Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác bảo vệ môi trường của khu công nghiệp đông mai, thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.63 MB, 102 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Trần Quang Minh

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN
CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP
ĐÔNG MAI, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Trần Quang Minh

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN
CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP
ĐÔNG MAI, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH

Chuyên ngành: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Mã số: 8440301.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. LƯU ĐỨC HẢI



Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn
nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Trần Quang Minh

I


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành luận văn, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng
góp của nhiều cá nhân và tập thể.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự hướng dẫn trực tiếp và quý báu của thầy giáo
PGS.TS. Lưu Đức Hải cùng các thầy cô giáo trong Khoa Môi trường, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Chi cục Bảo vệ Môi trường tỉnh Quảng Ninh, Phòng
Tài nguyên và Môi trường thị xã Quảng Yên, Công ty Cổ phần liên minh môi trường
và xây dựng, Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera – Tổng Công ty Viglacera
và các doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp Đông Mai đã giúp đỡ, tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

Tôi xin trân trọng cảm ơn gia đình, người thân đã hỗ trợ tôi trong quá trình
thực hiện luận văn./.

Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 2019

Tác giả luận văn

Trần Quang Minh

II


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... II
MỤC LỤC ................................................................................................................... III
DANH MỤC BẢNG ....................................................................................................VI
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................. VII
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................. VIII
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ....................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu ................................................................................ 2
3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................. 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỂ NGHIÊN CỨU ....................................... 4
1.1. Khái niệm, đặc điểm của khu công nghiệp .......................................................... 4
1.2. Sự hình thành khu công nghiệp ở Việt Nam ........................................................ 4
1.3. Tình hình phát triển các khu công nghiệp ........................................................... 5
1.3.1. Tình hình phát triển KCN ở Việt Nam ................................................................ 5
1.3.2. Tình hình phát triển các khu công nghiệp tại Quảng Ninh .............................. 6
1.3.3. Những mặt còn hạn chế trong phát triển KCN ở Việt Nam nói chung và tại

tỉnh Quảng Ninh nói riêng. ........................................................................................... 9
1.4. Hiện trạng môi trường trong các khu công nghiệp ........................................... 11
1.4.1. Thực trạng quản lý môi trường tại các khu công nghiệp ................................ 11
1.4.2. Xu thế quản lý môi trường trong KCN tại Quảng Ninh ................................... 12
1.5. Khái quát về KCN Đông Mai .............................................................................. 15
1.5.1. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................... 15

III


1.5.2. Quy mô, vị trí khu công nghiệp Đông Mai ........................................................ 16
1.5.3. Tính chất, phân khu chức năng ........................................................................ 16
1.5.4. Quy hoạch sử dụng đất ...................................................................................... 18
1.5.5. Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Đông Mai ................................ 19
1.5.6. Khái quát về doanh nghiệp thứ cấp trong KCN Đông Mai .............................. 28
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 29
2.1. Đối tượng, nội dung và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 29
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 29
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 29
2.2. Các phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 29
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .............................................................. 29
2.2.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi ....................................................... 33
2.2.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia ..................................................... 34
2.2.4. Phương pháp thống kê, xử lý tổng hợp số liệu ................................................. 34
2.2.5. Phương pháp phân tích SWOT ......................................................................... 35
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................. 36
3.1. Hiện trạng môi trường khu công nghiệp Đông Mai .......................................... 36
3.1.1. Hiện trạng môi trường nước.............................................................................. 36
3.1.2. Hiện trạng môi trường không khí ..................................................................... 49
3.1.3. Hiện trạng chất thải rắn .................................................................................... 53

3.2. Thực trạng công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp Đông Mai. ..... 55
3.2.1. Mô hình quản lý tổ chức .................................................................................... 55
3.2.2. Công tác quản lý và kiểm soát chất thải ............................................................ 56
3.2.3. Kết quả tổng hợp phiếu điều tra dân cư địa phương về KCN Đông Mai ........ 57
IV


3.2.4. Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong quản lý môi trường tại KCN Đông Mai. 61
3.3. Đề xuất các giải pháp cải thiện chất lượng và nâng cao hiệu quả công tác quản
lý môi trường. .............................................................................................................. 63
3.3.1. Giải pháp quản lý ............................................................................................... 63
3.3.2. Giải pháp kỹ thuật .............................................................................................. 65
3.3.3. Các giải pháp tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường .................... 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 69
Kết luận ........................................................................................................................ 69
Kiến nghị ...................................................................................................................... 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 70
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 74

V


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Cơ cấu sử dụng đất và chỉ tiêu kỹ thuật các lô đất quy hoạch……....…..18
Bảng 1.2: Nhu cầu sử dụng nước của khu công nghiệp Đông Mai……….……......21
Bảng 1.3: Tổng hợp khối lượng cấp nước……….……….……….………..……….23
Bảng 1.4: Lượng nước thải sản xuất của khu công nghiệp……….……….….….…24
Bảng 1.5: Tổng hợp khối lượng thoát nước thải……….……….……..….…………26
Bảng 1.6: Phụ tải điện của khu công nghiệp……….……….……….……….…….26

