Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 197 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG TRUNG THÀNH

C¶I C¸CH THñ TôC HµNH CHÝNH
TRONG QU¶N Lý NHµ N¦íC VÒ GI¸O DôC

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

HOÀNG TRUNG THÀNH

C¶I C¸CH THñ TôC HµNH CHÝNH
TRONG QU¶N Lý NHµ N¦íC VÒ GI¸O DôC
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nƣớc và pháp luật
Mã số: 9380101.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. NGUYỄN ĐĂNG DUNG

HÀ NỘI - 2019



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
cá nhân tôi. Các số liệu, dẫn chứng trong luận án là trung
thực, kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án

Hoàng Trung Thành


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục chữ viết tắt
MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.....................................8
1.1.

Các công trình nghiên cứu có liên quan đến cải cách thủ
tục hành chính và cải cách thủ tục hành chính trong quản
lý nhà nƣớc về giáo dục .................................................................... 8

1.1.1.

Về cải cách thủ tục hành chính ........................................................... 8

1.1.2.


Về cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về giáo dục ...... 23

1.2.

Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ............................ 25

1.3.

Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu .................................................. 25

Kết luận chƣơng 1 ......................................................................................... 27
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC ............29
2.1.

Những vấn đề cơ bản về thủ tục hành chính trong quản lý
nhà nƣớc về giáo dục ...................................................................... 29

2.1.1.

Khái niệm thủ tục, thủ tục hành chính .............................................. 29

2.1.2.

Vai trò của thủ tục hành chính .......................................................... 36

2.1.3.

Quản lý nhà nước về giáo dục .......................................................... 38


2.1.4.

Thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về giáo dục.................. 50

2.2.

Khái niệm, nội dung, mục đích, yêu cầu, ý nghĩa của cải cách
thủ tục hành chính trong quản lý nhà nƣớc về giáo dục ....................56

2.2.1.

Khái niệm cải cách, cải cách thủ tục hành chính trong quản
lý nhà nước về giáo dục ............................................................ 56

2.2.2.

Nội dung cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà
nước về giáo dục ...................................................................... 58


2.2.3.
2.2.4.
2.2.5.

Mục đích cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước
về giáo dục ........................................................................................ 61
Yêu cầu cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về
giáo dục ............................................................................................. 63
Ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà
nước về giáo dục ............................................................................... 66


Những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu qủa cải cách thủ tục
hành chính trong quản lý nhà nƣớc về giáo dục .......................... 69
Kết luận chƣơng 2 ......................................................................................... 77
2.3.

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
TRONG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM .... 78
3.1.

Thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà
nƣớc ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2008-2018 ............................. 78

3.2.

Kết quả tổ chức thực hiện cải cách thủ tục hành chính
trong quản lý nhà nƣớc về giáo dục .............................................. 91
Công tác chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện việc rà soát,
cập nhật, công bố thủ tục hành chính................................................ 91
Việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính ................................... 93
Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức
về quy định thủ tục hành chính ......................................................... 94
Việc triển khai áp dụng cơ chế “một cửa” ........................................ 94
Việc cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về
giáo dục theo các Nghị quyết của Chính phủ ................................... 95
Về phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục .................................... 101
Ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông vào cải cách thủ
tục hành chính trong quản lý nhà nước về giáo dục ....................... 104

3.2.1.

3.2.2.
3.2.3.
3.2.4.
3.2.5.
3.2.6.
3.2.7.
3.3.
3.3.1.

Hạn chế về cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà
nƣớc về giáo dục ............................................................................ 107
Về nhận thức trong công tác chỉ đạo, triển khai cải cách thủ tục
hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các cơ quan,
đơn vị .............................................................................................. 107


3.3.2.

3.3.3.
3.3.4.
3.3.5.
3.3.6.
3.3.7.
3.4.

Công tác phối hợp giữa đơn vị chủ trì và đơn vị, cá nhân có
liên quan về cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà
nước về giáo dục ............................................................................. 109
Thủ tục hành chính không phù hợp, hợp lý, hợp pháp chậm
được sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ ................................... 112

Việc công bố, niêm yết công khai thủ tục hành chính tại nơi
giải quyết ......................................................................................... 114
Thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về giáo dục được
quy định ở nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau.............. 114
Thủ tục hành chính không được quy định trong văn bản quy
phạm pháp luật ................................................................................ 115
Việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông và ứng
dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính ...... 116
Nguyên nhân của hạn chế về cải cách thủ tục hành chính
trong quản lý nhà nƣớc về giáo dục ............................................ 117

Những vấn đề đặt ra cần nâng cao hiệu quả cải cách thủ
tục hành chính trong quản lý nhà nƣớc về giáo dục ................. 120
Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 121
3.5.

Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG
QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM ............. 122
4.1.
4.1.1.
4.1.2.
4.2.
4.2.1.

Phƣơng hƣớng cải cách thủ tục hành chính trong quản lý
nhà nƣớc về giáo dục .................................................................... 122
Mục đích của cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà
nước về giáo dục giai đoạn 2016-2020 ........................................... 122
Nội dung cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước

về giáo dục ...................................................................................... 124
Các giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách thủ tục hành
chính trong quản lý nhà nƣớc về giáo dục.................................. 125
Tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai cải cách thủ tục hành
chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các cơ quan, đơn vị..... 125


4.2.2.

Đổi mới, nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức
ngành Giáo dục trong việc thực hiện thủ tục hành chính ............... 125

4.2.3.

