung bình năm tại các trạm Bãi Cháy,
Hòn Dáu, Cửa Ông giai đoạn 1987 – 2017 .............................................................. 31
Bảng 3.2. Phương trình xu thế tổng lượng mưa năm tại các trạm Bãi Cháy, Hòn
Dáu, Cửa Ông giai đoạn 1987 – 2017 ...................................................................... 33
Bảng 3.3. Đánh giá và kiểm nghiệm xu thế biến đổi mực nước biển trung bình theo
kịch bản BĐKH 2016 ............................................................................................... 36
Bảng 3.4. Mực nước biển dâng quan trắc tại trạm Hòn Dáu từ năm 1987 – 2017.. 37
Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn về các hiện tượng thời tiết thường xuyên xuất hiện
trên vịnh Hạ Long..................................................................................................... 40
Bảng 3.6. Đánh giá của người dân về tác động của thiên tai đối với hoạt động khai
thác du lịch của doanh nghiệp những năm gần đây ................................................. 41
Bảng 3.7. Biến đổi nhiệt độ trung bình năm (0C) so với thời kỳ cơ sở ................... 42
Bảng 3.8. Diện tích dự báo có nguy cơ ngập đối với tỉnh Quảng Ninh ................... 44
Bảng 3.9. Tổng hợp thiệt hại về người và phương tiện trên vịnh Hạ Long do thiên
tai gây ra từ 1999 - 2017........................................................................................... 71
Bảng 3.10. Số liệu hủy vé tham quan vịnh Hạ Long do thời tiết năm 2016, 2017 78


vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Khung phân tích vấn đề nghiên cứu .............................................................. 5
Hình 1.1. Tác động của BĐKH đến phát triển du lịch ............................................. 18
Hình 2.1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu ............................................................... 19
Hình 3.1. Diễn biến nhiệt độ quan trắc tại trạm Bãi Cháy từ 1987 - 2017 .............. 31
Hình 3.2. Diễn biến nhiệt độ quan trắc tại trạm Hòn Dáu từ 1987 - 2017 ............... 32
Hình 3.3. Diễn biến nhiệt độ quan trắc tại trạm Cửa Ông từ 1987 - 2017 ............... 32
Hình 3.4. Diễn biến tổng lượng mưa quan trắc tại trạm Bãi Cháy từ 1987 - 2017 .. 34
Hình 3.5. Diễn biến tổng lượng mưa quan trắc tại trạm Hòn Dáu từ 1987 – 2017 . 34
Hình 3.6. Diễn biến tổng lượng mưa quan trắc tại trạm Cửa Ông từ 1987 – 2017.. 35
Hình 3.7. Diễn biến mực nước biển dâng quan trắc tại trạm Hòn Dáu từ năm 1987 2017 .......................................................................................................................... 35
Hình 3.8. Số cơn bão hàng năm đổ bộ vào khu vực Hải Phòng – Quảng Ninh quan
trắc tại trạm Hòn Dáu từ năm 1987 - 2017............................................................... 38
Hình 3.9. Kết quả phỏng vấn về một số hiện tượng thời tiết thường xuyên xuất hiện
trên vịnh Hạ Long..................................................................................................... 38
Hình 3.10. Bản đồ ngập lụt tại Quảng Ninh ứng với mực NBD 100cm ................. 43
Hình 3.11. Các kiểu địa hình và hang động karst ở vịnh Hạ Long .......................... 46
Hình 3.12. Mô tả sự phá hoại của sóng biển ở giai đoạn đầu ................................ 47
Hình 3.13. Sự hình thành mặt cân bằng xâm thực của biển ..................................... 47
Hình 3.14. Cửa hang trên vịnh Hạ Long so với mực nước biển hiện tại ................. 48
Hình 3.15. Sạt lở tại hòn Bề Hẹn trên vịnh Hạ Long ............................................... 49
Hình 3.16. Đổ lở, sạt lở tại hòn 649 trên vịnh Hạ Long........................................... 50
Hình 3.17. Đổ lở, sạt lở tại đảo Soi Sim trên vịnh Hạ Long .................................... 51
Hình 3.18. Hiện tượng San hô bị chết ở Vịnh Hạ Long ........................................... 56
Hình 3.19. Sự biến động độ phủ san hô tại một số rạn qua các năm tại vịnh Hạ
Long ......................................................................................................................... 56
Hình 3.20. Bản đồ phân bố Thạch sùng mí cát bà ở thời điểm khảo sát năm 2017. 58

Hình 3.21. Bản đồ phân bố Thạch sùng mí cát bà ở thời điểm năm 2050 theo dự
báo của kịch bản BĐKH ........................................................................................... 59

vii


Hình 3.22. Diện tích bãi cát trên vịnh Hạ Long ....................................................... 60
Hình 3.23. Bãi cát tại khu vực Trăng lưỡi liềm trên vịnh Hạ Long ......................... 61
Hình 3.24. Bãi cát tại khu vực Soi Ván trên vịnh Hạ Long ..................................... 61
Hình 3.25. Bãi tắm Ti top tại vịnh Hạ Long ............................................................ 62
Hình 3.26. Bãi tắm Titop lúc thủy triều xuống thấp ................................................ 63
Hình 3.27. Bãi tắm Titop lúc thủy triều lên làm ngập toàn bộ bãi tắm .................... 64
Hình 3.28. Ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên du lịch tự nhiên ........................ 65
Hình 3.29. Ảnh hưởng của BĐKH đến hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch . 72
Hình 3.30. Số lượng khách tham quan vịnh Hạ Long từ năm 1996-2017 ............... 76
Hình 3.31. Tổng thu phí tham quan vịnh Hạ Long từ 1996 - 2017 ......................... 76
Hình 3.32. Lượng khách tham quan vịnh Hạ Long theo các tháng trong năm từ
2013 – 2017 .............................................................................................................. 77

