Tải bản đầy đủ (.ppt) (7 trang)

Từ ngữ địa phương, biệt ngữ xh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (495.22 KB, 7 trang )



Tìm từ tượng hình có trong đoạn văn sau:
Em quẹt que diêm thứ ba. Bỗng em thấy hiện ra một cây
thông Nô-en. Cây này lớn và trang trí lộng lẫy hơn cây mà em đã
được thấy năm ngoái qua cửa kính một nhà buôn giàu có. Hàng
ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi và rất
nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ như những bức bày trong các tủ
hàng, hiện ra trước mắt em bé.
lộng lẫy
sáng rực lấp lánh
rực rỡ

TIẾT 17
I/ TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
Đọc các câu sau, chú ý các từ in màu:
a/ Sáng ra bờ suối, tối vào hang
Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng
b/ Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt, đầy sân nắng đào
c/ Vụ ngô năm nay bà con nông dân được mùa, nhà nào
cũng phấn khởi sắm sữa tiện nghi.
Trong ba từ bắp, bẹ, ngô, từ nào được sử dụng ở địa
phương, từ nào sử dụng phổ biến toàn dân ?
bắp, bẹ: từ địa phương; ngô: từ toàn dân (được dùng phổ
biến và chuẩn mực trong giao tiếp)
Em tìm một vài từ ngữ địa phương mà em biết ( nêu ra từ
toàn dân tương ứng ) ?
Từ dịa phương Từ toàn dân
Cươi, trốc (N.Tĩnh)
Biu điện, lịu đạn (Bắc Bộ)


Béng, phenh phui (Nam Trung Bộ)
Té (ngã)
Sân, đầu
Bưu điện, lựu đạn
Bánh, phanh phui
Té (dùng tay hắt từng tí
nước một ra khỏi chỗ
chứa)
Từ ngữ được sử dụng ở một (hoặc một số) địa phương nhất định.
* Ghi nhớ SGK/56
II/ BIỆT NGỮ XÃ HỘI

TIẾT 17
I/ TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
* Ghi nhớ SGK/56
II/ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
Đọc và chú ý từ được in màu trong đoạn văn sau:
Nhưng đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại
bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến… Mặc dù non một năm
ròng mẹ tôi không gửi cho tôi lấy một lá thư, nhắn người ta thăm tôi
lấy một lời và gửi cho tôi lấy một đồng quà.
Tôi cũng cười đáp lại cô tôi:
- Không ! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu
cũng về. (Nguyên Hồng)
Tại sao trong đoạn văn có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ dùng
từ mợ ?
Trước CMT8 1945, tầng lớp xã hội nào ở nước ta gọi mẹ bằng
mợ, gọi cha bằng cậu ?
-
Chán quá, hôm nay mình phải nhận con ngỗng cho bài tập làm

văn.
-
Trúng tủ, hắn nghiễm nhiên đạt điểm cao nhất lớp.
Em hiểu nghĩa các từ ngỗng, trúng tủ là gì ? Tầng lớp xã hội nào
thường dùng các từ này ?
Biệt ngữ xã hội: từ ngữ chỉ được dùng trong một tầng lớp
xã hội nhất định.
* Ghi nhớ SGK/57

TIẾT 17
I/ TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG
II/ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
III/ SỬ DỤNG TỪ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
Theo em, các tác giả sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong
các đoạn văn, thơ sau với mục đích gì ?
Cá nó để ở dằm thượng áo ba đờ suy, khó mõi lắm.
(Nguyên Hồng)
Đồng chí mô nhớ nữa,
Kể chuyện Bình Trị Thiên,
Cho bầy tui nghe ví
Bếp lửa rung rinh đôi vai đồng chí
- Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ
Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri.
(Hồng Nguyên)
Ghi nhớ
- Việc sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với
tình huống giao tiếp. Trong thơ văn, tác giả có thể sử dụng một số từ
ngữ thuộc hai lớp từ này để tô đậm màu sắc địa phương, màu sắc tầng
lớp xã hội của ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
- Muốn tránh lạm dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội, cần tìm

hiểu các từ ngữ toàn dân có nghĩa tương ứng để sử dụng khi cần thiết.
* Ghi nhớ SGK/58

×