Tải bản đầy đủ (.pdf) (131 trang)

Pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1007.58 KB, 131 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN HUY DŨNG

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁ DỠ TÀU BIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Hà Nội - 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN HUY DŨNG

PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁ DỠ TÀU BIỂN

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Biển và Quản lý biển
Mã số: 8380101.08

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. GVC. Mai Hải Đăng

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Nguyễn Huy Dũng

i


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... i
MỤC LỤC .....................................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................ v
DANH MỤC CÁC BẢNG .........................................................................................ix
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG
HOẠT ĐỘNG PHÁ DỠ TÀU BIỂN VÀ NGUỒN GÂY Ô NHIỄM MÔI
TRƢỜNG BIỂN ........................................................................................................... 8
1.1. Một số khái niệm về bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển .......... 8
1.1.1. Khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường ...................................................... 8
1.1.2. Bảo vệ môi trường và pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường ......................10
1.1.3. Khái niệm môi trường biển, ô nhiễm môi trường biển ....................................13

1.1.4. Khái niệm phát triển bền vững ..........................................................................14
1.1.5. Khái niệm phá dỡ tàu biển .................................................................................14
1.1.6. Nguyên tắc phá dỡ tàu biển ...............................................................................15
1.2. Nguồn gây ô nhiễm môi trường biển ...................................................................15
1.2.1. Ô nhiễm môi trường từ hoạt động của cảng biển và tàu biển..........................16
1.2.2. Ô nhiễm môi trường từ hoạt động đóng mới và sửa chữa tàu biển ................19
1.2.3. Ô nhiễm môi trường từ các vụ tai nạn, sự cố....................................................19
1.2.4. Ô nhiễm môi trường từ hoạt động phá dỡ tàu biển ..........................................20
CHƢƠNG 2. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT QUỐC TẾ, PHÁP LUẬT
NƢỚC NGOÀI VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VÀ THỰC TRẠNG Ô
NHIỄM MÔI TRƢỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁ DỠ TÀU BIỂN.......25
2.1. Quy định của pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ
tàu...................................................................................................................................28

ii


2.1.1. Công ước Basel về kiểm soát vận chuyển qua biên giới các phế thải nguy
hiểm và việc tiêu hủy chúng ........................................................................................29
2.1.2. Công ước quốc tế Hồng Kông về tái chế tàu an toàn và thân thiện với môi
trường, năm 2009..........................................................................................................36
2.1.3. Quy định tái chế tàu của Liên minh châu Âu (EU) .............................. 57
2.1.4. Các tiêu chuẩn và hướng dẫn quốc tế khác cho việc tái chế tàu bền vững.....64
2.1.5. Tình hình thực hiện các quy định pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường
trong hoạt động phá dỡ tàu ..........................................................................................66
2.2. Pháp luật nước ngoài về bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu ..........70
2.2.1. Pháp luật của Thổ Nhĩ Kỳ về bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu
........................................................................................................................................70
2.2.2. Pháp luật của Trung Quốc về bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu
........................................................................................................................................74

2.2.3. Pháp luật của Ấn Độ về bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu........76
2.2.4. Pháp luật của Bangladesh về bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu79
2.2.5. Pháp luật của Pakistan về bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu .....80
2.3. Tình trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu ..............................81
CHƢƠNG 3. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁ DỠ TÀU BIỂN VÀ ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ 89
3.1. Quy định của pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ
tàu ..................................................................................................................................89
3.1.1. Pháp luật Việt Nam giai đoạn trước năm 2005 ................................................89
3.1.2. Pháp luật Việt Nam giai đoạn từ năm 2005 đến năm 2014 ............................89
3.1.3. Pháp luật Việt Nam giai đoạn từ năm 2015 đến nay.......................................90
3.2. Thực trạng hoạt động phá dỡ tàu tại Việt Nam ...................................................94
3.3. Những bất cập, tồn tại của pháp luật trong hoạt động phá dỡ tàu ......................95
3.4. Đề xuất, kiến nghị..................................................................................................98

iii


3.4.1. Về tổ chức thực hiện ........................................................................................100
3.4.2. Hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong hoạt
động phá dỡ tàu ..........................................................................................................101
3.4.3. Đề xuất gia nhập Công ước Hồng Kông năm 2009.......................................104
KẾT LUẬN ..............................................................................................................111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................113
PHỤ LỤC .................................................................................................... 117

iv


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BASEL 1989

Basel Convention on the Control of Transboundary
Movements of Hazardous Wastes and their Disposal,
1989 (Công ước Basel về kiểm soát chất thải xuyên
biên giới và việc tiêu huỷ chúng, 1989)

BIMCO

Baltic and International Maritime Council (Hội đồng
Hàng hải Bantic và quốc tế)

