Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

SKKN MỘT SỐ HÌNH THỨC KIỂM TRA CÔNG NHẬN CHUYÊN HIỆU CHĂM HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN Ở TRƯỜNG THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.6 KB, 11 trang )

B. NỘI DUNG ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN

PHÒNG GD & ĐT ……………

I. Thông tin chung về sáng
kiến THCS XÃ …………….
TRƯỜNG
1. Tên sáng kiến: MỘT SỐ HÌNH THỨC KIỂM TRA CÔNG NHẬN
CHUYÊN HIỆU CHĂM HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN
ĐỘI VIÊN Ở TRƯỜNG THCS XÃ YÊN BÌNH
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: công tác đội
3. Tác giả:

ĐỀ CƯƠNG SÁNG KIẾN

Họ và tên: ……………………

Ngày tháng/năm sinh: ………………
Chức
vụ,SỐ
đơn
vị công
tác: Giáo
viên
tổngCÔNG
phụ trách
Đội, CHUYÊN
trường
MỘT
HÌNH
THỨC


KIỂM
TRA
NHẬN
HIỆU
THC…………
CHĂM HỌC TRONG CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN Ở
TRƯỜNG THCS
Điện thoại: ……………….
4. Đồng tác giả : không có
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: không có
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu
Tên đơn vị: trường THCS xã Yên Bình
Địa chỉ: xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
Điện thoại: 0 2 5 3 7 2 6 1 3 6
giả:dụng
…………………….
7. Các điều kiện cần thiếtTác
để áp
sáng kiến:
Trình
phạmtra
- Giáo viên tích cực tìm
hiểuđộvàchuyên
thiết kếmôn:
các Đại
hìnhhọc
thứcsưkiểm
viên TPT
- Các điều kiện cơ sở vậtChức
chất vụ:

cần Giáo
thiết như:
máy Đội
vi tính, hệ thống âm thanh, kinh
phí tổ chức

Nơi công tác: Trường THCS …………

- Sự cộng tác, hỗ trợ từ cácĐiện
tổ chức
giáo viên
thoạiđoàn
liênthể
hệ:và
………….
- Học sinh tham gia đầy đủ các hình thức tổ chức.
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 09 năm 2016 đến tháng 3 năm
2018
II. Mô tả giải pháp truyền thống đã, đang áp dụng
Yên Bình,tháng 12 năm 2017


1. Mô tả giải pháp truyền thống đã áp dụng
Các hình thức truyền thống trong kiểm tra chuyên hiệu “ Chăm học” trong
chương trình Rèn luyện Đội viên bao gồm:
* Hình thức làm bài kiểm tra: Người kiểm tra soạn thảo sẵn 1 đề kiểm tra,
phát bài, cho đội viên làm rồi thu, chấm bài. Căn cứ vào kết quả kiểm tra để đánh
giá, công nhận chuyên hiệu
* Hình thức tính điểm chăm học theo đợt thi đua: Người kiểm tra căn cứ kết
quả số điểm của đội viên trong đợt thi đua để đánh giá, công nhận chuyên hiệu

* Hình thức công nhận theo định tính: Người kiểm tra tự đánh giá mức độ
chăm học qua môn dạy của mình hoặc theo cảm tính.
2. Những ưu, nhược điểm của giải pháp truyền thống
* Ưu điểm:
- Hình thức làm bài kiểm tra: Có khả năng đo lường được các mục
tiêu đã xác định trước. Phát huy khả năng độc lập suy nghĩ của
học sinh. Bài kiểm tra có thể đo được dải khá rộng các mức độ kết
quả học tập của học sinh. Có tính khách quan và bao quát về nội
dung lẫn đối tượng cao
- Hình thức tính điểm chăm học theo đợt thi đua: Người kiểm tra có thể tổng
hợp nhanh tổng điểm các bài kiểm tra trong đợt thi đua với mỗi học sinh
- Hình thức công nhận theo định tính: Người kiểm tra tiết kiệm được thời
gian để đánh giá học sinh
* Hạn chế:
- Hình thức làm bài kiểm tra: dễ gây nhàm chán và tạo áp lực đối với đội
viên trong khi đội viên đồng thời cũng phải thực hiện bài kiểm tra ở các môn học
khác.
- Hình thức tính điểm chăm học theo đợt thi đua: Đôi khi kết quả chưa đảm
bảo tính khách quan ở cả phía người kiểm tra và người được kiểm tra. Người kiểm
tra khó xác định đúng các điểm ở thời điểm tính thi đua của các môn học.


