Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Đánh giá lựa chọn ưu tiên các giải pháp giảm nhẹ biến đối khí hậu trong lĩnh vực năng lượng sau thỏa thuận paris

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 133 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN PHƯƠNG LIÊN

ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN ƯU TIÊN CÁC GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG
SAU THỎA THUẬN PARIS

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

NGUYỄN PHƯƠNG LIÊN

ĐÁNH GIÁ LỰA CHỌN ƯU TIÊN CÁC GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG
SAU THỎA THUẬN PARIS

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: 8900201.01QTD

HÀ NỘI – 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện
dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Đỗ Tiến Anh, không sao chép các công trình
nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở
bất kì một công trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả

Nguyễn Phương Liên

i


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên người viết xin gửi lời cảm ơn đến Viện Khoa học Khí tượng Thuỷ văn
và Biến đổi khí hậu đã tạo điều kiện thuận lợi cho người viết trong quá trình nghiên
cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, người viết xin bày tỏ sự biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS. Đỗ Tiến
Anh, người thầy luôn tận tâm hướng dẫn người viết từ khi bắt đầu xây dựng công trình
nghiên cứu cho tới lúc hoàn thành.
Người viết xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hợp tác cũng như những ý kiến
đóng góp quý báu của các chuyên gia và nhà khoa học trong suốt quá trình thực hiện
công trình nghiên cứu.
Và cuối cùng, từ tận đáy lòng, người viết trân trọng biết ơn bố mẹ và gia đình đã
luôn khích lệ, hỗ trợ tối đa để người viết có thể yên tâm tập trung nghiên cứu và hoàn
thành luận văn.

Tác giả


Nguyễn Phương Liên

ii


MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .........................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG
GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG ................11
1.1. Tổng quan về những hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong lĩnh vực năng
lượng .............................................................................................................................. 11
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới về những hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong
lĩnh vực năng lượng toàn cầu ........................................................................................ 11
1.1.2. Nghiên cứu về những hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong lĩnh vực năng
lượng tại Việt Nam ........................................................................................................16
1.2. Tổng quan về lựa chọn các giải pháp giảm nhẹ khí nhà kính ưu tiên ...................24
1.2.1. Trong nước ..........................................................................................................24
1.2.2. Ngoài nước ..........................................................................................................28
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ƯU TIÊN CÁC HÀNH
ĐỘNG GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG ...34
2.1. Nguyên lý và mục tiêu của quy trình đánh giá ưu tiên các hành động giảm nhẹ
biến đổi khí hậu .............................................................................................................34
2.2. Cách tiếp cận và quy trình đánh giá ưu tiên các hành động giảm nhẹ ...................35

2.3. Phương pháp Delphi ............................................................................................... 38
2.4. Phương pháp đánh giá đa tiêu chí (MCDA) ........................................................... 45
2.5. Phương pháp SWOT............................................................................................... 46
CHƯƠNG 3. LỰA CHỌN ƯU TIÊN CÁC GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ
HẬU TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG THUỘC ĐÓNG GÓP DO QUỐC GIA
TỰ QUYẾT ĐỊNH (NDC) CỦA VIỆT NAM .............................................................. 48
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................................... 65
1. Kết luận...................................................................................................................... 65
2. Kiến nghị ...................................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 67
PHỤ LỤC

iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AR

Báo cáo đánh giá của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu
(Assessment Report)

BĐKH

Biến đổi khí hậu

Bộ TNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BP


Tập đoàn năng lượng toàn cầu British Petroleum

BRT

Xe buýt nhanh
(Bus Rapid Transit)

BWR

Lò phản ứng nước sôi
(Boiling Water Reactor)

CHP

Nhà máy đồng phát nhiệt điện
(Combined Heat and Power)

CMP

Hội nghị các bên tham gia Nghị định thư Kyoto
(Meeting of the Parties to the Protocol Kyoto)

COP

Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về
biến đổi khí hậu
(Conference of Parties)

DG


Phát điện phân tán
(Distributed Generation)

DPSIR

Động lực - Áp lực - Hiện trạng - Tác động - Đáp ứng
(Divers - Presssures - States - Impacts – Respones)

EU

Liên minh châu Âu
(European Union)

EV

Phương tiện chạy điện
(Electric Vehicle)

FBR

Lò phản ứng nơtron nhanh
(Fast Breeder Reactor)

GCR

Lò phản ứng làm mát bằng khí
(Gas-Cooled Reactor)

GEA


Đánh giá năng lượng toàn cầu
(Global Energy Assessment)
iv


HĐTƯ

Hành động thích ứng

IAEA

Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế
(International Atomic Energy Agency)

IEA

Cơ quan năng lượng quốc tế
(International Energy Agency)

INDC

Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định
(Intended Nationally Determined Contribution)

IPCC

Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu
(Intergovernmental Panel on Climate Change)


JICA

Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản
(Japan International Cooperation Agency0

KNK

Khí nhà kính

KTOE

Nghìn tấn dầu mỏ tương đương

LULUCF

Sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp
(Land Use, Land Use Change and Forestry)

LWR

Lò phản ứng nước nhẹ
(Light - Water Reactor)

MCDA

Phương pháp phân tích đa tiêu chí
(Multi - Criteria Decision Analysis)

MRV


Đo đạc, báo cáo và kiểm tra
(Measurement, Reporting and Verification)

NAMA

Hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện quốc gia
(Nationally Appropriate Mitigation Action)

NDC

Đóng góp do quốc gia tự quyết định
(Nationally Determined Contribution)

NGCC

Nhà máy điện chu trình hỗn hợp khí tự nhiên
(Natural Gas Combined Cycle)

NL

Năng lượng

NLTT

Năng lượng tái tạo

OECD

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(Organisation for Economic Cooperation and Development)


v


PHWR

Lò phản ứng nước nặng
(Pressurised Heavy Water Reactor)

PTBV

Phát triển bền vững

PV

Pin năng lượng mặt trời
(Photovoltaic)