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Theo báo cáo của Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Việt Nam đứng thứ 3
trong top 10 nước có tốc độ tăng trưởng khách quốc tế (29%) nhanh nhất thế giới
trong năm 2017 chỉ đứng sau 2 quốc gia là Ai Cập (55%) và Togo (+47%). Sự tăng
trưởng khách du lịch định hướng 2020 sẽ đạt 20 triệu lượt khách du lịch quốc tế,
đóng góp hơn 10% GDP của cả nước. Điều đó cho thấy những đóng góp không nhỏ
của ngành Du lịch vào nền kinh tế của nước nhà. Do đó, phát triển du lịch hiện nay

được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của cả nước.
Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long là khu du lịch biển nổi tiếng của Việt
Nam, hàng năm đón hàng triệu lượt khách đến tham quan, đóng góp cho ngân sách
hàng trăm tỉ đồng, góp phần phát triển kinh tế địa phương. Chính vì tầm quan trọng
đó, trong chiến lược phát triển sản phẩm Du lịch Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn
đến 2030 đã đề ra mục tiêu cụ thể đến năm 2020 là: “Hình thành các dòng sản
phẩm mang tính hệ thống… Hình ảnh biểu tượng cho du lịch Việt Nam với những
giá trị nổi bật toàn cầu là di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và di sản thiên
nhiên thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng” [9].
Tuy nhiên, trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra trên toàn
cầu, các hiện tượng thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng là mối lo ngại ở hầu hết
các quốc gia trên thế giới. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân
loại trong thế kỷ 21, nó không còn là vấn đề của một ngành riêng lẻ mà tác động
đến mọi vấn đề phát triển có liên quan đến con người, ảnh hưởng đến các ngành
nghề khác nhau của nền kinh tế, trong đó có ngành du lịch [36]. Theo đánh giá của
Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam cũng là một quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề
của BĐKH, đặc biệt là các tỉnh ven biển. Trong chiến lược phát triển du lịch Việt
Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030 đã xác định “tính thời vụ, thời tiết khắc
nghiệt, tác động của BĐKH là những thách thức lớn đối với phát triển du lịch”[9].
Các nghiên cứu cũng cho thấy mỗi năm biến đổi khí hậu có thể làm kinh tế thế giới
tổn thất 1,2 nghìn tỷ USD; khiến hơn 4,5 tỷ người (khoảng 64% dân số toàn cầu)

1


phải sống tại các khu vực có nguy cơ cao chịu hiện tượng thời tiết cực đoan như
hạn hán, mưa lớn, lũ lụt, bão, lốc xoáy... Ở Việt Nam, tác động của BĐKH và NBD
đã hiện diện trong mọi mặt của cuộc sống xã hội, trong đó có hoạt động phát triển
du lịch. Những biến đổi bất thường, không theo quy luật của các hiện tượng thời
tiết cực đoan ngày một gia tăng. Sự xuất hiện và tác động trực tiếp của cơn bão số 8

(có tên quốc tế là Sơn Tinh) với sức gió lên đến trên cấp 12 đến các tỉnh ven biển
phía Bắc từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa vào những ngày cuối tháng 10/2012 và sự
xuất hiện, tác động của cơn bão số 1 ở khu vực phía Nam vào những ngày đầu năm
2013 là một minh chứng rõ rệt. Theo các chuyên gia, BĐKH đã khiến một số bãi
biển, khu du lịch như ở Hội An, Kiên Giang bị thu hẹp và có thể biến mất trong
tương lai. Đây là kết quả phân tích và nghiên cứu của các nhà khoa học trong
khuôn khổ Dự án Chương trình Phát triển năng lực Du lịch có trách nhiệm với môi
trường và xã hội (Dự án EU-ESRT, do Liên minh châu Âu tài trợ), được đề cập tại
Hội nghị Việt Nam hướng đến du lịch bền vững trong kỷ nguyên biến đổi khí hậu,
ngày 17/8/2016 tại Hà Nội. Các chuyên gia nhấn mạnh xói lở sâu vào đất liền còn
làm hư hại các di sản văn hóa, khu bảo tồn, khu du lịch sinh thái... Một số cơ sở hạ
tầng du lịch có thể bị ngập, buộc phải di chuyển hoặc bị đình trệ kinh doanh, làm
tăng chi phí cho việc cải tạo, di chuyển và bảo trì. Ví dụ điển hình về tác động này
là sự “ra đi” của khu du lịch Khai Long (Cà Mau), trong vòng 5 năm sau ngày khai
trương vào năm 2005; Ảnh hưởng nặng nề làm mất đi một phần khu du lịch Ana
Mandara – Huế bởi xói lở bờ biển do nước biển dâng; Do tác động của đợt mưa lụt
lịch sử năm 2015 đã làm cho ngành Du lịch Quảng Ninh bị thiệt hại hơn 20 tỷ đồng
(thống kê của Sở Du lịch Quảng Ninh)... Đây là một trong những minh chứng rõ
nét nhất cho tác động tiêu cực của BĐKH đến phát triển du lịch. Tại hội thảo khoa
học đánh giá việc biến đổi khí hậu đối với hoạt động quản lý, phát triển các hoạt
động du lịch Việt Nam do Tạp chí Du lịch (Tổng cục Du lịch) tổ chức chiều
9/11/2009 tại Hà Nội, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Mạnh
Cường khẳng định: "Du lịch là ngành kinh tế nhạy cảm với điều kiện môi trường tự
nhiên do đó là một trong những ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do tác động
của biến đổi khí hậu dẫn đến nước biển dâng cao" [16]. Chính vì thế, ngành Du lịch

