Tải bản đầy đủ (.docx) (60 trang)

Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch nội địa tại lăng tự đức – huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.44 KB, 60 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA DU LỊCH
------------

SỐ LIỆU THÔ
ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG THU HÚT KHÁCH
DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI LĂNG TỰ ĐỨC - HUẾ

Giảng viên hướng dẫn:

Sinh viên thực hiện:

PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Lê Văn Đức
Lớp: K49-QLLH1

Huế, tháng 4 năm 2019

Lời Cảm Ơn


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Để hoàn thành đề tài chuyên đề: “Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch
nội địa tại lăng Tự Đức – Huế”, bên cạnh sự cố gắng của bản thân, cho phép tôi
được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến tất cả các nhân cơ quan đã tạo điều kiện
giúp đỡ trong quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Trước hết tôi xin gửi tới các thầy cô bộ môn Lữ Hành, Hướng Dẫn Viên du


lịch, Khoa Du Lịch – Đại Học Huế lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời
cám ơn sâu sắc.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến thầy giáo - PGS. TS. Trần Hữu
Tuấn đã quan tâm giúp, người tận tình hướng dẫn, đọc bản thảo, bổ sung và
đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi suốt thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban lãnh đạo Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích
Cố Đô Huế cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của cán bộ hướng dẫn tại trung tâm, đã
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại Trung Tâm
Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng thời gian có hạn với kinh nghiệm thực
tế chưa đầy đủ nên đề tài này không thể tránh được những thiếu sót. Tôi rất
mong nhận được sự chỉ bảo, góp ý, chia sẻ của các thầy cô để đề tài này ngày
được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cám ơn !

2


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài
nghiên cứu khoa học nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đã được chỉ rõ nguồn gốc
rõ ràng và được phép công bố.
Huế, tháng 04 năm 2019
Sinh viên thực hiện


Lê Văn Đức

3


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1.TTBTDTCĐH

Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế

2.WTO

World Tourism Organization

3.UNESCO

United Nations Educational Scientific
and cultural Organization

4. ĐVT

Đơn vị tính


5.UBNN

Ủy Ban Nhân Dân

6.GTTB

Giá trị trung bình

4


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

5


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

6


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học


GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành ngành phát triển mũi nhọn của nhiều quốc
gia, Việt Nam là một trong những nước đang không ngừng chú trọng đầu tư khai
thác các hoạt động phát triển du lịch, góp phần quan trọng cho thu nhập kinh tế
quốc dân, tác động tích cực và làm cho kinh tế - văn hóa - xã hội không ngừng
phát triển. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể phủ nhận,
thông qua việc tiêu dùng của du khách thông qua các sản phẩm du lịch. Nhu cầu
của du khách bên cạnh việc tiêu dùng hàng hóa thông thường còn có những nhu
cầu tiêu dùng đặc biệt: Nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa
bệnh, nghỉ ngơi, thư giãn…
Du lịch trở thành một phương tiện giao tiếp giữa người với người nhằm xây
dựng các mối quan hệ hợp tác: kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội giữa các dân
tộc, các quốc gia trên thế giới. Du lịch đang mở ra những cánh cửa cho tăng
cường phát triển các quan hệ hợp tác quốc tế về mọi lịch vực trên cơ sở bình
đẳng, lợi ích và tôn trọng lẫn nhau, các quốc gia vì hòa bình hữu nghị và sự phát
triển của dân tộc. Với ý nghĩa đó, du lịch nổi lên như một yếu tố tích cực hỗ trợ
giao lưu và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc trên thế giới.
Thừa Thiên Huế là một trong ít địa phương có nguồn tài nguyên du lịch
phong phú, đa dạng và có giá tri cao về tự nhiên và nhân văn. Nơi đây còn lưu giữ
di sản được UNESCO công nhận là di sản văn hóa của nhân loại với những công
trình hầu như còn nguyên vẹn, kiến túc nghệ thuật đặc sắc cùng với hệ thống lăng
tẩm chùa chiền. Ngoài ra Nhã Nhạc Cung Đình Huế cũng đước UNESCO công
nhận là kiệt tác văn hóa phi vật thể. Thừa Thiên Huế còn là nơi có nhiều cảnh quan
tươi đẹp kết hợp hài hòa các giá trị văn hóa như: Vườn quốc gia Bạch Mã, Đầm
phá Tam Giang, các bãi biển thơ mộng như Thuận An, Lăng Cô.
Với vị trí thuận lợi, Thừa Thiên Huế được xác định là hạt nhân phát triển du

lịch của Bắc Trung Bộ, với định hướng phát triển của loại hình du lịch nhân văn,
trong đó tập trung khai thác các giá trị gắn liền với Cố Đô Huế. Lăng vua Tự
Đức- một trong những điểm tham quan của Huế khá quan trọng cùng với lăng
vua Khải Định, Minh Mạng. Hầu như du khách hiếm khi bỏ lỡ mỗi khi có dịp
7


