Tải bản đầy đủ (.docx) (87 trang)

Nghiên cứu khả năng thu hút khách du lịch tham gia chương trình du lịch cộng đồng hoàng hôn phá tam giang do công ty du lịch đại bàng tổ chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 87 trang )

I HC HU
KHOA DU LCH


KHểA LUN TT NGHIP I HC
ti:

NGHIN CặẽU KHA NNG THU HUẽT KHAẽCH
DU LậCH
THAM GIA CHặNG TRầNH DU LậCH CĩNG
ệNG HOAèNG HN
PHAẽ TAM GIANG DO CNG TY DU LậCH AI
BAèNG Tỉ CHặẽC

Ging viờn hng dn

Sinh viờn thc hin

ThS. Nguyn Th Thanh Nga

Lờ Th Nhó Phng
Lp: K49 QLLH 3

1


Huế, tháng 05 năm 2019

2



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga


Không có sự thành công nào mà
không gắn liền với những sự hỗ trợ, sự
giúp đỡ, dù ít hay nhiều, dù trực tiếp
hay gián tiếp. Trong suốt thời gian từ khi
bắt đầu học tập tại giảng đường đại
học đến nay, em đã nhận được rất nhiều
sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô,
gia đình và bạn bè.
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin
gửi đến quý Thầy Cô trong Khoa Du Lòch
- Đại Học Huế đã cùng với tri thức và
tâm huyết của mình để truyền đạt vốn
kiến thức quý báu cho chúng em trong
suốt thời gian học tập tại trường. Và
đặc biệt, trong đợt thực tập cuối khóa
lần này tại công ty cổ phần truyền
thông quảng cáo và dòch vụ du lòch Đại
Bàng Huế. Em xin chân thành cảm ơn
các anh chò nhân viên của công ty đã
giúp đỡ nhiệt tình và đặc biệt là ThS.
Nguyễn Thò Thanh Nga đã tận tâm
hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều
để em có thể hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp của mình.
Tuy nhiên, do hạn chế về mặt thời

gian nghiên cứu cũng như kiến thức
chuyên môn, nên trong quá trình thực
SVTH: Lê Thị Nhã Phương

3

Lớp: K49 QLLH 3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga

hiện khóa luận khó tránh phải những
sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp từ quý Thầy
Cô để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm
ơn!
Huế, tháng 05
năm 2019
Sinh viên thực
hiện
Lê Thò Nhã Phương

SVTH: Lê Thị Nhã Phương

4

Lớp: K49 QLLH 3



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kì đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Huế, tháng 05 năm 2019
Sinh viên thực hiện

Lê Thị Nhã Phương

SVTH: Lê Thị Nhã Phương

5

Lớp: K49 QLLH 3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................ii
MỤC LỤC..........................................................................................................iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ..............................................................................viii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ......................................................................................ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ...........................................................................................x

SVTH: Lê Thị Nhã Phương

6

Lớp: K49 QLLH 3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CTDL

Chương trình du lịch

UBND

Ủy ban nhân dân

HDV

Hướng dẫn viên


DLCĐ

Du lịch cộng đồng

GTTB

Giá trị trung bình

SPDL

Sản phẩm du lịch

SL

Số lượng

KDL

Khách du lịch

SVTH: Lê Thị Nhã Phương

7

Lớp: K49 QLLH 3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga


DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

SVTH: Lê Thị Nhã Phương

8

Lớp: K49 QLLH 3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga

DANH MỤC SƠ ĐỒ

SVTH: Lê Thị Nhã Phương

9

Lớp: K49 QLLH 3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài
Nắm bắt được tình hình phát triển du lịch của thế giới cũng như tầm quan
trọng của du lịch đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam trong quá trình hội
nhập và đổi mới cùng với tiềm năng du lịch sẵn có, du lịch nước ta trong những
năm gần đây rất được chú trọng đầu tư phát triển để trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn và khẳng định thương hiệu du lịch của mình trên trường quốc tế. Điều đó
được minh chứng thông qua việc lượng khách quốc tế cũng như khách du lịch
nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn
trên thế giới, nhiều địa điểm trong nước được bình chọn là điểm đến yêu thích
của du khách.
Cùng với sự phát triển của ngành du lịch nước ta, du lịch Thừa Thiên Huế
cũng đang từng bước chuyển mình trở thành một trong những điểm đến hấp dẫn
nhất của Việt Nam nói riêng và Châu Á nói chung, thu hút hơn hàng triệu lượt
khách mỗi năm – với nhiều loại hình du lịch: Du lịch biển, du lịch khám phá, du
lịch văn hóa, ẩm thực… Đặc biệt có một loại hình du lịch mới cũng đang phát
triển, đó là Du lịch cộng đồng (Community Based Tourism). Du lịch cộng đồng
xuất hiện như một nhu cầu tất yếu nhằm hạn chế tác động tiêu cực của du lịch,
góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững khi những hoạt động phát triển du
lịch trước đó được thực hiện chủ yếu với mục đích đơn thuần là kinh tế đã và
đang đe dọa môi trường sinh thái và các giá trị văn hóa bản địa. Đây là loại hình
du lịch bền vững, không chỉ góp phần phát triển kinh tế địa phương, khuyến
khích bảo tồn các giá trị truyền thống, cảnh quan thiên nhiên,… mà còn giúp cho
khách du lịch hòa mình vào cuộc sống của người dân địa phương, được sinh hoạt
cùng với người dân để họ có thể hiểu hơn về con người và vùng đất mà họ đến
du lịch.
Có lẽ vì vậy mà loại hình du lịch này đang trở nên phổ biến hơn tại Huế, có
sức hút rất lớn đối với du khách nội địa lẫn quốc tế. Trên cơ sở thực tiễn đó, công
ty cổ phần Truyền thông quảng cáo và dịch vụ du lịch Đại Bàng đã tổ chức chùm
tour DLCĐ tại Huế để đáp ứng nhu cầu của KDL. Và nổi trội hơn hết là CTDL
SVTH: Lê Thị Nhã Phương