2


cần có các giải pháp cụ thể để ngăn chặn ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, góp phần

phát triển bền vững.
Là một khu du lịch ven biển, vịnh Hạ Long có điều kiện tự nhiên phong phú,
hệ thống đảo đá, hang động đẹp, các bãi tắm tự nhiên phân bố xung quanh các chân
đảo đá, hệ sinh thái thảm thực vật trên núi đá vôi và các hệ sinh thái biển.... đây là
những điều kiện tự nhiên quan trọng tạo nên cảnh quan đặc sắc cho khu vực. Chính
vì thế, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận 2 lần là Di sản thiên nhiên của
thế giới với giá trị thẩm mỹ và địa chất địa mạo. Điều này càng làm cho vịnh Hạ
Long trở nên nổi tiếng và là một trong những khu du lịch đặc sắc không những của
Việt Nam và trên thế giới. Tuy nhiên, trong bối cảnh BĐKH, các giá trị tài nguyên
và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch của vịnh Hạ Long cũng phải chịu tác động từ sự
thay đổi này. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu đến tài nguyên du lịch tự nhiên và hoạt động du lịch tại di sản thiên nhiên
thế giới vịnh Hạ Long” nhằm nghiên cứu ảnh hưởng và dự báo xu hướng tác động
của Biến đổi khí hậu đối với phát triển du lịch tại vịnh Hạ Long, qua đó, đề xuất
các giải pháp thích ứng kịp thời nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại của hoạt động phát
triển du lịch do biến đổi khí hậu, góp phần duy trì và phát triển mục tiêu đưa ngành
du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Quảng Ninh.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu và đề xuất giải pháp hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài
nguyên du lịch tự nhiên và hoạt động du lịch tại di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Thu thập số liệu quan trắc một số yếu tố khí hậu tại các trạm quan trắc thuộc
khu vực vịnh Hạ Long (Trạm Bãi Cháy, Cửa Ông, Hòn Dáu) để nghiên cứu biểu
hiện và diễn biến khí hậu tại khu vực vịnh Hạ Long.
- Thu thập số liệu, dữ liệu ghi lại những thiệt hại do các hiện tượng thiên tai
(bão, triều cường, dông, lốc), điều tra phỏng vấn để nghiên cứu về những ảnh
hưởng của Biến đổi khí hậu đến tài nguyên du lịch tự nhiên (hệ thống đảo đá, các
hệ sinh thái biển, hệ thống bãi tắm) và hoạt động du lịch tại Di sản thiên nhiên thế
giới vịnh Hạ Long.


3


- Đề xuất giải pháp thích ứng nhằm giảm thiểu thiệt hại do BĐKH trong phát
triển du lịch tại khu vực vịnh Hạ Long.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là tài nguyên du lịch tự
nhiên (đảo đá, bãi tắm, hệ sinh thái tự nhiên) và hoạt động du lịch tại Di sản thiên
nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Khu vực vùng lõi của vịnh Hạ Long đã được UNESCO công
nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
- Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 3/2018 đến tháng
10/2018. Các số liệu khí tượng phục vụ nghiên cứu được thu thập trong vòng 30
năm trở lại đây (từ năm 1987 đến năm 2017).
5. Phân tích vấn đề nghiên cứu
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Những thiệt hại chủ yếu do BĐKH đối với tài nguyên du lịch tự nhiên và
hoạt động du lịch như thế nào?
- Những giải pháp thích ứng gì phục vụ cho công tác phát triển du lịch của
vịnh Hạ Long trong bối cảnh BĐKH?
5.2. Khung phân tích vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là: Nghiên cứu ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên
du lịch tự nhiên, cơ sở hạ tầng và hoạt động du lịch tại vịnh Hạ Long. Từ kết quả
nghiên cứu đó sẽ đề xuất các giải pháp thích ứng, phát triển du lịch bền vững cho
khu di sản vịnh Hạ Long trong bối cảnh BĐKH. Trên cơ sở lý luận của vấn đề
nghiên cứu, Luận văn xây dựng hệ thống của các vấn đề nghiên cứu qua khung
phân tích vấn đề nghiên cứu sau (Hình 1).


