Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (716.6 KB, 82 trang )

ĐẶNG VĂN THỊNH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ
LUẬT KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM

ĐẶNG VĂN THỊNH

2015 - 2017
HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ

PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM
ĐẶNG VĂN THỊNH
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
MÃ SỐ: 60380107

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. VŨ THỊ DUYÊN THỦY

HÀ NỘI – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là: Đặng Văn Thịnh, học viên chuyên ngành Luật Kinh tế, Viện Đại học
Mở Hà Nội. Tôi xin cam đoan rằng: Toàn bộ số liệu, kết quả nghiên cứu và nội
dung trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ
một học vị nào tại Việt Nam.
Tôi xin cam đoan rằng: mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
được cảm ơn và mọi thông tin trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Ngày……tháng……năm 2017
Tác giả

Đặng Văn Thịnh


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Viện đào tạo sau Đại học, tập thể
giảng viên khoa Luật Kinh tế - Viện Đại học Mở Hà Nội, luôn dành cho tôi những
điều kiện hết sức thuận lợi để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và chân thành biết ơn PGS.TS. Vũ Thị Duyên Thủy
đã nhận lời hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy phản biện, quý thầy trong hội
đồng chấm luận văn đã đồng ý đọc, duyệt và đóng góp ý kiến để tôi hoàn chỉnh luận
văn và nghiên cứu trong tương lai.


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THỦY
SẢN VÀ PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT
ĐỘNG THỦY SẢN ...................................................................................................6
1.1. Khái quát về hoạt động thủy sản......................................................................6
1.1.1. Khái niệm thủy sản ...................................................................................6
1.1.2. Hoạt động thủy sản và vai trò của nó trong phát triển kinh tế xã hội ......7
1.1.3. Yêu cầu bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản ...........................13
1.2. Khái quát về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản ............18
1.2.1. Khái niệm và vai trò của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động thủy sản ....................................................................................................18
1.2.2. Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt
động thủy sản ....................................................................................................22
1.2.3.Những yếu tố tác động đến pháp luật về bảo vệ môi trường trong
hoạt động thủy sản ............................................................................................25
1.2.4. Các yếu tố đảm bảo thực thi pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt
động thủy sản ....................................................................................................29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................33
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM .......................................34
2.1. Các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường trong hoạt động
thủy sản. ................................................................................................................34
2.1.1. Các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường trong khai
thác thủy sản .....................................................................................................34
2.1.2. Các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường trong nuôi
trồng thủy sản ...................................................................................................38
2.1.3. Các quy định pháp luật hiện hành về bảo vệ môi trường trong chế
biến, xuất nhập khẩu thủy sản ..........................................................................45



2.2. Đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ
môi trường trong hoạt động thủy sản ....................................................................49
2.2.1. Những kết quả đạt được .........................................................................49
2.2.2. Những hạn chế cần khắc phục ................................................................51
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................60
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN TẠI VIỆT NAM .......................................61
3.1. Các yêu cầu đặt ra đối với việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường
trong hoạt động thủy sản .......................................................................................61
3.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản. ...........................................62
3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật.........................................................62
3.2.2. Các giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật ............................65
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................70
KẾT LUẬN ..............................................................................................................72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................73


DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BCT

: Bộ Công thương

BLHS


: Bộ luật Hình sự

BNNPTNT

: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

BTNMT

: Bộ Tài nguyên môi trường

BVMT

: Bảo vệ môi trường

CITES

: Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật
hoang dã nguy cấp



: Nghị định

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QCVN


: Quy chuẩn Việt Nam

TNHS

: Trách nhiệm hình sự

TT

: Thông tư

UBND

: Ủy ban nhân dân


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Hoạt động thuỷ sản là một hoạt động kinh tế kĩ thuật đặc thù bao gồm nhiều
lĩnh vực hoạt động mang những tính chất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và
dịch vụ, cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên quan chặt chẽ và hữu cơ với
nhau. Trong khi các hoạt động khai thác, đóng sửa tàu cá, sản xuất ngư lưới cụ, các
thiết bị chế biến và bảo quản thuỷ sản trực thuộc công nghiệp nhóm A, hoạt động
chế biến thuỷ sản thuộc nhóm công nghiệp B, hoạt động thương mại và nhiều hoạt
động dịch vụ hậu cần như cung cấp vật tư và chuyên chở đặc dụng thuộc lĩnh vực
dịch vụ thì nuôi trồng thuỷ sản lại mang nhiều đặc tính của hoạt động nông nghiệp.
Hoạt động thuỷ sản đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế
đất nước. Quy mô của hoạt động thuỷ sản ngày càng mở rộng và vai trò của hoạt
động thuỷ sản cũng tăng lên không ngừng trong nền kinh tế quốc dân. Từ cuối thập
kỷ 80 đến nay, tốc độ tăng trưởng GDP của ngành thuỷ sản cao hơn các hoạt động
kinh tế khác cả về trị số tuyệt đối và tương đối, đặc biệt so với hoạt động có quan hệ

gần gũi nhất là nông nghiệp. Tuy nhiên, hoạt động thủy sản lại cũng chịu nhiều ảnh
hưởng từ những biến đổi môi trường và bản thân hoạt động thủy sản cũng ẩn chứa
nhiều nguy cơ dẫn đến tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường.
Tại Việt Nam, vài năm trở lại đây, nhiều vùng trên cả nước đã ghi nhận liên
tiếp các trường hợp cá chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho hoạt động thủy sản
nước ta. Thủy sản nói chung chiếm một số lượng lớn và có vai trò đặc biệt quan
trọng trong cả phát triển kinh tế và cân bằng hệ sinh thái. Việc bảo vệ môi trường
sống trong hoạt động thủy sản chính là bảo vệ số lượng, chất lượng của thủy sản và
đồng thời cũng góp phần vào bảo vệ môi trường sống của con người. Thế nhưng
thực tiễn lại cho thấy môi trường sống của các loài thủy sản đang bị ô nhiễm nặng
nề, sản lượng và chất lượng của các loài thủy sản đang có nguy cơ suy thoái đe dọa
cấp thiết tới đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường, đòi hỏi phải được điều chỉnh
bằng pháp luật.