Hoàn thiện và nâng cao trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà
nước về giáo dục trong công tác phối hợp xây dựng, ban hành
văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính.... 127

4.2.4.

Đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thông trong giải quyết thủ tục hành chính; việc xây dựng, cung
cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 ........................... 129

4.2.5.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và công tác truyền
thông trong giải quyết thủ tục hành chính ...................................... 133

4.2.6.


Tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa, cắt giảm thực
chất thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về giáo dục ......... 135

4.2.7.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện thủ tục
hành chính trong quản lý nhà nước về giáo dục ............................. 140

Kết luận chƣơng 4 ....................................................................................... 143
KẾT LUẬN .................................................................................................. 144
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................. 145
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 146
PHỤ LỤC .................................................................................................... 1PL


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CCHC

: Cải cách hành chính

CNTT

: Công nghệ thông tin

CSDL

: Cơ sở dữ liệu


GD&ĐT

: Giáo dục và Đào tạo

NCS

: Nghiên cứu sinh

QLNN

: Quản lý Nhà nước

TTHC

: Thủ tục hành chính

UBND

: Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cải cách hành chính nói chung, cải cách thủ tục hành chính nói riêng
luôn nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước. Một trong những yêu
cầu quan trọng được nêu trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp
hành trung ương Khóa X về đẩy mạnh CCHC, nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý của bộ máy nhà nước đó là: “Cải cách hành chính nói chung, đặc biệt
là cải cách thủ tục hành chính phải bảo đảm thuận lợi nhất cho nhân dân,

doanh nghiệp và góp phần tích cực chống quan liêu, phòng và chống tham
nhũng lãng phí”.
Thủ tục hành chính trong QLNN về giáo dục giai đoạn hiện nay, mặc
dù đã có nhiều đổi mới trong rà soát, đơn giản hóa TTHC…, nhưng TTHC
vẫn là một trong những vấn đề nổi cộm, gây nhiều bức xúc, phiền hà cho cá
nhân, tổ chức trong quá trình giao dịch với các cơ quan hành chính. Nhiều
TTHC còn chưa nhận được sự đồng thuận của cá nhân, tổ chức. Nằm trong xu
thế chung của sự phát triển, đặc biệt lại nắm giữ vai trò quan trọng trong quá
trình đào tạo nguồn nhân lực tương lai cho đất nước, TTHC trong QLNN về
giáo dục cũng đòi hỏi phải có những thay đổi nhất định để từng bước hoàn
thiện hệ thống TTHC của riêng mình.
Bên cạnh những kết quả đạt được về TTHC như việc thống kê, rà soát,
công bố TTHC… TTHC trong QLNN về giáo dục còn có những tồn tại, hạn
chế như: Công tác phối hợp trong việc rà soát, đánh giá tác động TTHC trong
quá trình soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật có quy định TTHC còn chưa
tốt, một số đơn vị còn chưa chủ động, tích cực trong việc rà soát, đánh giá tác
động và đề xuất phương án đơn giản hóa TTHC; việc công bố, cập nhật
TTHC sửa đổi, bổ sung, thay thế và TTHC mới ban hành vào cơ sở dữ liệu

1


quốc gia còn chậm so với quy định; việc tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị
của người dân, doanh nghiệp còn hạn chế; công tác kiểm tra, kiểm soát việc
thực hiện TTHC còn chưa được làm thường xuyên; công tác ứng dụng công
nghệ thông tin, tuyên truyền phổ biến quy định về TTHC còn chậm, kết quả
hạn chế; tổ chức, cá nhân (đối tượng chịu tác động của TTHC) khi được xin ý
kiến về TTHC còn chưa chủ động trong việc đóng góp ý kiến, chỉ đến khi
TTHC đi vào cuộc sống và có những tồn tại, hạn chế ảnh hưởng trực tiếp đến
tổ chức, cá nhân thì tổ chức, cá nhân, thậm chí cả truyền thông mới vào cuộc

để phê phán, phản đối... Điều này dẫn đến hậu quả là bên cạnh nhiều TTHC
đã được đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức, còn tồn tại
nhiều TTHC gây khó khăn cho cá nhân, tổ chức. Cần thiết phải nâng cao hiệu
quả cải cách TTHC trong QLNN về giáo dục. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có
một công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ về vấn đề này.
Từ các lý do trên cho thấy, việc chọn và nghiên cứu đề tài: “Cải cách
thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về giáo dục” là yêu cầu khách
quan, tất yếu và có giá trị cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu tổng quát của luận án là nghiên cứu lý luận, thực
tiễn và đề xuất các giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm tiếp tục cải cách TTHC
trong QLNN về giáo dục, trong đó tập trung vào các giải pháp để sửa đổi, bổ
sung, thay thế, bãi bỏ một số TTHC có liên quan trực tiếp đến cá nhân, tổ
chức và hiện còn nhiều ý kiến khác nhau như: Các thủ tục về cấp phôi văn
bằng, chứng chỉ; thủ tục công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó
giáo sư; các TTHC liên quan đến việc sáp nhập, chia tách, giải thể trường cao
đẳng, trung cấp…

2


2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan, cơ sở lý luận về cải cách TTHC trong QLNN về
giáo dục: Xây dựng, làm rõ các khái niệm về TTHC, cải cách TTHC trong
QLNN về giáo dục; nội dung cải cách TTHC trong QLNN về giáo dục; đặc
điểm, vai trò của TTHC; các yếu tố đảm bảo cải cách TTHC trong QLNN về
giáo dục; đồng thời làm rõ các đặc điểm của QLNN về giáo dục; các chủ
trương của Đảng và Nhà nước ta về cải cách TTHC.
- Nghiên cứu cơ sở thực tiễn: Đánh giá thực trạng cải cách TTHC trong

