Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch ở việt nam hiện nay (luận văn thạc sĩ luật học)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (607.25 KB, 84 trang )

1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Du lịch không chỉ là một xu thế, mà đã trở thành một thực tế trong
cuộc sống con người. Du lịch là hoạt động tinh thần giúp con người cân bằng
cuộc sống, gắn kết các mối quan hệ và giúp con người tiếp cận với thiên
nhiên, văn hóa,.. của nhiều quốc gia, nhiều dân tộc, nhiều khu vực địa lý và
vùng lãnh thổ khác nhau. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu sôi động, tỉ lệ thuận
với sự phát triển nhanh của các ngành công nghiệp, môi trường cũng bị ảnh
hưởng nghiêm trọng. Nhu cầu du lịch đến những khu vực có môi trường
xanh, trong lành, thưởng thức văn hóa phong phú như văn hóa ẩm thực, văn
hóa tinh thần, văn hóa ứng xử,… ngày càng tăng lên. Vì vậy, ngành công
nghiệp không khói- tên gọi không chính thức của ngành du lịch đã ra đời, và
giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu.
Ngành du lịch còn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự trưởng
thành của các nước đang phát triển. Tổ chức Du lịch thế giới Liên hợp quốc
nhận định rằng: “tại nhiều quốc gia đang phát triển, du lịch là nguồn thu nhập
chính, ngành xuất khẩu hàng đầu, tạo ra nhiều công ăn việc làm và cơ hội cho
sự phát triển” (WTO-HL2008). “Du lịch là phương tiện chuyển giao của cải
tự nguyện lớn nhất từ các nước giàu sang các nước nghèo…. Khoản tiền do
du khách mang lại cho các khu vực nghèo khổ trên thế giới còn lớn hơn viện
trợ chính thức của các chính phủ”1
Việt Nam là một trong số các quốc gia có ngành du lịch phát triển
nhanh trong thập niên qua. Sự góp phần của nguồn thu từ du lịch vào GDP và
cán cân thanh toán trở nên đáng kể và ngày càng gia tăng. Với các lợi thế về
giá cả, nguồn tài nguyên thiên nhiên, văn hóa khá phong phú, nguồn nhân lực
dồi dào, và là điểm đến mới, Việt Nam hiện là quốc gia đang thu hút một số
1 Lelei Lelaulu, Chủ tịch Đối tác quốc tế, Diễn đàn Du lịch Thế giới vì Hòa bình và phát triển bền vững,
Brazil, 2006



2

lượng lớn du khách quốc tế. Để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái,
du lịch bền vững, việc bảo vệ môi trường là vấn đề vô cùng quan trọng. Tuy
nhiên, hiện nay các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng
môi trường thân thiện cho du lịch chưa nhận được sự quan tâm tương xứng
với yêu cầu của thực tế từ các nhà xây dựng pháp luật, các nhà quản lý và các
chủ thể liên quan. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển
của ngành du lịch. Hoạt động du lịch ở Việt Nam chưa đạt được kết quả
tương xứng với triển vọng và không thể cạnh tranh được với du lịch của các
nước trong khu vực có điều kiện phát triển tương đồng. Ngược lại, hoạt động
du lịch dù được thực hiện bởi các khách du lịch hay các cơ sở kinh doanh các
loại dịch vụ du lịch,.. cũng tác động không nhỏ đến môi trường. Nhưng trách
nhiệm của các chủ thể này trong việc bảo vệ môi trường dưới góc độ pháp lý
cũng còn nhiều vấn đề cần phải xem xét thêm.
Như vậy, để du lịch và môi trường Việt Nam phát triển bền vững, cần
phải từng bước nâng cao hiệu quả của các quy đinh pháp luật về bảo vệ môi
trường trong hoạt động du lịch. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động du lịch được xây dựng và hoàn thiện là khung pháp lý vững chắc để tăng
cường công tác bảo vệ môi trường và phát triển du lịch. Bảo vệ môi trường để
phát triển du lịch và phát triển du lịch phải bảo vệ môi trường. Đây là một nhu
cầu cấp bách để ngành du lịch Việt Nam phát triển lên một tầm cao mới. Xuất
phát từ yêu cầu nghiên cứu các vấn đề lí luận, thực trạng các quy định của
pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch và đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện các quy định này, từ đó rút ra những bài học kinh
nghiệm cho CHDCND Lào, tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật về bảo vệ môi
trường trong hoạt động du lịch ở Việt Nam hiện nay” cho luận văn tốt nghiệp
của mình.
2. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu



3

Mục đích mà tác giả hướng tới khi thực hiện luận văn là làm rõ những vấn đề
lí luận về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, nội dung của pháp luật, và đề
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật về vấn đề này.
Để đạt được mục đích trên, các nhiệm vụ mà luận văn phải giải quyết gồm:
Một là, tìm hiểu một số vấn đề lí luận về bảo vệ môi trường trong hoạt động
du lịch, ý nghĩa của hoạt động này, ý nghĩa của việc điều chỉnh bằng pháp luật đối
với hoạt động này, cũng như cấu trúc pháp luật về hoạt động này ở Việt Nam hiện
nay;
Hai là, đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật hiện hành bảo vệ môi
trường trong hoạt động du lịch. Trong quá trình tìm hiểu quy định của pháp luật, luận
văn lồng ghép một số thực tiễn về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, quản lý
nhà nước đối với hoạt động này. Đồng thời, đánh giá các ưu điểm và hạn chế của các
quy định này;
Ba là, từ việc nghiên cứu trên đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, đáp
ứng yêu cầu của thực tiễn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch có thể được xem
xét dưới góc độ môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn. Tuy nhiên,
trong khuôn khổ của luận văn, theo khái niệm môi trường của Luật bảo vệ
môi trường 2014 thì môi trường nhân văn không thuộc môi trường vật chất tự
nhiên và nhân tạo nên tác giả chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu theo khái niệm
môi trường của Luật Bảo vệ môi trường 2014.
Đây là đề tài nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các quy định của pháp luật về
bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. Vì thế, tác giả tập trung nghiên cứu
các quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2014, Luật Du lịch 2005,… và các văn bản

hướng dẫn có liên quan. Việc dẫn chiếu đến các quy định khác chỉ nhằm so sánh, mở