- Hình thức công nhận theo định tính: Dễ thiên về cảm quan đánh giá của
người kiểm tra. Không đánh giá được mức độ toàn diện đối với người học.
III. Mô tả sáng kiến
3.1. Tính mới, tính sáng tạo
- Tiêu chuẩn chuyên hiệu “Chăm học”
Hạng nhì :
+ Đi học đều, chuyên cần (không bỏ tiết, nghỉ học không lý do)
+ Thực hiện tốt việc học ở lớp, ở nhà: học tập chuyên cần, có phương pháp, học

đều các môn học, có góc học tập, thực hiện tốt giờ tự học ở trường và ở nhà.
+ Vượt khó học tập tốt, có việc làm cụ thể giúp bạn học kém hơn. Không giấu dốt,
không quay cóp khi kiểm tra, thi.
+ Áp dụng bài học vào thực tiễn.
+ Đạt kết quả học tập tốt, luôn tiến bộ trong học tập.
+ Học ngoại ngữ, tin học: biết một số chức năng cơ bản của máy vi tính, biết một
số câu giao tiếp cơ bản của một ngoại ngữ.
Hạng nhất :
+ Có động cơ và thái độ học tập tốt, có ý thức tích lũy kiến thức.
+ Áp dụng phương pháp học tập tốt : học đều các môn (không học lệch, hoặc chỉ
tập trung vào các môn thi). Biết vận dụng bài học vào thực tế.
+ Làm bài kiểm tra, bài thi nghiêm túc.
+Đạt kết quả học tập tốt (có sự tiến bộ trong học tập) và trong các bài kiểm tra, bài
thi.
+ Học ngoại ngữ, tin học: biết một số chức năng cơ bản của máy vi tính, biết một
số câu giao tiếp cơ bản của một ngoại ngữ.
-Nhằm tạo sự hứng thú thu hút các đội viên tham gia và nâng cao chất lượng
chương trình Rèn luyện đội viên đối với chuyên hiệu “ Chăm học” có các hình
thức kiểm tra đánh giá mang tính mới như sau:
* Hình thức thứ nhất: Tổ chức hội thi “ Vui để học”


1.Phần thi Chào hỏi: Mỗi đội có thời gian tối đa 5 phút để tham gia phần thi, có
thể sáng tạo theo các hình thức như hò, vè, tấu...nhưng yêu cầu giới thiệu được:
- Giới thiệu tên đội thi
- Giới thiệu được tên các thành viên, sở thích, sở trường...
Điểm tối đa : 10 điểm
2. Phần thi Hiểu biết: Có 20 câu hỏi theo hình thức trắc nghiệm tìm hiểu các kiến
thức ở các bộ môn Văn, sử, địa. Sau khi người dẫn chương trình đọc câu hỏi, các
đội thi có thời gian 30 giây để trả lời đáp án ra bảng. Hết thời gian các đội giơ câu

