Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở trung quốc và mộ số bài học đối với việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (35.51 MB, 123 trang )

MỤC LỤC
Trang

Phần m ở đầu

1

Chương 1: Thu hút và sử dụng FDI ở trung quốcm ột sô
vân để lý luận và ỉhực tiễn

7

1.1. Tình hình kinh tế xã hội Trung Quốc thời kỳ trước cải cách

7

1.2. Những thay đổi trong lý luận kinh tẻ của Trung Quốc

12

1.2.1. Lý luận về mục tiêu cải cách kinh tế

12

1.2.2. Lý luận về cải cách chế độ sở hữu

14

1.2.3. Lý luận về hệ thống thị trường

15



1.2.4. Lý luận về cải cách thể chế quản lý vĩ m ô

17

1.2.5. Lý luận về phân phối thu nhập

18

1.2.6. Lỷ luận cải cách nông thôn

20

1.2.7. Lý luận về cải cách ch ế độ xí nghiệp

21

1.2.8. Lý luận về mở cửa đối ngoại

22

1.3. Một số chính sách nhằm khuyến khích thu hút FDI vào Trung Quốc

26

1.3.1. Tạo dựng m ôi trường pháp luật cho đầu tư nước ngoài

26

1.3.2. cải tạo và xây dựng cơ sở hạ tầng


30

1.3.3. Chính sách ưu đãi thuế

31

Chương 2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại trung quốc
2.1. Đầu tư trực tiếp của nướcngoài vào Trung Quốc qua các theft kỳ

36
37

2.1.1. Giai đoạn

từ năm 1979 đến n ă m l9 8 4

38

2.1.2. Giai đoạn

tò năm 1984 đến năm 1991

43

2.1.3. Giai đoạn

từ năm 1992 đến năm 1993

47


2.2.4. Giai đoạn

từ năm 1994 đến năm 1997

52

2 .1.5. Giai đoạn

từ năm 1997 đến nay

54

22. Nhũng đặc điểm chủ yái

của đầu iư trục tiépnưóc ngoài ởTrung Quốc

57


Le Van L h itn ____________________________________ Đáu lư trưc tiép nước ngoài...

2.2.1. Về lượng đầu tư

57

2.2.2. V ề Nguồn đầu tư

59


2.2.3. Về hình thức đầu ^

62

2.2.4. Về quy mô dự án đầu tư

64

2.2.5. Về lĩnh vực đầu tư

66

2.2.6. Về khu vực đầu tư

67

2.3. Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh
tế Trung Quốc

69

2.3.1 Những tác động tích cực

69

2.3.2 M ột số tổn tại

77

Chương 3: Kinh nghiệm thu hút FDI của Trung Quốc và


80

một số bài học đối với Việt
Nam
n


»

3.1. Thực trạng thu hút FDI ở Việt Nam những năm qua

80

3.1.1 Tình hình chung

80

3.1.2. FDI phân theo nguồn đầu tư

81

3.1.3. FDI phân theo địa bàn đầu tư

82

3.1.4. FDI theo ngành kinh tế

83


3.1.5. V ề hình thức đầu tư

84

3.1.6. Một số vẩn đề còn tồn tại trong thu hút FDI lại Việt Nam

3.2. Vận dụng kinh nghiệm của Trung Quốc vào Việt Nain

85

92

3.2.1. Sự cần thiết và khả năng vận dụng kinh nghiệm của
Trung Quốc

92

3.2.2. M ột số bài học đối với Việt nam từ kinh nghiệm thu
hút FDI của Trung Quốc

96

Kết luận

114


Lê Văn Chiến

Đ ầu tư tr ư c tiếp nước ngoài..


PHẦN MỞ ĐẦU
I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI.
Trong vài thập kỷ trở lại đây, đầu tư trực tiếp nước ngoài ngày
càng trở thành một nhân tố tối quan trọng cho sự tăng trưởng kinh tế
của các quốc gia. Đối với các nước đang phát triển, đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) thường mang lại cho họ luồng sinh khí mới cho sự
tăng trưởng nhờ vào những ưu thế về vốn, khoa học công nghệ và kinh
nghiệm quản lý tiên tiến.
Đối với Việt Nam, để thực hiện thành công chiến lược công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nưóc, nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành
một nước công nghiệp phát triển vào năm 2020 thì nhu cầu về các
nguồn lực trong đó có vốn đầu tư đang trở nên cấp bách. Theo ý kiến
của đồng chí Trần Xuân Giá - Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư - trong
bài trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khoá X thì trong tổng
số vốn đầu tư cho phát triển kinh tế giai đoạn 1990-2000, vốn trong
nước chỉ đáp ứng được khoảng 51%, phần còn lại (49%) phải nhờ vào
nguồn vốn bên ngoài. Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước, chắc chắn nhu cầu về vốn còn tăng hơn nữa, trong khi
nguồn vốn trong nước còn rất hạn hẹp thì việc tăng cường thu hút FDI
là một vấn đề sống còn cho sự thành công của quá trình CNH.
Trung Quốc là một trong những quốc gia đang phát triển có nhiều
thành công trong việc thu hút nguồn FDI. Từ khi ban hành luật đầu tư
nước ngoài năm 1979 đến nay, qua 20 năm thực hiện, Trung Quốc
được Liên Hợp Quốc đánh giá là nước đứng đầu trong các nước đang
phát triển và đứng thứ hai trên thế giới (chỉ sau Mỹ) về thu hút FDI.
Theo thống kê tới cuối năm 1999, tổng số vốn đầu tư thực tế của nước
ngoài vào Trung Quốc đạt 319,38 tỷ USD. Riêng năm 1999, Trung
Quốc thu hút 49 tỷ USD, chiếm 16% đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của


1


Lê Văn Chiến

Đ ầu tư tr ư c tiếp nước ngoài..

toàn thế giới và 41% lượng FDI vào các nước đang phát triển. Điều này
làm cả thế giới kinh ngạc. Nó chưa từng xảy ra trong lịch sử kinh tế thế
giới và đã thu hút sự chú ý của nhiều nước trên thế giới trong đó có
nước ta.
Nguồn FDI chảy vào Trung Quốc là một trong những nhân tố góp
phẩn vào sự tăng trưởng kinh tế ngoạn mục của nước này trong những
năm qua. Theo giáo sư Trần Khôn Diệu, chủ nhiệm trung tâm nghiên
cứu Châu Á, Trường đại học Hồng Kông thì: Trong tỷ lệ tăng trưởng
mười mấy phần trăm hàng năm của Trung Quốc có khoảng 4-5% thuộc
tiền vốn nước ngoài. Điều đó đã khẳng định vai trò của FDI đối với sự
tăng trưởng kinh tế là rất quan trọng.
Sự thành cổng của Trung Quốc phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Song,
có thể nói, điều quan trọng nhất là Trung Quốc đã xây đựng được một
chiến lược thu hút FDI hợp lý, phù hợp vói yêu cầu của một nền kinh tế
thị trường. Nó có mục tiêu là thúc đẩy thị trường hoá, quốc tế hoá nền
kinh tế Trung Quốc nhằm phục vụ tốt cho công cuộc hiện đại hoá
Trung Quốc,
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, có nhiều
điểm tương đồng về lịch sử, văn hoá, xã hội... Đặc biệt là cả hai nước
cùng đang tiến hành cồng cuộc đổi mới của mình từ một nền kinh tế kế
hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trưòng định hướng XHCN. Do
vậy, việc nghiên cứu vấn đề thu hút FDI của Trung Quốc, rút ra những
bài học thành công cũng như thất bại của Bạn là một việc làm cần thiết

nhằm hoàn thiện chính sách thu hút FDI ở Việt Nam.
Với mục đích và ý nghĩa như trên, Tác giả lựa chọn đề tài "Đầu
tư trực tiếp nước ngoài ở Trung Quốc và một số bài học đối với Việt
Nam ” làm luận văn tốt nghiệp của mình. Hy vọng những kết quả của
luận văn sẽ được sử dụng trong thực tiễn ở Việt Nam.