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

ghé thăm Huế. Xuất phát từ những lý do thực tiễn đó cùng với mong muốn nâng
cao hơn nữa khả năng thu hút khách du lịch tại lăng Tự Đức, xứng tầm là một
trong những di tích tiêu biểu của quần thể di tích cố đô Huế-di sản văn hóa của
nhân loại và để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch khi đến Huế tôi đã lựa
chọn nghiên cứu cho chuyên đề tốt nghiệp với đề tài: “Đánh giá khả năng thu
hút khách du lịch nội địa tại lăng Tự Đức – Huế”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý luận về hoạt động thu hút khách du lịch của điểm tham quan
lăng Tự Đức. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu, tìm hiểu phân tích, đánh giá thực
trạng hoạt động thu hút khách du khách của lăng, xác định ưu điểm, hạn chế cũng
như nguyên nhân của nó trong công tác phục vụ khách du lịch. Từ đó đề xuất
những phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du
lịch, đặc biệt là nguồn khách nội địa đến với điểm tham quan Lăng Tự Đức.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch nội địa khi đến tham quan di tích
lăng Tự Đức.
- Phân tích các nguyên nhân, đánh giá thực trạng hoạt động thu hút khách
du lịch của di tích Lăng Tự Đức.

- Đề xuất một số giải pháp thích hợp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách
du lịch, đặc biệt là nguồn khách nội địa đến với điểm tham quan lăng Tự Đức.
3. Đối tượng và phạm vi nghiện cứu
3.1. Đối tượng
- Đối tượng nghiên cứu: “Khả năng thu hút khách du lịch nội địa tại lăng Tự
Đức - Huế”.
- Đối tượng điều tra: du khách nội địa đến tham quan di tích Lăng Tự Đức.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Nghiên cứu tại di tích lăng Tự Đức-Huế.
- Phạm vi thời gian: Trong thời gian thực tập từ ngày 03/01/2019 đến ngày
18/04/2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
8


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Để thực hiện nội dung nghiên cứu, đề tài đã sử dụng một số phương pháp
chủ yếu:
-Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
-Phương pháp quan sát, tổng hợp, thu thập thông tin.
-Phương pháp thu thập số liệu.
+Số liệu thứ cấp: lấy số liệu từ nguồn Trung tâm bảo tồn di tích cố đô
Huế, Tổng cục du lịch, Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế… là
các nguồn tài liệu đã được sử dụng trong đề tài và chỉ sử dụng làm cơ sở cho hoạt
động nghiên cứu.
+Số liệu sơ cấp: Thông qua điều tra bảng hỏi bằng cách phỏng vấn trực tiếp
Thông tin thu thập: khả năng thu hút của điểm di tích Lăng Tự Đức đối với

du khách nội địa.
Đối tượng điều tra: Khách du lịch nội địa đến tham quan lăng Tự Đức.
-Phương pháp phân tích và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 22. 0
5. Kết cấu đề tài nghiên cứu
Ngoài các phần mục lục, tài liệu tham khảo, phiếu khảo sát thông tin du
khách thì đề tài bao gồm 3 phần chính:
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

Phần này nêu ra lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm
vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu.
B. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Phần này gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2: Thực trạng hoạt động thu hút khách du lịch nội địa tại lăng Tự
Đức-Huế.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch
nội địa của Lăng Tự Đức-Huế.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận và đề xuất các kiến nghị với các cấp, ban ngành liên quan nhằm
thực hiện các giải pháp đã nêu ra.

9


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

PHẦN II:

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch
1.1.1. Du lịch
Theo Tổ chức du lịch thế giới WTO (World Tourism Organization) năm 1995
đưa ra thuật ngữ: “Du lịch là các hoạt động của con người liên quan đến việc dịch
chuyển tạm thời của con người đến một điểm đến nào đó bên ngoài nơi mà họ
sống và làm việc thường xuyên cho mục đích giải trí, và các mục đích khác.
Theo Điều 3 Chương 1, Luật du lịch Việt Nam năm 2017, ban hành ngày:
19/6/2017: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên
du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
1.1.2. Khách du lịch
Khái niệm khách du lịch
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến.
Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa, khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam và khách du lịch ra nước ngoài.
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt
Nam đi du lịch trong lãnh thổ Việt Nam.
Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là người nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
Khách du lịch ra nước ngoài là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư
trú ở Việt Nam đi du lịch nước ngoài.
Khách du lịch là một nguồn khách quan trọng đối với điểm đến, mang đến
cho quốc gia đón khách một nguồn thu ngoại tệ đáng kể. Trong mối quan hệ

10



Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

tương hỗ, sự phát triển du lịch nội địa đến lượt lại thúc đẩy và thu hút khách du
lịch quốc tế trên cơ sở cải thiện cơ sở hạ tầng, thay đổi cơ cấu kinh tế và đầu tư,
cũng như phục hồi và phát triển môi trường du lịch nói riêng.
1.1.3. Nhu cầu du lịch
1.1.3.1. Khái niệm nhu cầu du lịch
Nhu cầu du lịch là sự mong muốn của con người đi đến một nơi khác với
nơi ở thường xuyên của mình để có được những xúc cảm mới, trải nghiệm mới,
hiểu biết mới, đề phát triển các mối quan hệ xã hội, phục hồi sức khỏe tạo sự
thoải mái dễ chịu về tinh thần.
1.1.3.2. Đặc điểm của nhu cầu du lịch
Trong sự phát triển không ngừng của xã hội thì du lịch là một đòi hỏi tất
yếu của con người. Nhu cầu này được khơi dậy và chịu ảnh hưởng to lớn của nền
kinh tế xã hội.
Nhu cầu du lịch khác với các nhu cầu khác vì nó là một nhu cầu tổng hợp
của con người, nhu cầu này được hình thành và phát triển dựa trên nhu cầu sinh
lý và các nhu cầu tinh thần.
Nhu cầu du lịch phát sinh là kết quả tác động của hoạt động sản xuất và
trình độ xã hội. Sản xuất ngày càng phát triển và thời gian rãnh rỗi ngày càng
nhiều, thu nhập ngày càng cao, các mối quan hệ xã hội ngày càng hoàn thiện thì
nhu cầu du lịch ngày càng phát triển, nhu cầu du lịch lại càng được chú trọng và
trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống.
1.1.4. Khái niệm điểm đến, điểm tham quan.
1.1.4.1. Khái niệm điểm đến
Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất

một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du
lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình
ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường.
1.1.4.2. Khái niệm điểm tham quan
Điểm tham quan là một điểm đến thu hút khách du lịch, nơi khách du lịch
tham quan, thường có các giá trị vốn có của nó hoặc được trưng bày các giá trị

11


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

văn hóa, ý nghĩa lịch sử hoặc được xây dựng, cung cấp các dịch vụ về phiêu lưu,
mạo hiểm, vui chơi giải trí hoặc khám phá, trải nghiệm những điều mới lạ.
1.2. Một số khái niệm về khả năng thu hút của điểm đến
1.2.1. Khả năng thu hút điểm đến du lịch
Theo Hu và Ritchie:
Khả năng thu hút của điểm đến: “Phản ánh cảm nhận, niềm tin và ý nghĩa
của mỗi cá nhân có được về khả năng làm hài lòng khách hàng của điểm đến
trong mối liên hệ với nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ”
Theo Mayo và Jarvis:
Khả năng thu hút điểm đến: là khả năng mà điểm đến đó mang lại các lợi
ích cho du khách.
Những nghiên cứu cho thấy tính phổ biến của một điểm đến du lịch có thể
gia tăng bởi một tổ hợp các thuộc tính của cạnh tranh và khả năng thu hút, trong
đó khả năng cạnh tranh được nhìn nhận từ phía cung còn khả năng thu hút được
nhìn nhận từ phía cầu du lịch. Chính sự đánh giá từ phía cầu nên khả năng thu
hút trở thành tác động đến du khách. Nhu cầu du lịch của du khách được hình

thành không chỉ dựa trên cơ sở động lực thúc đẩy họ mà còn chịu bởi “tác động
kéo” để thu hút họ đến với địa điểm cụ thể.
1.2.2. Vai trò, ý nghĩa của hoạt động thu hút khách du lịch
1.2.2.1. Vai trò
Nhu cầu du lịch của con người ngày càng tăng cao và nguồn thu từ hoạt
động du lịch là rất đáng kể. Chính vì cố sự nhìn nhận đúng đắn về tầm quan trọng
mang tính chiến lược của du khách đối với hiệu quả du lịch nên các doanh
nghiệp, tổ chức kinh doanh du lịch đã và đang có rất nhiều nỗ lực trong việc
quảng bá cho các điểm đến. Vấn đề thu hút du khách có vai trò vô cùng quan
trọng đối với sự tồn tại và phát triển của bất kì điểm đến nào. Bởi lẽ, đặc thù của
“sản phẩm du lịch” là không thể vận chuyển đem đi bán ở nơi khác mà du khách
phải tự tìm đến trực tiếp nơi bán để tiêu dùng. Do đó, cần thiết phải đẩy mạnh
hoạt dộng thu hút, thúc đẩy du khách tìm đến với điểm du lịch.

12


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

1.2.2.2. Ý nghĩa
Khi lượng khách du lịch được thu hút càng nhiều thì sẽ giúp đảm bảo sự tồn
tại và phát triển, phát huy được giá trị của điểm đến. Góp phần làm tăng doanh
thu, đảm bảo cho quá trình kinh doanh được diễn ra liên tục và hình thành cơ hội
phát triển. Đồng thời giúp tạo ra nhiều việc làm, cải thiện chất lượng cuộc sống
cho các cán bộ công nhân viên làm việc tại điểm đến.
1.2.3. Các thuộc tính cấu thành khả năng thu hút khách của điểm du lịch
Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng thu hút của một điểm đến được cấu
thành bởi tổ hợp các yếu tố. Rõ ràng các mức độ hấp dẫn của điểm đến không chỉ

phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên mà quan trọng hơn là mức độ phát triển của
sản phẩm và phát triển điểm đến nhằm đáp ứng các nhu cầu đa dạng và phức tạp
của từng cá nhân du khách. Một khi các yếu tố sản phẩm còn mờ nhạt thì tác
động trực tiếp đến cảm nhận của du khách về khả năng của điểm đến làm hài
lòng trải nghiệm của họ.
Trên phương diện khám phá nhu cầu qua việc kết hợp đánh giá mức độ
quan trọng và mức độ đáp ứng của du khách đối với các thuộc tính điểm đến cho
thấy đặc điểm của thị trường đến lăng Tụ Đức thực sự là thị trường du khách đại
chúng mang tính khám phá, tìm hiểu. Trong khi các lợi thế về tài nguyên đang
được du khách đánh giá khá cao thì các yếu tố khác như phương tiện lưu trú, dịch
vụ mua sắm, điều kiện đi lại, thái độ với du khách…cần phải được đầu tư cải
thiện đúng mức, bởi các yếu tố tài nguyên chỉ là điều kiện cần để tạo “ tác động
kéo”. Nhưng các yếu tố sản phẩm và dịch vụ lại giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu du
khách ở lăng vua Tự Đức.