PWR

Lò phản ứng nước áp lực
(Pressurized Water Reactor)

R&D

Nghiên cứu và phát triển
(Research & Development)

RBMK/LWGR Lò phản ứng hạt nhân kiểu kênh công suất lớn
(Reaktor Bolshoy Moshchnosti Kanalnyy/ Light-Water-cooled

Graphite-moderated Reactor)
REN

Mạng lưới chính sách năng lượng tái tạo toàn cầu
(Renewable Energy Policy Network)

SWOT

Phương pháp phân tích điểm manh, điểm yếu, cơ hội, thách thức
(Strength, Weakness, Opportunity and Threat)

TBQG

Thông báo quốc gia

TNA

Báo cáo đánh giá nhu cầu công nghệ
(Technology Needs Assessment)

UNEP

Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc
(United Nations Environment Programme)

UNFCCC

Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu
(United Nation Framework Conference on Climate Change)


UNDP

Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc
(United Nations Development Programme)

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 0.1. Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng theo loại năng lượng ............................. 2
Bảng 0.2. Phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực năng lượng của Việt Nam......................... 3
Bảng 1.1. Mục tiêu phát triển NL và NLTT theo hướng bền vững .............................. 17
Bảng 1.2. Giả thiết đối với các phương án giảm nhẹ phát thải KNK trong năng lượng
.......................................................................................................................................19
Bảng 1.3. Giả thiết đối với các phương án giảm nhẹ phát thải KNK trong năng lượng
.......................................................................................................................................23
Bảng 2.1. Ví dụ về ma trận đánh giá chỉ số theo phương pháp Delphi ......................... 42
Bảng 2.2. Bảng kết quả đánh giá chuyên gia ................................................................ 44
Bảng 2.3. Phân tích SWOT ........................................................................................... 46
Bảng 3.1. Đánh giá về mức độ quan trọng của các chỉ số lựa chọn giải pháp giảm nhẹ
biến đối khí hậu ưu tiên trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam ................................ 49
Bảng 3.2. Chi phí và tiềm năng giảm nhẹ của các giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính trong năng lượng ...................................................................................................51
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả tham vấn chuyên gia ........................................................ 52
Bảng 3.4. Kết quả ưu tiên lựa chọn các giải pháp giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh
vực năng lượng thuộc NDC của Việt Nam ...................................................................53
Bảng 3.5. Phân tích SWOT đối với phương án E.11 ....................................................56
Bảng 3.6. Phân tích SWOT đối với phương án E.12 ....................................................57
Bảng 3.7. Phân tích SWOT đối với các phương án E.13 và E.14 .................................58
Bảng 3.8. Phân tích SWOT đối với phương án E.17 ....................................................59


vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Khung logic lựa chọn giải pháp giảm nhẹ BĐKH ưu tiên trong lĩnh vực năng
lượng thuộc NDC Việt Nam ............................................................................................ 6
Hình 2.1. Khung lô-gic về đánh giá ưu tiên các công nghệ giảm nhẹ biến đổi khí hậu36
Hình 3.1. Những chỉ số đạt đồng thuận cao nhất sau áp dụng Delphi .......................... 50

viii


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Tại điều 1 của Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu
(UNFCCC), biến đổi khí hậu (BĐKH) được định nghĩa là “sự biến đổi của khí hậu
được qui trực tiếp hoặc gián tiếp cho hoạt động của con người làm biến đổi thành phần
khí quyển toàn cầu và nó là thành phần bổ sung vào sự biến động tự nhiên quan trắc
được trên những khoảng thời gian tương tự nhau”.
Các nghiên cứu của IPCC (2012) đã chỉ ra rằng hành động của con người đóng
góp vào 95% nguyên nhân gây ra BĐKH. Năm 1750, đánh dấu thời kỳ tiền công
nghiệp, năng lượng (chủ yếu là nguyên liệu hóa thạch như than, dầu, khí đốt) được con
người sử dụng ngày càng nhiều gây ra phát thải các chất khí gây hiệu ứng nhà kính,
dẫn đến tăng nhiệt độ trái đất. Để tránh những hậu quả nghiêm trọng khó lường, cần có
những biện pháp ứng phó và hạn chế những tác động tiêu cực tới môi trường (IPCC,
2012).
Như vậy con người chính là nhân tố có thể khắc phục và hạn chế nguy cơ tiềm ẩn
của biến đổi khí hậu. Sự ra đời của UNFCCC năm 1992 thể hiện tính cấp bách đòi hỏi
toàn cầu chung tay ứng phó với BĐKH. Công ước khung có hiệu lực từ năm 1994, tới

năm 1995, Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH
(COP) được tổ chức thường niên, là nơi họp mặt chính thức của các Bên tham gia để
cập nhật, báo cáo và đánh giá quá trình ứng phó BĐKH, đồng thời xây dựng những
nghĩa vụ ràng buộc về pháp lý thông qua Nghị định thư Kyoto để các nước đã phát
triển giảm lượng phát thải KNK của quốc gia mình. Kể từ năm 2005, Hội nghị cũng
đồng thời là "Hội nghị các bên tham gia Nghị định thư Kyoto" (CMP); các thành viên
của Công ước khung mà không phải thành viên của Nghị định thư cũng có thể tham
gia vào các cuộc họp liên quan tới Nghị định thư trong vai trò là quan sát viên.
Sau hai tuần đàm phán từ ngày 29/11 đến ngày 12/12/2015, đại diện của của 195
nước tham dự Hội nghị COP 21 tại Paris đã chính thức thông qua Thỏa thuận Paris.
Bản Thỏa thuận Paris sẽ thay thế Nghị định thư Kyoto từ năm 2020 và sẽ có hiệu lực
trong vòng 30 ngày sau khi có ít nhất 55 quốc gia, chiếm ít nhất 55% lượng khí thải
gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu phê chuẩn. Đây là văn bản pháp lý toàn cầu đầu tiên
ràng buộc trách nhiệm của tất cả các bên trong ứng phó với BĐKH; là Thỏa thuận lịch
1


