Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

Nghiên cứu du lịch cộng đồng gắn với làng nghề tại làng hoa giấy thanh tiên, huyện phú vang, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (882.42 KB, 85 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Nga

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh


Trong quá trình học tập và hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được nhiều sự
giúp đỡ, động viên từ quý thầy cô, gia đình,
bạn bè. Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành của
mình tới tất cả quý vò.
Tôi xin đặc biệt cảm ơn Th.S Nguyễn Thò
Thanh Nga, người đã hướng dẫn cho tôi trong suốt
thời gian tôi làm khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù
cô bận đi công tác, bận giảng dạy trên trường
nhưng không ngần ngại chỉ dẫn tôi, đònh hướng
đi cho tôi trong việc lựa chọn đề tài, đưa ra những
hướng đi, nhận xét quý báu để tôi hoàn thành
khóa luận tốt nghiệp. Một lần nữa tôi chân
thành cảm ơn cô và chúc cô dồi dào sức
khoẻ.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy cô Khoa Du
Lòch – Đại học Huế đã giảng dạy, cung cấp cho
tôi những kiến thức nền tảng để phục vụ cho
quá trình thực hiện đề tài.
Xin cảm ơn tất cả các bạn bè, thư viện,
người dân ở làng hoa giấy Thanh Tiên... Tất cả
các mọi người đều nhiệt tình giúp đỡ, đặc biệt
là người dân ở làng hoa giấy Thanh Tiên...
mặc dù công việc bận rộn nhưng vẫn dành
thời gian để cung cấp những thông tin bổ ích cho


tôi, để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn
chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm
thực tiễn nên nội dung của khóa luận không
tránh khỏi những thiếu xót, tôi rất mong nhận
1
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni

1
Lớp: K49-QLLH3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Nga

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô để
khóa luận tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin gửi đến thầy cô, bạn bè
cùng các cô chú lời cảm ơn chân thành và
tốt đẹp nhất!
Thừa Thiên Huế, tháng 5
năm 2019
Sinh viên
Nguyễn Thò Hằng Ni

2
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni


2
Lớp: K49-QLLH3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Nga

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong khóa luận là của riêng cá nhân
tôi. Những điều được trình bày trong nội dung khóa luận, hoặc là của cá nhân,
hoặc được tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo có xuất
xứ rõ ràng và được trích dẫn hợp pháp.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm cho lời cam đoan của mình.

Thừa Thiên Huế, tháng 5 năm 2019
Sinh viên

Nguyễn Thị Hằng Ni

3
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni

3
Lớp: K49-QLLH3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Nga


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN

4
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni

4
Lớp: K49-QLLH3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Nga

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DLCĐ

:

Du lịch cộng đồng

UNWTO

:

Tổ chức du lịch thế giới


LNTT

:

Làng nghề truyền thống

ATVSTP

:

An toàn vệ sinh thực phẩm

UBND

:

Ủy ban nhân dân

5
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni

5
Lớp: K49-QLLH3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học
Nga

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh


DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

6
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni

6
Lớp: K49-QLLH3


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Du lịch cộng đồng hiện nay đang là loại hình du lịch phổ biến, nó thu hút sự
đầu tư của rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, của du khách (đặc biệt là du
khách quốc tế). Trước tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế, sự phát
triển mạnh mẽ của các phương tiện giao thông, nhất là phương tiện đường hàng
không làm cho nhu cầu đi du lịch của du khách ngày càng cao. Sự tác động của
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tình trạng ô nhiễm môi trường đã không thể tạo
cho du khách những cảm giác thư giãn và yên bình. Chính vì lẽ đó, du lịch cộng
đồng tại các làng nghề sẽ là nơi có không khí trong lành, nơi có cuộc sống bình
dị và những con người hiền lành chất phác. Nơi ấy, mỗi du khách sẽ có cơ hội
khám phá một nền văn hóa độc đáo (Văn hóa nông nghiệp, văn hóa làng nghề,
văn hóa ứng xử...).
Ngày nay, loại hình DLCĐ gắn với làng nghề đang phổ biến và có sức hấp
dẫn du khách. Việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với làng nghề nhằm bảo tồn
các giá trị văn hóa, nghề truyền thống và nâng cao đời sống kinh tế cho cộng
đồng địa phương. Tại làng nghề, du khách không những được tận hưởng không
gian và kiến trúc độc đáo mà còn trực tiếp hòa mình vào cuộc sống của người

dân bản sứ, được thưởng thức những sản phẩm độc đáo, đậm đà sắc thái văn hóa
địa phương... Không những thế, du lịch tại các làng nghề còn có chức năng giáo
dục hết sức to lớn (đặc biệt đối với thế hệ trẻ): du khách có thể tìm hiểu phong
tục, tập quán, lịch sử làng nghề nói riêng và lịch sử địa phương nói chung trong
chặng đường thăng trầm lịch sử dân tộc. Từ đó hình thành nên tình yêu đối với
quê hương, đất nước, tình cảm gắn bó với làng nghề và những di sản mà ông cha
ta để lại.
Thừa Thiên Huế “Một điểm đến năm di sản” là Quần thể di tích Cố đô Huế
(năm 1993), Nhã nhạc Cung đình Huế (năm 2003), Mộc bản triều Nguyễn (năm
2009), Châu bản triều Nguyễn (năm 2014), Thơ văn trên kiến trúc Cung đình
Huế (năm 2016) . Đây còn là nơi hội hụ một hệ thống làng nghề khá đa dạng và

