Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý tài nguyên nước mặt tại lưu vực sông ba đoạn chảy qua thị xã an khê, tỉnh gia lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT TẠI LƯU VỰC
SÔNG BA ĐOẠN CHẢY QUA THỊ XÃ AN KHÊ, TỈNH
GIA LAI

Ngành:

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành:

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn

: PGS.TS Võ Lê Phú

Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Thị Thanh Hằng

MSSV: 1151080078

Lớp: 11DMT02

TP. Hồ Chí Minh, 2015




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cá
nhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Võ Lê Phú.
Các số liệu, những kết luận nghiên cứu đước trình bày trong luận văn này
trung thực và chưa từng được công bố dưới bất cứ hình thức nào. Nọi dung của luận
án có tham khảo và sử dụng một số thông tin, tài liệu từ các nguồn sách, tạp chí
được liệt kê trong danh mục các tài liệu tham khảo.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình.
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Thanh Hằng

i


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy
PGS.TS Võ Lê Phú, đã t ận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình viết Luận
văn tốt nghiệp của mình.
Tôi chân thành cảm ơn quý Th ầy, Cô trong khoa CNSH – TP – MT ,
Trường đại học Công Nghệ TP. Hồ CHí Minh đã tận tình truyền đạt kiến thức
trong những năm tôi học tập. Với vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình
học không chỉ là nến tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành
trang quí báu để tôi bước vào đời một các vứng chắc và tự tin.
Tôi chân thành cảm ơn Phòng Tài Nguyên & Môi Trường thị xã An
Khê, tỉnh Gia Lai đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực tập tại

Phòng Tài Nguyên & Môi Trường.
Cuối cùng tôi kính chúc quý Thầy, Cô dòi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh ,Chị trong phòng
tài Nguyên & Môi trường thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai luôn dồi dào sức khỏe,
đạt được nhiều thành công trong công việc.
Trân trọng kính chào
Sinh viên

Nguyễn Thị Thanh Hằng

ii


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................ 2
2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................ 2
2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2
3. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 3
4. Phạm vi đề tài.................................................................................................. 3
5. Giới hạn đề tài ................................................................................................. 3
6. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 3
7. Ý nghĩa khoa h ọc và thực tiễn......................................................................... 5
7.1.

Ý nghĩa khoa học của đề tài ...................................................................... 5

7.2.


Ý nghĩa thực tiễn của đề tài........................................................................ 5

8. Cấu trúc của luận văn...................................................................................... 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về tài nguyên nước ....................................................................... 7
1.1.1. Các khái niệm cơ bản .................................................................................. 7
1.1.2. Tầm quan trọng của nước đối với hoạt động kinh tế - xã hội ..................... 11
1.1.3. Mức độ khai thác và tình hình ô nhiễm nước hiện nay tại Khu vực Tây Nguyên
......................................................................................................................... 15
1.2. Tổng quan về thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai ................................................... 16
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 16
1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội............................................................................ 23

iii


1.2.3. Tài nguyên................................................................................................... 28
1.3. Tổng quan về sông Ba.................................................................................... 30
1.3.1. Đặc điểm chung........................................................................................... 30
1.3.2. Tài nguyên nước sông Ba............................................................................ 33
1.3.3. Tầm quan trọng của sông Ba đối với phát triển KTXH của Thị xã An Khê và
Tỉnh Gia Lai..................................................................................................... 34
CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC SÔNG BA TRÊN
ĐỊA BÀN THỊ XÃ AN KHÊ .......................................................................... 36
2.1. Hiện trạng tài nguyên nước sông Ba .............................................................. 36
2.1.1. Hiện trạng phân bố và lưu lượng nước sông Ba trên địa bàn T X An Khê . 36
2.1.2. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước sông Ba tại Thị xã An Khê ................ 37
2.1.3. Các nguồn gây ô nhiễm chất lượng nước sông Ba...................................... 40
2.2. Hiện trạng công tác quản lý nước sông Ba tại địa bàn thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
......................................................................................................................... 49

2.2.1. Hệ thống cơ quan quản lý tài nguyên nư ớc ................................................ 49
2.2.2. Cơ sở pháp lý trong quản lý môi trường nước sông Ba .............................. 51
2.2.3. Hệ thống trang thiết bị, máy móc phục vụ công tác quản lý chất lượng nước sông
Ba..................................................................................................................... 53
2.2.4. Các hoạt động quản lý tài nguyên nước sông Ba đã triển khai................... 53
2.2.5. Hoạt động xử lý nguồn thải gây ô nhiễm nước sông Ba............................. 55
2.3. Đánh giá hiện trạng công tác quản lý nước sông Ba, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai

iv


2.3.1. Thuận lợi ..................................................................................................... 62
2.3.2. Khó khăn, tồn tại ........................................................................................63
2.4. Đánh giá khả năng tiếp nhận các nguồn thải của sông Ba, đoạn chảy qua thị xã An
Khê, tỉnh Gia Lai ............................................................................................. 67
2.4.1. Xác định các nguồn thải ................................................................................... 72
2.4.2. Các kịch bản đánh giá khả năng tiếp nhận nguồn thải của sông Ba................. 72
2.4.3. Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của sông Ba theo các kịch bản….72
CHƯƠNG 3 :ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NƯ ỚC SÔNG BA TẠI THỊ XÃ
AN KHÊ, TỈNH GIA LAI……
3.1. Giải pháp quản lý và nâng cao nhận thức về môi trường, quản lý rừng đầu nguồn sông
Ba .......................................................................................................................... 90
3.1.1. Giải pháp Quản lý và nâng cao nhận thức về môi trường ................................ 90
3.1.2. Giải pháp quản lý rừng đầu nguồn ................................................................... 92
3.2. Giải pháp cho khai thác, sử dụng tài nguyên nước sông Ba................................ 95
3.2.1. Giải pháp quản lí............................................................................................... 95
3.2.2. Giải pháp hợp tác quốc tế............................................................................ 99
3.2.3. Các giải pháp kĩ thu ật.................................................................................. 100
3.3. Giải pháp công nghệ cho chất lượng nước sông Ba....................................... 100
3.3.1. Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm từ nguồn thải ...................... 100

3.3.2. Áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) cho một số ngành/lĩnh vực................ 101
3.3.3. Đổi mới công nghệ...................................................................................... 105
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................... 106

v


1.KẾT LUẬN ........................................................................................................ 106
2.KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................... 109

vi


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CLN

Chất lượng nước

COD

Nhu cầu oxy hóa học


DO

Oxy hòa tan

E.Coli

Tổng Coliform

GDP

Tổng sản phẩm nội địa

KB1

Kịch bản 1

KB2

Kịch bản 2

KBHT

Kịch bản hiện trạng

LVS

Lưu vực sông

N-NH4:


Nito

P-PO4

Phốtpho

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

TCMT

Tổng cục Môi trường

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

UBND

Ủy ban nhân dân


vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Nhiệt độ không khí trung bình của Thị xã An Khê qua các năm ................. 21
Bảng 1.2: Độ ẩm không khí trung bình của Thị xã An Khê qua các năm .................... 21
Bảng 1.3. Lượng mưa trung bình của Thị xã An Khê qua các năm ............................. 21
Bảng 1.4. Số giờ nắng trung bình của Thị xã An Khê qua các năm ............................. 22
Bảng 1.5. Mực nước và lưu lượng nước của sông Ba tại trạm quan trắc An Khê từ năm
2010 - 2014. .................................................................................................................. 22
Bảng 1.6. Tình hình dân số trung bình của Thị xã An Khê đầu năm 2015 .................. 23
Bảng 1.7. Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thị xã An Khê......... 25
Bảng 1.8. Diện tích đất, phân theo loại đất của Thị xã An Khê năm 2014.................. 29
Bảng 2.1. Đặc trưng tài nguyên nước của lưu vực sông Ba.......................................... 36
Bảng 2.2 . Lưu lượng trung bình tháng tại trạm thủy văn An Khê ................................ 36
Bảng 2.3: Hiện trạng công trình thủy lợi Thị xã An Khê ............................................. 37
Bảng 2.4: Các thông số chính của Công trình thủy điện An Khê – Ka Nak................. 39
Bảng 2.5. Số lượng các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn Thị xã An Khê .......... 40
Bảng 2.6. Chất lượng nước thải đầu ra của Nhà máy đường An Khê .......................... 41
Bảng 2.7: Kết quả quan trắc lượng nước thải đầu ra của Khu chà mỳ ......................... 42
Bảng 2.8: Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt tại suối Vôi, Thị xã An Khê .......... 43
Bảng 2.9. Kết quả phân tích mẫu nước tại bệnh viện đa khoa An Khê ........................ 45
Bảng 2.10. Lưu lượng các nguồn thải công nghiệp vào sông Ba ................................. 75
Bảng 2.11. Tải lượng ô nhiễm tối đa của các nguồn thải.............................................. 76
Bảng 2.12: Tải lượng chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận ...................... 76
Bảng 2.13. Tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải .......................................................... 77
Bảng 2.14. Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước ............................. 78
Bảng 2.15: Lưu lượng các nguồn thải công nghiệp và sông Ba ................................... 79

Bảng 2.16. Tải lượng ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận ............................. 80

viii


Bảng 2.17. Tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải ......................................................... 81
Bảng 2.18. Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước ............................ 82
Bảng 2.19. Lưu lượng các nguồn thải công nghiệp và sông Ba ..................................83
Bảng 2.20. Tải lượng ô nhiễm tối đa của các nguồn thải .............................................84
Bảng 2.21. Tải l ượng chất ô nhiễm có sẵn trong nguồn nước tiếp nhận ..................... 85
Bảng 2.22. Tải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải ......................................................... 86
Bảng 2.23: Khả năng tiếp nhận tải lượng ô nhiễm của nguồn nước ............................ 87