4

rộng, và làm sáng tỏ hơn đối tượng nghiên cứu cũng như đạt được mục đích nghiên
cứu của đề tài này.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cũng
như quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về nhà nước và pháp luật nói chung,
về pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch nói riêng.
Trên nền tảng phương pháp luận ấy, khi nghiên cứu từng vấn đề cụ thể, tác
giả có sử dụng các phương pháp như: logic, phân tích, tổng hợp,…
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời nói đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung chính của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch
và pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về bảo vệ môi
trường trong hoạt động du lịch
Chương 3: Một số giải pháp để hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi
trường trong hoạt động du lịch

CHƯƠNG 1: TỒNG QUAN VỀ BẢỌ VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG


5

HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VÀ PHÁP LUẬT BÀO VỆ MÔI TRƯỜNG

TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
1.1 Khái niệm bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch
Việt Nam là đất nước giàu tiềm năng du lịch, ngành du lịch Việt Nam
đang dần khẳng định được vị trí của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tếxã hội chung của đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành du lịch Việt
Nam cũng tạo ra những tác động mạnh mẽ và gây ảnh hưởng đến môi trường,
đặc biệt là những khu vực diễn ra hoạt động du lịch.
Theo tổ chức du lịch thế giới WTO, du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt
động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám
phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn
cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác, trong thời gian liên
tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư, loại trừ
các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền.
Theo Khoản 1 Điều 4 Luật Du lịch 2005: “du lịch là hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình
nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một
khoảng thời gian nhất định”.
Với những định nghĩa trên, có thể thấy bản chất của hoạt động du lịch
là:
Thứ nhất, nói đến du lịch là nói đến sự di chuyển của con người từ địa
điểm này sang địa điểm khác với những mục đích đa dạng và bằng các
phương tiện khác nhau. Sự di chuyển này của con người là liên tục, vì vậy
hoạt động du lịch là không bao giờ ngừng.
Thứ hai, có nhiều chủ thể liên quan đến hoạt động du lịch. Đó là
khách du lịch và các chủ thể tiến hành các dịch vụ liên quan đến du lịch.
Khách du lịch xét về bản chất thì họ là những người di chuyển từ nơi ở


6

thường xuyên của mình đến những địa điểm khác nhau với mục đích tham

quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định. Còn các chủ thể tiến
hành các dịch vụ liên quan đến du lịch là những tổ chức, cá nhân tiến hành
các công việc nhằm tạo điều kiện cho hoạt động du lịch diễn ra được quy mô,
có tổ chức, một cách chuyên nghiệp hoặc đơn giản là trợ giúp, đáp ứng cho
các nhu cầu của khách du lịch nhằm mục đích kiếm tiền.
Thứ ba, hoạt động du lịch thường diễn ra tại các khu, điểm du lịch là
nơi có tài nguyên du lịch. Theo quy định tại Khoản 4 Điều 4 Luật Du lịch
2005, “tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích
lịch sử- văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị
nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố
cơ bản để hình thành các khu du lich, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du
lịch”. Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du
lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác. Tài nguyên du
lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ
sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du
lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn
hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các
công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi
vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du
lịch có mối liên hệ mật thiết, tác động trực tiếp và trong nhiều trường hợp bản
thân nó chính là các nguồn tài nguyên và các thành phần môi trường.
Có thể thấy, nơi diễn ra các hoạt động du lịch thường là những khu
vực có giá trị cao về thẩm mĩ, sự đặc sắc về truyền thống văn hóa, về phong
tục tập quán, sự đa dạng về sinh thái hay là nơi diễn ra các sự kiện chính trịkinh tế- văn hóa- xã hội…Chính vì vậy, mặc dù được mệnh danh là ngành
công nghiệp không khói nhưng do diễn ra tại các khu vực có giá trị cao về văn


7

hóa, thẩm mĩ và môi sinh, các hoạt động du lịch đã và đang gây ra những hậu

quả nghiêm trọng cho môi trường. Có thể thấy như:
Du lịch ảnh hưởng tới nhu cầu và chất lượng nước: Du lịch là ngành
công nghiệp tiêu thụ nước nhiều, thậm chí tiêu hao nguồn nước sinh hoạt hơn
cả nhu cầu nước sinh hoạt của địa phương.
Nước thải: Nếu như không có hệ thống thu gom nước thải cho khách
sạn, nhà hàng thì nước thải sẽ ngấm xuống bồn nước ngầm hoặc các thuỷ vực
lân cận (sông, hồ, biển), làm lan truyền nhiều loại dịch bệnh như giun sán,
đường ruột, bệnh ngoài da, bệnh mắt hoặc làm ô nhiễm các thuỷ vực gây hại
cho cảnh quan và nuôi trồng thủy sản.
Rác thải: Vứt rác thải bừa bãi là vấn đề chung của mọi khu du lịch.
Ðây là nguyên nhân gây mất cảnh quan, mất vệ sinh, ảnh hưởng đến sức khoẻ
cộng đồng và nảy sinh xung đột xã hội.
Ô nhiễm không khí: Tuy được coi là ngành "công nghiệp không khói",
nhưng du lịch có thể gây ô nhiễm khí thông qua phát xả khí thải động cơ xe
máy và tàu thuyền, đặc biệt là ở các trọng điểm và trục giao thông chính, gây
hại cho cây cối, động vật hoang dại và các công trình xây dựng bằng đá vôi và
bê tông.
Năng lượng: Tiêu thụ năng lượng trong khu du lịch thường không
hiệu quả và lãng phí.
Ô nhiễm tiếng ồn: Tiếng ồn từ các phương tiện giao thông và du
khách có thể gây phiền hà cho cư dân địa phương và các du khách khác kể cả
động vật hoang dại.
Ô nhiễm phong cảnh: Ô nhiễm phong cảnh có thể được gây ra do
khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thô kệch, vật liệu ốp lát không phù
hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều phương tiện quảng
cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo dưỡng kém