7
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni

Lớp: K49-QLLH3


nổi tiếng. Thừa Thiên Huế hiện nay có 88 làng nghề, trong đó có 69 làng nghề
truyền thống, 8 làng nghề tiểu thủ công nghiệp và 11 làng nghề mới du nhập với
trên 2600 cơ sở sản xuất. Tiêu biểu với các làng nghề: Đúc đồng Phường Đúc,
thêu Phú Hòa (thành phố Huế), đệm bàng Phò Trạch, mộc Mỹ Xuyên, gồm
Phước Tích, rèn Hiền Lương, đan lát Bao La, bún Ô Sa (huyện Quảng Điền),
tranh Làng Sình, hoa giấy Thanh Tiên (huyện Phú Vang), dầu tràm Lộc Thủy
(Phú Lộc)... Trong đó, một làng nghề khá nổi tiếng và được nhiều người biết đến,
đó là làng Hoa giấy Thanh Tiên (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế). Làng
nghề này không chỉ đóng vai trò là một làng nghề làm kinh tế, mà nó đang nắm
giữ những lợi thế phát triển du lịch cộng đồng, nơi đây sẽ là điểm dừng chân lý
tưởng trong hành trình tham quan đất Cố đô.
Mặc dù, tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều chương trình nhằm phát triển du

lịch cộng đồng ở các làng nghề nhằm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, nâng cao
hiệu quả hoạt động du lịch cũng như tăng thu nhập của người dân làng nghề. Tuy
nhiên, hoạt động du lịch tại các điểm làng nghề ở Thừa Thiên Huế nói chung và
ở làng nghề Hoa giấy Thanh Tiên nói riêng có sự phát triển khá khiêm tốn, tác
động của du lịch đến cộng đồng địa phương còn chưa rõ nét, các hoạt động du
lịch cộng đồng tại các làng nghề chưa xây dựng được những mô hình mẫu, các
tiềm năng của làng nghề chưa được khai thác triệt để...Bên cạnh đó, là một người
con sinh ra trên mảnh đất Phú Vang, tôi tự hào về những giá trị và tiềm năng phát
triển du lịch của quê hương mình, mong muốn tìm hiểu thêm về DLCĐ gắn với
làng nghề tại làng Hoa giấy Thanh Tiên. Chính vì những lý do trên đã thôi thúc
tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu du lịch cộng đồng gắn với làng nghề tại làng
Hoa giấy Thanh Tiên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế”, tôi thiết nghĩ du
lịch là một trong những con đường ngắn làm cho làng nghề quê hương phát triển
cân xứng với tiềm năng, biến tiềm năng thành kết quả.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Mục đích chính của đề tài là dựa vào khảo sát từ phía du khách và người dân
địa phương về việc phát triển của hoạt động DLCĐ tại làng Hoa giấy Thanh Tiên

8
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni

Lớp: K49-QLLH3


để đưa ra một số giải pháp thúc đẩy sự phát triển hoạt động DLCĐ gắn với làng

-

nghề. Mục đích này được thực hiện thông qua những mục tiêu cơ bản sau đây:

2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về phát triển DLCĐ tại các làng nghề.
Đánh giá của du khách và người dân địa phương về việc phát triển du lịch cộng

-

đồng gắn với làng nghề tại làng nghề Hoa giấy Thanh Tiên.
Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển DLCĐ gắn với làng nghề tại
làng Hoa giấy Thanh Tiên.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những đánh giá, nhận xét của khách du lịch và người dân
địa phương về việc phát triển du lịch cộng đồng gắn với làng nghề tại làng Hoa
giấy Thanh Tiên, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.

-

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài Nghiên cứu du lịch cộng đồng gắn với làng nghề tại

-

làng Hoa giấy Thanh Tiên, xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phạm vi thời gian: thời gian thực hiện đề tài từ ngày 01/01/2019 đến ngày

-

30/04/2019
Số liệu thứ cấp cập nhật đến năm 2018.
Về nội dung: đề tài Nghiên cứu du lịch cộng đồng gắn với làng nghề tại làng

nghề Hoa giấy Thanh Tiên, từ đó xác định nguyên nhân, đề xuất những giải pháp
cụ thể phát triển DLCĐ tại làng hoa giấy Thanh Tiên.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng cho việc thực hiện nghiên cứu đề tài này
bao gồm:
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Thông tin phục vụ cho quá trình nghiên cứu được thu thập từ 2 nguồn cơ bản:

- Nguồn thông tin thứ cấp: sưu tầm, thu thập các thông tin từ báo chí, sách, tạp chí
khoa học, internet...có liên quan đến nội dung đề tài. Thu thập thông tin từ phía
chính quyền địa phương, Sở văn hóa thể thao và du lịch Thừa Thiên Huế. Sau đó
tiến hành tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra các nhận xét cần thiết.

9
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni

Lớp: K49-QLLH3


- Nguồn thông tin sơ cấp: tiến hành phỏng vấn khách du lịch và người dân địa
-

phương thông qua bảng hỏi.
Phương pháp chọn mẫu: chọn mẫu ngẫu nhiên
Xác định quy mô mẫu khách du lịch theo công thức tính quy mô mẫu của
Linus Yamane:
n=
Với: n là cỡ mẫu
N là số lượng tổng thể
e là sai số tiêu chuẩn với độ tin cậy của đề tài là 90%. Tương đương e = 0,1

+ Cỡ mẫu điều tra khách du lịch:
Theo ông Nguyễn Hóa - thôn trưởng làng hoa giấy Thanh Tiên, năm 2018,
số lượng khách đến tham quan làng nghề trung bình 20 đoàn khách mỗi tháng,
mỗi đoàn từ 10 đến 20 khách liên tục từ tháng 1 đến tháng 9. Số lượng khách lẻ
vào khoảng 300 người mỗi năm. Do đó tính được số lượng khách trung trình năm
2018 vào khoảng 3000 khách.
Áp dụng công thức: = 96,77
Cỡ mẫu tiêu chuẩn để điều tra khách du lịch là 97 mẫu. Song, để tăng độ tin
cậy cho đề tài, tôi tiến hành điều tra 120 mẫu. Nhưng do vì một số lý do gì đó,
khách không điền hết bảng hỏi, tôi tiến hành loại bỏ những mẫu không hợp lệ và
thu được 110 mẫu để phân tích.
+ Đối với người dân địa phương
Cũng theo ông Nguyễn Hóa, làng hoa giấy Thanh Tiên hiện nay có 140 hộ
với dân số vào khoảng 640 người.
Áp dụng công thức của Linus Yamane: n = = 86,48 mẫu
Cỡ mẫu tiêu chuẩn để điều tra người dân địa phương là 86 mẫu. Song, để
tăng độ tin cậy cho đề tài, tôi tiến hành điều tra 95 mẫu. Nhưng vì một số lý do
nào đó, người dân không hoàn thành bảng hỏi, tôi tiến hành loại bỏ những mẫu