13


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THU HÚT KHÁCH
DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI LĂNG TỰ ĐỨC - HUẾ
2.1. Tổng quan về Trung tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế
2.1.1. Giới thiệu chung về Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
Tên tiếng Anh: Hue Monuments Conservation Centre
Địa chỉ: 23 Tống Duy Tân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam.

* Điện thoại: +(84.234). 3523237- 3513322 - 3512751
* Fax: +(84.234). 3526083
* E-mail: ;
*Website: huedisan.com.vn & hueworldheritage.org.vn
Được chính thức thành lập ngày 10/06/1982.
Cơ quan chủ quản trực tiếp: Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế
Cơ quan quản lý về chuyên môn: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Cơ quan phối hợp trong quan hệ đối tác với UNESCO: Ủy ban Quốc gia
UNESCO Việt Nam.
Tư vấn và phối hợp quốc tế trong công tác quản lý bảo tồn di sản: Văn
phòng UNESCO tại Hà Nội.
Trải qua hơn 30 năm thành lập và phát triển, TTBTDTCĐH đã đạt được
nhiều thành tích quan trọng, hơn 100 công trình di tích được trùng tu, tôn tạo.
Nhiều bộ hồ sơ khoa học về di sản vật thể được xây dựng, lưu trữ và phát huy giá
trị. Hệ thống cơ sở hạ tầng trong di tích được tăng cường, thu hẹp không gian
hoang phế. Công tác khoanh vùng bảo vệ di tích ngày càng được chú trọng. Giao
lưu hợp tác quốc tế ngày càng được mở rộng, nhiều cuộc hội thảo quốc gia, quốc
tế về bảo tồn tuồng cung đình, nhã nhạc, di sản văn hóa hán nôm, phát triển du
lịch bền vững ở Thừa Thiên Huế đã được tổ chức. Tham gia tổ chức Festival định
kỳ, các lễ hội văn hóa cung đình, văn hóa dân gian đã làm cho du khách cảm
nhận sâu sắc và hòa nhập vào giá trị thiêng liêng của các di tích cố đô Huế. Công

14


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

tác đào tạo nguồn nhân lực, cán bộ, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tổ

chức bộ máy hoạt động hằng ngày càng được chú trọng.
Chức năng và nhiệm vụ:
Quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di tích Cố đô Huế (được
UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới từ năm 1993), Nhã nhạc - Âm
nhạc Cung đình Việt Nam (được UNESCO công nhận là Di sản Phi vật thể Đại
diện của Nhân loại năm 2003), giá trị Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế
(được Ủy ban chương trình Ký ức Thế giới của UNESCO công nhận là Di sản
Tư liệu Thế giới khu vực Châu Á- Thái Bình Dương năm 2016) và cảnh quan
môi trường gắn liền với quần thể di tích.
Ngoài ra Trung tâm còn phối hợp với Cục Văn thư Lưu trữ và Nhà nước
thuộc Bộ Nội vụ quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị 2 Di sản Tư liệu khác của
triều Nguyễn đã được UNESCO vinh danh là Di sản Tư liệu Thế giới: Mộc bản
triều Nguyễn (2009) và Châu bản triều Nguyễn (2014) & (2017).
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Thạc sĩ Quy hoạch -

1. Ông Võ Lê Nhật

Kiến trúc sư
Thạc sĩ Quản lý Đô

2. Ông Phan Văn Tuấn

thị và Công trình

3. Ông Mai Xuân Minh

Cử nhân Kinh tế

4. Ông Nguyễn Phước Hải Trung


Thạc sĩ Ngôn ngữ học

Giám đốc
Phó
Giám đốc
Phó
Giám đốc
Phó
Giám đốc

2.2. Giới thiệu chung về di tích lăng Tự Đức-Huế
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Triều đại nhà Nguyễn trải qua 143 năm, với 13 đời vua. Trong số 13 đời
vua đó nhưng chỉ có 7 lăng tẩm được xây dựng bởi những lý do về lịch sử. Lăng
Tự Đức là 1 trong số 7 lăng đó và đây là một lăng đẹp, đồng chất thơ, chất mộng,
nó phần nào thể hiện được tính cách và tâm hồn của ông vua thi sĩ – Tự Đức.

15


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Mỗi một vị vua sau khi lên ngôi đều nghĩ đến việc tìm đất xây dựng ngôi
nhà vĩnh cứu cho mình, và vua Tự Đức cũng vậy sau khi lên ngôi ông cũng sớm
nghỉ tới việc xây dựng lăng tẩm cho mình bởi theo quan niệm triết học phương
đông “Sinh Ký tử quy” sống gửi thác về cuộc sống trần thế này chỉ là sự tạm bợ,
cái chết về với thế giới bên kia mới là cõi vĩnh hằng.