sử về biến đổi khí hậu, đánh dấu bước đột phá quan trọng trong nỗ lực của Liên Hiệp
Quốc suốt hơn 20 năm nhằm thuyết phục Chính phủ các nước hợp tác để giảm phát
thải khí nhà kính, hạn chế việc gia tăng nhiệt độ của Trái đất.
Tại COP 21, Việt Nam đã đệ trình lên Ban thư ký của UNFCCC Đóng góp dự
kiến do quốc gia tự quyết định với cam kết mạnh mẽ Việt Nam sẽ thực hiện giảm phát
thải so với kịch bản cơ sở là 8% lượng phát thải KNK vào năm 2030 và có thể giảm
đến 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế (Bộ TNMT, 2015).
Ngay trước thềm tham dự Hội nghị COP 22, Việt Nam phê duyệt Thoả thuận
Paris về biến đổi khí hậu và Kế hoạch thực hiện Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu
tại Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28 tháng 10 năm 2016. Cho đến nay, Thỏa thuận
đã được 195 nước ký, 160 nước phê chuẩn trong tổng số 197 Bên tham gia Công ước
khung của Liên Hiệp Quốc về BĐKH. Và Việt Nam được xem là nước tiên phong xây
dựng Kế hoạch thực hiện Thoả thuận Paris về biến đổi khí hậu. Để triển khai thực

hiện, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 2053/QĐ-TTg ngày 28/10/2016
phê duyệt Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu.
Phát triển kinh tế là một trong những ưu tiên hàng đầu của một quốc gia đang
phát triển như Việt Nam. Một nền kinh tế phát triển gắn liền với tăng trưởng công
nghiệp là yếu tố khiến nhu cầu sử dụng năng lượng gia tăng đáng kể.
Bảng 0.1. Tổng tiêu thụ năng lượng cuối cùng theo loại năng lượng
Đơn vị: KTOE
Loại năng

Than

lượng

Tổng sản

Khí tự

Nhiên liệu phi

phẩm dầu

nhiên

thương mại

Điện

Tổng

Năm

2010

9.893

15.723

493

13.875

7.461

47.445

2013

10.559

14.971

1.460

13.628

9.988

50.606

2014


11.457

15.592

1.458

12.696

11.045

52.248

Nguồn: Kiểm kê năng lượng Việt Nam năm 2014, Viện Năng lượng (2016)

Nhu cầu về than đang tăng không ngừng với 9.893 KTOE năm 2010 lên 10.559
KTOE năm 2013 và tới 11.457 KTOE vào năm 2014. Trong vòng 3 năm từ 2010 2013, nhu cầu về điện đã tăng vọt từ 7.461 lên 9.988 KTOE, con số tiếp tục tăng lên
2


11.045 KTOE năm 2014. Đáng kể nhất là nhu cầu về khí tự nhiên tăng đột biến từ 493
KTOE năm 2010 lên tới 1.458 KTOE năm 2014. Tổng sản phẩm dầu giảm nhẹ vào
năm 2013 rồi lại tiếp tục tăng lên 15.592 KTOE năm 2014. Duy chỉ có nhiên liệu phi
thương mại là có xu hướng giảm từ 13.875 KTOE năm 2010 xuống 12.696 KTOE
năm 2014.
Ở Việt Nam, theo các Báo cáo khí hậu quốc gia (Thông báo quốc gia về biến đổi
khí hậu, Báo cáo cập nhật hai năm một lần), lượng phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực
năng lượng cũng liên tục gia tăng trong giai đoạn 1994 – 2014 từ mức 25,6 triệu tấn
CO2tđ năm 1994 (chiếm 24,7% tổng phát thải) (Bộ TNMT, 2000) lên mức 171,6 triệu
tấn CO2tđ năm 2014 (chiếm 53,4% tổng phát thải) (Bộ TNMT, 2018). Cũng theo các
báo cáo này, phát thải KNK từ lĩnh vực Năng lượng vẫn tiếp tục gia tăng nhanh chóng

và có thể đạt mức 643,2 triệu tấn CO2tđ vào năm 2030 (Bộ TNMT, 2018).
Bảng 0.2. Phát thải khí nhà kính từ lĩnh vực năng lượng của Việt Nam
Đơn vị: triệu tấn CO2tđ
Năm
Phát

thải

1994

2000

2010

2013

2014

25,6

52,8

141,2

151,4

171,6

KNK
Nguồn: Bộ TNMT (2000, 2008, 2017, 2018)


Các hoạt động gây phát thải KNK trong lĩnh vực năng lượng bao gồm: Công
nghiệp năng lượng; Công nghiệp sản xuất và xây dựng; Giao thông vận tải; Dịch vụ &
thương mại; Dân dụng; Nông nghiệp Lâm nghiệp và Thủy sản; Các ngành khác không
sử dụng năng lượng; Nhiên liệu rắn; Dầu và khí tự nhiên. Trong đó phát thải KNK từ
hoạt động Công nghiệp năng lượng chiếm tỉ trọng lớn nhất với khoảng 31,8% tổng
lượng phát thải năm 2014. Tiếp đến là hoạt động Công nghiệp sản xuất và xây dựng
(28,8%); Giao thông vận tải (17,8%); Dầu và khí tự nhiên (10,6%); Dịch vụ & Thương
mại, Dân dụng, Nông nghiệp Lâm nghiệp và Thủy sản (9%); Nhiên liệu rắn (1,6%); và
Các ngành khác không sử dụng năng lượng (0,5%).
Việc sản xuất và khai thác năng lượng bao gồm nhiều lĩnh vực như: nhiệt điện,
thủy điện, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối, điện khí sinh học. Trong Báo cáo kỹ
thuật Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết định của Việt Nam (NDC) đã nêu ra 17
giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng. Tuy nhiên, với
3