8


đối với các công trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn, pha
tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thoái môi trường tệ hại
nhất.
Du lịch làm nhiễu loạn sinh thái: Việc phát triển hoạt động du lịch
thiếu kiểm soát có thể tác động lên đất (xói mòn, trượt lở), làm biến động các
nơi cư trú, đe doạ các loài động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung
ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn trùng...). Xây dựng đường giao thông và
khu cắm trại gây cản trở động vật hoang dại di chuyển tìm mồi, kết đôi hoặc
sinh sản, phá hoại rạn san hô do khai thác mẫu vật, cá cảnh hoặc neo đậu tàu
thuyền...
Những tác động tiêu cực trên không chỉ xâm hại đến môi trường mà
còn ảnh hưởng đến kinh tế và ảnh hưởng ngược trở lại đến chính hoạt động
du lịch.
Sự tồn tại và phát triển của du lịch với tư cách là một ngành kinh tế
gắn liền với khả năng khai thác tài nguyên, khai thác đặc tính của môi trường
xung quanh. Chính vì vậy hoạt động du lịch liên quan một cách chặt chẽ với
môi trường hiểu theo nghĩa rộng. Các cảnh đẹp của thiên nhiên như núi, sông,
biển cả..., các giá trị văn hoá như các di tích, công trình kiên trúc nghệ thuật...
hay những đặc điểm và tình trạng của môi trường xung quanh là những tiềm
năng và điều kiện cho phát triển du lịch. Ngược lại, ở chừng mực nhất định,
hoạt động du lịch tạo nên môi trường mới hay góp phần cải thiện môi trường
như việc xây dựng các công viên vui chơi, giải trí, các công viên cây xanh, hồ
nước nhân tạo, các làng văn hoá du lịch... Hoặc hoạt động du lịch cũng có thể
tác động tiêu cực đến môi trường như ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí, ô
nhiễm ánh sáng, ô nhiễm tiếng ồn,…Như vậy, rõ ràng rằng hoạt động du lịch
và môi trường có tác động qua lại, tương hỗ lẫn nhau và nếu khai thác, phát
triển hoạt động du lịch không hợp lý có thể sẽ là nguyên nhân làm suy giảm


9


giá trị của các nguồn tài nguyên, suy giảm chất lượng môi trường và cũng có
nghĩa là làm suy giảm hiệu quả của chính hoạt động du lịch.
Để phát triển môi trường và du lịch bền vững, bảo vệ môi trường để
phát triển du lịch và phát triển du lịch phải bảo vệ môi trường, yêu cầu về bảo
vệ môi trường trong hoạt động du lịch được đặt ra.
Theo Khoản 3 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2014 “hoạt động bảo
vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu
đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải
thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
nhằm giữ môi trường trong lành”. Nhà nước bảo vệ lợi ích quốc gia về tài
nguyên và môi trường, thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong cả nước,
có chính sách đầu tư, bảo vệ môi trường, có trách nhiệm tổ chức thực hiện
việc giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ, phổ biến kiến thức
khoa học và pháp luật về bảo vệ môi trường. Luật Bảo vệ Môi trường 2014
ghi rõ trong Ðiều 6: "Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức,
cá nhân phải có trách nhiệm bảo vệ môi trường, thi hành pháp luật về bảo vệ
môi trường, có quyền và có trách nhiệm phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường".
Nguy cơ môi trường bị hủy hoại với những hậu quả nghiêm trọng của
nó đã buộc các quốc gia, trong đó có Việt Nam chú ý hơn đến những biện
pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ môi trường. Nhiều biện pháp kinh tế, xã hội được
triển khai nhằm thực hiện việc bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường là yếu
tố quan trọng trong chiến lược phát triển của các quốc gia và vì thế nó được
thực hiện dưới nhiều cấp độ khác nhau: cấp độ cá nhân, cấp độ cộng đồng,
cấp độ địa phương- vùng, cấp độ quốc gia và cấp độ quốc tế. Môi trường có
ảnh hưởng tới bất cứ cá nhân nào. Vì vậy, việc bảo vệ môi trường phải được
coi là công việc của từng cá nhân. Mỗi cá nhân có trách nhiệm thực hiện đúng



10

quy định của pháp luật, quy tắc của cộng đồng để giữ gìn môi trường sống.
Cộng đồng là tập thể người có gắn kết với nhau bằng những yếu tố kinh tế, xã
hội, tổ chức, chính trị. Vai trò của cộng dồng đối với việc bảo vệ môi trường
ngày càng được coi trọng. Bảo vệ môi trường cấp độ địa phương, vùng, quốc
gia do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành và được coi là một hoạt
động quản lý hành chính nhà nước.
Hoạt động của con người tác động và làm thay đổi hiện trạng môi
trường. Không chỉ những ngành công nghiệp nặng, khai thác khoáng
sản,…mới có khả năng gây ô nhiễm, suy thoái,…môi trường. Du lịch- ngành
công nghiệp không khói phổ biến hiện nay ở Việt Nam nói riêng, trên thế giới
nói chung cũng đã gây ra rất nhiều vấn đề về môi trường, đòi hỏi Nhà nước
phải có giải pháp, trong đó có việc quy định bằng pháp luật việc bảo vệ môi
trường trong hoạt động du lịch.
Bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch là hoạt động của khách du
lịch, các chủ thể tiến hành các dịch vụ liên quan đến du lịch, cơ quan nhà
nước và các chủ thể khác giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến
môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải
thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
nhằm giữ môi trường trong lành. Xét về mặt khái niệm, bảo vệ môi trường
trong hoạt động du lịch hẹp hơn bảo vệ môi trường nói chung, và có sự giới
hạn phạm vi chủ thể có trách nhiệm bảo vệ môi trường.
1.2 Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch
1.2.1 Tác động của hoạt động du lịch đối với môi trường
Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều xác định du lịch là
một trong những ngành kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể và hiệu quả
vào sự nghiệp phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa của đất nước.
Có những quốc gia tùy thuộc vào đặc điểm địa lí, chính trị của nước mình,