ix


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

Hình 1.1.Vòng tuần hoàn nước toàn cầu....................................................................... 12
Hình 1.2.Bản đồ hành chính Thị xã An Khê - tỉnh Gia Lai .......................................... 17
Hình 1.3.Bản đồ lưu vực sông Ba ................................................................................. 34
Hình 2.1.Nước từ thượng nguồn sông Ba (Gia Lai) qua hai công trình thủy điện lại đổ
ra sông Kôn (Bình Định)............................................................................................... 48
Hình 2.2.Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường Thị xã An Khê....................................... 49
Hình 2.3.Quy trình công nghệ xử lý nước thải của nhà máy đường An Khê ............... 55
Hình 2.4: Quy trình xử lý nước thải tại Chi nhánh Công ty Cổ phần T hực phẩm Quảng
Ngãi – Nhà máy Sản xuất Tinh bột sắn Gia Lai cơ sở 2 ............................................... 56
Hình 2.5: Quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải Công ty MDF Vinafor Gia Lai
....................................................................................................................................... 57
Hình 2.6. Các nguồn thải nằm gần nhau (coi như xáo trộn chung ) ............................. 73

Hình 2.7. Các nguồn thải cùng xả thải vào một vị trí ................................................... 73

x


2015

Đồ án tốt nghiệp

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sông Ba là một trong chín hệ thống sông chính của Việt Nam và là sông lớn
nhất ở Nam Trung Bộ, Sông Ba có diện tích lưu vực 14.132 km2 trong đó 8.656 km2
nằm trong tỉnh Gia Lai. Bắt nguồn từ vùng núi cao trên 1.200 m ở phía Đông Bắc tỉnh
Gia Lai, sông Ba chảy qua nhiều địa phận thuộc tỉnh Gia Lai, chảy vào tỉnh Phú Yên
và cuối cùng đổ ra biển ở cửa Đà Rằng. Trong những năm gần đây, Sông Ba trở nên
cạn kiệt và có những lúc trong tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng đến đời
sống hoạt động sản xuất và sinh hoạt cộng đồng dân cư vùng hạ lưu.
Thực trạng lưu lượng dòng chảy của sông Ba tại các thời điểm vào mùa kiệt là
quá thấp, không thể đáp ứng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội vùng lưu vực sông,
không đáp ứng được nhu cầu sử dụng nước cho quá trình sản xuất, sinh hoạt, đảm bảo
vấn đề môi sinh vùng hạ du sau đập, đặc biệt trong điều kiện tác động của biến đổi khí
hậu với các biểu hiện về thời tiết nắng hạn gay gắt kéo trong thời gian qua.
Cùng với vấn đề cạn kiệt dòng chảy chất lượng môi trường nước sông Ba cũng
trở nên báo động, đã có lúc gây hoang mang cho người dân ở khu vực. Kết quả quan
trắc môi trường nước sông Ba tại một số điểm bị ảnh hưởng của việc xả thải từ các cơ
sở sản xuất thuộc lưu vực sông cho thấy một số chỉ tiêu môi trường vượt ngưỡng quy
chuẩn quy định, không đảm bảo cho mục đích nước cấp sinh hoạt, bảo tồn động vật
thủy sinh hoặc thậm chí cho mục đích tưới tiêu thủy lợi. Bởi tại sông Ba đã ph ải oằn
mình tiếp nhận những nguồn thải ô nhiễm ngày càng phát sinh từ các hoạt động sản

xuất công nghiệp, nông nghiệp và các chất thải sinh hoạt của các khu dân cư có ý thức
về môi trường thấp.
Trước thực trạng đó, đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về sông Ba,
nhưng phần lớn tập trung nghiên cứu cho mục tiêu phát triển các công trình thuỷ điện,
kiểm soát xả lũ hay hạn chế rủi ro lũ lụt tại lưu vực sông. Ngoài ra, vấn đề môi trường,

1


2015

Đồ án tốt nghiệp

chất lượng nước sông Ba cũng được quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây, nhưng
để giải quyết vấn đề này cần có sự đầu tư các đề tài nghiên cứu khoa học, nhằm đề xuất
các giải pháp quản lý hiệu quả chất lượng nước sông Ba cho mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội bền vững cho lưu vực.
Trong bối cảnh đó, để góp phần đánh giá mức độ ô nhiễm và công tác quản lý
tài nguyên nước tại lưu vực sông Ba, người thực hiện đề tài đã chọn và tiến hành thực
hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp quản lý tài nguyên nước tại
lưu vực sông Ba đoạn chảy qua Thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai” cho Luận văn tốt
nghiệp của mình nhằm đóng góp một phần nào đó cho quê hương nơi người thực hiện
đề tài đang sinh sống
2.

Mục tiêu nghiên cứu

2.1.

Mục tiêu tổng quát

Đề xuất các giải pháp tổng hợp vừa đảm bảo các luận cứ khoa học vừa phù hợp

với thực tiễn của địa phương để quản lý chất lượng nguồn nước sông Ba đoạn chảy qua
thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
2.2. Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát nêu trên, các mục tiêu cụ thể sau đây cần phải đạt
được:
-

Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Ba đoạn chảy qua thị xã An Khê,
tỉnh Gia Lai.