tình hình thực tế còn hạn chế về nguồn lực, tài chính cũng như nhiều yếu tố liên quan
khác, cần có lựa chọn ưu tiên cho từng giải pháp nhằm tối ưu hóa hiệu quả thực hiện
phù hợp với điều kiện quốc gia.
Đã có những nghiên cứu chuyên sâu về từng lĩnh vực trong ngành năng lượng,
nhưng chưa có một tài liệu nghiên cứu nào phân tích phương pháp lựa chọn những
phương án giảm phát thải KNK ưu tiên trong ngành. Chính vì vậy, trong phạm vi khóa
luận này, vận dụng những phương pháp Delphi, phương pháp đánh giá đa tiêu chí
(MCDA), phương pháp SWOT… tác giả tập trung chỉ ra những giải pháp giảm nhẹ
BĐKH trong năng lượng cần được ưu tiên thực hiện. Việc này là vô cùng cấp thiết để
Việt Nam kịp thời tận dụng triệt để những lợi ích Thỏa thuận có thể mang lại đặc biệt
về chuyển giao công nghệ mới cũng như nhanh chóng tìm ra giải pháp hiệu quả ứng
phó với những thách thức tiềm tàng nhằm trong thời gian ngắn nhất, đạt thành công
cao nhất trong việc triển khai Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris tại Việt Nam.

1.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được các phương pháp lựa chọn giải pháp thực hiện giảm nhẹ
BĐKH ưu tiên trong lĩnh vực năng lượng nhằm hỗ trợ thực hiện Đóng góp do quốc gia
tự quyết định (NDC) và Kế hoạch triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris của Việt Nam;
- Xác định các giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ưu tiên trong lĩnh vực
năng lượng tại Việt Nam.
1.2. Dự kiến những đóng góp của đề tài
- Vận dụng phương pháp Delphi, phương pháp đánh giá đa tiêu chí (MCDA) và
phương pháp SWOT xác định các giải pháp giảm nhẹ phát thải KNK ưu tiên trong lĩnh
vực năng lượng nhằm hỗ trợ triển khai hiệu quả Đóng góp do quốc gia tự quyết định
(NDC) và Kế hoạch triển khai thực hiện Thỏa thuận Paris của Việt Nam;
- Phân tích và chỉ ra các giải pháp được ưu tiên lựa chọn nhằm giảm nhẹ KNK
trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam;
- Đề xuất, kiến nghị những nội dung ưu tiên thực hiện giảm nhẹ BĐKH trong
lĩnh vực năng lượng ở Việt Nam.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Các giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng
lượng thuộc Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam (NDC).
4


Phạm vi: Quốc gia Việt Nam.
1.4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
a) Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Có thể dùng phương pháp nào để đánh giá ưu tiên đối với các giải
pháp giảm nhẹ BĐKH trong NDC của Việt Nam? Nếu có thì được áp dụng như thế
nào?
Câu hỏi 2: Các giải pháp giảm nhẹ phát thải KNK trong lĩnh vực năng lượng
thuộc NDC của Việt Nam lựa chọn ưu tiên là những giải pháp nào?
Giả thuyết nghiên cứu

Giả thuyết 1: Có thể dùng phương pháp Delphi, phương pháp đánh giá đa tiêu
chí (MCDA) và phương pháp SWOT để lựa chọn giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà
kính ưu tiên trong lĩnh vực năng lượngđược nêu tại báo cáo NDC.
Giả thuyết 2: Phát triển năng lượng tái tạo sẽ là những giải pháp giảm nhẹ ưu
tiên cho Việt Nam trong giai đoạn 2020 – 2030.
b) Luận điểm trả lời
Trả lời 1:
Sau khi Chính phủ phê duyệt Thỏa thuận Paris thực hiện Công ước khung của
Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (Thỏa thuận Paris) ngày 31 tháng 10 năm 2016
theo Nghị quyết số 93/NQ-CP của Chính phủ, Đóng góp dự kiến do quốc gia tự quyết
định (INDC) của Việt Nam đã chính thức trở thành Đóng góp do quốc gia tự quyết
định (NDC) - cam kết mang tính ràng buộc với cộng đồng quốc tế. Một trong 5 nhóm
nhiệm vụ chính trong Kế hoạch thực hiện Thỏa thuận Paris về BĐKH của Việt Nam là
“Xác định các hành động giảm nhẹ phát thải thực hiện NDC và tận dụng cơ hội phát
triển nền kinh tế theo hướng các-bon thấp”.
Tuy nhiên, các hành động và giải pháp giảm nhẹ tại Việt Nam được xây dựng
dựa trên quan điểm của các Bộ, ngành. Việc đánh giá và lựa chọn các giải pháp ưu tiên
cần tập trung thực hiện nhằm đóng góp vào việc giảm nhẹ nói riêng và ứng phó với
biến đổi khí hậu nói chung vẫn chưa được thực hiện. Chính vì vậy, bằng việc áp dụng
phương pháp luận có cơ sở khoa học và dẫn chứng cụ thể, tác giả đánh giá các giải
pháp ưu tiên giảm nhẹ trong lĩnh vực năng lượng theo NDC của Việt Nam, cụ thể theo
khung logic:

5


Hình 1.1. Khung logic lựa chọn giải pháp giảm nhẹ BĐKH ưu tiên trong lĩnh vực
năng lượng thuộc NDC Việt Nam

