Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 45 trang )

một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên


ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS ĐÔNG NGŨ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH
RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN
LIÊN ĐỘI TRƯỜNG THCS ĐÔNG NGŨ
Người thực hiện: Nguyễn Khánh
Giáo viên tổng phụ trách
Trường THCS Đông Ngũ, Tiên Yên, Quảng Ninh

Năm học 2007 - 2008
nguyễn khánh
1
một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên


I PHẦN MỞ ĐẦU
LỜI MỞ ĐẦU:
Đội Thiếu niên Tiền phong (TNTP) Hồ Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi
Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phụ trách. Đội TNTP Hồ Chí Minh là
lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, là lực lượng hậu bị của Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh; lực lượng nòng cốt của các phong trào thiếu nhi.
Công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh trong các trường phổ thông là hoạt
động quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách HS nói chung,
song song với các hoạt động dạy và học các môn khoa học thông thường.


Trải qua quá trình làm tổng phụ trách Đội tại trường THCS Đông Ngũ từ
năm 2005 đến nay; với vốn tích luỹ kinh nghiệm hiện có; được sự quan tâm ủng
hộ và giúp đỡ của BGH nhà trường, các anh chị phụ trách và đặc biệt có sự vào
cuộc của hơn 500 em HS liên đội trường THCS Đông Ngũ, tôi mạnh dạn nghiên
cứu và thực hiện đề tài sáng kiến kinh nghiệm : Một số biện pháp nâng cao chất
lượng chương trình Rèn luyện đội viên – liên đội trường THCS Đông Ngũ”.
Chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự
góp ý chân thành của các đồng nghiệp là tổng phụ trách đội, Hội đồng đội các
cấp, và Phòng GD huyện Tiên Yên để đề tài được hoàn thiện hơn nữa đưa vào
triển khai thực tiễn.
Xin chân thành cảm ơn !
nguyễn khánh
2
một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên


I.1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
I.1.1.Cơ sở lí luận
Hơn nửa thế kỉ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Bác
Hồ kính yêu và được sự dìu dắt của Đoàn TNCS HCM, phong trào thanh thiếu
nhi cả nước phát triển mạnh mẽ. Đội TNTP Hồ Chí Minh trở thành nơi hội tụ
của của các em thiếu nhi và không ngừng lớn mạnh, xứng đáng là lực lượng
giáo dục trong và ngoài nhà trường góp phần xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Ngày nay, Việt Nam bước vào thời kì mới, thời kì công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, con người được đặt ở trung tâm chiến lược phát triển kinh tế xã hội
trong đó, lớp thiếu niên nhi đồng hôm nay sẽ là những công dân, những chủ
nhân tương lai của đất nước. Hơn nữa, đứng trước nhu cầu và sự phát triển đa
dạng, phong phú của thiếu nhi đòi hỏi những người phụ trách phải phấn đấu để
thực sự trở thành những nhà giáo dục được trang bị một cách hoàn chỉnh về kiến
thức khoa học, về công tác xây dựng Đội và phong trào thiếu nhi.

Trong điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh đã Khẳng định rõ: Đội TNTP Hồ
Chí Minh là tổ chức của thiếu nhi Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam và
Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh là lực lượng giáo dục
trong và ngoài nhà trường, là lực lượng hậu bị của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;
lực lượng nòng cốt trong các phong trào thiếu nhi.
Trong chương 1 Điều 4 - Điều lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh quy định rõ:
“Đội viên Đội TNTP Hồ Chí Minh có nhiệm vụ: Thực hiện Điều lệ, Nghi thức
Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và chương trình rèn luyện đội viên.
Thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt,
cháu ngoan Bác Hồ…”.
Ngoài ra trong các văn kiện chỉ đạo, chương trình công tác Đội và phong
trào thiếu nhi, của HĐĐ các cấp đều có đề cập tới việc các tổ chức Đội (liên đội,
chi đội) nghiêm chỉnh thực hiện Chương trình rèn luyện đội viên và việc công
nhận các chuyên hiệu đội viên, coi đây là một yếu tố không thể tách rời của một
nguyễn khánh
3
một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên


cá nhân và tập thể Đội và chương trình rèn luyện đội viên phải được diễn ra
thường xuyên, có kế hoạch hàng tuần, hàng tháng và xuyên suốt cả năm học.
Việc thực hiện tốt chương trình rèn luyện đội viên có ý nghĩa quan trọng,
là một trong những chỉ tiêu đánh giá xếp loại các cá nhân và tập thể Đội. Một
tập thể hoặc cá nhân Đội vững mạnh xuất sắc thì tất yếu phải triển khai có hiệu
quả chương trình rèn luyện đội viên sâu rộng tới các đội viên thuộc liên đội
mình quản lí, giúp các em hiểu được tầm quan trọng và ý thức phải luôn phấn
đấu rèn luyện bản thân trở thành người chủ nhân tương lai của đất nước, và các
em tự hoàn thiện mình.
Tuy nhiên trong thực tế ở các trường phổ thông, đặc biệt là các trường
THCS, (vì đây là lứa tuổi phát triển tâm sinh lí mạnh mẽ) các hoạt động của Đội

TNTP Hồ Chí Minh nói chung và chương trình rèn luyện đội viên nói riêng đôi
khi chưa được coi trọng.
Việc triển khai hiệu quả chương trình rèn luyện đội viên còn có tác dụng
phát hiện những năng khiếu tiểm ẩn của bản thân HS (như hát, vẽ, múa, đóng
kịch, làm thơ…) giúp các em định hướng nghề nghiệp cho tương lai sau này
thông qua năng lực của các em (như trở thành bác sĩ, giáo viên, người làm vườn,
nghề chăn nuôi…)
Tuy nhiên các em HS chưa hiểu biết hết ý nghĩa và tầm quan trọng của
chương trình nên việc các em rèn luyện còn mang tính hình thức, qua loa, chống
chế.
Chất lượng của một chương trình hoạt động Đội phần lớn phụ thuộc vào
người chỉ đạo nó, đó chính là các tổng phụ trách; nhưng nhìn chung lực lượng
này trong trường phổ thông đa số còn rất trẻ, mới ra trường sư phạm chưa lâu
nên kinh nghiệm còn hạn chế, chưa nắm ró và hiểu biết hết về chương trình rèn
luyện đội viên cho nên việc thực hiện nhiều khi chưa sát sao, chưa hiệu quả,
hoặc thực hiện với suy nghĩ là để chống đối đoàn thanh tra Đội cấp trên, nên
việc người tổng phụ trách đội nắm rõ kinh nghiệm triển khai vấn đề này là hết
sức cần thiết.
nguyễn khánh
4
một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên


I.1.2 Cơ sở thực tiễn
Trường THCS Đông Ngũ là ngôi trường mới thành lập (8/2004), tất cả
đều rất mới mẻ từ đội ngũ thầy cô giáo, các anh chị phụ trách, các em HS rồi cơ
sở vật chất, trang thiết bị nhà trường… nên việc rèn luyện cho các em là điều rất
quan trọng thông qua các hoạt động Đội trong trường học.
Thực tiễn cho thấy ở trường THCS Đông Ngũ nói riêng và các trường
THCS trên địa bàn huyện Tiên Yên nói chung việc thực hiện chương trình rèn

luyện đội viên của các em HS còn yếu và có nhiều hạn chế, các em chưa có ý
thức trân trọng Đội TNTP Hồ Chí Minh; chưa tự phấn đấu trở sau này trở thành
người đoàn viên, nên HS thường thụ động, chây lười, ỷ lại, coi việc rèn luyện
đội viên là không quan trọng, không cần thiết.
Trình độ nhận thức của HS các vùng còn rất khác nhau, tính trên địa bàn
huyện Tiên Yên thì cũng có sự chênh lệch đó như có các xã ở vùng cao, nhận
thức kém hơn (Đại Dực, Hà Lâu, Phong Dụ), một số xã ở vùng thấp hơn, HS
nhận thức tốt như Đông Ngũ, Đông Hải, Hải Lạng; cũng có một số trường HS
nhận thức tốt nhưng ý thức chưa ngoan, chính vì vậy việc áp dụng các phương
pháp truyền đạt, cách thức, khối lượng kiến thức, thời gian, nội dung triển khai
một chương trình hoạt động Đội là hoàn toàn khác nhau, không thể áp dụng
cùng một mẫu chương trình cho các vùng khác nhau mà phải phù hợp với từng
điều kiện và hoàn cảnh thực tế.
Hiện nay, HĐĐ các cấp cũng rất quan tâm đến vấn đề này, thường xuyên
mở lớp tập huấn cho các TPT Đội, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các địa
phương về công tác đội, cho nên việc người tổng phụ trách cần có kế hoạch cụ
thể để triển khai thực hiện Chương trình rèn luyện đội viên tại liên đội của mình
là hết sức cần thiết.
Ngành giáo dục đang triển khai cuộc vận động Hai không với 4 nội dung
rất mạnh mẽ, quyết liệt, bên cạnh đó việc rèn luyện đạo đức và nhân cách của
HS cũng đang được quan tâm lớn; các hoạt động Đội cũng phải phù hợp làm sao
nguyễn khánh
5
một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên


cho đảm bảo hài hoà, góp phần không nhỏ vào việc phát triển toàn diện HS về
đức, trí, thể, mĩ.
Vấn đề này trong Nhà trường phổ thông đôi khi còn ít được nghiên cứu,
hoặc nghiên cứu về những khía cạnh khác nhau về kinh nghiệm triển khai từng

chuyên hiệu, như vậy khó khăn khi áp dụng rộng rãi.
Với quá trình được đào tạo tại trường CĐSP Quảng Ninh, trải qua quá
trình ba năm làm công tác Đội tại trường THCS Đông Ngũ, với vốn tĩch luỹ
kinh nghiệm của mình, được sự động viên, giúp đỡ, của các đồng nghiệp, các
anh chị tổng phụ trách Đội trong huyện nhà, của HĐĐ và Phòng GD huyện Tiên
Yên, năm học 2007 – 2008 Tôi mạnh dạn đăng kí thực hiện đề tài sáng kiến kinh
nghiệm này; mong góp phần tích luỹ nhỏ bé của mình để các đồng nghiệp góp ý
xây dựng, và có thể triển khai tại liên đội mình. Rất mong nhận được sự góp ý
của các đồng nghiệp, BGH nhà trường HĐĐ và Phòng GD huyện Tiên Yên để
đề tài của tôi được hoàn thiện hơn nữa trong những năm tiếp theo.
I.2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đề tài này thực hiện chương trình rèn luyện đội viên nhằm
thấy rõ việc giáo dục các em là cần thiết, từ đó giáo dục các em thông qua hoạt
động Đội, làm các em đội viên hiểu rõ được tầm quan trọng của chương trình
rèn luyện đội viên đối với bản thân các em.
Qua đây giúp các em tự ý thức phải luôn phấn đấu rèn luyện mình và thi
đua hoàn thành các chuyên hiệu với thành tích cao nhất.
Thông qua các hoạt động còn giúp việc giáo dục đạo đức các em một cách
hiệu quả, các em có mong muốn trở thành một người có ích cho xã hội, cho gia
đình từ đó điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của mình một cách phù hợp theo các
chuẩn mực của xã hội.
- Tổ chức công nhận chuyên hiệu khác nhau thông qua các chương trình
nhằm giáo dục ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần tập thể của đội viên học sinh,
giáo dục các em kiến thức về Đội TNTP Hồ Chí Minh, về các môn khoa học
nguyễn khánh
6
một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên


như lịch sử, địa lí, toán học, sinh học… kiến thức xã hội như: an toàn giao

thông, pháp luật, quan hệ quốc tế, bảo vệ các công trình công cộng như đường
sắt, đèn tín hiệu biển báo, cây xanh…
- Đối với từng đội viên: còn giúp các em có một tư thế tác phong nhanh
nhẹn, tháo vát, nhằm hoàn thiện vẻ đẹp trong con người, cả trong lời nói lẫn
hành động từ đó có ý thức vươn lên trong mọi hoạt động góp phần giáo dục toàn
diện cho HS.
Góp phần triển khai sâu rộng tới các em HS chương trình rèn luyện đội
viên. Nâng cao hiệu quả thực hiện các hoạt động Đội, phát triển công tác phong
trào trong trường học nói chung và trường THCS Đông Ngũ nói riêng.
Ngoài ra, tiến hành nghiên cứu đề tài này còn giúp cho những anh chị
tổng phụ trách đội nắm chắc chắn hơn các kiến thức và kĩ năng tiến hành một
hoạt động công nhận chuyên hiệu sao cho phù hợp với địa phương mình, từ đó
triển khai có hiệu quả và tính thực tiễn cao hơn, tránh phụ thuộc quá nhiều vào
các chương trình mẫu mà không xét đến điều kiện cụ thể của từng vùng, miền
khác nhau.
I.3 THỜI GIAN - ĐỊA ĐIỂM
I.3.1 Thời gian:
Tiến hành nghiên cứu trong năm học 2007 – 2008
Chọn đề tài, lên kế hoạch: Tháng 9 năm 2007
Thực hiện nghiên cứu và triển khai: Từ tháng 10 năm 2007 đến tháng 5
năm 2008
Tổng kết đề tài, rút kinh nghiệm qua quá trình thực hiện: tháng 5 năm
2008
Đề ra biện pháp và kinh nghiệm triển khai cho năm học tới: Tử tháng 6
năm 2008.
nguyễn khánh
7
một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên



I.3.2 Địa điểm:
Tại trường THCS Đông Ngũ, xã Đông Ngũ, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh.
I.3.3 Phạm vi đề tài:
I.3.3.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu về việc triển khai chương trình rèn luyện đội viên của trường
THCS Đông Ngũ (áp dụng cho lứa tuổi HS THCS).
Chương trình rèn luyện đội viên sẵn sàng: từ 11 đến 13 tuổi,
Chương trình rèn luyện đội viên trưởng thành: từ 13 đến 15 tuổi.
I.3.3.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu:
Địa bàn xã Đông Ngũ, cụ thể là trường THCS Đông Ngũ.
I.3.3.3 Giới hạn về khách thể khảo sát:
Là các em Đội viên lứa tuổi từ 11 đến 15 tuổi trường THCS Đông Ngũ.
Hoạt động Đội nói chung và việc triển khai chương trình rèn luyện đội
viên nói riêng.
I.4 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tôi dùng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
+ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết;
+ Phương pháp điều tra quan sát;
+ Phương pháp tổ chức các chương trình hoạt động Đội TNTP Hồ Chí
Minh.
I.5 Đóng góp về mặt lí luận, về mặt thực tiễn
Triển khai chương trình rèn luyện đội viên sẵn sàng: giúp nâng cao năng
lực là kinh nghiệm của các anh chị phụ trách và của đồng chí tổng phụ trách đội.
nguyễn khánh
8
một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên


Giúp nâng cao kiến thức về đội TNTP Hồ Chí Minh trong các em Đội
viên và nâng cao kĩ năng thực hành giúp các em phát triển toàn diện; đồng thời

bồi dưỡng kĩ năng cho đội ngũ BCH liên đội, BCH chi đội; giúp các em mong
muốn trở thành người thanh niên trưởng thành, người đoàn viên TNCS Hồ Chí
Minh.
Nâng cao vị thế của Đội thiếu niên trong trường học; mục tiêu lớn nhất là
bổ trợ cho việc học tập
Các cấp lãnh đạo địa phương, cơ quan chức năng ban ngành; BGH nhà
trường quan tâm hơn tới tổ chức Đội.
Việc tiến hành giáo dục bằng chương trình rèn luyện đội viên đòi hỏi phải
có tính thuyết phục cao, tính nghiêm túc, chính xác và thống nhất, có như vậy
mới làm cho chương trình này trở thành nhu cầu thực sự của mỗi đội viên và tập
thể Đội.
nguyễn khánh
9
một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên


II PHẦN NỘI DUNG
II.1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
II.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Chương trình rèn luyện đội viên là một chương trình quan trọng không
thể thiếu của Đội TNTP Hồ Chí Minh ngay từ khi thành lập tháng 5 năm 1941.
trải qua quá trình lịch sử phát triển hơn 60 năm với nhiều lần thay đổi, bổ sung,
được nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học thực hiện và triển khai thì hiện nay
Hội đồng đội Trung ương Đội TNTP Hồ Chí Minh là cơ quan có thẩm quyền
quyết định việc bổ sung, sửa đổi, ban hành việc thực hiện trên cơ sở nghiên cứu
đầy đủ ý kiến chính đáng của đội viên, các tập thể Đội và Hội đồng Đội các cấp.
Cùng hướng nghiên cứu với đề tài này còn có những đề tài khác như:
nghiên cứư về kinh nghiệm triển khai chương trình rèn luyện đội viên măng
non, chương trình rèn luyện đội viên trưởng thành, hay nghiên cứu về việc thực
hiện các chuyên hiệu khác như chuyên hiệu Nhà sử học nhỏ tuổi Thông tin liên

lạc; Nghệ sĩ nhỏ tuổi;Thầy thuốc nhỏ tuổi;An toàn giao thông; Khéo tay hay
làm; Vận động viên nhỏ tuổi; Nhà sinh học nhỏ tuổi; Chăm học; Nhà sử học nhỏ
tuổi; hữu nghị quốc tế; Kĩ năng trại; Thiếu nhi bảo vệ đường sắt
Tuy đề tài này đã được rất nhiều các bậc nhà giáo, các anh chị tổng phụ
trách nghiên cứu nhưng tôi mạnh dạn thực hiện nhằm tạo hiệu quả cao nhất cho
việc tiếp thu của các em đội viên phù hợp với địa bàn vùng thấp Đông Ngũ và
đa số xã trong huyện Tiên yên.
II.1.2. Cơ sở lí luận:
- “Chương trình”: chỉ một hoạt động nói chung, ở đây là chỉ một hoạt
động cụ thể của một tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh.
nguyễn khánh
10
một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên


“Chương trình rèn luyện đội viên”: Là một chương trình mang tính
giáo dục, định hướng cho thiếu niên nhi đồng tự rèn luyện mình theo hướng dẫn
của các thầy cô giáo, các anh chị phụ trách và gia đình.
Chương trình triển khai ở các địa phương cần áp dụng cho phù hợp với
tình hình cụ thể của địa phương. Nhất là ở vùng miền khác nhau cần có những
bổ sung nội dung, yêu cầu rèn luyện…để đội viên thiếu nhi ở địa phương mình
tự phấn đấu rèn luyện đạt kết quả tốt theo yêu cầu của Trung ương nhưng đồng
thời cũng đáp ứng yêu cầu cụ thể của địa phương. Đặc biệt việc giáo dục truyền
thống lịch sử và những phong tục, tập quán tốt đẹp của địa phương hoặc từng
dân tộc ở các vùng miền khác nhau.
Chương trình rèn luyện đội viên bao gồm:
- "Chương trình rèn luyện đội viên măng non" dành cho các em từ đến 11
tuổi.
- "Chương trình rèn luyện đội viên sẵn sàng" dành cho các em từ 11 đến
13 tuổi.

- "Chương trình rèn luyện đội viên trưởng thành" dành cho các em từ 13
đến 15 tuổi.
Chương trình rèn rèn luyện đội viên bao gồm 13 chuyên hiệu đội
viên:
1. Nghi thức đội viên;
2. Thông tin liên lạc
3. Nghệ sĩ nhỏ tuổi
4.Thầy thuốc nhỏ tuổi
5. An toàn giao thông
6. Khéo tay hay làm
7. Vận động viên nhỏ tuổi
8. Nhà sinh học nhỏ tuổi
9. Chăm học
10. Nhà sử học nhỏ tuổi
nguyễn khánh
11
một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên


11. hữu nghị quốc tế
12. Kĩ năng trại
13. Thiếu nhi bảo vệ đường sắt.
KẾT LUẬN CHƯƠNG I
Chương trình rèn luyện đội viên là chương trình quan trọng đã được điều
lệ Đội TNTP Hồ Chí Minh quy định rõ ràng và hiện nay đang được HĐĐ các
cấp, các liên đội trường quan tâm triển khai. Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả
thì không phải tập thể Đội nào cũng hoàn thành xuất sắc. Cho nên cần bám sát
vào mục đích yêu cầu của một chuyên hiệu, khả năng hoàn thành của đội viên
tại địa phương mà tổng phụ trách đưa ra những chỉ đạo sao cho hợp lí.
Người tổng phụ trách cần nắm vững lịch sử Đội TNTP Hồ Chí Minh, kiến

thức về các phân môn khoa học xã hội và khoa học tự nhiên, đặc biệt cần có
những kĩ năng cần thiết khi thực hiện một hoạt động Đội.
Cần nghiên cứu kĩ cơ sở lí luận, sơ sở thực tiễn khi triển khai hoạt động
để nâng cao hiệu quả của chương trình rèn luyện đội viên. Khi thực hiện công
nhận chuyên hiệu cần phải sát với tình hình địa phương nơi công tác, nắm chắc
được đối tượng và phạm vi, mục đích yêu cầu của một chương trình tránh tình
trạng thực hiện quá rộng nhưng không hiệu quả.
nguyễn khánh
12
một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên


II.2 CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
II.2.1 Thực trạng của chương trình rèn luyện đội viên hiện nay:
Trường THCS Đông Ngũ thành lập tháng 8/2004; Các hoạt động của Đội
TNTP Hồ Chí Minh nói chung và việc triển khai thực hiện chương trình rèn
luyện đội viên nói riêng, thông qua các chuyên hiệu của liên đội trường THCS
Đông Ngũ từ năm thành lập đến nay có nhiều biến chuyển rõ rệt.
Nhìn chung các em hứng thú khi tham gia vào các hoạt động cụ thể do
Đội thiếu niên tổ chức
Tuy nhiên qua quá trình triển khai thực hiện thì đã gặp phải một số vướng
mắc hay hạn chế, làm cho chất lượng chương trình không được đảm bảo hoặc
không đảm bảo được mục đích của các chương trình đã đề ra.
Tôi đã tiến hành điều tra như sau
PHIẾU ĐIỀU TRA HS
VỀ VIỆC THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
CÂU HỎI GỢI Ý TRẢ LỜI
1. Em thấy chương trình rèn luyện đội viên có
quan trọng với bản thân em không?
A. Có

B. Không
2. Em thích tham gia vào các hoạt động Đội
không?
A. Có
B. Không
3. Em không nhận xét gì về hoạt động Đội
trường mình (hạn chế)?
A.Không phù hợp với lứa tuổi
B. Không hấp dẫn
C.lí do khác
4. Em gặp những khó khăn gì khi tham gia vào
các hoạt động Đội nói chung?
(tự bộc lộ)…………………….
………………………………
……………………………….
5. Em có đê xuất gì với thầy tổng phụ trách Đội
về việc thực hiện các chương trình rèn luyện
………………………………
………………………………
nguyễn khánh
13
một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên


đội viên? ……………………………….
Ngoài ra còn tiến hành phỏng vấn, điều tra những tâm tư nguyện vọng của
các em đội viên để nắm bắt tình hình thực tế, từ đó đưa ra những hoạt động cho
phù hợp với điều kiện thực tế.
Tổng kết kết quả điều tra tôi thu được số liệu như sau:
- 70% Đội viên cho rằng chương trình rèn luyện đội viên là quan trọng.