Bảng 1.7: Các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN Đông Mai………………...……..28
Bảng 2.1. Tổng hợp chi tiết nội dung và đơn vị cung cấp thông tin………...………32
Bảng 2.2. Danh sách các chuyên gia đã tư vấn và tham gia ý kiến……….………..34
Bảng 3.1: Kết quả phân tích môi trường nước thải công nghiệp tại KCN Đông Mai
trước và sau khi xử lý……….……….……….……….…….…………..….….…...36
Bảng 3.2: Kết quả phân tích môi trường nước thải sinh hoạt tại KCN Đông Mai trước
và sau khi xử lý……….……….……….……….……….……………….….…...…40
Bảng 3.3: Kết quả phân tích môi trường nước mặt tại KCN Đông Mai trước và sau
khi xử lý……….……….……….………....……….……….……….……..……….42
Bảng 3.4. Kết quả phân tích môi trường nước ngầm tại KCN Đông Mai trước và sau
khi xử lý……….……….……….……….……….……….…….…….………….…45
Bảng 3.5: Kết quả phân tích môi trường không khí xung quanh tại KCN Đông Mai
…………….………….…….……………..…….……….……….…..…….………49
Bảng 3.6. Kết quả phân tích môi trường không khí khu vực thi công tại KCN Đông
Mai ………….……….……….……….……….……….……………….……….…52
Bảng 3.7. Hiện trạng phát sinh, xử lý chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại
tại KCN Đông Mai……….……….……….……….……….…...………...……….54

VI


DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Trạm xử lý nước thải tập trung tại KCN Việt Hưng (TP Hạ Long)……...12
Hình 2.1 : Sơ đồ vị trí lấy mẫu các điểm quan trắc môi trường KCN Đông Mai........31
Hình 3.1. Mô tình tổ chức quản lý của KCN Đông Mai..…………………………...56
Hình 3.2. Tổng hợp kết quả đánh giá của người dân về chất lượng môi trường nước
KCN Đông Mai………………………………………………………………….…58
Hình 3.3. Tổng hợp đánh giá của người dân về chất lượng môi trường không khí KCN
Đông Mai………………………………………………………………….………..58

Hình 3.4. Tổng hợp đánh giá của người dân về chất lượng môi trường chất thải rắn
KCN Đông Mai……………………………………………………...………..……59
Hình 3.5. Tổng hợp đánh giá của người dân về công tác quản lý, kiểm soát ONMT
nước KCN Đông Mai………………………………………………………………59
Hình 3.6. Tổng hợp đánh giá của người dân về công tác quản lý, kiểm soát ONMT
không khí KCN Đông Mai………………………………………………….………60
Hình 3.7. Tổng hợp đánh giá của người dân về công tác quản lý, kiểm soát ONMT
chất thải rắn KCN Đông Mai ………………………………………………………60

VII


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết tắt

Tiếng Việt

Tiếng Anh
Biochemical oxygen
Demand

1

BOD

Nhu cầu ôxy sinh hóa

2


BQL

Ban quản lý

3

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi
trường

4

BVMT

Bảo vệ môi trường

5

CCN

Cụm công nghiệp

6

COD

Nhu cầu ôxy hóa học


7

CTNT

Chất thải nguy hại

8

DO

Lượng oxy hoà tan
trong nước cần thiết cho
sự hô hấp của các sinh
vật nước

9

ĐTM

Đánh giá tác động môi
trường

10

HTXL

Hệ thống xử lý

11


KCN

Khu công nghiệp

12

KKT

Khu kinh tế

13

NM

Nước mặt

14

NT

Nước thải

15

ONMT

Ô nhiễm môi trường

16


QCCP

Quy chuẩn cho phép

VIII

Chemical Oxygen
Demand

Dessolved Oxygen


17

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

18

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép

19

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam


20

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

IX

Turbidity & Suspendid
Solids


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Sự hình thành và phát triển của các Khu kinh tế, khu công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh trong những năm gần đây đã tạo ra động lực lớn trong việc phát
triển kinh tế - xã hội (tỉnh Quảng Ninh đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế
(GRDP) 10,16% trong sáu tháng đầu năm 2018, cao nhất trong sáu năm trở lại đây),
đồng thời tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân, thúc đẩy sự hình thành
của các đô thị mới, các ngành công nghiệp và phụ trợ. Nhưng bên cạnh đó, việc
hình thành và phát triển của các KCN cũng đang bộc lộ những điểm yếu của nó, mà
vấn đề đã và đang đáng báo động hiện nay chính là ô nhiễm môi trường (ONMT)
do các KCN gây ra.
Quảng Ninh là tỉnh ven biển, biên giới thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Tỉnh
Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, vì có cả biển, đảo, đồng bằng,
trung du, đồi núi, biên giới. Trong quy hoạch phát triển kinh tế, tỉnh Quảng Ninh
vừa thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía bắc vừa thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ. Hiện
nay ở Quảng Ninh có tất cả 11 khu công nghiệp, việc phát triển 11 khu công nghiệp
này nhằm mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, tuy nhiên đi đôi với
sự thuận lợi đó là việc tập trung các nguồn phát thải ô nhiễm vào các khu vực nhất

định. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh những năm
qua đã góp phần tích cực trong việc thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, đóng
góp đáng kể vào quá trình tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, cùng với sự mở rộng
không ngừng quy mô của các khu công nghiệp và các hệ thống quản lý, giám sát
môi trường như hiện này thì việc kiểm soát ô nhiễm đôi khi còn chưa đáp ứng được
hoặc tốc độ phát triển của các khu công nghiệp.
Cùng với xu hướng phát triển chung của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh hiện nay, khu công nghiệp Đông Mai do Công ty Đầu tư phát triển hạ
tầng Viglacera là chủ đầu tư cũng đang có nhưng bước chuyển mình trong phát triển
quy mô phát triển và hoạt động quản lý. Nhận thức được tầm quan trọng của việc

1


phát triển kinh tế gắn liền với tăng cường bảo vệ môi trường, tôi đã lựa chọn đề tài
“Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác bảo vệ môi trường
của Khu công nghiệp Đông Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh”.
2. Mục tiêu của đề tài nghiên cứu
Đề tài tập trung vào giải quyết các mục tiêu cụ thể sau:
- Đánh giá được hiện trạng môi trường nước, môi trường không khí, chất thải
rắn của KCN Đông Mai và hiện trạng quản lý môi trường tại khu công nghiệp Đông
Mai, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường của KCN
hướng tới phát triển bền vững, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với
bảo vệ môi trường, định hướng phát triển bền vững của thị xã Quảng Yên nói riêng
và tỉnh Quảng Ninh nói chung nói chung.
3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của luận văn tập trung vào các vấn đề sau:
a) Đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp Đông Mai, thị xã Quảng
Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Đánh giá hiện trạng môi trường nước, môi trường không khí, hiện trạng phát
sinh, xử lý chất thải rắn của KCN thông qua số liệu thu thập được tại thời điểm nghiên
cứu là Quý IV năm 2018.
b) Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại khu công nghiệp Đông Mai
- Hiện trạng quản lý môi trường KCN.
- Hiện trạng về quản lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; các biện pháp quản lý
môi trường, giảm thiểu tác động môi trường tại KCN đang triển khai áp dụng.
- Đánh giá những tồn tại và hạn chế của Công tác quản lý môi trường tại khu
công nghiệp Đông Mai.

2


c) Đề xuất các giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý môi trường của KCN
Đông Mai.
Dựa trên kết quả đánh giá, đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống quản lý
môi trường của khu công nghiệp Đông Mai để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh sản xuất, góp phần phát triền bền vững kinh tế - xã hội, môi trường tại KCN
Đông Mai nói riêng và thị xã Quảng Yên nói chung, đồng thời phù hợp với định
hướng phát triển KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỂ NGHIÊN CỨU
1.1. Khái niệm, đặc điểm của khu công nghiệp
1.1.1. Khái niệm khu công nghiệp
Căn cứ theo Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ thì:
khu công nghiệp (KCN) là khu vực lãnh thổ có giới hạn nhất định, ở đó tập trung
các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, không có dân cư

sinh sống và được tổ chức hoạt động theo cơ chế ưu đãi cao hơn so với các khu vực
lãnh thổ khác.
Tại Việt Nam cũng đã có nhiều loại hình khu công nghiệp đang được xây
dựng, bao gồm: khu công nghiệp; khu chế xuất; khu công nghệ sinh học; khu công
nghiệp sinh thái; khu kinh tế mở hay khu kinh tế thương mại khác.
1.1.2. Đặc điểm của khu công nghiệp
Khu công nghiệp có các đặc điểm chủ yếu như sau:
- Có ranh giới vị trí được xác định, có thể có hoặc không có rào ngăn cách,
không có dân cư sinh sống.
- Được thành lập để thu hút tập trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ
phục vụ sản xuất công nghiệp.
- Có khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu về lao động.
- Đơn vị chủ đầu tư KCN thuê đất của Nhà nước để đầu tư hạ tầng và thu tiền
cho thuê đất, phí điều hành KCN và một số loại phí có liên quan khác.
1.2. Sự hình thành khu công nghiệp ở Việt Nam
Ban đầu, các KCN hình thành từ những năm 1960 và 1970 theo mô hình công
nghiệp của Liên Xô cũ, tập trung ở một số thành phố khu vực phía Bắc như: Hà Nội,
Hải Phòng, Thái Nguyên, Phú Thọ, và một số thành phố khác ở khu vực phía Nam...
Trong giai đoạn này, các cơ sở sản xuất công nghiệp còn mang tính tự phát, phân tán
rời rạc. Một số nhà máy, xí nghiệp tập hợp lại và cùng hoạt động trong một phạm vi
địa lý nhất định cũng được gọi là “khu công nghiệp”. Công nghệ sản xuất của các cơ