Kết quả tiến hành nghiên cứu đánh giá theo khung trên sẽ chỉ rõ những giải

pháp giảm nhẹ BĐKH trong lĩnh vực năng lượng cần được ưu tiên tại Việt Nam.
Trả lời 2:
Hướng tới một tương lai bền vững, đảm bảo an ninh năng lượng toàn cầu, thế
giới đã và đang chú trọng phát triển năng lượng tái tạo (NLTT) với tiềm năng vô cùng
lớn từ những nguồn năng lượng tự nhiên hiện có, có khả năng tái phục hồi, có thể sử
dụng thay thế nhiên liệu hóa thạch, giảm phát thải KNK. “Tỷ trọng của NLTT trong
các loại năng lượng sơ cấp toàn cầu có thể tăng từ mức 17% hiện tại lên 75%, và ở
một số khu vực có thể trên 90% vào năm 2015” (GEA, 2012).
Ở vị trí địa lý đầy thuận lợi, Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển năng lượng tái
tạo đóng góp phát triển bền vững nguồn năng lượng quốc gia. Việt Nam nằm hoàn
toàn trong vành đai nhiệt đới bán cầu bắc có bức xạ mặt trời cao, trung bình khoảng
100 - 175 Kcal/cm2.năm cùng với khí hậu nhiệt đới gió mùa và hơn 3000km bờ biển,
Việt Nam có tiềm năng rất lớn để phát triển năng lượng gió và mặt trời. Độ ẩm không
khí lớn trên dưới 80%, có lượng mưa trung bình hàng năm cao, khoảng 1.800 6


2.000mm và địa hình đồi núi cao, hệ thống sông ngòi dày đặc khoảng 2.360 con sông
dài trên 10 km, điều kiện thuận lợi để phát triển thủy điện nhỏ. Bên cạnh đó, là một
quốc gia nông nghiệp, Việt Nam có nguồn sinh khối phong phú, tại chỗ, bao gồm củi
gỗ và phế thải từ cây nông nghiệp, phụ phẩm nông nghiệp là trên 100 triệu tấn (quy
đổi về dầu tính theo nhiệt lượng tương đương gần 30 triệu tấn dầu), tiềm năng rất lớn
phát triển điện sinh khối.
Đã có những nghiên cứu khoa học phân tích rất rõ triển vọng phát triển năng
lượng tái tạo tại Việt Nam, hé mở nhiều giải pháp tiềm năng cũng như các giải pháp
cần được ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2020 - 2030. Nhưng nhìn chung, quá trình
xây dựng và xác định chỉ số đánh giá của những nghiên cứu này đều dựa trên kinh
nghiệm của chuyên gia và quốc tế mà chưa có phương pháp nghiên cứu khoa học cụ
thể nào. Tác giả qua luận văn đề xuất sử dụng một phương pháp khoa học để làm rõ
hơn vấn đề nghiên cứu này.
2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

2.1. Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan về các hành động giảm nhẹ BĐKH trong lĩnh vực năng lượng;
- Tổng quan về các hành động giảm nhẹ BĐKH trong lĩnh vực năng lượng tại
Việt Nam;
- Phương pháp luận: Cách tiếp cận, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
và phương pháp nghiên cứu;
- Tổng quan về phương pháp lựa chọn giải pháp ưu tiên;
- Áp dụng được phương pháp Delphi để xây dựng bộ chỉ số đánh giá ưu tiên lựa
chọn các giải pháp giảm nhẹ BĐKH trong lĩnh vực năng lượng thuộc NDC của Việt
Nam;
- Áp dụng phương pháp đánh giá đa tiêu chí (MCDA) chỉ ra giải pháp giảm nhẹ
BĐKH ưu tiên lựa chọn trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam;
- Phân tích SWOT chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức khi triển
khai thực hiện các giải pháp giảm nhẹ phát thải KNK từ đó ưu tiên lựa chọn giải pháp
giảm nhẹ BĐKH tiềm năng nhất trong lĩnh vực năng lượng thuộc Đóng góp dự kiến do
quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam sau Thỏa thuận Paris.

7


2.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phương pháp phân tích lý thuyết là tư duy nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác
nhau thu thập được nhằm nhận thức khoa học về lý thuyết đã chọn lọc phục vụ cho đề
tài nghiên cứu.
Phương pháp tổng hợp lý thuyết là liên kết những mối quan hệ, những bộ phận
thông tin được phân tích từ lý thuyết đã chọn lọc thành một hệ thống lý thuyết đầy đủ
và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu.
Phương pháp kế thừa
Là phương pháp kế thừa có chọn lọc những kinh nghiệm, báo cáo và kết quả

nghiên cứu khoa học đã được công bố về đề tài nghiên cứu. Phương pháp này rất có ý
nghĩa trong nghiên cứu khoa học do hầu hết các cơ sở nghiên cứu mới đều có căn
nguyên từ kết quả của những nghiên cứu trước đó.
Phương pháp Delphi
Delphi là phương pháp dự báo một vấn đề cụ thể trong tương lai thông qua kỹ
thuật trưng cầu ý kiến nhóm chuyên gia với mục đích chính nhằm đạt sự đồng thuận
và tìm ra phát kiến mới. Việc trưng cầu được thực hiện 02 vòng hoặc hơn qua bảng hỏi
mà các chuyên gia được giấu tên. Dựa vào thông tin thu thập được qua 02 vòng tham
vấn với những hỗ trợ kỹ thuật liên quan cần thiết, kết quả cuối cùng sẽ là tiền đề xây
dựng bộ chỉ số đánh giá áp dụng cho phương pháp được sử dụng tiếp theo.
Phương pháp đánh giá đa tiêu chí
Phương pháp phân tích đa tiêu chí (Multi-Criteria Analysis, MCDA), đôi khi
gọi là đánh giá đa tiêu chí (Multi-Criteria Evaluation, MCE) cung cấp cho người ra
quyết định các mức độ quan trọng khác nhau của các tiêu chuẩn. Điều kiện cơ bản để
áp dụng phương pháp này là hệ thống thông tin ban đầu phải được thu thập khá đầy
đủ. Nội dung cơ bản của phương pháp là sử dụng một hệ thống chỉ số phù hợp dùng để
đánh giá đối tượng nghiên cứu. Điều quan trọng là phải định lượng và định tính được
cho từng chỉ số, xác định tầm quan trọng của từng chỉ số, và cuối cùng là đánh giá
tổng quan.
Ưu điểm của phương pháp này là không đòi hỏi các kỹ thuật quá phức tạp, tận
dụng được các thông tin thống kê có sẵn. Khó khăn khi áp dụng phương pháp này là