11

đã thực sự coi du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và công cụ cưu cánh,
thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và kích thích các ngành kinh tế khác
phát triển. Chính vì ý nghĩa to lớn như vậy, các quốc gia này, ở phạm vi và
mức độ khác nhau, đã tập trung đầu tư các nguồn lực cũng như ban hành
các thể chế, chính sách liên quan nhằm nỗ lực tạo điều kiện thuận lợi nhất
cho ngành du lịch phát triển.
Ngành du lịch góp phần vào sự phát triển của đất nước. Hoạt động
du lịch cũng mang lại rất nhiều lợi ích cho chính quyền và cộng đồng dân
cư địa phương. Đó là việc tạo ra nguồn thu nhập bền vững và tương đối ổn
định cho người dân, một số dịch vụ du lịch địa phương được cải thiện
thông qua việc giao lưu, tiếp xúc với nhiều khách du lịch từ khắp nơi,
thông qua các dự án cải tạo được thực hiện tại địa phương. Cũng thông
qua các hoạt động du lịch, việc trao đổi, giao lưu văn hóa cũng được thực
hiện theo chiều hướng tích cực. Việc du khách ham thích tìm hiểu các tập
tục địa phương cũng làm cho người dân bản địa tự hào và từ đó có thể trau
dồi, tăng cường bản sắc văn hóa của vùng miền mình. Những giá trị này sẽ
làm cho người dân và chính quyền địa phương nhận thức được về những
giá trị kinh tế mà tài nguyên du lịch mang lại cho cộng đồng. Việc bảo vệ
các tài nguyên du lịch, các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thành phần
môi trường tại các khu du lịch, điểm du lịch được xem như bảo vệ các giá
trị kinh tế của địa phương và gìn giữ thu nhập ổn định cho người dân. Rõ
ràng môi trường sạch đẹp, tài nguyên du lịch được quan tâm cải tạo và
phát triển sẽ có sức hấp dẫn hơn đối với khách du lịch.
Hơn nữa, sự giới thiệu và quảng bá về phong cảnh, về những giá trị
của tài nguyên du lịch của khách du lịch với nhau cũng góp phần làm cho
người dân và chính quyền địa phương thấy được tầm quan trọng của việc
duy trì và gìn giữ những tài nguyên du lịch của địa phương.



12

Một phần quan trọng nữa của du lịch đối với môi trường là chính
những nguồn thu từ hoạt động du lịch sẽ được sử dụng để quay trở lại đầu
tư, tôn tạo và duy trì các giá trị của các nguồn tài nguyên du lịch, trong đó
có các nguồn tài nguyên thiên nhiên và các thành phần môi trường.
Tuy nhiên, cùng với những lợi ích từ hoạt động du lịch, những áp lực
và sức ép từ hoạt động này đến môi trường cũng rất đáng bàn. Trong nhiều
năm gần đây, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, hoạt động du
lịch đã để lại những hậu quả hết sức nặng nề đối với môi trường. Cụ thể như
sau:
- Tăng áp lực về chất thải: Lượng chất thải rắn và chất thải lỏng đang
tăng nhanh theo nhu cầu du lịch của con người tại các khu du lịch, điểm du
lịch. Chất thải càng trở nên là một áp lực nặng nề vì tính nhạy cảm của môi
trường tại các khu vực diễn ra hoạt động du lịch. Việc khách du lịch di
chuyển trên toàn cầu, đặc biệt là bằng máy bay, còn làm gia tăng việc phát
thải khí CO2 gây biến đổi khí hậu.
- Tăng mức độ suy thoái, ô nhiễm nguồn nước: Nhu cầu sử dụng nước
sinh hoạt tăng nhanh tỉ lệ thuận với lượng khách du lịch. Tại các trung tâm du
lịch, các khu du lịch, điểm du lịch, đặc biệt tại các vùng ven biển, nhu cầu sử
dụng nước tăng nhanh. Vào mùa du lịch, áp lực sử dụng nước của khách du
lịch làm tăng mức độ suy thoái và ô nhiễm nước, nhất là nước dưới đất, đặc
biệt ở các khu vực ven biển do khả năng xâm nhập mặn cao khi áp lực các bể
chứa giảm mạnh vì bị khai thác quá mức cho phép. Đặc biệt các hoạt động du
lịch thường diễn ra tại các vùng biển, bờ biển hay các khu bảo tồn biển. hoạt
động du lịch cũng có thể tác động đến chất lượng nước biển và đe dọa cộng
đồng địa phương do việc phát triển quá mức, gây ảnh hưởng đến tài nguyên
nước, tài nguyên biển và môi trường biển.

- Tăng lượng khí thải, tăng nguy cơ gây ô nhiễm không khí:


13

Hiện nay, Việt Nam có hàng trăm ngàn phòng khách sạn (chưa kể số
phòng tại nhà khách, nhà trọ), tập trung ở các đô thị du lịch. Nếu chỉ tính các
thiết bị điều hòa nhiệt độ dùng trong hệ thống khách sạn, nhà hàng thì có thể
thấy được lượng điện năng tiêu thụ lớn như thế nào. Các máy điều hòa nhiệt
độ hoạt động với các chất lỏng gây lạnh. Chất lỏng này có khả năng làm tăng
nhiệt độ gấp 2.000 lần so với CO2- loại khí thải nhà kính được biết đến nhiều
nhất2.
Phương tiện vận chuyển khách du lịch (chưa kể đến các phương tiện
giao thông khác và phương tiện cá nhân) vào mùa du lịch, đặc biệt là các
ngày lễ hội, ngày nghỉ cuối tuần, lượng xe du lịch tập trung chở khách đến
các trung tâm du lịch, đô thị du lịch gây ách tắc giao thông làm tăng đáng kể
lượng CO2 vào môi trường không khí. Mùa du lịch, ngày nghỉ cuối tuần số
phương tiện giao thông đường bộ bằng ô tô, xe máy, phục vụ khách du lịch
tăng lên có thể gấp 3-4 lần ngày thường và là nguồn gây ô nhiễm không khí
(tiếng ồn, bụi và khí thải) chủ yếu ở khu vực này.
- Tăng khả năng ô nhiễm dầu ở vùng nước ven biển, lưu vực sông, hồ
nước chính:
Việt Nam có một vùng biển đặc quyền kinh tế trên 1.000.000 km2 và
hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ, hai quần đảo là Trường Sa và Hoàng Sa, bờ biển kéo
dài trên 3.260 km. Đây là những tiền đề cho phép hoạch định một chiến lược
du lịch biển, phù hợp với xu thế phát triển của một quốc gia biển. Ngoài ra,
Việt Nam còn sở hữu nhiều quần thể du lịch trong đó bao gồm các sông, hồ
nước,…Việc du lịch bằng tàu, thuyền tại các khu vực này theo đó cũng ra đời.
Đi liền với sự gia tăng các hoạt động du lịch trên biển, sông nước, mức độ ô
nhiễm dầu vùng nước biển ven bờ, sông, hồ do dầu thải và sự cố tràn dầu

cũng tăng nhanh, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động du lịch, môi trường sinh
2 />