4


sở này còn lạc hậu, không có quy hoạch tổng thể và lâu dài, không quan tâm đúng
mức đến vấn đề môi trường.
Việc hình thành và phát triển các KCN này chưa có quy hoạch, còn bộc lộ nhiều
nhược điểm về môi trường và công nghệ mà cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn khắc
phục được. Về sau thì các KCN được xây dựng theo mô hình mới. Đây là những khu

vực được quy hoạch mang tính liên vùng, liên lãnh thổ và có phạm vi ảnh hưởng
không chỉ ở một khu vực địa phương. Trong khu công nghiệp không có dân cư sinh
sống, nhưng ngoài khu công nghiệp phải có hệ thống dịch vụ phục vụ nguồn nhân
lực làm việc ở khu công nghiệp. Cho đến nay, cả nước hiện có tổng số trên 326 KCN.
Tuy nhiên, quá trình quản lý, phát triển các khu công nghiệp vẫn còn bộc lộ một số
khó khăn, thể hiện qua tỷ lệ lấp đầy bình quân mới chỉ đạt 60%, tiến độ giải phóng
mặt bằng chậm, việc thu hút đầu tư mới và phân khu nội bộ KCN cũng chưa thật sự
hiệu quả, triệt để…
1.3. Tình hình phát triển các khu công nghiệp
1.3.1. Tình hình phát triển KCN ở Việt Nam
Năm 2008 là năm đầu tiên thực hiện Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về
việc thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý của nhà nước đối với KCN, KCX và
KKT. Công tác quản lý của nhà nước cũng như hoạt động của các KCN, KKT ở Việt
Nam đã có những điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, năng lực, chương trình và trọng tâm
công tác để thích nghi với điều kiện mới. Vì vậy, trong năm 2008 nước ta đã có những
bước phát triển mới mang tính đột phá và đạt được nhiều thành tựu quan trọng.
Sau 20 năm (1991 - 2011) xây dựng và phát triển, kể từ khi KCX đầu tiên KCX Tân Thuận được hình thành tại TP.HCM đến nay hệ thống các KCN, KCX đã
có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước và có những đóng góp không nhỏ vào
sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước.
Theo báo cáo của Vụ Quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết
năm 2018, cả nước có 326 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt
gần 93 nghìn héc-ta. Trong đó diện tích đất công nghiệp đạt gần 64 nghìn héc-ta,

5


chiếm khoảng 68% tổng diện tích đất tự nhiên. Có 250 KCN đã đi vào hoạt động với
tỷ lệ lấp đầy đạt hơn 73% và 76 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt
bằng, xây dựng cơ bản. Có 17 Khu kinh tế ven biển đã được thành lập với tổng diện
tích mặt đất và mặt nước hơn 845.000 ha.

Tính chung trong năm 2018, tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào khu công
nghiệp, khu kinh tế và vốn tăng thêm đạt trên 8,3 tỷ USD. Theo đó, các khu công
nghiệp, khu kinh tế đã đăng ký đầu tư cho khoảng 560 dự án đầu tư nước ngoài với
tổng vốn đầu tư đăng ký ước đạt trên 5,3 tỷ USD và tăng vốn cho gần 500 dự án với
tổng vốn đầu tư tăng thêm khoảng trên 3 tỷ USD. Lũy kế đến hết năm 2018, các khu
công nghiệp, khu kinh tế thu hút được khoảng 7.500 dự án đầu tư trong nước với
tổng vốn đăng ký ước đạt gần 970 nghìn tỷ đồng và khoảng 8.000 dự án vốn đầu tư
nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký ước đạt trên 145 tỷ USD. Tỷ lệ lấp đầy của
các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động đạt trên 73%. [12]
1.3.2. Tình hình phát triển các khu công nghiệp tại Quảng Ninh
Những năm gần đây, Quảng Ninh đã đẩy mạnh đầu tư, phát triển các khu kinh
tế (KKT), khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn, đồng thời có nhiều chính sách, cơ
chế nhằm thu hút mạnh các doanh nghiệp đầu tư vào KKT, KCN.
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
880/QĐ-TTg ngày 9/6/2014, trên địa bàn Quảng Ninh có 11 KCN (quy hoạch đến
năm 2020) với tổng diện tích là 11.736,86 ha. Thời gian qua, Quảng Ninh đã hỗ trợ,
tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư, quy trình thực hiện các thủ tục hành
chính liên quan đến đầu tư kinh doanh ngày càng đơn giản hóa, rõ ràng, công khai và
minh bạch. Từ đó, nhiều nhà đầu tư có tiềm lực đã đến KCN, KKT của tỉnh với mong
muốn đầu tư lâu dài.
Tỉnh Quảng Ninh cũng đã giao Ban Quản lý KKT là đơn vị đầu mối, tăng cường
phối hợp, trao đổi chuyên môn với các bộ chuyên ngành (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường), đặc biệt trong việc xin chấp thuận chủ

6


trương đầu tư các dự án trọng điểm; đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù đối với
KCN, KKT; hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng hạ tầng KKT...

