Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu đặc điểm chất thải từ hoạt động của mỏ than lộ trí, phường cẩm đông, thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh và đề xuất một số giải pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------

Đỗ Thiên Trang

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CHẤT THẢI TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA MỎ
THAN LỘ TRÍ, PHƢỜNG CẨM ĐÔNG, THÀNH PHỐ CẨM PHẢ,
TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------------

Đỗ Thiên Trang

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CHẤT THẢI TỪ HOẠT ĐỘNG CỦA MỎ
THAN LỘ TRÍ, PHƢỜNG CẨM ĐÔNG, THÀNH PHỐ CẨM PHẢ,
TỈNH QUẢNG NINH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS. NGUYỄN MẠNH KHẢI
PGS.TS. NGUYỄN NGỌC MINH

Hà Nội - 2019




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là do tự bản thân thực hiện và không sao chép
các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng mình. Các
thông tin, số liệu thứ cấp được sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc và được
trích dẫn rõ ràng, đảm bảo tính chính xác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về
tính xác thực và nguyên bản của luận văn.

Tác giả

Đỗ Thiên Trang


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới PGS.TS. Nguyễn Mạnh
Khải – Bộ môn Công nghệ Môi trường, PGS.TS. Nguyễn Ngọc Minh – chủ nhiệm
Bộ môn Tài nguyên và Môi trường đất – Khoa Môi Trường - Trường Đại học Khoa
học Tự nhiên - ĐHQGHN đã động viên, hướng dẫn và giúp đỡ tôi tận tình trong
quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ Khoa Môi Trường - Trường Đại học
Khoa học Tự nhiên -ĐHQGHN, UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND Thành phố Cẩm
Phả, UBND phường Cẩm Đông, Công ty than Thống Nhất - TKV, Phòng Môi
trường Mỏ than Lộ Trí đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các cán bộ của phòng Thẩm định cấp phép,
phòng Kiểm soát ô nhiễm, Chi cục Bảo vệ Môi trường, Trung tâm quan trắc môi
trường, Sở TNMT tỉnh Quảng Ninh đã hỗ trợ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp Khoa Môi Trường - Trường

Đại học Khoa học Tự nhiên đã ủng hộ và đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi
hoàn thành luận văn.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình đã động viên, ủng hộ, chia sẻ và là chỗ
dựa vật chất và tinh thần giúp tôi tập trung nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn
của mình.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................3
1.1. Tổng quan về khai thác than và các vấn đề môi trường liên quan .......................3
1.1.1. Phân bố và trữ lượng than trên thế giới và ở Việt Nam .............................3
1.1.2. Tình hình khai thác và tiêu thụ than ...........................................................4
1.1.3. Công nghệ khai thác than ...........................................................................7
1.1.4. Vai trò của ngành than đối với nền kinh tế. .............................................10
1.1.5. Ảnh hưởng của hoạt động khai thác than tới môi trường. .......................11
1.2. Tổng quan về các giải pháp bảo vệ môi trường cho ngành than........................18
1.3. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .....................................................................21
1.3.1. Tổng quan về mỏ Lộ Trí...........................................................................21
1.3.2. Địa hình – Địa mạo ..................................................................................22
1.3.3. Đặc điểm chất lượng than.........................................................................23
1.3.4. Đặc điểm khí tượng – thủy văn ................................................................23
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....32
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................32
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................32
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................32
2.2. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................32
2.3. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................33
2.3.1. Thu thập và tổng hợp tài liệu....................................................................33
2.3.2. Quan trắc môi trường khu vực mỏ than Lộ Trí ........................................33

2.3.3. Phân tích trong phòng thí nghiệm ............................................................38
2.3.4. Phương pháp chuyên gia ..........................................................................40
2.3.5. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................41
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................................42
3.1. Tình hình khai thác than tại mỏ than Lộ Trí ......................................................42
3.2. Đặc điểm chất thải và hiện trạng các nguồn thải trong khu vực mỏ than ..........43


3.2.1. Đặc điểm và hiện trạng ô nhiễm bụi, khí thải ..........................................43
3.2.2. Đặc điểm và hiện trạng ô nhiễm nước thải sản xuất ................................50
3.2.3. Đặc điểm nước thải sinh hoạt mỏ than Lộ Trí .........................................57
3.2.4. Chất thải rắn và Bãi thải than ...................................................................58
3.3. Đánh giá và các đề xuất đối với công tác quản lý môi trường khu vực mỏ ......61
3.3.1. Đánh giá công tác quản lý môi trường khu vực mỏ .................................61
3.3.2. Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguồn thải và
bảo vệ môi trường mỏ Lộ Trí .............................................................................67
KẾT LUẬN ..............................................................................................................78
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................81
PHỤ LỤC .................................................................................................................83