Vua Tự Đức tên là Nguyễn Phúc Hồng Nhậm – sinh năm 1829 là con trai
thứ hai của vua Thiệu Trị. Ngay từ thuở nhỏ Hồng Nhậm được mẹ dạy bảo
nghiêm khắc từ cách đi đứng đối ứng đều hợp với nghi thức cung đình, với tư
chất đi đứng đối ứng đều hợp với nghi thức cung đình, cộng với tư chất thông
minh ham học hỏi rèn luyện bản thân nên được vua cha rất mực yêu thương tin
tưởng. Năm 1848 Hồng Nhậm lên ngôi vua theo di chiếu của vua cha, lấy niên
hiệu là Tự Đức – vị vua thứ 4 Triều Nguyễn và là vị vua trị vì lâu nhất trong số
13 vua, 36 năm (1848 – 1883). Theo quan niệm phong kiến con trai cả sẽ là
người kế vị vua cha, điều này được thấy rất rõ ở các vương triều Trung Hoa,
nhưng với Triều đình nhà Nguyễn, đây không phải là một nguyên tắc bắt buộc.
Nếu là một con người thông minh, lanh lợi, tài trí hơn người, được vua cha tin
yêu dù là con thứ vẫn có thể được chọn làm người kế vị và vua Tự Đức cũng vậy
ông là một trường hợp như thế.
Vua Tự Đức là một người thông minh, hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực
như: nghệ thuật, lịch sử, triết học, …. Ông là người có kiến thức uyên thâm về
nền học vấn phương đông nhất là nho học trong số 13 vua Triều Nguyễn.
Vua Tự Đức còn là một nhà văn, một nhà thơ lớn ông có tới khoảng 600 bài
văn, 4000 bài thơ chữ hán và hàng trăm bài thơ chữ nôm, thơ ông thể hiện tư chất
của một con người thông minh, đa cảm, yêu thiên nhiên, yêu nghệ thuật.
Hơn nữa Tự Đức còn là tấm gương của lòng hiếu thảo, tương truyền lúc
sinh thời, ông định ra ngày chẵn vấn an mẹ, ngày lẻ làm việc triều chính, điều
này diễn ra đều đặn trong 36 năm ông trị vì. Mọi điều răn dạy của mẹ – Thái Hậu
Từ Dũ ông đều ghi chép cẩn thận vào một cuốn sổ để ghi nhớ nhưng ông lại là
một con người bất hiếu nhất dù có tới 103 vợ và phi nhưng ông không có con đây
chính là hậu quả của căn bệnh đậu mùa. Tội bất hiếu có lẽ là điều đau khổ nhất
trong cuộc đời nhà vua.
16


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học


GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Tự Đức là một ông vua yếu đuối về thể chất lại thiếu tính quyết toán. Đây
có thể là nguyên nhân dẫn đến hàng loạt những thất bại trong việc điều hành đất
nước, đặc biệt là làm mất 6 tỉnh Nam vào tay giặc pháp, sau đó là hàng loạt
những hiệp ước như hiệp ước Qúy Mùi (1883), hiệp ước Patenot chia đất nước
làm 3 kỳ chịu sự bảo hộ của đế quốc Pháp.
Trước những thất bại liên tiếp trong chính sách điều hành đất nước, cũng như
những nỗi buồn nội tại trong bản thân nhà Vua nên ông nghĩ đến việc xây dựng
hành cung thứ hai của mình làm nơi tiêu sầu và cũng đề phòng khi ra đi bất chợt.
Sau khi tìm được thế đất tốt – có nghĩa là cuộc địa hội tụ đầy đủ các nguyên
tắc sơn triều thủy tạ, tiền án, hậu chẩm, minh đường, … ở làng Dương Xuân
Thượng, tổng Chánh Cư nay thuộc xã Thủy Xuân – huyện Thượng Ba cách trung
tâm thành phố Huế chừng 5 km về phía tây và cũng không phải ngẫu nhiên mà
hầu hết các lăng tẩm triều Nguyễn đều xây dựng ở phía tây, bởi quan niệm vua là
Thiên Tử, kiểu trưng là hình ảnh mặt trời và khi vua băng hà, vua và mặt trời
cùng đi về phía tây, về thế giới của sự vĩnh hằng. Lăng vua Tự Đức được khởi
công xây dựng năm 1864 và hoàn thành năm 1867 với tên gọi ban đầu là “Vạn
Niên Cơ” với mơ ước lăng sẽ trường tồn mãi mãi, theo dự định công trình sẽ
hoàn thành trong 6 năm với khoảng 3000 lính và thợ, nhưng để tấn công với vua
các quan giám sát xây dựng bắt dân binh lao động cực khổ trong điều kiện rừng
thiên nước độc. Nhằm rút ngắn thời gian xây dựng. Trước sự bị bóc lột nặng nền
mà dân binh vùng lên tham gia khởi nghĩa dưới sự cầm đầu của anh em Đoàn
Hữu trưng tiến về kinh thánh nhằm lật đổ vua Tự Đức hằng những công cụ lao
động đó là chày vôi. Tuy cuộc khởi nghĩa bị thất bại sau 3 ngày, nhưng thanh
danh vua Tự Đức tổn thất nặng nề, từ sự kiện này mà trong dân gian có câu:
“Vạn niên là vạn niên nào
Thành xây xương lính, hào đào máu dân”
Và để xóa đi những ký ức ấy trong nhân dân cái tên “Vạn niên cơ” được đổi

thành Thành Khiêm Cung, sau khi vua mất là Khiêm Lăng. Mọi công trình lớn
nhỏ trong lăng đều mang chữ Khiêm ở đây có nghĩa là kính, là nhường, điều này
được vua Tự Đức giải thích trong bài khiêm cung ký.