1


Trong hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản, các
vấn đề về bảo vệ và phát triển các giống loài thủy sản, bảo vệ môi trường sống của
các loài thủy sản… đã được quan tâm điều chỉnh trong những năm gần đây. Với số
lượng lớn các văn bản pháp luật được ban hành, nhìn chung đã tạo được khuôn khổ
có tính hệ thống, góp phần nâng cao hiệu quả cho công tác bảo vệ môi trường trong
hoạt động thủy sản. Tuy nhiên cho đến nay, một số những quy định về vấn đề trên
đã bộc lộ những điểm chưa hợp lí, còn gặp nhiều hạn chế ngay trong chính nội hàm
các quy định và trong việc triển khai thi hành trên thực tế.
Trước những nhu cầu cấp thiết từ thực tiễn nêu trên, tôi chọn đề tài nghiên
cứu: “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản tại Việt Nam” làm
đề tài luận văn thạc sĩ với mong muốn nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện các
quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực này, góp phần nâng cao hiệu quả quản
lý môi trường nói chung và bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản nói riêng ở

nước ta trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tại Việt Nam, hầu hết hiện nay các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc
nghiên cứu về môi trường nói chung hoặc môi trường nước nói riêng chứ chưa đi
sâu vào việc phân tích và bình luận, đánh giá về các quy định của pháp luật cũng
như thực tiễn thi hành về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản. Vì vậy, các
công trình khoa học chuyên biệt – góc nhìn từ lí luận đến thực tiễn công tác này còn
ở mức khan hiếm và hạn hẹp. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu khoa học
đã được công bố trong lĩnh vực này như:
Cuốn sách của tác giả Nguyễn Hồng Thao, “Bảo vệ môi trường biển – vấn
đề và giải pháp” do nhà xuất bản Chính trị quốc gia phát hành năm 2004; Luận văn
thạc sĩ Luật kinh tế “Pháp luật về bảo vệ vùng đất ngập nước ở Việt Nam hiện nay”
của Tạ Hà Nam; Luận văn "Pháp luật về bảo vệ môi trường biển"của Cao Võ
Thanh Tùng; đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường của trường Đại học Luật Hà
Nội: “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động kinh doanh” hay một số bài
viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như: bài viết của PGS.TS Nguyễn Bá Diến

2


“Tổng quan về chính sách, pháp luật biển Việt Nam”, tạp chí Luật học - đặc san
8/2012; bài viết của ThS. Hồ Công Hường “Bảo vệ môi trường biển, hải đảo nhìn
từ góc độ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật”, tạp chí Tài nguyên và Môi
trường kỳ 1 – Tháng 1/2013…
Các công trình nêu trên tập trung nghiên cứu một hoặc một vài khía cạnh có
liên quan đến bảo vệ môi trường biển hay bảo vệ môi trường nước, nơi sinh sống
của các giống loài thủy sản mà chưa nghiên cứu một cách toàn diện các vấn đề về
bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản dưới góc độ pháp lý. Vì vậy, đây là
công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện về pháp luật bảo vệ môi
trường trong hoạt động thủy sản.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và các quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trường trong hoạt động thủy sản, thực tiễn thi hành các quy định pháp luật
này để từ đó phân tích, đánh giá, tổng hợp nhằm tìm ra các giải pháp hoàn thiện các
quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản tại Việt Nam.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu của đề
tài cần phải được giải quyết là:
- Làm sáng tỏ khái niệm, vai trò của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động thủy sản;
- Phân tích các biện pháp bảo đảm thực thi pháp luật cũng như các yếu tố tác
động đến quá trình xây dựng và thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động thủy sản;
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt
động thủy sản để chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và
luận giải nguyên nhân của chúng;
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi
trường trong hoạt động thủy sản

3


4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
* Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên góc độ pháp lí về bảo vệ môi trường trong quá
trình tiến hành các hoạt động thủy sản. Trong quá trình giải quyết các nhiệm vụ của
đề tài, đề tài không đề cập tới tất cả những yếu tố kinh tế hay kỹ thuật của bảo vệ
môi trường trong hoạt động thủy sản mà chỉ tập trung nghiên cứu, phân tích đánh
giá thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường khi tiến hành các hoạt động khai thác,

nuôi trồng, chế biến, xuất nhập khẩu thủy sản hay xử lí vi phạm đối với hoạt động
làm ô nhiễm môi trường sống của thủy sản.
* Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu dựa trên phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh luật học
để tìm hiểu các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản
theo hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành và một số nước trên thế giới. Đề tài
cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, đối chiếu trên thực tiễn để nhận xét
và vận dụng phù hợp với đời sống xã hội.
Cụ thể ở Chương I, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu, phân
tích, tổng hợp và hệ thống hóa lý thuyết từ đó đưa ra và làm rõ các khái niệm, nội dung,
nguyên tắc và vai trò của pháp luật. Tiếp đến ở chương II, tác giả tiếp cận với phương
pháp phân tích các quy định của pháp luật, phương pháp so sánh, quan sát, tổng hợp để
bình luận và đánh giá nội hàm các quy định của pháp luật cùng với việc triển khai các
quy định trên thực tế. Cuối cùng ở Chương III, trên cơ sở Chương I và Chương II để đề
xuất biện pháp và kiến nghị hoàn thiện pháp luật từ lí luận đến thực tiễn.
5. Kết quả nghiên cứu mới của đề tài
Đề tài trực tiếp góp phần trong việc tiếp tục bổ sung, phát triển và làm phong
phú thêm cả những vấn đề lí luận lẫn thực tiễn về việc bảo vệ môi trường trong
hoạt động thủy sản bằng pháp luật. Cụ thể như sau:
Thứ nhất, về phương diện lý luận: Đề tài đã làm rõ một số khái niệm cơ bản
nhứ: khái niệm “thủy sản”, “bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản”; “pháp
luật bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản”…