10

Lớp: K49 QLLH 3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga

Hoàng hôn phá Tam Giang- khám phá đầm phá lớn nhất Đông Nam Á được tổ
chức hằng tuần bắt đầu từ giữa tháng 2 hằng năm rất được sự quan tâm của du
khách.Tuy nhiên, hiệu quả mà CTDL này mang lại cho công ty vẫn chưa cao, còn
tồn tại khá nhiều bất cập chưa đáp ứng được mục tiêu mà công ty đặt ra cũng như
chưa thực sự thỏa mãn sự kì vọng của du khách. Xuất phát từ những lí do thiết
thực nêu trên cùng với mong muốn phát triển chất lượng dịch vụ tour DLCĐ
Hoàng hôn phá Tam Giang, nâng cao khả năng thu hút khách du lịch tham gia
vào CTDL này, tôi quyết định chọn tên đề tài: “Nghiên cứu khả năng thu hút
khách du lịch tham gia chương trình du lịch cộng đồng Hoàng hôn phá Tam
Giang do công ty du lịch Đại Bàng tổ chức” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu khả năng thu hút KDL tham gia chương trình DLCĐ Hoàng
hôn phá Tam Giang do công ty du lịch Đại Bàng tổ chức, từ đó đưa ra các kiến
nghị và giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút KDL tham gia, phát triển hiệu
quả chương trình DLCĐ này.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về loại hình DLCĐ và khả năng
thu hút KDL tham gia CTDL.
Nghiên cứu và đánh giá thực trạng phát triển CTDL cộng đồng Hoàng hôn

phá Tam Giang, đặc biệt là vấn đề thu hút khách du lịch.
Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút KDL tham gia, phát
triển hiệu quả chương trình du lịch cộng đồng do công ty tổ chức.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu khả năng thu hút KDL
tham gia chương trình DLCĐ.
Đối tượng điều tra: Khách nội địa đã tham gia chương trình DLCĐ Hoàng
hôn phá Tam Giang.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

SVTH: Lê Thị Nhã Phương

11

Lớp: K49 QLLH 3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga

Về nội dung: tập trung nghiên cứu khả năng thu hút KDL tham gia chương
trình DLCĐ và đề xuất các giải pháp nhằm phát triển hiệu quả cũng như nâng cao
khả năng thu hút KDL tham gia chương trình DLCĐ Hoàng hôn phá Tam Giang.
Về không gian: nghiên cứu trong tỉnh Thừa Thiên Huế.
Về thời gian: từ tháng 1/2019 đến tháng 4/2019.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
4.1.1. Dữ liệu thứ cấp

Tổng hợp các tài liệu liên quan đến đề tài từ website chính thức của công
ty, các bài nghiên cứu, sách báo, internet,…
Các số liệu, dữ liệu về lượng khách du lịch và doanh thu từ bán vé của
chương trình DLCĐ giai đoạn 2016 – 2018 cung cấp bởi công ty du lịch Đại Bàng.
4.1.2. Dữ liệu sơ cấp
Thu thập số liệu qua việc điều tra du khách tham gia chương trình DLCĐ
Hoàng hôn phá Tam Giang do công ty du lịch Đại Bàng tổ chức.
Hình thức điều tra: điều tra bằng bảng hỏi được thiết kế bao gồm 3 phần:
+ Phần 1: Thông tin về chuyến tham gia chương trình DLCĐ của du khách.
+ Phần 2: Ý kiến đánh giá của du khách về chương trình du lịch cộng đồng.
+ Phần 3: Thông tin cá nhân của du khách.
Đối tượng điều tra (mẫu): du khách tham gia chương trình DLCĐ Hoàng
hôn phá Tam Giang do công ty du lịch Đại Bàng tổ chức.
Quy mô mẫu: Xác định quy mô mẫu dựa theo công thức của Linus Yamane:
n=
Trong đó: n: quy mô mẫu, N: Kích thước của tổng thể, e: Mức sai số cho
phép giữa tỷ lệ mẫu và tổng thể.
Ta tính cỡ mẫu với độ tin cậy là 95% và e = 10%. Kết quả:
n = = 95.19
N= 1978 (Tổng lượt khách tham gia chương trình DLCĐ năm 2018)
Như vậy số bảng hỏi phát ra cho khách du lịch là 100 bảng hỏi. Tuy nhiên,
do dự phòng cho trường hợp khách không đủ thời gian để hoàn thành bảng hỏi và
SVTH: Lê Thị Nhã Phương