17


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Toàn cảnh lăng Tự Đức như một công viên rộng lớn, chính sự sáng tạo của
con người, sự kết hợp tuyệt vời giữa kiến trúc và thiên nhiên, đã biến chốn mộ
địa thành thiên đường của cỏ cây hoa lá. Trong vòng là Thành 12 ha, gồm 50
công trình lớn nhỏ được phân bố dàn trải trên những thế đất phức tạp. Toàn bộ
lăng được phân bố trên 2 trục song song cùng lấy núi Giáng Khiêm làm tiền án,
lấy núi Dương Xuân làm hậu chuẩn, hồ Lưu Khiêm làm yếu tố minh đường. Nếu
như khu lăng mộ được xây bằng những vật liệu bằng đá thì khu tẩm điện là
những vật liệu bằng gỗ.
Qua khỏi cửa Vụ Khiêm và miếu thờ sơn thần, du khách đi trên con đường
chính dẫn vào khu vực điện thờ, nơi đây trước đây là chỗ nghỉ ngơi, giải trí của
nhà vua. Chí khiêm Đường ở phái trái, nơi thờ các bà vợ vua. Tiếp đến là dãy tam
cấp bằng đá thanh dẫn vào Khiêm Cung Môn-một công trình hai tầng dạng vọng
lâu như một thế đối đầu tiên với hồ Lưu Khiêm ở đằng trước. Hồ Lưu Khiêm
nguyên là một con suối nhỏ chảy trong khu vực lăng, được đào rộng thành hồ.
Đó chính là yếu tố minh đường, đồng thời là nơi để thả hoa sen tạo cảnh. Giữa hồ
có đảo Tịnh Khiêm. Trên hồ Lưu Khiêm có Xung Khiêm tạ và Dũ Khiêm tạ-nơi
nhà vua đến ngắm hoa, làm thơ, đọc sách…với ba cây cầu Tuần Khiêm, Tiễn
Khiêm và Do Khiêm.
Bên trong khu vực Khiêm Cung Môn là khu vực dành cho vua nghỉ ngơi

mỗi khi đến đây. Chính giữa là điện Hòa Khiêm để vua làm việc, nay là nơi thờ
cúng bài vị của vua và hoàng hậu. Hai bên tả, hữu là Pháp Khiêm Vu và Lễ
Khiêm Vu dành cho các quan văn võ theo hầu. Sau điện Hòa Khiêm là điện
Lương Khiêm Đường là nơi thờ vong lịnh của bà Từ Dũ, mẹ vua Tự Đức. Bên
phải là Ôn Khiêm Đường-nơi cất đồ ngự dụng. Đặc biệt phía trái điện có nhà hát
Minh Khiêm để nhà vua xem hát.
2.2.2. Biến động khách tổng quan và kết quả hoạt động kinh doanh di
lịch tại khu di tích lăng Tự Đức
2.2.3.1. Lượng khách tham quan
Quần thể di tích cố đô Huế với các giá trị độc đáo và có tính lịch sử cùng với
công tác bảo tồn, trùng tu tôn tạo của trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, ngày nay
thu hút hàng triệu du khách trong và ngoài nước đến tham quan mỗi năm.
18


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Bảng 1: Số lượng khách du lịch tham quan các di tích thuộc quyền
quản lý của trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế 2016-2018
Đơn vị tính= lượt khách
Năm

Khách nội địa

Khách quốc tế

Tổng


2016

1,025,076

1,401,072

2,426,148

2017

1,133,407

1,808,760

2,942,167

2018

1,148,987
2,272,118
3,421,105
(Nguồn: Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế)

Bảng 2: Số lượng khách du lịch tham quan lăng Tự Đức 2016-2018
Đơn vị tính= lượt khách
Năm

Khách nội địa

Khách quốc tế


Tổng

2016

83,219

200,648

283,867

2017

88,649

216,637

305,286

2018

81,084
207,067
288,151
(Nguồn: Trung Tâm Bảo Tồn Di Tích Cố Đô Huế)

Qua bảng số liệu ta thấy rằng lượng khách du lịch có sự tăng trưởng theo
từng năm. Cụ thể năm 2016 tổng lượng khách du lịch nội địa và quốc tế đến với
quần thể di tích cố đô Huế là 2,426,148 lượt khách, năm 2107 là 2,942,167 lượt
khách, năm 2018 là 3,421,105 lượt khách. Nhìn chung lượng khách du lịch nội

địa và quốc tế đến với lăng Tự Đức có sự thay đổi vào các năm và số lượng
khách nội địa vẫn có sự chênh lệch lớn so với khách du lịch quốc tế. Cụ thể: năm
2016 số lượt khách nội địa là 83,219 lượt khách năm 2017 là 88,649 lượt khách,
năm 2018 là 81,084 lượt khách.
Nguồn khách du lịch quốc tế năm 2016 là 200,648 lượt khách, năm 2017 là
216,637 lượt khách năm 2018 là 207,067 lượt khách.
Do đó trong thời gian tới cần có những giải pháp cần thiết để nâng cao khả
năng thu hút khách du lịch của lăng Tự Đức, đặc biệt là nguồn khách nội địa.
2.2.3.2. Doanh thu
Bảng 3: Tổng doanh thu của trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế
từ 2016 - 2018