-

Dự báo tác động của phát triển kinh tế- xã hội đến chất lượng nước sông Ba

-

Đề xuất các giải pháp quản lý chát lư ợng nguồn nước sông Ba đoạn chảy
qua thị xã An Khê cho mục tiêu phát triển bền vững.

3. Nội dung nghiên cứu

2


2015

Đồ án tốt nghiệp


Để đạt được các mục tiêu cụ thể nêu trên, các nội dung nghiên cứu sau đây sẽ
được thực hiện:
-

Tổng quan về tài nguyên nước

-

Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Thị xã An Khê và lưu
vực sông Ba.

-

Hiện trạng tài nguyên nước tại Thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai.

-

Đánh giá hiện trạng ô nhiễm và công tác quản lý tài nguyên nước tại Thị xã
An Khê, tỉnh Gia Lai.

-

Xác định các vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên nước tại lưu
vực sông Ba.

-

Đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý TNN tại Thị
xã An Khê vì mục tiêu phát triển bền vững


4. Phạm vi đề tài:
-

Phạm vi không gian: Thị xã An Khê, Tỉnh Gia Lai.

-

Phạm vi thời gian: Tháng 05/2015 – tháng 08/2015.

5. Giới hạn đề tài:
Đề tài chỉ tập trung vào đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng và ô nhiễm nguồn
nước mặt tại sông thuộc địa bàn Thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai
6. Phương pháp nghiên cứu:
Để đạt được các nội dung nghiên cứu nêu trên, các phương pháp sau đây sẽ được áp
dụng

-

Phương pháp khảo sát thực địa:

3


2015

Đồ án tốt nghiệp

 Từ ngày 1/6/2015 đến 14/6/2015đi thực tế khu vực nghiên cứu để quan sát,
đánh giá cảm quan chất lượng nước mặt: Màu sắc, mùi, và các hệ sinh thái
khu vực ven sông để đưa ra những nhận định sơ bộ chất lượng nước cũng như

hiện trạng môi trường nước tại khu vực nghiên cứu.
 Ghi chép, chụp ảnh lại những vấn đề quan tâm và cần thiết cho đề tài nghiên
cứu để có dẫn chứng cụ thể cho đề tài.
-

Phương pháp thu thập và kế thừa

 Sử dụng các văn bản pháp lý như: Lu ật Bảo vệ Môi trường, các tiêu chuẩn môi
trường về quản lý tài nguyên nước mặt, các quy chuẩn ngành để phân tích các
vấn đề môi trường có liên quan đến công tác quản lý tài nguyên nư ớc làm cơ
sở để có thể đánh giá được hiện trạng về tài nguyên nước tại địa điểm nghiên
cứu.
 Nghiên cứu các tài liệu về báo cáo quan trắc chất lượng nước mặt của Thị xã
qua các năm, các tài liệu trên mạng Internet, báo chí, … khai thác tài nguyên,
quản lý môi trường. Từ đó rút ra những nhận xét đánh giá hiện trạng khai thác
tài nguyên nước của khu vực sông Ba (đoạn chảy qua Thị xã An Khê).
 Một số tài liệu về dân số, kinh tế - xã hội được thu thập từ phòng Tài nguyên
và Môi trường Thị xã An Khê.
-

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: Tham khảo ý kiến các thầy cô, những

cán bộ có kinh nghiệm trong lĩnh vực môi trường.
-

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Từ các thông tin, dữ liệu thu thập

được, tiến hành xem xét tìm ra các tồn tại để từ đó đưa ra các giải pháp quản lý tốt hơn.

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn


4


2015

Đồ án tốt nghiệp

7.1.
-

Ý nghĩa khoa học của đề tài
Làm cơ sở ban đầu cho những nghiên cứu tiếp t7heo đối với lưu vực sông Ba
đoạn chảy qua thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai.

-

Bước đầu đánh giá tình trạng ô nhiễm tại lưu vực sông Ba, đánh giá công tác
quản lý chất lượng nước mặt lưu vực sông, đoạn chảy qua thị xã An Khê. Từ đó
rút ra những khó khăn, hạn chế trong quả lý môi trường tại làng nghề và đề xuất
các giải pháp quản lý nguồn nước mặt lưu vực sông Ba hiệu quả.

7.2.

Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Trong những năm gần đây, có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về sông Ba,

nhưng phần lớn tập trung nghiên cứu cho mục tiêu phát triển các công trình thuỷ điện,
kiểm soát xả lũ hay hạn chế rủi ro lũ lụt tại lưu vực sông. Vấn đề môi trường, chất
lượng nước sông Ba cũng đư ợc quan tâm rất nhiều trong thời gian gần đây, nhưng để

giải quyết vấn đề này cần có sự đầu tư các đề tài nghiên cứu khoa học, nhằm đề xuất
các giải pháp quản lý hiệu quả chất lượng nước sông Ba cho mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội bền vững cho lưu vực.Với mục đích đánh giá hiện trạng và đề xuất biện pháp
quản lý tài nguyên nước mặt tại lưu vực sông Ba đoạn chảy qua thị xã An Khê, tỉnh
Gia Lai. Đề tài này sẽ cung cấp những thông tin có giá trị cho công tác quản lý môi
trường tại lưu vực sông Ba nhằm hạn chế tối đa việc phát sinh ô nhiễm trên lưu vực
sông Ba
8. Cấu trúc của Luận văn
Luận văn gồm 03 chương được bố cục như sau: Tính cấp thiết của đề tài, mục tiêu,
nội dung và phương pháp nghiên cứu sẽ được trình bày ở Chương Mở đầu. Ở Chương
1 sẽ tổng quan về các vấn đề nghiên cứu bao gồm: tổng quan về tài nguyên nước, tổng
quan về tình hình kinh tế - xã hội thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai, tổng quan về lưu vực
sông Ba. Chương 2 sẽ thực hiện đánh giá về hiện trạng tài nguyên nước sông Ba trên

5


2015

Đồ án tốt nghiệp

địa bàn thị xã An Khê, đánh giá việc quản lý tài nguyên nước trên lưu vực sông Ba.
Cuối cùng dựa trên việc đánh giá ở Chương 2, Chương 3 sẽ đề xuất các giải pháp tăng
cường hiệu quả công tác quản lý tài nguyên nư ớc sông Ba trên địa bàn thị xã An Khê,
tỉnh Gia Lai. Một số kết luận và kiến nghị sẽ được trình bày ở phần cuối của Luận văn.

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về tài nguyên nước:
1.1.1. Các khái niệm cơ bản:

1.1.1.1. Nước mặt:
Tài nguyên nước mặt: Là nước phân bố trên mặt đất, nước trong các đại dương,
sông, suối, ao hồ, đầm lầy. Đặc điểm của tài nguyên nước mặt là chịu ảnh hưởng lớn từ

6


2015

Đồ án tốt nghiệp

điều kiện khí hậu và các tác động khác do hoạt động kinh tế của con người; nước mặt
dễ bị ô nhiễm và thành phần hóa lý của nước thường bị thay đổi; khả năng hồi phục trữ
lượng của nước nhanh nhất ở vùng thường có mưa. ( Nguyễn Võ Châu Ngân, 2003)
1.1.1.2. Ô nhiễm nước:
Luật Tài nguyên Nước của Việt Nam đã nêu:
Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần
sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây
ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.
Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với
trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã đư ợc quan trắc trong các
thời kỳ trước đó.
Cạn kiệt nguồn nước là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của nguồnnước,
làm cho nguồn nước không còn khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng và duy trì
hệ sinh thái thủy sinh.
 Nguồn gốc ô nhiễm nước:
Các nguyên nhân gây ô nhiễm nước được chia làm hai loại: nguồn tự nhiên và
nguồn nhân tạo.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào
môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của

chúng.
Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu
dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông
vào môi trường nước.
 Phân loại ô nhiễm nước:

7


2015

Đồ án tốt nghiệp

Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, tác nhân ô nhiễm nước được phân loại
thành: ô nhiễm vô cơ, ô nhiễm hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm
bởi các tác nhân vật lý.
1.1.1.3. Thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước:
 Các chỉ tiêu hóa lý:
-

Độ đục: Độ đục do sự hiện diện của các chất huyền trọc như đất sét, bùn,

chất hữu cơ li ti và nhiều loại vi sinh vật khác. Nước có độ đục cao chứng tỏ nước có
nhiều tạp chất chứa trong nó, khả năng truyền ánh sáng qua nước giảm.
-

Độ màu (màu sắc): Màu sắc của nước gây ra bởi lá cây, gỗ, thực vật sống

hoặc đã phân h ủy dưới nước, từ các chất bào mòn có nguồn gốc từ đất đá, từ nước thải
sinh hoạt, công nghiệp. màu sắc của nước có thể là kết quả từ sự hiện diện của các ion

có tính kim khí như sắt, mangan.
-

Chất rắn hòa tan: Trong những sự thay đổi về mặt môi trường, cơ thể con

người có thể thích nghi ở một giới hạn. Với nhiều người khi phải thay đổi chỗ ở, hoặc
đi đây đó khi sử dụng nước có hàm lượng chất rắn hòa tan cao thường bị chứng nhuận
tràn cấp tính hoặc ngược lại tùy theo thể trạng mỗi người. Tuy nhiên đối với dân địa
phương, sự kiện trên không gây một phản ứng nào trên cơ thể. Trong ngành cấp nước,
hàm lượng chất rắn hòa tan được khuyến cáo nên giữ thấp hơn 500mg/l và giới hạn tối
đa chấp nhận cũng ch ỉ đến 1000mg/l.
 Các chỉ tiêu vi sinh:
-

Định lượng Coliform: Coliform là những trực khuẩn gram âm không sinh

bào tử hiếu khí hoặc kị khí tùy ý, có khả năng lên men lactose, sinh acid là sinh hơi ở
370C trong 24 – 48 giờ. Trong thực tế phân tích coliform được định nghĩa là các vi
khuẩn có khả năng lên men sinh hơi trong khoảng 48 giờ khi được ủ 370C trong môi
trường canh lauryl sulphate và canh Brilliant green lactose bile salt. Nhóm coliform

8


2015

Đồ án tốt nghiệp

hiện diện rộng rãi trong tự nhiên trong ruột người, động vật. Coliform là nhóm vi sinh
vật chỉ thị: Số lượng hiện diện của chúng trong nước, thực phẩm.