8


phải xử lý một lượng thông tin khá lớn, đôi khi cần thiết thu thập các thông tin bổ sung
bằng các điều tra bảng hỏi.
Phương pháp phân tích SWOT
Phương pháp phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng được sử dụng nhằm
hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và

Nguy cơ (Threats) của một phương án/dự án. Đây là phương pháp giúp xác định mục
tiêu chiến lược, hình thành các mục tiêu và kế hoạch chiến lược, xác định cơ chế kiểm
soát chiến lược.
3. Cấu trúc của luận văn
Mở đầu
-

Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

-

Mục tiêu nghiên cứu

-

Dự kiến những đóng góp của đề tài

-

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

-

Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

-

Nội dung và phương pháp nghiên cứu

-


Cấu trúc của luận văn

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG
GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG
1.1. Tổng quan về những hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong lĩnh vực năng
lượng
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới về những hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong
lĩnh vực năng lượng
1.1.2. Nghiên cứu về những hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong lĩnh vực năng
lượng tại Việt Nam
1.2. Tổng quan về lựa chọn giải pháp giảm nhẹ khí nhà kính ưu tiên
1.2.1. Trong nước
1.2.2. Ngoài nước
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ ƯU TIÊN CÁC HÀNH
ĐỘNG GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG
2.1. Nguyên lý và mục tiêu của quy trình đánh giá ưu tiên các hành động giảm nhẹ
biến đổi khí hậu
9


2.2. Cách tiếp cận và quy trình đánh giá ưu tiên các hành động giảm nhẹ
2.3. Phương pháp Delphi
2.4. Phương pháp đánh giá đa tiêu chí (MCDA)
2.5. Phương pháp SWOT
CHƯƠNG 3. LỰA CHỌN ƯU TIÊN CÁC GIẢI PHÁP GIẢM NHẸ BĐKH TRONG
LĨNH VỰC NĂNG LƯỢNG THUỘC ĐÓNG GÓP DO QUỐC GIA TỰ QUYẾT
ĐỊNH (NDC) CỦA VIỆT NAM
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận

2. Kiến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

10


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ NHỮNG
HÀNH ĐỘNG GIẢM NHẸ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRONG LĨNH VỰC
NĂNG LƯỢNG
1.1. Tổng quan về những hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong lĩnh vực
năng lượng
1.1.1. Nghiên cứu trên thế giới về những hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu
trong lĩnh vực năng lượng toàn cầu
Năng lượng đóng vai trò thiết yếu cho sự phát triển của con người. Thế giới hiện
có khoảng 3 tỷ người không được tiếp cận các dịch vụ năng lượng cơ bản và phải nấu
ăn bằng nhiên liệu rắn. Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) và các tổ chức khác dự
đoán nhu cầu nhiên liệu vẫn tiếp tục tăng, nghĩa là con người vẫn tiếp tục phụ thuộc
vào dầu mỏ và các năng lượng hóa thạch khác (GEA, 2012).
Sự phụ thuộc toàn cầu vào nhiên liệu hóa thạch dẫn đến việc phát thải trên 1100
GtCO2 vào khí quyển từ giữa thế kỷ 19. Hiện nay, phát thải khí nhà kính liên quan đến
năng lượng, chủ yếu từ đốt nhiên liệu hóa thạch để cấp nhiệt, phát điện và vận tải,
chiếm khoảng 70% tổng lượng khí thải bao gồm các-bon đi-ô-xít, mê-tan và một số
dấu vết của nitơ ô-xít.
Phát thải khí nhà kính từ nhiên liệu hóa thạch tăng lên mỗi năm kể từ Báo cáo
đánh giá lần thứ ba của IPCC năm 2001(TAR) (IPCC, 2001), mặc dù đã mở rộng triển
khai các công nghệ các-bon thấp hoặc không phụ thuộc vào các-bon (đặc biệt là các
công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo); thực hiện các cơ chế chính sách hỗ trợ khác
nhau của nhiều quốc gia; vươn tới thị trường các-bon ở một số vùng và tăng đáng kể
giá năng lượng thế giới. Các chính phủ không đề cập tới những hành động chính sách

hỗ trợ hiệu quả trong ngắn hạn, phát thải KNK trong năng lượng chủ yếu từ đốt nhiên
liệu hóa thạch được dự đoán tăng trên 50% từ 26.1 GtCO2tđ (7.1 GtC) năm 2004 đến
37–40 GtCO2 (10.1–10.9 GtC) vào năm 2030. Do đó, giảm phát thải KNK trong lĩnh
vực này sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều.
Có thể giảm thiểu BĐKH và ổn định nhiệt độ trái đất khi hạn chế tổng lượng phát
thải CO2 và tiến tới lượng này bằng 0 (Allen và cs, 2009; Meinshausen và cs, 2009).
Các phương án giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực cung cấp năng lượng làm
giảm cường độ phát thải KNK trong vòng đời của một đơn vị năng lượng cuối cùng
11


(điện, nhiệt, nhiên liệu) được cung cấp cho người dùng cuối cùng. Do đó, có những
phương án thay thế việc sử dụng phụ thuộc hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch bằng công
nghệ không phát thải KNK trực tiếp, chẳng hạn như năng lượng tái tạo và hạt nhân, và
các giải pháp giảm nhẹ phát thải KNK trong việc khai thác, vận chuyển và chuyển đổi
nhiên liệu hóa thạch thông qua tăng hiệu quả, chuyển đổi nhiên liệu và tận thu KNK.
Khai thác, chuyển hóa nhiên liệu hóa thạch và chuyển đổi nhiên liệu tại
Hoa Kỳ
Một số xu hướng có ý nghĩa giảm nhẹ phát thải liên quan đến việc khai thác, vận
chuyển và chuyển hóa nhiên liệu hóa thạch: (1) các công nghệ mới cho phép tiếp cận
các bể dầu đá phiến bền vững; (2) tái tập trung vào phát thải phát tán mê tan, đặc biệt
là khí thải có liên quan đến sản xuất khí; (3) tăng nỗ lực cần thiết để thăm dò và khai
thác dầu; và (4) cải thiện công nghệ năng lượng hiệu quả thu giữ và phòng ngừa phát
thải khí mê-tan trong chuỗi cung ứng nhiên liệu.
Trong Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của IPCC (AR4), việc khẩn trương triển khai
công nghệ khoan ngang và cắt phá thủy lực được xem là một bước tiến quan trọng
nhằm gia tăng và đa dạng hóa nguồn cung cấp khí đốt cũng như cho phép mở rộng
chuyển đổi sản xuất nhiệt điện than sang khí (IEA, 2012b); đây là nguyên nhân quan
trọng dẫn tới giảm phát thải KNK tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một vài phân tích gần đây
chỉ ra rằng quá trình này cũng phát sinh phát thải phát tán khí khoảng 2-3% (±1%).