14

thái, cảnh quan tự nhiên của biển, sông, hồ…. Có thể kể đến như tại tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu, có thời gian, địa phương huy động lực lượng thu gom được
thêm khoảng 4 tấn dầu tràn tại các khu du lịch biển trên địa bàn tỉnh, nâng
tổng số dầu tràn được thu gom đưa đi xử lý lên 14 tấn3….
– Làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, tăng nguy cơ suy thoái đất:
Việc phát triển các khu du lịch là cần thiết nhằm tạo các sản phẩm du
lịch có chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Tuy nhiên việc
xây dựng và phát triển các điểm du lịch có diện tích vài hécta (khu du lịch
Furama - Đà Nẵng, Victoria Phan Thiết, Bình Thuận...), vài chục, hàng trăm
hécta (Khu du lịch Đồng Ao Châu …) đến vài nghìn hécta (Khu du lịch
Dankia - Suối Vàng, Tuyên Lâm...) làm thay đổi đáng kể cơ cấu sử dụng đất,
nhất là ở khu vực đô thị nơi sử dụng quỹ đất đã cực kỳ khan hiếm. Ngoài ra
việc phát triển cơ sở hạ tầng du lịch cũng góp phần vào quá trình trên. Trong
quá trình phát triển hạ tầng các khu du lịch, hoạt động san lấp, đào đắp cũng
làm ảnh hưởng đến cảnh quan, làm thay đổi cấu trúc địa chất khu vực, tạo ra
sự mất cân bằng tương đối, gây ra sự thoái hóa đất.
Trong các khu vực cảnh quan khô hạn, các hoạt động tham quan
chuyên chở khách du lịch sẽ thúc đẩy quá trình tự nhiên như cát bay, xói
mòn, làm giảm sự phát triển của thảm thực vật khu vực. Những biểu hiện này
có thê thây rõ ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, đặc biệt là Ninh Thuận,
Bình Thuận.
- Làm suy thoái hệ sinh thái, giảm đa dạng sinh học:
Các yếu tố gây ô nhiễm từ chất thải của các hoạt động du lịch mà
không được thu gom xử lý đều ảnh hưởng trực tiếp đến các hệ sinh thái, đặc
biệt là thủy sinh (thiếu ôxy do bị nhiễm hữu cơ). Các loài sinh vật trên cạn

khi ăn các chất thải khó tiêu hủy dễ bị chết hoặc dễ bị lây truyền dịch bệnh từ
3 />

15

nơi này đến nơi khác qua chất thải của khách du lịch.
Hoạt động du lịch không được quản lý (xe cộ đi lại với mật độ cao ở
các vùng tự nhiên; du khách hái hoa quả rừng; chặt cây...) có thể tác động đến
nơi cư trú, đến tập tính hoang dã của nhiều loài sinh vật khiến chúng phải bỏ
đi hoặc bị suy giảm về số lượng do khả năng sinh sản bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó, nhu cầu thiếu ý thức của một bộ phận du khách đã và
đang kích thích việc săn bắn, khai thác nhiều loài sinh vật để làm vật lưu
niệm, món ăn đặc sản…. Điều này sẽ tác động làm suy giảm đa dạng sinh học
ở Việt Nam. Trong một số năm gần đây, ở tỉnh Bình Định, chất thải từ các tàu
thuyền du lịch, tiếng ồn của động cơ sẽ trực tiếp làm ô nhiễm các thủy vực và
môi trường biển. Việc neo đậu tàu thuyền không đúng nơi quy định cũng phá
hủy nhiều rạn san hô có giá trị. Những hành vi thiếu ý thức của khách du lịch
khi khám phá các rạn ran hô và việc khai thác các rạn san hô làm quà lưu
niệm của người dân địa phương, ngoài việc phá hủy trực tiếp rạn san hô còn
góp phần làm xói mòn nghiêm trọng vùng bờ, làm mất đi lớp bảo vệ biển4.
1.2.2 Vai trò của môi trường đối với du lịch bền vững và du lịch
sinh thái
Môi trường là yếu tố quyết định đối với du lịch bền vững và du lịch
sinh thái. Du lịch bền vững là thuật ngữ được sử dụng để mô tả loại hình du
lịch mang lại những giá trị đồng bộ về văn hóa- xã hội, kinh tế, môi trường.
Mặc dù còn những điểm chưa thực sự thống nhất về khái niệm phát triển du
lịch bền vững, nhưng đa số các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các lĩnh
vực liên quan ở Việt Nam đều cho rằng: “Phát triển du lịch bền vững là hoạt
động khai thác có quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thỏa mãn các
nhu cầu đa dạng của khách du lịch, có quan tâm đến các lợi ích kinh tế dài

hạn trong khi vẫn đảm bảo sự đóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài
4 />