4


Hình 1. Khung phân tích vấn đề nghiên cứu

5.3. Những đóng góp của Luận văn
- Về mặt khoa học: Để tài tổng hợp các số liệu về diễn biến khí hậu tại khu
vực, thu thập thông tin liên quan để nghiên cứu, làm rõ những ảnh hưởng của
BĐKH đến tài nguyên du lịch tự nhiên, cơ sở hạ tầng du lịch và hoạt động du lịch
tại Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo để đưa ra những
đề xuất, giải pháp thích ứng nhằm giảm thiểu những tác động tiềm tàng của Biến
đổi khí hậu đối với tài nguyên du lịch và hoạt động du lịch tại vịnh Hạ Long,. Qua
đó, góp phần hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị của Di sản thiên
nhiên thế giới vịnh Hạ Long.
- Tính mới của nghiên cứu: Đây là nghiên cứu về ảnh hưởng của Biến đổi khí
hậu đến tài nguyên du lịch tự nhiên và hoạt động du lịch đầu tiên tại Di sản thiên
nhiên thế giới vịnh Hạ Long.

5


6. Kết cấu của Luận văn
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Khu vực nghiên cứu, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Ảnh hưởng của BĐKH đến tài nguyên du lịch tự nhiên và hoạt động du
lịch tại vịnh Hạ Long, đề xuất một số giải pháp thích ứng.
Kết luận
Tài liệu tham khảo


6


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tài liệu
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới
Năm 1988, IPCC ra đời với nhiệm vụ tìm hiểu các nguy cơ của BĐKH gây ra
bởi con người, đánh dấu bước quan trọng về nhận thức và hành động của toàn thế
giới. Các báo cáo chuyên ngành của IPCC phân tích những nguyên nhân, hậu quả
gây ra do BĐKH, là cơ sở lý thuyết quan trọng được đưa ra thảo luận và làm căn cứ
tại các hội nghị toàn cầu về BĐKH. Theo đó, xu thế chung là nhiệt độ trung bình
trên toàn thế giới tăng lên 0,60C (+/- 0,20C), nhiệt độ trên đất liền tăng nhiều hơn
trên biển, thập kỷ 90 là thập kỷ nóng nhất trong thiên niên kỷ vừa qua”.
Năm 2007, Trung tâm Di sản Thế giới của UNESCO, hướng dẫn của Ủy ban
Di sản thế giới và trong hợp tác với các đối tác khác nhau và các cơ quan tư vấn
(Hội đồng Di tích và Di chỉ Quốc tế, ICOMOS; Liên minh Quốc tế về Bảo tồn
Thiên nhiên, IUCN và Trung tâm quốc tế về nghiên cứu bảo tồn và phục hồi các tài
sản văn hóa, ICCROM), đã đưa ra nhiều sáng kiến đáng chú ý, dẫn đến sự phát
triển của một chiến lược tổng thể về quản lý di sản khi đối mặt với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, một tài liệu chính sách chung về tác động của thay đổi khí hậu đối
với Di sản Thế giới thuộc tính đã được thông qua bởi Đại hội đồng quốc gia thành
viên tại phiên họp lần thứ 16 của mình và công nhận biến đổi khí hậu đã được công
nhận là một mối đe dọa cho di sản thiên nhiên và văn hóa. Theo đó, UNESCO đã
xác định một số Di sản thế giới bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu, trong đó có khu du
lịch lớn như Venice, Ý; Vườn quốc gia Kilimanjaro, Tanzania; Vườn quốc gia
Sagarmatha, Nepal; và các trung tâm lịch sử của CEsky Krumlov và Prague tại
Cộng hòa Séc (UNESCO, 2007b)[45]. Trong năm 2014, một phân tích toàn cầu bởi
các nhà nghiên cứu tại Đại học Innsbruck và Viện Potsdam đã nghiên cứu tác động
khí hậu đến các Di sản văn hóa thế giới và xác định hơn 130 Di sản có nguy cơ dài

hạn từ mực nước biển dâng, trong đó có các hang động Elephanta của Ấn Độ, vịnh
Mont-Saint-Michel của Pháp và Khu Khảo cổ của Carthage ở Tunisia (Marzeion và