19


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học
Năm
Tổng doanh thu

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

2016
262,739,076,000

2017
317,365,261,000

2018
381,755,915,000


NĂM 2016 SO SÁNH CÙNG KỲ NĂM 2015 (ĐẾN 31/12):
Khách quốc tế: tăng (+ 30,26%), cụ thể tăng (+ 325,552 lượt khách)
Khách Việt Nam: tăng (+5,52%), cụ thể tăng (+ 53,650 lượt khách)
Tổng Khách: tăng (+ 18,52), cụ thể tăng (+ 379,202 lượt khách)
Tổng thu: tăng (+ 26,59%), cụ thể tăng (+ 55,192,612.000 đồng)
NĂM 2017 SO SÁNH CÙNG KỲ NĂM 2016 (ĐẾN 31/12):
Khách quốc tế: tăng (+29,08%), cụ thể tăng (+407,439 lượt khách)
Khách Việt Nam: tăng (+10,56%), cụ thể tăng (+108,330 lượt khách)
Tổng Khách: tăng (+21,25%), cụ thể tăng (+515,769 lượt khách)
Tổng thu: tăng(+ 20,77%), cụ thể tăng (+54,590,555,000 đồng)
NĂM 2018 SO SÁNH CÙNG KỲ NĂM 2017 (ĐẾN 31/12):
Khách quốc tế: tăng (+25,61%), cụ thể tăng (+463,396 lượt khách)
Khách Việt Nam: tăng (+ 1,37%), cụ thể tăng (+ 15,531 lượt khách)
Tổng Khách: tăng (+16,27%), cụ thể tăng (+478,927 lượt khách)
Tổng thu: tăng (+ 20,28%), cụ thể tăng (+ 64,388,454,000 đồng)
Qua các số liệu ở trên ,thấy rằng doanh thu của trung tâm bảo tồn di tích cố
đô Huế tang đều qua các năm từ năm 2016-2018. Các hoạt động bán vé tham
quan tại lăng Tự Đức cũng đã góp phần làm tăng doanh thu của trung tâm.
2.4. Kết quả phân tích nghiên cứu
2.4.1. Thông tin về mẫu điều tra
Để đạt số lượng mẫu cần thiết, đề tài đã tiến hành phát ra 80 phiếu điều tra
sau đó thu về 75 phiếu trong đó có 5 phiếu không hợp lệ. Vậy số lượng mẫu còn
lại cho phân tích là 70 mẫu.

20


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn


2.4.1.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
Trong tổng số 70 du khách Nội địa được phỏng vấn trong cuộc điều tra, dễ
dàng nhận thấy những đặc điểm về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập và số
lần tham quan lăng Tự Đức trong nhóm du khách này.
Giới tính
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2019)
Biểu đồ 1: Thông tin về giới tính
Xét về cơ cấu giới tính, không có sự chênh lệch nhiều giữa du khách là nam
giới và nữ giới. Số lượng khách du lịch nam giới tham quan lăng Tự Đức là 41
chiếm 58,6% và nữ giới là 29 chiếm 41,4%. Cho thấy bình đẳng giữa nam và nữ
trong việc hưởng thụ cuộc sống của người Việt Nam.

21


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Độ tuổi
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2019)
Biểu đồ 2: Thông tin về đối tượng điều tra
Xét về độ tuổi, ta thấy khách du lịch tham quan Lăng ở hai nhóm tuổi 30 45 và 18-30 chiếm tỷ lệ cao nhất với 44,3% và 24,3%. Tiếp đến là khách du lịch
ở độ tuổi 45-60 chiếm tỷ lệ 15,7% và du khách trên 60 chiếm tỉ lệ 11,4%, du
khách dưới 18 tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất là 4,3%. Chúng ta có thể nhận thấy rằng
nhóm du khách trong độ tuổi từ 18-60 là những nhóm khách đã có thu nhập ổn
định, đang trong độ tuổi lao động. Riêng đối với nhóm tuổi từ 18-30, là nhóm
tuổi đang có sức khỏe, nhu cầu tìm hiểu văn hóa và trải nghiệm cao nhưng đang
còn đang nổ lực trong công việc và gia đình. Đối với nhóm tuổi 35–45 và 45-60

cuộc sống gia đình ổn định có kinh tế muốn hưởng thụ cuộc sống đi nhiều để biết
được nhiều nơi. Với đặc thù du lịch nội địa thì độ tuổi này chính là tiềm năng mà
lăng cần khai thác. Lăng cần tích cực khải thác thị trường nội địa đang rất phát
triển với tiềm năng kinh tế đảm bảo mà nhắm chính là độ tuổi lao động với tiềm
lực kinh tế vững chắc.

22


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Nghề nghiệp
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2019)
Biểu đồ 3: Thông tin về nghề nghiệp
Xét về nghề nghiệp của khách du lịch, số lượng khách du lịch cao nhất tập
trung ở nghề nghiệp công chức viên chức. Cụ thể đối với nhóm khách công
chức viên chức là 28 người ứng với 40%, khách hàng là kinh doanh cũng có tới
18 người chiếm 25,7%. Tiếp đến là nhóm khách là hưu trí với 18,6%. Lao động
phổ thông với 8 người chiếm tỉ lệ 11,4% và thấp nhất là học sinh, sinh viên với
3 người chiếm tỉ lệ 4,3%. Khách công chức viên chức chiếm tỷ lệ cao thường là
theo đoàn cơ quan đi cùng đồng nghiệp, đây là tín hiệu tốt cho chiến lược mà
lăng đã đưa ra để kết nối với các lăng lữ hành ở Nội địa thu hút khách nội địa.
Điều này cũng chứng minh cho một sự nỗ lực không ngừng của ban giám đốc
và nhân viên các phòng ban đã tạo ra những mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác
lữ hành.