-

không hợp lệ và thu được 90 mẫu để phân tích.
4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Đối với số liệu thứ cấp: dùng phương pháp thống kê mô tả, bảng biểu.
Đối với số liệu sơ cấp: sau khi điều tra, thu thập bảng hỏi, tiến hành loại bỏ các
bảng không hợp lệ. Sau đó, sử dụng phương pháp thống kê để hệ thống và tổng
hợp tài liệu. Các công cụ và kỉ thuật tính toán được xử lý trên phần mềm SPSS
20.0 với các phép phân tích chính như sau: Frequency (Tần suất), Mean (giá trị
trung bình), Crosstabs (bảng chéo), Anova. Từ việc phân tích trên giúp ta đưa ra


10
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni

Lớp: K49-QLLH3


nhận xét, kết luận một cách khách quan về những vấn đề liên quan đến nội dung
và mục đích nghiên cứu.
5. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, đề tài nghiên
cứu gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của du lịch cộng đồng gắn với
làng nghề.
Chương 2: Nghiên cứu du lịch cộng đồng gắn với làng nghề tại làng Hoa
giấy Thanh Tiên.
Chương 3: Một số định hướng, giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch
cộng đồng gắn với làng nghề tại làng Hoa giấy Thanh Tiên.

11
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni

Lớp: K49-QLLH3


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CỦA DU LỊCH CỘNG ĐỒNG GẮN VỚI LÀNG NGHỀ
1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm về du lịch và các loại hình du lịch


• Định nghĩa về du lịch
Có nhiều định nghĩa khác nhau về du lịch. Sau đây là một số khái niệm
được thừa nhận rộng rãi:
Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO) (1994), hiểu theo phía cầu: “Du
lịch là một tập hợp các hoạt động và dịch vụ đa dạng, liên quan đến việc di
chuyển tạm thời của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ nhằm
mục đích tiêu khiển, nghỉ ngơi, văn hóa,...và nhìn chung là vì những lý do không
phải để kiếm sống”.[5]
Theo Hiệp hội Du lịch Đông Nam Á, hiểu theo phía cung: “Du lịch là việc
cung ứng và làm Marketing cho các sản phẩm và dịch vụ với mục đích đem lại
sự hài lòng cho du khách”.[5]
Theo Khoản 1, Điều 4, Chương 1, Luật Du lịch của Việt Nam (2005) định
nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài
nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.[5]
Như vậy, du lịch có thể được hiểu như các hoạt động của con người rời khỏi
nơi cư trú của mình để đến với một nơi khác với nhiều mục đích khác nhau như
nghỉ ngơi, giải trí, tìm hiểu các nền văn hóa khác nhằm thỏa mãn nhu cầu của
bản thân. Từ đó phát sinh các nhu cầu như ăn nghỉ, đi lại, vui chơi giải trí, tìm
hiểu nền văn hóa bản địa khác. Qua đó, các hoạt động kinh doanh du lịch cũng
phát triển để đáp ứng các nhu cầu của du khách trong chuyến đi như dịch vụ vận
chuyển, dịch vụ khách sạn nhà hàng, các dịch vụ lữ hành hướng dẫn và sự đóng

12
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni

Lớp: K49-QLLH3



góp của cộng đồng địa phương. Do nhu cầu du lịch khác nhau nên có nhiều hình
thức du lịch khác nhau.
• Các loại hình du lịch
Du lịch đã xuất hiện từ hàng nghìn năm trước đây trên thế giới với nhiều
hình thức khác nhau như:

- Du lịch văn hóa là loại hình du lịch chủ yếu dựa vào những giá trị văn hóa:
những lễ hội truyền thống văn hóa dân tộc, những phong tục, tín ngưỡng,... để

-

tạo sức hút với khách du lịch trong nước và từ khắp nơi trên thế giới
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, gắn
với giáo dục môi trường, có đóng góp vào nổ lực bảo tồn và phát triển bền vững,

-

với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Du lịch nghiên cứu- học tập là loại hình du lịch kết hợp với học tập, nghiên cứu
nhằm đáp ứng nhu cầu hiểu biết thực tế về địa lý, địa chất, lịch sử, khảo cổ, môi

-

trường, sinh học, khoa học, du lịch...cho khách du lịch.
Du lịch thành phố là loại hình du lịch được phát triển dựa vào sự đa dạng của các
điểm hấp dẫn du khách và các tiện nghi của thành phố như: các đặc trưng về văn
hóa, lịch sử, các bảo tàng, các trung tâm mua sắm, khách sạn nhà hàng, chương

-


trình nghệ thuật biểu diễn múa, kịch và các đặc trưng khác.
Du lịch sức khỏe là loại hình du lịch được hình thành dựa vào các tài nguyên,
tiện nghi có tác dụng phục vụ bữa bệnh và phục hồi sức khỏe, chẳng hạn như:
nước biển, suối nước nóng, khí hậu mát mẻ, không khí trong lành của vùng quê

-

ven sông, hồ, suối...
Du lịch mạo hiểm là loại hình du lịch băng qua các vùng hiểm trở bằng sự thông

-

minh, ý chí, thể lực và thủ pháp như leo núi, vượt thác...
Du lịch MICE là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ chức
sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. MICE viết
tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội

-

thảo), Exhibition (triển lãm).
Du lịch hành hương là loại hình du lịch liên quan đến tôn giáo và tín ngưỡng. Du
lịch hành hương là đi du lịch đến các nơi linh thiêng như chùa, thiền viện, đình,
miếu, nhà thờ... để thắp hương, khấn vái, cầu nguyện...tùy vào mục đích hành

13
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni

Lớp: K49-QLLH3



hương và tùy vào sở thích, tùy vào quan niệm của du khách mà có sự lựa chọn về

-

điểm dừng chân hành hương khác nhau.
Du lịch tìm hiểu chiến trường xưa là một loại hình du lịch mà du khách đến tham