12

Lớp: K49 QLLH 3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga

để đảm bảo tính khách quan của mẫu nên tổng số bảng hỏi dự kiến là 120 mẫu.
Phương pháp điều tra: chọn mẫu ngẫu nhiên (ngẫu nhiên đơn giản)
Ưu điểm của phương pháp: đơn giản, chủ động về thời gian, dễ tiếp cận đối
tượng và chi phi thấp.
4.2. Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
Sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để phân tích xử lí số liệu điều tra. Bao gồm:
- Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các phương pháp đo lường, mô tả và
trình bày số liệu. Dùng phương pháp tần suất (Frequency), phần trăm (Percent),
giá trị trung bình (Mean). Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích mô tả mẫu
điều tra, tìm hiểu đặc điểm của đối tượng điều tra, thống kê các nhận định, đánh
giá về chất lượng dịch vụ chương trình du lịch cộng đồng của khách du lịch.
- Phương pháp kiểm định độ tin cậy của các thang đo:
• Thang đo Likert:
Dùng thang đo Likert 5 mức độ (1. Rất không đồng ý, 2. Không đồng ý, 3.
Bình thường, 4. Đồng ý, 5. Rất đồng ý) để đo lường mức độ hài lòng của du
khách đối với chất lượng dịch vụ chương trình DLCĐ Hoàng hôn phá Tam Giang
do công ty du lịch Đại Bàng (Eagle Tourist) tổ chức.
Phương pháp tính điểm trung bình với thang đo 5 mức độ:
Giá trị khoảng cách= (Max - Min)/cấp độ= (5- 1)/5= 0.8
Ý nghĩa của giá trị trung bình khi đánh giá về mức độ hài lòng của KDL đối
với chất lượng dịch vụ chương trình DLCĐ do công ty du lịch Đại Bàng tổ chức.
+1.0 – 1.8 : rất không đồng ý
+1.81 – 2.6 : không đồng ý
+2.61- 3.4: bình thường
+3.41- 4.2: đồng ý
+4.21- 5.0: rất đồng ý
• Hệ số Cronbach’s Alpha:

Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê dùng để kiểm tra
sự chặt chẽ và tương quan giữa các biến quan sát. Hệ số Cronbach’s alpha được
sử dụng nhằm loại các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá
SVTH: Lê Thị Nhã Phương

13

Lớp: K49 QLLH 3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga

trình nghiên cứu. Cronbach’s alpha từ 0.8 đến 1 là thang đo lường tốt, từ 0.7 đến
0.8 là thang đo lường sử dụng được. Trong trường hợp khái niệm đang nghiên
cứu là mới, hoặc mới với người trả lời thì hệ số Cronbach’s alpha lớn hơn 0.6 có
thể được chấp nhận (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Tiêu chuẩn chọn thang đo là khi nó có độ tin cậy Cronbach’s alpha từ 0.6
trở lên và hệ số tương quan biến tổng của các biến (Item - total correlation) lớn
hơn 0.3 (Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
- Phương pháp kiểm định phương sai một yếu tố ANOVA (OnewayAnova): để xem xét sự khác biệt về ý kiến đánh giá các nhóm khách khác nhau
theo các yếu tố về vùng miền, độ tuổi, nghề nghiệp. Riêng đối với yếu tố giới
tính, tôi sử dụng phương pháp kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của hai
tổng thể (kiểm định Independent-Samples T Test) để kiểm định.
5. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài gồm 3 phần chính:
Phần I: Đặt vấn đề
Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu, bao gồm
Chương I: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

Chương II: Nghiên cứu khả năng thu hút khách du lịch tham gia chương
trình du lịch cộng đồng Hoàng hôn phá Tam Giang do công ty du lịch Đại Bàng
tổ chức.
Chương III: Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng thu hút khách du lịch
tham gia chương trình du lịch cộng đồng Hoàng hôn phá Tam Giang do công ty
du lịch Đại Bàng tổ chức.
Phần III: Kết luận và kiến nghị

SVTH: Lê Thị Nhã Phương

14

Lớp: K49 QLLH 3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, BAO GỒM
CHƯƠNG I.
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
A. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Những lý luận chung về du lịch
1.1.1. Du lịch và các loại hình du lịch
 Khái niệm du lịch
Theo Điều 4, Chương I, Luật du lịch Việt Nam năm 2005, ban hành ngày
14/6/2005: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.

