Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

Ẩn dụ ý niệm buồn vui trong ca dao của người việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (894.82 KB, 107 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG THỊ THU TRANG

ẨN DỤ Ý NIỆM BUỒN - VUI TRONG CA DAO
CỦA NGƯỜI VIỆT

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

HOÀNG THỊ THU TRANG

ẨN DỤ Ý NIỆM BUỒN - VUI TRONG CA DAO
CỦA NGƯỜI VIỆT
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã ngành: 8 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM HÙNG VIỆT



THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự
hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Phạm Hùng Việt. Các nội dung nghiên cứu,
kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ
hình thức nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình.

Tác giả luận văn
Hoàng Thị Thu Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa, em
đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo khoa Ngữ văn,
khoa Sau Đại học, Ban giám hiệu trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Ban
giám hiệu trường Cao đẳng Nghề số 1 Quốc phòng.
Đặc biệt, với tất cả tấm lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân
thành cảm ơn PGS.TS. Phạm Hùng Việt - người đã hết lòng tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp đã giúp
đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt
quá trình học tập và nghiên cứu đề tài này.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới những người thân yêu đã luôn bên em,
động viên, khích lệ em trong những ngày học tập ở trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 8 năm 2019
Tác giả luận văn
Hoàng Thị Thu Trang

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................iv
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề...............................................................................3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................11
5. Nguồn ngữ liệu ..............................................................................................11
6. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................12
7. Ý nghĩa của đề tài ..........................................................................................12
8. Bố cục của luận văn.......................................................................................13
Chương 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN ..........................................................................14

1.1. Dẫn nhập.....................................................................................................14
1.2. Khái quát về ngôn ngữ học tri nhận ...........................................................14
1.2.1. Các khái niệm có liên quan .....................................................................14
1.2.2. Ẩn dụ ý niệm ...........................................................................................21
1.3. Một vài điểm khái quát về cao dao của người Việt....................................26
1.3.1. Khái niệm ca dao .....................................................................................26
1.3.2. Phạm trù tình cảm trong ca dao...............................................................27
1.4. Tiểu kết .......................................................................................................28
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 2. ẨN DỤ Ý NIỆM BUỒN TRONG CA DAO CỦA NGƯỜI
VIỆT......29
2.1. Dẫn nhập.....................................................................................................29
2.2. Mô hình cấu trúc ý niệm buồn trong ca dao của người Việt......................29
2.2.1. Kết quả khảo sát các từ ngữ biểu thị tình cảm buồn trong ca dao
của người Việt ...................................................................................................29
2.2.2. Đặc điểm sử dụng các từ ngữ trực tiếp chỉ tình cảm buồn trong ca
dao của người Việt.............................................................................................31
2.3. Những ẩn dụ ý niệm buồn trong ca dao của người Việt ............................34
2.3.1. Ẩn dụ “BUỒN LÀ NƯỚC MẮT”...........................................................34
2.3.2. Ẩn dụ “BUỒN LÀ THIÊN NHIÊN”.......................................................37
2.3.3. Ẩn dụ “BUỒN LÀ CHIA CÁCH” ..........................................................42
2.3.4. Ẩn dụ “BUỒN LÀ ÂM THANH”...........................................................43
2.3.5. Ẩn dụ “BUỒN LÀ MỘT THỰC THỂ” ..................................................47
2.3.6. Ẩn dụ bản thể “BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI LÀ VẬT CHỨA
TÌNH CẢM BUỒN” .........................................................................................50
2.3.7. Ẩn dụ bản thể “BUỒN LÀ NHIỆT ĐỘ THẤP” .....................................54

2.3.8. Ẩn dụ định hướng “BUỒN LÀ HƯỚNG XUỐNG DƯỚI” ...................56
2.4. Tiểu kết .......................................................................................................57
Chương 3. ẨN DỤ Ý NIỀM VUI TRONG CA DAO CỦA NGƯỜI VIỆT
........58
3.1. Dẫn nhập.....................................................................................................58
3.2. Mô hình cấu trúc ý niệm vui trong ca dao của người Việt.........................58
3.2.1. Kết quả khảo sát các từ ngữ biểu thị tình cảm vui trong ca dao của
người Việt ..........................................................................................................58
3.2.2. Đặc điểm sử dụng các từ ngữ trực tiếp chỉ tình cảm vui trong ca
dao của người Việt.............................................................................................59
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3.3. Những ẩn dụ ý niệm vui trong ca dao của người Việt ...............................60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3.3.1. Ẩn dụ “VUI LÀ NỤ CƯỜI” ...................................................................60
3.3.2. Ẩn dụ “VUI LÀ THIÊN NHIÊN”...........................................................63
3.3.3. Ẩn dụ “VUI LÀ SUM HỌP”...................................................................67
3.3.4. Ẩn dụ “VUI LÀ ÂM THANH”...............................................................71
3.3.5. Ẩn dụ “BỘ PHẬN CƠ THỂ NGƯỜI LÀ VẬT CHỨA TÌNH CẢM
VUI”......74
3.3.6. Ẩn dụ “VUI LÀ LỄ HỘI” .......................................................................76
3.4. Tiểu kết .......................................................................................................77