trả lời, mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm, trả lời sai không được điểm.
3. Phần thi Năng khiếu: Mỗi đội có thời gian tối đa 10 phút để tham gia phần thi,
theo các hình thức như: Đọc thơ, ngâm thơ, hát, múa, kịch...
Điểm tối đa : 15 điểm
4. Phần thi “thể hiện 1 tác phẩm (hoặc đoạn trích) văn học” theo hình thức sân
khấu hóa. Điểm tối đa: 15 điểm
* Hình thức thứ hai: Tổ chức hội thi “ Rung chuông vàng”
1. Nội dung thi:
Các câu hỏi xoay quanh các kiến thức trong chương trình học,
kiến thức Đội, các kiến thức xã hội, trong cơ cấu câu hỏi có một số
câu hỏi mang tính thời sự, xã hội và địa phương,...
2. Hình thức tổ chức:
Được tổ chức dựa theo hình thức “Rung chuông vàng” trên Đài
truyền hình ViệtNam.
- Các thí sinh được ngồi vào một sàn thi đấu và dùng bảng con
viết phấn, khăn lau (bảng con do học sinh tự chuẩn bị).
- Ban tổ chức chương trình sẽ lần lượt đưa ra 30 câu hỏi chính
thức các thi sinh có 15 giây suy nghĩ và trả lời vào bảng. Nếu trả
lời đúng thì được tiếp tục ngồi trên sàn thi đấu trả lời câu tiếp
theo, nếu sai sẽ bị loại và rời khỏi sàn thi đấu. (Khi rời sàn thi đấu
phải ngồi theo thứ tự ra trước, ra sau để chờ trợ giúp của các anh,


chị phụ trách. Thí sinh còn lại cuối cùng sẽ là người chơi xuất sắc
nhất.
- Trong chương trình, các thí sinh sẽ được hưởng quyền “Trợ giúp”
từ các anh, chị phụ trách và các bạn cổ động viên tham gia cứu
trợ (Phần cứu trợ khi còn nhiều nhất 10 thí sinh trên sân). Số học
sinh được quay trở lại sàn thi đấu phụ thuộc vào kết quả của trò
chơi do đội cứu trợ tham gia.

- Khi còn 01 thí sinh trên sàn đấu (sau khi đã sự dụng phần cứu
trợ từ anh, chị cán bộ Đoàn, Tổng phụ trách Đội). Nếu thí sinh
cảm thấy không trả lời được câu hỏi do chương trình đưa ra thì có
thể giơ “Phao cứu trợ” (do chương trình chuẩn bị) để xin trợ giúp
từ phía những bạn cùng chơi và khán giả. Nếu câu trả lời là đúng
thì trò chơi tiếp tục. Tuy nhiên, sự trợ giúp này cũng chỉ được 1 lần
duy nhất.
- Trả lời đúng 30 câu hỏi của BTC thì thí sinh sẽ giành chiến thắng.
- Trong trường hợp số thí sinh bị loại tất cả hoặc còn lại quá nhiều
Ban tổ chức sẽ xử lý tình huống bằng cách sử dụng câu hỏi phụ.
- Tình huống giả định:
+ Giả định 1: Giả sử sau câu hỏi 28 tất cả thí sinh bị loại, BTC sử
dụng câu hỏi phụ cứu trợ. Những thí sinh trả lời đúng tiếp tục
tham gia thi câu hỏi 29.
+ Giả định 2: Giả sử sau câu hỏi 30 số thí sinh còn lại nhiều hơn
một, BTC sử dụng câu hỏi phụ phân loại để chọn 1 thí sinh cuối
cùng rung chuông vàng.
- Trong chương trình sau 15 câu hỏi sẽ có phần thi giành cho khán
giả (Phần thưởng cho khán giả trao ngay sau khi khán giả trả lời
đúng câu hỏi).
* Hình thức thứ ba: Tổ chức hội thi “Vui để học”
1. Nội dung:


Nội dung đề thi thuộc phạm vi chương trình các em đã học ở các
môn Ngữ văn , Toán, Lịch sử, Địa lí và kiến thức - kỹ năng Đội.
2. Hình thức tổ chức:
2.1. Phần thi cá nhân: Ban tổ chức sắp xếp chỗ ngồi cho 15 học
sinh của 3 đội (mỗi em có 1 số BD do Ban tổ chức quy định;
Tất cả học sinh cùng trả lời 15 câu hỏi do Ban tổ chức đưa ra, theo