2


Lè Văn Chiến

Đ ầu tư trưc tiếp nước ngoài..

II. TÌNH HÌNH NGHIÊN cúư
Sự thành công rực rỡ trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở
Trung Quốc đã thu hút sự chú ý theo dõi của nhiều nhà nghiên cứu
kinh tế trên thế giới. Ngày càng xuất hiện nhiều tác phẩm của các tác
giả nghiên cứu ở Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan và các nước khác
được xuất bản.
ở Việt Nam cũng có nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về thu
hút FDI của Trung Quốc đã được xuất bản như: Cuốn "Trung Quốc từ
Mao đến Đặng" do giáo sư Văn Trong chủ biên, xuất bản năm 1994;
cuốn "Trung Quốc trên đường cải cách" do giáo sư Nguyễn Đức Sự chủ
biên, xuất bản năm 1994; cuốn "Nghiên cứu Trung Quốc hiện đại" do
giáo sư Hoàng Việt chủ biên, xuất bản năm 1995; cuốn Trung Quốc
thành tựu và triển vọng" xuất bản năm 1994; cuốn "Cải cách kinh tế ở
Cộng hoà nhân dân Trung Hoa" do PTS Nguyễn Minh Hằng chủ biên,
xuất bản năm 1995; cuốn "Quá trình cải cách kinh tế-xã hội của Cộng
hoà nhân dân Trung Hoa từ năm 1978 đến nay" do PTS. Đinh Công
Tuấn chủ biên, xuất bản năm 1998; cuốn "Kinh tế Trung Quốc bước

vào thế kỷ 21" của Lý Kinh Văn do Lê Quang Lâm dịch, xuất bản năm
1998... và một số bài như "Kinh tế Trung Quốc 1995-1996 của Từ
Thanh Thuỷ (Viện kinh tế Thương Mại) đăng trên Tạp chí "Những vấn
đề kinh tế thế giới số 3 (6/1997); bài "Giai đoạn mới của vốn đầu tư
trực tiếp vào Trung Quốc" của tác giả TaKaShi Muroga, Phương Thảo
lược dịch đăng trên tạp chí "Thông tin tư liệu" của Học viên CTQG Hồ
Chí Minh 12/1997; bài Trung Quốc thu hút vốn nước ngoài cho công
nghiệp hoá" của tác giả Phạm Thái Quốc đăng trên tạp chí "Những vấn
đề kinh tế thế giới" số 4 (8/1998)... và rất nhiều bài khác. Những tài
liệu nêu trên có nhiều cứ liệu, nhiều luận điểm phong phú về nhiều vấn
đề trong thu hút FDI của Trung Quốc. Đó là những tài liệu vô cùng quý
giá mà Tác siả luận văn đã chọn lọc và kế thừa.

3


Đ áu tư trư c tiếp nước ngoài.

Lê Văn Chiến

Tuy nhiên, hầu hết các công trình trên mới chỉ tiếp cận vấn đề thu
hút FDI ở Trung Quốc theo những khía cạnh riêng lẻ khác nhau hoặc
trong một giai đoạn nhất định mà chưa có công trình nào nghiên cứu
vấn đề này một cách có hệ thống, toàn diện và rút ra những bài học cho
Việt Nam.
III. MỤC ĐÍCH, N H Ẹ M vụ, GIỚI HẠN NGHIÊN CÚD CỦA LUẬN VĂN

1. Mục đích nghiên cứu.
Kế thừa một cách có chọn lọc những tư liệu ở một số công trình
của các tác giả đi trưóc, phân tích những kinh nghiệm thành cồng và

chưa thành công trong việc thu hút FDI của Trung Quốc. Từ đó, rút ra
một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào Việt Nam nhằm thu
hút hiệu quả FDI trong thời gian tới.
2. N hiệm vụ nhgiên cứu.

a. Làm rõ vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nền kinh
tế Trung Quốc trong những năm qua.
b. Từ thực tiễn của quá trình mở cửa thu hút FDI của Trung Quốc
luận văn phải làm rõ những giải pháp quan trọng mà Trung Quốc thực
hiện để khuyến khích FDI cũng như những thành công và hạn chế của
quá trình đó.
c. Từ thực tế của Trung Quốc, luận văn phải tổng kết được những
bài học kinh nghiệm có thể ứng dụng vào thực tiễn Việt Nam nhằm thu
hút FDI có hiệu quả hơn.
3. Giới hạn nghiên cứu.

- Luận văn chỉ nghiên cứu vấn đề thu hút vốn đầu tư trực tiếp của
nước ngoài vào Trung Quốc mà không nghiên cứu các hình thức đầu tư
khác.
- Trung Quốc ở đây chỉ bao gồm phần lãnh thổ Trung Quốc đại
lục mà không kể đến phần đất Hồng Kông, Ma Cao mới thu hồi về
Trung Quốc. Các phần vốn đầu tư từ Hổng Kông, Ma Cao cũng được
coi như vốn nước ngoài.
4


L ê Văn C hiến

Đ âu tư tr ư c tiếp nước ngoài...


- Luận văn hạn chế việc nghiên cứu vấn đề thu hút FDI của Trung
Quốc trong thời gian từ năm 1979 đến nay là thời gian Trung Quốc ban
hành và thực hiện luật đầu tư nước ngoài. Những vấn đề của thời gian
trước đó không thuộc phạm vi nghiên cứu của luận văn này. Nếu có
được nêu ra chỉ là để so sánh hoặc làm rõ những vấn đề Tác giả nghiên
cứu.
- Luận văn chủ yếu xem xét đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Trung
Quốc dưới góc độ kinh tế chính trị
IV. PH Ư Ơ N G PHÁP N G H IÊN CÚƯ.

Phương pháp luận được sử dụng để nghiên cứu trong luận văn là
phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử. Những phương pháp
cụ thể được sử dụng để nghiên cứu là: Phương pháp lô gích và lịch sử,
phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp và xử lý số liệu, các phương
pháp biểu đồ, biểu bảng, phương pháp so sánh, đối chiếu kết hợp lý
luận với thực tiễn nhằm rút ra những vấn đề có tính khái quát, phổ
biến, gợi mở cho việc đề ra những định hướng, giải pháp mói trong tình
hình của nước ta hiện nay.
V. NHŨNG ĐÓNG GÓP CHỦ YẾU CỦA LUẬN VẢN.

- Hệ thống hoá thực tế tình hình thu hút FDI của Trung Quốc từ
năm 1979 đến nay.
- Đánh giá những mặt thành công cũng như chưa thành cống của
hoạt động này nhằm tìm ra những bài học kinh nhgiệm mà Việt Nam
có thể học tập, vận dụng nhằm lựa chọn những bước đi phù hợp, nâng
cao hiệu quả thu hút FDI ở Việt Nam.
- Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu kinh tế Trung Quốc, cho việc hoạch định chiến lược thu hút
FDI của Việt Nam, cho việc nghiên cứu, giảng dạy kinh tế chính trị và
kinh tế phát triển.


5


L ê Văn Chiến

Đ ầu tư tr ư c tiếp nước ngoài..

BỔ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm ba chương
Chương 1. Thu hút và sử dụng FD I ở T rung Q uốc - M ột sô vấn đề
lý luận và thực tiễn.
Chương 2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại T rung Q uốc.
Chương 3. K inh nghiệm thu hút FDI của T rung Q uốc và m ột sô
bài hoc đối với Viêt Nam .