KẾT LUẬN.......................................................................................................79

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Kết quả khảo sát các từ ngữ biểu thị tình cảm buồn trong ca
dao của người Việt .........................................................................30
Bảng 2.2. Các tương đồng ánh xạ ẩn dụ ý niệm Buồn là nước mắt ...............35
Bảng 2.3. Các dụ dẫn của ẩn dụ ý niệm Nước mắt.........................................36
Bảng 2.4. Các dụ dẫn của ẩn dụ ý niệm Thiên nhiên .....................................38
Bảng 2.5. Các tương đồng ánh xạ của ẩn dụ ý niệm Chia cách.....................42
Bảng 2.6. Các dụ dẫn của ẩn dụ ý niệm Âm thanh .........................................44
Bảng 2.7. Các tương đồng ánh xạ và dụ dẫn của ẩn dụ ý niệm Thực thể
...........47
Bảng 2.8. Các dụ dẫn của ẩn dụ bản thể Bộ phận cơ thể người là vật
chứa tình cảm buồn ........................................................................51
Bảng 2.9. Các dụ dẫn của ẩn dụ ý niệm Nhiệt độ thấp...................................55
Bảng 2.10. Các dụ dẫn của ẩn dụ ý niệm Hướng xuống dưới ..........................56
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát các từ ngữ biểu thị tình cảm vui trong ca dao
của người Việt ................................................................................59
Bảng 3.2. Các dụ dẫn của ẩn dụ ý niệm Cười ................................................61
Bảng 3.3. Các dụ dẫn của ẩn dụ ý niệm Thiên nhiên .....................................64
Bảng 3.4. Các dụ dẫn của ẩn dụ ý niệm Sum họp...........................................68
Bảng 3.5. Các dụ dẫn của ẩn dụ ý niệm Âm thanh .........................................72
Bảng 3.6. Các dụ dẫn của ẩn dụ ý niệm Bộ phận cơ thể người......................74
Bảng 3.7. Các dụ dẫn của ẩn dụ ý niệm Lễ hội ..............................................76


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngôn ngữ học tri nhận là một cách tiếp cận ngôn ngữ dựa trên kinh
nghiệm của con người về thế giới và cách thức mà con người tri giác và ý niệm
hóa thế giới. Nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận là nghiên cứu cách con người
tư duy, tri giác, hay nói cách khác là nghiên cứu ngôn ngữ với ý nghĩa là
phương thức để tư duy của con người để từ đó tái hiện bức tranh ngôn ngữ sinh
động về thế giới.
Ẩn dụ là một biện pháp tu từ quen thuộc, ẩn dụ là gọi tên sự vật, hiện
tượng này bằng tên sự vật hiện tượng có nét tương đồng với nó nhằm làm tăng
sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Nhưng dưới góc nhìn tri nhận thì ẩn dụ
được gọi là ẩn dụ ý niệm (ẩn dụ tri nhận). Ẩn dụ ý niệm là một trong những
hình thức ý niệm hóa, một quá trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình
thành những ý niệm mới và không có nó thì không thể nhận được tri thức mới;
là một cơ chế tri nhận nhờ đó những tri giác liên tục, tương tự đã trải qua
quá trình phạm trù hóa được đánh giá lại trong những bối cảnh ý niệm mới. Về
nguồn gốc, ẩn dụ ý niệm đáp ứng năng lực nắm bắt của con người và tạo ra sự
giống nhau giữa những cá thể và những lớp đối tượng khác nhau. Với cách tiếp
cận chung này, ẩn dụ ý niệm được xem như là cách nhìn một đối tượng này
thông qua một đối tượng khác và với ý nghĩa đó, ẩn dụ ý niệm là một trong
những phương thức biểu tượng tri thức dưới dạng ngôn ngữ. Ẩn dụ ý niệm
thường có quan hệ không phải với những thực thể cô lập, riêng lẻ mà với những
không gian tư duy phức tạp (những miền kinh nghiệm cảm tính và xã hội).
Xu hướng giương cao ngọn cờ “Dĩ nhân vi trung”, lấy con người làm