23



Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn

Thu nhập của du khách
Bảng 4: Thu nhập của du khách
Mức thu nhập
Chưa có
1 – dưới 3 triệu
3 – dưới 5 triệu
5 – 7 triệu
Trên 7 triệu
Tổng

Tần số (N=70)
3
7
11
32
17
70

Tỷ lệ (%)
4,3
10
15,7
45,7
24,3
100,0


(Nguồn: Số liệu điều tra, 2019)
Theo số liệu thống kê mô tả thì đa số khách lăng đến thu nhập ở mức tương
đối cao trong chuyến du lịch của mình. Cụ thể thu nhập ở mức 5 – dưới 7 triệu có
tới 32 khách và chiếm tỷ lệ là 45,7%. Thu nhập trên 7 triệu có 17 khách và chiếm
24,3%. Theo thống kê ta cũng đã thấy, mục đích chính trong chuyến du lịch này
của khách là tìm hiểu văn hóa và tham quan, bên cạnh đó chỉ có một phần lớn
khách du lịch là công chức viên chức và kinh doanh có khả năng chi trả cao.
Điều này yêu cầu lăng cần phải biết rõ về nhu cầu của khách để đưa ra các
chương trình thu hút phù hợp, đồng thời có giải pháp để họ có thể thỏa mãn về
chuyến đi để có thể quay trở lại vào lần sau cùng người thân và bạn bè.
Số lần tham quan lăng Tự Đức
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2019)
Biểu đồ 4: Thông tin về Số lần tham quan lăng Tự Đức
Theo thống kê thì số lần khách tham quan lăng Tự Đức trong lần đầu tiên là
35 khách chiếm 50%. Khách đến lần 2 có 18 người chiếm tỉ lệ 25,7% và khách
lần thứ 3 có 11 người với tỉ lệ 15,7%, thấp nhất là trên 3 lần với 6 người chiếm tỉ
lệ 8,6%. Cho thấy tỉ lệ quay lại lăng cũng khá cao. Bên cạnh đó ta thấy lăng nằm
cách thành phố Huế không xa nên có thể liên kết với các văn phòng tour, lập văn
phòng bán vé tại thành phố để có thể bán vé cho khách du lịch Nội địa. Đây cũng
là vấn đề để lăng cố gắng hơn nữa trong việc quảng bá Lăng cũng như các tiêu
chí về chất lượng, các chính sách thu hút và định vị được thương hiệu trong tâm
trí du khách, gia tăng khách hàng trung thành.
Thống kê mô tả thông tin tìm kiếm của du khách đến Lăng
24


Chuyên đề tốt nghiệp Đại học

GVHD: PGS.TS. Trần Hữu Tuấn


(Nguồn: Số liệu điều tra, 2019)
Biểu đồ 5: Nguồn thông tin tìm kiếm
Việc tìm kiếm thông tin về lăng thì từ Biểu đồ số liệu thống kê cho thấy đa
phần du khách tìm kiếm thông tin về lăng và Lăng qua thông qua Bạn bè – người
thân với 37 lượt chiếm 52,9%. Bạn bè người thân là phương tiện hữu hiệu và ít
tốn kém nhất để thu hút khách du lịch của các lăng lữ hành, bởi lẽ truyền miệng
là phương thức được khách hàng khá tin tưởng trong việc đến dịch vụ đặc biệt là
những lần đầu của trải nghiệm, để làm tốt điều đó thì chất lượng chương trình là
yếu tố quan trọng hàng đầu. Internet với 21 lượt chiếm 30% cho thấy thời đại
ngày nay khách du lịch muốn tìm hiểu bằng Internet vừa tiện lợi và nhanh chóng.
Lăng đã liên kết với các hãng lữ hành ở nội địa để thu hút khách du lịch mua tour
nhưng tỉ lệ thấp với 12 người chiếm tỉ lệ 17,1%. Tuy nhiên, lăng cũng cần có
những hình thức quảng bá giới thiệu một cách có chất lượng thông qua những
kênh truyền thông uy tín như TV.
Thống kê mô tả lựa chọn mua vé của du khách
(Nguồn: Số liệu điều tra, 2019)
Biểu đồ 6: Lựa chọn mua vé
Lý do lựa chọn mua vé là điều quan trọng nhằm thu hút khách đến với lăng,
qua thống kê cho thấy khách mua vé chủ yếu là có sẵn trong chương trình với 43
người chiếm tỉ lệ 61,4%, trực tiếp tại di tích có 16 người chiếm tỉ lệ 22,9%. Thấp
nhất là từ văn phòng du lịch với 11 người chiếm tỉ lệ 15,7%. Cho thấy lăng đã
làm tốt công tác phối hợp cùng lăng lữ hành ở nội địa trong vấn đề quảng bá sản
phẩm của lăng cùng với chính sách giá và khuyến mãi hấp dẫn để thu hút khách
mua vé của lăng.
2.4.1.2. Đánh giá sự hài lòng của khách du lịch Nội địa đến Lăng Tự Đức
Để phân tích sự đánh giá của khách về chất lượng Lăng Tự Đức, tôi sử
dụng hai phương pháp:



Kiểm định đọ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha).
Độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha

25


×