Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.02 KB, 10 trang )

Luật Môi trường – Bài tập lớn học kì

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay du lịch là một hoạt động phát triển trên toàn cầu và trở thành một
trong những ngành kinh tế phát triển nhất trên thế giới, là nhu cầu không thể
thiếu trong đời sống xã hội. Tuy nhiên với tốc độ phát triển này cũng dẫn đến
hệ lụy đối với môi trường. Vì vậy BMTHD là nhiệm vụ cấp bách được đạt ra
đối với toàn xã hội và cần được chú trọng trong các quy định của pháp luật. Bởi
lẽ đó mà em xin chọn đề tài “Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng
các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch” để hiểu rõ hơn về
pháp luật BMTHD.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ BMTHD
1. Khái niệm BMTHD
Theo Luật du lịch năm 2005: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến
đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu
tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
(khoản 1 Điều 4), và “hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức,
cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên
quan đến du lịch” (khoản 3 Điều 4).
Khái niệm môi trường du lịch theo nghĩa rộng: là môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội nhân văn nơi diễn ra các hoạt động du lịch (khoản 21 Điều 4, Luật
du lịch 2005); Theo nghĩa hẹp: là môi trường tự nhiên bao gồm toàn bộ không
gian lãnh thổ, đất, nước, không khí, các hệ sinh thái, các hệ động vật, công trình
kiến trúc và cảnh quan thiên nhiên nơi tiến hành các hoạt động du lịch (khoản 1,
Điều 2, Quy chế BMTHD).
Dựa vào phân tích trên và căn cứ vào khoản 2, Điều 2 Quy chế BMTHD, ta có
thể định nghĩa BMTHD là các hoạt động cải thiện tôn tạo môi trường du lịch,
phòng ngừa, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm và sự cố môi trường xảy ra
trong lĩnh vực du lịch.
Như vậy, pháp luật BMTHD là các quy phạm pháp luật, các nguyên tắc pháp lý


điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình sử dụng hoặc tác
động đến các yếu tố của môi trường du lịch, điều chỉnh các hoạt động cải thiện, tôn

Trần Thị Thu Giang – MSSV: 361056

1


Luật Môi trường – Bài tập lớn học kì

tạo môi trường du lịch, phòng ngừa, khắc phục suy thoái, ô nhiễm và sự cố môi
trường môi trường xảy ra trong hoạt động du lịch.
2. Vai trò của pháp luật BMTHD
Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác,
sử dụng các yếu tố của môi trường, định hướng hành vi của con người theo hướng
có lợi và không xâm hại tới môi trường, hạn chế những tác hại, ngăn chặn suy
thoái, ô nhiễm môi trường. Các chế tài hành chính, dân sự, hình sự buộc các tổ
chức, cá nhân phải thực hiện đầy đủ các quy định pháp luật trong việc khai thác và
sử dụng các yếu tố của môi trường. Trên thực tế, xuất phát từ lợi ích kinh tế mà con
người tiến hành những hoạt động tàn phá thiên nhiên, gây ô nhiễm, khai thác bừa
bãi tài nguyên thiên nhiên. Chính vì thế, pháp luật đặt ra các chế tài để tác động tới
hành vi vi phạm nhằm ngăn chặn vi phạm pháp luật, giảm thiểu tác hại tới môi
trường, khắc phục ô nhiễm, khôi phục môi trường.
Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước,
tạo cơ sở pháp lý để cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng nhiệm vụ, đảm bảo
công tác quản lý môi trường trong hoạt động du lịch.
Pháp luật ban hành các tiêu chuẩn về môi trường đảm bảo việc các chủ thể hoạt
động du lịch tuân thủ nghiêm ngặt khi khai thác, sử dụng các yếu tố của môi
trường. Đây là cơ sở pháp lý để xác định và truy cứu trách nhiệm đối với các hành
vi vi phạm pháp luật môi trường.