tâm điểm đã thúc đẩy mạnh mẽ việc nghiên cứu phạm trù tâm lý tình cảm và
đây được xem là một trong những đích quan trọng mà ngôn ngữ học tri nhận
cần hướng tới. Cứ liệu ngôn ngữ của phạm trù này là nguồn tài liệu sống giúp
chúng ta hiểu sâu hơn về ngôn ngữ, văn hóa và tư duy của người sử dụng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Trong số những thể loại văn học dân gian Việt Nam thì ca dao là thể
loại phong phú cả về số lượng, nội dung, chủ đề và được nhiều thế hệ các nhà
nghiên cứu văn hoá, văn học, ngôn ngữ học… đi sâu nghiên cứu. Nhiều công
trình nghiên cứu đã phát hiện ra những cái hay, cái đẹp, những giá trị tinh
thần thể hiện đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc ẩn chứa trong lớp ngôn từ giản
dị mà súc tích.
Ca dao, xét về góc độ tư duy của dân tộc, là tấm gương phản ánh hiện
thực khách quan của mỗi dân tộc với lối sống, điều kiện sống và những phong
tục tập quán riêng. Hình ảnh về thiên nhiên, cuộc sống, về truyền thống dân
tộc, quan hệ xã hội được phạm trù hóa theo những cách khác nhau, bằng
những hình thức ngôn ngữ khác nhau. Việc nghiên cứu ca dao sẽ giúp chúng
ta tìm hiểu sâu hơn về bản sắc dân tộc, quan niệm và tư duy về sự vật, hiện
tượng cả về mặt đồng đại và lịch đại. Trong thời đại công nghiệp hóa và hội
nhập quốc tế hiện nay, sự tiếp xúc và giao thoa văn hóa đang làm mờ đi nhiều
giá trị truyền thống. Nhiều yếu tố văn hóa vật thể và phi vật thể dần dần biến
mất khỏi đời sống xã hội. Việc nghiên cứu ca dao người Việt sẽ giúp tái hiện
và bảo tồn những giá trị đó.
Trong hệ thống từ ngữ mà ca dao sử dụng, ngoài những lớp từ ngữ chỉ
trăng, hoa, chim muông, cỏ cây, màu sắc… thì hệ thống từ ngữ chỉ tình cảm
buồn - vui cũng khá phổ biến. Trước đây đã có một số công trình nghiên cứu
thành ngữ biểu thị tâm lí tình cảm từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận, song

chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm buồn - vui trong ca
dao của người Việt để góp phần giải mã các tín hiệu ngôn ngữ trong ca dao
người Việt. Đó chính là lý do để chúng tôi lựa chọn đề tài: “Ẩn dụ ý niệm
buồn - vui trong ca dao của người Việt” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
cao học của mình.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong lí thuyết ngôn ngữ học cổ điển, ẩn dụ được coi là một vấn đề
thuộc ngôn ngữ. Nhà triết học Hi Lạp cổ đại là Aristotle đã xem ẩn dụ là hình
thức trang trí trong ngôn ngữ nghệ thuật và hùng biện bằng phương thức
chuyển tên gọi trên nguyên tắc tương suy.
Theo Aristotle, ẩn dụ là một cách thức làm mới ngôn ngữ, làm giàu có
thêm cho ngôn ngữ bằng cách cung cấp cho người nói những cách diễn đạt hấp
dẫn hơn để biểu thị và bộ lộ chính mình. Trong các hình thức hùng biện hoặc
diễn thuyết, ẩn dụ tạo nên sự “lạ hoá”, là phối hợp của “sự rõ ràng, sự mê hoặc
và sự ngạc nhiên”, và khi được sử dụng thích hợp có thể tác dụng dựa trên nhận
thức để sản sinh nghĩa mới.
Tiếp thu những luận điểm về ẩn dụ trong hai công trình “Thuật hùng
biện” (Rhetoric) và “Thi ca” (Poetics) của Aristotle, từ thế kỉ XX, nhiều chuyên
khảo nghiên cứu về ẩn dụ đã xuất hiện. Một số tác giả trình bày những quan
điểm truyền thống về ẩn dụ phải kể đến là: Barfield (1962), Black (1969),
Cohen (1975), Goodman (1968), Verbrugge và Carrell (1977)…
Trong Việt ngữ học, ẩn dụ đã được nghiên cứu khá nhiều nhưng vẫn có
những ý kiến khác nhau giữa các nhà nghiên cứu. Ẩn dụ thường được xem xét
từ hai góc độ phụ thuộc vào việc xác định đối tượng của các lĩnh vực nghiên
cứu. Ở góc độ thứ nhất, ẩn dụ được coi là đối tượng nghiên cứu của từ vựng

học. Ở phương diện này, ẩn dụ là một trong những phương thức chuyển hoá
nghĩa cơ bản của các đơn vị từ vựng dựa vào mối quan hệ tương đồng giữa các
sự vật hay đối tượng. Ở góc độ thứ hai, ẩn dụ được coi là đối tượng nghiên cứu
của phong cách học. Ở phương diện này, ẩn dụ là một biện pháp tu từ nhằm tạo
nên những biểu tượng trong nhận thức của con người và ẩn dụ được khảo sát
trong những ngữ cảnh cụ thể gắn liền với văn bản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Như vậy, theo quan điểm truyền thống, ẩn dụ thường được xem như đặc
tính của riêng ngôn ngữ, được từ vựng hoá trong các hình thức của từ ngữ và là
một vấn đề của lời nói hơn là vấn đề thuộc phạm trù tư tưởng và hành động. Từ
khi lí thuyết tri nhận ra đời, cùng với đó là sự hình thành lí thuyết ẩn dụ ý niệm,
vấn đề về ẩn dụ ngày càng được quan tâm nghiên cứu tỉ mỉ và rộng rãi hơn.
Black (1962) có lẽ là người đầu tiên coi ẩn dụ như là “công cụ tri nhận”,
nghĩa là nó không phải chỉ là một phương cách biểu thị các tư tưởng bằng ngôn
ngữ mà còn là một phương cách để tư duy về các sự vật. Black cho rằng, ẩn dụ
chứa một “nội dung tri nhận xác thực” (positive cognitive content). Michael
Reddy cũng cho rằng, ẩn dụ là một quỹ tích của những suy nghĩ chứ không
phải của ngôn ngữ và nó là một phần đáng kể và thiết yếu của phương cách ước
định tri nhận thế giới.
Năm 1980, với công trình Metaphos We live by (Chúng ta sống trong ẩn
dụ), Lakoff và Johnson đã bắt đầu phát triển lí thuyết tri nhận về ẩn dụ và chỉ rõ
rằng “hệ thống ý niệm đời thường của chúng ta, mà trong khuôn khổ của nó
chúng ta suy nghĩ và hành động, về bản chất là ẩn dụ”. Lúc này, ẩn dụ không
chỉ được xem xét ở riêng phạm vi từ ngữ mà phải ở cả các phạm vi tư duy và
hành động. Tiếp đó, qua một số công trình với một số nhà nghiên cứu khác,
Lakoff đã phát triển tư tưởng về vai trò của ẩn dụ trong việc hình thành hệ