4


Thứ hai, đề tài đi sâu tìm hiểu và phát hiện những ưu, nhược điểm của các
quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản trong các văn bản pháp
luật hiện hành. Những đánh giá, nhận định và phát hiện của tác giả lấy việc bảo vệ
môi trường sống của các loài thủy sản và con người làm trọng tâm, nên những phân

tích đánh giá cũng tập trung để làm rõ về những ưu điểm, bất cập hiện nay tới phạm
vi nghiên cứu của đề tài.
Thứ ba, trên cơ sở tìm hiểu thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ môi
trường trong hoạt động thủy sản, đề tài đã phát hiện nhiều điểm bất cập trong việc
thực hiện pháp luật trên thực tế tại Việt Nam trong thời gian qua.
Thứ tư, những ý kiến đề xuất của nhóm tác giả cũng là những điểm mới bổ
sung thêm vào cơ sơ pháp lý hiện nay nhằm hoàn thiện và nâng cao hiệu quả điều
chỉnh của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản, đáp ứng kịp
thời những đòi hỏi của thực tiễn
Đề tài đi sâu nghiên cứu về lĩnh vực khá riêng biệt và mới lạ trong lĩnh vực
môi trường song cũng rất cần thiết để đáp ứng thực tế hiện nay, đảm bảo lợi ích về
lâu dài cho quốc gia. Tuy còn gặp khó khăn trong các nguồn tài liệu tham khảo từ
góc độ pháp lí nhưng những phát hiện mới của đề tài sẽ góp phần tạo dựng những
cơ sở khoa học và thực tiễn cho những nghiên cứu tiếp theo. Kết quả nghiên cứu
của đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo tin cậy đối với những tổ chức,
cá nhân đang trực tiếp tham gia vào quá trình nghiên cứu chuyên sâu về bảo vệ môi
trường trong hoạt động thủy sản.
6. Kết cấu của đề tài.
Ngoài lời mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn được kết cấu thành ba chương. Cụ thể như sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động thủy sản và pháp luật về bảo
vệ môi trường trong hoạt động thủy sản
Chương 2: Thực trạng pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản
tại Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực
hiện pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản tại Việt Nam.

5



CHƯƠNG 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN VÀ
PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
TRONG HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN
1.1. Khái quát về hoạt động thủy sản
1.1.1. Khái niệm thủy sản
Thủy sản là một thuật ngữ chỉ chung về những nguồn lợi, sản vật đem lại cho
con người từ môi trường nước và được con người khai thác, nuôi trồng thu hoạch sử
dụng làm thực phẩm, nguyên liệu hoặc bày bán trên thị trường [38]. Như vậy, thủy
sản là một phần của thủy sinh. Hiểu theo nghĩa thông thường, thủy là nước, sinh có
nghĩa là sống, là những cái gì sống được. Thủy sinh là những sinh vật sống trong
nước. Thế nhưng cụm từ “sống trong nước” không có nghĩa là chìm hoàn toàn
trong nước, mà là đời sống của chúng gắn liền với nước. Chúng có thể là những
sinh vật nổi trên mặt nước, chìm một phần cơ thể hoặc chìm hoàn toàn trong nước.
Theo Đại từ điển tiếng Việt, thủy sinh là những loài “sống ở dưới nước, mọc ở dưới
nước”[32]. Nguồn thủy sinh là khái niệm khá rộng, nó bao gồm toàn bộ các loài
động vật và thực vật sống ở trong nước. Thủy sinh bao gồm động vật thủy sinh và
thực vật thủy sinh, trong đó có nguồn lợi thủy sản.
Có nhiều cách hiểu cho rằng nguồn thủy sinh và nguồn thủy sản tương đồng
nhau. Thông thường nguồn lợi thủy sản bao gồm: các loài cá, các loài nhuyễn thể,
giáp xác, bò sát, xoang tràng, da gai các loài động vật có vú, san hô, lưỡng cư và
thực vật thủy sinh được khai thác để chế biến thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm,
thức ăn chăn nuôi, làm phân bón…Các loài thủy sản có nơi sinh sống khác nhau.
Tùy theo đặc điểm của các vùng nước tự nhiên mà tạo nên hệ sinh thái thủy sản
khác nhau. Những hệ sinh thái này là nơi ở, nơi kiếm mồi, bãi đẻ của giống loài
thủy sản. Mỗi vùng nước có các loài thủy sản sinh sống, cư trú khác nhau: cá biển
sống chủ yếu trong nước mặt; cá nước ngọt sống chủ yếu ở nước ngọt. Tuy nhiên có
một số loài di cư có thể có một phần vòng đời sống ở nước ngọt và một phần vòng

6



đời sống ở nước mặn, có loài di cư từ vùng biển của quốc gia này sang vùng biển
của quốc gia khác. Cũng có loài có một phần vòng đời sống trên cạn và một phần
vòng đời sống dưới nước. Hiện nay số lượng các loài thủy sản chiếm số lượng lớn
trong các loài thủy sinh, giữ một vai trò rất quan trọng cho môi trường đặc biệt là
cho bảo tồn đa dạng sinh học.
Đa dạng sinh học được hiểulà sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh
thái trong tự nhiên (Khoản 5 Điều 3 Luật đa dạng sinh học 2008). Đa dạng sinh học
có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội và môi trường tại Việt
Nam, là cơ sở đảm bảo an ninh lương thực; duy trì nguồn gen vật nuôi, cây trồng;
cung cấp các vật liệu cho xây dựng và các nguồn nhiên liệu, dược liệu. Thủy sản
như đã trình bày, chiếm ưu thế về số lượng loài, sự phong phú về nguồn gen trong
tự nhiên và đóng vai trò quan trọng trong đa dạng sinh học. Theo nghiên cứu, tổng
trữ lượng hải sản ở biển Việt Nam ước tính khoảng 3,075 triệu tấn (số liệu điều tra
giai đoạn 2011-2012 của Viện Nghiên cứu hải sản). Tổng sản lượng khai thác nên ở
mức 1,7 đến 1,9 triệu tấn/năm. Tính đến năm 2015, tổng sản lượng khai thác đang ở
mức 2,7 triệu tấn/năm [40].Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trên thế giới về đa dạng
tài nguyên sinh vật và là một trong 10 trung tâm đa dạng sinh học phong phú nhất
thế giới với nhiều kiểu hệ sinh thái, các loài sinh vật, nguồn gen phong phú và đặc
hữu. Như vậy, thủy sản chiếm số lượng lớn về loài, nguồn gen đa dạng, bao gồm
một số nguồn gen quý hiếm (bào ngư, tôm hải ni đỏ…) đã tạo nên sự đa dạng sinh
thái trong hệ sinh thái.
1.1.2. Hoạt động thủy sản và vai trò của nó trong phát triển kinh tế xã hội
* Về hoạt động thủy sản:
Hoạt động thuỷ sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thuỷ
sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thuỷ sản; dịch vụ
trong hoạt động thuỷ sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản (Điều 3
Luật Thủy sản 2004). Khai thác thuỷ sảnlà việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên
biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác. Nuôi trồng thủy sản là

một khái niệm dùng để chỉ tất cả các hình thức nuôi trồng động thực vật thủy sinh ở