Pháp luật quy định về việc giải quyết tranh chấp giữa các chủ thể liên quan đến
môi trường trong hoạt động du lịch giúp cho việc giải quyết này nhanh chóng, thỏa
đáng, bảo vệ quyền lợi cho chủ thể bị xâm hại, xử lý vi phạm, khắc phục, hạn chế
những thiệt hại đối với môi trường.
Vai trò của pháp luật còn được thể hiện trong việc quy định nghĩa vụ, trách
nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với việc BMTHD. Quy định này đảm bảo việc
khai thác, sử dụng các yếu tố môi trường trong hoạt động du lịch của các chủ thể
đều phải có trách nhiệm hướng đến tiêu chí giữ gìn, bảo vệ chất lượng môi trường.
Pháp luật quy định rất cụ thể về trách nhiệm, với từng chủ thể, địa điểm và mức độ
tác động tới môi trường, tạo cơ sở để tiến hành xử lý vi phạm, qua đó tác động đến
ý thức của từng chủ thể về vấn đề BMTHD.
Nước ta tích cực tham gia các công ước và tổ chức quốc tế BMTHD. Đây là cơ
sở pháp lý và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế về BMTHD, qua đó

Trần Thị Thu Giang – MSSV: 361056

2


Luật Môi trường – Bài tập lớn học kì

hạn chế, ngăn chặn ô nhiễm môi trường trên toàn thế giới, tăng cường nghĩa vụ của
từng quốc gia và hợp tác quốc tế bảo vệ môi trường toàn cầu.
II. PHÁP LUẬT VỀ BMTHD
1. Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước
1.1. Thực trạng pháp luật
Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về BMTHD đang dần được hoàn thiện cả về
cơ cấu và thẩm quyền. Giữa các cấp và các cơ quan đã có sự phân chia thẩm quyền
hợp lý và cụ thể, tạo cơ sở thuận lợi cho việc thực hiện, hạn chế được tình trạng
chồng chéo và thiếu đồng bộ. Song song với đó, các quy định này còn mở rộng

thẩm quyền cho các cơ quan quản lý ở địa phương, tăng cường sự phối hợp giữa
các bộ, ngành quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của toàn bộ hệ thống cơ
quan quản lý nhà nước về môi trường trong hoạt động du lịch. Nhà nước thống
nhất quản lý về môi trường trong hoạt động du lịch trên phạm vi toàn quốc thông
qua hệ thống các cơ quan với thẩm quyền nhất định bao gồm: Chính phủ quản lý
môi trường du lịch trên phạm vi cả nước; BTNMT là cơ quan chịu trách nhiệm
trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với BMTHD; Tổng cục
du lịch đóng vai trò là cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch trong phạm vi cả nước;
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm quản lý khai thác,
sử dụng và BMTHD trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ và
hướng dẫn của BTNMT; Sở TNVMT là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương.
1.2. Thực tiễn áp dụng
Để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của công tác bảo vệ môi trường, năm
2002 BTNMT đã được thành lập nhằm tăng cường sự quản lý của Nhà nước. Hệ
thống cơ quan quản lý Nhà nước về TNVMT từng bước được xây dựng ở cả 4 cấp,
các Sở TNVMT đều đã có Phòng Quản lý môi trường khắc phục tình trạng buông
lỏng quản lý môi trường ở địa phương trước đây. Trong BTNMT, Vụ Môi trường
được thành lập để giúp Bộ trưởng thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bảo vệ
môi trường trên mọi lĩnh vực. Hơn thế nữa, nhằm hướng đến giải quyết kịp thời
vấn đề môi trường vùng và địa phương, BTNMT đã thành lập 3 Chi cục thuộc Cục
Bảo vệ Môi trường ở 3 miền.
Song nhìn chung, hệ thống cơ quan quản lý môi trường vẫn chưa thực sự hoàn
chỉnh, đặc biệt là ở cấp địa phương. Mới có trên 50% số tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương thành lập Phòng TNVMT cấp huyện, dẫn đến sự buông lỏng đối với
Trần Thị Thu Giang – MSSV: 361056