thống ý niệm của con người và cấu trúc của ngôn ngữ tự nhiên. Học thuyết “trí
tuệ nhập thân” của Lakoff chủ trương nghiên cứu sự phụ thuộc của những năng
lực tư duy của con người và những quan niệm về thế giới, kể cả những hệ
thống triết học vào những đặc điểm cấu tạo của cơ thể con người và bộ não con
người. Những ý tưởng này đã mở ra những đường hướng cho lí thuyết tri nhận
về ẩn dụ mà cụ thể là lí thuyết ẩn dụ ý niệm và mối liên kết giữa ẩn dụ và tư
duy. Trong thực tế, bản thân thuật ngữ ẩn dụ ý niệm đã bao hàm rằng ẩn dụ
nằm ngay ở tư duy của con người và biểu hiện lên bề mặt ngôn ngữ. Tư duy và
sau đó là ngôn ngữ về cơ bản là các quá trình ẩn dụ gắn liền với kinh nghiệm cá
nhân và các nền văn hoá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Mặc dù còn nhiều tranh luận nảy sinh về vấn đề ẩn dụ giữa các nhà
nghiên cứu khoa học tri nhận và các nhà ngôn ngữ học, nhưng kết quả của
những cuộc tranh luận này đã đem lại một khối lượng ấn tượng các nghiên cứu
về ẩn dụ ý niệm. Trong cuốn “Cơ thể trong tâm trí: cơ sở vật chất của ý nghĩa,
tưởng tượng và lí giải”, (Johnson, M. (1987) The Body in the Mind. The Bodily
Basis of Meaning, Imagination, and Reason. Chicago: UoC Press), M. Johnson
cho rằng các lí luận ngữ nghĩa ngoài việc nghiên cứu các điều kiện chân thực
của câu, còn cần nghiên cứu về phạm trù hóa, ẩn dụ, hoán dụ. Trong cuốn sách
này, Johnson đã trình bày hai cấu trúc tri nhận về lí giải và vận dụng ngôn ngữ:
sơ đồ hình ảnh (image schema) và cấu trúc ẩn dụ (metaphorical structure) và cơ
sở vật chất của chúng. Vấn đề này được tiếp tục trình bày cụ thể hơn trong
cuốn “Cơ sở ngữ pháp tri nhận” của Langacker (Langacker, W. R. (1987).
Foundations of Cognitive Grammar, Vol I. Stanford: Stanford University
Press) và cuốn Phạm trù của Lakoff, Ẩn dụ trong ngôn ngữ học tri nhận của
Gibbs và Steen (1997)…

Nhìn chung, các nhà khoa học như Lakoff, Kovecses, Johnson… đều cho
rằng, ẩn dụ ý niệm thường dựa trên kinh nghiệm thân thể, những ý niệm ẩn dụ
biểu thị những cảm xúc của con người như buồn, vui, hạnh phúc, giận dữ…đều
có cơ sở sinh lí học và văn hóa dân tộc. Ẩn dụ ý niệm không chỉ gắn với quá
trình trải nghiệm của con người mà còn được lí giải thông qua bản đồ thần
kinh, đặc biệt là hệ thống cảm giác ở vỏ não. Như vậy, ẩn dụ cũng được xem là
một hiện tượng tinh thần, tồn tại một cách vô thức và tạo thành các cơ chế thần
kinh tự nhiên. Các nhà nghiên cứu như Srinivas Naryanan (1997), Christopher
Johnson (1997), Joseph Grandy (1997) đều thống nhất cho rằng ẩn dụ ý niệm
xuất phát từ chính những trải nghiệm hàng ngày của con người và kinh nghiệm
cảm giác là cơ sở để con người đưa ra những đánh giá chủ quan. Năm 2002, G.
Fauconnier và M. Turner đã phát triển một lí thuyết về không gian pha trộn.
Các tác giả cho rằng, phép ẩn dụ là một hiện tượng thần kinh và các ánh xạ ẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