Lè Văn Chiến

Đ ẩu tư trưc tiếp nước ngoài..

CHƯƠNG 1
THƯ H ÚT VÀ SỬ DỤNG FDI Ở T R U N G QUỐC
M ỘT SỐ VẤN ĐỂ LÝ LU Ậ N VÀ THỰC TIEN

1.1. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TRUNG QUỐC THỜI KỲ TRƯỚC
CẢI CÁCH

Trước năm 1979 do áp dụng cơ chế kinh tế kế hoạch hoá tập
trung đã dẫn đến nền kinh tế Trung Quốc kém hiệu quả và mức tăng

trưởng thấp trong suốt 30 năm dòng. Các vấn đề mà nền kinh tế Trung
Quốc gặp phải cũng tương tự như các vấn đề mà các nước khác có nền
kinh tế kế hoạch hoá tập trung gặp phải. Căn bệnh chính của thể chế
kinh tế đó là Nhà nước tập trung quá nhiều, quản lý quá chặt. Nó biểu
hiện rất rõ trên một số mặt: về quản lý kế hoạch, tỷ trọng kế hoạch
trực tiếp tăng nhanh, sản phẩm Nhà nước thống nhất phân phối quá
nhiều. Chẳng hạn, năm 1952 chỉ có 55 loại vật tư do Nhà nước thống
nhất phân phối đến năm 1957 đã có tới 231 loại, về quản lý công
nghiệp, các xí nghiệp công nghiệp đều do các cơ quan hành chính quản
lý trực tiếp. Do quản lý quá nhiều, quản lý quá chặt nên xí nghiệp đã
trở thành vật phụ thuộc cơ quan hành chính, thiếu quyền tự chủ kinh
doanh, v ề phân phối, Nhà nước chủ yếu phân phối theo chế độ bình
quân, hình thức sử dụng theo hướng đơn nhất hoá, hình thành nên chế
độ: "bát cơm sắt"... Do thể chế sơ cứng nên hiệu quả kinh tế thấp. Sau
30 năm sản xuất nông nghiệp vẫn không tiến triển được bao nhiêu,
hàng năm vẫn phải nhập hàng triệu tấn lương thực. Trong lĩnh vực công
nghiệp sản xuất đạt chưa đầy 4% sản phẩm công nghiệp thế giới. Trong
đó, điện năng chỉ đạt 1,4%; dầu hoả 1%, ô tô 0,18%. Khoa học kỹ
thuật lạc hậu hàng chục năm so vói các nước tiên tiến.
Thêm vào đó, phong trào "ba ngọn cờ hồng", "Đại cách mạng
văn hoá" đã dẫn đến hỗn loạn về kinh tế xã hội, càng trầm trọng thêm
những căn bệnh của thể chế kinh tế vốn có. Phong trào "toàn dân làm

7


Lê Văn Chiến

Đ ầu tư tr ư c tiếp nước ngoài..


gang thép", hàng trăm triệu người từ nông thôn, thành thị, các cơ quan
trường học phải di chuyển chỗ để khai thác nguyên liệu và nấu gang
thép. Trong vòng một năm, Trung Quốc xây dựng 7,5 triệu lò nấu gang
thủ công, trong đó cống xã nhân dân đóng góp 6 triệu lò. Theo ước tính
chi phí hết chừng 10 tỷ NDT (trong khi toàn bộ vốn đầu tư cho xây
dựng cơ bản trong công nghiệp năm 1957 chỉ có 7,2 tỷ N D T). Hơn 3
triệu tấn thép và 4 triệu tấn gang sản xuất ra, do không có kỹ thuật,
nguyên vật liệu thiếu, nấu bằng lò nhỏ và thủ công nên chất lượng thấp
kém đến nỗi không thể dùng vào việc gì được, gây lãng phí rất lớn về
tiền, của, tài nguyên, sức lao động.
Việc xây dựng công nghiệp ồ ạt dẫn đến sự mất cân đối nghiêm
trọng giữa hai ngành kinh tế quan trọng của Trung Quốc là nồng
nghiệp và công nghiệp. Mặt khác, do nhu cầu nhân lực và xây dựng cơ
bản tăng nhanh nên trong 3 năm "nhảy vọt", số công nhân tăng thêm
25 triệu người, làm cho vấn đề lao động ở nông thồn căng thẳng, nhu
cầu về nông sản hàng hoá tăng lên dẫn đến mất cân đối giữa sản xuất
và tiêu dùng, sự phát triển bột phát mù quáng này còn làm cho các
nguồn nguyên liệu, tài chính của Trung Quốc bị kiệt quệ. Cùng với
"đại nhảy vọt", phong trào "công xã hoá" cũng làm đảo lộn đòi sống
kinh tế xã hội ở nông thôn. Chỉ trong có 45 ngày, từ 47 vạn HTX nông
nghiệp cải tổ thành 26.000 công xã vói số hộ trung binh gấp 30 lần
trước đó. Một năm sau nó được mở rộng hơn, với quy mô trung bình là
5000 hộ. Thậm chí, nhiều nơi đã thành lập công xã nhân dân trên quy
mổ toàn huyẹn. Trên 99% nông dân bao gồm 120 triệu hộ và 500 triệu
nông dân đã vào công xã.
Với tư tưởng cho rằng chế độ sở hữu tập thể sẽ "không tồn tại lâu
dài" mà "có thể chuyển lên chế độ sở hữu toàn dân trong vòng mấy
năm" do vậy Trung Quốc đã xoá bỏ thô bạo đất phần trăm để lại, xoá
bỏ kinh tế phụ gia đình, thậm chí công hữu hoá cả nhà cửa, gia súc, gia


8


Lê Vãn Chiến

Đ ầu tư tr ư c tiếp nước nsoài.

cầm của xã viên (họ giải thích rằng đó là "cắt cái đuôi" của tư hữu).
Trong công xã thực hiện chế độ sở hữu toàn dân và phân phối theo nhu
cầu và coi đó như là một cơ cấu xã hội XHCN, đồng thời lại là một đơn
vị cơ sở của tổ chức chính quyền của chủ nghĩa cộng sản. Chủ tịch
Mao coi đó là một mô hình CNCS ở nông thôn và tự hào là Trung Quốc
đi lên CNCS trước Liên Xô. Phong trào này đã gây sự hỗn loạn ở nông
thôn Trung Quốc. Với quy mô lớn, những công cụ thô sơ, thủ công,
cán bộ chưa đủ năng lực quản lý lại không được đông đảo quần chúng
nông dân đồng tình nó đã cản trở nghiêm trọng tới việc lãnh đạo sản
xuất và tổ chức lao động. Việc quản lý sản xuất bị rối tung, tư liệu sản
xuất bị phá huỷ (vì sợ công hữu hoá), nạn lười biếng tràn lan vì không
làm cũng được ăn trong bếp công cộng (ăn, ở, mặc... đều do công xã
chi phí hết theo kiểu hưởng thụ và phân phối CSCN). Vì vậy, chỉ trong
vòng mấy tháng các kho dự trữ lương thực, thực phẩm bị cạn kiệt ảnh
hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế - xã hội của Trung Quốc...
Các phong trào "đại nhẩy vọt" và "công xã nhân dân" đã làm cho nền
kinh tế Trung Quốc bị kéo lùi hàng chục năm. Thêm vào đó, thiên tai
liên tiếp trong 3 năm liền từ năm 1959 - 1961 làm cho đời sống nhân
dân bị hạ thấp đến nỗi cơm không đủ no, vải chỉ đủ vá, và có tới 31
triệu người bị chết đói.
Trong thcd kỳ "cách mạng văn hoá", sự phá phách của các "tiểu
tướng hồng vệ binh", các "Tôn Ngộ Không đỏ" đã đẩy sản xuất vào
tình trạng vô chính phủ triền miên, nền kinh tế suy sụp nặng. Với khẩu

hiệu "chính trị là thống soái", "nắm khâu cách mạng để thúc đẩy sản
xuất" người ta đã coi đất phần trăm của nông dân, nghề phụ gia đình,
buôn bán là phục hồi chủ nghĩa tư bản; coi nguyên tắc "lợi ích vật
chất" là cội nguồn đẻ ra sự khác biệt giàu nghèo và sự phân hoá giai
cấp; coi sản xuất hàng hoá, trao đổi hàng hoá và nguyên tắc phân phối
theo lao động là cơ sở kinh tế quan trọng đẻ ra tầng lớp tư sản mới...
Những tư tưởng này đã làm ảnh hưởng rất xấu đối với sự phát triển
9