3



Luật Môi trường – Bài tập lớn học kì

công tác quản lý môi trường ở địa phương, làm gia tăng gánh nặng cho Sở
TNVMT tỉnh. Còn đối với cấp xã, nhiệm vụ quản lý môi trường gần như bị bỏ
trống.
Mặt khác, thực trạng cán bộ quản lý về môi trường cũng làm một vấn đề nghiêm
trọng. Hiện nay cả nước chỉ có khoảng 150 cán bộ quản lý Nhà nước về bảo vệ
môi trường cấp Trung ương và khoảng 400 cán bộ cấp địa phương. Trong khi đó số
lượng công việc cần giải quyết là rất lớn thì nguồn nhân lực quản lý môi trường
như vậy là không đủ để đáp ứng. Nhiều khu, điểm du lịch, khu công nghiệp nằm
trong khu du lịch chưa có bộ phận hoặc cán bộ chuyên trách về môi trường. Thêm
vào đó, sự phối hợp giữa BTNMT với Tổng cục Du lịch và giữa các địa phương để
giải quyết những vấn đề môi trường liên ngành, liên vùng còn yếu kém, thiếu đồng
bộ, chưa chặt chẽ. Điều này cho thấy vấn đề quản lý môi trường trong hoạt động
du lịch hiện nay còn lỏng lẻo và chưa được quan tâm đúng mức.
Như vậy, hoạt động của các cơ quan quản lý môi trường trong hoạt động du lịch
đến nay vẫn còn nhiều bất cập, cần phải cụ thể hóa và nâng cao trách nhiệm của
các cơ quan, đặc biệt là tại những vùng du lịch trọng điểm.
2. ĐTM đối với các dự án có khả năng gây ô nhiễm môi trường trong hoạt
động du lịch
2.1. Thực trạng pháp luật
Từ khi LBVMT năm 1993 ra đời và đặc biệt là khi Chính phủ ban hành Nghị
định 175/CP về hướng dẫn thi hành LBVMT thì công tác ĐTM mới thực sự được
triển khai rộng rãi. Chỉ trong một thời gian ngắn, pháp luật về ĐTM đã được xây
dựng khá hoàn thiện về đối tượng, chủ thể có trách nhiệm lập báo cáo và cả về
thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM trong hoạt động du lịch.
LBVMT năm 2005 đã có một số thay đổi về thẩm quyền báo cáo ĐTM tại
khoản 7 Điều 21 so với LBVMT năm 1993. Những thay đổi này chủ yếu theo
hướng mở rộng các chủ thể có thẩm quyền thẩm định báo cáo ĐTM và giảm nhẹ
gánh nặng cho BTNMT và Sở TNVMT. Điều này góp phần nâng cao hiệu quả cho

công tác lập và thẩm định báo cáo ĐTM.
2.2. Thực tiễn áp dụng
Hoạt động thẩm định báo cáo ĐTM trong những năm gần đây đã cho thấy hiệu
quả rõ rệt mà nó mang lại đối với việc đưa ra quyết định phê duyệt cho các dự án
tiến hành trong các khu, điểm du lịch, từ đó hạn chế dự án có khả năng gây hại tới
môi trường du lịch.
Trần Thị Thu Giang – MSSV: 361056

4


Luật Môi trường – Bài tập lớn học kì

Bên cạnh đó cũng có những hạn chế nhất định trong công tác thẩm định báo cáo
ĐTM: Thứ nhất, chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác ĐTM của BTNMT là Vụ
Thẩm định và ĐTM với số lượng cán bộ thiếu thốn, trong khi khối lượng công việc
cần phải giải quyết ngày càng lớn do hoạt động đầu tư ở nước ta đang phát triển
mạnh với nhiều dự án cần phải ĐTM; Thứ hai, vấn đề áp dụng các quy định chung
ĐTM dẫn đến tình trạng còn lúng túng trong việc xác định thẩm quyền thẩm định
và phê duyệt báo cáo ĐTM đối với các dự án trong hoạt động du lịch; Thứ ba, việc
kiểm tra, giám sát thực hiện quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM chưa được quan
tâm đúng mức kéo theo hiệu quả quản lý còn thấp; Thứ tư, năng lực thẩm định báo
cáo ĐTM còn hạn chế và không đồng đều giữa các địa phương. Sự phối hợp giữa
cơ quan quản lý môi trường và cơ quan quản lý du lịch chưa chặt chẽ, đầy đủ. Vẫn
còn tồn tại không ít các dự án có nguy cơ gây ô nhiễm cho môi trường của khu,
điểm du lịch nghiêm trọng nhưng chưa được đánh giá tác động chính xác.
3. Tiêu chuẩn môi trường trong hoạt động du lịch
3.1. Thực trạng pháp luật
Tiêu chuẩn môi trường được xem là công cụ kỹ thuật, công cụ pháp lý giúp nhà
nước quản lý môi trường. Theo khoản 7, Điều 2 LBVMT 1993: “Tiêu chuẩn môi

trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép, được quy định dùng làm căn cứ để
quản lý môi trường”. Khoản 1, Điều 16 Quy chế BMTHD quy định BTNMT có
trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với Tổng cục Du lịch soạn thảo và ban hành tiêu
chuẩn chất lượng môi trường du lịch Việt Nam.
Theo Điều 3 Quy chế BMTHD về áp dụng các tiêu chuẩn môi trường trong hoạt
động du lịch: Các chủ thể hoạt động du lịch phải tuân thủ các quy định, chỉ tiêu
chất thải quy định tại Phụ lục III, có trách nhiệm thông báo, kiến nghị tới Sở
TNVMT, Sở quản lý về du lịch biện pháp xử lý khi chất lượng môi trường nơi diễn
ra các hoạt động du lịch không đạt mức chỉ tiêu, điều kiện nêu tại Phụ lục I và Phụ
lục II.
Phụ lục I quy định về chỉ tiêu chất lượng môi trường để tổ chức một số loại hình
du lịch cơ bản: tiêu chuẩn về chất lượng nước sinh hoạt, nước mặt lục địa, nước
biển, không khí; Phụ lục II quy định điều kiện môi trường để tổ chức một số loại
hình du lịch cơ bản; Phụ lục III quy định chỉ tiêu một số yếu tố chất thải từ hoạt
động du lịch ra môi trường.

Trần Thị Thu Giang – MSSV: 361056

5


Luật Môi trường – Bài tập lớn học kì

Đặc thù của hoạt động du lịch đòi hỏi chất lượng môi trường cao hơn so với
những hoạt động khác, cho nên các tiêu chuẩn cũng yêu cầu cao hơn. Quy định
như vậy là phù hợp với yêu cầu bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch, tạo cơ
sở để kiểm soát ô nhiễm môi trường, đánh giá, dự báo tình hình môi trường và đưa
ra những biện pháp thích hợp để đảm bảo chất lượng môi trường du lịch.
3.2. Thực tiễn áp dụng
Tiêu chuẩn du lịch đã phát huy được tác dụng trong việc xác định tình trạng ô

nhiễm, các hành vi vi phạm các quy định về tiêu chuẩn môi trường và tiến hành xử
lý vi phạm, đồng thời đề ra các biện pháp khắc phục, bảo vệ môi trường du lịch.
Báo cáo hiện trạng môi trường cho biết nhiều khu du lịch các thành phần của
môi trường đã vượt quá giới hạn tiêu chuẩn cho phép, đặc biệt là tại vùng biển, gây
ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển du lịch vùng ven biển nước ta, vì thế cần thực
hiện ngay các biện pháp để ngăn chặn sự gia tăng ô nhiễm, cải thiện chất lượng
môi trường phù hợp với tiêu chuẩn môi trường du lịch.
Các hạn chế còn tồn tại trong việc thực hiện các tiêu chuẩn môi trường du lịch ở
nước ta: Nhiều nơi không đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường nhưng vẫn được
tiếp tục khai thác làm du lịch mà không tiến hành những biện pháp hạn chế ô
nhiễm, cải thiện môi trường. Vì vậy mà vai trò của tiêu chuẩn môi trường du lịch
không được phát huy thực sự hiệu quả; Nhiều tiêu chuẩn còn chưa được quy định
hoặc quy định chung chung khó xác định trên thực tế.
4. Thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về BMTHD
4.1. Thực trạng pháp luật
Thanh tra là hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đảm bảo thực hiện
chính sách và pháp luật môi trường. Thông qua hoạt động thanh tra, các cơ quan có
thẩm quyền có thể xác định các vi phạm pháp luật và chính sách môi trường,
nguyên nhân và hậu quả của những vi phạm đó để xử lý theo quy định pháp luật.
Trong lĩnh vực môi trường du lịch thì thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi trường và
thanh tra chuyên ngành du lịch có thể phối hợp với nhau để đảm bảo tính chính xác
và hợp lý trong việc đưa ra quyết định. Hiện nay thì hoạt động thanh tra môi
trường du lịch vẫn được áp dụng chung theo các quy định về thanh tra môi trường.
4.2. Thực tiễn áp dụng
Việc thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật môi trường trong hoạt động du lịch là
một hoạt động nhằm xác định các vi phạm pháp luật, tìm ra nguyên nhân và hậu
quả của những vi phạm đó để xử lý. Công tác này đem lại hiệu quả lớn trong việc
Trần Thị Thu Giang – MSSV: 361056