7


các môi trường nước ngọt lợ mặn. Đất đểnuôi trồng thuỷ sảnlà đất có mặt nước nội
địa, bao gồm ao, hồ, đầm, phá, sông, ngòi, kênh, rạch; đất có mặt nước ven biển;
đất bãi bồi ven sông, ven biển; bãi cát, cồn cát ven biển; đất sử dụng cho kinh tế
trang trại; đất phi nông nghiệp có mặt nước được giao, cho thuê để nuôi trồng thuỷ
sản. Mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản là vùng nước biển được quy hoạch để
nuôi trồng thuỷ sản.
Hoạt động thủy sản thường được tiến hành dựa trên những nguyên tắc cơ bản sau:
- Bảo đảm hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thuỷ
sản, tính đa dạng sinh học; bảo vệ môi trường và cảnh quan thiên nhiên. Việc phát
triển các lĩnh vực trong hoạt động thuỷ sản phải theo quy hoạch, kế hoạch phát triển
ngành thuỷ sản trong phạm vi cả nước và của từng địa phương.
- Chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ tác hại của thiên tai và dịch bệnh thuỷ sản;
bảo đảm an toàn cho người, tàu cá, công trình và thiết bị trong hoạt động thuỷ sản.
- Hoạt động thuỷ sản phải kết hợp với bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo vệ
chủ quyền và lợi ích quốc gia trên sông, biển.
Để đảm bảo an toàn, khi tiến hành hoạt động thủy sản, các tổ chức cá nhân
không được thực hiện những hoạt động làm ảnh hưởng xấu hoặc hủy hoại môi trường
sống của các loài thủy sản, gây suy thoái nguồn lợi thủy sản. Các hành vi đó là:
- Khai thác, huỷ hoại trái phép các rạn đá ngầm, rạn san hô, các bãi thực vật
ngầm, rừng ngập mặn và hệ sinh cảnh khác; phá huỷ, cản trở trái phép đường di
chuyển tự nhiên của các loài thuỷ sản ở sông, hồ, đầm, phá, eo, vịnh.
- Khai thác các loài thuỷ sản thuộc danh mục cấm, ở khu vực cấm, khu vực
đang trong thời gian cấm;khai thác quá sản lượng cho phép; khai thác thuỷ sản nhỏ
hơn kích cỡ quy định, trừ trường hợp được phép khai thác để nuôi trồng.
- Lấn, chiếm, xâm hại các khu bảo tồn vùng nước nội địa, khu bảo tồn biển đã

được quy hoạch và công bố; vi phạm các quy định trong quy chế quản lý khu bảo
tồn hoặc vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với môi trường
sống của các loài thuỷ sản.

8


- Sản xuất, lưu hành, sử dụng ngư cụ bị cấm; sử dụng loại nghề bị cấm để khai
thác thuỷ sản; sử dụng các loại chất nổ, chất độc, xung điện và các phương pháp có
tính huỷ diệt khác; Sử dụng các ngư cụ làm cản trở hoặc gây thiệt hại cho tổ chức,
cá nhân khác đang khai thác; thả neo, đậu tàu tại nơi có ngư cụ của tổ chức, cá nhân
khác đang khai thác hoặc nơi tàu cá khác ra dấu hiệu đang khai thác, trừ trường hợp
bất khả kháng hoặc vứt bỏ ngư cụ xuống vùng nước tự nhiên, trừ trường hợp bất
khả kháng.
- Chuyển mục đích sử dụng đất, mặt nước biển để nuôi trồng thuỷ sản đã được
giao, cho thuê mà không được phép hoặc nuôi trồng thuỷ sản không theo quy hoạch
làm cản trở dòng chảy, cản trở hoạt động khai thác thuỷ sản, ảnh hưởng xấu đến
hoạt động của các ngành, nghề khác;
- Sử dụng thuốc, phụ gia, hoá chấtthuộc danh mục cấm sử dụngđể nuôi trồng
thủy sản, sản xuất thức ăn nuôi trồng thủy sản, chế biến, bảo quản thuỷ sản; đưa tạp
chất vào nguyên liệu, sản phẩm thuỷ sản.
- Chế biến, vận chuyển hoặc đưa ra thị trường các loài thuỷ sản thuộc danh
mục cấm khai thác; thuỷ sản có xuất xứ ở vùng nuôi trồng trong thời gian bị cấm
thu hoạch; thuỷ sản có dư lượng các chất độc hại vượt quá giới hạn cho phép; thuỷ
sản có độc tố tự nhiên gây nguy hiểm đến tính mạng con người, trừ trường hợp
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép; Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá
thuỷ sản thuộc danh mục cấm xuất khẩu, nhập khẩu.
* Về vai trò của hoạt động thủy sản:
Nguồn lợi thủy sản có vai trò rất quan trọng trong đời sống của con người
cũng như cho môi trường tự nhiên và giá trị kinh tế, giá trị khoa học cũng như giá

trị nội sinh. Biển và đại dương chiếm 70,8% bề mặt trái đất (361 triệu km2 so với
510 triệu km2). Khoảng 10 – 12 triệu tấn đạm động vật được khai thác hàng năm từ
các sinh vật ở biển, chiếm gần 1/3 nhu cầu của loài người về nguồn đạm động vật.
Trên 1,5 tỉ người sống ở khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương dùng các sản
phẩm của biển làm nguồn cung cấp chất đạm chủ yếu. Vì vậy, việc nghiên cứu và