QLNN về giáo dục; phân tích các kết quả đạt được, chỉ ra các tồn tại, hạn chế,
bất cập; đồng thời chỉ ra những nguyên nhân cụ thể của những tồn tại, hạn
chế, bất cập.
- Trên cơ sở tổng kết lý luận và xuất phát từ thực tiễn, tác giả luận án đề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách TTHC trong QLNN về giáo dục.
Trong đó đặc biệt nhấn mạnh những TTHC hiện đang có nhiều ý kiến khác
nhau và ảnh hưởng đến nhiều cá nhân, tổ chức như đã đề cập tại mục 2.1.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận án lấy các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về TTHC, các
công trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến cải cách TTHC, chủ thể
TTHC, cải cách TTHC trong QLNN về giáo dục trong giai đoạn từ năm 2008
đến năm 2018 làm đối tượng nghiên cứu.
Để phù hợp với việc nghiên cứu, luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là
cơ quan Bộ GD&ĐT, các trường đại học trực thuộc Bộ GD&ĐT, các sở
GD&ĐT, các phòng GD&ĐT, các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục
phổ thông. Các học viện, các trường thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, các
trường đại học trực thuộc Bộ, ngành khác, đại học ngoài công lập, cơ sở giáo
dục thường xuyên, trường giáo dưỡng tác giả luận án chưa đề cập đến.
Trong một số trường hợp, tác giả luận án có đề cập đến các loại trường

3


chuyên biệt như: Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc
bán trú, trường dự bị đại học, trường chuyên, trường năng khiếu, trường, lớp
dành cho người tàn tật, khuyết tật.
Luận án tập trung phân tích, làm rõ về cơ sở lý luận, thực trạng cải cách
TTHC trong QLNN về giáo dục. Tác giả luận án đã bước đầu nghiên cứu,
phân tích về cải cách TTHC của một số nước trên thế giới như Mỹ, và một số
nước Đông Nam á như Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Philippines

và Myanmar và đã sử dụng một số tư liệu vào luận án của mình.
Giới hạn thời gian nghiên cứu: Luận án giới hạn việc nghiên cứu các
vấn đề CCHC nói chung và cải cách TTHC trong QLNN về giáo dục ở Việt
Nam từ Đại hội VI (năm 1986) đến nay, đặc biệt chú ý tập trung vào giai đoạn
từ năm 2008 đến năm 2018.
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở quán triệt các quan điểm của Đảng, Nhà nước về CCHC nói
chung và cải cách TTHC trong QLNN về giáo dục nói riêng, đề tài sử dụng
đồng thời các phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu, cụ thể như sau:
- Phương pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử:
Theo phương pháp này, trên cơ sở nhận thức theo quan điểm của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, các vấn đề về thủ tục nói
chung, TTHC và cải cách TTHC nói riêng trong hoạt động của các cơ quan
QLNN về giáo dục được nghiên cứu, xem xét trong mối liên hệ với công
cuộc CCHC nhà nước đang được quan tâm chỉ đạo thực hiện trong giai đoạn
hiện nay. Vì như chúng ta biết, mỗi giai đoạn cụ thể vấn đề CCHC, cải cách
TTHC được đặt ra và phản ánh những quy luật mang tính lịch sử, trong đó
cải cách TTHC đều được phản ánh theo những yêu cầu có tính lịch sử. Luận
án trích dẫn các văn kiện, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, các văn
bản quy phạm pháp luật có liên quan đến CCHC, cải cách TTHC để định

4


hướng trong quá trình nghiên cứu về cải cách TTHC trong QLNN về giáo
dục. Phương pháp này được tác giả luận án sử dụng chủ yếu ở các chương 1,
2, 3 của luận án.
- Phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp, so sánh, gắn lý luận với
thực tiễn và dự báo: Theo phương pháp này, trên cơ sở các tài liệu, văn bản
thu thập được, tác giả luận án đã hệ thống, phân tích, so sánh các vấn đề về

thủ tục, TTHC, CCHC và cải cách TTHC trong QLNN về giáo dục trong các
giai đoạn khác nhau để chọn lọc tri thức khoa học cũng như kinh nghiệm thực
tiễn, những kết luận, đề xuất khoa học phù hợp với lý luận và thực tiễn cho
việc CCHC nói chung, cải cách TTHC trong QLNN về giáo dục nói riêng.
Đây là phương pháp quan trọng mà tác giả luận án đã vận dụng trong các
chương, mục của luận án.
- Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án luôn đặt vấn đề nghiên
cứu về cải cách TTHC trong QLNN về giáo dục trong hệ thống những vấn đề
về CCHC nói chung. Phương pháp này cho phép tác giả luận án có sự nhìn
nhận, đánh giá vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện.
Bên cạnh đó, tác giả luận án cũng vận dụng phương pháp điều tra qua
việc trao đổi trực tiếp với những đối tượng là công chức, viên chức, người học
đã và đang công tác, học tập trong ngành Giáo dục.
5. Đóng góp mới của luận án
- Xây dựng khái niệm cải cách TTHC trong QLNN về giáo dục nhằm
thống nhất nhận thức trong thực hiện cải cách TTHC đối với lĩnh vực này
trong ngành Giáo dục.
- Đánh giá được thực trạng cải cách TTHC trong QLNN về giáo dục từ
năm 2008 đến năm 2018. Chỉ ra những tồn tại, bất cập về: cải cách TTHC, ban
hành văn bản quy phạm có quy định TTHC,...
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cải cách TTHC trong