hình thức ghi kết quả trên bảng con, thời gian trả lời mỗi câu hỏi
là 20 giây, đúng mỗi câu được 10điểm. Nếu học sinh nào trả lời
sai 5 câu thì không được tiếp tục dự thi phần thi cá nhân. (Các lớp
chuẩn bị cho mỗi học sinh 1 bảng con và phấn (hoặc bút viết
bảng).
2.2. Phần thi đồng đội: Tất cả các đội cùng trả lời 15 câu hỏi, mỗi
câu trả lời đúng được 10 điểm,
thực hiện theo hình thức ghi kết quả trên bảng con, thời gian trả
lời mỗi câu hỏi là 20 giây.
Sau khi Ban tổ chức nêu câu hỏi, các thành viên trong đội trao
đổi, thống nhất kết quả và học sinh
đại diện ghi kết quả vào bảng con. Khi có hiệu lệnh hết giờ, đại
diện sẽ giơ cao bảng con để cho Ban tổ chức kiểm tra kết quả.
2.3. Phần thi kiến thức tự chọn:
Mỗi đội chọn 1 gói câu hỏi thuộc các môn: Tiếng Việt, Toán, Khoa
học, Lịch sử - Địa lí. Mỗi gói gồm 4 câu hỏi, thời gian dành cho mỗi
câu hỏi là 15 giây, điểm số mỗi câu là 20 điểm. Sau 15 giây, đại
diện của đội sẽ nêu kết quả, nếu trả lời không được thì các đội còn
lại sẽ giành quyền trả lời (theo hình thức bấm chuông nhanh).
Nếu trả lời đúng thì được 20 điểm (đội trả lời trước đó bị trừ 20
điểm), nếu trả lời sai sẽ bị trừ 10 điểm (đội trả lời trước đó không
bị trừ điểm).
* Hình thức thứ tư: Tổ chức các hoạt động học tập trải nghiệm
1. Nội dung


- Tổ chức các hoạt động tìm hiểu theo đó HS (nhóm) thu thập, xử lí thông tin
về hệ thống hang động ở Lạng Sơn, quá trình tạo thạch nhũ trong hang động. Tìm
hiểu về chiến tranh du kích đã được áp dụng ở quê hương dựa vào hệ thống hang
động. Học sinh làm việc “một cách độc lập” tập tạo ra sản phẩm, tự trình bày sản

phẩm của nhóm trước lớp.
- Tổ chức thông qua hoạt động tham quan học tập về lịch sử địa phương quê
hương anh Hoàng Văn Thụ; ải Chi Lăng, tìm hiểu hệ thống hang động ở Nhị
Thanh, Tam Thanh- Lạng Sơn.
2. Địa điểm
- Địa điểm: Ải Chi Lăng; Hang Nhị Thanh, hang Tam Thanh, Thành Nhà
Mạc tại thành phố Lạng Sơn; cửa khẩu Tân Thanh.
3. Chương trình
Phần 1: Giáo viên giới thiệu thuyết trình tư liệu về hệ thống hang động ở
Lạng sơn, Giới thiệu và tìm hiểu về Ải Chi Lăng nhà Mạc. Sau đó chia nhóm để
thuận tiện cho quá trình đi tìm hiểu lich sử địa phương, hệ thống núi đá vôi và hang
động ở Lạng Sơn.
Phần 2: Học sinh tự tìm hiểu thêm về tiểu sử Anh Hoàng Văn Thụ, Thành
Nhà Mạc, hệ thống hang động của Tam Thanh, Nhị Thanh từ sách vở.
Phần 3: Tổ chức tham quan thực tế tại Ải Chi Lăng, thành nhà Mạc, hệ
thống hang động ở Nhị Thanh, Tam Thanh thành phố Lạng Sơn.
4. Đánh giá
- Chú trọng đánh giá các năng lực thông qua hoạt động bằng bài thu hoạch
sau trải nghiệm.
3.2. Khả năng áp dụng, nhân rộng
Từ năm học 2016-2017 tôi đã đề xuất sáng kiến và được sự nhất trí của Ban
giám hiệu nhà trường và Hội đồng thi đua khen thưởng tôi đã áp dụng nội dung: “
Một số hình thức kiểm tra công nhận chuyên hiệu Chăm học trong chương trình
Rèn luyện đội viênở trường THCS xã Yên Bình” trong nhà trường và đem lại chất
lượng rất khả quan.