-

Tổng số vi sinh hiếu khí: Vi khuẩn hiếu khí là những vi khuẩn tăng trưởng

và hình thành khuẩn lạc trong điều kiện có sự hiện diện của oxi phân tử. Tổng số vi
khuẩn hiếu khí hiện đạt trong mẫu chỉ thị mức độ vệ sinh của thực phẩm. Chỉ số này
được xác định bằng phương pháp đếm khuẩn lạc mọc trên môi trường thạch dinh
dưỡng từ một lượng mẫu xác định trên cơ sở xem 1 mẫu khuẩn lạc là sinh khối phát
triển từ 1 tế bào hiện diện trong mẫu và được biểu diễn dưới dạng 1 số đơn vị hình
thành khuẩn lạc (colony forminhg unit, CFU). Chỉ tiêu tổng vi sinh vật hiếu khí được
dùng để đánh giá chất lượng của mẫu về vi sinh vật.
-

Chỉ số vệ sinh E.coli: Trong nước thải đặc biệt là nước thải sinh hoạt, nước

thải bệnh viện, nước thải khu chăn nuôi, … nhiễm nhiều vi sinh vật có sẵn trong phân
người và phân sức vật. Trong đó có nhiều loài vi sinh khuẩn gây bệnh đặc biệt là các
bệnh về đường tiêu hóa, như tả lị thương hàn, các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm.
Việc xác định tất cả các loài vi sinh vật có ở trong phân bị hòa tan vào nư ớc, kể
cả các vi khuẩn gây bệnh rất khó khăn và phức tạp. Trong các nhóm đó người ta chọn
E.coli làm vi sinh vật chỉ thị vì:
-

E.coli đại diện cho nhóm vi khuẩn quan trọng nhất trong việc đánh giá mức
độ vệ sinh có nhiễm phân hay không và nó có đủ tiêu chuẩn lý tư ởng cho vi
sinh vật chỉ thị.

-

Nó có thể xác định bằng các phương pháp phân tích vi sinh vật học thông

thường ở phòng thí nghiệm.

 Các chỉ tiêu hóa học:
-

pH: pH là đại lượng đặc trưng cho tính axit hoặc bazơ của nước và được tính

bằng công thức: pH = -log[H+].

9


2015

Đồ án tốt nghiệp

-

Tổng chất rắn hòa tan (TSD): Nước lôi cuốn và hòa tan vô số vật chất hữu

cơ, vô cơ hoặc các ion kim loại theo dòng chảy. Ngoài các vật thể có kích thước lớn
trong phạm vi thấy được bằng mắt, các vật thể còn lại sau khi nước bốc hơi tạo thành
lớp cặn khô dưới đáy cốc được gọi là chất rắn hòa tan.
Chất rắn tổng cộng bao gồm các thành phần: Chất rắn qua lọc hay chất rắn
hòa tan (TDS) và chất rắn lơ lửng.
Nước có hàm lượng chất rắn cao gây bệnh cho con người, làm tăng chi phí
hóa chất trong xử lý nư ớc. Hàm lượng chất rắn khuyến cáo tối đa chỉ đến 1000 mg/l
thấp nhất là 500 mg/l.
-


Độ dẫn điện: Nước tự nhiên là dung môi tốt để hòa tan hầu hết các axit,

bazơ và muối vô cơ.
-

Chỉ số BOD: Nhu cầu oxy sinh hóa được xác định dựa trên kinh nghiệm

phân tích đã được tiến hành tại nhiều phòng thí nghiệm chuẩn trong việc liên hệ giữa
nhu cầu oxy hóa với các hoạt động sinh học hiếu khí trong nước thải hoặc dòng chảy bị
ô nhiễm.
Chỉ số BOD là thông số quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước do
các chất hữu cơ có thể bị vi sinh vật phân hủy trong điều kiện hiếu khí.
Chỉ số BOD chỉ ra lượng oxy mà vi khuẩn tiêu thụ trong phản ứng oxy hóa các
chất hữu cơ có trong nước ô nhiễm. Chỉ số BOD càng cao chứng tỏ lượng chất hữu cơ
có khả năng phân hủy sinh học ô nhiễm trong nước càng lớn.
-

Chỉ số COD: Là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ

trong nước thành CO2 và H2O.
COD biểu thị lượng chất hữu cơ có thể oxy hóa bằng hóa học. Trong thực tế
COD được dùng rộng rãi đ ể đặc trưng cho mức độ các chất hữu cơ trong nước ô nhiễm