Xét các ước tính được cập nhật về phát thải phát tán mê-tan, các đánh giá vòng
đời gần đây chỉ ra phát thải KNK giảm một nửa khi chuyển đổi từ nhà máy nhiệt điện
than sang mô hình nhà máy điện chu trình hỗn hợp khí tự nhiên (NGCC). Tuy nhiên,
đây mới chỉ là khâu chuyển đổi công nghệ trung gian để hướng tới mức giảm nhẹ phát
thải KNK kì vọng và phù hợp với những yêu cầu của Thỏa thuận Cancun.
Các nhà máy đồng phát nhiệt điện (CHP) có ý nghĩa giảm phát thải khá lớn. Hiệu
suất trung bình toàn cầu của các nhà máy điện sử dụng nguyên liệu hóa thạch là 37%,
trong khi con số này là 58% đối với các nhà máy CHP nếu tính cả lượng điện và nhiệt
thu được. Và hiệu suất của các nhà máy đồng phát nhiệt điện tiên tiến có thể đạt trên
85% (Alsalam và Ragnauth, 2011; IEA, 2011a; Burnham và cs, 2012).
Khai thác và phân phối nhiên liệu hóa thạch hiện ước tính chiếm 5-10% tổng
phát thải KNK liên quan tới việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch (IPIECA và API, 2007;
12


Hasan và cs, 2011). Có thể giảm phát thải KNK trong quá trình khai thác và vận
chuyển nhiên liệu thông qua sử dụng nguồn năng lượng ít phát thải các-bon trong các
mỏ, khu khai thác và mạng lưới vận chuyển (US EPA, 2006; IEA, 2009a; Karacan và
cs, 2011; Karakurt); thu giữ, sử dụng và xử lý khí mê tan ở các mỏ than (IPIECA và
API, 2009; Johnson và Coderre, 2011); giảm thông gió và bùng phát từ sản xuất dầu
và khí đốt (Goedbloed, 2011; Wilwerding, 2011); và kịp thời phát hiện, sửa chữa rò rỉ
các hệ thống khí tự nhiên (IEA, 2010a).
Truyền tải và phân phối năng lượng hiệu quả tại Châu Âu và các nước thuộc
OECD
Tổn thất điện năng chênh lệch đáng kể giữa các quốc gia, xu hướng giảm dần ở
các quốc gia phát triển và những quốc gia đang phát triển chịu tổn thất trên 20% vào
năm 2010 theo dữ liệu trực tuyến của IEA (IEA, 2010a). Tổn thất truyền tải và phân
phối được tính là 6,5% tổng sản lượng điện năm 2000 (IEA, 2003a) đối với các nước
OECD, gần với mức trung bình của EU (European Copper Institute, 1999).
Tổn thất điện năng ở lưới điện cao thế nhìn chung thấp hơn ở lưới điện hạ thế,

chủ yếu do tổng độ dài đường dây truyền tải nhỏ hơn nhiều so với tổng phân phối cho
hầu hết các hệ thống điện. Truyền tải điện một chiều cao áp (HVDC) có khả năng
giảm tổn thất truyền dẫn và có hiệu quả về chi phí cho các đường dây truyền tải đường
dài trên mặt đất.
Trong 25% tổn thất điện năng tại Châu Âu, 40% do quá trình truyền tải điện, chủ
yếu là hao tổn máy biến áp (tổn thất tương tự đối với các nước thuộc OECD), khoảng
25% nữa là do hao tổn lưới điện và hệ thống cáp quang. Do đó, thay thế sử dụng máy
biến áp cải tiến hay gia tăng và phân phối đều nguồn phát điện phân tán (Distributed
Generation –DG) gần nơi tải trọng có tác động giảm thiểu tổn thất đáng kể (xem
European Copper Institute, 1999). Tuy nhiên, nếu một lượng điện được xuất trở lại
lưới điện chính để đáp ứng các tải ở xa hơn, thì tổn thất có thể lại tăng cũng như
HVDC dưới biển có tổn thất thấp hơn trong khoảng cách truyền tải điện từ 55 đến 70
km (Barberis Negra và cộng sự, 2006) và rất có thể sẽ được sử dụng để kết nối các
trang trại gió ngoài khơi do các đặc tính phản ứng bất lợi của sóng biển dài xen kẽ cáp
truyền tải xoay chiều hiện tại (AC).