Bên cạnh đó, công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) cũng được đẩy mạnh.
Cụ thể, Ban Quản lý KKT đã phân loại các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết thành
4 nhóm (TTHC thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; TTHC thuộc
thẩm quyền quyết định của UBND tỉnh; TTHC được UBND tỉnh, Chủ tịch UBND
tỉnh và Sở LĐTB-XH ủy quyền; TTHC thuộc thẩm quyền quyết định của Ban Quản
lý KKT).
Để rút ngắn thời gian thực hiện TTHC của doanh nghiệp, đã có 21/21 TTHC
thuộc thẩm quyền quyết định của Ban được thực hiện thẩm định và phê duyệt tại
Trung tâm Hành chính công tỉnh, 47/47 TTHC đăng ký thực hiện dịch vụ công trực
tuyến mức độ 3. Trong quý I/2018, Ban tiếp nhận 106 TTHC; đã giải quyết 97
TTHC (đạt 91,51%), trong đó giải quyết trước hạn 79 TTHC (đạt 81,44%), giải
quyết đúng hạn 18 TTHC (đạt 18,56%), không có TTHC trả quá thời hạn; 9 TTHC
chưa đến hạn trả. [13]
Ban Quản lý KKT cũng đã bố trí cán bộ thường trực tại các địa bàn trọng điểm
để nắm bắt, tổng hợp tình hình triển khai đầu tư hạ tầng kỹ thuật và các dự án thứ cấp
trong KCN, KKT. Đồng thời, duy trì liên lạc thường xuyên với bộ phận thường trực
của UBND các địa phương có KCN, KKT; phối hợp với đơn vị chuyên môn của các
sở, ngành và các địa phương, hướng dẫn các nội dung chuẩn bị đầu tư xây dựng các
dự án, tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, dự án hoạt động trên địa bàn KCN,
KKT, cập nhật tình hình an ninh trật tự, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ,…
Thường xuyên giám sát, ghi nhận, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật của doanh
nghiệp trong quá trình thực hiện dự án để đề xuất xử lý theo quy định. Chủ động
hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn quản lý trong việc thực
hiện các TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban.
Tổng vốn thu hút đầu tư trên địa bàn KCN, KKT đạt 936 tỷ đồng (gồm 40,874
triệu USD và 14 tỷ đồng) đạt 13,63% kế hoạch thu hút FDI năm 2018. Hoạt động sản
xuất kinh doanh của hầu hết các doanh nghiệp trong các KKT, KCN khá ổn định, tốc
7



độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, nhiều doanh nghiệp đã mở rộng quy mô
sản xuất, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chỉ tính riêng năm 2017, doanh
thu các dự án FDI đạt 1,4 tỷ USD, tổng giá trị xuất khẩu đạt 875 triệu USD, nộp Ngân
sách Nhà nước đạt 1.143 tỷ đồng. [13]
* Định hướng phát triển giai đoạn đến năm 2020:
Tỉnh Quảng Ninh sẽ đẩy mạnh thu hút đầu tư lấp đầy các Khu, cụm công nghiệp
đã có, xây dựng thêm các Khu, cụm công nghiệp mới (theo Quy hoạch đã được phê
duyệt) để thu hút đầu tư. Xây dựng một số khu vườn ươm công nghiệp công nghệ
cao tiến tới phát triển các khu công nghiệp công nghệ cao về cơ khí tự động hóa,
công nghệ sinh học, công nghệ thông tin.
Phát triển các Khu, cụm công nghiệp phù hợp với phát triển đô thị, giao thông.
Xây dựng hạ tầng các Khu, cụm công nghiệp đồng bộ giữa trong và ngoài hàng rào,
phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung gắn với phát triển các khu dịch vụ đô thị phù hợp để đảm bảo điều kiện sinh hoạt ăn ở và đi lại cho công nhân. Các
Khu, cụm công nghiệp đều phải có hệ thống xử lý nước thải tập trung để giảm ô
nhiễm môi trường. Tập trung phát triển các Khu, cụm công nghiệp có kết cấu hạ tầng
hiện đại, xây dựng các khu công nghiệp chuyên ngành như: khu công nghiệp đóng
tàu, khu công nghiệp sản xuất ô tô, khu công nghiệp điện tử, khu công nghiệp hỗ trợ,
khu cụm công nghiệp dệt - may, khu, cụm công nghiệp chế biến thực phẩm.
Sự phát triển công nghiệp của tỉnh có thể dẫn đến các tác động sau tới môi
trường:
- Phát triển công nghiệp kèm theo việc gia tăng mức tiêu thụ nguyên liệu, nước
và năng lượng.
- Làm gia tăng các dòng thải, trong đó có chất thải nguy hại, vào môi trường,
và nếu các dòng thải này không được kiểm soát sẽ gây nên ô nhiễm môi trường khu
vực, đặc biệt là môi trường không khí và môi trường nước và tác động tới sức khỏe
cộng đồng.