CFC

Chlorofluorocarbon

CO

Cacbon monoxit

COLREGS 1972

International Regulations for Preventing Collisions at
Sea 1972 (Quy tắc Phòng ngừa tàu thuyền đâm va trên
biển năm 1972)

COP

Conference of Parties (Hội nghị các Bên)


DDE

Dichloro Diphenyl Dichloroethylene

DDT

Dichloro diphenyl trichlorothane

DWT

Deadweight Tonnage (Trọng tải tàu)

EC

European Commission (Ủy ban châu Âu)

ESM

Environmentally Sound Management (Quản lý thân
thiện với môi trường)

EU

European Union (Liên minh châu Âu)

EUSRR

EU Ship Recycling Regulation (Quy định tái chế tàu
của Liên minh châu Âu)


GT

Gross Tonnage (Tổng dung tích)

HBCDD

Hexabromocyclododecane

HCB

Hexachlorobenzene

HFO

Heavy Fuel Oil (Dầu nặng hay còn gọi là dầu cặn,

v


dầu mazút)
HKC

Hong Kong International Convention for the safe and
environmentally sound recycling of ships, 2009 (Công
ước quốc tế Hồng Kông về tái chế tàu an toàn và thân
thiện với môi trường, 2009)

IACS


International Association of Classification Societies
(Hiệp hội Phân cấp/Đăng kiểm quốc tế)

IAEA

International Atomic Energy Agency (Cơ quan Năng
lượng Nguyên tử quốc tế)

ICS

International Chamber of Shipping (Văn phòng Vận
tải biển quốc tế)

IHM

Inventory of Hazardous Materials (Bản kê các vật liệu
nguy hiểm)

ILO

International Labour Organization (Tổ chức Lao động
quốc tế)

IMO

International Marine Organization (Tổ chức Hàng hải
quốc tế)

INTERCARGO


International Association Of Dry Cargo Shipowners
(Hiệp hội quốc tế của Chủ tàu hàng khô)

INTERTANKO

International Association of Independent Tanker
Owners (Hiệp hội quốc tế của chủ tàu dầu)

IPTA

International Parcel Tankers Association (Hiệp hội tàu
chở dầu quốc tế)

ISO

International Organization for Standardization

ITF

International Transport Workers' Federation (Liên
đoàn Lao động Vận tải quốc tế)

LDT

Light Displacement Tons (Lượng dãn nước tàu không)

vi


LOADLINE 1966


International Convention of Loadline 1966 (Công ước
quốc tế về mạn khô tàu biển năm 1966)

MARPOL 73/78

International Convention for the Prevention of
Pollution

from ships 1973, as amended in 1978

(Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm từ tàu 1973,
sửa đổi 1978)
MEPC

Marine Environment Protection Committee (Ủy ban
Bảo vệ Môi trường biển)

NGO

Non Governmental Organization (Tổ chức phi chính
phủ)

NO2

Nitrous dioxide

OAU

Organisation of African Unity (Tổ chức Thống nhất

châu Phi)

OCIMF

Oil Companies International Marine Forum (Diễn đàn
Hàng hải quốc tế các công ty dầu khí)

ODS

Ozone-depleting substances (Chất làm suy giảm tầng
Ôzon)

OECD

Organisation

for

Economic

Co-operation

and

Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế)
PAHs

Polycyclic aromatic hydrocarbons

PCB


Polychlorinated Biphenyl

PFOS

Perfluorooctane sulfonate

PH

Potential of Hydrogen

PSCO

Port State Control Officer (Sỹ quan kiểm tra nhà nước
cảng biển)

PVC

Polyvinyl clorua

vii


SCCP

Short-chain chlorinated paraffins

SO2

Sulfur dioxide


SOLAS 1974

International Convention for the Safety of Life at Sea
1974 (Công ước quốc tế về An toàn sinh mạng con
người trên biển năm 1974)

TBT

Tributyltin

UNCLOS 1982

United Nations Convention on the Law of the Sea
1982 (Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển
1982)

UNEP

United Nations Environment Programme (Chương
trình Môi trường Liên Hợp quốc)

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Số lượng tàu phá dỡ trên thế giới giai đoạn 2002 - 2011..........................27
Bảng 2.2: Số lượng tàu phá dỡ trên thế giới giai đoạn 2013- 2018...........................28
Bảng 2.3: Danh sách các nước tham gia Công ước Hồng Kông...............................66
Bảng 2.4: Danh sách các cơ sở tái chế tuân thủ quy định của EU ............................69