10


2015

Đồ án tốt nghiệp


(kể cả chất hữu cơ dễ phân hủy và khó phân hủy sinh học). Chỉ số COD có giá trị cao
hơn BOD vì nó bao gồm cả lượng chất hữu cơ không bị oxy hóa bởi sinh vật.
Tỷ lệ giữa BOD và COD thường xấp xỉ 0,5 – 0,7.
Việc xác định BOD đòi hỏi thời gian lâu hơn để xác định COD nên trong
thực tế có thể xác định COD để đánh giá mức độ ô nhiễm.
1.1.2. Tầm quan trọng của nước đối với hoạt động kinh tế - xã hội:
Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và
môi trường. Nước không thể thiếu cho sự tồn tại và phát triển của con người và sinh
vật trên Trái Đất. Nước quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước; mặt
khác nước cũng có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường.
Nước là một Tài nguyên có hạn (infinite) và có thể tái tạo (renewable). Đồng
thời, nước vừa là nhân tố then chốt và vừa là nhân tố giới hạn cho sự phát triển kinh tế
- xã hội của con người
Theo Hội đồng nước Thế giới, nước trên Trái Đất có số lượng rất lớn. Với trữ
lượng nước là 1,386 triệu km3 bao phủ 71% diên tích trên trái đất, tương đương với
một lớp nước dày 2.700 m khi trải ra trên toàn bộ bề mặt Trái Đất (bằng 510x102). Có
thể ví “giọt nước” trên Trái Đất gồm: 97,5% nước biển (mặn) và chỉ 2,5% nước ngọt.
Trong 2,5% nước ngọt này chỉ có 0,4% nước mặt gồm sông ngòi, ao hồ và hơi nước
trong không khí, 30,1% nước ngầm và phần còn lại là những tảng băng trải rộng ở phía
Bắc và Nam cực. Và sau cùng trong 0,4% nước mặt đó, có 67,4% nước ao hồ, 1,6%
sông ngòi, 12,2% nước đã thấm vào đất, 9,5% hơi nước trong không khí
Nước không ngừng thay đổi trạng thái, tạo nên vòng tuần hoàn của nước trong
tự nhiên. Theo USGS (Cục địa chất Mỹ) ta có khái niệm Vòng tuần hoàn nước chính là
sự tồn tại và vận động của nước trên mặt đất, trong lòng đ ất và trong bầu khí quyển của
Trái Đất.Nước trái đất luôn vận động và chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác,

11


2015


Đồ án tốt nghiệp

từ thể lỏng sang thể hơi rồi thể rắn và ngược lại. Vòng tuần hoàn nước đã và đang diễn
ra từ hàng tỉ năm và tất cả cuộc sống trên trái đất đều phụ thuộc vào nó, trái đất chắc
hẳn là một nơi không thể sống nếu không có nước.
 Sơ lược về vòng tuần hoàn nước

Hình 1.1 Vòng tuần hoàn nước toàn cầu
Theo USGS (Cục địa chất Mỹ): vòng tuần hoàn nước không có điểm bắt đầu
nhưng chúng ta có thể bắt đầu từ các đại dương. Mặt trời điều khiển vòng tuần hoàn
nước bằng việc làm nóng nước trên đại dương, làm bốc hơi nước vào trong không khí.
Những dòng khí bốc lên đem theo hơi nước vào trong khí quyển, gặp nơi có nhiệt độ
thấp hơn hơi nước bị ngưng tụ thành những đám mây. Những dòng khí di chuyển
những đám mây khắp toàn cầu, những phân tử mây va chạm vào nhau, kết hợp với
nhau gia tăng kích cỡ và rơi xuống thành giáng thuỷ (mưa). Giáng thuỷ dưới dạng tuyết
được tích lại thành những núi tuyết và băng hà có thể giữ nước đóng băng hàng nghìn
năm. Trong những vùng khí hậu ấm áp hơn, khi mùa xuân đến, tuyết tan và chảy than
dòng trên mặt đất, đôi khi tạo thành lũ. Phần lớn lượng giáng thuỷ rơi trên các đại
dương; hoặc rơi trên mặt đất và nhờ trọng lực trở thành dòng chảy mặt. Một phần dòng
chảy mặt chảy vào trong sông theo những thung lũng sông trong khu vực, với dòng