8



- Gia tăng ô nhiễm do hoạt động giao thông vận tải trong quá trình vận chuyển
nguyên, nhiên liệu và sản phẩm trên cả đường sông và đường bộ.
- Khai thác tài nguyên sẽ gây ô nhiễm môi trường không khí, gây suy thoái đất
đai, suy giảm tầng nước ngầm, thúc đẩy các hiện tượng thiên tai như sạt lở đất, tác
động đến môi trường cảnh quan.
1.3.3. Những mặt còn hạn chế trong phát triển KCN ở Việt Nam nói chung và tại
tỉnh Quảng Ninh nói riêng.
Sự phát triển các KCN tại Việt Nam nói chung và tại Quảng Ninh nói riêng đã
đạt được những thành quả nhất định, nhưng bên cạnh đó sự phát triển KCN đang bộc
lộ nhiều mặt trái, kém bền vững. Chất lượng quy hoạch các KCN còn thấp, phát triển
theo phong trào, thu hút đầu tư chưa đi đôi với bảo vệ môi trường.
- Về việc quy hoạch, sử dụng đất: Tại nhiều địa phương, đặc biệt là vùng
đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long, đất phục vụ sản xuất nông
nghiệp đã được sử dụng cho phát triển KCN. Theo thống kê sơ bộ, có đến 20% diện
tích đất xây dựng KCN là đất nông nghiệp (khoảng trên 10.000 ha). Tổng diện tích
đất trồng lúa được chuyển đổi để phát triển các KCN đến năm 2015 từ 18.000 đến
20.000 ha, chiếm khoảng 0,5% tổng diện tích đất trồng lúa trên cả nước. Việc thu
hồi đất nông nghiệp để xây dựng các KCN đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời
sống các hộ nông nghiệp gây nên nhiều tệ nạn xã hội. [8]
- Sự phối hợp trong công tác đào tạo nhân lực: Phát triển KCN chưa có sự
phối hợp đồng bộ với công tác đào tạo lực lượng lao động, dẫn đến thiếu hụt gay gắt
lao động tại các KCN, nhất là lực lượng lao động có tay nghề. Quảng Ninh có dân số
khoảng 1,2 triệu người, trong đó có đến 60% là trong độ tuổi lao động. Đó là nguồn
lực dồi dào cung cấp cho thị trường lao động trong tỉnh. Tuy nhiên cùng với lợi thế
đó, còn không ít khó khăn đặt ra cho lực lượng lao động nơi đây. Tuy nhiên, nguồn
lao động chủ yếu xuất thân từ nông thôn (60% mới tốt nghiệp THCS), tay nghề, tác
phong, ý thức công nhân chưa cao. Hiện trong 12 vạn công nhân mới chỉ có 6% có tay
nghề cao và được đào tạo bài bản (Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Ninh). [8]

9



- Về việc thực hiện các quy định môi trường: Do chạy theo đầu tư, nhiều
KCN đã bỏ qua các quy định tối thiểu về môi trường, bỏ qua các quy định phân khu
chức năng đã được phê duyệt, thiếu sự kiểm tra giám sát các hoạt động của doanh
nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường… Nhiều KCN đã trở thành điểm nóng
về môi trường, gây bức xúc cho cộng đồng tại nhiều địa phương.
- Việc thực hiện các chính sách: Thực hiện các chính sách, pháp luật về lao
động trong các KCN, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, còn nhiều
bất cập, thậm chí có biểu hiện vi phạm pháp luật. Nhiều doanh nghiệp chưa ký kết
thoả ước lao động tập thể, hay hợp đồng lao động và chưa thực hiện đóng Bảo hiểm
xã hội cho người lao động.
Dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe và điều kiện ăn uống của công nhân cũng chưa
được doanh nghiệp quan tâm chu đáo. Điều kiện sinh hoạt, môi trường sống không
đảm bảo, thiếu các hoạt động sinh hoạt văn hóa, tinh thần là nguyên nhân phát sinh
nhiều tệ nạn xã hội như: trộm cắp, trấn lột, đánh lộn, mại dâm, nghiện hút,... Các vấn
đề trên gây ảnh hưởng trực tiếp tới tính ổn định của lực lượng lao động, năng suất
và hiệu quả sản xuất lâu dài của các doanh nghiệp KCN.
- Hiện tượng ô nhiễm môi trường KCN: Sự phát triển KCN gây lên hiện
tượng ô nhiễm môi trường do các nguyên nhân sau:
+ Quản lý môi trường KCN đòi hỏi cần có cơ chế và mô hình quản lý phù hợp
nhằm đáp ứng thực tế, trong khi số lượng và quy mô KCN không ngừng tăng nhanh
trong thời gian qua. Tuy nhiên, mô hình quản lý hiện nay vẫn còn hạn chế, chưa được
cải thiện nhằm bắt kịp với tốc độ phát triển KCN.
+ Phần lớn KCN phát triển sản xuất mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, tính phức
tạp về môi trường cao.
+ Nguồn thải từ KCN mặc dù tập trung nhưng thải lượng rất lớn, trong khi đó
công tác quản lý cũng như xử lý chất thải KCN còn nhiều hạn chế, do đó phạm vi
ảnh hưởng tiêu cực của nguồn thải từ KCN là rất lớn.