16

nguyên, duy trì được sự toàn vẹn về văn hóa để phát triển hoạt động đu lịch
trong tương lai: cho công tác bảo vệ môi trường và góp phần nâng cao mức
sống của cộng đồng địa phương”5.
Để có thể phát triển du lịch bền vững, du lịch sinh thái cần rất nhiều
các điều kiện khác nhau trong đó môi trường giữ một vị trí quan trọng. Các
điều kiện đó bao gồm:
Thứ nhất, môi trường là yếu tố quyết định đến sự phát triển du lịch
bền vững: nơi diễn ra các hoạt động du lịch thường là khu vực có giá trị cao
về thẩm mĩ, sự đặc sắc về truyền thống văn hóa, phong tục tập quán, đặc biệt
là sự đa dạng về sinh thái. Do đó, các thành phần môi trường tự nhiên như
cảnh quan, hệ sinh thái đều là những yếu tố hình thành nên tài nguyên du lịch,
tạo ra sức hấp dẫn của du lịch. Hơn nữa, các điểm tham quan du lịch chỉ có
thể thu hút khách du lịch khi có một môi trường trong lành, sạch đẹp, đảm
bảo vệ sinh về nước, đất, không khí, đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi, tĩnh
dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho du khách. Vì vậy, hoạt động du lịch phải diễn
ra trong môi trường, chất lượng, hiệu quả của hoạt động du lịch phụ thuộc rất
nhiều vào chất lượng môi trường;
Thứ hai, môi trường là cơ sở để phát triển du lịch sinh thái: du lịch
sinh thái là du lịch dựa vào thiên nhiên, hướng về thiên nhiên. Du lịch sinh
thái kích thích du khách khám phá những nét đặc biệt, những yếu tố mới lạ
của tự nhiên, chinh phục nguồn tài nguyên hoang sơ chưa bị xâm phạm. Vì
vậy, du lịch sinh thái được diễn ra trong môi trường, dựa vào các nguồn tài
nguyên thiên nhiên là điều kiện tiên quyết, tiền đề, cơ sở để phát triển du lịch
sinh thái.
Thứ ba, bảo vệ môi trường là một trong những mục tiêu để phát triển

du lịch bền vững. Du lịch bền vững là hoạt động du lịch đáp ứng được các
5 />

17

yêu cầu bền vững về kinh tế, văn hóa- xã hội và môi trường. Muốn có môi
trường phát triển bền vững, các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các thành phần
môi trường cần phải được bảo vệ, duy trì và tôn tạo để hấp dẫn du khách
trong hiện tại và đáp ứng yêu cầu du lịch trong tương lai.
Trong quá trình phát triển du lịch phải đảm bảo được sự phát triển bền
vững về kinh tế, về môi trường và về văn hóa.
Thân thiện môi trường: du lịch bền vững có tác động thấp đến nguồn
lợi tự nhiên, đến các nguồn tài nguyên và các thành phần môi trường. Nó
giảm thiểu các tác động đến môi trường ở mức thấp nhất (động, thực vật, các
sinh cảnh sống, nguồn lợi sống, sử dụng năng lượng và ô nhiễm…). tính bền
vững về môi trường trong hoạt động du lịch là việc tiến hành các hoạt động
du lịch sử dụng các tài nguyên không vượt quá khả năng tự phục hồi của nó,
sao cho đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện tại song không làm suy yếu khả
năng tái tạo trong tương lai để đáp ứng được nhu cầu của thế hệ mai sau.
Gần gũi về xã hội- văn hóa: Du lịch bền vững không gây hại đến các
cấu trúc xã hội hoặc văn hóa của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện.
Thay vào đó, nó tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương. Khuyến
khích các bên liên quan (cá nhân, cộng đồng, nhà điều hành tour, cơ quan nhà
nước) trong tất cả các giai đoạn của việc lập kế hoạch phát triển và giám sát,
giáo dục các bên liên quan về vai trò của họ. Gần gũi về xã hội- văn hóa là
việc khai thác, đáp ứng các nhu cầu phát triển du lịch hiện tại không làm tổn
hại, suy thoái các giá trị văn hóa truyền thống để lại cho các giá trị tiếp theo.
Hiện nay, chủ yếu khách đi du lịch là để hưởng thụ các giá trị văn hóa độc
đáo và khác biệt với nền văn hóa của dân tộc họ. Các điểm du lịch có sự kết
hợp giữa cảnh đẹp thiên nhiên với nền văn hóa truyền thống gây ấn tượng

mạnh và độc đáo có sức hấp dẫn hơn đối với du khách. Du khách muốn được
xem và hưởng thụ những giá trị văn hóa đích thực, sống động trong cuộc


18

sống hàng ngày của người dân. Nếu như các giá trị văn hóa bị hủy hoại, bị
biến đổi hoặc chỉ còn tồn tại dưới dạng mô phỏng thì sẽ không còn khả năng
hấp dẫn du khách và như vậy ngành du lịch khó có khả năng phát triển được.
Bền vững về kinh tế: du lịch bền vững đóng góp về mặt kinh tế cho
cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa
phương cũng như các chủ thể có liên quan khác. Bền vững về kinh tế của
hoạt động du lịch được hiểu là sự phát triển “ổn định và lâu dài” của du lịch,
tạo ra nguồn thu đáng kể, góp phần tích cực vào tăng trưởng kinh tế của xã
hội và đem lại lợi ích cho cộng đồng đặc biệt là người dân địa phương. Khi
mức sống của người dân địa phương được cải thiện nhờ du lịch họ sẽ có động
lực bảo vệ môi trường bằng cách bảo vệ các tài nguyên môi trường, bảo vệ
các giá trị văn hóa truyền thống để tiếp tục thu hút khách du lịch.
1.3 Vai trò của pháp luật đối với bảo vệ môi trường trong hoạt
động du lịch
Pháp luật là công cụ hữu hiệu trong tay Nhà nước, được đảm bảo bằng
các biện pháp Nhà nước. Nhà nước thống nhất quản lí xã hội bằng pháp luật,
trong đó có đặt ra các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung, bảo
vệ môi trường trong hoạt động du lịch nói riêng. Vai trò của pháp luật đối với
bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch thể hiện ở những khía cạnh sau
đây:
Thứ nhất, pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch là cơ sở
để thực hiện các yêu cầu của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với
hoạt động du lịch.
Pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch cụ thể hóa các yêu

cầu của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường đối với hoạt động du lịch
thành những nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể có liên quan đến môi trường du
lịch. Trên cơ sở đó, các chủ thể xác định được những hành vi buộc phải làm