12


2015

Đồ án tốt nghiệp

chảy chính trong sông chảy ra đại dương. Dòng chảy mặt và nước ngầm được tích luỹ

và được trữ trong hồ nước ngọt. Mặc dù vậy, không phải tất cả dòng chảy mặt đều chảy
vào các sông. Một lượng nước lớn thấm xuống dưới đất. Một lượng nhỏ được giữ lại ở
lớp đất sát mặt và được thấm ngược trở lại vào nước mặt ( và đại dương) dưới dạng
dòng chảy ngầm. Một phần nước ngầm chảy ra thành các dòng suối nước ngọt. Dưới
ngầm tầng nông được rễ cấy hấp thụ rồi thoạt hơi qua lá cây. Một lượng nước tiếp tục
thấm vào lớp đất dưới sâu hơn và bổ sung cho tầng nước ngầm sâu để tái tạo nước
ngầm (đá sát mặt bảo hoà), nơi mà một lượng nước ngot khổng lồ được trữ lại trong
một thời gian dài. Tuy nhiên, lượng nước này vẫn luân chuyển theo thời gian, có thể
quay trở lại đại dương, nơi mà vòng tu ần hoàn nước “kết thúc” … và lại bắt đầu.
Do đất nước đang trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nên
nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế, phục vụ dân sinh ngày càng lớn khiến tình
trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước diễn ra phổ biến và nghiêm trọng
Theo nhận xét của GS.TS Ngô Đình Tuấn, Trường Đại học Thủy lợi: Việc khai
thác, sử dụng tài nguyên nước chưa hợp lý và thiếu bền vững đã và đang gây suy gi ảm
tài nguyên nước, trong khi hiệu quả sử dụng nước còn thấp, tình trạng lãng phí trong sử
dụng nước còn phổ biến trong phạm vi cả nước. Chẳng hạn như nước được dùng cho
sản xuất nông nghiệp nhiều nhất là ở Đồng bằng sông Cửu Long và lưu vực sông
Hồng, chiếm tới 70% lượng nước sử dụng. Tuy vậy, diện tích thực tưới thấp hơn nhiều
so với diện tích thiết kế (chỉ đạt 68% tổng diện tích được tưới), chứng tỏ hiệu quả sử
dụng nước cho nông nghiệp chưa cao.
Nước còn đư ợc sử dụng nhiều cho công nghiệp. Theo một nghiên cứu mới đây,
nhóm sông có tỷ lệ dùng nước cho công nghiệp cao nhất là lưu vực sông Hồng-Thái
Bình, chiếm gần 1/2 tổng lượng nước sử dụng cho ngành công nghiệp cả nước. Trong
đó 25% sử dụng nước công nghiệp diễn ra ở lưu vực sông Đồng Nai; 7% ở nhóm sông
Đông Nam Bộ và 10% ở lưu vực Cửu Long. Đặc biệt, tỷ lệ sử dụng nước dưới đất cho

13


2015


Đồ án tốt nghiệp

công nghiệp rất lớn, riêng TP Hồ Chí Minh có đến 57% doanh nghiệp sử dụng nước
dưới đất. (PGS.TS Ngô Đình Tuấn)
Dự báo đến năm 2015, khối lượng nước sử dụng trong công nghiệp sẽ tăng gấp
đôi so với năm 2006, mức độ tăng sẽ chủ yếu diễn ra ở lưu vực sông vốn đã là một cơ
sở công nghiệp lớn là các lưu vực sông Hồng-Thái Bình, Đ ồng Nai, nhóm sông Đông
Nam Bộ, Cửu Long và Vu Gia-Thu Bồn. (PGS.TS Ngô Đình Tuấn)
Nước là một tài nguyên có giá trị kinh tế và trong sử dụng phải coi trọng giá trị
kinh tế của tài nguyên nước. Con người tuy nhận thức được tầm quan trọng và vai trò
không thể thiếu của nước đối với cuộc sống, nhưng với nếp nghĩ coi nước là thứ trời
cho nên thường sử dụng nước một cách tùy tiện và lãng phí. Phải trải qua hàng ngàn
năm cho đến nay, khi mà nguồn nước tại nhiều nơi đang trở nên khan hiếm và có nguy
cơ cạn kiệt, đe dọa sự phát triển lâu dài của nhân loại thì con ngư ời mới nhận ra giá trị
kinh tế đích thực của tài nguyên nước cũng như dầu hỏa hay như bất kỳ tài nguyên quý
hiếm nào khác và thấy rõ trong sử dụng cần phải coi nước như một loại hàng hóa. Đây
là nhận thức mới được thế giới khẳng định trong mấy thập kỷ gần đây. Nó làm thay đổi
căn bản quan điểm về sử dụng nước ngày nay so với trước đây và là cơ sở chủ yếu cho
việc xây dựng chiến lược quản lý sử dụng tài nguyên nước trong thế kỷ 21 và các thế
kỷ tiếp sau nữa.
1.1.3. Tình hình khai thác, sử dụng và ô nhiễm nước hiện nay tại Khu vực Tây
Nguyên:
Theo báo cáo đánh giá của Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguồn nước mặt trên
phạm vi toàn quốc không những đang suy kiệt mà còn ô nhiễm trên diện rộng, trong
khi tổng trữ lượng nước mặt của Việt Nam đạt tới 840 tỷ m3, nhưng có hơn 60% lượng
nước được sản sinh từ nước ngoài, phần còn lại nằm trong phạm vi lãnh thổ của chúng
ta. Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, ngưỡng khai thác tài nguyên nước được
phép giới hạn trong phạm vi 30% lưu lượng dòng chảy. Nhưng hiện nay, hầu hết các


14


×