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Công nghệ khai thác than hầm lò phổ biến. ...................................................8
Hình 2.Công nghệ khai thác than lộ thiên ...................................................................9
Hình 3. Hoạt động khai thác than làm biến đổi cảnh quan địa hình tự nhiên ...........17
Hình 4. Mỏ than Lộ Trí, Quảng Ninh .......................................................................22
Hình 5. Đồ thị dao động nhiệt độ không khí các tháng năm 2018 ...........................25
Hình 6. Đồ thị giá trị lượng mưa TB các tháng tại trạm Cửa Ông năm 2018 ..........25
Hình 7. Đặc trưng độ ẩm trung bình trong tháng năm 2018 tại trạm Cửa Ông ........26

Hình 8. Biểu đồ số giờ nắng trung bình trong năm ...................................................27
Hình 9. Sơ đồ phát thải bụi, khí độc của mỏ than [Nguồn: 3] ..................................43
Hình 10. Biểu đồ diễn biến thông số bụi TSP trong không khí ................................46
Hình 11. Biểu đồ xu hướng phát thải khí CO (đvt: mg/m3) ......................................49
Hình 12. Sơ đồ hệ thống chống bụi bằng phun sương tạo ẩm ..................................69
Hình 13. Sơ đồ cấu tạo hố lắng hệ thống thoát nước mưa trên mặt bằng .................73


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Trữ lượng các mỏ than Quảng Ninh ..............................................................4
Bảng 2. Hướng gió, tần suất và tốc độ gió trung bình trong năm .............................28
Bảng 3. Số ngày có sương mù từng tháng năm 2018 ...............................................29
Bảng 4. Vị trí các điểm quan trắc khí giai đoạn 2016 – 2019...................................35
Bảng 5. Vị trí các điểm quan trắc nước thải sản xuất giai đoạn 2016 – 2019 ..........36
Bảng 6. Vị trí các điểm quan trắc nước mặt giai đoạn 2016 – 2019 .........................37
Bảng 7. Vị trí các điểm quan trắc nước thải sinh hoạt thuộc phạm vi nghiên cứu giai
đoạn 2016 – 2019 ......................................................................................................38
Bảng 8. Phương pháp phân tích mẫu khí ..................................................................38
Bảng 9. Phương pháp phân tích mẫu nước ...............................................................40
Bảng 10. Bảng kết quả phân tích thông số bụi TSP (mg/m3) ...................................44
Bảng 11. Bảng kết quả phân tích thông số khí NO2 (mg/m3) ...................................46
Bảng 12. Bảng kết quả phân tích thông số CO (mg/m3) ...........................................47
Bảng 13. Bảng kết quả phân tích thông số khí CO2 (mg/m3) ...................................49
Bảng 14. Bảng kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất tại NT1 ...........................52
Bảng 15. Bảng kết quả phân tích nước thải sản xuất tại vị trí NT2 ..........................52
Bảng 16. KQQT nước mặt suối Ngô Quyền tại điểm tiếp nhận nước thải ...............54
Bảng 17. Bảng kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất tại vị trí NT3 ..................55
Bảng 18. Bảng kết quả phân tích mẫu nước thải sản xuất tại NT4 ...........................55
Bảng 19. KQPT nước mặt Mương anpha tại điểm tiếp nhận nước thải (TXLNT mặt
bằng + 25) .................................................................................................................56

Bảng 20. Kết quả phân tích nước thải sinh hoạt tại các vị trí cửa xả đầu ra Quý 4
năm 2018: ..................................................................................................................58