9


bảo vệ môi trường sống của nguồn thủy sinh là nhu cầu cấp thiết của nhiều quốc gia
trên thế giới [34].
Khoảng hơn 6 tỉ người trên trái đất hiện nay đang phải sống dựa vào một
diện tích đất canh tác nhỏ hẹp, chỉ chiếm chừng 3% toàn bộ bề mặt hành tinh để
sinh sống. Nguồn thủy sinh có vai trò quan trọng đối với các nguồn tài nguyên tự
nhiên, vừa là nguồn thức ăn cho các loài động thực vật, vừa góp phần quan trọng
trong sự cân bằng sinh thái.
Việt Nam là quốc gia ven biển, có bờ biển dài 3.260 km, với trên 3.000 hòn
đảo lớn, nhỏ và vùng biển, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế rộng gấp hơn 3 lần
diện tích đất liền. Tài nguyên hải sản của vùng biển nước ta khá phong phú và đa
dạng, với hơn 2.000 loài sinh vật biển, đảm bảo trữ lượng khai thác hằng năm gần 2
triệu tấn; cộng với các điều kiện thủy văn và hệ thống sông ngòi, kênh rạch, đầm
phá, ao hồ rất thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, tạo nên
những thế mạnh, tiềm năng trong phát triển kinh tế biển của đất nước. Phát triển
kinh tế biển, mở rộng phạm vi hoạt động kinh tế trên vùng biển và hải đảo thuộc
chủ quyền và quyền tài phán quốc gia của nước ta là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu
để vừa khai thác nguồn lợi biển vừa khẳng định chủ quyền và nâng cao khả năng
bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải.
Nhận thức rõ vị trí chiến lược của biển và vai trò quan trọng của ngành thủy
sản đối với sự nghiệp phát triển kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ
quốc, những năm qua, ngành thủy sản đã từng bước vượt qua khó khăn, thách thức,

bền bỉ phấn đấu, phát triển từ một lĩnh vực sản xuất nhỏ, vươn lên trở thành một
ngành kinh tế mũi nhọn quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, đạt tốc độ tăng
trưởng cao nhất trong khối nông, lâm, thủy sản (năm 2007 đạt mức tăng 11%), đem
lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước. Tổng sản lượng thủy sản trong 5 năm gần
đây tăng từ 2,41 triệu tấn lên 4,15 triệu tấn; khai thác thủy sản tăng từ 1,43 triệu tấn
lên 2,05 triệu tấn; sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng từ 0,98 triệu tấn lên 2,10 triệu
tấn; kim ngạch xuất khẩu thủy sản tăng từ 2,01 tỷ USD lên 3,76 tỷ USD. Số lượng
tàu thuyền công suất trên 90 CV của Ngành tăng nhanh, từ 1.000 tàu (1997) lên

10


14.000 tàu (2007), tỷ trọng khai thác xa bờ chiếm gần 40% tổng sản lượng thủy sản
khai thác. Nghề cá Việt Nam đã đạt được vị trí cao trong cộng đồng nghề cá thế
giới, đứng thứ 12 về khai thác thủy sản, thứ 3 về nuôi trồng thủy sản và thứ 7 về giá
trị xuất khẩu thủy sản. Hàng chục cảng cá đã được xây dựng và đưa vào sử dụng tại
các địa phương ven biển và nhiều đảo lớn trên các vùng biển của đất nước... Sự phát
triển nhanh, bền vững của kinh tế thủy sản, đặc biệt là sự lớn mạnh của lực lượng
sản xuất, nuôi trồng, khai thác thủy sản và các cơ sở hạ tầng nghề cá đã giúp cho
đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của bà con ngư dân được cải thiện rõ rệt; đồng
thời, góp phần xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và thế trận an ninh nhân dân
trên biển và các địa bàn ven biển, hải đảo ngày càng vững chắc.
Thực hiện mục tiêu phát triển đất nước mà Đại hội Đảng X và Nghị quyết
Trung ương 4 (khóa X) về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã đề ra: “Phấn
đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững
chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng
trong sự nghiệp CNH, HĐH làm cho đất nước giàu mạnh"; “Phấn đấu đến năm
2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cả
nước", ngành thủy sản xác định phương hướng chiến lược phát triển trong giai đoạn
tới là: phát huy lợi thế để xây dựng Ngành thành một trong những ngành góp phần

đột phá về kinh tế biển của đất nước. Tập trung phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản
nước ngọt, nước lợ và nước mặn, nhất là nuôi tôm theo phương thức khoa học, hiệu
quả và bền vững môi trường. Tăng cường năng lực và nâng cao hiệu quả khai thác,
đánh bắt hải sản xa bờ; chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp, ổn định khai thác gần bờ;
nâng cao năng lực bảo quản, chế biến sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường quốc tế
và trong nước. Mở rộng và nâng cấp các cơ sở hạ tầng, dịch vụ nghề cá. Bảo vệ và
giữ gìn môi trường sinh thái biển, sông, nước, bảo đảm tái tạo và phát triển nguồn
lợi thủy sản. Phấn đấu đến năm 2020, Ngành đạt 5 tỷ USD doanh thu xuất khẩu với
sản lượng là 3,5 triệu tấn thủy sản [18].
Để thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra, Ngành tập trung thực hiện chủ trương
chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, nhất là những ngành khai thác ven bờ và những

11


nghề đánh bắt hủy diệt nguồn lợi thủy sản (bằng vật liệu nổ), có định hướng chuyển
đổi nghề cụ thể và chính sách khuyến khích thực hiện; gắn khai thác, nuôi trồng
thủy sản với bảo vệ, phát triển nguồn hải sản và môi trường biển. Trình Chính phủ
phê duyệt chương trình tổng thể phát triển khai thác xa bờ, bao gồm: các giải pháp
đồng bộ về cơ cấu tàu, thuyền, nghề hợp lý; điều tra đánh giá nguồn lợi; thông tin,
dự báo ngư trường; dịch vụ hậu cần nghề cá; nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao
phương pháp và công nghệ khai thác tiên tiến; đào tạo nguồn nhân lực quản lý và
khai thác hải sản có trình độ cao, đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường quốc tế,
khu vực và trong nước. Thiết lập và đưa vào vận hành có hiệu quả hệ thống thông
tin giữa tàu và bờ, nắm bắt kịp thời thông tin phục vụ công tác tìm kiếm, cứu nạn,
bảo đảm an toàn sản xuất cho ngư dân. Trong phát triển nuôi trồng thủy sản, chú
trọng các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, đầu tư công nghệ, kỹ thuật nuôi,
giống, chế biến, làm tiền đề cho thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp, giảm áp lực khai
thác nguồn lợi ven bờ. Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản làm động lực phát
triển khai thác và nuôi, trồng thủy sản - nhân tố quan trọng để ổn định sản xuất,