Lé Văn Chiến

Đ áu tư true tiếp nước ngoài..

kinh tế. Nó đã không kích thích được sản xuất, mà còn dẫn đến tình
trạng mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp thêm nghiêm
trọng. Nông nghiệp do bị thiệt hại nặng nề nên không vực được công
nghiệp nhẹ. Nhiều xí nghiệp công nghiệp làm ăn thua lỗ. Hiện tượng
hỗn loạn trong quản lý và lỏng lẻo trong phân phối gây nên "tiêu hao
lớn, lãng phí nhiều, hiệu quả thấp". Nền kinh tế quốc dân bị ngừng trệ
trong một thời gian dài, thậm chí thụt lùi, sa sút. Năm 1976, thu nhập
quốc dân, sản xuất công nghiệp và sản xuất nông nghiệp có mức tăng
trưởng âm:-2,7%; -2,4%; - 0,4%. Cách mạng văn hoá đã đẩy nền kinh
tế Trung Quốc tới bờ vực thẳm, ước tính thu nhập quốc dân của Trung
Quốc bị thiệt hại nặng tới 500 tỷ NDT.
Những chính sách kinh tế sai lầm trên đây đã gây ảnh hưởng tiêu
cực đối với đời sống kinh tế xã hội của nhân dân Trung Quốc. Sau 30
năm mức sống vật chất của người dân hầu như không thay đổi. Đời
sống tinh thần hết sức nặng nề, căng thẳng. Thu nhập bình quân hàng
tháng của một người lao động ở nông thôn không quá 1 3- 1 5 NDT,

thấp hơn mức thu nhập của công nhân viên chức khoảng 4 lần. Việc
phân phối lương thực chia như sau: Khoảng 70-80% chia theo nhân
khẩu trong gia đình, 20 - 30% chia theo "trình độ giác ngộ chính trị"
cũng như chất lượng và số lượng công việc của người lao động. Mức
tiêu dùng lương thực của một người lớn trung bình là 175 kg/năm (thấp
hơn mức của năm 1955). ở thành phố việc phân phối lương thực vẫn
theo định lượng ngặt nghèo như mấy chục năm về trước. Mỗi người
được phân từ 9 đến 12 kg lương thực, 125 - 250g dầu thực vật một
tháng...
Việc nâng cao sức khoẻ cho nhân dân chủ yếu dựa vào các "thầy
thuốc chân đất" do các đội sản xuất, các công xã tự đào tạo. Đặc biệt
công tác giáo dục ngày càng bị coi thường. Chi phí cho ngành này chỉ
khoảng 5% ngân sách. Theo quan điểm của một số nhà lãnh đạo Trung

10


Lê Vãn C hiến

Đ ầ u tư tr ư c tiếp nước ngoải..

Quốc lúc đó thì "càng nhiều trí thức càng phản động" nên trong

cách

mạng văn hoá người ta đã đóng cửa dần các trường đại học và trung
học chuyên nghiệp. Số thanh niên bỏ học và đi lang thang, đi "tạo
phản" trong cả nước lên tới 40 triệu. Số người mù chữ lên tới trên 40%
(năm 1962). Thêm vào đó các cuộc chỉnh phong, chỉnh huấn liên miên
và cuộc "đại cách mạng văn hoá" đã trà đạp lên cả thể xác lẫn tinh thần

của hàng trăm triệu người; công nhân không thể làm việc, nông dân
không thể cấy trổng, học sinh không thể đi học... bởi các cuộc đấu tố
liên tiếp xảy ra, trật tự xã hội bị rối loạn. Trong một thời gian dài ngưòi
ta gây cho nhân không khí hoài nghi tất cả, phủ định tất cả, đả đảo tất
cả... Tàn nhẫn hơn, người dân Trung Quốc còn bị thanh trừng, bị vùi
dập không chỉ có một thế hệ. Vì quan niệm của những người theo quan
điểm tả khuynh cho rằng "bố anh hùng, con hảo hán, bố phản động con
khốn nạn"... Cho tới cuối năm 1976, trước khi "bè lũ 4 tên” bị đổ, xã
hội Trung Quốc rơi vào tình trạng gần như vô tổ chức. Công nhân lãn
cồng "đi muộn về sớm", thậm chí nhiều nơi người ta tổ chức phá hoại
đường sắt, gây ra tình trạng không cung cấp đủ dầu, lúa mì và nguyên
liệu, làm ảnh hưởng nghiêm trong đến sản xuất công nghiệp, nồng
nghiệp và đcả sống nhân dân.
Sau cách mạng văn hoá, trước tình hình chính trị - kinh tế - xã
hội đầy biến động và vô cùng bi đát, Đảng công sản và nhân dân Trung
Quốc đã tìm mọi cách để thoát ra khỏi cảnh ngộ này. Nhu cầu có một
cuộc cải cách làm thay đổi và chuyển biến cãn bản tình hình Trung
Quốc, đưa Trung Quốc vào quỹ đạo phát triển của thế giới trở nên cấp
thiết. Nó đòi hổi phải cải cách tất cả những gì cản trở sự phát triển của
Trung Quốc trên mọi mặt. Vì vậy, cải cách thể chế XHCN, trước hết là
cải cách thể chế kinh tế và cải cách thể chế chính trị đã trở thành một
yêu cầu bức thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc. Nó
là một xu thế tất yếu, không có một sức mạnh nào có thể ngíìn cản
được nó.
11


Lê Văn Chiến

Đ âu ỉư tr ư c tiéĩ) nước ngoài...


1.2. NHỮNG THAY Đổl TRONG LÝ LUẬN KINH TẾ CỦA TRUNG
QUỐC

Để đáp ứng nhu cầu của thực tiễn đặt ra, từ năm 1978 đến nay
Trung Quốc đã tiến hành công cuộc cải cách kinh tế xã hội một cách
triệt để, trước hết là những thay đổi trong lý luận về thể chế kinh tế, có
thể tóm tắt một số nét cơ bản những thay đổi này như sau:
1.2.1. Lý luận về mục tiêu cải cách kinh tế.