Bảng 2.5: Lượng chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động phá dỡ tàu cũ ở
Bangladesh và Pakistan năm 2010 ..............................................................................86
Bảng 2.6: Khối lượng chất thải phát sinh từ 1 triệu GT tàu phá dỡ ở Bangladesh và
Pakistan năm 2010........................................................................................................86

ix


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Các con tàu đã qua sử dụng khi không còn tiềm năng để khai thác đã
được các chủ tàu bán lại cho các cơ sở để phá dỡ. Thông thường chi phí đầu
tư cho việc phá dỡ các con tàu đã qua sử dụng này thấp và cần lượng công
nhân lớn nên đã biến nghề phá dỡ tàu thành một ngành kinh doanh đem lại
nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp, thu hút hàng ngàn lao động, giảm tỷ lệ thất
nghiệp, đóng góp vào ngân sách của các quốc gia có cơ sở phá dỡ với số tiền
không nhỏ. Phá dỡ tàu đã qua sử dụng phù hợp với các quốc gia có nguồn
nhân lực dồi dào, nó đã trở thành một ngành “công nghiệp bạc” và trở thành
lợi thế của các nước đang phát triển. Trong báo cáo với chủ đề "Quỹ tái chế
tàu biển" của Tổ chức thế giới "Hoà bình xanh" (Greenpeace), phá dỡ tàu đã
qua sử dụng được khẳng định là ngành bổ trợ đắc lực cho công nghiệp đóng
tàu nói riêng và cho nền kinh tế thế giới nói chung. Tổ chức này cũng kêu gọi
các nước "thay vì coi phá dỡ tàu cũ như một "ngành công nghiệp độc hại",
hãy đầu tư tài chính và kỹ thuật để nâng cấp và bảo đảm an toàn về môi
trường cho ngành công nghiệp này", và khuyến cáo không chỉ các nước ở
châu Á, mà tất cả các nước có tiềm lực về kinh tế không nên bỏ qua ngành
công nghiệp phá dỡ tàu đã qua sử dụng.
Mặc dù mang nhiều lợi ích về kinh tế nhưng hoạt động phá dỡ tàu biển
đã qua sử dụng lại sản sinh ra nhiều hóa chất độc hại và chất thải nguy hại
như PCBs, PVC, PAHs, TBT, dầu mỡ khoáng, amiăng, các kim loại nặng

(thủy ngân, chì, đồng, kẽm, nhôm, sắt, ...) và các chất nguy hại khác như chất
phóng xạ, hợp chất nhóm xyanua hữu cơ và cặn bể chứa nước dằn tàu có chứa
nhiều vi khuẩn và sinh vật ngoại lai. Đó là chưa kể mối nguy hại do phá dỡ
những con tàu chuyên chở dầu, hóa chất, chất phóng xạ, chất thải hoặc các
1


loại hàng hóa nguy hiểm khác. Những vật liệu nguy hiểm này được tìm thấy
trong một phần cấu trúc tàu, các thiết bị, động cơ tàu. Cho đến nay, không có
con tàu nào được đóng mà không có bất kỳ vật liệu nguy hiểm nào. Trung bình,
95% thép của một con tàu được phủ từ 10 - 100 tấn sơn chứa chì, thủy ngân,
kẽm, asen, crôm, PCBs, amiăng và một số lượng lớn dầu gây ô nhiễm môi
trường khi tàu bị phá hủy để lấy phế liệu. Vì vậy, các con tàu cũ cuối vòng đời
khai thác được coi là chất thải nguy hại theo luật môi trường quốc tế.
Hơn nữa, có rất nhiều các cơ sở phá dỡ tàu đã qua sử dụng trên thế giới,
công nhân cắt phá tàu làm hoàn toàn thủ công, nguy cơ gây ra tai nạn và sự cố
nguy hiểm có thể xảy ra bất cứ lúc nào, phải trực tiếp hít thở khói chứa các
chất độc hại từ những lớp sơn chống hà cũ, nhiều chất trong số đó đến nay đã
bị cấm sử dụng do là tác nhân gây ung thư, gây biến đổi gen; dầu, mỡ, amiăng
thải bị vương vãi khắp bãi phá dỡ gây ô nhiễm các vực nước khi có mưa lớn
hoặc khi thủy triều dâng sẽ cuốn các chất thải xuống biển; chất thải rắn chứa
chất nguy hại như amiăng, cặn sơn chỉ được chôn lấp, xử lý thông thường,
dẫn đến ô nhiễm đất ven biển, không khí, nước biển, nước ngầm, và làm suy
giảm sự đa dạng của sinh vật biển.
Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) coi hoạt động phá dỡ tàu là “một
trong những ngành nghề nguy hiểm nhất”, trong đó người lao động có nguy
cơ thương tích và tử vong cao. Nguyên nhân là do điều kiện làm việc, trang bị
bảo hộ lao động không đáp ứng được các tiêu chuẩn, do phải thường xuyên
tiếp xúc với các chất thải độc hại trong quá trình làm việc. Đã có nhiều nghiên
cứu chỉ ra rằng nồng độ các chất PAHs, PCBs, HCB, DDTs, SCCPs, sắt,

mangan, coban, đồng, kẽm, chì, cadimi, niken, amiăng, thủy ngân và các
mảnh nhựa nhỏ có nồng độ rất cao trong không khí, đất, nước biển xung
quanh các khu vực phá dỡ tàu đã qua sử dụng, là mối đe dọa nghiệm trọng đối
với sinh vật biển, đa dạng sinh học và sức khỏe của con người.
2


Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã ban hành các quy định nghiêm
ngặt về phá dỡ tàu biển. Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ, … có các quy
định bắt buộc các con tàu trước khi phá dỡ phải được làm sạch, tẩy độc, các
cơ sở phá dỡ tàu đã qua sử dụng phải đáp ứng được các tiêu chuẩn, quy định
về môi trường, trang thiết bị phù hợp mới được thực hiện việc phá dỡ và các
tàu mang cờ của các quốc gia này chỉ được gửi đến các cơ sở phá dỡ được
chấp thuận, các chủ tàu không được bán các tàu này cho các cơ sở phá dỡ
không được chấp thuận. Các nước hiện nay đang còn cho phép hoạt động phá
dỡ tàu biển cũng đang có những điều chỉnh chính sách của mình nhằm bảo vệ
môi trường. Vì vậy, hiện nay đang có xu hướng, các tàu đã qua sử dụng cần
phá dỡ tại các nước có quy định nghiêm ngặt về môi trường được các chủ tàu
tìm cách bán sang các nước có nhân công giá rẻ, ít quan tâm đến môi trường
để tìm kiếm lợi nhuận.
Các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển của
Việt Nam đã được ban hành nhưng còn chưa đầy đủ, đặc biệt là quy định về
kiểm tra, kiểm soát, quản lý hoạt động này. Để giải quyết vấn đề này và để
bảo vệ môi trường biển, chúng ta cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp
luật về bảo vệ môi trường biển nói chung và bảo vệ môi trường biển trong
hoạt động phá dỡ tàu biển nói riêng. Việc tham gia và thực hiện các điều ước
quốc tế về bảo vệ môi trường biển có ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam
trong việc xây dựng và hoàn thiện khung chính sách, pháp luật nhằm bảo vệ
hiệu quả môi trường biển, góp phần thúc đẩy và xây dựng ý thức pháp luật về
bảo vệ môi trường biển. Mặt khác việc tham gia và thực hiện nghiêm túc các

điều ước quốc tế về bảo vệ môi trường biển sẽ đánh giá nỗ lực của Việt Nam
trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng quốc tế hoá nhằm tạo ra
một môi trường kinh doanh thuận lợi, công bằng phù hợp với thông lệ quốc
tế, đảm bảo quyền lợi, trách nhiệm của các nhà đầu tư, là điều kiện cần thiết
3


để thu hút đầu tư, mở rộng hợp tác quốc tế nhằm phát triển đời sống, kinh tế xã
hội trong nước, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững mà chúng ta đã đặt ra.
Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường
trong hoạt động phá dỡ tàu biển” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên thế giới có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu, luận văn đề cập
đến các vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển tại một số
nước như Bangladesh, Pakistan, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc như:
“Challenges and solutions for ship recycling in China” của các tác giả
Zunfeng Du, Haiming Zhu, Qingji Zhou, Yiik Diew Wong đăng trên Ocean
Engineering Journal năm 2017, “Ship breaking industry of Pakistan and its
environmental effect on marine life and humans” của tác giả Sara Qayum và
Weidong Zhu đăng trên Indian Journal of Geo Marine Sciences năm 2018,
“Environmental Impacts of Ship Breaking and Recycling Industry of
Sitakunda, Chittagong, Bangladesh” của các tác giả M.I. Talukder,
A.N.M. Fakhruddin, M.A. Hossain đăng trên Advances in Natural Science
năm 2015, “The shipbreaking industry in Turkey: environmental, safety and
health issues” của tác giả G. Neşer, Deniz Unsalan đăng trên Journal of
Cleaner Production năm 2008, “Shipbreaking in the Developing World:
Problems and Prospects” của tác giả Peter Rousmaniere đăng trên
International Journal of Occupational Environmental Health năm 2007,
Luận văn thạc sĩ “The effective enforcement of national ship recycling
regulations in India” của tác giả Mohmmed Shahnawaz năm 2017, …

Những công trình nghiên cứu trên đã đề cập, đánh giá đến tình trạng ô
nhiễm môi trường tại các cơ sở phá dỡ tàu, những tồn tại, bất cập của pháp
luật quốc gia và tình hình tuân thủ các quy định của pháp luật quốc tế về bảo
vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển tại các quốc gia này.
4