kinh doanh, tăng thu nhập của bà con ngư dân. Chú trọng tổng kết, đánh giá các mô
hình tổ, đội, hợp tác sản xuất trên biển của các địa phương, qua đó có những chính
sách khuyến khích và hỗ trợ lao động; đồng thời, phổ biến, nhân rộng các mô hình
sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao trong phạm vi cả nước. Phát triển mô hình
đồng quản lý nhằm nâng cao tính chủ động, tự giác, sáng tạo của ngư dân trong sản
xuất và chế biến thủy, hải sản..., tạo thêm động lực giúp bà con yên tâm đẩy mạnh
sản xuất, bám biển, bám nghề, góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Thủy sản là một ngành kinh tế quốc dân quan trọng, hoạt động trải rộng trên
khắp các vùng biển và ven biển của Tổ quốc, luôn có quan hệ mật thiết với vấn đề
bảo vệ nguồn lợi biển, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam trên hướng
biển, nên sự phát triển của hoạt động thủy sản luôn gắn bó hữu cơ với việc xây
dựng tiềm lực quốc phòng-an ninh, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân trên từng
vùng biển, ven biển, hải đảo và của cả nước. Sự kết hợp phát triển kinh tế biển với
tăng cường bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc được thể hiện rõ trong các quy

12


hoạch, kế hoạch phát triển của Ngành, nhất là trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng
nghề cá, phát triển các đội tàu, thuyền đánh bắt hải sản của các doanh nghiệp và các
hợp tác xã nghề cá; trong nghiên cứu khoa học sông, biển, hải đảo và đào tạo, phát
triển nguồn nhân lực; trong xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận
an ninh nhân dân trên các vùng biển, hải đảo và ven biển. Sự kết hợp kinh tế biển
với anh ninh quốc phòng còn được thể hiện cụ thể trong các hoạt động kiểm tra,
giám sát, thực thi pháp luật và giữ gìn an ninh, trật tự trên biển. Với hơn 4 triệu lao
động và hàng chục ngàn tàu, thuyền hoạt động trên các vùng biển chủ quyền của
nước ta, nhất là trên vùng biển thuộc quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa..., là yếu tố
quan trọng tạo nên thế trận quốc phòng toàn dân trên biển, góp phần canh giữ và
bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Nó cũng được thể hiện trong các hoạt
động phối hợp cứu hộ, cứu nạn, ngăn chặn âm mưu và các hành động gây rối, xâm

phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc trên hướng biển…
Như vậy, có thể thấy nguồn lợi thủy sản có vai trò vô cùng quan trọng về
kinh tế, xã hội và chính trị (Phát triển kinh tế quốc dân gắn với bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ quốc gia) và đã được xác định là một trong những ngành kinh tế mũi
nhọn. Đặc biệt, trong những năm gần đây, phát triển nguồn lợi thủy sản đã nhanh
chóng đạt được mức sản lượng tăng trưởng nhảy vọt. Phát triển nuôi trồng thủy
sản nhằm đảm bảo an ninh thực phẩm và tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho xuất
khẩu; góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội đất nước và an ninh ven biển.
Xuất khẩu thủy sản góp phần tăng thu ngân sách quốc gia rất lớn. Bảo vệ và phát
triển nguồn thủy sản cùng đồng nghĩa với việc đảm bảo cuộc sống, công ăn việc
làm cho cư dân và nhằm bảo vệ môi trường. Nuôi trồng thủy sản cũng là biện
pháp quan trọng để tăng nguồn cung cấp protein đáp ứng cho người tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, nguồn lợi thủy sản cũng là nguồn nguyên
liệu quan trọng cho một số ngành sản xuất, phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu
khoa học trong và ngoài nước.
1.1.3. Yêu cầu bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản
* Những ảnh hưởng đến môi trường do hoạt động thủy sản

13


Các hoạt động khai thác thủy sản có thể dẫn đến tình trạng khai thác quá
mức, hoặc làm ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản. Việc nhập khẩu các
loài thủy sản lạ vào Việt Nam cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ suy thoái đa dạng sinh
học. Bên cạnh đó, tác động gây ô nhiễm môi trường do các hoạt động nuôi trồng
thủy sản cũng không phải là nhỏ. Quá trình chuyển dịch từ trồng lúa sang nuôi trồng
thủy sản đang diễn ra với quy mô lớn ở vùng mặn hóa ven biển làm gia tăng xâm
nhập mặn ở các vùng ven biển. Tác động làm suy giảm rừng ngập mặn ven biển,
ảnh hưởng đến các hệ sinh thái rừng ngập mặn. Nuôi cá lồng bè trên sông, nuôi
thâm canh thủy sản vùng ngọt hóa đã gây nên các tác động đến chất lượng môi