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD5

Biochemical oxygen Demand
-

BTNMT

Nhu cầu oxi sinh học
Bộ Tài nguyên và Môi trường

COD

Chemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxi hóa học

DO

Dissolved Oxygen

Lượng oxi hòa tan

-

MBSCN


Mặt bằng sân công nghiệp

PAC

Polyaluminiumchloride

-

PAM

Polyacrylamide

-

PTN

-

Phòng thí nghiệm

QCVN

-

Quy chuẩn Việt Nam

SMEWW

Standard Methods for the

Examination of Waste Water

Bộ phương pháp tiêu chuẩn cho
kiểm tra nước và nước thải

TCCP

-

Tiêu chuẩn cho phép

TCVN

-

Tiêu chuẩn Việt Nam

TDS

Total Dissolved Solids

Tổng chất rắn hòa tan

TSP

Total Suspended Particles

Tổng bụi lơ lửng

TSS


Total Suspendid Solids

Tổng chất rắn lơ lửng

TXLNT

-

Trạm xử lý nước thải


MỞ ĐẦU
Than là một nguồn tài nguyên không tái tạo vô cùng quý giá của Việt Nam. Hiện
nay, mỗi năm chúng ta thu được doanh thu hàng chục nghìn tỷ đồng từ hoạt động
khai thác và kinh doanh than, mang lại công ăn việc làm cho hơn một triệu lao
động. Ngành công nghiệp khai thác than trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh nói riêng đã có những bước phát triển vượt bậc, góp phần quan trọng
trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh cũng như của cả nước. Tại tỉnh
Quảng Ninh, trên toàn bộ diện tích của tỉnh có 43 mỏ và điểm khai thác than chính
với tổng trữ lượng khoảng 10,5 tỉ tấn [1,8].
Mỏ than Lộ Trí nằm trên địa bàn phường Cẩm Đông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh thuộc công ty than Thống Nhất – TKV là một trong những mỏ khai
thác than lớn cùng với những dây truyền và thiết bị hiện đại mang lại năng suất cao,
với sản lượng 2 triệu tấn/ năm [2,4]. Tuy nhiên, theo các báo cáo chất lượng môi
trường, chất thải rắn, khí thải và nước thải từ hoạt động khai thác than có thành
phần phức tạp và một số chỉ tiêu như COD, BOD của nước thải công nghiệp vượt
giới hạn cho phép từ 1,1 đến 2 lần, hàm lượng sắt (Fe), mangan (Mn) vượt quy
chuẩn cho phép từ 6 đến 10 lần [3,5,9]. Trong nước thải sinh hoạt, hàm lượng TSS
vượt từ 1,5 đến 2,2 lần [3,5,6]. Với quy mô sản xuất 2 triệu tấn than/năm ở mỏ Lộ

Trí thì lượng bụi phát sinh ước tính khoảng hơn 2000 tấn bụi/năm [2,9]. Hoạt động
khai thác đã và đang thải ra môi trường một lượng chất thải gây mất mỹ quan cho
khu vực và ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân sống trong khu vực xung quanh.
Vì vậy, đối với mỏ than Lộ Trí việc quản lý và giảm thiểu các tác động tiêu cực từ
các nguồn thải là một trong những vấn đề cấp bách cần phải được ưu tiên thực hiện.
Do đó, đề tài luận văn “Nghiên cứu đặc điểm chất thải từ hoạt động của mỏ than Lộ
Trí, phường Cẩm Đông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất một số
giải pháp quản lý” là cấp thiết và mang tính thực tiễn cao.

1


Mục tiêu của đề tài:
 Nghiên cứu đặc điểm, tính chất của nước thải, khí thải, chất thải rắn và khả
năng gây ô nhiễm của chúng tại khu vực mỏ than Lộ Trí;
 Đánh giá ảnh hưởng của chất thải rắn, nước thải, khí thải tới môi trường mỏ
than và cộng đồng xung quanh;
 Đề xuất, kiến nghị những giải pháp phù hợp nhằm quản lý ô nhiễm, cải thiện
chất lượng môi trường tại khu vực mỏ than Lộ Trí.
Nội dung nghiên cứu
 Xác định và đánh giá các nguồn thải và khối lượng chất thải rắn, nước thải,
khí thải, phát sinh trong quá trình sản xuất của mỏ
 Tiến hành khảo sát, lấy mẫu khu vực mỏ than Lộ Trí: mẫu nước, mẫu đất đá,
mẫu không khí xung quanh khu vực dự án.
 Phân tích, xác định thành phần vật lý, định lượng một số thành phần hóa học
đặc trưng trong mẫu thải.
 Đánh giá khả năng gây ô nhiễm của chất thải rắn, nước thải mỏ, khí thải, tới
các môi trường thành phần thông qua số liệu thống kê qua các năm giai đoạn (2016
-2018) kết hợp với số liệu lấy mẫu bổ sung 2019
 Phân tích hiện trạng quản lý môi trường tại mỏ than Lộ Trí - Công ty than