Ở Việt Nam vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển
đã qua sử dụng là một vấn đề mới, cấp bách, đặc biệt với định hướng hiện nay
là tái chế tàu an toàn và thân thiện với môi trường, nghiên cứu pháp luật quốc
tế về vấn đề này và liên hệ với Việt Nam còn là khoảng trống trong nghiên
cứu của các học giả, nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, học viên. Vì vậy, cần
phải có nhiều công trình nghiên cứu từ cụ thể, chi tiết đến tổng thể để có cách
tiếp cận khoa học và hợp lý đối với vấn đề này từ đó chúng ta có thể đưa ra
được các giải pháp tối ưu trong việc bảo vệ môi trường đối với hoạt động phá
dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Luận văn có mục đích dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm giới
thiệu một bức tranh tổng quan về pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường biển
trong hoạt động phá dỡ tàu biển đã qua sử dụng, hoạt động phá dỡ tàu biển
của các nước trên thế giới và ở Việt Nam, phân tích những thuận lợi, khó
khăn, bất cập trong quá trình thực hiện, từ đó là cơ sở để đưa ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu
biển đã qua sử dụng tại Việt Nam.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hoá các các điều ước quốc tế và văn bản pháp luật của Việt
Nam về bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển.
+ Đánh giá thực trạng, phân tích và nêu ra những bất cập, hạn chế trong
quá trình thực hiện.

+ Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ
môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển, đặc biệt đề xuất gia nhập công
ước quốc tế mà Việt Nam chưa tham gia.
4. Phạm vi nghiên cứu của Luận văn
5


Về mặt lý luận: Luận văn đi sâu vào nghiên cứu hệ thống pháp luật
quốc tế và pháp luật của Việt Nam về bảo vệ môi trường trong hoạt động phá
dỡ tàu biển đã qua sử dụng.
Về mặt thực tiễn: Luận văn nghiên cứu thực tiễn hoạt động phá dỡ tàu
biển của một số quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh
nghiệm, đề xuất giải pháp hoàn thiện.
Luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu hoạt động phá dỡ các tàu buôn
(tàu được sử dụng cho mục đích thương mại như tàu chở dầu, tàu chở hàng,
tàu khách, …). Còn đối với tàu chiến, tàu hải quân hoặc các tàu khác được sử
dụng cho dịch vụ phi thương mại của chính phủ, và các tàu có tổng dung tích
nhỏ hơn 500 GT hoặc đối với những tàu suốt cả vòng đời khai thác trong
vùng chủ quyền và pháp lý của quốc gia tàu mang cờ quốc tịch không bao
gồm trong phạm vi nghiên cứu của luận văn vì chúng không thuộc phạm vi
điều chỉnh của Công ước Hồng Kông năm 2009.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn
dựa trên cơ sở lý luận của Học thuyết Mác - Lênin về chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử để tìm ra mối quan hệ biện chứng giữa
pháp luật và thực tiễn đời sống xã hội, trên cơ sở đó tìm ra mối liên hệ giữa
các hiện tượng để đánh giá các vấn đề nghiên cứu một cách khoa học.
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, trong quá trình nghiên cứu tác giả còn sử dụng các
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương

pháp thống kê, ... để giải quyết các vấn đề trong nội dung luận văn thạc sỹ.
6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn
Đề tài là một công trình đầu tiên nghiên cứu riêng và chuyên sâu về hệ
thống pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu
6


biển. Luận văn đã đưa ra được một số điểm mới sau:
- Hệ thống hoá các văn bản pháp luật quốc tế và pháp luật của Việt
Nam về bảo vệ môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển.
- Đánh giá thực trạng, phân tích và nêu ra những bất cập, hạn chế trong
quá trình thực hiện.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ
môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển, đặc biệt đề xuất gia nhập công
ước quốc tế mà Việt Nam chưa tham gia.
7. Kết cấu của Luận văn
Kết cấu của Luận văn gồm: phần mở đầu, ba chương nội dung, phần
kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.
Nội dung chính của các chương cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Một số khái niệm về bảo vệ môi trường trong hoạt động
phá dỡ tàu biển và nguồn gây ô nhiễm môi trường biển
Chƣơng 2: Quy định của pháp luật quốc tế, pháp luật nước ngoài về bảo vệ
môi trường và thực trạng ô nhiễm môi trường trong hoạt động phá dỡ tàu biển
Chƣơng 3: Pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường hoạt động phá dỡ
tàu biển và đề xuất, kiến nghị