5


QLNN về giáo dục, bao gồm: 1) Tăng cường công tác chỉ đạo, triển khai cải
cách thủ tục hành chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với các cơ quan, đơn
vị; 2) Đổi mới, nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức ngành Giáo
dục trong việc thực hiện thủ tục hành chính; 3) Hoàn thiện và nâng cao trách
nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trong công tác phối hợp xây

dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành
chính; 4) Đẩy mạnh việc tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên
thông trong giải quyết thủ tục hành chính; việc xây dựng, cung cấp dịch vụ
công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4; 5) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông
tin và công tác truyền thông trong giải quyết thủ tục hành chính; 6) Tiếp tục rà
soát, sửa đổi, bổ sung, đơn giản hóa, cắt giảm thực chất thủ tục hành chính
trong quản lý nhà nước về giáo dục; 7) Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm
soát việc thực hiện thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về giáo dục.
6. Cấu trúc và nội dung luận án
Gồm phần mở đầu, 4 chương nội dung, kết luận, kiến nghị, danh mục
tài liệu tham khảo và phụ lục. Cụ thể, bốn chương nội dung của luận án là:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nêu tổng quan khoa học của vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước có
liên quan từ đó rút ra những nội dung luận án cần tập trung nghiên cứu.
Chương 2. Cơ sở lý luận về cải cách thủ tục hành chính trong quản lý
nhà nước về giáo dục
Chương này tập trung phân tích và làm rõ các cơ sở lý luận, bao gồm:
các khái niệm công cụ và các vấn đề có liên quan đến đối tượng và nội dung
cải cách TTHC trong QLNN về giáo dục.
Chương 3. Thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà
nước về giáo dục ở Việt Nam
Đánh giá thực trạng cải cách TTHC trong QLNN ở Việt Nam, trong đó

6


tập trung vào thực trạng cải cách TTHC trong ngành Giáo dục; phân tích, làm
rõ những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình thực hiện. Từ đó
làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các giải pháp tiếp tục cải cách TTHC
trong QLNN về giáo dục ở chương 4.

Chương 4. Phương hướng và các giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách
thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về giáo dục ở Việt Nam
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, chương này tập trung đề xuất và phân
tích làm rõ các giải pháp nâng cao hiệu quả cải cách TTHC trong QLNN về
giáo dục.

7


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến cải cách thủ tục hành
chính và cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nƣớc về giáo dục
1.1.1. Về cải cách thủ tục hành chính
Hiện nay có nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập
đến cải cách TTHC. Tác giả luận án có thể kể đến một số tài liệu liên quan
trực tiếp hoặc gián tiếp đến cải cách TTHC như sau:
1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
- Cải cách thủ tục hành chính ở Pennsylvania - Administrative procedure
reform in Pennsylvania: Trong vấn đề nghiên cứu này, tác giả Clark Byse đã đề
cập đến các nội dung về thực trạng và sự cần thiết phải bãi bỏ Luật Cơ quan
Hành chính; đề xuất thông qua các quy định của Đạo luật Thủ tục Hành chính
Liên bang; đề xuất Điều chỉnh Luật Cơ quan Hành chính; Đề xuất thông qua
Đạo luật Thủ tục Hành chính Kiểu mẫu của Bang [119]. Cụ thể là:
+ Đề xuất bãi bỏ Luật Cơ quan Hành chính
Dự luật của Hạ viện số 1210 tại kỳ họp năm 1947 của Đại Hội đồng
đưa ra việc bãi bỏ hoàn toàn Luật Cơ quan Hành chính. Tôi không hiểu động
lực của những người ủng hộ dự luật đó là gì. Nhưng thật thú vị khi biết rằng
có thể lập luận để ủng hộ quan điểm không cần hành pháp về thủ tục hành
chính chung, và do đó giả định rằng, một khi đã được phê chuẩn thì cũng có

thể được bãi bỏ. Người ủng hộ quan điểm này có thể khuyến khích các cơ
quan hành chính thực thi các chức năng vô cùng đa dạng, từ việc ban hành
bằng lái xe đến việc điều chỉnh mức giá; và các chức năng đa dạng này được
thực thi bởi các cán bộ mà năng lực và chuyên môn chính có sự khác biệt rất
lớn, từ các cán bộ làm việc bán thời gian đến các chuyên gia làm việc toàn

8


thời gian; và nói chung thì, sự khác biệt đó có vẻ như được gọi là giống nhau
nhiều hơn; và do đó các quy định pháp lý về việc thực hiện thủ tục hành chính
đồng đều hoặc sẽ được ẩn chứa trong các cụm từ chung chung vô nghĩa như
cụm quy định hành chính hoặc sẽ rất rõ ràng như là cụm sự vất vả của công
việc trong các trường hợp cụ thể. Lập luận đó cũng là điểm được ủng hộ trong
Báo cáo của người đứng đầu nghiên cứu nổi tiếng nhất về thủ tục hành chính
của tiểu bang. Về điểm này, ông Benjamin kết luận:
Miêu tả của tôi về sự đa dạng trong các quy trình hiện hành
…. đã cho thấy rất nhiều sự đa dạng hiện nay đang tồn tại vì những
lý do không chỉ là rất có cơ sở, mà còn là điều không thể tránh khỏi.
Do đó, thủ tục hành chính đồng nhất là điều không thể, nếu như đó
là điều chúng ta mong muốn. Và nó sẽ là như thế ngay cả khi nếu
có một quy định bắt buộc về nỗ lực cung cấp các cơ sở nền tảng cho
những thủ tục công bằng, như xác định đầy đủ về vấn đề mà tất cả
mọi người sẽ cùng đồng ý. Một quy định sẽ là phù hợp để đảm bảo
xác định đầy đủ các vấn đề - như trong trường hợp biện pháp lao
động không công bằng tại Ban Quan hệ Lao động tiểu Bang, hoặc
trong vụ kiện thu hồi bằng lái xe của một bác sĩ - có thể sẽ không
được áp dụng đối với các trường hợp là đại diện trong Ban Quan hệ
Lao động tiểu Bang, hoặc với trường hợp bằng lái xe của cán bộ
trong Phòng Quản lý Xe Mô tô, hoặc với trường hợp đòi lại lợi ích