dụ được thực hiện trên cơ sở vật lí giống như một bản đồ thần kinh. Vì cơ chế
của ẩn dụ phần lớn là vô thức, nên hàng ngày chúng ta suy nghĩ và nói một
cách ẩn dụ dựa trên bản đồ ẩn dụ đã được hình thành trong bộ não.
Bên cạnh những công trình kinh điển, lí thuyết ẩn dụ ý niệm còn có
những ảnh hưởng sâu rộng tới mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tư duy trong các
lĩnh vực khác như: văn chương, chính trị, pháp luật, quân sự, tôn giáo, kinh
tế, nhân chủng học văn hóa, toán học… Ở lĩnh vực văn chương, các tác giả
như Lakoff và Turner (1987), More (1989) đã chứng minh rằng phép ẩn dụ
trong thi ca hầu hết nằm ở các phần mở rộng và trong các trường hợp đặc biệt
ổn định, ẩn dụ ý niệm thông thường được sử dụng trong tư tưởng và ngôn ngữ
hàng ngày. Các sáng tạo ẩn dụ của nhà thơ thường nằm trong cơ chế ánh xạ ẩn
dụ. Ở lĩnh vực chính trị, pháp luật và xã hội, ẩn dụ được xem như một công cụ

pháp lí (Steven, Lakoff). Những nghiên cứu của Gibbs (1994), Lakoff (1987),
Kovecses (1990), Fenendes và Johnson (1990) cho rằng ẩn dụ có những ứng
dụng tích cực trong lĩnh vực đạo đức và kinh tế vì nó liên quan đến cả hai quá
trình nhận thức và tâm lí. Các tác giả Lakoff và Nunez (2000) cũng đã nghiên
cứu cấu trúc ẩn dụ trong toán học, ứng dụng trong lĩnh vực toán học cổ điển cao
cấp.
Tóm lại, trên thế giới, theo lí thuyết của khoa học tri nhận và với rất
nhiều công trình nghiên cứu về ngôn ngữ học tri nhận thì khái niệm ẩn dụ ý
niệm (hay ẩn dụ tri nhận) được hiểu là “một sự chuyển di (tranfer) hay một sự
ánh xạ (mapping) cấu trúc và các quan hệ nội tại của một lĩnh vực hay mô hình
tri nhận nguồn sang một lĩnh vực hay mô hình tri nhận đích”. Ẩn dụ ý niệm về
bản chất là một trong những hình thức ý niệm hóa, một quá trình tri nhận, một
cơ chế tri nhận với mục đích tạo ra những ý niệm mới hoặc làm sáng tỏ hơn
những ý niệm mới trên nền văn hóa và tri thức kinh nghiệm của người bản ngữ.
Ở Việt Nam, công trình “Ngôn ngữ học tri nhận - Từ lí thuyết đại cương
đến thực tiễn tiếng Việt” (2005) của tác giả Lý Toàn Thắng có thể coi là nghiên
cứu tổng quan đầu tiên về lĩnh vực ngôn ngữ học tri nhận. Trong cuốn sách, tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




giả đặc biệt chú ý tới những sự khác biệt trong các mô hình (bức tranh) ngôn
ngữ về thế giới, nguyên lí “dĩ nhân vi trung” của mô hình không gian về thế
giới, định hướng không gian và những cách thức biểu đạt chúng trong ngôn
ngữ, bản đồ tri nhận không gian và sự hình dung các thuộc tính không gian.
Cùng với một số bài viết khác (Ngôn ngữ và sự tri nhận không gian, Ngôn ngữ
số 4, 1994; Bản sắc văn hoá: thử nhìn từ góc độ tâm lí - ngôn ngữ, Ngôn ngữ
số 15, 2001; Thử nhìn lại một số vấn đề cốt yếu của ngôn ngữ học tri nhận, Tạp
chí khoa học ĐHQG Hà Nội, 2008…), tác giả đã cung cấp những khái niệm

nền tảng cơ bản cho trào lưu nghiên cứu về ẩn dụ tri nhận ở Việt Nam.
Tiếp đó, phải kể đến các công trình của tác giả Trần Văn Cơ như: Ngôn
ngữ học tri nhận (ghi chép và suy nghĩ) (2007) và Khảo luận ẩn dụ tri nhận
(2009). Cuốn sách Ngôn ngữ học tri nhận (ghi chép và suy nghĩ) của tác giả
Trần Văn Cơ cũng là một tài liệu quan trọng được coi như những nền móng
ban đầu của trào lưu nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận ở Việt Nam. Ngoài
phần tổng luận, cuốn sách đề cập đến các vấn đề cụ thể như: tri nhận và hoạt
động tri nhận, ý niệm và ý niệm hóa thế giới, bức tranh ngôn ngữ về thế giới,
phạm trù và phạm trù hóa thế giới, ẩn dụ và ẩn dụ ý niệm, cảm xúc và các mô
hình cảm xúc… Đặc biệt, nguyên lí “Dĩ nhân vi trung” cũng được tác giả bàn
luận khá kĩ, coi đây như là một phương pháp luận cơ bản phân biệt ngôn ngữ
học tri nhận với các ngôn ngữ học tiền tri nhận. Năm 2009, tác giả Trần Văn
Cơ cho xuất bản cuốn Khảo luận - ẩn dụ tri nhận với nội dung cơ bản là lí
thuyết ẩn dụ ý niệm do hai tác giả người Mĩ G. Lakoff và M. Johnson đề
xướng. Năm 2011, ông tiếp tục cho xuất bản cuốn Ngôn ngữ học tri nhận - Từ
điển tường giải và đối chiếu giúp giải thích các thuật ngữ cơ bản trong ngôn
ngữ học tri nhận, cung cấp tiểu sử và tác phẩm cơ bản của các tác giả có liên
quan trong khuynh hướng ngôn ngữ học tri nhận trên thế giới. Một số bài viết
trên các báo, tạp chí của tác giả Trần Văn Cơ cũng đều xoay quanh các vấn đề
của ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt là Việt ngữ học tri nhận như: Nhận thức, tri
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