7


CHƢƠNG 1

MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG PHÁ DỠ TÀU BIỂN VÀ NGUỒN
GÂY Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG BIỂN
1.1. Một số khái niệm về bảo vệ môi trƣờng trong hoạt động phá dỡ tàu
biển
1.1.1. Khái niệm môi trường, ô nhiễm môi trường
- Môi trường:
“Environment” trong tiếng Anh có nghĩa là môi trường, có nguồn gốc
từ tiếng Pháp “environner”, có nghĩa là bao quanh một điểm nào đấy, hay tất
cả những gì bao quanh một điểm trung tâm. Theo cách hiểu như vậy, môi
trường có thể được hiểu là toàn bộ điều kiện tự nhiên, xã hội và văn hóa có
ảnh hưởng đến cuộc sống của một cá nhân hay cộng đồng. Như vậy, vấn đề
môi trường có thể được coi là bao gồm các vấn đề như tắc nghẽn giao thông,
tội phạm và tiếng ồn, … về mặt địa lý, môi trường có thể hiểu là một khu vực
nào đó hoặc có thể hiểu là toàn bộ hành tinh của chúng ta.
Trong Báo cáo toàn cầu năm 2000 (công bố năm 1982) đã đưa ra định
nghĩa về môi trường như sau: “Theo tự nghĩa, môi trường là những vật thể vật
lý và sinh học bao quanh loài người. Con người cần đến sự hỗ trợ của môi
trường xung quanh để sống …, mối quan hệ giữa loài người và môi trường
chặt chẽ đến mức mà sự phân biệt giữa cá thể con người và môi trường bị xóa
nhòa đi”. [6, tr6]
Trong lĩnh vực khoa học pháp lý, khái niệm môi trường được hiểu như
là mối quan hệ giữa con người và những điều kiện sống của con người, những
yếu tố, hoàn cảnh, điều kiện tự nhiên và điều kiện vật chất nhân tạo bao quanh
con người.
8


Theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 của Việt Nam, “Môi trường”
là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn

tại và phát triển của con người và sinh vật. Còn theo Từ điển tiếng Việt “Môi
trường” là toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên, xã hội, trong đó con
người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong quan hệ với con người, sinh
vật ấy. Từ các khái niệm trên, chúng ta có thể hiểu các thành tố của môi
trường bao gồm:
+ Nguồn tài nguyên thiên nhiên, gồm cả sinh vật và phi sinh vật như
không khí, nước, đất, động vật, thực vật và sự tương tác giữa các yếu tố đó;
+ Những tài sản là một phần của di sản văn hóa;
+ Các đặc điểm khía cạnh của cảnh quan.
Các nhà sinh thái học đã chỉ ra rằng toàn bộ môi trường sống của chúng ta
(không khí, nước, đất đai) và tất cả các loài sinh vật có mối quan hệ phụ thuộc
lẫn nhau. Khi có bất kỳ một thành tố nào của môi trường bị tổn hại sẽ ảnh hưởng
đến các thành tố khác và kéo theo là ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khỏe
của con người, và chúng ta khó có thể lường trước được hậu quả.
- Ô nhiễm môi trường:
Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất môi trường, vi phạm
tiêu chuẩn môi trường, thay đổi trực tiếp hoặc gián tiếp các thành phần và đặc
tính vật lý, hóa học, nhiệt độ, sinh học, chất hòa tan, chất phóng xạ, … ở bất
kỳ thành phần nào của môi trường hay toàn bộ môi trường vượt quá mức cho
phép đã được xác định.
Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc
hại, gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay
sự phát triển của con người và sinh vật trong môi trường đó. Chất gây ô
nhiễm có thể là chất rắn (như rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất
thải của dệt nhuộm, rượu, chế biến thực phẩm), hoặc chất khí (SO2 trong núi
9


lửa phun, NO2 trong khói xe, CO từ khói đun, …), các kim loại nặng như chì,
đồng, sắt, … cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa ở thể rắn như thăng hoa hay ở

dạng trung gian.
Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của
thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và
thiên nhiên.
1.1.2. Bảo vệ môi trường và pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường
- Bảo vệ môi trường:
Cộng đồng quốc tế đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài về mặt
nhận thức và hành động cụ thể để có thể đưa ra được khái niệm bảo vệ môi
trường. Từ chỗ cộng đồng quốc tế chưa nhận thức được tầm quan trọng của
vấn đề bảo vệ môi trường, chưa có những hành động nhằm bảo vệ môi trường
một cách tự giác tới khi nhận thức được tầm quan trọng của nó. Cộng đồng
quốc tế đã có những hoạt động cụ thể nhằm tìm kiếm những biện pháp bảo vệ
môi trường:
+ Giai đoạn thu thập thông tin về môi trường (1950-1960)
Trong giai đoạn này, cộng đồng quốc tế thu thập thông tin về số lượng,
chất lượng từng nguồn tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động này được thực hiện
ở các quốc gia phát triển hơn ở thời kỳ đó.
+ Giai đoạn báo động về tình trạng môi trường
Vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX, ở các quốc gia cũng như trên
phạm vi toàn cầu đã thực hiện những cảnh báo giữa các quốc gia về hiện
trạng môi trường quốc gia. Các quốc gia cũng như cộng đồng quốc tế đã lập
các chương trình và chiến lược bảo vệ môi trường.
+ Giai đoạn triển khai thực hiện bảo vệ môi trường
Đầu những năm 70 của thế kỷ 20 cho tới nay, các quốc gia cũng như
cộng đồng quốc tế đã và đang xây dựng và thực hiện những chương trình bảo
10