từ bảo hiểm thất nghiệp, hay đối với trường hợp tỉ lệ (rate case)
trong Ủy ban Dịch vụ Công.
Có nhiều điều để nói về quan điểm này, đặc biệt khi câu hỏi là có nên
phê chuẩn một luật định chi tiết về thủ tục hành chính. Nếu vấn đề hiện tại là
thông qua hay không thông qua một đạo luật có bao gồm các quy định của
Luật Cơ quan, thì ý kiến của tôi sẽ là không ủng hộ, lý do chính là tính miễn

9


trừ trong phần 51 của Luật này và các định nghĩa khá rộng về “cơ quan” và
“phân xử” không cho quy định về lựa chọn cẩn trọng từ các cơ quan hoặc các
hoạt động của cơ quan trong phạm vi điều chỉnh của Luật này. Nhưng nó
không có nghĩa là nên bãi bỏ Luật đó vào thời điểm này. Luật đã có hiệu lực
được 3 năm, và có vẻ như có rất ít hoặc thậm chí là không có điều gì cho thấy
luật này đã hoạt động khó khăn hoặc đã tạo ra những khó khăn quá mức.
Ngoài ra, khi đã lựa chọn thỏa đáng về những cơ quan và hoạt động của
những cơ quan hành chính sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật, thì việc tuân thủ
của các cơ quan với yêu cầu của nó – mà hầu hết được tuyên bố trong các
cụm từ rất rộng và chung chung – cần hỗ trợ khu vực tư nhân dưới một vài
cách thức nào đó, đồng thời không làm cản trở quản lý hành chính hiệu quả.
Những thiếu xót còn tồn đọng đó cần được sửa chữa sau khi nghiên cứu kỹ
lưỡng. Tuy nhiên, không đến mức phải hủy bỏ toàn bộ văn bản Luật đó.
+ Đề xuất thông qua các quy định của Đạo luật Thủ tục Hành chính
Liên bang
Dự luật của Thượng nghị Viện số 261 tại kỳ họp năm 1947 của Đại Hội
đồng là thay thế Luật Cơ quan Hành chính bằng một đạo luật với nội dung sao
chép hoàn toàn từ Đạo luật Thủ tục Hành chính Liên bang. Dự luật được
chuyển đến Ủy ban của Chính quyền tiểu Bang, nhưng Ủy ban đã không báo
cáo cho Thượng viện. Trong trường hợp này, Ủy ban đã hành động sáng suốt,

vì có ít nhất hai đặc tính của Bộ luật liên bang này đặc biệt không phù hợp để
làm quy định cho thủ tục hành chính cấp tiểu Bang.
Việc thông qua Đạo luật Thủ tục Hành chính Liên bang năm 1946 được
tiến hành trên cơ sở xem xét kỹ lưỡng chức năng thực tiễn của các cơ quan
liên bang quan trọng hơn, các bàn luận, các phiên điều trần mở rộng với các
ủy ban của quốc hội, và có sự nhượng bộ đặc biệt giữa đặc điểm nổi bật về
tính đa dạng và linh hoạt với tính thống nhất mà nhiều người mong muốn.
Trong quá trình nhượng bộ này, hai nhóm đối lập thường xuyên đạt được các
10


đồng thuận chính thống về cách dùng từ ngữ, nhưng mỗi người khi đọc văn
bản lại hiểu theo một cách khác nhau. Điều này có nghĩa là các nhượng bộ đó
có mức độ phạm vi rộng hơn nhiều so với mức thông thường, và cần có
những định nghĩa do Tòa án Tối cao đưa ra. Chắc chắn một tiểu bang mong
muốn cải thiện quy trình hành chính của mình sẽ không sao chép đơn thuần
một đạo luật mà vốn còn tồn tại nhiều điểm mơ hồ và nhượng bộ như Đạo
luật Thủ tục Hành chính Liên bang.
Điểm thứ hai và là điểm cơ bản hơn phản đối việc thông qua quy định
của Đạo Luật Hành chính Liên bang đó là Đạo luật này phù hợp với các cơ
quan hành chính cấp liên bang. Nghiên cứu tiến hành trước khi phê chuẩn
Đạo luật, các bằng chứng đệ trình cho Ủy ban của Quốc hội và đề xuất
nhượng bộ bao gồm trong Đạo luật đều được thiết kế nhằm đảm bảo quy trình
áp dụng được cho các cơ quan khác nhau của chính quyền liên bang chứ
không phải mà một quy định quy trình mẫu. Nếu, như là ông Benjamin đã chỉ
ra một cách thuyết phục rằng có nhiều điểm đa dạng cơ bản trong các quy
trình của một tiểu bang riêng lẻ, thì có lẽ một văn bản luật được xây dựng rõ
ràng giành cho các cơ quan cấp liên bang sẽ khó có thể là các mẫu hình hiệu
quả và đáp ứng cho các tiểu bang. Ngay cả Hội thảo Quốc gia về Đồng nhất
hóa Luật các tiểu bang bắt đầu năm 1939 nhằm soạn thảo một Đạo luật Thủ