Ngày nay, theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO): Du lịch là hoạt động
về chuyến đi đến một nơi khác với môi trường sống thường xuyên của con người
và ở lại đó để tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí hay các mục đích khác ngoài
các hoạt động để có thù lao ở nơi đến với thời gian liên tục ít hơn một năm.
Theo cách tiếp cận của các đối tượng liên quan đến hoạt động du lịch:
– Đối với người đi du lịch: Du lịch là cuộc hành trình và lưu trú của họ ở
ngoài nơi cư trú để thoả mãn các nhu cầu khác nhau: hoà bình, hữu nghị, tìm
kiếm kinh nghiệm sống hoặc thoả mãn các nhu cầu về vật chất và tinh thần khác.
– Đối với người kinh doanh du lịch: Du lịch là quá trình tổ chức các điều
kiện về sản xuất và phục vụ nhằm thoả mãn, đáp ứng các nhu cầu của người du
lịch và đạt được mục đích số một của mình là thu lợi nhuận.
– Đối với chính quyền địa phương: Du lịch là việc tổ chức các điều kiện về
hành chính, về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật để phục vụ khách du lịch, là
tổng hợp các hoạt động kinh doanh nhằm tạo điều kiện cho khách du lịch trong việc
hành trình và lưu trú, là cơ hội để bán các sản phẩm của địa phương, tăng thu ngoại
tệ, tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho dân địa phương.
– Đối với cộng đồng dân cư sở tại: Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội
mà hoạt động du lịch tại địa phương mình, vừa đem lại cơ hội để tìm hiểu nền
SVTH: Lê Thị Nhã Phương

15

Lớp: K49 QLLH 3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga

văn hoá của những người ngoài địa phương mình, vừa là cơ hội để tìm việc làm,

phát huy các nghề cổ truyền, tăng thu nhập nhưng đồng thời cũng gây ảnh hưởng
đến đời sống người dân sở tại như về môi trường, trật tự an ninh xã hội, nơi ăn,
chốn ở,…
Như vậy, du lịch là: Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời
gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi
sức khoẻ, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo
việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ của các cơ sở
chuyên cung ứng.
 Các loại hình du lịch
Theo PGS.TS Bùi Thị Tám và Th.S Nguyễn Thị Ngọc Cẩm (2009, tr 21-25)
các loại hình du lich được phân chia tương ứng với các tiêu chí như sau:
- Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của hoạt động du lịch
+ Du lịch nội địa (Domestic Tourism): là các hoạt động du lịch được tổ chức
phục vụ du khách trong nước đi tham quan, nghỉ dưỡng trong phạm vi lãnh thổ
quốc gia của mình. Loại hình này về cơ bản không có sự giao dịch, thanh toán
bằng ngoại tệ, trừ phi du khách muốn.
+ Du lịch quốc tế (International Tourism): là hoạt động du lịch mà điểm
xuất phát và điểm đến của du lịch nằm ở lãnh thổ các quốc gia khác nhau. Du
khách phải đi qua biên giới và chi tiêu ngoại tệ ở điểm đến du lịch. Du lịch quốc
tế được chi tiết thành du lịch quốc tế chủ động (Inbound Tourism) và du lịch
quốc tế bị động (Outbound Tourism).
- Căn cứ vào nhu cầu của khách du lịch
+ Du lịch nghỉ ngơi, giải trí: đây là một trong những loại hình du lịch chính
xuất phát từ nhu cầu chính của du khách là nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn nhằm
phục hồi thể lực và tinh thần sau thời gian làm việc hoặc lao động dài ngày. Để
thỏa mãn nhu cầu này, nhà cung cấp thường phát triển hệ thống các dịch vụ đa
dạng gồm nhiều yếu tố cấu thành như lưu trú, vui chơi giải trí, ăn uống phục vụ
các đối tượng khách đa dạng,...

SVTH: Lê Thị Nhã Phương


16

Lớp: K49 QLLH 3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga

+ Du lịch văn hóa (Cultural Tourism): mục đích du lịch chính là nhằm tham
quan, tìm hiểu, nghiên cứu để nâng cao hiểu biết cho cá nhân về lịch sử văn hóa,
kiến trúc của một địa phương, tộc người, quốc gia cụ thể.
+ Du lịch thể thao (Sport Tourism): bao gồm các CTDL và lưu trú cho
khách tham gia hoặc theo dõi các hoạt động thể thao như leo núi, săn bắn, câu cá,
bơi lội, quần vợt, tennis,... với loại hình này bao gồm hai dạng: Du lịch thể thao
chủ động: và du lịch thể thao bị động
+ Du lịch công vụ, hội nghị, hội thảo, khen thưởng (Meeting, Incentive,
Convention and Exhibition - MICE): Du khách thực hiện chuyến đi với mục đích
chủ yếu là thực hiện công vụ nào đó (kinh tế, chính trị, văn hóa, ngoại giao,...)
hoặc tham gia hội nghị, thương thuyết kinh doanh... Các đối tượng này thường có
nhu cầu tiêu dùng các dịch vụ du lịch cao cấp và có khả năng chi trả khá cao.
+ Du lịch chữa bệnh (Health/Cure Tourism): loại hình này ngày càng phổ
biến do nhu cầu điều trị bệnh đa dạng hoặc phục hồi sức khỏe trên cơ sở kết hợp
chữa bệnh, nghỉ dưỡng hoặc tìm kiếm kết hợp các liệu pháp đặc thù. Ví dụ như
chữa bệnh bằng khí hậu (thay đổi vùng khí hậu), chữa bệnh bằng phương pháp
thủy lý (spa, tắm khoáng bùn, tắm biển,...), chữa bệnh bằng phương pháp y học
cổ truyền.
+ Du lịch thăm viếng (Visit friends and relatives): loại hình này nảy sinh từ
nhu cầu tình cảm, giao lưu xã hội của con người. Mục đích chính của chuyến đi