10


1.4. Hiện trạng môi trường trong các khu công nghiệp
1.4.1. Thực trạng quản lý môi trường tại các khu công nghiệp
Sự phát triển các KCN, CCN tại Việt Nam nói chung và tại Quảng Ninh nói
riêng đã đạt được những thành quả nhất định, nhưng bên cạnh đó sự phát triển KCN
đang bộc lộ nhiều mặt trái, kém bền vững. Chất lượng quy hoạch các KCN còn thấp,
phát triển theo phong trào, thu hút đầu tư chưa thực sự đi đôi với bảo vệ môi trường,
có nhiều tồn tại trong những quy định về hệ thống quản lý môi trường KCN cũng
như thực tế vẫn còn nhiều bất cập, có thể kể đến như:
- Quản lý môi trường KCN chưa thực sự có đơn vị đầu mối chịu trách nhiệm
chính. Việc phân cấp, phân chia nhiệm vụ, quyền hạn không rõ ràng giữa Sở Tài
nguyên và Môi trường với Ban quản lý Khu kinh tế đã dẫn đến việc quản lý về bảo
vệ môi trường trong các KCN chưa được chú trọng, tập trung.
- Chưa phân định rõ ràng chức năng quản lý Nhà nuớc về môi trường KCN
(hiện nay cùng do 2 đơn vị quản lý là Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban quản lý
Khu kinh tế), nhưng nội dung quan trọng nhất là tổ chức bảo vệ môi trường cho KCN
và hiện vẫn đang là chưa có mô hình thống nhất.
- Về việc thực hiện các quy định môi trường: do chạy theo các nhà đầu tư, nhiều
KCN đã bỏ qua các quy định tối thiểu về môi trường, thậm chí họ đã phá bỏ các quy
định phân khu chức năng đã được phê duyệt, thiếu sự kiểm tra giám sát các hoạt
động của doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực môi trường… Nhiều KCN đã trở
thành điểm nóng về môi trường, gây bức xúc cho cộng đồng tại nhiều địa phương.
- Về việc quy hoạch, sử dụng đất: tại nhiều địa phương, việc thu hồi đất nông
nghiệp để xây dựng các KCN đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống các hộ nông
nghiệp gây nên nhiều tệ nạn xã hội.
- Hiện tượng ô nhiễm môi trường KCN: sự phát triển KCN gây lên hiện tượng
ô nhiễm môi trường do các nguyên nhân sau:
+ Quản lý môi trường KCN đòi hỏi cần có cơ chế và mô hình quản lý phù hợp

nhằm đáp ứng thực tế khi số lượng và quy mô KCN không ngừng tăng nhanh trong

11


thời gian qua. Tuy nhiên, mô hình quản lý hiện nay vẫn còn hạn chế, chưa được cải
thiện nhằm bắt kịp với tốc độ phát triển KCN.
+ Phần lớn KCN phát triển sản xuất mang tính đa ngành, đa lĩnh vực, tính phức
tạp về môi trường cao.
+ Nguồn thải từ KCN mặc dù tập trung nhưng thải lượng rất lớn, trong khi đó
công tác quản lý cũng như xử lý chất thải KCN còn nhiều hạn chế, do đó phạm vi
ảnh hưởng tiêu cực của nguồn thải từ KCN là rất lớn.
1.4.2. Xu thế quản lý môi trường trong KCN tại Quảng Ninh
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 5 KCN và 3 CCN đã đi vào hoạt
động. Việc thu hút các nhà đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp
(CCN) trong thời gian qua đã tạo ra hàng vạn việc làm cho người lao động và góp
phần quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh. Song bên
cạnh những kết quả đạt được, Quảng Ninh đang đối mặt với những bất cập, tồn tại
về vấn đề bảo vệ môi trường trong các KCN, CCN trên địa bàn.

Hình 1.1: Trạm xử lý nước thải tập trung tại KCN Việt Hưng (TP Hạ Long).

12


Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Ninh, trên địa bàn tỉnh
hiện có 5 KCN (Cái Lân, Hải Yên, Đông Mai, Việt Hưng, Cảng biển Hải Hà - giai
đoạn 1) có 94 dự án còn hiệu lực (9 dự án hạ tầng KCN, 1 dự án hạ tầng về cảng biển
và 84 dự án đầu tư thứ cấp); 3 CCN là Kim Sen, Hà Khánh và Nam Sơn có 135 dự
án. Cả 5 KCN đều có trạm xử lý nước thải tập trung, đảm bảo thu gom, xử lý toàn