-

quan những nơi đã xảy ra chiến trận trong các cuộc chiến tranh trước đây.
Du lịch tình nguyện: với loại hình du lịch này, du khách tình nguyện đến một
vùng nào đó để hổ trợ cộng đồng về một hoặc một số mặt nào đó (làm sạch môi

-

trường, phát triển hạ tầng, dạy ngoại ngữ...).
Các loại hình du lịch khác: du lịch thể thao, du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng,
du lịch đại chúng... Trong đó, du lịch làng nghề và du lịch cộng đồng sẽ được tìm
hiểu rõ hơn ở phần sau.
1.1.2. Một số quan niệm liên quan đến du lịch cộng
đồng gắn với làng nghề

• Cộng đồng và du lịch cộng đồng
- Định nghĩa về cộng đồng
Cộng đồng dân cư ra đời và tồn tại rất lâu, tùy theo mục đích và mức độ
nghiên cứu, khái niệm cộng đồng được hiểu theo các góc độ khác nhau.
Theo tài liệu đào tạo Quản lý và phát triển du lịch bền vững dựa vào cộng
đồng của Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch, cộng đồng được định nghĩa: “Cộng
đồng là một nhóm người, thường sinh sống trong một khu vực địa lý, gắn bó chặt
chẽ với nhau vì thuộc về một nhóm. Cư dân trong một cộng đồng thường có quan

hệ huyết thống hoặc quan hệ hôn nhân. Tất cả đều có thể thuộc cùng nhóm tôn
giáo hay chính trị, cùng một giai cấp hoặc tầng lớp với nhau”.[1, tr.6]
Theo tác giả Bùi Thị Hải Yến: “Cộng đồng được hiểu là một nhóm dân cư
cùng sinh sống trên một lãnh thổ nhất định được gọi tên như: Làng, xã, huyện, thị
xã, thành phố, quốc gia...có những dấu hiệu chung về thành phần giai cấp, truyền
thống văn hóa, đặc điểm kinh tế, xã hội.
Như vậy, cộng đồng là một nhóm người có chung lợi ích, truyền thống văn
hóa, sống trong cùng một khu vực địa lý, khu vực hành chình như làng, xã. Ở
Việt Nam, yếu tố cộng đồng thể hiện rõ trong phạm vi một làng hoặc bản. Chính
vì vậy, trong khóa luận này, cộng đồng được xem xét trong phạm vi một làng.

14
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni

Lớp: K49-QLLH3


- Định nghĩa về Du lịch cộng đồng
Khái niệm DLCĐ bắt đầu xuất hiện từ đầu thế kỉ XX, có các cách nhìn
nhận và hiểu biết khác nhau về khái niệm này, các khái niệm và định nghĩa khác
nhau thường tùy thuộc vào tác giả, khu vực địa lý hoặc nghiên cứu, dự án cụ thể.
Tuy nhiên, vẫn có một số nguyên tắc chung được áp dụng như các nguyên tắc về
tính bền vững, sự tham gia và lợi ích của các cộng đồng địa phương. Theo đó, có
các định nghĩa khác nhau về DLCĐ như sau:
Định nghĩa phổ biến về DLCĐ là: DLCĐ mang lại cho du khách những trải
nghiệm về cuộc sống địa phương, trong đó các cộng đồng địa phương tham gia
trực tiếp vào các hoạt động du lịch và thu được các lợi ích kinh tế- xã hội từ các
hoạt động du lịch và chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường
và văn hóa địa phương.
Khái niệm về DLCĐ của TS.Võ Quế: “Du lịch dựa vào cộng đồng là

phương thức phát triển du lịch trong đó cộng đồng dân cư tổ chức cung cấp các
dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia bảo tồn tài nguyên thiên nhiên
và môi trường. Đồng thời, cộng đồng được hưởng quyền lợi về vật chất và tinh
thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên”.[9]
DLCĐ được định nghĩa tại Khoản 15, Điều 3, Luật du lịch 2017 (có hiệu
lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó: “Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được
phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư
quản lý, tổ chức, khai thác và hưởng lợi”. Hiện nay, du lịch cộng đồng đang được
coi là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho
bản địa. Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi
trường sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo
của địa phương.[10]
Như vậy, DLCĐ là phương thức phát triển du lịch có sự tham gia tích cực của
phần lớn người dân địa phương trong toàn bộ quá trình phát triển du lịch từ việc lập
kế hoạch, ra các quyết định cho tới cung cấp sản phẩm dịch vụ du lịch, kiểm soát và
quản lý tác động phát triển du lịch đối với nền kinh tế xã hội. Môi trường thiên

15
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni

Lớp: K49-QLLH3


nhiên và di sản địa phương được bảo tồn và giữ gìn vởi cộng đồng địa phương.
Nhưng trên hết, DLCĐ mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.

• Định nghĩa về làng nghề và du lịch làng nghề
- Định nghĩa về làng nghề
Cho đến nay, vẫn chưa có khái niệm chính thống về “làng nghề”. Theo giáo
sư Trần Quốc Vượng thì “Làng nghề là một làng tuy vẫn còn trồng trọt theo lối

tiểu nông và chăn nuôi những vẫn có một số nghề phụ khác như đan lát, gốm sứ,
làm tương...song đã nổi trội một nghề cổ truyền, tinh xảo với tầng lớp thợ thủ
công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp, có phường (cơ cấu tổ chức), có ông
trùm, ông cả...cùng một số thợ chính và phó nhỏ đã chuyên tâm. Có quy trình
công nghệ nhất định “sinh ư nghệ, tử ư nghệ”, “nhất nghệ tinh, nhất thân vinh”,
sống chủ yếu được bằng nghề đó và sản xuất ra những mặt hàng thủ công. Những
mặt hàng này đã có tính mỹ nghệ đã trở thành sản phẩm hàng hóa có quan hệ tiếp
thị với một thị trường là vùng rộng xung quanh, thị trường đô thị và tiến tới mở
rộng ra cả nước, rồi có thể xuất khẩu ra cả nước ngoài”.[18]
Theo tập Làng nghề truyền thống Việt Nam, định nghĩa về Làng nghề như
sau: “Làng nghề là một đơn vị hành chính cổ xưa mà cũng có nghĩa là một nơi
quần cư đông người, sinh hoạt có tổ chức, có kỷ cương tập quán riêng theo nghĩa
rộng. Làng nghề không những là một làng sống chuyên nghề mà cũng có hàm ý
là những người cùng nghề sống hợp quần thể để phát triển công ăn việc làm. Cơ
sở vững chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế,
vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương.
LNTT đã tồn tại ở nông thôn nước ta từ lâu đời với các nghề thủ công mỹ
nghệ sản xuất hàng hóa dùng các nguyên vật liệu tại địa phương song hành với
việc chăn nuôi, trồng trọt ở làng xã. Trong làng nghề, các nghề thủ công thường
chiếm ưu thế hơn việc canh tác trồng trọt do có nhiều người tham gia làng nghề
và thành đạt từ nghề.