là thăm viếng người thân, bạn bè,...
+ Du lịch tôn giáo (Pilgrimage Tourism): loại hình này nhằm mục đích thỏa
mãn nhu cầu tín ngưỡng như viếng thăm nhà thờ, chùa chiềng, đền đài,... vào các
dịp lễ tôn giáo, các cuộc hành hương đến các thánh địa,...
+ Các loại hình vui chơi, giải trí khác: du lịch khám phá, du lịch quá cảnh,...
- Căn cứ vào phương tiện giao thông mà khách du lịch sử dụng
+ Du lịch bằng mô tô, xe đạp: thông thường phù hợp với những điểm đến có
điều kiện địa hình thuận lợi hoặc đối với du lịch cuối tuần, du lịch khám phá,...
+ Du lịch bằng tàu hỏa: thường là các du khách nội địa hoặc quốc tế đi thăm
viếng các địa phương khác nhau tại một quốc gia điểm đến hoặc một vùng lãnh

SVTH: Lê Thị Nhã Phương

17

Lớp: K49 QLLH 3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga

thổ nào đó có điều kiện vận tải tàu hỏa thuận lợi. Ưu điểm của loại hình này là số
lượng vận chuyển lớn, chi phí vận chuyển tương đối rẻ, du khách có điều kiện
quan sát và thưởng ngoạn các vùng địa lí khác nhau trong suốt hành trình đến
điểm đến.
+ Du lịch hàng không: đây là loại hình phổ biến với du lịch quốc tế và có
nhiều triển vọng. Nó tạo cho KDL điều kiện đi du lịch xa, nhanh và tiện ích, giảm
thời gian đi lại cho khách và tăng thời gian du lịch tại các điểm đến. Tuy nhiên, chi
phí đi lại cao và phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng của nơi xuất phát và điểm đến.

+ Du lịch bằng tàu biển: Du lịch tàu biển phát triển nhờ tính ưu việt về số
lượng vận chuyển lớn, chi phí rẻ và tính kết nối với điểm đến cao, đặc biệt với
các khu nghỉ dưỡng biển quốc tế. Các tập đoàn tàu biển quốc tế lớn hiện nay
đang chiếm một thị phần quan trọng của lĩnh vựuc kinh doanh này gồm:
Carnival, Royal Caribean Cruises, Star Cruise PLC, P&O Princess,...
+ Du lịch bằng ô tô: là loại hình du lịch phổ biến và chiếm tỷ trọng cao
nhất trong luồng KDL, nhất là các nước xuyên lục địa ở khu vực Châu Âu,
Châu Mỹ,...
- Căn cứ vào phương tiện lưu trú của khách du lịch
+ Du lịch ở khách sạn: Tùy theo mục đích, thời gian và khả năng chi trả để
du khách có thể lựa chọn khách sạn phù hợp trong thời gian viếng thăm điểm đến
do vậy, ngành công nghiệp khách sạn phát triển theo xu hướng đa dạng hóa sản
phẩm của họ để đáp ứng nhu cầu của các thị trường.
+ Du lịch ở Motel: loại hình này chủ yếu phù hợp với khách du lịch bằng
ô tô
+ Du lịch ở nhà trọ: phù hợp với KDL có thu nhập thấp hoặc đi theo tập thể
+ Du lịch cắm trại (camping): đang phát triển mạnh phù hợp với du lịch cuối
tuần bằng xe mô tô, xe đạp và xe ô tô, đặc biệt KDL lứa tuổi thanh thiếu niên.
- Căn cứ vào thời gian đi du lịch của du khách
+ Du lịch ngắn ngày: là chuyến du lịch với thời gian dưới 15 ngày
+ Du lịch dài ngày: thường là trên 15 ngày
+ Du lịch trong ngày