bộ nước thải phát sinh từ các dự án thứ cấp. Tuy nhiên, mới chỉ có 3 KCN có hệ
thống xử lý nước thải tập trung đã đầu tư hệ thống quan trắc tự động theo quy định,
còn lại 2 KCN vẫn chưa lắp đặt hệ thống này.
Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng một số nhà đầu tư thứ cấp chưa thực hiện đấu
nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung trong KCN mà xả thải trực tiếp ra môi
trường tự nhiên, gây ô nhiễm môi trường. Điều đáng nói là, tại 3 CCN đang hoạt
động, mới có duy nhất CCN Hà Khánh (TP. Hạ Long) đã đầu tư hệ thống xử lý nước
thải tập trung với quy mô 1.500m3/ngày đêm. Còn lại 2 CCN Kim Sen (TX. Đông
Triều) và CCN Nam Sơn (huyện Ba Chẽ) chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung.
Về cơ bản các KCN đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, đảm bảo thu
gom toàn bộ nước thải phát sinh của KCN. Nước thải được các nhà đầu tư thứ cấp
xử lý sơ bộ sau đó đấu nối về trạm xử lý chung để tiếp tục xử lý; chất lượng nước
thải sau xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.
Tại KCN Cái Lân, giai đoạn I, được Công ty CP Xi măng và xây dựng Quảng
Ninh xây dựng trạm xử lý nước thải quy mô 2.000m3/ngày đêm từ năm 2002 và đến
nay vận hành ổn định, công suất khoảng 500-700m3/ngày đêm, đảm bảo thu gom,
xử lý toàn bộ lượng nước thải phát sinh.
Còn lại các KCN cũng đã đầu tư xây dựng trạm thu gom, xử lý toàn bộ lượng
nước thải phát sinh của các dự án đang hoạt động. Riêng KCN Đông Mai (TX. Quảng
Yên), chủ đầu tư hạ tầng KCN này đang đầu tư Dự án đầu tư xây dựng trạm xử lý
nước thải giai đoạn I, công suất 1.100m3/ngày đêm.
Hiện 5 KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều đã có trạm thu gom, xử lý nước
thải. Tuy nhiên, theo kết quả kiểm tra của các sở, ban, ngành chức năng, hiện tại vẫn

13


còn một số dự án hoạt động trong các KCN còn xảy ra vi phạm pháp luật về môi
trường, nhất là các đơn vị, doanh nghiệp thứ cấp như: Công ty TNHH Tiên Đồng,
Công ty TNHH Hóa học thế kỷ mới, Công ty TNHH Sợi hóa học thế kỷ mới (KCN

Cái Lân) sai phạm: nước thải không được thu gom, xử lý triệt để, chất thải nguy hại
không được thu gom, xử lý triệt để, kho xử lý chất thải nguy hại cũng không đảm
bảo tiêu chuẩn.
Bên cạnh đó, hạ tầng một số KCN xuống cấp, trong khi lưu lượng xe có trọng
tải lớn đi lại nhiều, gây ô nhiễm môi trường, điển hình là KCN Cái Lân đã cơ bản
được đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật, diện tích đất cho thuê cơ bản lấp đầy, tuy
nhiên đến nay nhiều hạng mục công trình đã xuống cấp nghiêm trọng như: Hệ thống
cấp điện cho các dự án thứ cấp, điện chiếu sáng; các nắp cống thoát nước bị vỡ hỏng,
tắc nghẽn... Tại khu vực trước cổng Công ty Dầu thực vật Cái Lân thường xuyên có
nhiều xe tải, xe container qua lại, khiến đường xuống cấp nghiêm trọng, gây ô nhiễm
môi trường...
Chủ đề công tác năm 2018 của tỉnh Quảng Ninh đặt ra là “Bảo vệ và nâng cao
chất lượng môi trường tự nhiên”, vì vậy, Sở TN&MT các ngành chức năng cần tăng
cường công tác kiểm tra giám sát, tập trung vào các nhà đầu tư thứ cấp tại các KCN
thực hiện các giải pháp xử lý, giảm thiểu phát sinh khí thải gây ô nhiễm theo báo cáo
đánh giá tác động môi trường được duyệt. Bởi hiện nay, trong các KCN trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh có một số dự án phát sinh khí thải, nước thải công nghiệp, cụ thể
như: Nhà máy Dầu thực vật Cái Lân, dự án sản xuất hợp kim wolfram xuất khẩu,
nhà máy sản xuất sợi hóa học thế kỷ mới tại KCN Cái Lân; nhà máy sản xuất dầu
(DMC) và silicone tại KCN Hải Yên; dự án gia công nguyên liệu và tinh chế đất
hiếm, dự án xây dựng nhà máy chế biến dăm gỗ nguyên liệu giấy xuất khẩu tại KCN
Việt Hưng...[9]
Đồng thời tăng cường kiểm tra, giám sát, yêu cầu các nhà đầu tư thứ cấp phải
thực hiện nghiêm việc đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung trong KCN,
CCN, cũng như lắp đặt hệ thống quan trắc tự động để truyền dữ liệu về trung tâm
của Sở Tài nguyên và Môi trường, xử lý chất thải rắn theo quy định.
14



×