- 70% HS thích tham gia vào các hoạt động do Đội thiếu niên tổ chức.
- 20% cho rằng một số hoạt động không phù hợp với lứa tuổi.
- 18% cho rằng các chương trình không hấp dẫn khi tham gia.
15% cho rằng một số nguyên nhân khác làm em không thích như: chương
trình dài quá, một số phần không hay, thường lặp đi lặp lại, nhàm chán, chất
lượng chưa cao…
Các em có đề xuất là: nên tổ chức các chương trình thường xuyên, các
thầy cô giáo cần cho những em học lực TB, yếu tham gia nhiều hơn nữa, rất
mong được công nhận thêm nhiều chuyên hiệu bổ ích khác nữa.
90% Mong các hoạt động Đội gắn liền với các hoạt động học tập của các
em.
II.2.2 Đánh giá thực trạng
Nhận định chung:
Ưu điểm:
Nhìn chung các em đều nhiệt tình tham gia các hoạt động Đội TNTP Hồ
Chí Minh,
Ý thức tổ chức kỉ luật tốt, ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo, bạn bè.
Đều mong muốn tổ chức các chương trình rèn luyện đội viên để các em
có điều kiện tham gia hơn nữa, và được công nhận và hoàn thành các chuyên
hiệu đội viên.
nguyễn khánh
14
một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên


Có tinh thần cầu tiến, ham học hỏi.
Hạn chế
Kiến thức về Đội TNTP Hồ Chí Minh còn hạn chế, các em chưa được
tham gia nhiều vào các hoạt động.
Điều kiện gia đình cũng gây khó khăn cho các em khi tham gia các hoạt

động ngoài giờ lên lớp khi các em phải phụ giúp gia đình công việc nhà.
Liên đội chưa đa dạng các hình thức tổ chức cho các em.
Một số chương trình còn dài, chưa hiệu quả, nội dung chưa phù hợp, tổ
chức chưa hay với các em.
Đối với công tác tổ chức: nhìn chung vẫn còn mang nặng tính hình thức,
chưa chú trọng đến chất lượng thật.
Việc triển khai các chuyên hiệu đôi khi còn mờ nhạt.
Những nguyên nhân khách quan và chủ quan có thực trạng đó
Nguyên nhân khách quan:
Do thời tiết; do cơ sở vật chất (tăng âm, loa míc; mất điện) không có đông
đảo HS, tham gia;
Nguyên nhân chủ quan:
Do việc tổ chức còn chưa có kinh nghiệm từ việc lên chương trình, phân
công, tổ chức thực hiện chưa có sự đồng bộ và thống nhất; mặt khác thời gian tổ
chức còn dài; chương trình chưa hấp dẫn, lôi cuốn các em tham gia.
Còn chưa có kinh nghiệm tổ chức, ít được giao lưu học hỏi, ít quan tâm tới
chương trình này.
KẾT LUẬN CHƯƠNG II
nguyễn khánh
15
một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên


Người tổng phụ trách đóng vai trò là người lên kế hoạch, chỉ đạo, và theo
dõi sát sao. Việc thành công hay không của chương trình phần lớn phụ thuộc
vào người điểu điểu khiển hoạch định kế hoạch, nói không quá thì người tổng
phụ trách giống như một đạo diễn, một nhà viết kịch bản, trong một bộ phim; bộ
phim hay hay dở đều do công sức chỉ đạo của đạo diễn, kịch bản của nhà viết
kịch và những diễn viên diễn xuất. Nên tổng phụ trách phải thường xuyên tham
gia vào các khoá học, tập huấn Đội và trau dồi kiến thức và kĩ năng của mình về

Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Nếu tổ chức thành sân khấu hoá phải diễn ra với sự trang trọng với phần
khánh tiết, việc quản lí HS trong suốt quá trình diễn ra.
Phần công nhận chuyên hiệu phải được diễn ra gây được sự hứng thú của
HS, làm cho các em thấy tự hào và vinh dự về thành tích mà mình đã đạt được.
làm cho các em có mong muốn được phấn đấu để đạt thành tích cao hơn, tránh
kiểu làm hình thức, làm lấy lệ, như vậy, việc công nhận chuyên hiệu nghi thức
đội nói riêng và các chuyên hiệu khásẽ không đạt được hiệu quả và mục đích
của nó.
II.3 CHƯƠNG III:
nguyễn khánh
16
một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên


CÁC BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG
TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN
II.3.1 Các biện pháp để nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội
viên
CÁC BƯỚC THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG:
Bước 1: Công tác chuẩn bị
Người tổng phụ trách cần tìm hiểu và nghiên cứu những chỉ thị và những
chủ trương của Hội đồng Đội cấp trên và nhiệm vụ năm học của nhà trường (do
BGH nhà trường lập kế hoạch từ đầu năm học); nắm bắt những nhu cầu nguyện
vọng của các em thiếu nhi những bài học kinh nghiệm đã thiết kế và thi công để
chọn loại hình hoạt động cho phù hợp.
VD: - Căn cứ vào công văn số 161 CT/ HĐĐ-TY về “ Chương trình công
tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2007-2008” của Hội đồng đội huyện
Tiên Yên ngày 10 tháng 09 năm 2007 ;
Căn cứ vào chương trình công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học

2007-2008 của Liên đội trường THCS Đông Ngũ ; Căn cứ vào kế hoạch năm
học 2007 – 2008 của trường THCS Đông Ngũ.
Có thể chọn các hình thức khác nhau để tổ chức chương trình rèn luyện
đội viên: hình thức sân khấu hoá là phổ biến nhất, cuộc thi viết, sưu tầm tài liệu,
kiểm tra định kì
Căn cứ vào các ngày lễ lớn trong năm, những ngày truyền thống của đơn
vị và địa phương để thiết kế các hoạt động:
VD: như ngày tiếp quản thị trấn Tiên Yên, ngày thành lập huyện, ngày
giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước, tết Trung thu…
Thông thường việc triển khai các chuyên hiệu thường diễn ra theo các chủ
điểm thi đua của từng tháng mà người tổng phụ trách đã lên kế hoạch từ trước.
nguyễn khánh
17
một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên


Thời gian cho việc triển khai chương trình rèn luyện đội viên của liên đội trường
THCS Đông Ngũ: từ tháng 10 năm 2007 - đến tháng 5 năm 2008. (trong năm
học).
Chọn đội ngũ cán bộ phụ trách, cán bộ Đội có năng lực phụ trách các nội
dung khác nhau sao cho phù hợp với sở trường và điều kiện của cá nhân họ.
VD Tôi thường chọn đ/c Vũ Văn Thuyết (GV nhạc) phân công tập văn
nghệ và dàn dựng múa, đ/c Đoàn Kim Ly, hay em Nguyễn Trà My, Bùi Thanh
Tùng thường dẫn chương trình, tổ chức. đ/c Lê Văn Nguyên thường tính thời
gian và bấm giờ,cô Bùi Mừng thường làm ban giám khảo…
Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ tối đa cho các hoạt động đồng thời dự
kiến thời gian, thời điểm thích hợp. Nên mua sắm các trang thiết bị khi mà cần
dùng cho nhiều hoạt động của nhiều chương trình khác nhau.
VD: TPT nên đề xuất với BGH mua sắm những trang thiết bị đội sao cho
đầy đủ nhất, phục vụ tối đa khi triển khai các chuyên hiệu: như trống Đội, cờ

Đội, băng nghi thức, váy múa, trang phục của thiếu nhi, chữ, huy hiệu; hay
những phương tiện khác như tăng âm, loa, míc, phông, máy ảnh, máy vi tính >
Nếu nhà trường đầy đủ các trang thiết bị, khi cần các đ/c tổng phụ trách rất
thuận lợi khi tổ chức triển khai một hoạt động nằm trong chương trình rèn luyện
đội viên.
Bước 2: Thiết kế nội dung, chương trình hoạt động
Đây là một khâu rất quan trọng, có tính quyết định cho việc thành công
hay không của việc thực hiện chương trình Rèn luyện đội viên. Phải đảm bảo
bám sát mục đích, yêu cầu đặt ra và phải có tính khả thi cao.
Nội dung các hoạt động cần được chia thành các công việc cụ thể và thời
gian dự kiến.
VD:Ngoại khoá An toàn giao thông của trường THCS Đông Ngũ
Dư kiến thời gian:
Nội dung công việc Thời gian dự kiến
nguyễn khánh
18
một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên


Văn nghệ chào mừng 10 phút
Màn chào hỏi 5 phút
Thi kiến thức trả lời nhanh 15 phút
Giải ô chữ ATGT mỗi câu 15 giây, toàn phần: 20 phút
Thi khán giả 5 phút
Tiểu phẩm tuyên truyền 15 phút
Tổng kết trao giải, công nhận chuyên
hiệu
20 phút
Tổng kết, rút kinh nghiệm 15 phút
Tổng thời gian Ngoại khoá 1tiểng 40 phút

Phân công công việc
Nội dung công việc Phân công Ghi chú
Văn nghệ HS đ/c Thuyết, Khánh (4 tiết mục)
Trang trí khánh tiết đ/c Hương, Lê Hà
BGK đ/c Trần Thinh, Mừng

Xác định những công việc thường xuyên, chủ yếu và trọng tâm.
Tiến trình công việc gắn với thời điểm cụ thể của hoạt động dó.
Khẳng định được tính thống nhất chung, tính riêng biệt của các chương
trình.
Chương trình kế hoạch hoạt động phải được lập một cách khoa học, chi
tiết đảm bảo hiệu quả cao. Đặc biệt phải cương quyết chỉ đạo, tránh tình trạng
đầu voi đuôi chuột, đánh trổng bỏ dùi, sẽ làm cho các em chán nản, thiếu tác
dụng giáo dục.
Bước 3: Chỉ đạo thực hiện:
Sau khi đã làm tốt công tác chuẩn bị và thiết kế nội dung chương trình kế
hoạch hoạt động thì tiến hành phổ biến vận động thực hiện. Trong quá trình thực
hiện thì trưởng ban (thường là Tổng phụ trách Đội) phải chịu trách nhiệm quán
xuyến toàn bộ công việc, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, đánh giá để kịp thời
động viên, tuyên dương cũng như nhắc nhở những lệch lạc của cá nhân và tập
nguyễn khánh
19
một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên


thể Đội. Các uỷ viên phụ trách từng phần việc phải chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ
chức công việc được phân công và báo cáo kịp thời diễn biến cho trưởng ban để
phối hợp thực hiện.
Lưu ý là phải chỉ đạo một cách cương quyết nội dung và chương trình
hoạt động trong thiết kế. Tuy nhiên cũng có thể có phát sinh trong quá trình thực

hiện vì vậy cần linh hoạt, sáng tạo để sử dụng và điểu chỉnh kịp thời cho phù
hợp với tình hình.
Người tổ chức cần có các phương án dự phòng.
Tổng phụ trách phải thường xuyên hội ý Ban tổ chức để nắm bắt diễn biến
các hoạt động, tạo mọi điều kiện về vật chất và tinh thần để thực hiện trọn vẹn
nội dung và chương trình đề ra.
Bước4: Tổng kết, đánh giá kết quả
Sau khi một chương trình kết thúc cần phải có buổi họp bàn rút kinh
nghiệm và đánh giá kết quả, xem xét nghiêm túc những mặt mạnh và mặt yếu
của công tác tổ chức, của các đội tham gia thi, của khâu chuẩn bị, tiến hành…
Mặt khác tổng kết đánh giá kết quả cũng là để kịp thời động viên, tuyên
dương khen thưởng những Đội xuất sắc.
Tổng kết đánh giá kết quả phải khách quan, công bằng. để rút kinh
nghiệm cho những chương trình tiếp theo, tạo được khí thế của các chi đội và
các cá nhân đội viên.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CÔNG NHẬN HOÀN THÀNH
CHƯƠNG TRÌNH RÈN LUYỆN ĐỘI VIÊN
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của chương trình rèn luyện đội viên,
cụ thể là việc tiến hành công nhận các chuyên hiệu đội viên, bản thân tôi qua
quá trình thực hiện đã đúc kết được một số kinh nghiệm như sau:
Một số quy định chung:
nguyễn khánh
20
một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên


Việc tổ chức thực hiện và rèn luyện theo chương trình rèn luyện đội viên
phải làm thường xuyên, đội viên phải tự rèn luyện hàng ngày, luôn phải vươn
cao hơn yêu cầu của lứa tuổi, chi đội, liên đội và các anh chị phụ trách phải tổ
chức các lớp huấn luyện, hướng dẫn cụ thể những nội dung của từng chương

trình.
Hiện nay Hội đồng Đội TW đã ban hành 13 loại chuyên hiệu và các loại
giấy chứng nhận để đội viên và thiếu nhi phấn đấu thực hiện hàng năm.
Các loại chuyên hiệu:
(tham khảo phần II.1.2)
Các loại giấy chứng nhận:
1. Giấy chứng nhận đạt 13 loại chuyên hiệu
2. Giấy chứng nhận hoàn thành chương trình rèn luyện đội viên theo lứa
tuổi:
+ Chương trình Măng non (cho lứa tuổi từ 9 đến 11)
+ Chương trình Sẵn sàng (cho lứa tuổi từ 11 đến 13)
+ Chương trình Trưởng thành (cho lứa tuổi từ 13 đến 15)
Một số Biện pháp tiến hành triển khai kiểm tra và công nhận, giúp
nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên:
Quy mô tổ chức kiểm tra công nhận là chi đội, liên đội, tiến hành kiểm tra
thứ tự từng chi đội, các địa phương cần sáng tạo các hình thức kiểm tra, đặc biệt
là phải gắn với các hoạt động của Đội trong năm học như thi đua giành điểm tốt
ngày 20/11; tháng an toàn giao thông; hội trại Cháu ngoan Bác Hồ, Hội khoẻ
Phù Đổng, kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ, ngày thành lập Đoàn
VD1 Sáng tạo các hình thức công nhận như: cuộc thi viết (công nhận
chuyên hiệu nhà sử học nhỏ tuổi), ngoại khoá bằng sân khấu hoá, thi giọng hát
hay, vẻ đẹp đội viên (công nhận chuyên hiệu ATGT, chuyên hiệu Nghệ sĩ trẻ,
thầy thuốc nhỏ tuổi ) các cuộc thi dấu TDTT (chuyên hiệu vận động viên nhỏ
nguyễn khánh
21
một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên


tuổi);thi đua hoa điểm tốt (chuyên hiệu chăm học), sưu tầm các cây thuốc ngoài
tự nhiên (chuyên hiệu nhà sinh học nhỏ tuổi)

VD2: gắn với các hoạt động và phong trào địa phương từng huyện, xã tổ
chức liên kết các cụm trường (như trường TH Đông Ngũ I, TH Đông Ngũ II, và
THCS Đông Ngũ sẽ liên kết thành một cụm), thành lập ban chỉ đạo, ban giám
khảo để nâng cao chất lượng kiểm tra đội viên và gắn với công tác thi đua của
địa phương (như về an toàn giao thông, thể dục thể thao…).
Cần phối hợp với các ngành khác nhau để công nhận chuyên hiệu cho các
em như: an toàn giao thông, thiếu nhi bảo vệ đường sắt, thầy thuốc nhỏ tuổi…
liên đội phối hợp với các ngành công an, đường sắt, chữ thập đỏ…để kiểm tra và
công nhận.
VD: Chúng tôi đã phối hợp với một số cơ quan ban ngành như: Công an
huyện Tiên Yên, phòng Tư pháp huyện Tiên Yên, Hội cựu chiến binh xã Đông
Ngũ, trạm xá xã Đông Ngũ…để tham gia vào công tác giáo dục, tuyên truyền và
phối hợp công nhận các chuyên hiệu.
Tất cả các cuộc kiểm tra đều phải mang tính giáo dục cao dù tổ chức ở
hình thức nào, quy mô nào, địa điểm nào. Tránh tình trạng ganh đua để tạo cho
các em niềm phấn khởi, hứng thú thực hiện các chuyên hiệu tiếp theo.
VD: thi cắm hoa, nấu cơm: gắn với kiến thức môn công nghệ, nhằm giáo
dục các em thêm yêu lao động, yêu đời; hoặc qua thi đấu giải bóng đá ngày
26/3/08 của chúng tôi đã giúp các em có tinh thần đoàn kết, gắn bó.
Việc tổ chức phải giúp cho các em có điều kiện học tập rèn luyện từng
loại chuyên hiệu theo từng đợt, tránh việc theo ý muốn của tổng phụ trách, hoặc
chạy theo số lượng mà quên đi chất lượng của các chương trình.
VD: tổ chức chuyên hiệu vận động viên nhỏ tuổi chúng tôi công nhận và
giáo dục các em qua 2 đợt: tháng 11.12 (gắn với HKPĐ các cấp) và đợt ngày
26/3 gắn với kỉ niệm ngày thành lập Đoàn
Sổ sách theo dõi chương trình rèn luyện đội viên phải đảm bảo, rõ ràng,
minh bạch. Tạo niềm tin cho các em và làm các em phấn đấu hoàn thành các
nguyễn khánh
22
một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên



chuyên hiệu tiếp theo với kết quả cao: các đ/c TPT phải yêu cầu mỗi đội viên có
một cuốn sổ theo dõi chương trình rèn luyện đội viên của các em, trong đó các
em theo dõi mình đã hoàn thành bao nhiêu chuyên hiệu, xếp loại như thế nào ->
các em có hứng thú khi tham gia.
VD: trường THCS Đông Ngũ, các em đều có sổ theo dõi của từng em, của
chi đội và của liên đội.
Khi triển khai cần chú ý tới đặc điểm của địa phương để triển khai các
chuyên hiệu cho phù hợp với đặc điểm về điều kiện thực tế. Khác nhau về vị trí
địa lí, dân cư, điều kiện tự nhiên, vùng núi, hải đảo, thành thị hay nông thôn.
Các địa phương vùng núi nên triển khai các chuyên hiệụ phù hợp như là: nhà sử
học nhỏ tuổi, chăm học, nghi thức Đội…Đối với Tiên Yên chúng ta, có địa hình
đa dạng cả núi và biển, có đường quốc lộ chạy qua, địa phương là một huyện
đang phát triển mạnh mẽ, Đông Ngũ cũng có những điều kiện khác biệt riêng;
nên tổng phụ trách phải linh động khi triển khai các chương trình chuyên hiệu.
Không nên tổ chức các chuyên hiệu không phù hợp, hoặc khó có điều
kiện tổ chức.
Lồng ghép vào các chương trình lớn của trường, của ngành GD, của địa
phương. Ví dụ như qua Hội khỏe Phù Đổng các cấp, liên đội sẽ tổ chức công
nhận cho những đội viên ưu tú có thành tích xuất sắc trong thi đua thể dục thể
thao. Hay qua tết Trung thu có thể tổ chức cho các em trình bày mâm cỗ, tỉa hoa
quả, thi làm đèn ông sao…để công nhận chuyên hiệu khéo tay hay làm.
Trong công tác chỉ đạo và tổ chức kiểm tra nhất thiết phải gắn với công
tác thi đua công nhận danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ, công nhận chi đội vững
mạnh, hoặc các thành tích khác cuối năm học.
Nếu có thể, có điều kiện tổ chức và phong trào tốt, liên đội có thể tạm thời
ban hành các chuyên hiệu riêng cho các em phấn đấu rèn luyện:
VD: như Đông Ngũ có thể ban hành một chương trình về việc bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản, rừng ngập mặn hay tài nguyên biển; các trường như PTDT

Nội Trú, các trường xã nhiều dân tộc anh em sinh sống có thể thi đua các
nguyễn khánh
23
một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên


chương trình về tình hữu nghị giữa các dân tộc anh em, hay bảo vệ tài nguyên
rừng, bảo vệ nguồn nước sạch…Tuy nhiên đây chỉ là bổ sung nếu có thể, chứ
không thể thay thế được cho 13 chuyên hiệu của HĐĐ TW đẫ ban hành. Chúng
tôi đã ban hành thêm chương trình bảo vệ tài nguyên biển: rừng ngập mặn Đông
Ngũ, hệ sinh thái biển, môi trường ven biển (dọc bờ biển thôn Đông Nam).
Việc công nhận chuyên hiệu phải diễn ra trang trọng, nghiêm túc; tốt nhất
là ngay sau khi chương trình diễn ra và công bố kết quả hoặc lựa thời điểm vào
các giờ chào cờ đầu tuần.
-> TPT chuẩn bị các bảng biểu, bông hoa khác màu để các em gắn vào,
Hoa vàng: loại trung bình, hoa đỏ: loại khá, hoa xanh: loại một. sau khi
công nhận xong, nên treo tẩm bảng công nhận tại vị trí trang trọng.
VD: lập bảng như sau:
Bảng công nhận
Chuyên hiệu rèn luyện đội viên sẵn sàng
Chuyên hiệu nghi thức Đội
STT HỌ VÀ TÊN CHI ĐỘI
XẾP LOẠI
LOẠI I LOẠI II LOẠI III
1 Nguyễn Thị Dịu 7C

Bùi Thanh Tùng 7B


Sau khi công nhận, đội phát thanh măng non, tuyên truyền măng non cũng

nên công bố danh sách các đội viên được công nhận bằng loa phát thanh để cho
các em cảm thấy tự hào, vinh dự và khích lệ các em khác.
Một số chương trình đã triển khai thành công
nguyễn khánh
24
một số biện pháp nâng cao chất lượng chương trình rèn luyện đội viên


Năm học 2007 – 2008, liên đội THCS Đông Ngũ đã lên kế hoạch cụ thể,
linh động trong các phong trào, tổ chức triển khai và công nhận các chuyên hiệu
sau:
+1 Chuyên hiệu khéo tay hay làm:.
Thời gian: tháng 10/2007 và tháng 3/2008.
Hình thức: Thi xếp mâm cỗ Tết Trung thu và thi nấu cơm dân gian, cắm
hoa ngày 8/3.
+ 2 Chuyên hiệu vận động viên nhỏ tuổi: 32 HS được công nhận các loại.
Thời gian: tháng 11,12 năm 2007; tháng 3 năm 2008
Hình thức: Công nhận qua đợt thi đấu HKPĐ cấp trường, cấp huyện và
cấp tỉnh; thi đấu giải bóng đá nữ khối 8,9, giải bóng chuyền nam khối 8,9, giải
kéo co, nhảy bao bố tháng 3/2008.
+ 3 Chuyên hiệu chăm học lần I:
Thời gian: Tháng 11, 12 năm 2007, tháng 3, tháng 5 năm 2008.
Hình thức: Công nhận qua các đợt thi đua cao điểm tháng 11, sơ kết kết
quả HKI, thi đua tháng 3 năm 2008, tổng kết HKII.
+ 4 Chuyên hiệu: “An toàn giao thông”.
Thời gian: ngày 01 tháng 10 năm 2007.
Hình thức: ngoại khóa An toàn giao thông.
+ 5 Chuyên hiệu “Nghệ sĩ trẻ”.
Thời gian: 19 Tháng 11 năm 2007
Hình thức: liên hoan văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.

+ 6 Chuyên hiệu Nghi thức Đội.
Thời gian: Tháng 2 năm 2008
Hình thức: Hội thi nghi thức Đội giữa các chi đội.
nguyễn khánh
25

×