13


Đường ống là phương tiện hiệu quả nhất để giảm thiểu hao tổn và tiết kiệm năng
lượng trong quá trình vận chuyển chất lỏng. Các chất phụ gia có thể làm thông dòng
chảy của dầu và giảm năng lượng sử dụng (Bratland, 2010). Công nghệ máy bơm mới,
các thiết bị làm đường ống, hóa chất như chất ức chế điểm đông (đối với dầu thô sáp)
và các chất khử cản là những ví dụ điển hình về các công nghệ này làm tăng sản lượng
vận tải đường ống.
Cuối cùng, cần chú ý là việc loại bỏ các-bon từ nhiệt bằng các máy bơm nhiệt và
từ vận chuyển thông qua gia tăng sử dụng các phương tiện chạy điện (EV), đòi hỏi bổ
sung công suất phát điện và cải thiện cơ sở hạ tầng truyền tải và phân phối.
Công nghệ năng lượng tái tạo trên toàn cầu
Chỉ một phần nhỏ tiềm năng công nghệ năng lượng tái tạo được phát triển cho

đến nay. Các nguồn năng lượng tái tạo có khả năng cung cấp điện năng, nhiệt và cơ
năng cũng như nhiều dạng năng lượng khác (Moomaw và cs, 2011b). Điện sinh học,
năng lượng gió và năng lượng mặt trời là những dạng năng lượng tái tạo được tập
trung phát triển trên toàn cầu. Ngoài ra, tùy thuộc vào điều kiện của quốc gia, thủy
điện và địa nhiệt cũng đang là những lĩnh vực rất được quan tâm.
Các công nghệ năng lượng tái tạo có hiệu suất ngày càng cao và chi phí ngày
càng giảm thúc đẩy tăng trưởng thị trường và thương mại hóa điện sinh học.Các nước
đang phát triển có tiềm năng lớn sản xuất điện từ năng lượng tái tạo, đặc biệt là Trung
Quốc. Trong những năm gần đây, giá pin năng lượng mặt trời (PV) giảm đáng kể dẫn
đến việc sử dụng ngày càng tăng, lượng tiêu thụ chủ yếu từ châu Âu trong năm 2012
nhưng sản xuất tại châu Á. Mỹ và Brazil chiếm 61% và 26% tương ứng sản xuất
ethanol sinh học toàn cầu vào năm 2012, trong khi Trung Quốc dẫn đầu trong việc sử
dụng nước nóng từ năng lượng mặt trời (REN 21, 2013). Công nghệ điện gió trong đất
liền đã phát triển, hiện tại công nghệ điện gió ngoài khơi đang có xu hướng gia tăng
nhưng chi phí vẫn còn cao. Trong khi đó, công nghệ sản xuất điện và nhiệt từ địa nhiệt
đang được tích cực nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng như tiến hành thực nghiệm
nhằm xúc tiến thương mại trong tương lai.
Chuyển đổi đốt củi sang than không có ý nghĩa lớn trong việc giảm phát thải
KNK trên toàn cầu, nhưng giúp cải thiện sức khỏe và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên,
tại các nước đang hoặc kém phát triển hành động này chưa phổ biến.
14


Bản chất của năng lượng tái tạo là không ổn định nên chính sách hỗ trợ của chính
phủ đóng vai trò rất quan trọng để thúc đẩy phát triển nguồn năng lượng, đặc biệt
trong việc phát triển cơ sở hạ tầng và tích hợp với lưới điện quốc gia.
Năng lượng tái tạo đóng góp một phần tương đối nhỏ cung cấp năng lượng toàn
cầu, đặc biệt nếu tính đến sinh khối truyền thống. Tuy nhiên, xét đến khả năng cung
cấp điện năng toàn cầu, năng lượng tái tạo chiếm 21% năm 2012. Năng lượng tái tạo
phát triển nhanh nhất là điện gió, thủy điện và PV.

Theo REN21, 2013, tăng trưởng sản xuất điện từ năng lượng tái tạo khoảng 8%
mỗi năm trong giai đoạn từ 2010-2012. Nhiên liệu sinh học chiếm 3,4% nhu cầu nhiên
liệu vận tải đường bộ toàn cầu năm 2012, tăng trưởng đáng kể từ năm này trở đi. Cuối
năm 2012, thị trường sử dụng nước nóng và sưởi ấm từ năng lượng tái tạo bao gồm
293 GWth sinh khối hiện đại, 255 GWth năng lượng mặt trời và 66 GWth địa nhiệt
sưởi ấm.
Năng lượng hạt nhân tại 30 quốc gia trên thế giới
Năng lượng hạt nhân được sử dụng để sản xuất điện tại 30 quốc gia trên toàn thế
giới (IAEA, 2013a). Có 434 lò phản ứng hạt nhân với tổng công suất lắp đặt 371 GWe
tính đến tháng 9 năm 2013 (IAEA, 2013a). Điện hạt nhân chiếm 11% sản lượng điện
của thế giới trong năm 2012, với tổng số sản lượng là 2346 TWh (IAEA, 2013b). Năm
2012, thị phần điện hạt nhân toàn cầu giảm đáng kể so với mức 17% vào năm 1993
(IEA, 2012b; BP, 2013). Hoa Kỳ, Pháp, Nhật Bản, Nga và Hàn Quốc với 99, 63, 44,
24 và 21 GWe tương ứng là năm quốc gia dẫn đầu về sản lượng hạt nhân và chiếm
68% tổng công suất hạt nhân toàn cầu tính đến tháng 9/2013 (IAEA, 2013a). Trong số
các lò phản ứng hạt nhân trên toàn thế giới, 354 là lò phản ứng nước nhẹ (LWR), trong
đó 270 là lò phản ứng nước áp lực (PWR) và 84 lò phản ứng nước sôi (BWR) (IAEA,
2013a). Các loại lò phản ứng còn lại bao gồm 48 lò phản ứng nước nặng (PHWR), 15
lò phản ứng làm mát bằng khí (GCR), 15 lò phản ứng hạt nhân kiểu kênh công suất
lớn (RBMK / LWGR) và 2 lò phản ứng nơtron nhanh (FBR) (IAEA, 2013a).
Nhu cầu về điện, đa dạng hóa năng lượng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu thúc đẩy
xây dựng các lò phản ứng hạt nhân tiên tiến. Điện từ điện hạt nhân không trực tiếp gây
phát thải KNK. Có 69 lò phản ứng hạt nhân với công suất 67 GWe hiện đang được xây
dựng ở 14 quốc gia (IAEA, 2013a), phần lớn thuộc về các nước Trung Quốc, Nga, Ấn
15


×