Lý luận cải cách thể chế kinh tế của Trung Quốc biểu hiện trước
tiên ở sự đột phá về lý luận kinh tế kế hoạch truyền thống. Trong lý
luận kinh tế XHCN truyền thống, kinh tế kế hoạch được coi là một đặc
trưng cơ bản của chế độ kinh tế XHCN, do vậy đã hình thành nên thể
chế kinh tế kế hoạch tập trung cao độ. Trong điều kiện lịch sử xã hội
đặc thù của thời kỳ đầu mới dựng nước, thể chế này đã đạt được những
thành tựu rõ rệt, nhưng do bài xích vai trò của quy luật giá trị và cơ chế
thị trường, nên trong quá trình phát triển sau này đã trở nên cứng nhắc,
giáo điều, trói buộc nghiêm trọng sự phát triển của sức sản xuất xã hội.
Sau hội nghị Trung ương 3 khoá XI của Đảng cộng sản Trung
Quốc, đầu tiên ở nông thôn thực hiện chế độ trách nhiệm khoán sản
lượng đến hộ gia đình, làm cho nông dân trở thành chủ thể kinh tế kinh
doanh tự chủ; ở thành thị, tiến hành thí điểm cải cách mở rộng quyền
tự chủ kinh doanh xí nghiệp, giảm bớt kế hoạch pháp lệnh đối với sản
xuất và tiêu thụ.... Những cải cách này tuy mói chỉ là bước đầu, nhưng
nó đã phá vỡ thể chế kinh tế kế hoạch, làm cho cuộc cải cách của
Trung Quốc từ đây bước vào quỹ đạo đi theo hướng thị trường.
Do những thành tựu đã đạt được trong những năm đầu cải cách,
đồng thời để thích ứng với giai đoạn phát triển mới, Hội nghị Trung
ương 3 khoá XII ĐCS Trung Quốc năm 1984 đã thông qua "Nghị quvết

của ĐCS Trung Quốc về cải cách thể chế kinh tế", nêu rõ kinh tế
XHCN là kinh tế hàng hoá có kế hoạch trên cơ sở chế độ công hữu.

12


L ẻ Văn Chiến

Đ âu tư trư c tiếp nước ngoài..

Phát triển đầy đủ kinh tế hàng hoá là giai đoạn không thể bỏ qua của sự
phát triển kinh tế - xã hội, là điều kiện tất yếu để thực hiện hiện đại hoá
kinh tế Trung Quốc. Chỉ có phát triển đầy đủ kinh tế hàng hoá, mới có
thể làm cho nền kinh tế có sức sống chân chính. Những điều trình bày
trên là một bước nhảy vọt về nhận thức đối với kinh tế XHCN, đồng
thời cũng là một sự phát triển quan trọng của kinh tế học chính trị
Mác-xít, lần đầu tiên khẳng định rõ ràng kinh tế XHCN là kinh tế hàng
hoá, từ đó đưa lý luận chỉ đạo cải cách thể chế kinh tế lên một bước
phát triển mới.
Kiên trì không thay đổi cải cách theo hướng thị trường hoá là tư
tưởng nhất quán của Đặng Tiểu Bình. Ngay từ năm 1979 ông đã chỉ rõ:
"Nói rằng kinh tế thị trường chỉ tổn tại trong xã hội TBCN, chỉ có kinh
tế thị trường TBCN, đây là điều không đúng đắn. Vì sao CNXH không
thể thực hiện kinh tế thị trường, không thể nói đó là CNTB được '. Đầu
năm 1992, trong bài phát biểu khi đi khảo sát phương Nam, Đặng Tiểu
Bình chỉ rõ: Kế hoạch nhiều hơn một chút hay thị trường nhiều hơn
một chút, không phải là sự phân biệt bản chất của CNXH và CNTB.
Kinh tế kế hoạch không đồng nghĩa với CNXH, CNTB cũng có kế
hoạch; kinh tế thị trường không đồng nghĩa với CNTB, CNXH cũng có
thị trường, kế hoạch và thị trường đều là những biện pháp kinh tế. Luận

điểm này về cơ bản đã xoá bỏ được sự trói buộc tư tưởng coi kinh tế kế
hoạch và kinh tế thị trường là thuộc về phạm trù chế độ cơ bản của xã
hội, đưa ra câu trả lời chung rõ ràng, thấu triệt, tinh tuý đối vói vấn đề
từng gây tranh luận lâu dài và cản trở con đường tiến lên của Trung
Quốc, từ đó đưa đến sự đột phá quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Dựa vào luận điểm quan trọng của Đặng Tiểu Bình, trong báo cáo
chính trị Đại hội XIV, đồng chí Giang Trạch Dân đã nêu rõ: Mục tiêu
chung của cải cách thể chế kinh tế của Trung Quốc là xây dựng thể chế
kinh tế thị trường XHCN. Điều này đã giải quyết vấn đề quan trọng
mang tính toàn cục, tính phương hướng có liên quan đến công cuộc cải
13


Lé Văn Chiến

_______________________________________________________________________________________

Đ âu tư tr ư c tiếp nước ngoài...

cách và mở cửa. Bản nghị quyết được thông qua tại Hội nghị Trung
ương 3 khoá XIV ĐCS Trung Quốc, đã làm rõ thêm cái khung chung
của thể chế mới, nêu lên một loạt lý luận, quan điểm mới và nhiệm vụ
xây dựng thể chế mới. Do xác lập được mục tiêu chung của cải cách,
nên từ Đại hội XIV của ĐCS Trung Quốc đến nay, công cuộc cải cách
thể chế kinh tế trên các lĩnh vực, các phương diện đều đạt được những
tiến triển quan trọng và thành tựu huy hoàng.
1.2.2. Lý luận về cải cách chế độ sỏ hữu

Sự đột phá về vấn đề lý luân sở hữu của Trung Quốc được biểu
hiện tập trung ở hai mặt: Một là, từ lý luận về chế độ công hữu đơn

nhất chuyển sang lý luận coi công hữu là chủ thể, kinh tế nhiều loại sở
hữu cùng phát triển, hình thành nên lý luận về kết cấu sở hữu; Hai là,
tách rời chế độ sở hữu, hình thành nên lý luận về kết cấu sở hữu, hình
thức thực hiện của chế độ công hữu.
Về vấn đề sở hữu, trước đây Trung Quốc cho rằng: Sở hữu càng
lớn, càng công hữu, càng tốt. Thực hiện "nhất đại, nhị công" ( một là
lớn, hai là công hữu) và "quá độ nghèo", nhanh chóng cải biến chế độ
sở hữu tập thể thành chế độ sở hữu toàn dân đơn nhất, hạn chế sự phát
triển của kinh tế phi công hữu, kết quả đã làm tổn thương nghiêm trọng
tính tích cực của các phương diện, trói buộc sự phát triển của sức sản
xuất.
Trong quá trrình cải cách thể chế, các quan niệm cũ đã dần bị phá
bỏ và thay vào đó là những quan niệm hoàn toàn mới, như:
-

Phá bỏ quan niệm truyền thống sợ "tư nhân", sợ "tư bản chủ

nghĩa", hạn chế sự phát triển của kinh tế phi công hữu, xây dựng lên lý
luận có thể lợi dụng mọi hình thức sở hữu miễn là phù hợp với "ba điều
lợi"; mọi hình thức kinh doanh và hình thức tổ chức phản ánh quy luật
của nền sản xuất xã hội hoá đều được khuyến khích phát triển.

14


Lê Văn C hiến

Đ ắu tư tru e tiếp nước ngoài..

“ Trước đây Trung Quốc quan niệm rằng kinh tế quốc hữu càng

lớn, càng công hữu càng tốt và là đặc trưng của nền kinh tế XHCN.
Nay quan niệm này đã được xó bỏ. Lý luận mới cho rằng kinh tế quốc
hữu giữ vai trò chủ đạo, các hình thức kinh tế khác cùng phát triển. Vai
trò chủ đạo của kinh tế quốc hữu chủ yếu biểu hiện ở sức khống chế và
sức ảnh hưởng của nó đối với nền kinh tế, tiến hành điều chỉnh đối với
bố cục và kết cấu sở hữu của kinh tế quốc hữu.
-

Trước đây Trung Quốc quan niệm rằng kinh tế phi công hữu là

thuộc tính xã hội của kinh tế TBCN, nay quan niệm này đã bị xoá bỏ
và hình thành lý luận coi kinh tế phi công hữu là một bộ phận tổ thành
quan trọng của nền kinh tế thị trường XHCN. Lấy công hữu làm chủ
thể, nhiều thành phần kinh tế cùng phát triển là chế độ kinh tế cơ bản
của CNXH.
1.2.3. Lý luận về hệ thông thị trường.