7


Levermann 2014). Hiện nay có hơn 1000 Di sản thế giới ở 163 quốc gia và một rất
nhiều trong số đó là các điểm du lịch quan trọng.
Năm 2014, nghiên cứu của UNESCO về 22 loại tác động được báo cáo hầu
hết tại các địa điểm di sản thế giới thống kê từ năm 1979-2013 cho thấy thiệt hại %
do ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến các di sản như sau: Châu phi 21-30%, A
rập (31-40%), Châu Á - Thái Bình Dương (41-60%), Châu Âu và Châu Mỹ (6175%), Mỹ La tinh và Caribbean (76-100%). Trong đó, chủ yếu thiệt hại về cơ sở hạ
tầng giao thông vận tải, nhà ở, hoạt động du lịch, giải trí.... Cũng trong năm 2014,
liên minh Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (IUCN) và Di sản thế giới đã tuyên bố
biến đổi khí hậu là mối đe dọa tiềm năng nghiêm trọng nhất đối tự nhiên các Di sản
thế giới trên toàn thế giới (Osipova et al. 2014a). Các tác động trực tiếp và gián tiếp
của biến đổi khí hậu có thể biểu hiện một mối đe dọa đến giá trị nổi bật toàn cầu,
tính toàn vẹn và xác thực của các Di sản. BĐKH có thể sẽ làm trầm trọng thêm
căng thẳng hiện có và mang lại tác động trực tiếp của riêng nó. Mực nước biển
dâng, nhiệt độ cao hơn, thay đổi môi trường sống và thường xuyên hơn các sự
kiện thời tiết khắc nghiệt như bão, lũ lụt và hạn hán, làm thay đổi hoặc suy giảm
các thuộc tính tự nhiên vốn có của các di sản thế giới, cũng là những khu du lịch
nổi tiếng [47].
Năm 2014, UNESCO cũng công bố Báo cáo số 37 hướng dẫn cho các Di sản
thế giới phân tích các mối đe dọa biến đổi khí hậu và lựa chọn những giải pháp
thích ứng cho mục tiêu quản lý của mình. Hướng dẫn cho phép các nhà quản lý di
sản chú ý đến yếu tố biến đổi khí hậu vào quản lý và lập kế hoạch hành động quản
lý hiệu quả [48].
Theo IPCC (2014) [42], ngành du lịch chịu nhiều tác động trực tiếp và gián
tiếp của BĐKH. Nước biển dâng cao và đại dương có tính axit hơn sẽ đe dọa đến

cơ sở hạ tầng du lịch ven biển và các điểm tham quan tự nhiên. Những tác động
chính của BĐKH đến ngành du lịch:
- Các công trình trên các bãi biển phải dần dần nâng cấp để thích ứng với mực
NBD.
- Một số bãi biển sẽ trở lên sâu hơn và sóng biển cao hơn.

8


- Đối với du lịch sinh thái: các đơn vị tổ chức du lịch và người du lịch có thể
gặp nhiều trở ngại, rủi ro hơn và chi phí chắc chắn sẽ tăng lên.
Các yếu tố khí hậu được xác định là có ảnh hưởng lớn nhất đối với ngành du
lịch là nhiệt độ, ánh nắng mặt trời, bức xạ, lượng mưa, gió, độ ẩm và s ương mù
[42]. Các yếu tố này cần được đo lường và đánh giá vì nó có ý nghĩ a quan trọng đối
với sức khỏe của con người và là nguồn lực quan trọng đối với ngành du lịch. Một
trong những nghiên cứu đầu tiên về BĐKH và ngành du lịch là “Dự báo các
ảnh hưởng của thay đổi nhiệt độ đối với ngành công nghiệp trượt tuyết ở Thụy
Sỹ” [42]. Nghiên cứu cho thấy rằng, trong điều kiện nhiệt độ hiện tại và chiều dài
đường tuyết là 1200m thì có đến 85% cơ hội để phục vụ cho ngành công nghiệp
trượt tuyết. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ tăng 20C, khả năng này chỉ còn 65%. Điều này
cho thấy nhiệt độ tăng có tác động nghiêm trọng đối với sự phát triển của ngành
công nghiệp trượt tuyết của khu vực.
Năm 2016, UNESCO cũng công bố báo cáo nghiên cứu của Liên hiệp hội các
nhà khoa học vì một hành tinh khỏe và thế giới an toàn hơn (Union of concerned
scientist-Science for a healthy planet and safer world) về chủ đề Di sản thế giới và
du lịch trong BĐKH, trong đó có nghiên cứu điển hình tại Hội An của Việt Nam.
Báo cáo đã khẳng định rằng: “Biến đổi khí hậu nhanh chóng trở thành một trong
những rủi ro quan trọng nhất đối với các di sản thế giới trên toàn cầu” [45]. Bây giờ
biển đang tăng, nhiệt độ cao hơn, tăng cường các sự kiện thời tiết và các tác động
khí hậu khác đe doạ nhiều địa điểm này và các nền kinh tế địa phương phụ thuộc

vào chúng. Báo cáo này cung cấp tổng quan về sự gia tăng tính dễ tổn thương của
các di sản thế giới đến khí hậu thay đổi tác động và những hàm ý tiềm ẩn cho và
của du lịch toàn cầu. Nó cũng kiểm tra mối quan hệ chặt chẽ giữa di sản thế giới và
du lịch, và sự thay đổi khí hậu có khả năng như thế nào làm trầm trọng thêm các
vấn đề gây ra bởi du lịch không theo kế hoạch phát triển và không kiểm soát được
hoặc quản lý kém, cũng như các mối đe dọa và căng thẳng khác. Du lịch cũng có
thể đóng một vai trò tích cực trong việc giúp đỡ đảm bảo tương lai của nhiều Di sản
thế giới trong một khí hậu thay đổi. Mục tiêu của báo cáo là cung cấp, cập nhật
thông tin và cơ sở cho hành động BĐKH với du lịch và di sản thế giới sau khi Hiệp
định Paris được thông qua bởi Hội nghị của các bên tham gia Công ước khung của