nhận - hai hay một? (Tìm hiểu thêm về ngôn ngữ học tri nhận); Việt ngữ học tri
nhận; Về một hướng nghiên cứu tiếng Việt (Một số vấn đề lí thuyết và ứng dụng
ngôn ngữ học tri nhận)…
Cũng trong trào lưu nghiên cứu về ẩn dụ theo quan điểm tri nhận, bằng
việc phân tích các ngữ liệu trong tiếng Việt, tác giả Nguyễn Đức Tồn đã đưa ra

cái nhìn chi tiết hơn về bản chất của ẩn dụ, giải phóng ẩn dụ khỏi sự trói buộc ở
quan niệm chỉ là phép tu từ. Quan điểm này thể hiện trong một số bài viết như:
Tìm hiểu đặc trưng văn hoá - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy người Việt (trong
sự so sánh với các dân tộc khác, Nxb ĐHQG Hà Nội, 2002; Đặc trưng văn hoá
- dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, Nxb KHXH Hà Nội, 2008; Đặc trưng tư duy
của người Việt qua ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, Ngôn ngữ số 12, 2008.
Ứng dụng lí thuyết ẩn dụ ý niệm vào phân tích tiếng Việt và dựa trên sự
khảo sát các ngữ liệu tiếng Việt, nhiều bài viết, bài nghiên cứu, nhiều luận văn
thạc sĩ, luận án tiến sĩ đã ra đời . Có thể kể đến một số kết quả nghiên cứu của
các tác giả sau:
Nguyễn Đức Dân (2009), Tri nhận không gian trong tiếng Việt, Tạp chí
Ngôn ngữ, số 12.
Võ Thị Dung (2003), Tìm hiểu ẩn dụ tiếng Việt từ góc độ Ngôn ngữ
học tri nhận, Luận văn Thạc sĩ khoa học Ngữ Văn, Trường ĐHSP TP Hồ
Chí Minh.
Võ Kim Hà (2011), Ẩn dụ tiếng Việt nhìn từ lí thuyết nguyên mẫu (so
sánh với tiếng Anh và tiếng Pháp), Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, ĐHKH Xã hội và
Nhân văn TP Hồ Chí Minh.
Hà Thanh Hải (2011), Đối chiếu phương thức ẩn dụ nhìn từ lí thuyết
ngôn ngữ học tri nhận trên cứ liệu báo chí kinh tế Anh - Việt, Luận án Tiến sĩ
Ngữ Văn, ĐHQG TP Hồ Chí Minh.
Nguyễn Thị Bích Hạnh (2011), Ẩn dụ tri nhận “Con người là cây cỏ”
trong ca từ Trịnh Công Sơn, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 6.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Nguyễn Thị Bích Hạnh (2013), Ẩn dụ ý niệm “Đời người là một ngày”
trong ca từ Trịnh Công Sơn, Tạp chí Từ điển học và Bách khoa thư, số 5.