tục Hành chính đồng nhất để khuyến cáo cho các tiểu bang khác nhau cũng đã
từ bỏ nỗ lực đó vào năm 1943, bởi vì trong lĩnh vực đồng nhất hóa thủ tục
hành chính, việc đồng nhất giữa các bang là điều không được mong đợi cũng
như không khả thi.
Có thể có một số quy định cụ thể từ Đạo luật Thủ tục Hành chính
Liên bang mà Pennsylvania sẽ thực hiện tốt nếu một số quy định đó được
phê chuẩn. Có hay không, và nếu có, thì quy định nào nên được thông qua,
câu trả lời sẽ chỉ được đưa ra sau khi có tìm hiểu kỹ lưỡng về các thông lệ
và quy trình hành chính hiện nay ở Pennsylvania. Tuy nhiên, tôi khá chắc
11


chắn là không có một nghiên cứu nào có thể cho kết quả là đáng phê chuẩn
toàn bộ Bộ luật của Liên bang như chỉ ra trong Dự luật Thượng viện số
261. Ở đây, như trong toàn bộ lĩnh vực này, trọng tâm nên là các biện pháp
sửa đổi được xác định sau khi xem xét kỹ lưỡng chứ không phải là các đề
xuất cải cách dựa vào nguyên lý chung và áp dụng trong các hoạt động một
cách tổng thể, và có thể nói là không có tính phân loại nhằm đa dạng hóa
các hoạt động hành chính.
+ Đề xuất thông qua Đạo luật Thủ tục Hành chính Kiểu mẫu của Bang
Sau khi bãi bỏ dự án xây dựng một Đạo luật Thủ tục Hành chính
Đồng nhất vào năm 1943, Hội nghị Quốc gia của Ủy ban về Luật tiểu Bang
Đồng nhất đã hướng tập trung nỗ lực vào việc hình thành một Đạo luật Thủ
tục Hành chính Kiểu mẫu của Bang. Như được phê duyệt tại kỳ họp năm
1946 của Hội nghị, Đạo luật Kiểu mẫu bao gồm 16 phần. Chủ tịch Ủy ban
Đặc biệt - Ủy ban soạn thảo Bộ luật - đã tuyên bố rằng Bộ luật nhằm “đóng
vai trò là một hiện thân của các nguyên lý cơ bản về tính ý nghĩa, công bằng,
và ngay thẳng và nên được coi là có tính áp dụng chung cho các vấn đề của
con người liên quan đến quy định quy trình hành chính nhà nước. “Mặc dù
tuyên bố về mục đích như vậy, nhưng không một ai, Chủ tịch của Ủy ban

Đặc biệt hay Hội nghị, đã trình bày về Đạo luật Kiểu mẫu cho việc “thông
qua ngay và thông qua mà không cần chỉnh sửa văn bản tại từng tiểu bang
trong số 48 tiểu bang” mà chỉ là đưa ra “một hình thức hỗ trợ việc xây dựng
dự thảo thủ tục hành chính tại các tiểu bang này mà có thể xem xét thông
qua các văn bản luật đó”.
+ Đề xuất Điều chỉnh Luật Cơ quan Hành chính
Bộ phận về Luật Hành chính của Hiệp hội Luật sư Pennsylvania đã
tuyên bố quan điểm của Hiệp hội là cuộc cải cách hành pháp về thủ tục hành
chính trong tương lai sẽ dựa vào Luật Cơ quan Hành chính và “được tiến

12


hành thông qua sửa đổi nhằm cải thiện bộ luật và mở rộng phạm vi điều chỉnh
của bộ luật…”. Quan điểm của nhóm này đã tạo động lực cho cải cách thủ tục
hành chính, cùng với hành động tại Kỳ họp năm 1947 của Đại Hội đồng về
việc bác bỏ các điểm cực đoan về bãi bỏ hoàn toàn hoặc thay thế Luật Cơ
quan bằng Đạo luật Thủ tục Hành chính Liên bang, cho thấy Ủy ban chung
Chính quyền Tiểu bang sẽ cân nhắc nghiêm túc hơn các khuyến nghị điều
chỉnh Luật này, hơn là xem xét các đề xuất quyết liệt như đã đề cập trên đây.
- Cải cách hành chính ở những quốc gia đang phát triển - Administrative
Reform in Developing Nations [117]: Tư liệu làm sáng tỏ giá trị về CCHC ở
các quốc gia phát triển; đưa ra những bài học cho hành động chính sách trong
tương lai. Cũng theo tài liệu này, CCHC đã trở thành một thách thức cho
chính phủ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn cầu và thành một chức
năng thiết yếu của QLNN.
- Tư duy lại về Quản lý hành chính ở Đông Nam Á - Re-Thinking
Administrative Reforms in Southeast Asia [122]: Tác giả đã trình bày kết quả
toàn diện về quản lý khu vực nhà nước trong các nước Đông Nam Á, trong đó
có Malaysia, Singapore, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Philippines và