9


Liên hợp quốc về BĐKH vào tháng 12/2015 và Chương trình nghị sự 2030 cho
phát triển bền vững, được thông qua bởi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc vào tháng
10/2015.
1.1.2. Nghiên cứu trong nước
Một số công trình nghiên cứu trong nước về ảnh hưởng của BĐKH đến du
lịch đã được thực hiện như:
Công trình nghiên cứu “Những hậu quả của biến đổi khí hậu với phát triển du
lịch ở Việt Nam” do PGS.TS Phạm Trung Lương, Viện nghiên cứu phát triển du
lịch, thực hiện. Kết quả nghiên cứu đã đưa ra một số nhận định về ảnh hưởng của
BĐKH đến hoạt động du lịch và giải pháp ứng phó tại Việt Nam. Nghiên cứu được
trình bày tại diễn đàn Phát triển Mê Kông “Biến đổi khí hậu: Hậu quả và thách thức
với các quốc gia” do Ngân Hàng Châu Á phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư tổ chức
tháng 5/2007 [20]. Theo kết quả nghiên cứu đã đưa ra, BĐKH tác động trực tiếp
đến cơ sở hạ tầng du lịch, hoạt động lữ hành và đặc biệt là tài nguyên du lịch, yếu
tố nền tảng cho phát triển du lịch.
Năm 2010, tác giả Nguyễn Việt, Viện khí tượng và thủy văn Trung ương đã

công bố kết quả nghiên cứu của mình về Tác động của biến đổi khí hậu với ngành
du lịch miền Trung và biện pháp ứng phó [37]. Trong nghiên cứu của mình, tác giả
đã đưa ra một số đánh giá về tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành du lịch
miền Trung như sau: Do nước biển dâng cao, một số vùng ven biển của các tỉnh
miền Trung bị ngập, trong đó có các cơ sở du lịch, nếu không kịp thời điều chỉnh.
Một số nhà nghỉ gần biển sẽ bị hư hại do sạt lở, các bãi tắm bị xâm thực mạnh. Các
tour du lịch sinh thái trong vùng đầm phá không thực hiện được do bị ngập sâu,
một số điểm du lịch sinh thái rừng ngập mặn như Rú Chá, cửa sông Bu Lu, dọc
sông Ô Lâu có khả năng biến mất. Xu thế tăng lượng mưa trong thời kỳ mưa lũ và
giảm lượng mưa trong thời kỳ ít mưa đặt ra vấn đề tính toán cấp thoát nước trong
khu du lịch. Cao độ nền móng, khẩu độ cống rãnh thoát nước phải điều chỉnh cho
phù hợp. Tình trạng hạn hán sẽ gay gắt hơn. Nguồn cấp nước trong mùa khô phải
được tính đến, nhất là vùng Nam Trung Bộ, nơi mà tình trạng sa mạc hóa đang đe
dọa. Các sân golf liền kề cả trăm héc ta đất ven biển sẽ tác động đến môi trường khi

10


các khu rừng dương phòng hộ bị chặt bỏ, các cồn cát được san lấp không còn tác
dụng ngăn chặn sóng thần, nước dâng, hóa chất được sử dụng để duy trì những đồi
cỏ sẽ tác động đến mạch nước ngầm. Nhiệt độ tăng làm cho đa dạng sinh học giảm,
một số loài sinh vật đặc hữu tại một số địa điểm du lịch sinh thái có thể bị biến mất,
các rạn san hô có thể bị thoái hóa làm giảm sự hấp dẫn. Các món ăn truyền thống
cũng bị ảnh hưởng. Ngoài ra, biến đổi khí hậu có thể làm cho môi trường du lịch bị
suy giảm, ô nhiễm nước biển tại các bãi tắm tăng lên. Tác động lâu dài của BĐKH
sẽ gây ra dịch bệnh, đói nghèo, mất an ninh lương thực, mất ổn định chính trị thu
nhập của người du lịch sẽ giảm, tất yếu sẽ làm giảm lượng khách du lịch. Kết quả
nghiên cứu, tác giả cũng đề ra một số biện pháp thích ứng phó nhằm giảm thiểu
những tác động của BĐKH cho ngành du lịch tại khu vực miền Trung [37].
Cũng trong năm 2010, Nguyễn Văn Thắng và cộng sự đã thực hiện nghiên