6



Luật Môi trường – Bài tập lớn học kì

phát hiện kịp thời và ngăn chặn việc tiếp diễn các vi phạm, đồng thời cũng là cơ sở
để tiến hành khắc phục hậu quả, khôi phục môi trường tại các khu, điểm du lịch.
Tuy nhiên trong thời gian vừa qua, do lực lượng thanh tra ít ỏi, số lượng cuộc
thanh tra cũng ít dẫn tới việc bỏ sót nhiều hành vi vi phạm. Đồng thời, việc phối
hợp còn lỏng lẽo nên kết quả chưa cao, kéo theo việc xử lý vi phạm chậm chạp,
không triệt để. Bên cạnh đó việc xử lý vi phạm pháp luật môi trường du lịch vẫn
chủ yếu áp dụng trách nhiệm hành chính, chưa phát huy được vai trò của các hình
thức trách nhiệm pháp lý khác, vì vậy chưa đem lại hiệu quả tương xứng vì mức xử
phạt thường rất thấp so với mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm và thiệt hại
xảy ra đối với môi trường du lịch.
5. Giải quyết tranh chấp về BMTHD
5.1. Thực trạng pháp luật
Đây là hoạt động của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm giải quyết các
bất đồng, mâu thuẩn giữa các chủ thể để tìm ra giải pháp phục hồi quyền lợi của
chủ thể bị xâm hại, phục hồi môi trường, truy cứu trách nhiệm đối với hành vi vi
phạm.
Trình tự giải quyết tranh chấp về BMTHD được tiến hành theo các bước: Các
bên tranh chấp tự thương lượng; Tranh chấp được hòa giải với sự tham gia của hòa
giải viên; Khi quá trình tự thương lượng và hòa giải không thành thì việc giải quyết
tranh chấp được thực hiện tại các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và Tòa
án.
5.2. Thực tiễn áp dụng
Các tranh chấp về BMTHD xảy ra ngày càng gia tăng trên thực tế song các quy
định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường lại chưa đầy đủ và cụ thể dẫn đến việc giải
quyết tranh chấp thường kéo dài và thiếu cơ sở đề ra những quyết định cần thiết,
gây ra những tác động xấu đối với môi trường du lịch.

Các tranh chấp này chủ yếu là về vấn đề quyền lợi, vì vậy mà khó xác định việc
có vi phạm pháp luật hay không, bên cạnh đó các hành vi vi phạm pháp luật môi
trường du lịch ảnh hưởng đến cảnh quan, tài nguyên du lịch cũng như môi trường
sống của người dân tại khu du lịch. Chính vì đó mà cần phải quy định cụ thể, rõ
ràng về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp về BMTHD nhằm hạn chế thiệt hại
xảy ra, đem lại sự đúng đắn, công bằng cho các bên.
Trần Thị Thu Giang – MSSV: 361056

7


Luật Môi trường – Bài tập lớn học kì

6. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với vấn đề BMTHD
6.1. Thực trạng pháp luật
Chương III Quy chế về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch đã quy định
khá rõ về vấn đề này. Quy chế đã quy định cụ thể trách nhiệm của các chủ thể khác
nhau trong từng quá trình, đối với từng công việc và tại các địa điểm khác nhau là
khác nhau.
6.2. Thực tiễn áp dụng
Tuy pháp luật đã có quy định về trách nhiệm của các chủ thể đới với việc
BMTHD nhưng việc thực hiện vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề như: Nhiều cơ sở trong
diện phải báo cáo ĐTM nhưng không tiến hành; Hoạt động xây dựng khác sạn, nhà
nghỉ, khu vui chơi... phục vụ du lịch làm môi trường suy thoái; Tỉ lệ cây xanh
không đảm bảo, xây dựng cao làm che khuất tầm nhìn, hệ thống xử lý chất thải
không đáp ứng tiêu chuẩn; Các cán bộ, nhân viên, hướng dẫn viên tại cơ sở kinh
doanh lữ hành chưa được phổ biến kiến thức về pháp luật, trách nhiệm bảo vệ môi
trường một cách đầy đủ, chính xác; Sự gia tăng phương tiện vận chuyển du lịch với
đa số các phương tiện không đáp ứng được yêu cầu về xử lý chất thải, xả thải, vận
chuyển hàng hóa, khách du lịch; Ý thức của người dân, khách du lịch còn thấp...