- Định nghĩa về du lịch làng nghề
Nhìn chung, khái niệm du lịch làng nghề vẫn còn khá mới mẻ ở nước ta. Du
lịch làng nghề truyền thống thuộc loại hình du lịch văn hóa.

16
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni

Lớp: K49-QLLH3



Du lịch làng nghề đang là loại hình du lịch thu hút được sự quan tâm của
nhiều du khách trong và ngoài nước. Xu hướng hiện đại ngày nay, cuộc sống
căng thẳng nhiều áp lực, con người quay về với những giá trị văn hóa truyền
thống của dân tộc. Nhu cầu du lịch về những miền nông thôn, làng nghề truyền
thống ngày càng cao. Vậy, du lịch làng nghề là gì? Trước hết phải tìm hiểu thế
nào là du lịch văn hóa, du lịch văn hóa là:
Theo Tiến sĩ Trần Nhạn trong: “Du lịch và kinh doanh du lịch” thì: “Du lịch
văn hóa là loại hình du lịch mà du khách muốn thẩm nhận bề dày lịch sử, di tích
văn hóa, những phong tục tập quán còn hiện diện... Bao gồm hệ thống đình,
chùa, nhà thờ, lễ hội, các phong tục tập quán về ăn ở, mặc, giao tiếp,...” [11]
Đối với làng nghề truyền thống thì đó là nơi chứa đựng kho tàng kinh
nghiệm kỹ thuật, bí quyết nghề nghiệp từ việc sử dụng nguyên liệu, kỹ thuật chế
tác đến chủ đề sáng tạo trong việc tạo ra một sản phẩm thủ công truyền thống.
Đó chính là phần văn hóa phi vật thể. Ngoài ra, làng nghề truyền thống còn có
các giá trị văn hóa vật thể khác như: đình, chùa, các di tích có liên quan trực tiếp
đến các làng nghề, các sản phẩm thủ công của làng nghề thủ công truyền thống...
Khách du lịch đến đây chính là để tìm hiểu các giá trị văn hóa đó. Vì vậy mà du
lịch làng nghề được xếp vào loại hình du lịch văn hóa. Từ đó, ta có thể hiểu du
lịch làng nghề như sau:
“Du lịch làng nghề là một loại hình du lịch văn hóa mà qua đó du khách
được thẩm nhận các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể có liên quan mật thiết
đến một làng nghề cổ truyền của một dân tộc nào đó”.
1.1.3. Điều kiện để trở thành làng nghề du lịch
Trong cuốn sách “Làng nghề du lịch Việt Nam” do NXB Thống Kê- Hà Nội
năm 2007 đã nêu rõ những điều kiện để trở thành một làng nghề du lịch:
Thứ nhất: là các giá trị văn hóa làng nghề thể hiện thông qua tính truyền
thống của công nghệ và kỷ thuật sản xuất. Đó là kết quả của một quá trình kết
tinh, truyền tải và tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đặc thù sản phẩm của

làng nghề không phụ thuộc vào dây chuyền sản xuất hiện đại, năng suất cao mà
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, bí quyết tài hoa người thợ chế tác đô thủ công.

17
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni

Lớp: K49-QLLH3


Sản phẩm sản xuất từng chiếc, từng chiếc, do đó, in đậm dấu ấn tình cảm và cá
nhân người thợ. Trong xu thế quốc tế hóa mọi mặt của đời sống giá trị văn hóa
truyền thống có sức thu hút đặc biệt đối với các giá trị văn hóa truyền thống, tìm
hiểu nhân sinh quan, thế giới quan và quan niệm của người dân Việt Nam.
Thứ hai: là các giá trị lịch sử các làng nghề phải có tuổi nghề khá cao, sản
phẩm thường gắn với đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng, lưu giữ cả
những yếu tố tín ngưỡng, phong tục tập quán của các làng nghề. Bởi vậy các làng
nghề du lịch thường phải gắn với lễ hội truyền thống, gắn với cảnh quan thiên
nhiên truyền thống của làng quê Việt nam như: bến nước, dòng sông, đình làng,
sông núi, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú…
Thứ ba: là mức độ tham gia của cộng đồng. Động cơ của khách du lịch khi
lựa chọn đến các làng nghề là được trải nghiệm tận mắt quan sát quá trình sản
xuất và mua sắm sản phẩm thủ công, ngoài ra họ còn muốn tham gia vào đời
sống sinh hoạt thường nhật của làng quê. Quá trình này đòi hỏi mức độ tham gia
của cộng đồng là rất lớn, từ khâu hướng dẫn sản xuất cho thuê cơ sở lưu trữ tại
nhà mời khách các món ăn truyền thống, thuyết minh cho khách về phong tục tập
quán của làng. Bởi vậy, du lịch làng nghề đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa
khách du lịch, người dân địa phương, đơn vị kinh doanh du lịch.[8]
1.1.4. Tiêu chí để xây dựng và phát triển du lịch cộng
đồng ở các làng nghề
Theo nhóm GS.TS Hoàng Văn Châu trong Làng nghề du lịch Việt Nam,

một làng nghề cần hội đủ các điều kiện cơ bản sau đây để hấp dẫn khách du lịch
và phát triển du lịch cộng đồng ở các làng nghề:

- Có sản phẩm thủ công độc đáo, đặc sắc, tinh xảo gắn liền với đội ngũ nghệ nhân.
- Có nơi sản xuất sản phẩm thủ công mỹ nghệ và biểu diễn quy trình sản xuất cho
khách du lịch xem.