trường nước.
Thông thường có 2 loại hình ô nhiễm do hoạt động thủy sản ven biển là ô
nhiễm môi trường đầm nuôi và bên ngoài đầm nuôi. Ô nhiễm môi trường đầm nuôi
bị hình thành trong quá trình nuôi như các chất thải từ thức ăn và các hoá chất tích
tụ ở đáy đầm nuôi tạo thành một lớp bùn ô nhiễm. Thành phần lớp bùn chủ yếu là
các chất hữu cơ như prôtêin, lipids, axit béo với công thức chung
CH3(CH2)nCOOH, photpholipids, Sterol - vitamin D3, các hoocmon, carbohydrate,
chất khoáng và vitamin, vỏ tôm lột xác,... Lớp bùn này luôn ở trong tình trạng ngập
nước, yếm khí, các vi sinh vật yếm khí phát triển mạnh, phân huỷ các hợp chất trên
tạo thành các sản phẩm là hydrosulphua (H2S), Amonia (NH3), khí metan (CH4),...
rất có hại cho thuỷ sinh vật, ví dụ nồng độ 1,3 ppm của H2S có thể gây sốc, tê liệt
và thậm chí gây chết tôm. Khí amonia (NH3) cũng được sinh ra từ quá trình phân
huỷ yếm khí thức ăn tồn dư gây độc trực tiếp cho tôm, làm ảnh hưởng đến độ pH
của nước và kìm hãm sự phát triển của thực vật phù du. Ô nhiễm môi trường bên
ngoài đầm nuôi được sản sinh từ nguồn thức ăn, phân bón, thuốc thú y thủy sản,
trong quá trình chăn nuôi thải ra bên ngoài đầm nuôi. Các chất ô nhiễm chủ yếu
gồm: Các-bon hữu cơ (gồm thức ăn, phân bón v.v…), Nitơ được phân huỷ từ các
prôtêin, Phốtpho phân huỷ từ các prôtêin. Nồng độ các chất ô nhiễm trên được biểu
thị bởi một số chỉ tiêu chung như chỉ tiêu nhu cầu ôxy hoá sinh - BOD
(Biochemical Oxygen Demand), tổng Nitơ (NT) và tổng Phôtpho (TP).

14


Chất thải trong nuôi trồng thủy sản là bùn thải chứa phân của các loài thủy
sản tôm cá, các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn dư của
các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như: hóa chất, vôi và các loại khoáng chất
Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe,
Fe3+, Al3+, SO42-, các thành phần chứa H2S, NH3,... là sản phẩm của quá trình phân
hủy yếm khí ngập nước tạo thành, nguồn bùn phù sa lắng đọng trong các ao nuôi

trồng thủy sản thải ra hàng năm trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi. Đặc biệt,
với các mô hình nuôi kỹ thuật cao, mật độ nuôi lớn như nuôi thâm canh, nuôi công
nghiệp... thì nguồn thải càng lớn và tác động gây ô nhiễm môi trường càng cao.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, chỉ có 17% trọng lượng khô của thức ăn
cung cấp cho ao nuôi được chuyển thành sinh khối, phần còn lại được thải ra môi
trường dưới dạng phân và chất hữu cơ dư thừa thối rữa vào môi trường. Đối với các
ao nuôi công nghiệp chất thải trong ao có thể chứa đến trên 45% Nitrogen và 22%
là các chất hữu cơ khác. Các loại chất thải chứa Nitơ và Phốtpho ở hàm lượng cao
gây nên hiện tượng phú dưỡng môi trường nước phát sinh tảo độc trong môi trường
nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt, nguồn chất thải này lan truyền rất nhanh đối với hệ
thống nuôi cá bè trên sông, nuôi cá trong các đầm trũng ngập nước... cùng với
lượng phù sa lan truyền có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát
sinh trong môi trường nước.
Như vậy, các hoạt động thủy sản không chỉ tạo ra nguy cơ ô nhiễm môi
trường mà còn đe dọa an toàn sinh học, gây mất cân bằng sinh thái cũng như gây
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người.
* Thực trạng bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản tại Việt Nam
Trong thời gian qua, các hoạt động trong nuôi trồng và chế thủy sản ở nước
ta đã phát sinh các nguồn chất thải rắn, chất thải lỏng, khí thải gây ô nhiễm môi
trường với các nguồn thải chính bao gồm:
Bùn thải trong quá trình nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm
thâm canh, nuôi cá tra công nghiệp, nuôi cá trê) chứa các nguồn thức ăn dư thừa
thối rữa bị phân hủy, các hóa chất và thuốc kháng sinh, các loại khoáng chất

15


Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe 2+,
Fe3+, Al3+, SO42-. Lớp bùn này có chiều dày từ 0,1-0,3m trong tình trạng ngập nước
yếm khí tạo thành các sản phẩm phân hủy độc hại như H2S, NH3, CH4,

Mecaptan…thải ra trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi tác động xấu đến môi
trường xung quanh, ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản nuôi trồng. Thành phần bùn
thải nuôi tôm công nghiệp có chứa khoảng 29,5%, Si 27.842mg/kg, Ca 13.256
mg/kg, K 5.642 mg/kg, Fe 11.210 mg/kg, H2S 8,3mg/kg, N-NH3 36,1mg/kg, N-NO3
0,3mg/kg, N-NO2 0,1mg/kg, PO4 1,8mg/kg, bùn thải đáy ao nuôi cá tra có thành
phần pH 4,37-5,39, TOC 1,56-1,89%, tích tụ khoảng 24% nitơ và 24% phốt pho,
trong bùn đáy ao nuôi tổng N 0,131-0,186%, tổng P 0,124-0,181%… là nguồn gây
ô nhiễm môi trường khá nghiêm trọng cần phải được xử lý triệt để nhằm phát triển
bền vững nghề nuôi trồng thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long.
Bên cạnh đó, nước thải nuôi trồng thủy sản cũng chứa các thành phần độc
hại có thể gây ô nhiễm môi trường cần được xử lý. Nước thải nuôi tôm công nghiệp
có hàm lượng các chất hữu cơ cao (BOD5 12 - 35mg/l, COD 20 - 50mg/l), các chất
dinh dưỡng (photpho, nitơ), chất rắn lơ lửng (12 - 70mg/l), ammoniac (0,5 - 1mg/l),
coliforms (2,5.102 -3.104 MNP/100ml). Nước thải nuôi cá trê lai có thành phần
BOD5 56mg/l, COD 118mg/l, tổng N 11,50 mg/l, tổng P 5,02 mg/l. Nước thải nuôi
cá tra có thành phần BOD5 50mg/l, COD 112mg/l, tổng N 4,81 mg/l, tổng P 2,17
mg/l. Nguồn nước thải nuôi trồng thủy sản trong một vụ nuôi (nuôi tôm thường 2
vụ/năm, nuôi cá 1 vụ/năm) có thể đạt đến 15.000 - 25.000 m3/ha tùy thuộc vào quy
trình nuôi các loại thủy sản... có chứa nhiều thành phần độc hại và các nguồn dịch
bệnh phải được xử lý triệt để trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
Nước thải trong ngành chế biến thủy sản là nguồn nước thải từ nước rửa
nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, chế biến sản phẩm, các nguồn nước vệ sinh nhà
xưởng sản xuất, nước rửa máy móc thiết bị, dụng cụ sản xuất trong các phân xưởng
nhà máy chế biến thủy sản với thành phần như sau: BOD5 khoảng 800 - 2.000mg/l,
có lúc đạt đến 4.500mg/l. COD khoảng 1.000 - 2.500mg/l, có lúc đạt đến 5.000mg/l,
chất rắn lơ lửng (SS) khoảng 300 - 600mg/l, nitơ tổng số (Nt) khoảng 100 -