Xây dựng hệ thống thị trường thống nhất mở cửa, cạnh tranh có
trật tự là bộ phận tổ thành quan trọng của nền kinh tế thị trường
XHCN. Những đột phá lý luận về phương diện này, chủ yếu biểu hiện
ở chỗ: Một là, thừa nhận tư liệu sản xuất, các yếu tố sản xuất đều là
hàng hoá, đều có giá cả; Hai là, cải cách giá cả là điểm mấu chốt để
hình thành cơ chế thị trường, phải xây dựng cơ chế giá chủ yếu do thị
trường hình thành; Ba là, đột phá vào quan niệm truyền thống, nêu lên
phải xây dựng hệ thống thị trường hoàn thiện gồm: thị trường vốn, thị
trường sức lao động...
Thị trường là khâu trung tâm nối liền sản xuất, lưu thông, phân
phối, tiêu thụ. Lý luận kinh tế học chính trị XHCN truyền thống cho
rằng, trong điều kiện XHCN không tồn tại sản xuất và trao đổi hàng
hoá một cách chân chính, chỉ có "vỏ bề ngoài" mà không có "hạt bên

trong" của hàng hoá. Tư liệu sản xuất và các yếu tố sản xuất khác đều
không phải là hàng hoá. Trong hoạt động kinh tế, tách rời sản xuất với

15


Lê Văn Chiến

Đâu tư tr ư c tiếp nước ngoài..

lưu thông, thương nghiệp với vật tư, nội thương với ngoại thương. Thời
kỳ đầu cải các Trung Quốc trước hết từ thực tiễn đột phá vào vấn đề tư
liệu sản xuất không phải là hàng hoá, mở rộng quyền tự tiêu thụ cho xí
nghiệp, từng bước thu hẹp tỷ lệ phân phối vậi tư theo kế hoạch, thành
lập thị trường giao dịch tư liệu sản xuất, đã thu được những kết quả tích
cực. Đại hội XIII của ĐCS Trung Quốc chỉ rõ, hệ thống thị trường
XHCN không chỉ bao gồm thị trường hàng tiêu dùng và thị trường tư
liệu sản xuất..., mà còn phải bao gồm cả thị trường các yếu tố sản xuất
như vốn, dịch vụ lao động, kỹ thuật, thông tin và bất động sản..., thị
trường hàng hoá đơn nhất không thể phát huy tốt vai trò của cơ chế thị
trường. Như vậy, về mặt lý luận không chỉ thừa nhận tư liệu sản xuất là
ỹ i'

hàng hoá, mà còn thừa nhận yếu tố sản xuất cũng là hàng hoá, điều đó
đã phát huy vai trò tích cực trong việc thúc đẩy hình thành các loại thị
trường.
Trong thể chế kinh tế kế hoạch truyền thống, giá cả chỉ là công cụ
hạch toán tiện lợi, chủ yếu do Nhà nước định giá, quản lý tập trung, vì
vậy giá cả thoát ly khỏi sản xuất và thị trường, quay lưng lại quy luật
giá trị và tình trạng cung cầu, thậm chí như đất đai, tài nguyên khoáng

sản đều không có giá cả. Những năm 80 Trung Quốc luôn luôn coi cải
cách giá cả đầy mạo hiểm là vấn đề quan trọng có quan hệ đến thành
bại của cải cách thể chế kinh tế, đổng thời trong thực tiễn dần dần hình
thành lý luận cải cách giá cả phù hợp vói thời kỳ chuyển đổi thể chế
của Trung Quốc. Từ khi cải cách đến nay, căn cứ vào phương châm
"kết hợp điều tiết với thả nổi", Trung Quốc đã lần lượt điều chỉnh giá
cả sản phẩm thô nông nghiệp và hàng công nghiệp, thả nổi giá hàng
hoá nhỏ, thực hiện "chế độ 2 giá" đối với tư liệu sản xuất, sau đó từng
bước chuyển "chế độ hai giá" thành "chế độ một giá".

16


Lê Vãn Ch ièn

Đ ầu tư trư c tiếp nước ngoài..

1.2.4. Lý luận về cải cách thể chế quản lý v ĩ mô.

Trong thể chế kinh tế kế hoạch truyền thống, nền kinh tế quốc dân
Trung Quốc là một thể hành chính tập trung thống nhất, không chia ra
kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô, cũng không hình thành lý luận điều tiết '
vĩ mô. Những đột phá quan trọng của lý luận kinh tế vĩ mô 20 năm
qua, chủ yếu biểu hiện ở chỗ: Một là, Chính phủ cần chuyển từ quản lý
trực tiếp mang tính hành chính sang quản lý gián tiếp coi biện pháp
kinh tế là chính; Hai là, xây dựng và kiện toàn hệ thống điều tiết vĩ mô
hài hoà, thống nhất; Ba là, giải quyết một cách biện chứng mối quan hệ
giữa điều tiết vĩ mô với sự khống chế thị trường.
Từ khi cải cách mở cửa đến nay, về mặt lý luận, Trung Quốc đã
nêu ra nguyên tắc chính quyền và xí nghiệp tách rời nhau, tách rời chức

năng quản lý kinh tế - xã hội của Chính phủ với chức năng người sở
hữu vốn quốc hữu, cùng với nguyên tắc tinh giản, thống nhất, hiệu quả,
thúc đẩy cải cách bộ máy Chính phủ, chuyển biến chức năng của Chính
phủ, giao chức năng quản lý kinh doanh của xí nghiệp cho các xí
nghiệp; chuyển dịch chức năng bố trí nguồn lực cho thị trường, từ đó
làm cho chức năng quản lý kinh tế của Chính phủ thiết thực chuyển
sang việc chế định và chấp hành các chính sách kinh tế vĩ mô, tạo ra
môi trường phát triển kinh tế tốt đẹp. Chính phủ chủ yếu vận dụng biện
pháp kinh tế, pháp luật và những biện pháp hành chính cần thiết, điều
tiết hiệu quả các hoạt động kinh tế. Mặc dù trong thực tiễn cải cách bộ
máy, chuyển biến chức năng của Chính phủ đòi hỏi còn phải tốn nhiều
công sức, nhưng những ý tưởng về phương diện này đã tương đối rõ
ràng. Điều cần chỉ rõ ở đây là: Từ chỗ khống chế kế hoạch mang tính
hành chính trực tiếp là chính, chuyển sang hoạt động kinh tế điều tiết
coi biện pháp kinh tế gián tiếp là chính, đây chính là một sáng tạo mới
về lý luận quản lý vĩ mô trong thòi kỳ chuyển đổi thể chế kinh tế của
Trung Quốc. Điều này không những làm rõ mục tiê|U-aảaxiiủc_càLcáđi__
ĐAI HOC C ’*Ó c (- IA HÀ MÒ# ]
TR UNG T M TM M P T ị ,\ . ỴF Ư y íp í í

17

ỉ_

T ỉẽ ' 1
J


Lẻ Văn Chiến


Đ áu tư trưc tiếp nước ngoài..