SVTH: Lê Thị Nhã Phương

18

Lớp: K49 QLLH 3



Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga

+ Du lịch cuối tuần
+ Căn cứ vào khu vực địa lí của điểm đến
+ Du lịch đô thị: là loại hình du lịch thỏa mãn nhu cầu tham quan các thủ đô
hoặc các thành phố có tính độc đáo, hấp dẫn về kiến trúc, văn hóa, nghệ thuật,...
+ Du lịch đồng quê (nông thôn): đây là loại hình du lịch nhằm giúp du khách
khám phá đồng quê, phong tục, tập quán, canh tác, thưởng ngoạn phong cảnh yên
bình, không khí trong lành, giúp thư giãn và phục hồi sức khỏe, tinh thần.
+ Du lịch núi rừng: du lịch núi tạo cho du khách cơ hội thưởng ngoạn phong
cảnh hùng vĩ, yên bình của rừng núi, nghỉ dưỡng, thể thao,...
+ Du lịch bãi biển: mục đích chủ yếu của du khách là tắm biển, tắm nắng và
tham gia các loại hình du lịch thể thao dưới nước như lướt ván, bóng chuyền trên
bãi biển, khám phá sinh thái biển và ẩm thực đặc sản biển,...
+ Căn cứ vào cách tổ chức chuyến đi
+ Du lịch theo đoàn: KDL được tổ chức theo đoàn và thường có CTDL định
trước rõ ràng. Phổ biến là các đoàn du khách thuộc một tổ chức, đơn vị nào đó
hoặc tổ chức công đoàn. Với loại hình này có thể chia thành hai loại:
• Du lịch theo đoàn thông qua trung gian: đoàn du khách được các đại lí trung gian
hoặc các tổ chức vận tải du lịch chuẩn bị và thỏa thuận trước về lộ trình và lịch
trình của chuyến đi.
• Du lịch gia đình: du khách đi theo từng gia đình hoặc nhóm gia đình và có thể tự
tổ chức chuyến đi hoặc thông qua trung gian du lịch để tổ chức chuyến đi. Các
nhóm du khách này có các nhu cầu và đặc điểm tiêu dùng tương đối đa dạng và
phức tạp. SPDL thường là trọn gói (all inclusive).
+ Du lịch cá nhân: cá nhân du khách tự định ra lịch trình, điểm tham quan,
lưu trú và yêu cầu dịch vụ theo sở thích và thị hiếu cá nhân của họ. Cách thức
tiếp cận thông tin, ra quyết định của họ có thể theo hai dạng: thông qua trung

gian du lịch hoặc không thông qua trung gian du lịch.
- Căn cứ vào phương thức kí kết hợp đồng du lịch
+ Du lịch trọn gói hoặc CTDL trọn gói (inclusive tour hoặc package tour):
du khách lựa chọn du lịch trọn gói hoặc chương trình du lịch trọn gói sẽ bao gồm

SVTH: Lê Thị Nhã Phương

19

Lớp: K49 QLLH 3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga

dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống và dịch vụ tham quan với mức giá thường
thấp hơn so với mua riêng lẻ từng dịch vụ của tour trọn gói hoặc mua trực tiếp
cung cầu.
+ Du lịch mua từng phần: KDL có thể chỉ mua từng dịch vụ của tour như dịch
vụ vận chuyển, lưu trú hoặc cũng có thể mua trực tiếp theo khả năng cung cầu.
1.1.2. Khách du lịch
Khách du lịch bao gồm khách du lịch quốc tế và khách du lịch nội địa:
- Khách du lịch quốc tế:
+ Năm 1963, tại hội nghị của Liên Hợp Quốc về Du lịch được tổ chức ở
Roma (Ý), Uỷ ban thống kê của Liên Hợp Quốc đưa ra một khái niệm về KDL
quốc tế như sau: “KDL quốc tế là người thăm viếng một số nước khác ngoài
nước cư trú của mình với bất kỳ lý do nào ngoài mục đích hành nghề để nhận thu
nhập từ nước được viếng thăm”.
+ Tại điều 34 Luật Du lịch Việt Nam (2005) đã đưa ra khái niệm như sau:

“Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước
ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân Việt Nam, người nước ngoài thường trú tại
Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.
- Khách du lịch nội địa:
+ Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO): “KDL nội địa là những người
cư trú trong nước, không kể quốc tịch, thăm viếng một nơi khác nơi cư trú
thường xuyên của mình trong thời gian ít nhất 24 giờ cho một mục đích nào đó
ngoài mục đích hành nghề kiếm tiền tại nơi viếng thăm”.
+ Theo Luật Du lịch Việt Nam (Điều 34 - 2005): “KDL nội địa là công dân
Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh
thổ Việt Nam”.
1.1.3. Sản phẩm du lịch
 Khái niệm về sản phẩm du lịch
Theo Luật du lịch năm 2005 của Quốc hội Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam: “SPDL là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của
khách du lịch trong chuyến đi du lịch. Dịch vụ du lịch là việc cung cấp các dịch

SVTH: Lê Thị Nhã Phương

20

Lớp: K49 QLLH 3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga

vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng
nhânnhằm

tố cá đáp
nhânứng nhu cầu của khách du lịch. SPDL là sự
dẫn và những dịch Các
vụ khác
kết hợp những giá trị về vật chất lẫn tinh thần của một quốc gia, một địa phương,
Sự hài lòng của khách
một cơ sở nào đó mà du khách đến hưởng thụ và trả tiền. SPDL bao gồm sản
phẩm vật thể và phi vật thể, sản phẩm tự nhiên và nhân tạo.”
Như vậy SPDL bao gồm những yếu tố hữu hình và vô hình để cung cấp cho
KDL hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ và tiện nghi phục vụ KDL.
Sản phẩm du lịch = Tài nguyên du lịch + Các dịch vụ và hàng hóa du lịch.
Nhân tố ảnh hưởng tỉnh

Chất lượng sản phẩm
Sơ đồ 1.1: Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng.
Nguồn: Zeithaml & Bitner (2000).