Nguyễn Thị Bích Hạnh (2014), Ẩn dụ tri nhận trong ca từ Trịnh Công
Sơn, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa
học xã hội Việt Nam.
Trịnh Thị Thanh Huệ (2012), Nghiên cứu so sánh đối chiếu ẩn dụ trong
tiếng Việt và tiếng Hán từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận, Luận án Tiến sĩ Ngữ
Văn, Học viện KHXH.
Phan Thế Hưng (2008), Ẩn dụ dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận (qua
các cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt), Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, ĐHSP TP Hồ
Chí Minh.
Ly Lan (2009), Biểu trưng tình cảm bằng các bộ phận cơ thể từ góc nhìn
tri nhận của người bản ngữ trong tiếng Anh và tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số
12.
Ly Lan (2012), Ngữ nghĩa và cơ sở tri nhận của các từ biểu đạt tình cảm
trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt), Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Học viện
Khoa học xã hội.
Trần Thị Phương Lý (2012), Ẩn dụ ý niệm của phạm trù thực vật trong
tiếng Việt (có liên hệ với tiếng Anh), Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Học viện Khoa
học xã hội.
Đặng Thị Hảo Tâm (2012), Ẩn dụ ý niệm “vàng” trong tiếng Việt nhìn từ
góc độ miền nguồn, Tạp chí Ngôn ngữ, số 12.
Nguyễn Ngọc Vũ (2008), Thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng Việt
có yếu tố chỉ bộ phận cơ thể người dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận,
Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, ĐHKH Xã hội và Nhân văn TP Hồ Chí Minh.
Trần Bá Tiến (2012), Nghiên cứu thành ngữ biểu thị tâm lí tình cảm
trong tiếng Anh và tiếng Việt từ bình diện ngôn ngữ học tri nhận, Luận án Tiến
sĩ Ngữ Văn, Đại học Vinh.
Nguyễn Thị Bích Hợp (2015), Ẩn dụ ý niệm phạm trù “đồ ăn” trong
tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Ngô Tuyết Phượng (2016), Ẩn dụ tri nhận trong thành ngữ, tục ngữ Việt
Nam, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Trần Thị Lan Anh (2016), Ẩn dụ ý niệm trong thơ và kịch của Lưu
Quang Vũ, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Thị Hương (2017). Ẩn dụ ý niệm của phạm trù ăn uống trong
tiếng Anh (đối chiếu với tiếng Việt), Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Học viện
Khoa học xã hội.
Nghiêm Hồng Vân (2018), Đối chiếu ẩn dụ ý niệm về ”vui mừng” và
”tức giận” trong tiếng Nhật và tiếng Việt. Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Học
viện Khoa học xã hội.
Nguyễn Thị Thanh Huyền (2019), Ẩn dụ ý niệm về thị trường chứng
khoán trong tiếng Anh và tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học, Học viện
Khoa học xã hội.
Những công trình kể trên cho đến thời điểm này đã tạo nên một bức
tranh toàn cảnh về tình hình nghiên cứu về ẩn dụ dưới góc độ ngôn ngữ học tri
nhận ở Việt Nam. Chúng cung cấp cho các nhà nghiên cứu, bạn đọc và những
người quan tâm nhiều vấn đề có tính lí luận và thực tiễn, có tính gợi mở và định
hướng nhiều luận điểm thú vị. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận thấy rằng trong
số những ngữ liệu cụ thể được đưa vào ứng dụng để khảo sát, những nghiên
cứu về ẩn dụ ý niệm trong văn học dân gian nói chung và trong ca dao của
người Việt nói riêng mặc dù đã được quan tâm nhưng chưa nhiều và chưa sâu

rộng. Chúng tôi thiết nghĩ, việc lựa chọn và thực hiện đề tài nghiên cứu “Ẩn dụ
ý niệm buồn - vui trong ca dao của người Việt", trong tình hình như vậy, là một
hướng triển khai mới, có ý nghĩa cả trên phương diện lí thuyết và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích cơ bản của nghiên cứu này nhằm làm rõ mô hình tri nhận của
các ẩn dụ ý niệm buồn, vui trong ca dao của người Việt để từ đó làm phong phú
thêm những nghiên cứu về ẩn dụ tiếng Việt, một loại đơn vị ẩn chứa rất nhiều
đặc trưng văn hóa tộc người, cũng như góp phần làm sáng tỏ thêm đặc trưng tư
duy ý niệm của người Việt thể hiện qua ca dao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi đề ra một số nhiệm vụ
nghiên cứu cần phải thực hiện:
- Trình bày những vấn đề lí thuyết và thực tiễn có liên quan đến đề tài.
- Phân tích và làm rõ các ẩn dụ ý niệm về buồn thông qua các biểu thức
ngôn ngữ trong ca dao của người Việt.
- Phân tích và làm rõ các ẩn dụ ý niệm về vui thông qua các biểu thức
ngôn ngữ trong ca dao của người Việt .
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Dựa vào cơ sở lý thuyết ngôn ngữ tri nhận, đối tượng nghiên cứu của
luận án là ẩn dụ ý niệm buồn - vui trong ca dao của người Việt.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn giới hạn phạm vi nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm buồn - vui trong
ca dao người Việt trên nguồn ngữ liệu đã xác định. Các vấn đề khác liên quan

đến ngôn ngữ học tri nhận nói chung chỉ được chúng tôi tham khảo như
phương tiện làm rõ hơn các mô hình ẩn dụ tri nhận trong ca dao của người Việt.
5. Nguồn ngữ liệu
Nguồn tư liệu khảo sát là bộ tổng tập Kho tàng ca dao người Việt của
Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật chủ biên, (2001) NXB Văn hoá - thông
tin, Hà Nội. Tư liệu này gồm 2 tập, được tuyển chọn từ những lời ca dao ra đời
trước cách mạng tháng Tám. Số câu ca dao được tập hợp trong bộ sách này đạt
tới 12.487 lời (chưa kể dị bản). Công trình này cũng đã được đưa vào làm
nguồn ngữ liệu tra cứu trong Ngân hàng từ ngữ tiếng Việt của Viện Từ điển
học và Bách khoa thư Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng chủ yếu trong luận văn gồm:
- Phương pháp miêu tả, phân tích ý niệm: được sử dụng để miêu tả, phân
tích các biểu thức ẩn dụ thuộc các phạm trù ý niệm trong ca dao người Việt. Từ
việc phân tích các ý niệm đó, làm rõ bản chất các mô hình ẩn dụ ý niệm đã cấu
trúc hóa tri giác, tư duy và hoạt động nói chung của con người như thế nào và
phát hiện những đặc trưng riêng trong cách tri giác, tư duy và phản ánh thế giới
của người Việt.
- Thủ pháp thống kê - phân loại: Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng thủ
pháp thống kê, phân loại để thống kê số lượng và phân loại các biểu thức ẩn dụ
theo các phạm trù ý niệm, từ đó đưa về hệ thống các ẩn dụ ý niệm cơ sở, ẩn dụ
ý niệm phái sinh trong phạm vi ngữ liệu đã xác định. Đây là căn cứ thực tiễn
giúp đề tài mang tính khách quan và thuyết phục.
- Ngoài ra, đề tài cũng sẽ sử dụng một số thủ pháp của ngôn ngữ học tri
nhận là thủ pháp nội quan (phán đoán, suy luận về nội dung của các ý niệm).