Myanmar. Từ đó xác định các vấn đề chung liên quan đến cơ cấu hành chính
và sắp xếp việc làm nhà nước, và xem xét các vấn đề quan trọng thách thức
nỗ lực và cam kết của các chính phủ Đông Nam Á.
- Một lý thuyết dự phòng của cải cách hành chính ở Ontario và Ghana
- "Getting the State Right": A Contingency Theory of Administrative Reforms
in Ontario and Ghana [120]: Theo tác giả, khi thiết kế CCHC ở các quốc gia
phải quan tâm đến: 1) thể chế; 2) lịch sử, 3) mức độ phát triển kinh tế - xã hội
và chính trị; 4) hệ thống quản trị của họ; 5) mức độ ảnh hưởng bên ngoài; 6)
văn hoá của họ đóng một vai trò quan trọng trong sự thành công của chính
sách phát triển để thay đổi trạng thái hành chính.

13


- Một số vấn đề rút ra từ các công trình trên:
+ Khi nghiên cứu các tài liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến
cải cách TTHC của một số quốc gia trên thế giới. Một điều nhận thấy rõ nhất
là hầu hết các quốc gia đều quan tâm đến CCHC, và xem đây là một nội dung
quan trọng trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Toàn cầu hóa và
kinh tế thị trường đòi hỏi nền hành chính phải có những cải cách phù hợp với
quy luật của kinh tế thị trường, đó là: cạnh tranh, cung - cầu, dựa trên các tiêu
chí về năng suất - chất lượng - hiệu quả. Nhiều quốc gia đã xem CCHC là nhu
cầu tất yếu của nền kinh tế, một mũi đột phá nhằm thúc đẩy tăng trưởng, nâng
cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy mạnh dân chủ và góp phần nâng cao
chất lượng đời sống của người dân.
+ Hầu hết các quốc gia đều coi CCHC là một công việc thường xuyên
và cấp thiết, vì đây là nhu cầu thực tiễn, khách quan của một xã hội phát triển.
Có thể khẳng định rằng, cơ chế quản lý hành chính tập trung, quan liêu, bao
cấp ngày càng bộc lộ nhiều yếu điểm, hạn chế, kém hiệu quả và lỗi thời, duy
trì cơ chế này trong xu thế hội nhập và phát triển của thế giới là kìm hãm phát

triển, gây tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, ảnh hưởng xấu đến
việc huy động nội lực và thu hút đầu tư nước ngoài, tự đánh mất lợi thế khi
tham gia quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Như vậy, trong quá trình nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến TTHC
của các nước, cho đến nay chưa có một công trình nước ngoài nào nghiên cứu
chuyên sâu về cải cách TTHC trong QLNN về giáo dục. Hoạt động cải cách
TTHC chỉ được đề cập thông qua các bài viết khoa học về cải cách TTHC trong
lĩnh vực tư pháp, hành chính.
1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam
Bên cạnh các công trình nghiên cứu về cải cách TTHC ở nước ngoài,
tại Việt Nam có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến cải cách TTHC,
cụ thể như:
14


- Về sách chuyên khảo:
Luật Hiến pháp Việt Nam, Nguyễn Đăng Dung, Ngô Đức Tuấn, 1993;
Giáo trình thủ tục hành chính, Học viện Hành chính Quốc gia, Nxb Khoa học
và Kỹ thuật, 2012; Giáo trình quản lý nhà nước công chức cao cấp, Học viện
hành chính Quốc gia, Hà Nội, 1998; “Lực cản và động lực CCHC ở thành
phố Hồ Chí Minh” của Hồ Bá Thâm do nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ
Chí Minh xuất bản năm 2008; Nguyễn Duy Gia với “Cải cách nền hành chính
quốc gia ở nước ta” do nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản năm 1998 và
“Nâng cao quyền lực, năng lực, hiệu lực quản lý Nhà nước”, nhà xuất bản
chính trị quốc gia xuất bản năm 2005; “Các giải pháp thúc đẩy cải cách hành
chính ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Hiến, nhà xuất bản chính trị
quốc gia xuất bản 2001; Cải cách thủ tục hành chính và đổi mới công tác hải
quan, Tổng cục Hải quan, Nxb Tài chính, Hà Nội, 1995; Nền hành chính và
cải cách hành chính của Nhật bản, Việt Nam và Trung Quốc, Dương Phú
Hiệp, Nguyễn Đăng Dung (chủ biên), Trung tâm nghiên cứu Nhật bản, Hà

Nội, 1996; Phân cấp quản lý nhà nước, GS.TS. Phạm Hồng Thái, GS.TS.
Nguyễn Đăng Dung, TS. Nguyễn Ngọc Chí, Nxb Công an nhân dân, 2012;
“Cải cách hành chính - Những vấn đề cần biết” của Diệp Văn Sơn, nhà xuất
bản Lao động xuất bản năm 2006; “Hành chính học và cải cách hành chính” của
Vũ Huy Từ, Nguyễn Khắc Hùng do nhà xuất bản chính trị quốc gia xuất bản
năm 1998; “Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về CCHC ở Việt Nam dưới góc nhìn của
các nhà khoa học” do Học viện hành chính thuộc Học viện chính trị - hành chính
quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức năm 2012; Lý thuyết quản lý nhà nước,
G.V.ATAMANTRUC, Nxb OMEGA-L Moscva, 2004; Kỷ yếu kỳ họp thứ năm,
Quốc hội khóa IX, tập V, Hà Nội, 1994.
Cuốn sách “Một số vấn đề về cải cách thủ tục hành chính” do Nhà xuất
bản chính trị quốc gia xuất bản năm 1995, các tác giải GS. Mai Hữu Khuê,