vệ môi trường.
Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1 năm 1995 đã định nghĩa bảo vệ môi

trường như sau: “Bảo vệ môi trường là tập hợp các biện pháp giữ gìn, sử dụng
hoặc phục hồi một cách hợp lý sinh giới (vi sinh vật, thực vật, động vật và
môi sinh, đất, nước, không khí, lòng đất), nghiên cứu thử nghiệm thiết bị sử
dụng tài nguyên thiên nhiên, áp dụng công nghệ ít có hoặc không có phế liệu
... nhằm tạo ra một không gian tối ưu cho cuộc sống của con người. Ngoài ra,
bảo vệ môi trường còn tạo ra điều kiện tinh thần, văn hóa khiến cho đời sống
con người được thoải mái”. [6, tr17]
Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 định nghĩa: “ Hoạt
động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác
động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm,
suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên
thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành”.
- Pháp luật quốc tế về bảo vệ môi trường:
Luật quốc tế (LQT) là hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật,
được các quốc gia và chủ thể khác của luật quốc tế thỏa thuận tạo dựng nên,
trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng, nhằm điều chỉnh những quan hệ phát sinh
giữa quốc gia và các chủ thể đó trong mọi lĩnh vực của đời sống quốc tế. Đó
là nguyên tắc và quy phạm áp dụng chung mà không có sự phân biệt về tính
chất, hình thức hay vị thế của từng quốc gia khi thiết lập quan hệ quốc tế giữa
những chủ thể này với nhau.
Hệ thống luật pháp quốc tế về môi trường bao gồm các điều ước quốc
tế về môi trường, hoặc liên quan đến môi trường và các tập quán quốc tế, hình
thành trên cơ sở thực tiễn của một số quốc gia và được một số quốc gia khác
công nhận, chấp nhận áp dụng trong quan hệ giữa các quốc gia. Cần chú ý là
thực tiễn quốc tế còn bao gồm các phán quyết trước đó của tòa án, cơ chế giải
11


quyết tranh chấp quốc tế liên quan đến môi trường. Các điều ước quốc tế về
môi trường có tính ràng buộc đối với một quốc gia bao gồm các thỏa thuận,

tuyên bố, hiệp ước đa phương, song phương và các công ước quốc tế về môi
trường mà quốc gia đó là thành viên. Hệ thống luật pháp quốc tế về môi
trường điều chỉnh các vấn đề như đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu, suy
giảm tầng ô-zôn, các chất độc hại, sa mạc hóa, nguồn tài nguyên biển, cũng
như chất lượng không khí, đất và nước. Hiện nay, hệ thống luật pháp quốc tế
về môi trường đã bao trùm mọi lĩnh vực, là cơ sở quan trọng để các nước xây
dựng hệ thống luật pháp về môi trường quốc gia.
Hệ thống luật pháp quốc tế về môi trường được xây dựng theo 5
nguyên tắc (Trách nhiệm chung nhưng có phân biệt; Bên gây ô nhiễm hoặc sử
dụng tài nguyên, các dịch vụ môi trường phải trả tiền; Phòng ngừa; Chia sẻ
lợi ích công bằng giữa các thế hệ; Phát triển bền vững).
Các văn kiện quốc tế mang tính toàn cầu về môi trường bao gồm các
tuyên bố chung, công ước quốc tế và thỏa thuận toàn cầu khác… Trong đó có
nhiều công ước quốc tế liên quan tới quản lý, bảo vệ môi trường và các hệ
sinh thái biển. Điển hình là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982
(UNCLOS), Công ước quốc tế Hồng Kông về tái chế tàu an toàn và thân thiện
với môi trường, năm 2009, Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với
thiệt hại do ô nhiễm dầu 1992 (CLC 1992), Công ước MARPOL về phòng
ngừa ô nhiễm môi trường biển do tàu gây ra, Công ước về ngăn chặn ô nhiễm
môi trường biển do các hoạt động nhận chìm, Công ước quốc tế về hợp tác,
chuẩn bị và ứng phó sự cố tràn dầu (OPRC), Công ước quốc tế về trách nhiệm
bồi thường thiệt hại gây ra do vận chuyển các chất độc hại trên biển (HNS),
Công ước Đa dạng sinh học (CBD). Các công ước này có những quy định cụ
thể về bảo tồn, bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển mà các quốc gia thành
viên phải tuân theo.
12