Sau thời gian triển khai thực hiện đã có những phản hồi tích cực, nhiều điểm
mới về giải pháp thực hiện được áp dụng góp nâng cao chất lượng thực hiện
chuyên hiệu Chăm học cho đội viên.

Mặt khác, thông qua các hình thức này các bài dạy thực hành đã thú vị hơn
trước, sôi nổi hơn trước và thu hút sự tham gia tích cực của Đội viên góp phần tạo
thêm sự phong phú và đa dạng hoá các hình thức thực hiện chương trình Rèn luyện
đội viên. Vì vậy việc dạy học trở nên thoải mái nhẹ nhàng, chất lượng công tác Đội
được nâng lên.
Sáng kiến đã được áp dụng tại trường THCS xã Yên Bình góp phần nâng
cao chất lượng chuyên hiệu Chăm học nói riêng cũng như chất lượng thực hiện
chương trình Rèn luyện đội viên nói chung. Sáng kiến có khả năng áp dụng hiệu
quả để nâng cao chất lượng thực hiện chương trình Rèn luyện đội viên trong phạm
vi huyện Hữu Lũng và trong tỉnh Lạng Sơn.
3.3. Hiệu quả của sáng kiến
Sau khi áp dụng sáng kiến với nhiều hoạt động Đội được tổ chức bằng các
hình thức và giải pháp đã nêu, tôi rút ra được một số kết quả bước đầu như sau:
- Trước hết với ưu thế vốn có của các hình thức trên những hoạt động Đội đã thu
hút được sự tập trung chú ý của học sinh, làm cho các em tích cực, chủ động hơn
trong việc tham gia hoạt động, nhiều em trong giờ chính khóa thường hay nhút
nhát, e thẹn nay lại sôi nổi, hào hứng tham gia vào hoạt động
- Bằng các hình thức phong phú, mới lạ các hoạt động không những vừa củng cố
được kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi, vừa tăng cường rèn luyện những kỹ
năng cơ bản cho học sinh mà bình thường thông qua các tiết dạy trên lớp học sinh
khó nhớ và khắc sâu được đúng như nhận định của một nhà giáo dục: “ Tôi nghe,
tôi quên; Tôi nhìn, tôi nhớ và tôi làm, tôi hiểu”
- Nếu khéo léo ứng dụng các hình thức kiểm tra sẽ làm cho việc đánh giá
bớt đi tính lý thuyết, mà thực sự là hoạt động của cả thầy và trò, qua đó học sinh
bộc lộ được những năng khiếu của mình, nhờ vậy mà Giáo viên chủ nhiệm có thể
phát huy. Hơn nữa, nếu các hoạt động ngoại khóa của nhà trường đều được đầu tư
và tổ chức với các hình thức trên sẽ làm phong phú các hoạt động giáo dục, góp


phần thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng “Trường học thân thiên, học sinh tích

cực” mà các trường đang phấn đấu hiện nay.
Ngày nay, để hòa nhập cùng với sự phát triển như vũ bão của kinh tế - xã
hội thì ngành Giáo dục – Đào tạo cũng không ngừng đổi mới phương pháp để giáo
dục những thế hệ học sinh đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Điều đó buộc mỗi
giáo viên nói chung và mỗi giáo viên là công tác tổng phụ trách Đội nói riêng phải
không ngừng trau dồi kiến thức kỹ năng đã được trang bị mà phải luôn cập nhật
những kiến thức, kỹ năng mới để đáp ứng được công việc được giao, để xứng đáng
là "Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo"
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN VỊ

CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ

ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

VỀ SÁNG KIẾN

fhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh


hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh


hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh



×