- Có gian hàng trưng bày và bán sản phẩm làng nghề.
- Có công trình văn hóa lịch sử (cây đa, bến nước, sân đình).
- Có nhân viên thuyết minh, hướng dẫn khách du lịch, có các dịch vụ phục vụ
khách du lịch.

18
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni

Lớp: K49-QLLH3


- Có không gian phục vụ ăn uống, đỗ xe tách biệt.
- Cơ sở hạ tầng giao thông thuận lợi, bản chỉ dẫn rõ ràng phục vụ khách tham
quan.

- Môi trường trong sạch, sản xuất không làm ô nhiểm môi trường.
- Thu nhập từ du lịch chiếm ít nhất 25% tổng thu nhập của làng nghề (Lưu Duy
Dần,Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam).[8]
1.1.5. Điều kiện cơ bản để phát triển du lịch cộng đồng ở các làng nghề
Để một làng nghề phát triển DLCĐ thì làng nghề đó phải có tài nguyên du
lịch nhân văn kết hợp với tài nguyên du lịch tự nhiên.

 Tài nguyên du lịch nhân văn ở làng nghề:

Hoạt động sản xuất của làng nghề phải là một trong những nguồn thu nhập
chính của người dân ở làng nghề đó.
Hoạt động sản xuất hàng hóa phải được diễn ra thường xuyên, đặc biệt là
khi khách du lịch đến tham quan làng nghề, du khách có thể tham gia trải nghiệm
các hoạt động sản xuất của làng nghề.
Sản phẩm đặc trưng của làng nghề phải hấp dẫn khách du lịch và bán được
cho khách du lịch khi đến tham quan làng nghề.
Các điểm di tích lịch sử văn hóa của làng nghề phải hấp dẫn du khách như
đình chùa, kiến trúc nhà mang đậm nét đặc trưng của làng nghề.
Làng nghề phải có các lễ hội truyền thống để hấp dẫn khách du lịch, thông
qua lễ hội, khách du lịch được trải nghiệm văn hóa của làng nghề. Lễ hội là hình
thức quảng bá làng nghề đến du khách một cách hiệu quả.
Làng nghề cần có đặc sản ẩm thực mang dấu ấn riêng của làng, nguồn
nguyên liệu chính có nguồn gốc từ làng.
Người dân phải có kiến thức đón tiếp khách du lịch. Thái độ đón tiếp thân
thiện của người dân làng nghề thể hiện sự mong muốn phát triển DLCĐ của
người dân làng nghề đó.
Sinh hoạt văn hóa cộng đồng như các bài hát, điệu múa địa phương sẽ giúp
du khách trải nghiệm hơn cuộc sống văn hóa của người dân làng nghề.

19
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni

Lớp: K49-QLLH3


 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Cảnh quan tự nhiên của làng quê là một nét hấp dẫn du khách đến với làng nghề.
Các tài nguyên tự nhiên như sông ngòi, suối, thác, công viên sẽ tạo nên
những sản phẩm du lịch hỗ trợ cho DLLN.

Động thực vật của làng tạo thêm tính hấp dẫn cho làng quê, các tài nguyên
thiên nhiên như môi trường sống cho các loài chim, thú hoang dã là điểm tham
quan cho du khách.[8]
1.2. Cơ sở thực tiễn về vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Tình hình du lịch Thừa Thiên Huế trong giai đoạn 2016-2018
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các ngành
kinh tế khác thì ngành du lịch đang dần khẳng định vị thế là ngành kinh tế mũi
nhọn trong xu hướng phát triển kinh tế của nước ta cũng như xu hướng phát triển
của tỉnh Thừa Thiên Huế.
Ngành du lịch của tỉnh đã đạt được một số khả quan, thể hiện ở mức tăng
trưởng bình quân cao và ổn định trong suốt thời gian dài, tạo ra sự chuyển biến
tích cực trên một số mặt hoạt động và trong nhận thức về du lịch, góp phần nâng
cao mức thu nhập của người dân. Trong những năm gần đây số lượng khách cũng
như ngày khách đến Huế có xu hướng tăng theo chiều hướng tích cực. Cụ thể
như sau:
Bảng 1.1. Tình hình du lịch Thừa Thiên Huế qua 3 năm (2016- 2018)
ST
T
1

2

3

4

Chỉ tiêu
Lượng khách tham
quan du lịch
Quốc tế

Nội địa
Khách lưu trú
Quốc tế
Nội địa
Tổng ngày khách
Quốc tế
Nội địa
Doanh thu

ĐVT

2016

2017

2018

Lượt khách

3258127

3800012

4332673

Lượt khách
Lượt khách
Lượt khách
Lượt khách
Lượt khách

Ngày khách
Ngày khách
Ngày khách
Triệu đồng

1052952
2206175
1743879
728700
1015179
3162800
1597996
1564804
3203823

1501226
2298786
1847880
815245
1032635
3319084
1760099
1558985
3520006

1951461
2381212
2094581
989405
1105176

3724211
2104158
1620053
4473619

20
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni

Lớp: K49-QLLH3


5

Lao động

Người
12500
12500
12700
(Nguồn: Sở du lịch Thừa Thiên Huế giai đoạn 2016-2018)
Thông qua bảng 1.1 ta có thể nắm rõ tình hình du lịch Thừa Thiên Huế giai

đoạn 2016-2018 càng ngày càng tăng, đặc biệt trong năm 2018 đã đạt một kết
quả bất ngờ, tổng lượng khách tham quan và du lịch đạt 4.332.673 lượt khách,
doanh thu đạt tới 4.473.000 triệu đồng, tăng 27,1% so với năm 2017. Lượng
khách du lịch quốc tế và nội địa đến Huế năm 2018 tăng 32,99% so với năm
2016. Ta thấy rõ doanh thu du lịch ở tỉnh Thừa Thiên Huế qua 3 năm (20162018) cũng tăng dần, tỉ lệ thuận với tốc độ tăng số lượng khách du lịch đến Huế.
Bảng 1.2: Thị phần khách Quốc tế đến lưu trú tại Huế giai
đoạn (2016- 2018)
ST