Thống Nhất - TKV tại phường Cẩm Đông, thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh (Các
biện pháp quản lý, giảm thiểu tác động môi trường hiện đang áp dụng, đánh giá hiệu
quả của các phương pháp trên) và đề xuất giải pháp quản lý, giảm thiểu tác động
môi trường.
Cấu trúc của luận văn:
Luận văn chia thành 6 phần: i) phần mở đầu; ii) Chương I: Tổng quan tài liệu;
iii) Chương II: Địa điểm, phạm vi, phương pháp nghiên cứu ; iv) Chương III: Kết
quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp; v) phần Kết luận và khuyến nghị; vi) Tài liệu
tham khảo và Phụ lục.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan về khai thác than và các vấn đề môi trƣờng liên quan
1.1.1. Phân bố và trữ lƣợng than trên thế giới và ở Việt Nam
Phân bố và trữ lượng than trên thế giới
Than là dạng nhiên liệu hóa thạch có trữ lượng phong phú nhất, được tìm thấy
chủ yếu ở Bắc Bán cầu. Tổng trữ lượng than trên toàn thế giới được ước tính
khoảng 1.083 tỷ tấn. Hơn 80% trữ lượng than của thế giới phân bố chủ yếu tại 10
quốc gia, trong đó trữ lượng than ở Mĩ chiếm khoảng 25% của cả thế giới, Nga
23% và Trung Quốc 12%. Các mỏ tương đối lớn ở Canada, Đức, Ba Lan, Nam Phi,
úc, Mông Cổ, Brazil... [23].
Phân bố và trữ lượng than tại Việt Nam
Những dữ liệu có sẵn hiện tại cho thấy trữ lượng ở Việt Nam là khoảng 49,8 tỷ
tấn [22]. Nguồn than được chia thành một số loại sau: trữ lượng đo đạc và thăm dò
được (loại A+B+C1) là 33%, nguồn phỏng đoán (C2) 39% và nguồn tiên lượng (P)
là 28%. Việt Nam có tất cả các loại than: anthracite (đã khai thác), bituminous
(than bitum), subbituminous, lignite và peat (than bùn) [23]. Để thăm dò nguồn
than, Việt Nam thông qua VINACOMIN đã hợp tác với nhiều công ty và tổ chức từ

Nhật Bản như JCOAL (Japan Coal Energy Center), NEDO (New Energy and
Industrial Technology Development) và JBIC (Japan Bank of International
Cooperation) [10]. Than đóng vai trò trọng yếu trong nền kinh tế Việt Nam cũng
như lĩnh vực năng lượng. Phần lớn bể than quan trọng nhất nằm ở Quảng Ninh,
đồng bằng sông Hồng, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Sông Da, Sông Ca, Na Dương, Nong
Song, Sông Ba, Đồng bằng sông Mekong. Việt Nam có một trong những nguồn
than anthracite lớn nhất. Khu vực đồng bằng sông Hồng được dự báo có khoảng
210 tỷ tấn, chủ yếu là than Asbitum, các mỏ than ở các tỉnh khác khoảng 400 triệu
tấn. Riêng than bùn là khoảng 7 tỷ mét khối phân bố ở cả 3 miền [23].

3


Bể than Quảng Ninh nằm ở phía bắc của tổ quốc, nó chiếm diện tích khoảng
5900 km2 với 2800 km2 đất rừng và 510 km2 là đất nông nghiệp [17]. Vùng than ở
khu vực này nằm gần bờ biển nên có vị trí tốt để xuất khẩu ra thị trường quốc tế.
Việc khai thác bắt đầu ở đây vào năm 1839. Vùng than Quảng Ninh có 8,7 triệu tấn
than anthracite. Những phần than quan trọng nhất tập trung ở bể than Quảng Ninh:
Mạo Khê, Tràng Bạch, Nam Mẫu, Vàng Danh, Uông Thượng, Đồng Vông, Ngã
Hai, Khe Tam, Giáp Khấu, Núi Béo ... Những cảng than quan trọng nhất là Cảng
Cẩm Phả và Hòn Gai.[10]
Theo TKV, trữ lượng than tại Việt Nam rất lớn: riêng ở Quảng Ninh khoảng
10,5 tỷ tấn, trong đó đã tìm kiếm thăm dò 3,5 tỷ tấn (chiếm khoảng 67% trữ lượng
than đang khai thác trên cả nước hiện nay), chủ yếu là than anthracite [1].
Bảng 1. Trữ lƣợng các mỏ than Quảng Ninh
(Đơn vị: Ngàn tấn)
Cách khai thác
Trữ lƣợng

Trữ lƣợng Trữ lƣợng

Tổng trữ Trữ lƣợng khai
khai thác lò khai thác
lƣợng
thác lộ thiên
bằng
giếng đứng

Trữ lượng đã thăm dò 3.523.640

215.476

470.356

2.837.808

Trữ lượng mỏ đang khai
1.422.362
thác

192.442

150.793

1.079.127

Trữ lượng các mỏ chuẩn
333.563
bị khai thác

12.410


113.746

207.407

[Nguồn: Báo cáo tổng hợp tình hình khai thác và tiêu thụ than Quảng Ninh, 2018]
1.1.2. Tình hình khai thác và tiêu thụ than
Tình hình khai thác và tiêu thụ than trên thế giới
Có thể coi than là một ngành công nghiệp mang tính toàn cầu, lượng than
thương mại được khai thác tại hơn 50 quốc gia và tiêu thụ trên 70 nước trên toàn thế
giới.