1.1.3. Khái niệm môi trường biển, ô nhiễm môi trường biển
Môi trường biển được định nghĩa trên nhiều phương diện khác nhau,

nếu xét về phương diện phạm vi địa lý, môi trường biển là toàn bộ vùng nước
biển của trái đất với tất cả những gì có trong đó. Theo Khoản 4, Điều 1 Công
ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS 1982), môi trường
biển được hiểu bao gồm các tài nguyên sinh vật, các hệ sinh thái biển và chất
lượng nước biển, cảnh quan biển. Tại Chương 17 trong Chương trình hành
động 21 định nghĩa: “Môi trường biển là vùng bao gồm các đại dương và các
biển và các vùng ven biển tạo thành một tổng thể, một thành phần cơ bản của
hệ thống duy trì cuộc sống toàn cầu và là tài sản hữu ích tạo cơ hội cho sự
phát triển bền vững”.
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm môi trường biển đang là một trong những
mối quan tâm hàng đầu của toàn thể cộng đồng thế giới. Biển từng được coi là
vô cùng rộng lớn và không thể bị tổn thương trước các hoạt động của con
người, đến nay biển đang trong cơn khủng hoảng ở nhiều khu vực trên toàn
cầu. Lần đầu tiên, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, tại
Khoản 4, Điều 1 đã đưa ra định nghĩa khá toàn diện về ô nhiễm môi trường
biển: “Ô nhiễm môi trường biển là việc con người trực tiếp hoặc gián tiếp đưa
các chất liệu hoặc năng lượng vào môi trường biển, bao gồm cả các cửa sông,
khi việc đó gây ra hoặc có thể gây ra những tác hại như gây tổn hại đến nguồn
lợi sinh vật, và đến hệ động vật và hệ thực vật biển, gây nguy hiểm cho sức
khoẻ con người, gây trở ngại cho các hoạt động ở biển, kể cả việc đánh bắt
hải sản và các việc sử dụng biển một cách hợp pháp khác, làm biến đổi chất
lượng nước biển về phương diện sử dụng nó và làm giảm sút các giá trị mỹ
cảm của biển”.
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm biển rất đa dạng. Công ước của Liên hợp
quốc về Luật biển năm 1982 liệt kê 06 nguồn chính gây ô nhiễm môi trường
13


biển gồm: ô nhiễm bắt nguồn từ đất liền (Điều 207); ô nhiễm do hoạt động
liên quan đến đáy biển thuộc quyền tài phán quốc gia và hoạt động tiến hành

trong Vùng gây ra (Điều 208 -209); ô nhiễm do sự nhận chìm (Điều 210); ô
nhiễm do tàu thuyền gây ra (Điều 211); ô nhiễm có nguồn gốc từ bầu khí
quyển hay qua bầu khí quyển (Điều 212).
Bảo vệ môi trường biển khỏi ô nhiễm đang trở thành một nhiệm vụ bức
thiết. Dựa trên quan điểm bảo vệ và phát triển bền vững môi trường, bảo vệ
môi trường biển là ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của các hoạt động
của con người và của tự nhiên đến môi trường biển, làm ô nhiễm và suy thoái
môi trường biển.
1.1.4. Khái niệm phát triển bền vững
Quan điểm phát triển bền vững đã được quốc tế đưa ra từ những năm
80 của thế kỷ XX và chính thức được ghi nhận trong Tuyên bố về môi trường
và phát triển năm 1992 tại Hội nghị quốc tế về Môi trường và phát triển tại
Rio De Janeiro, Brazil. Việt Nam đã tham gia Tuyên bố này và chúng ta đã
xây dựng các kế hoạch về phát triển bền vững cũng như thông qua Chương
trình nghị sự 21 về phát triển bền vững năm 2004, Chiến lược phát triển bền
vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020 và ghi nhận phát triển bền vững là một
trong các nguyên tắc của Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, Hiến pháp năm
2013 và Luật Bảo vệ Môi trường năm 2014. Theo đó phát triển bền vững là
sự phát triển của thế hệ hiện tại mà không gây trở ngại cho sự phát triển của
thế hệ tương lai, trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hòa, hợp lý giữa phát triển
kinh tế đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội và bảo vệ môi trường.
1.1.5. Khái niệm phá dỡ tàu biển
Thuật ngữ Phá dỡ tàu (Shipbreaking), Tháo dỡ tàu (Ship
dismantling), Tái chế tàu (Ship recycling) được sử dụng đồng nghĩa để chỉ
quá trình tháo dỡ toàn bộ cấu trúc tàu.
14


×