T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

2016
2017
2018
Quốc tịch
Thị phần
Thị phần
Thị phần
Lượt
Lượt
Lượt
(%)
(%)
(%)
Thái Lan

47929
6,59
43574
5,3
65682
6,6
Pháp
76302
10,48
78156
9,6
89487
9
Úc
39127
5,38
36946
4,5
42228
4,3
Đức
45825
6,30
46766
5,7
52843
5,3
Mỹ
45486
6,25

48502
5,9
58033
5,9
Anh
48361
6,64
50932
6,2
60071
6.1
Nhật Bản
26805
3,68
20901
2,6
22348
2,3
Hà Lan
21046
2,89
23982
2,9
28374
2,9
Tây Ban Nha
18789
2,58
25712
3,2

34368
3,5
Hàn Quốc
118094
16,23
207783
25,5
290276
29,3
Canada
17096
2,35
17972
2,2
19212
1,9
Trung Quốc
16681
2,29
19736
2,4
27402
2,8
Việt Kiều
8064
1,11
Khác
199095
1,82
194283

23,8
199051
20,1
Tổng
728200
100
815245
100
989405
100
(Nguồn: Sở du lịch Thừa Thiên Huế, 2019)
Bảng 1.2 thống kê số lượt khách các nước Quốc tế đến Huế qua 3 năm

(2016- 2018), nhằm giúp chúng ta nắm rõ hơn không những tình hình khách du
lịch đến Huế nói chung mà còn là tình hình khách du lịch Quốc tế đến Huế nói

21
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni

Lớp: K49-QLLH3


riêng, bởi đây là đối tượng quan trọng mà ngành du lịch Thừa Thiên Huế hướng
đến và phát triển.
1.2.2. Khái quát chung về DLCĐ gắn với làng nghề ở Thừa Thiên Huế
1.2.2.1. Tiềm năng DLCĐ tại các làng nghề ở Thừa Thiên Huế
Huế từng là kinh đô của nước Việt Nam từ năm 1802- 1945 nên các nghệ
nhân khắp cả nước được điều động về Huế để phục vụ cho vương triều nhà
Nguyễn, vì vậy các ngành nghề cũng phát triển theo.Theo thời gian, một số
ngành nghề đã bị mai một hoặc mất đi, dù vậy Thừa Thiên Huế vẫn còn giữ lại

nhiều làng nghề thủ công truyền thống. Theo thống kê của Sở công thương, tỉnh
Thừa Thiên Huế hiện nay có tất cả 88 làng nghề trong đó có 69 làng nghề truyền
thống, 8 làng nghề tiểu thủ công nghiệp và 11 làng nghề mới du nhập với trên
2600 cơ sở sản xuất.
Một số làng nghề tiêu biểu ở Thừa Thiên Huế: làng nghề Đúc đồng Huế
(phường Phường Đúc và Thủy Xuân, TP. Huế); làng nghề Gốm Phước Tích và
làng nghề Điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên (xã Phong Hòa, huyện Phong Điền); làng
nghề Tranh dân gian làng Sình và Hoa giấy Thanh Tiên (xã Phú Mậu, huyện Phú
Vang); làng nghề Nón lá Thủy Thanh (xã Thủy Thanh, thị xã Hương Thủy) và
làng nghề Nón lá Mỹ Lam (xã Phú Mỹ, huyện Phú Vang); làng nghề Dệt Zèng
tại các xã A Roàng, A Đớt, Thị trấn A Lưới, huyện A Lưới; làng nghề đan lát mây
tre Bao La (xã Quảng Phú và Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền).[16]
(xem phụ lục 3: Danh sách làng nghề ở Thừa Thiên Huế).
Hệ thống làng nghề hiện có hiện nay tạo ra một tiềm năng rất lớn cho việc
phát triển loại hình du lịch DLCĐ ở các làng nghề ở Việt Nam nói chung và Thừa
Thiên Huế nói riêng. Mỗi làng nghề sẽ gắn với một vùng văn hóa, hệ thống di
tích và truyền thống riêng như một hình ảnh đầy bản sắc, khẳng định nét độc đáo
riêng không thể thay thế, một cách giới thiệu sinh động về đất nước, con người ở
mỗi vùng miền của Thừa Thiên Huế. Nếu việc phát triển DLCĐ ở các làng nghề
được tổ chức, xây dựng mô hình chuẩn mẫu, cơ sở vật chất du lịch được đầu tư
đáp ứng nhu cầu tìm hiểu văn hóa, thậm chí trực tiếp tham gia vào quá trình sản
xuất, tự làm ra sản phẩm độc đáo theo ý mình... của du khách thì chắc chắn, làng

22
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni

Lớp: K49-QLLH3


nghề sẽ trở thành điểm dừng chân lý tưởng thú vị và hấp dẫn trong hình trình

tham quan Huế của du khách. Đặc biệt đối với nhu cầu khách du lịch quốc tế
ngày càng khắt khe thì DLCĐ tại các làng nghề sẽ là một hình thức, lựa chọn
mới lạ.
1.2.2.2. Tình hình phát triển DLCĐ tại các làng nghề ở Thừa Thiên Huế
Du lịch làng nghề ở Thừa Thiên Huế được triển khai khá sớm. Các thông
tin và số liệu về du lịch làng nghề hầu như chưa được thu thập và lưu trữ đầy đủ.
Tuy nhiên, quá trình phát triển DLCĐ tại các làng nghề tại Thừa Thiên Huế có
thể được phát khảo ở bảng sau:
Bảng 1.3: Hoạt động Du lịch cộng đồng tại một số làng nghề
trên địa bàn Thừa Thiên Huế
Tên làng
nghề