16



150mg/l, photpho tổng số (Pt) khoảng 20-50mg/l, đặc biệt vi sinh Coliforms thường
lớn hơn 1.105 MPN/100ml, với lưu lượng khoảng 20 - 35 m3/tấn sản phẩm, đây là
nguồn gây ô nhiễm môi trường rất nghiêm trọng cần phải được xử lý đáp ứng quy
chuẩn môi trường quy định [18].
Nguồn khí thải từ các hệ thống lò hơi, máy phát điện, lò sấy… chứa các
thành phần độc hại CO, CO2, NO2, SO2, với lưu lượng, thành phần thải khác nhau,
cần được quản lý chặt chẽ và được xử lý tại nguồn đáp ứng quy chuẩn môi trường
quy định trước khi thải ra môi trường. Bên cạnh đó, trong sản xuất chế biến thủy
sản còn tạo ra mùi hôi do phân hủy chất hữu cơ như H2S, NH3, CH3SH (Methyl
mercaptan), dung môi hữu cơ bay hơi, chất khử trùng phát sinh trong các công đoạn
sản xuất chế biến thủy sản.
Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại là phụ phẩm đầu xương nội tạng
cá, đầu vỏ tôm…thải ra trong quá trình chế biến (sản xuất 1 tấn tôm thành phẩm
thải ra 0,75 tấn phế thải, cá tra philê 1,8 tấn phế thải…), bùn thải của hệ thống xử lý
nước thải, cỏ rác, bọt rác, rong rêu tảo trong ao nuôi phải được thu gom và bảo quản
tránh phân hủy gây mùi hôi. Các loại giấy vụn, bao bì cát tông, gỗ vụn, sắt vụn, bao
ni lông và các loại ủng cao su, bao tay bảo hộ lao động… được thu gom và chuyển
giao cho các đơn vị thu mua phế liệu để phân loại và tái chế đáp ứng yêu cầu vệ
sinh môi trường.
Chất thải sinh hoạt trong nuôi trồng và chế biến thủy sản do hoạt động của
công nhân viên thải ra với định mức trung bình hàng ngày 0,5 - 1 kg người/ngày
(đối với các trang trại doanh nghiệp). Thành phần trung bình: Thực phẩm khoảng
79,17%, giấy khoảng 5,18%, ni lông, nhựa khoảng 6,84%, kim loại khoảng 1,05%...
chủ yếu là các thành phần hữu cơ dễ phân hủy, do đó có thể gây các tác động đến
môi trường và nhiễm vi sinh trong quá trình phân hủy tạo ra. Nguồn thải này cần
được thu gom, quản lý và xử lý đáp ứng yêu cầu vệ sinh môi trường trong quá trình
canh tác nuôi trồng và chế biến thủy sản. Chất thải nguy hại bao gồm: Thùng đựng
hóa chất các loại (thuốc khử trùng Chlorine, hóa chất cơ bản, chế phẩm hóa học),
các loại dầu nhớt cặn (nhớt thải, dầu cặn máy biến thế thải, POPS…), bóng đèn


17


huỳnh quang thải, giẻ lau máy dính dầu thải, cặn dầu nhiễm hoá chất… phải được
thu gom và xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại [25].
Như vậy, hoạt động thủy sản ở nước ta đang đặt ra nhiều khó khăn, thách
thức trong việc thực hiện quản lý môi trường. Những khó khăn chính là về thể chế
chính sách, cơ chế phối hợp giữa các ngành, trình độ và khả năng quản lý của cán
bộ, trình độ khoa học kỹ thuật, ý thức bảo vệ môi trường và khả năng áp dụng công
nghệ của người nuôi. Những khó khăn này không tác động đến hiệu quả của việc
quản lý môi trường một cách riêng lẻ mà chúng tương tác với nhau. Chẳng hạn, tài
nguyên nước vùng biển do rất nhiều ngành sử dụng và quản lý. Mỗi ngành, mỗi cấp
có những chính sách quản lý khác nhau, sự phối hợp giữa các ngành trong việc sử
dụng và quản lý tài nguyên nước. Mặt khác, các hoạt động kinh tế - xã hội thường
độc lập với các hoạt động bảo vệ môi trường, do vậy các dự án thường chỉ nhằm
phục vụ mục tiêu trước mắt mà chưa tính đến tính bền vững của các hoạt động phát
triển vùng biển. Trong nuôi trồng thủy sản ven biển, vấn đề quy hoạch là một trong
những hoạt động có ảnh hưởng đến quản lý môi trường. Trong những năm qua,
nhiều dự án nuôi trồng thủy sản vùng ven biển đã được triển khai rộng khắp trên cả
nước. Tuy nhiên, một số vùng đã có quy hoạch nuôi trồng thủy sản, nhưng do thiếu
vốn nên dự án quy hoạch chậm triển khai, dẫn đến phát triển tự phát.
1.2. Khái quát về pháp luật bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản
1.2.1. Khái niệm và vai trò của pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động
thủy sản
* Khái niệm pháp luật về bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản
Pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp lại vừa thể hiện tính xã
hội, là hệ thống các quy tắc do Nhà nước ban hành và bảo đảm thể hiện ý chí của
giai cấp thống trị trong xã hội, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. Trong mối
quan hệ này, đường lối chính sách của Đảng giữ vai trò chủ đạo chỉ đạo phương
hướng xây dựng pháp luật, chỉ đạo nội dung pháp luật, chỉ đạo tổ chức thực hiện và

áp dụng pháp luật. Pháp luật luôn luôn phản ánh đường lối chính sách của Đảng, là
sự thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành các qui định chung thống nhất

18


×