4


Khai thác than:
Hàng năm có khoảng hơn 4.030 triệu tấn than được khai thác, con số này đã tăng
38% trong vòng 20 năm qua. Sản lượng khai thác tăng nhanh nhất ở châu Á, trong
khi đó châu Âu khai thác với tốc độ giảm dần [23].
Các nước khai thác nhiều nhất không tập trung trên một châu lục mà nằm rải rác
trên thế giới, năm nước khai thác lớn nhất hiện nay là: Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Úc
và Nam Phi. Hầu hết các nước khai thác than cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, chỉ có
khoảng 18% than cứng dành cho thị trường xuất khẩu [24].
Lượng than khai thác được dự báo tới năm 2030 vào khoảng 7 tỷ tấn, với Trung
Quốc chiếm khoảng hơn một nửa sản lượng [24].
Tiêu thụ than:
Toàn thế giới hiện tiêu thụ khoảng 4 tỷ tấn than hàng năm [24]. Một số ngành sử
dụng than làm nguyên liệu đầu vào như: sản xuất điện, thép, kim loại, xi măng và
các loại chất đốt hóa lỏng.
Than đá và than non đóng vai trò chính trong sản xuất ra điện, các sản phẩm

thép và kim loại cần sử dụng than cốc. Khoảng 39% lượng điện sản xuất ra trên
toàn thế giới là từ nguồn nhiên liệu này và tỷ lệ này sẽ vẫn được duy trì trong tương
lai (dự báo cho đến năm 2030). Lượng tiêu thụ than cũng được dự báo sẽ tăng ở
mức từ 0,9% đến 1,5% từ nay cho đến năm 2030. Tiêu thụ về than cho nhu cầu
trong các lò hơi sẽ tăng khoảng 1,5% mỗi năm. Trong khi than non, được sử dụng
trong sản xuất điện, tăng với mức 1% mỗi năm. Nhu cầu về than cốc, loại than được
sử dụng trong công nghiệp thép và kim loại được dự báo tăng với tốc độ 0,9% [24].
Thống kê sản lượng khai thác than bình quân trên thế giới tăng khoảng
3,33% mỗi năm, nhưng nhu cầu sử dụng than tăng khoảng 4,46% mỗi năm,
đặc biệt khu vực châu Á và Australia có tốc độ tăng nhu cầu sử dụng than tới
7,03% mỗi năm [24].

5


Tình hình khai thác và tiêu thụ than tại Việt Nam
Việt Nam là nước có tiềm năng về than khoáng các loại. Than biến chất thấp
(lignite – á bitum) ở phần lục địa bể than song Hồng tính đến chiều sâu 1700m có
tài nguyên trữ lượng đạt 36960 tỷ tấn. Nếu tính đến độ sâu 3500m thì dự báo tổng
tài nguyên than đạt đến 210 tỷ tấn [20].
Than biến chất trung bình (bitum) đã được phát hiện ở Thái Nguyên, vùng
sông Đà và vùng Nghệ Tĩnh với trữ lượng không lớn, chỉ đạt tổng tài nguyên
gần 80 triệu tấn. Than biến chất cao (anthracite) phân bố chủ yếu ở các bể
than Quảng Ninh, Thái Nguyên, sông Đà, Nông Sơn với tổng tài nguyên đạt
trên 10 tỷ tấn. Bể than Quảng Ninh là lớn nhất với trữ lượng đạt trên 3 tỷ tấn.
Bể than Quảng Ninh đã được khai thác hơn 100 năm nay phục vụ tốt cho các
nhu cầu trong nước và xuất khẩu [22].
Tổng tài nguyên và trữ lượng than của Việt Nam tính đến 01/01/2014 và 48 tỷ
tấn, trong đó than đá là 48,4 tỷ tấn, than bùn 0,3 tỷ tấn; tài nguyên và trữ lượng than
huy động vào quy hoạch khai thác và 7,2 tỷ tấn, trong đó than đá là 7,0 tỷ tấn, than

bùn là 0,2 tỷ tấn [21].
Ở Việt Nam, than có nhiều loại, trữ lượng lớn, tập trung chủ yếu ở Quảng Ninh
(90% trữ lượng than cả nước) [23]. Trữ lượng than của nước ta ước chừng hơn 6,6
tỷ tấn, trong đó trữ lượng có khả năng khai thác là 3,6 tỷ tấn (đứng đầu ở Đông
Nam Á) [24]. Sản lượng và xuất khẩu than tăng nhanh trong những năm gần đây.
Các đơn vị khai thác, chế biến và tiêu thụ than chủ yếu thuộc tập đoàn TKV. TKV
hiện nay có khoảng 30 mỏ và các điểm khai thác lộ thiên trong đó có 5 mỏ có công
suất từ 1 triệu tấn trở lên là : Mạo Khê, Vàng Danh, Nam Mẫu, Hà Lầm, Mông
Dương, Khe Chàm, Dương Huy [1].
Theo TKV, Quảng Ninh tập trung khoảng 67% trữ lượng than toàn quốc, chủ
yếu là anthracite, sản lượng than mỡ rất thấp – khoảng 200 ngàn tấn/năm. Quảng
Ninh có 7 mỏ than hầm lò sản xuất với công suất trên dưới 2 triệu tấn than nguyên
khai/ năm; chiếm hơn 45% tổng sản lượng khai thác than của TKV [1]. Hệ thống