15


PGS. PTS. Bùi Văn Nhơn đã đề cập đến sự tác động của TTHC đối với hoạt
động của Bộ máy nhà nước; những hạn chế trong quản lý nhà nước do thiếu
những TTHC hữu hiệu; quan điểm, nguyên tắc và giải pháp. Về vai trò của
TTHC thể hiện ở những mặt sau đây: Là một nhân tố bảo đảm sự hoạt động
chặt chẽ, thuận lợi, đúng chức năng quản lý hành chính của bộ máy nhà nước,
vì nó là những chuẩn mực hành vi cho các công dân và các viên chức nhà
nước để họ tuân theo và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước; bảo
đảm sự đầy đủ, tính toàn diện và tính khách quan của việc phân tích vấn đề và
nghiên cứu tình huống của những sự việc cụ thể, xác định sự thật trong đó, sử
dụng đúng đắn và vô tư các quy phạm vật chất của Luật hành chính và các
ngành luật khác; tạo điều kiện để thực hiện luật pháp, lợi ích hợp pháp và
nghĩa vụ của công dân cũng như của các doanh nghiệp, tổ chức và các đối
tượng quản lý khác; giúp cho việc phát triển nguyên tắc dân chủ trong quản
lý, tính công khai và sự kiểm tra của dư luận xã hội vì chúng tạo điều kiện cho

nhân dân tham gia vào công việc quản lý nhà nước, cung cấp vũ khí cho họ
chống lại chủ nghĩa quan liêu, chống lại những hành vi phạm pháp làm rối
loạn kỷ cương, đốc thúc cơ quan hành chính và các viên chức hành chính tôn
trọng các quyền hợp pháp của công dân, tuân thủ kỷ luật pháp luật; tiết kiệm
sức lực, phương tiện và thời gian của viên chức trong bộ máy nhà nước; giúp
cho việc đưa vào cuộc sống nguyên tắc trách nhiệm của từng cơ quan, nhà
đương sự đối với công việc được giao. Về tiêu chuẩn của TTHC: Tiêu chuẩn
thứ nhất là tính đơn giản và rõ ràng; tiêu chuẩn thứ hai là tính linh động; tiêu
chuẩn thứ ba là tính thống nhất. Về nguyên tắc của TTHC: Nguyên tắc pháp
chế xã hội chủ nghĩa; nguyên tắc chân thực - khách quan; nguyên tắc công
khai; nguyên tắc kịp thời, nhanh chóng; nguyên tắc trách nhiệm của người
có thẩm quyền [62].
Cuốn sách “Giáo trình thủ tục hành chính” do Nhà xuất bản Khoa học
và Kỹ thuật xuất bản năm 2012, Khoa văn bản và công nghệ hành chính - Học
16


viện Hành chính phân tích làm rõ các nội dung về: Khái niệm, đặc điểm, ý
nghĩa của TTHC; phân loại TTHC; nguyên tắc xây dựng và yêu cầu, nghĩa vụ
thực hiện TTHC. Về căn cứ để tiếp tục cải cách TTHC: Cuốn sách đề cập đến
các nội dung: Văn bản ban hành khá nhiều, nhưng trong số đó còn nhiều văn
bản kém chất lượng, tính khả thi thấp; cải cách TTHC còn nặng về các giải
pháp tình thế, thiếu một cách nhìn tổng thể và mang tính hệ thống; cải cách
TTHC vẫn còn mang tính thử nghiệm là chính, kể cả mô hình “một cửa” mà
một số địa phương đang thực hiện; chất lượng các dịch vụ công mà nhà nước
cung cấp cho dân còn thấp, trong khi một số lĩnh vực, việc cải cách TTHC
được tiến hành tương đối tích cực thì còn nhiều lĩnh vực làm rất chậm; trình
độ nghiệp vụ của cán bộ, công chức tham gia giải quyết các TTHC còn yếu;
việc công khai hóa TTHC chưa được quan tâm đúng mức; do tình hình thực tế
của thời kỳ đầu cải cách nền hành chính nhà nước còn nhiều vấn đề đặt ra

chưa thể giải quyết ngay, nên trong Nghị quyết số 38/CP Chính phủ chưa đề
ra được hết các lĩnh vực cần cải cách TTHC...
Các công trình đề cập đến sự tác động của TTHC đối với hoạt động của
Bộ máy nhà nước; những hạn chế trong quản lý nhà nước do thiếu những
TTHC hữu hiệu; quan điểm, nguyên tắc và giải pháp như: Sách chuyên khảo
Một số vấn đề về cải cách thủ tục hành chính, GS. Mai Hữu Khuê, PGS. PTS.
Bùi Văn Nhơn, Nxb Chính trị quốc gia, 1995; Sách chuyên khảo Nền hành
chính và cải cách hành chính của Nhật Bản, Việt Nam và Trung Quốc, (Kỷ yếu
hội thảo khoa học), chủ biên: Dương Phú Hiệp; Nguyễn Duy Dũng, 1996...
Như vậy, trong những tài liệu trên, các tác giả đã đưa ra cơ sở lý luận
của cải cách TTHC, những khó khăn, bất cập hiện nay trong các TTHC đang
là rào cản sự phát triển kinh tế - xã hội và đưa ra các khuyến nghị về cải cách
TTHC. Tuy nhiên, không có tác giả nào đề cập đến cải cách TTHC trong
quản lý nhà nước về giáo dục.

17


×