Thời gian
khai thác
du lịch

Hình thức
tổ chức lưu
trú

Các hoạt động du lịch cụ thể

- Tham gia chế biển ẩm thực, văn nghệ, phục
Làng cổ
Phước
Tích
Làng
nghề dệt
Zèng ở A

lưới

Năm 2000

Homestay

-

Lưu trú tạiNăm 2000

các nhà nghĩ
cộng đồng,homestay

Hoạt động
Làng
du lịch diễn
nghề đúc ra sôi nổi
đồng
từ năm
2006

Tranh
làng Sình

Năm 2000

Chưa có

Chưa có


vụ lưu trú tại làng cổ.
Trải nghiệm tham quan làng cổ bằng xe
đạp, cách bảo tồn cảnh quan, đi thuyền trên
sông Ô Lâu, tham quan cây Thị di sản
Trải nghiệm làm nghề gốm truyền thống.
Tham quan làng, bản, di tích lịch sử, làng
nghề dệt zèng, đan lát
Thưởng thức đặc sản ẩm thực, du ngoạn hồ
nước nóng, lễ hội, âm nhạc...
Tham quan nhà thờ tổ đúc đồng, cơ sở đúc
đồng của các nghệ nhân.
Sau đó, du khách có thể tham quan trung
tâm giới thiệu sản phẩm làng nghề đúc
đồng, mua các sản phẩm hàng lưu niệm thủ
công mỹ nghệ bằng đồng, đồ nghi lễ thờ
cúng, chuông đồng, lư đồng...

- Được nghệ nhân tiếp nước, chuyện trò, tìm
-

hiểu về lịch sử văn hóa của làng nghề thông
qua các nghệ nhân.
Sau đó, giới thiệu và hướng dẫn quý khách

23
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni

Lớp: K49-QLLH3



-

Làng đan
lát Bao
La

Chưa có -

làm tranh dân gian. Du khách có thể tự tay
vẽ tranh và phối màu sắc theo ý muốn.
Mua các sản phẩm đã được vẽ sẵn về làm
lưu niệm hoặc phục vụ cho mục đích tâm
linh tùy theo nhu cầu của du khách.
Hoạt động du lịch ở làng diễn ra tự phát,
khách du lịch và các công ty lữ hành tự tìm
đến tham quan làng nghề.
Tuy nhiên hiện nay, làng nghề cũng đã sáng
tạo các sản phẩm đan lát cỡ nhỏ, phù hợp
với thị hiếu của khách du lịch để bán cho
khách.
Khách đến đây chủ yếu để tham quan làng
nghề, tìm hiểu các sản phẩm, có thể tham
gia vào quy trình làm tùy thuộc vào nhu
cầu.

Nhận thấy rằng, hoạt động DLCĐ tại các làng nghề đều diễn ra từ rất sớm,
sản phẩm và các dịch vụ du lịch chủ yếu dựa vào tài nguyên hiện có của làng
nghề với hình thức lưu trú chủ yếu là homestay. Khách du lịch đến tham quan
làng nghề để tìm hiểu văn hóa, lịch sử và trải nghiệm làm các sản phẩm làng
nghề, thưởng thức ẩm thực địa phương. Ngoài ra, hoạt động DLCĐ cũng đang

diễn ra trên các làng nghề khác trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như đệm bàng
Phò Trạch, rèn Hiền Lương, nghề nón lá Huế...

24
SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni

Lớp: K49-QLLH3


1.2.3. Một số mô hình du lịch cộng đồng gắn với làng nghề ở Việt Nam
Bảng 1.1: Một số mô hình DLCĐ gắn với làng nghề ở Việt Nam
Mô hình DLCĐ gắn
với làng nghề tại:

Mô hình DLCĐ

- Kết hợp 2 làng nghề: nghề gốm ở làng Phù Lãng,
Bắc Ninh

-

Quảng Nam

-

Tây Ninh

-

nghề tương ở làng Đình Tổ.

Kết hợp tham quan các điểm du lịch của địa phương,
và trải nghiệm tại làng nghề.
Phương pháp và quá trình phát triển tại các làng nghề
trải qua 6 giai đoạn.
Mô hình DLCĐ xây dựng tại làng rau Trà Quế
Xây dựng các mô hình ruộng sẵn để du khách trải
nghiệm các hoạt động trồng, thu hoạch.
Dịch vụ phục vụ ăn uống dựa trên nông sản đã thu
hoạch được.
Mô hình DLCĐ tại huyện Trảng Bàng, Gò Dầu với
nghề làm bánh tráng phơi sương, mây, tre, đan lát.
Ngủ tại nhà dân và trải nghiệm làng nghề.

• Mô hình du lịch cộng đồng gắn với làng nghề ở Bắc Ninh
Mô hình DLCĐ tại Bắc Ninh gắn với phát triển giá trị văn hóa truyền thống
tại Bắc Ninh gồm 3 xã: Phù Lãng, Đình Tổ và Hòa Long. Du lịch được phát triển
ở làng Phù Lãng với nghề gốm, làng Đình Tổ với nghề tương. Mô hình này nhằm
gắn kết điểm mạnh của các địa phương như du lịch và trải nghiệm làm gốm ở
Phù Lãng, thăm quan làng nghề làm tương truyền thống và thăm di tích chùa Bút
Tháp ở Đình Tổ, giao lưu quan họ ở Làng Diềm, quê hương của Quan họ thuộc
xã Hòa Long. Phương pháp và quá trình phát triển của các làng nghề trên có thể
được tóm tắt qua 6 giai đoạn. Giai đoạn 1: Lập kế hoạch, gồm các bước khảo sát
đánh giá các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của làng như phong cảnh làng
quê, đình chùa. Đánh giá lại các nghề thủ công truyền thống của làng, văn hóa
truyền thống của làng, cũng như hệ thống giao thông phục vụ du lịch, điều tra ý
kiến người dân về hoạt động DLCĐ...Sau đó, chọn các thôn đặc trưng để xây
dựng tour DLCĐ (thôn Phù Lãng, Đình Tổ,...). Từ đó xác định thời gian du lịch,
lập bản đồ quy hoạch du lịch các điểm phục vụ như bãi đỗ xe, lập bản đồ. Cân

25

SVTH: Nguyễn Thị Hằng Ni

Lớp: K49-QLLH3


×