6


khai thác phổ biến nhất là cột dài heo phương – chiều dài lò chợ khi thai thác cột
chống thủy lực đơn hoặc giá thủy lực di động là 100 – 150m, sản lượng lò chợ là
100 – 150 ngàn tấn/ năm; khi chống gỗ là 60 – 100m, sản lượng 50 – 60 ngàn
tấn/năm [1]. Ngoài ra hiện đang sử dụng một số hệ thống khai thác như: Chia lớp
ngang nghiêng, khai thác dưới dàn mềm đối với các vỉa dốc trên 50o, song những
công nghệ này chưa hoàn thiện, năng suất thấp. Hiện nay toàn vùng Quảng Ninh có
một lò chợ cơ giới hóa toàn bộ, bước đầu cho kết quả tốt, sản lượng đạt 200 ngàn
tấn/ năm [1].
Quảng Ninh có 5 mỏ lộ thiên lớn sản xuất với công suất trên 2 triệu tấn than
nguyên khai/năm là: Cọc Sáu, Cao Sơn, Hà Tu, Đèo Nai, Núi Béo, cung cấp đến
40% sản lượng cho TKV [8]. Số lượng mỏ than lộ thiên là 15 mỏ bao gồm cả các
công trường khai thác lộ thiên do các công ty sản xuất hầm lò quản lý với công suất
năm từ 100000 – 700 000 tấn than nguyên khai [10]. Ngoài ra, còn có mốt số điểm

lộ vỉa và khai thác nhỏ với sản lượng khai thác than hàng năm dưới 100 000 tấn han
nguyên khai. Tổng sản lượng khai thác lộ thiên trong giai đoạn 1995 – 2004 là
97,53 triệu tấn ( chiếm 66,3% sản lượng ngành than) [1]. Hầu hết các mỏ lộ thiên
khai thông bằng hệ thống hào mỏ vỉa bám vách vỉa than. Thiết bị đào hào là máy
xúc thủy lực gàu ngược kết hợp máy cúc EKG. Hầu hết các mỏ lộ thiên đều áp dụng
hệ thống khai thác xuống sâu dọc một hoặc hai bờ công tác, đất đá chủ yếu được đổ
ra bãi thải ngoài. Trong những năm gần đây đã dựa vào hệ thống khai thác khaais
theo lớp đứng ở hầu hết các mỏ lộ thiên để tăng độ dốc bờ công tác lên 2 – 27 độ.
1.1.3. Công nghệ khai thác than
Khái niệm.
Khai thác mỏ là hoạt động khai thác khoáng sản hoặc các vật liệu địa chất từ
lòng đất. Khai thác mỏ ở nghĩa rộng hơn bao gồm việc khai thác các nguồn tài
nguyên không tái tạo (như than, dầu mỏ, khí thiên nhiên... ).
Khai thác và chế biến than là quá trình khai thác các mỏ than từ trong lòng đất
bằng hai hình thức khai thác chính là khai thác lộ thiên và khai thác hầm lò, than

7


nguyên khai sau khi được lấy lên khỏi lòng đất sẽ được phân loại, chế biến để tạo
thành nhiều loại than với chất lượng khác nhau và được vận chuyển tới nơi tiêu thụ.
Công nghệ khai thác than hầm lò.
Sơ đồ quy trình công nghệ khai thác hầm lò phổ biến:
Công trƣờng xây
dựng và KTTXD

- Bụi, khí thải, ồn, rung
- Nước thải: sinh hoạt,
công nghiệp, nước mưa
chảy tràn


Sử dụng
nước, năng
lượng, tài
nguyên

Khai thác than và
sản xuất phụ trợ

- Chất thải rắn: sinh hoạt,
công nghiệp, CTRNH

- Bụi, khí thải, ồn, rung
Sàng tuyển than

- Vận chuyển,
đổ thải đất đá

- Chất thải rắn: sinh hoạt,
công nghiệp, CTRNH

- Vận chuyển than thành
phẩm đến nơi tiêu thụ

- Bụi, khí thải,
ồn
Hình 1. Công nghệ khai thác than hầm lò phổ biến.
Nguồn: [1]

8



Một số mỏ than đang khai thác hầm lò ở Quảng Ninh như: Mỏ than Mông
Dương với trữ lượng than còn lại khoảng 10 triệu tấn, Mỏ than Hà Lầm với trữ
lượng còn lại dồi dào khoảng 223 triệu tấn.
Công nghệ khai thác than Lộ Thiên:

Hình 2.Công nghệ khai thác than lộ thiên

Nguồn: [1]
Công nghệ khai thác than lộ thiên được cơ giới hóa hoàn toàn bao gồm các khâu
công nghệ và thiết bị như sau:
 Phá vỡ đất đá: chủ yếu bằng khoan nổ mìn, thiết bị khoan là máy khoan xoay
cầu, máy khoan xoay đập thủy lực, đường kính lỗ khoan khoảng từ 90 - 250 mm
 Xúc bốc: sử dụng máy xúc thủy lực và máy xúc điện.