cứu “Biến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam” đã xác định các tác động của
BĐKH đến ngành du lịch gồm: 1) BĐKH gây ra nhiều trở ngại cho ngành du lịch:
Một số công trình trên các bãi biển đều phải dần dần nâng cấp để thích ứng với
mực nước biển dâng; Một số bãi biển sâu hơn và sóng biển cao hơn; Nhiều chuyến
du lịch biển có thể gặp nhiều rủi ro hơn; Gia tăng cả bức xạ tử ngoại lẫn bức xạ
nhìn thấy. 2) BĐKH tác động đến một số hoạt động du lịch sinh thái. 3) BĐKH tác
động nhiều đến hoạt động du lịch núi cao: Thu hẹp vùng có nhiệt độ lý tưởng; Gia
tăng rủi ro trong suốt hành trình. 4) BĐKH gây nhiều khó khăn cho phát triển du
lịch bền vững [27].
Năm 2014, học viên cao học Nguyễn Thị Thùy Linh đã nghiên cứu tác động
BĐKH đối với hoạt động phát triển du lịch biển tại địa bàn Thừa Thiên Huế và
Quảng Nam làm đề tài bảo vệ luận văn thạc sỹ [18]. Kết quả đã nghiên cứu và chỉ
ra một số kết quả sau: 1) Tổng hợp hệ thống cơ sở lý luận về BĐKH, Du lịch biển,
nêu rõ cơ chế tác động của BĐKH đôi với hoạt động du lịch biển trên 03 nhóm
chính là: tài nguyên du lịch; hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và hoạt động
lữ hành; các yếu tố về mức độ ảnh hưởng do tác động BĐKH đến khu, điểm du lịch
với các ngưỡng để đánh giá mức ảnh hưởng do tác động của BĐKH; đưa ra cái
nhìn tổng quan về BĐKH trên thế giới và Việt Nam hiện nay. 2) Nghiên cứu về tác
động của BĐKH đến hoạt động phát triển du lịch biển; đánh giá hiện trạng tác động

11


của BĐKH đối với hoạt động phát triển du lịch biển tại Huế - Quảng Nam trên 02
phương diện đó là: tác động tích cực và tác động tiêu cực. Kết quả khảo sát, điều
tra xã hội học tại một số địa bàn trọng điểm du lịch kết hợp với những kết
quả nghiên cứu có liên quan đã xác nhận cho thấy khả năng nhận thức về
BĐKH còn thấp, chưa đầy đủ và ứng phó với BĐKH chưa có được sự hiểu biết.
Đồng thời xây dựng kịch bản mực NBD cho các mốc gia đoạn của thế kỷ 21. 3)
Qua nghiên cứu tác động của BĐKH đối với hoạt động phát triển du lịch biển và

căn cứ vào kịch bản mực NBD dâng của thế kỷ 21 với kịch bản mực NBD cao 1m.
Từ đó, đề xuất một số giải pháp trong thích ứng và ứng phó với BĐKH tại địa bàn
Huế - Quảng Nam.
Như vậy, bước đầu tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu đánh giá về ảnh
hưởng của BĐKH đến các tài nguyên tự nhiên và du lịch. Qua đó, các nghiên cứu
cũng đưa ra những dự báo và giải pháp để ứng phó với BĐKH trong tương lai. Tuy
nhiên, các nghiên cứu đang đánh giá ở mức độ tổng thể trên toàn lãnh thổ Việt
Nam và đại diện cho một số khu vực có giá trị tự nhiên tiêu biểu, nhạy cảm, phần
lớn mang tính định hướng, chưa có đánh giá cụ thể cho một địa điểm, đặc biệt,
chưa có nghiên cứu tại vịnh Hạ Long.
1.2. Cơ sở lý luận
1.2.1. Một số khái niệm về biến đổi khí hậu
a. Biến đổi khí hậu
Theo IPCC: “Biến đổi khí hậu là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí
hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các
thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ 7
hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống
khí hậu hoặc do tác động thường xuyên của con người, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà
kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển” [36].
BĐKH và biểu hiện của nó cũng có liên quan chặc chẽ đến hiện tượng Elino
và La Nina. “El Nino” là từ được dùng để chỉ hiện tượng nóng lên dị thường của
lớp nước biển bề mặt ở khu vực xích đạo trung tâm và Đông Thái Bình Dương, kéo
dài 8-12 tháng, hoặc lâu hơn, thường xuất hiện 3-4 năm 1 lần, song cũng có khi dày

12


hơn hoặc thưa hơn. “La Nina” là hiện tượng lớp nước biển bề mặt ở khu vực nói
trên lạnh đi dị thường, xảy ra với chu kỳ tương tự hoặc thưa hơn El Nino. ENSO là
từ để chỉ cả 2 hiện tượng El Nino và La Nina và có liên quan với dao động của khí