19

hoặc không được làm khi có những hoạt động tác động đến môi trường du
lịch... Dưới hình thức là nghĩa vụ pháp lý, việc vi phạm chúng đồng nghĩa với
việc phải gánh chịu những chế tài nhất định. Việc quy định các trách nhiệm
pháp lí bên cạnh các nghĩa vụ pháp lí sẽ góp phần làm cho các quy định pháp
luật được tuân thủ chặt chẽ hơn.
Thứ hai, pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch là công
cụ để kiểm soát ô nhiễm môi trường, góp phần hạn chế và khắc phục ô nhiễm
môi trường từ các hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch đã và đang gây ra
những hậu quả nghiêm trọng cho môi trường. Pháp luật môi trường được ban
hành nhằm ngăn ngừa những hành vi có nguy cơ gây ra ô nhiễm môi trường,
loại trừ những tác động tiêu cực cho môi trường. Các chủ thể có liên quan
trong lĩnh vực du lịch sẽ tiến hành hoạt động kiểm soát và tự kiểm soát nhằm
ngăn ngừa ô nhiễm môi trường cũng như các hành vi có nguy cơ gây ra hậu
quả cho môi trường. Mặt khác, khi ô nhiễm môi trường xảy ra do hoạt động
du lịch, pháp luật môi trường có quy định nghĩa vụ mà các chủ thể phải thực
hiện nhằm ngăn chặn và khắc phục các hậu quả xấu gây ra cho môi trường
như sự phối hợp của các chủ thể trong việc giải quyết tình trạng ô nhiễm,
những giải pháp để việc ô nhiễm không tiếp tục gây hại sang các thành phần
môi trường khác.
Thứ ba, pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch giúp
nâng cao ý thức, góp phần làm thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường của
các chủ thể. Bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt
động du lịch nói riêng rất cần sự tự giác của các chủ thể. Trong điều kiện ý

thức môi trường của người dân chưa cao, pháp luật môi trường được ban
hành để điều chỉnh các hành vi của các chủ thể. Vai trò xử phạt của pháp luật
đối với các hành vi vi phạm pháp luật là quan trọng. Nhưng có ý nghĩa hơn
nhiều nếu pháp luật định hướng được hành vi xử sự của các chủ thể. Thông


20

qua các quy định pháp luật môi trường, các chủ thể có liên quan trong hoạt
động du lịch sẽ tự nhận thức được ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ môi
trường khi họ tiến hành các hoạt động du lịch. Vì vậy, từ việc quy định quyền
và nghĩa vụ của các chủ thể trong hoạt động du lịch, ý thức môi trường sẽ
được cải thiện và góp phần làm thay đổi nhận thức về bảo vệ môi trường
trong lĩnh vực du lịch của cộng đồng.
Thứ tư, pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch là cơ sở
đảm bảo phát triển du lịch bền vững và du lịch sinh thái. Pháp luật môi
trường trong lĩnh vực du lịch luôn đề cao và coi trọng việc bảo vệ môi trường
trong các hoạt động du lịch. Thông qua pháp luật môi trường, việc sử dụng
một cách tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên được quy
định, các hành vi tác động tiêu cực đến môi trường bị nghiêm cấm hoặc xử lý
bằng trách nhiệm pháp lý. Việc bảo vệ môi trường được lồng ghép trong việc
phát triển kinh tế… trong khi đó du lịch sinh thái lấy môi trường tự nhiên làm
trung tâm, du lịch bền vững lại coi trọng sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố
kinh tế, văn hóa- xã hội với môi trường. Vì vậy, pháp luật môi trường trong
hoạt động du lịch là cơ sở đảm bảo phát triển du lịch bền vững và du lịch sinh
thái.
Thứ năm, pháp luật bảo vệ môi truờng trong lĩnh vực du lịch xác định
vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước và mối liên hệ phối hợp giữa các
cơ quan này trong việc bảo vệ môi trường du lịch.
Môi trường du lịch là đối tượng quản lý của nhiều cơ quan quản lý

nhà nước khác nhau, chịu sự tác động không chỉ của cơ quan quản lý nhà
nước về môi trường, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch mà còn thuộc phạm
trù quản lý của các cơ quan như ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn,
quốc phòng, tài nguyên môi trường... Để có thể đạt được sự phối hợp giữa
các cơ quan này, phát huy vai trò của từng cơ quan và tránh sự buông lỏng


21

hoặc chồng chéo cần có những quy định cơ chế pháp luật quy định cơ chế
phối hợp giữa các cơ quan này.
Thứ sáu, pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch là cơ sở
pháp lý để gắn kết hoạt động bảo vệ môi ngành du lịch với hoạt động bảo vệ
môi trường nói chung.
Môi trường trong lĩnh vực du lịch là một bộ phận không thể tách rời
của môi trường chung. Việc bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch muốn
đạt được hiệu quả cần được thể hiện trong các yêu cầu về bảo vệ môi trường
nói chung. Pháp luật bảo vệ môi trường thông qua việc cụ thể hóa các hành vi
về bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch đã góp phần tích cực vào bảo
vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch
Thứ bảy, pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch xác
định cơ chế đầu tư, cơ chế tài chính cho hoạt động bảo vệ môi truờng trong
lĩnh vực du lịch.
Để thực hiện có hiệu quả công tác bảo vệ môi trường không thể
không có các phương tiện tài chính cần thiết để đầu tư cho việc nghiên cứu
theo dõi, đánh giá tình hình môi trường, xây dựng các công trình cơ sở hạ
tầng để phục vụ cho hoạt động cải tạo và bảo vệ môi trường, tiến hành các
hoạt động thu gom và xử lý chất thải khắc phục các sư cố ô nhiễm, suy thoái,
sự cố môi trường... Để cân đối các nguồn vốn, có hiệu quả các nguồn lực tài
chính cho hoạt động này pháp luật cần quy định các nguồn vốn cũng như

cách thức sử dụng các nguồn vốn dành cho công tác bảo vệ môi trường.
Thông qua các quy định pháp luật, hoạt động bảo vệ môi trường có được các
điều kiện tài chính cần thiết để vận hành.
Như vậy, có thể khẳng định rằng pháp luật bảo vệ môi trường có vai
trò đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực du lịch. Bởi vì, bảo vệ môi trường xanh
- sạch - đẹp là yếu tố quyết đinh sự sống còn đối với sự phát triển của ngành