9


 Vận tải: hiện nay vận tải đất đá và vận tải than trong mỏ chủ yếu bằng
ôtô có trọng tải từ 10-30 tấn, vận tải than ngoài mỏ bàng đường sắt, băng tải
và ô tô.
 Đổ thải đất đá: chủ yếu dùng hình thức đổ thải bàng xe ôtô tải kết hợp
máy gạt.
 Ngoài ra, trong quá trình khai thác mỏ lộ thiên còn có các công nghệ phụ trợ
như: làm đường mỏ, xây dựng các công trình thoát nước mỏ, xây dựng nhà ăn cho
công nhân...
Tại Việt Nam, hầu hết các mỏ lộ thiên khai thông bàng hệ thống hào mở vỉa bám
vách vỉa than. Hiện nay, các mỏ lộ thiên đã được trang bị đồng bộ thiết bị khoan,
xúc bốc, vận tải trung bình tiên tiến.

Các mỏ lộ thiên lớn như: Hà Tu, Núi Béo, Cọc Sáu, Cao Sơn và Đèo Nai phục
vụ dây chuyền bốc đất đá là máy khoan thủy lực với đường kính 110- 200mm, máy
xúc kéo cáp chạy điện EKG có dung tích gầu 4,6-8 m3, máy xúc thủy lực có dung
tích gầu 3,5-6,7m3, ô tô tự đổ có tải trọng từ 30-58 tấn gồm các chủng loại: Belaz,
Komatsu, Caterpillar...[1].
Tại các mỏ và khai trường khai thác lộ thiên vừa và nhỏ, phục vụ cho công tác
bốc đất đá và khai thác sử dụng đồng bộ thiết bị vừa và nhỏ gồm: Máy khoan dập
thủy lực, đường kính lỗ khoan 75-120mm, máy xúc thủy lực gầu ngược dung tích
1,5-2,0 m3 cùng ô tô tải trọng 12-15 tấn.
1.1.4. Vai trò của ngành than đối với nền kinh tế.
Lịch sử ngành than đã có 75 năm phát triển, hiện nay được đánh giá là một tập
đoàn kinh tế mạnh của đất nước, có nhiệm vụ đáp ứng nguồn than, đảm bảo an ninh
năng lượng quốc gia. Sự đóng góp của ngành than đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước nói chung và tỉnh Quảng Ninh nói riêng, được đánh giá rất quan
trọng. Ngành than đã nộp ngân sách của tỉnh Quảng Ninh trên 7000 tỷ, tổng đóng
góp ngân sách của cả nước trên 13 nghìn tỷ [10]. Sự đóng góp này có ý nghĩa to lớn
đối với sự ổn định phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngành than còn góp

10


phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển như: cung cấp nhiên liệu cho ngành
công nghiệp nhiệt điện, các ngành sản xuất khác...
Ngành than đã khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong công tác ổn
định việc làm và cải thiện được đời sống cho người lao động. Trong điều kiện xảy
ra cuộc khủng hoảng tài chính trong khu vực và cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn
thế giới như vừa qua, thành tích đáng kể của ngành than là đã bước đầu đảm bảo đời
sống vật chất và tinh thần, đã duy trì được việc làm và thu nhập cho gần 13 vạn lao
động. Hàng năm, TKV đã sản xuất 44,8 triệu tấn than và nhiều sản phẩm điện, cơ
khí, dịch vụ khác, đạt tổng doanh thu 69,9 ngàn tỷ đồng, lợi nhuận trên 6.000 tỷ