Muốn hạn chế các tình trạng nêu trên thì cần phải quy định cụ thể, xác định cơ
chế đảm bảo thực thi trên thực tế, tránh tình trạng pháp luật quy định mà không có
cơ quan, cá nhân giám sát, kiểm tra và không có ai thực hiện.
7. Trách nhiệm pháp lý của các tổ chức, cá nhân do vi phạm pháp luật
BMTHD
7.1. Thực trạng pháp luật
Cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật BMTHD phải chịu trách nhiệm
pháp lý trước Nhà nước, trước cộng đồng hoặc bên bị thiệt hại. Tùy vào mức độ và
tính chất của vi phạm pháp luật mà sẽ áp dụng trách nhiệm pháp lý dân sự, kỷ luật,
hành chính, hay hình sự đối với cá nhân, tổ chức đó.
7.2. Thực tiễn áp dụng

Trần Thị Thu Giang – MSSV: 361056

8


Luật Môi trường – Bài tập lớn học kì

Việc áp dụng trách nhiệm pháp lý đối với các tổ chức, cá nhân do vi phạm pháp
luật BMTHD không những có tác dụng răn đe, ngăn chặn các hành vi vi phạm, mà
còn tạo ra nguồn tài chính quan trọng cho công tác khắc phục ô nhiễm môi trường,
khôi phục lại những yếu tố đã bị xâm hại. Trong quá trình áp dụng các quy định
này, các cơ quan có thẩm quyền đã có phương hướng phù hợp và đã thu được
những hiệu quả nhất định đối với công tác BMTHD.
Song, bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế trong việc áp dụng các quy định về
trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực môi trường du lịch như: Thứ nhất, trong khi các
trách nhiệm hành chính và dân sự được áp dụng chủ yếu và phổ biến thì trách
nhiệm hình sự rất ít khi được áp dụng làm giảm đi đáng kể hiệu quả, vai trò của
việc áp dụng trách nhiệm pháp lý; Thứ hai, mức xử phạt còn thấp so với mức độ

nghiêm trọng và hậu quả thực tế của hành vi vi phạm pháp luật về BMTHD, cho
nên mà các chủ thể chấp nhận vi phạm pháp luật để nộp phạt vì so với lợi ích mà
họ thu được từ hành vi gây ô nhiễm môi trường thì mức nộp phạt là nhỏ hơn; Thứ
ba, việc áp dụng theo những quy định về trách nhiệm pháp lý do vi phạm pháp luật
bảo vệ môi trường nói chung cũng là một hạn chế đối với lĩnh vực BMTHD, vì
hành vi vi phạm, vấn đề khắc phục hậu quả, mức độ xử lý vi phạm về BMTHD là
khác biệt so với lĩnh vực khác nên áp dụng chung sẽ không đạt được hiệu quả cao.
III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BMTHD
1. Cần cụ thể hóa quy định về trách nhiệm của các cơ sở kinh doanh du lịch,
khách du lịch về BMTHD, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho đội ngũ làm
du lịch và bổ sung các quy định bắt buộc về thu gom, xử lý chất thải của các tổ
chức, cá nhân tại khu, điểm du lịch để nâng cao trách nhiệ của các chủ thể này.
2. Nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về môi
trường trong việc quy hoạch khu, điểm du lịch, ĐTM và xử lý nghiêm khắc đối với
các vi phạm pháp luật về môi trường du lịch.
3. Cần thống nhất quản lý, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các vùng, các lĩnh
vực, phân công cụ thể trách nhiệm giữa các bên trong hoạt động thanh tra, kiểm
tra, giám sát, tuyên truyền giáo dục pháp luật về BMTHD.

Trần Thị Thu Giang – MSSV: 361056

9


Luật Môi trường – Bài tập lớn học kì

4. Nâng mức xử phạt tiền, kéo dài thời hiệu xử phạt vi phạm, bổ sung rõ ràng
các quy định về tội phạm môi trường và xử phạt vi phạm hành chính.
C. KẾT LUẬN
Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp mà sự tồn tại và phát triển của nó gắn liền với

môi trường. Sự suy giảm của môi trường đồng nghĩa với sự đi xuống của hoạt
động du lịch. Như vậy, bảo vệ môi trường để phát triển du lịch bền vững, nâng cao
đời sống xã hội là nhiệm vụ cấp bách của ngành du lịch nói riêng và của các cấp,
các ngành, toàn xã hội, của các quốc gia nói chung, chính vì thế mà cần phải chú
trọng xây dựng một hệ thống pháp luật hoàn thiện về BMTHD. Các quy định này
của pháp luật là khung pháp lý tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hơn nữa ngành
du lịch, quảng bá hình ảnh của Việt Nam ra bạn bè thế giới.

Trần Thị Thu Giang – MSSV: 361056

10



×