thể chế kinh tế vĩ mô của Trung Quốc, mà vể vi mô, nó cũng chứng tỏ
kinh tế công hữu có thể kết hợp hữu hiệu với kinh tế thị trường.
Tại Hội nghị Trung ương 5 khoá XIV ĐCS Trung Quốc, Tổng bí
thư Giang Trạch Dân đã luận giải một cách sâu sắc về mối quan hệ
giữa cơ chế thị trường với điều tiết vĩ mô và chỉ rõ: phát huy đầy đủ vai
trò của cơ chế thị trường và tăng cường điều tiết vĩ mò đều là yêu cầu
cơ bản của nền kinh tế thị trường XHCN, không được thiên về mặt nào.
Cũng chính là nói rằng “không chỉ thấy tay này mà phải thấy tay kia”,
phải dùng cả hai tay. Muốn làm cho nền kinh tế quốc dân Trung Quốc
có sức sống và hiệu quả, phải tích cực bồi dưỡng và phát triển hệ thống
thị trường, để phát huy đầy đủ vài trò của cơ chế thị trường. Nhưng do
thị trường tồn tại tính tự phát, tính trì trệ, Nhà nước phải tăng cường chỉ
đạo và điều tiết đúng đắn đối với hoạt động của thị trường. Mấy năm
gần đây, đồng thời với việc nhanh chóng cải cách thúc đẩy phát triển,
Trung Quốc rất coi trọng tăng cường và cải thiện điều tiết vĩ mô, từ đó
làm cho nền kinh tế quốc dân thoát khỏi tình trạng lúc lên lúc '.uống;
bắt đầu bước vào quỹ đạo phát triển liên tục, nhanh chóng và lành
mạnh.
1.2.5. Lý luận về phân phối thu nhập.

Lý luận về phân phối thu nhập có liên quan đến vấn đề cơ chế
khuyến khích và động lực, đồng thời cũng có quan hệ với vấn đề công
bằng xã hội. Từ khi cải cách mỏ cửa đến nay, những đột phá về lý luận
phân phối thu nhập của Trung Quốc, chủ yếu có 4 phương diện: Một
là, cho phép một số vùng, một số người giàu trước, khuyến khích người
giàu trước giúp đỡ người giàu sau, cuối cùng thực hiện cùng giàu có;
Hai là, thực hiện chính sách ưu tiên hiệu suất, chiếu cố công bằng; Ba
là, kiên trì phân phối theo lao động là chính, cho phép yếu tố sản xuất

tham gia vào phân phối; Bốn là, kiên trì xây dựng hệ thống bảo hiểm

18


L ẻ Văn Chiến

Đ âu tư trư c tiếp nước ngoài..

xã hội xã hội hoá nhiều tầng bậc, xây dựng chế độ kết hợp lẫn nhau
giữa trù tính chung của xã hội với đóng góp của cá nhán.
Trước đây, do ảnh hưởng “tả khuynh” và tư tưởng truyền thống
“không sợ thiếu chỉ sợ phân phối không cồng bằng”, mọi người đã sai
lầm khi cho rằng chủ nghĩa bình quân là phương thức phân phối cơ bản
của CNXH, kết quả là đã làm tổn thương nghiêm trọng tính tích cực
của nhiều phương diện, điều đó dẫn đến hiệu quả thấp và cùng nghèo
khổ. Ngay từ năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã nêu rõ, cải cách trước hết
phải phá vỡ chủ nghĩa bình quân, phá vỡ “nồi cơm lớn”. Cho phép một
số vùng, một số người thồng qua lao động thành thực, kinh doanh hợp
pháp được giàu có trước, đổng thời thông qua người giàu trước giúp đỡ
người giàu sau, dần dần đạt đến cùng giàu có. Đây là sự phát triển to
lớn của lý luận phân phối của CNXH. Đặng Tiểu Bình còn chỉ rõ, đây
là một chính sách lớn, một chính sách lớn có thể ảnh hưởng và lôi kéo
toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Chính sách lớn này phản ánh mọi sự vật
đều phát triển trong sự khác biệt và mất cân đối, cân bằng là tương đối,
không cân bằng là tuyệt đối; đồng thời cũng phản ánh quy luật phát
triển không cân đối của kinh tế - xã hội, thừa nhận sự khác biệt tổn tại
trong thực tế khách quan. Do sự khác biệt về cơ sở kinh tế, điều kiện tự
nhiên giữa các vùng, năng lực lao động của mỗi người cũng không
giống nhau, hiệu quả kinh doanh của các xí nghiệp khác nhau..., tất

nhiên dẫn đến sự khác nhau trong phân phối thu nhập. Chính sách lớn
này đã kết hợp hữu cơ giữa tính nguyên tắc của CNXH với tính linh
hoạt của chính sách, đã phản ánh yêu cầu khách quan của sự phát triển
sức sản xuất. Cùng giàu có đã thể hiện bản chất và tính ưu việt của
CNXH, nhưng cùng giàu có không phải là đồng bộ giàu có của chủ
nghĩa bình quân, muốn đạt được mục đích này phải thông qua cho
phép một số vùng, một số người được giàu có trước, phát triển sức sản
xuất, tạo ra điều kiên vật chất, đó là con đường nhanh chóng phát triển,
đạt đến cùng giàu có. Từ khi cải cách mở cửa đến nay, Trưng Quốc
19


Lè Văn Chiến

Đ áu tư trực tiếp nước ngoài..

quán triệt thực hiện chính sách lớn này, phát huy vai trò vô cùng quan
trọng trong việc hình thành cơ chế khuyến khích, phát huy tính tích cực
của người kinh doanh và người lao động.
1.2.6. Lý luận cải cách nông thôn.

Nông thôn là nơi tiến hành cải cách thể chế kinh tế trước tiên
thông qua hai việc lớn là thực hiện chế độ trách nhiệm khoán sản lượng
đến hộ gia đình, xoá bỏ công xã nhân dân và cải cách thể chế lưu thông
nông sản.
Một thời kỳ dài, chế độ khoán sản lượng đến hộ gia đình bị phê
phán, bị coi như một bộ phận quan trọng của sự phục hồi CNTB. Tuy
nhiên nó đã xuất hiện ngay trong cao trào hơp tác hoá hồi những năm
50, dù đã rất nhiều lần bị đả phá, bị huỷ bỏ song nó vẫn ngấm ngầm
tồn tại. Hễ bị thiên tai lớn hoặc có sự hoành hành của chủ nghĩa tả

khuynh, xảy ra tình trạng “người không có cơm, lợn không có cám, bò
không có cỏ” là lại xuất hiện việc khoán sản lượng đến hộ dưới danh
nghĩa canh tác trên “đất mượn”, “ruộng trách nhiệm”. Cho đến trước
năm 1978, không có văn kiện nào của Đảng và Nhà nước Trung Quốc
ủng hộ chế độ khoán sản lượng đến hộ, ngược lại, có văn kiện còn phủ
định chế độ này. Chỉ sau Hội nghị Trung ương 3 khoá XI, theo nguyên
tắc xuất phát từ thực tiễn, nghiên cứu ủng hộ cái mới, tổng kết kinh
nghiêm lịch sử, chế độ khoán sản lượng đến hộ mới dần dần khẳng
định được hiệu quả của nó và được các cơ quan lãnh đạo ủng hộ, mở
rộng việc nghiên cứu áp dụng.
Sau Đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ XII tháng 9/1982 phương
hướng của chế độ khoán sản lượng đến hộ được khẳng định lại và tiếp
tục phát triển theo chiều sâu.
Cải cách chế độ lưu thông nông sản phẩm là bộ phận tổ thành
quan trọng của cải cách nông thôn ở Trung Quốc. Trong điều kiện kinh
tế kế hoạch truyền thống, nông sản phẩm đều do Nhà nước thống nhất

20


Lè Văn Chiến

Đ àu tư trưc tiếp nước ngoài.