Chất lượng dịch vụ
 Các đặc tính của sản phẩm du lịch:

– Tính vô hình: SPDL thường là một kinh nghiệm nên rất dễ dàng bị sao
Giá
chép, bắt chước và việc làm khác biệt hóa sản phẩm manh tính cạnh tranh khó
khăn hơn kinh doanh hàng hoá.
– Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Vì sản phẩm du lịch nằm ở xa nơi
cư trú của khách du lịch, nên khách thường mua sản phẩm trước khi thấy sản phẩm.
– Tính không đồng nhất: Khách hàng khó có thể kiểm tra chất lượng sản
phẩm trước khi mua, gây khó khăn cho việc chọn sản phẩm.
– Tính thời vụ: Sản phẩm du lịch do sự tổng hợp các ngành kinh doanh khác
nhau. Khách mua sản phẩm du lịch ít trung thành với công ty bán sản phẩm.

 Đo lường sự hài lòng với sản phẩm du lịch:
Các nghiên cứu trước đây về sự hài lòng của du khách chỉ ra rằng không có
sự thống nhất chung trong việc đo lường sự hài lòng. Theo Tribe & Snaith
SVTH: Lê Thị Nhã Phương

21

Lớp: K49 QLLH 3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga

(1998), SERVPERF là mô hình đơn giản, thích hợp cho việc đánh giá sự hài lòng
vì không gặp phải vấn đề khi yêu cầu KDL đánh giá cả 2 phần kỳ vọng và cảm
nhận (Cronin & Taylor, 1992; Jain & Gupta, 2004; Phạm & Kullada, 2009;
Nadiri & Hussain, 2008). Jain & Gupta (2004) còn gợi ý rằng, mô hình
SERVPERF hiệu quả hơn trong việc đánh giá sự thỏa mãn và cho những nghiên
cứu đòi hỏi sự ngắn gọn. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách
được Tribe & Snaith (1998) đưa ra mô hình HOLSAT bao gồm: tài nguyên thiên
nhiên và điều kiện vật chất, môi trường, các dịch vụ ăn uống − tham quan – giải
trí – mua sắm, chỗ ở, chuyển tiền, di sản văn hóa (Sơ đồ 1.2)

Các
Các dịch
dịch vụ
vụ ăn
ăn uốnguốngChỗ
Chỗ ở



tham
tham quan-giải
quan-giải trí-mua
trí-mua
sắm
sắm

Môi
Môi trường
trường

Chuyển
Chuyển tiền
tiền

Tài
Tài nguyên
nguyên thiên
thiên
nhiên
nhiên và
và điều
điều kiện
kiện vật
vật

SỰ
SỰ HÀI

HÀI LÒNG
LÒNG

Di
Di sản
sản và
và văn
văn hóa
hóa

chất
chất

SVTH: Lê Thị Nhã Phương

22

Lớp: K49 QLLH 3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga

Sơ đồ 1.2: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng
của du khách theo mô hình Holsat
Nguồn: Tribe & Snaith (1998).
1.2. Cơ sở lý luận về du lịch cộng đồng
1.2.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng (DLCĐ)
Từ việc nghiên cứu các khái niệm về du lịch dựa vào cộng đồng, tiến sĩ Võ

Quế đã rút ra khái niệm Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng trong cuốn sách của
mình: “Du lịch dựa vào cộng đồng là phương thức phát triển du lịch trong đó cộng
đồng dân cư tổ chức cung cấp các dịch vụ để phát triển du lịch, đồng thời tham gia
bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường, đồng thời cộng đồng được hưởng
quyền lợi về vật chất và tinh thần từ phát triển du lịch và bảo tồn tự nhiên”.
Bên cạnh nội dung xem xét phát triển DLCĐ là phương thức góp phần thúc
đẩy tính hiệu quả trong công tác bảo tồn, tác giả Bùi Thị Hải Yến (2012) còn đề
cập đến việc tham gia của cộng đồng địa phương, với cách nhìn về DLCĐ: “
DLCĐ có thể hiểu là phương thức phát triển bền vững mà ở đó cộng đồng địa
phương có sự tham gia trực tiếp và chủ yếu trong các giai đoạn phát triển và mọi
hoạt động du lịch. Cộng đồng nhận được sự hợp tác, hỗ trợ của các tổ chức, cá
nhân trong nước và quốc tế; của chính quyền địa phương cũng như chính phủ và
nhận được phần lớn lợi nhuận thu được từ hoạt động du lịch nhằm phát triển
cộng đồng, bảo tồn khai thác tài nguyên môi trường du lịch bền vững, đáp ứng
các nhu cầu du lịch phong phú, có chất lượng cao và hợp lý của du khách”.
1.2.2. Đặc điểm, đặc trưng của loại hình DLCĐ
 Đặc điểm của DLCĐ:

DLCĐ diễn ra tại nơi cư trú hoặc gần nơi cư trú của cộng đồng địa phương.
Quy mô hoạt động nhỏ, thị trường khách khá hẹp và ít về số lượng. Các sản

SVTH: Lê Thị Nhã Phương

23

Lớp: K49 QLLH 3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học


GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga

phẩm mang bản sắc địa phương. Các sản phẩm, dịch vụ du lịch được phát triển
phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hóa địa phương, giảm thiểu các tác hại.
 Đặc trưng của DLCĐ:

- Các đối tác tham gia: Cơ quan quản lý du lịch địa phương, chính quyền địa
phương, các cơ quan bảo tồn, các công ty du lịch, cộng đồng địa phương và KDL.
- Cộng đồng địa phương tham gia, chịu trách nhiệm ra quyết định, thực thi
và điều hành dự án.
- Cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên văn hóa và tài
nguyên thiên nhiên của địa phương và chia sẻ lợi ích từ các hoạt động du lịch.
- Quy mô hoạt động nhỏ, thị trường khá hẹp về đối tượng và ít về số lượng.
- Sản phẩm mang bản chất địa phương.
1.2.3. Mục tiêu và nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng
 Mục tiêu phát triển du lịch cộng đồng:

Theo Viện nghiên cứu Phát triển Miền núi mục tiêu phát triển DLCĐ là:
- Là công cụ cho hoạt động bảo tồn
- Là công cụ cho phát triển chất lượng cuộc sống
- Là công cụ cho cộng đồng cùng tham gia, thảo luận các vấn đề, cùng làm
việc và giải quyết các vấn đề cộng đồng.
- Mở rộng cơ hội trao đổi kiến thức và văn hóa giữa du khách và cộng đồng.
- Cung cấp khoản thu nhập thêm cho cá nhân thành viên trong cộng đồng.
- Mang lại thu nhập cho quỹ phát triển cộng đồng.
Một số mục tiêu chính của DLCĐ đã được coi là kim chỉ nam gồm:
- Du lịch cộng đồng phải góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và văn hóa,
bao gồm cả sự đa dạng về sinh học, tài nguyên nước, rừng, bản sắc văn hóa,…
- DLCĐ phải đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương thông qua việc
tăng doanh thu về du lịch và những lợi ích khác cho cộng đồng địa phương.

- DLCĐ phải có sự tham gia ngày càng tăng của cộng đồng địa phương.
- DLCĐ phải mang đến cho KDL một SPDL có trách nhiệm đối với môi
trường và xã hội.
 Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng:

SVTH: Lê Thị Nhã Phương

24

Lớp: K49 QLLH 3


Khóa luận tốt nghiệp Đại học

GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Nga

- Cộng đồng được quyền làm chủ dự án, tham gia thảo luận các kế hoạch,
quy hoạch, thực hiện và quản lý đầu tư để phát triển du lịch, có ý thức rằng họ
cũng nắm dự án và có năng lực đưa ra quyết định về việc thực hiện.
- Phù hợp với khả năng của cộng đồng: Khả năng bao gồm:
+ Nhận thức về vai trò và vị trí của cộng đồng trong việc sử dụng tài nguyên.
+ Nhận thức được tiềm năng to lớn của du lịch cho sự phát riển của cộng đồng
cũng như các bất lợi từ hoạt động du lịch và KDL đối với tài nguyên, cộng đồng.
- Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng, cộng đồng phải cùng được
hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào hoạt động kinh doanh cung cấp
các sản phẩm cho khách du lịch. Nguồn thu từ hoạt động du lịch được phân chia
công bằng cho mọi thành viên tham gia, đồng thời được trích lại để phát triển lợi
ích chung của xã hội như: tái đầu tư cho cộng đồng, xây dựng cơ sở hạ tầng…
- Xác lập quyền sở hữu và tham dự của cộng đồng đối với tài nguyên thiên
nhiên và văn hóa hướng tới sự phát triển bền vững.

1.2.4. Điều kiện hình thành và phát triển du lịch cộng đồng
- Điều kiện tiềm năng về tài nguyên môi trường tự nhiên và nhân văn có ý
nghĩa quyết định đến phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Tài nguyên thiên
nhiên và nhân văn được xem xét phong phú về số lượng, chủng loại, giá trị về
chất lượng của từng loại, được đánh giá về độ quý hiếm.
- Điều kiện yếu tố cộng đồng dân cư được xem xét đánh giá trên các yếu tố
số lượng thành viên, bản sắc dân tộc, phong tục tập quán, trình độ học vấn và văn
hóa, nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển du lịch.
- Điều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế đến tham quan du
lịch, nghiên cứu, tương lai sẽ thu hút được nhiều khách.
- Điều kiện về cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc
phát triển du lịch và sự tham gia của cộng đồng.
- Sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài
nước về nhân lực, tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng đồng
và các công ty lữ hành trong vấn đề tuyên truyền quảng cáo thu hút KDL đến
tham quan.

SVTH: Lê Thị Nhã Phương

25

Lớp: K49 QLLH 3


×