22

du lịch. Hiện nay, Việt Nam đã và đang hoàn thiện các quy định của pháp
luật để có thể xác lập khung pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ cụ thể cho
các chủ quan trong lĩnh vực du lịch.
1.4 Nội dung pháp luật Việt Nam về bảo vệ môi trường trong hoạt
động du lịch
Nhóm các quy định về bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển du
lịch và trong việc xây dựng các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch và đô
thị du lịch. Nhóm này gồm các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong
quy hoạch phát triển du lịch và các quy định về bảo vệ môi trường đối với
việc công nhận khu vực du lịch. Nhà nước là chủ thể quản lý xã hội. Bằng các
quy định này, Nhà nước có thể thực hiện việc quản lý đối với việc phát triển
du lịch và các khu vực du lịch. Bảo đảm việc kiểm soát Nhà nước, và phát
triển đồng bộ, có định hướng của Nhà nước, tránh được tình trạng quy hoạch
và phát triển các khu vực du lịch một cách tự phát, tràn lan, ảnh hưởng tới
môi trường, đời sống của nhân dân và ảnh hưởng đến chất lượng du lịch của
Việt Nam.
Nhóm các quy định về trách nhiệm bảo vệ môi trường của các tổ chức,
cá nhân tiến hành các dịch vụ du lịch. Bao gồm quy định pháp luật liên quan
đến việc xác định nghĩa vụ của các chủ thể trong việc phát triển và kinh doanh
du lịch; các quy định liên quan đến trách nhiệm của ban quản lí hoặc tổ chức

cá nhân quản lí khu, điểm du lịch; trách nhiệm của chủ thể kinh doanh lưu trú
du lịch; Trách nhiệm của chủ thể kinh doanh lữ hành; Trách nhiệm của chủ
thể kinh doanh dịch vụ du lịch. Có thể thấy, các chủ thể này có thể là người
quản lí các khu vực du lịch; có thể là người tiếp xúc với khách du lịch; có thể
là người tiến hành các hoạt động du lịch tác động đến môi trường như xả
nước thải, khí thải ra môi trường. Mục đích của các chủ thể này khi tiến hành
các hoạt động du lịch là lợi nhuận. Việc quy định nghĩa vụ bảo vệ môi trường


23

của các chủ thể này có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao ý thức của các
chủ thể này cũng như gián tiếp tác động đến ý thức của khách du lịch và cộng
đồng dân cư xung quanh các khu vực du lịch. Cùng với các quy định này,
pháp luật hiện hành cũng quy định các chế tài đối với các chủ thể vi phạm
nghĩa vụ nêu trên. Nếu không có các chế tài thì không có cơ sở pháp lý để bảo
đảm các chủ thể nói trên tự giác chấp hành các quy định về nghĩa vụ bảo vệ
môi trường của mình.
Nhóm quy định về trách nhiệm của khách du lịch và cộng đồng dân cư
về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch gồm các quy định về trách
nhiệm bảo vệ môi trường của khách du lịch và các quy định về trách nhiệm
của các tổ chức, cá nhân trong khu, điểm du lịch. Các chủ thể này có vai trò
rất lớn trong việc bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. Việc quy định
này nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của khách du lịch và cộng đồng dân cư
về bảo vệ môi trường, không xả rác, nước thải,… tại các khu vực du lịch.
Khách du lịch và cộng đồng dân cư có ý thức bảo vệ môi trường trong hoạt
động du lịch góp phần đáng kể vào việc nâng cao nhận thức của các chủ thể
tiến hành các hoạt động du lịch, giúp các chủ thể này không ngừng đổi mới
chất lượng dịch vụ du lịch, hướng đến các dịch vụ du lịch như tour, lưu trú,…
thân thiện với môi trường.

Nhóm quy định về thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về
bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. Nhà nước bảo hộ hoạt động du
lịch và bảo vệ môi trường. Một trong các cách thức được Nhà nước áp dụng
để thực hiện trọng trách đó, chính là việc quy định về thanh tra, kiểm tra và
xử lý vi phạm. Đây là nội dung quan trọng trong quản lý hành chính nhà nước
về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. Không chỉ dừng lại ở việc quy
định nghĩa vụ bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch cho các chủ thể này,
hoạt động thanh tra, kiểm tra giúp nhà nước kiểm soát hoạt động của khách


24

du lịch, các chủ thể thực hiện các dịch vụ du lịch, các cơ quan quản lý nhà
nước có thẩm quyền. Đồng thời, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các
trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI


25

TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
2.1 Quy định về bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển du
lịch và trong xây dựng các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch và đô
thị du lịch
2.1.1 Quy định về bảo vệ môi trường trong quy hoạch phát triển du
lịch
Theo quy định tại Điều 17 Luật Du lịch 2005 “quy hoạch phát triển du
lịch là quy hoạch ngành, gồm quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và quy
hoạch cụ thể phát triển du lịch”. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch được

lập trong phạm vi cả nước, vùng du lịch, địa bàn du lịch trọng điểm, tỉnh
thành phố trực thuộc trung ương, khu du lịch quốc gia. Còn quy hoạch cụ thể
phát triển du lịch được lập cho các khu chức năng trong khu du lịch quốc gia,
khu du lịch đại phương, điểm du lịch quốc gia có tài nguyên du lịch tự nhiên.
Cũng tại Điều 19 của Luật này có nêu ra các nội dung quy hoạch phát
triển du lịch tổng thể, bao gồm: Xác định vị trí, vai trò và lợi thế của du lịch
trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng và quốc gia; Phân tích,
đánh giá tiềm năng, hiện trạng tài nguyên du lịch, thị trường du lịch, các
nguồn lực phát triển du lịch; Xác định quan điểm, mục tiêu, tính chất, quy mô
phát triển cho khu vực quy hoạch; dự báo các chỉ tiêu và luận chứng các
phương án phát triển du lịch; Tổ chức không gian du lịch; kết cấu hạ tầng, cơ
sở vật chất - kỹ thuật du lịch; Xác định danh mục các khu vực, các dự án ưu
tiên đầu tư; nhu cầu sử dụng đất, vốn đầu tư, nguồn nhân lực cho du lịch;
Đánh giá tác động môi trường, các giải pháp bảo vệ tài nguyên du lịch và môi
trường; Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp quản lý, phát triển du lịch theo
quy hoạch.
Ngoài những nội dung trên, quy hoạch cụ thể phát triển du lịch còn có
các nội dung chủ yếu như: Phân khu chức năng; bố trí mặt bằng, công trình


×