định giá, thống nhất thu mua và thống nhất tiêu thụ, từ đó làm cho sản
xuất hoàn toàn tách khỏi lưu thông nông sản phẩm. Do vậy cuộc cải
cách thể chế lưu thông nông sản phẩm của Trung Quốc dần dần được
triển khai xung quanh việc thủ tiêu chế độ thống nhất thu mua, thống
nhất tiêu thụ của Nhà nước đối với nông sản phẩm, từng bước mở rộng
quyền tự do tiêu thụ nông sản phẩm của nông dân; thủ tiêu chế độ hoàn

toàn do Nhà nước định giá, thả nổi giá thu mua và tiêu thụ cho đại đa
số nông sản phẩm, đồng thời để thị trường tự điều tiết...
1.2.7. Lý luận về cải cách ch ế độ xí nghiệp.

Chế độ xí nghiệp truyền thống của Trung Quốc được xây dựng
thích ứng với thể chế kinh tế kế hoạch tập trung cao độ. Những xí
nghiệp như vậy không phải là người sản xuất hàng hoá và kinh doanh
độc lập, không có tư cách pháp nhân chân chính, không có lợi ích kinh
tế độc lập, chỉ ỉà vật phụ thuộc vào hành chính. Xí nghiệp sản xuất sản
phẩm gì, sản xuất bao nhiêu, về cơ bản đều do kế hoạch pháp lệnh của
Nhà nước quyết định; mọi vấn đề như sản xuất, cung tiêu, nhân lực, vật
lực của xí nghiệp đều được quản lý thông qua kế hoạch.
Điểm xuất phát và quy tụ của cải cách xí nghiệp là ở chỗ xây
dựng thực thể pháp nhân chân chính và chủ thể cạnh tranh trên thị
trường, làm cho kinh tế quốc hữu không ngừng phát triển và lớn mạnh
trong điều kiện kinh tế thị trường XHCN. Các xí nghiệp trở thành thực
thể tương đối độc lập, thành nguồn sản xuất và kinh doanh XHCN tự
mình kinh doanh, tự chịu lỗ lãi, tự mình cải tạo, tự mình phát triển, trở
thành những pháp nhân có quyền lợi và nghĩa vụ nhất định.
Hội nghị Trung ương 3 khoá XIV ĐCS Trung Quốc chỉ rõ, cần
xây dựng chế độ xí nghiệp hiện đại “quyền tài sản rõ ràng, quyền lợi và
trách nhiệm phân minh, chính quyền và xí nghiệp tách rời, quản lý
khoa học”...


L ê Văn Chiến

Đ ẩu tư tr ư c tiếp nước ngoài..

1.2.8. Lý luận về mở cửa đôi ngoại.


Kiên trì thực hiện mở cửa đối ngoại là bộ phận tổ thành quan
trọng của lý luận Đặng Tiểu Bình, đồng thời cũng là một quốc sách cơ
bản thực hiện hiện đại hoá XHCN của Trung Quốc. Hai mươi năm qua,
những đột phá về lý luận mở cửa đối ngoại, chủ yếu thể hiện ồ những
mặt sau: Một là, loại bỏ mồ hình phát triển đóng cửa, nửa đóng cửa,
xác lập quốc sách cơ bản mở cửa đối ngoại, xây dựng thể chế kinh tế
mở; Hai là, mạnh dạn thu hút mọi thành quả văn minh mà xã hội loại
người bao gồm cả xã hội TBCN sáng tạo ra, lợi dụng đầy đủ hai nguồn
vốn, hai thị trường trong nước và quốc tế; Ba là, sáng tạo và xây dựng
nên lý luận đặc khu kinh tế và phát triển kinh tế mở; Bốn là, giải quyết
đúng đắn mối quan hệ giữa mở cửa đối ngoại với tự lực cánh sinh.
Chế độ XHCN là chế độ mở cửa, thể chế kinh tế thị trường XHCN
tất nhiên là thể chế mở cửa. Trung Quốc lạc hậu một nguyên nhân quan
trọng là một thời gian dài đóng cửa tự chủ. Đặng Tiểu Bình đã chỉ rõ,
hiện nay bất kỳ quốc gia nào muốn phát triển, đóng cửa tự chủ là
không thể được. Chúng ta cũng đã ăn quả đắng này, tổ tiên chúng ta
cũng đã từng ăn quả đắng này. ông cũng nhắc nhở chúng ta rằng, sự
phát triển của Trung Quốc không tách rời thế giới. Chế độ XHCN có
thể xây dựng ở một nước hoặc mấy nưóc, nhưng xây dựng XHCN
không thể tách ròi khỏi thế giới, đóng cửa, bế quan toả cảng tất nhiên
sẽ thất bại. Các nước XHCN muốn nhanh chóng phát triển sức sản
xuất, nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu, không ngừng phát
triển cường thịnh, thì cần phải mở cửa để thu hút mọi thành quả văn
minh của xã hội loài người bao gồm cả xã hội TỀCN sáng tạo ra. Do
vậy, vấn đề mở cửa đối ngoại thực chất là vấn đề chiến lược quan trọng
có quan hệ đến sự sinh tồn và phát triển của các nước XHCN. Cho nên,
Trung Quốc xác định mở cửa đối ngoại là một quốc sách cơ bản lâu
dài.


22


Lê Văn Chiến

Đ ầu tư trư c tiếp nước ngoài..

Hội nghị Trung ương 3 khoá XIV ĐCS Trung Quốc nêu lên phảỉ
đi sâu cải cách thể chế kinh tế đối ngoại, mở rộng hơn nữa mở cửa đối
ngoại.
Thực hiện mở cửa đối ngoại, mục đích căn bản là nhanh chóng
phát triển sức sản xuất của Trung Quốc. Do vậy, một là phải mạnh dạn
tham khảo, tiếp thu, lợi dụng, đồng thời tiến hành tiến hoá và đổi mới
mọi thành quả văn minh mà loại người sáng tạo ra, bao gồm kỹ thuật
tiên tiến của phương Tây; hai là, phải lợi dụng đầy đủ hai loại nguồn
lực, hai thị trường trong nưóc và quốc tế, bao gồm các nguồn lực về vật
chất, vốn, thông tin, tri thức..., trong phạm vi rộng rãi hơn thực hiện bố
trí sắp xếp hợp lý và có hiệu quả các nguồn lực; đồng thời tích cực
tham gia hợp tác và cạnh tranh kinh tế quốc tế, phát huy đầy đủ lợi thế
so sánh và ưu thế đi sau của kinh tế Trung Quốc, không ngừng nâng
cao năng lực cạnh tranh quốc tế của nền kinh tế Trung Quốc.
Mở cửa đối ngoại cũng có nghĩa là gắn nền kinh tế của một nước
vào hệ thống kinh tế thế giới, từ đó tăng cường và sâu sắc hơn quan hệ
dựa vào nhau cùng tồn tại giữa nước mình với nền kinh tế thế giới. Phải
giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa mở cửa đối ngoại với kiên trì tự
lực cánh sinh. Mấu chốt để Trung Quốc giải quyết mọi vấn đề là phải
dựa vào sự phát triển của chính mình, độc lập, tự chủ, tự lập cánh sinh,
khồng phải trước đây, hiện nay mà cả tương lai sau này cũng đều phải
đứng vững trên lập trường này.


Vân đê thu hút FDI phù hợp với yêu cầu của nền kỉnh tê thị
trường.
Những thay đổi to lớn về lý luận trên đây là những nhân tố quan
trọng. Nó giúp Trung Quốc giải phóng được nhưng quan điểm sai lầm
trong quá khứ, lựa chọn cho Trung Quốc những bước đi chiến lược mở
đường cho sức sản xuất phát triển. Trong những bước đi đó, vấn đề thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài được Trung Quốc đặc biệt coi trọng.

23


×