áp giữa 2 bờ phía Đông Thái Bình Dương với phía Tây Thái Bình Dương – Đông
Ấn Độ Dương (được gọi là Dao động Nam) để phân biệt với (dao động khí áp ở
Bắc Đại Tây Dương). Hiện tượng El Nino và La Nina có ảnh hưởng đến thời tiết,
khí hậu toàn cầu với mức độ khác nhau và rất đa dạng. Tuy nhiên, đối với từng khu
vực cụ thể, vẫn có thể xác định được những ảnh hưởng chủ yếu có tính đặc
trưng cảu mỗi hiện tượng nói trên. Hiện tượng El nino và La Nina thể hiện sự biến
động dị thường trong hệ thống khí quyển – Đại dương với quy mô thời gian giữa
các năm, có tính chu kỳ hoặc chuẩn chu kỳ. Trong tình hình biến đổi khí hậu – sự
nóng lên toàn cầu, hiện tượng ENSO cũng có những biểu hiện dị thường về
cường độ. Nghiên cứu hiện tượng ENSO để hiểu biết về cơ chế vật lý, đặc
điểm và quy luật diễn biến cũng như những hậu quả tác động của chúng,
chúng ta có thể cảnh báo trước sự xuất hiện của ENSO, những ảnh hưởng
có thể xảy ra đối với thời tiết, khí hậu và kinh tế - xã hội để có những biện pháp
phòng, tránh hiệu quả, hạn chế và giảm nhẹ thiệt hại do ENSO gây ra [7].
b. Nước biển dâng
Nước biển dâng (NBD): Là sự dâng mực nước biển của đại dương trên toàn
cầu, trong đó không bao gồm thủy triều, nước dâng do bão,…Nước biển dâng tại
một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự
khác nhau về nhiệt độ đại dương và các yếu tố khác. Biến đổi khí hậu đang làm cho
các đại dương ấm lên. Nhiệt độ tăng làm tăng dung tích nước vốn có của các đại
dương đồng thời làm cho băng tan từ các vùng Bắc cực và Nam cực, từ các khối
băng trên núi cao. Hệ quả của các hiện tượng này là quá trình nước biển dâng [7].
c. Những biểu hiện của Biến đổi khí hậu
Theo báo cáo khí hậu của IPCC (2007), những biểu hiện của BĐKH có thể
quan sát được như: nhiệt độ của hệ thống khí quyển tăng lên, những ngày nóng trở
nên nóng hơn, những ngày lạnh trở nên lạnh hơn; những cơn bão trở nên mạnh hơn,
nguy hiểm hơn, lốc xoáy, mưa lớn và lũ lụt diễn ra ở diện rộng hơn; sự tan chảy

13



của băng tuyết làm gia tăng mực nước biển dâng [35]. Những trận mưa đá dữ dội
hoặc mưa trút nước tăng lên ở hầu hết các khu vực và trở nên thường xuyên. Cường
độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển thay đổi, chu trình tuần hoàn nước
trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác cũng thay đổi dẫn tới sự xuất hiện
ngày một tăng những hiện tượng khí hậu dị thường, tai biến thiên nhiên, các hiện
tượng thời tiết cực đoan như lốc xoáy, lũ lụt…
d. Thích ứng với Biến đổi khí hậu
Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc kinh tế - xã
hội đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị
tổn thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội
do nó mang lại [7].
1.2.2. Một số khái niệm về du lịch
a. Du lịch
Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới của Liên Hợp Quốc (UNWTO):
“Du lịch bao gồm tất cả các hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong
mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ
ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa,
trong thời gian liên tục không qua một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư;
nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích là kiếm tiền . Du lịch cũng là một dạng
nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”.
Luật Du lịch do Quốc hội nước Cộng hòa xã h ội chủ nghĩa Vi ệt Nam khóa
XIV, kỳ họp lần thứ 3 thông qua ngày 19/6/2017 đã đưa ra định nghĩ a “Du lịch là
các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường
xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan,
nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp mục đích
hợp pháp khác” [21].
“Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh
doanh du lịch và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du
lịch” [21].


14


b. Tài nguyên du lịch
“Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị
văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch nhằm
đáp ứng nhu cầu du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và
tài nguyên du lịch văn hóa” [21].
Tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, trong đó có nhiều tài nguyên đặc
sắc và độc đáo có sức hấp dẫn lớn đối với du khách; tài nguyên du lịch là những tài
nguyên gồm hai giá trị: giá trị hữu hình và giá trị vô hình; tài nguyên du lịch
thường dễ khai thác; tài nguyên du lịch có thời gian khai thác khác nhau; tài nguyên
du lịch được khai thác tại chỗ để tạo ra các sản phẩm du lịch; tài nguyên du lịch có
thể sử dụng được nhiều lần. Một số dấu hiệu nhận biết khai thác và bảo vệ hiệu quả
tài nguyên du lịch: Số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được đầu tư tôn tạo, bảo
vệ; số lượng (tỷ lệ) các khu, điểm du lịch được quy hoạch; áp lực môi trường tại
các khu, điểm du lịch được quản lý; cường độ hoạt động tại các khu, điểm du lịch
được quản lý; mức độ đóng góp từ thu nhập du lịch cho nỗ lực bảo tồn phát triển tài
nguyên, bảo vệ môi trường.
● Đặc điểm của tài nguyên du lịch
- Tính phong phú và đa dạng: Đặc điểm này là cơ sở để tạo nên sự phong phú
của sản phẩm du lịch, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch.
- Sự kết hợp giữa giá trị hữu hình và vô hình: Tài nguyên du lịch không chỉ
có giá trị vật chất là phương tiện hữu hình, hình thành nên các sản phẩm du l ịch,
mà còn ch ứa đựng những giá trị vô hình. Giá trị này được thể hiện qua sự cảm
nhận, cảm xúc tâm lý và sự thỏa mãn nhu cầu của du khách, đồng thời còn được thể
hiện qua kênh thông tinmà khách du lịch nhận được về sản phẩm.
- Tính dễ khai thác: hầu hết các tài nguyên du lịch vốn đã có sẵn trong tự
nhiên hoặc do con người tạo nên. Do đó, chỉ cần đầu tư không lớn đã có thể tôn tạo,

tăng thêm vẻ đẹp và tạo ra điều kiện thuận lợi nhằm khai thác và sử dụng hiệu quả
tài nguyên này.

15


×