7. Ý nghĩa của đề tài
7.1. Ý nghĩa lí luận
Về mặt lí luận, luận án góp phần tổng kết lại những luận điểm cơ bản của
ngôn ngữ học tri nhận liên quan trực tiếp đến việc nghiên cứu về ẩn dụ, từ đó,
khẳng định vai trò thực sự của ngôn ngữ học tri nhận trong việc cung cấp một
cái nhìn đầy đủ hơn về bản chất của ẩn dụ, mà cụ thể là coi ẩn dụ là cơ sở của
sự hình thành ý niệm, là một ánh xạ tinh thần đặc biệt có ảnh hưởng nhiều đối
với cách con người tư duy và hành động trong đời sống hằng ngày. Luận văn
cũng trình bày những khái niệm then chốt trong khung lí thuyết ẩn dụ ý niệm
như: phạm trù, điển dạng, nghiệm thân, miền ý niệm, nguồn và đích, các kiểu
loại ẩn dụ ý niệm, quy trình nhận dạng ẩn dụ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Về mặt thực tiễn, luận văn tập trung giải quyết một số vấn đề cơ bản: tìm
hiểu phương thức thiết lập và các thành tố của cấu trúc mô hình tri nhận cũng
như các cơ sở để xây dựng nên ẩn dụ ý niệm buồn - vui trong ca dao người Việt.
Nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm buồn - vui trong ca dao người Việt sẽ cho
thấy đặc trưng tri nhận của người Việt qua đó phản ánh bức tranh chân thực về
đời sống tâm hồn, tình cảm của người Việt mang đậm tư duy, văn hóa dân tộc.
Đồng thời kết quả nghiên cứu của luận văn cũng có thể được phục vụ
cho công tác giảng dạy và học tập ca dao trong nhà trường.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Ẩn dụ ý niệm BUỒN trong ca dao của người Việt
Chương 3: Ẩn dụ ý niệm VUI trong ca dao của người Việt


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Dẫn nhập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Ẩn dụ cho đến nay đã nhận được sự quan tâm của nhiều ngành khoa học
như văn học, triết học và tâm lí học tri nhận chứ không chỉ là từ ngôn ngữ học.
Trong văn học, ẩn dụ truyền thống là một biện pháp tu từ gọi tên sự vật hiện
tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức
gợi hình gợi cảm, tạo nên những sáng tạo nghệ thuật bất ngờ mang tính thẩm
mĩ cao. Trong những năm gần đây, ngôn ngữ học tri nhận ra đời đã đưa đến
cách nhìn mới về ẩn dụ, không chỉ xem ẩn dụ là sự trang trí hoa mĩ trên bề mặt
của ngôn ngữ mà là một hiện tượng trong quá trình tư duy của con người. Do
đó, ẩn dụ tri nhận đã trở thành tâm điểm của ngôn ngữ học, mở ra nhiều hướng
nghiên cứu mới mẻ góp phần lí giải mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hóa - tư
duy. Trong chương này, chúng tôi tập trung đi vào giới thiệu khái quát về ngôn
ngữ học tri nhận, cung cấp những thông tin cơ bản về ẩn dụ ý niệm cùng các
khái niệm có liên quan.
1.2. Khái quát về ngôn ngữ học tri nhận
1.2.1. Các khái niệm có liên quan

1.2.1.1. Tri nhận và ngôn ngữ học tri nhận
Theo Trần Văn Cơ, “tri nhận - là khái niệm trung tâm của khoa học tri
nhận” [4, tr.90]. Từ tri nhận (cognition) có nguồn gốc từ tiếng La Tinh
cognition (the action or faculty of knowing or learning), là một trong những
lĩnh vực quan trọng của nghiên cứu tâm lý học, có nghĩa là: quá trình học tập
hay quá trình để đạt được tri thức của con người.
Theo Hà Ninh, “Tri nhận là kiến thức hoặc sự hiểu biết trong nghĩa rộng
nhất của nó, tức là quá trình não người thực hiện thao tác xử lý về thế giới
khách quan và các quan hệ của nó (cảm giác, tri giác, biểu tượng, ý niệm hóa,
phạm trù hóa…), qua đó nhận thức sống động về thế giới” [dẫn theo 26, tr.7].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




×