đồng, thu nhập bình quân đạt 6,2 triệu đồng/người/tháng [10].
Trung Quốc là đối tác lớn nhập khẩu than đá của Việt Nam với 7,74 triệu tấn,
chiếm tới 77,2% tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước; tiếp theo là thị
trường Hàn Quốc: 950 nghìn tấn và Nhật Bản: 833 nghìn tấn [24].
1.1.5. Ảnh hƣởng của hoạt động khai thác than tới môi trƣờng.
Ảnh hưởng tới môi trường không khí.
Môi trường không khí các khu vực khai thác và lân cận thường xuyên bị ô
nhiễm do bụi như Hòn Gai, cấm Phả, Uông Bí... ở tất cả các công đoạn sản xuất mỏ
đều sinh ra bụi. Theo thống kê, khi khai thác 1000 tấn than ở mỏ hầm lò tạo ra 1112 kg bụi, còn ở mỏ lộ thiên mức độ này gấp 2 lần. Ở các mỏ lộ thiên, nồng độ bụi
quanh máy xúc khi làm việc lên tới 400 mg/m3, khi phá nổ đất đá l m3 bằng mìn nổ
sinh ra 0,027-0,17 kg bụi [8].
Một trong những ví dụ điển hình là môi trường thị xã Uông Bí, lượng bụi do sản
xuất than ở khu vục phường Vàng Danh là 750-800 tấn bụi/năm. Tổng lượng bụi do
sản xuất than, hoạt động giao thông vận chuyển than tại thị xã Uông Bí khoảng
1900-2200 tấn/năm [9]. Nồng độ bụi trung bình thường vượt tiêu chuẩn cho phép 23 lần, thậm chí vượt đến 10 lần vào những ngày trời hanh khô đặc biệt khu vục cẩm
Phả, Uông Bí, Mạo Khê và các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Tu, Hà
Phong- TP Hạ Long [9].

11


Nguồn phát sinh bụi lớn nhất là từ các khâu sàng, chế biến, vận chuyển than.
Ngoài ra bụi còn sinh ra từ các bãi thải chưa dừng đổ thải hoặc những bãi thải đã
dừng đổ thải nhưng chưa được cải tạo, phủ thảm thục vật.
Thực trạng bụi đen đất mỏ, mấy năm gần đây ghi nhận có nhiều chuyển biến
như không vận chuyển than trên quốc lộ, không chuyền tải than trên vịnh Hạ Long.
Nhưng có nhiều điểm giao lộ với đường dân sinh làm chưa triệt để, đi qua vùng
Mạo Khê, cẩm Phả bụi than vẫn ngập đường. Tại Mạo Khê, khói và bụi than của
hàng loạt chiếc xe tải chở than cỡ lớn lưu thông gây ảnh hưởng mạnh đến đời sống,
sinh hoạt người dân.

Trong nhiều năm nay, hoạt động khai thác, gây nổ mìn khiến một lượng lớn khí
độc thoát ra từ các vỉa than và đất đá bao quanh như metan, butan, sunfuahidro,
cacbonmonoxit...Theo thống kê, lượng khí độc, khí nổ tại Quảng Ninh năm 2005
lên tới 23,857 triệu m3 và dự kiến tới năm 2020 lượng này lên tới 27,777 triệu m3,
vượt mức cho phép [10]. Tại các khu sàng, nghiền chế biến than lại xảy ra quá trình
oxy hóa làm suy giảm lượng ôxi cần thiết để hô hấp ảnh hưởng trực triếp tới các
công nhân và đồng thời làm môi trường không khí bị ô nhiễm một khoảng rộng lớn.
Sức khỏe người dân không đảm bảo. Nhiều cây cối không thể sống trên những vùng
khai thác than này.
Ngoài các dạng ô nhiễm đã nêu ở trên, hoạt động khai thác còn gây ô nhiễm
tiếng ồn nghiêm trọng. Tại các mỏ lộ thiên, các máy khoan, bãi nổ mìn, xe vận tải
cỡ lớn, các băng tải, búa hơi, máy gò... là nguồn gây ra tiếng ồn chủ yếu.
Trong hầm lò, độ ồn cao do âm thanh từ tiếng xe goòng, máy khoan phát tán
trong đường hầm. Các công nhân tại đây phải chịu tiếng ồn liên tục trong suốt thời
gian làm việc, nhiều công nhân mắc các bệnh về tai, họng...
Ra khỏi các khu khai thác, các xe tải vận chuyển than qua các trục đường quốc
lộ cũng khiến người dân bị ảnh hưởng hàng ngày.

12


Ảnh hưởng tới môi trường nước.
Môi trường nước mặt: Môi trường nước bị ô nhiễm do hai nguồn chính là nước
chảy trên bề mặt, nước mưa và nước thải từ các khu mỏ. Hầu hết các đơn vị khai
thác, sàng tuyển và chế biến đều thải ra một lượng nước thải rẩt lớn. Đặc biệt, các
hoạt động khai thác than đều nằm trong các khu vực có hệ sinh thái rừng, hệ sinh
thái các lưu vực, môi trường đất...và nằm xen kẽ các khu vực dân cư. Độ pH của
nước thải mỏ luôn dao động từ 4,1 - 6,5. Hàm lượng cặn lơ lửng thường vượt TCCP
từ 1,7 - 2,4 lần, có nơi lên tới hơn 8 lần [9]. Nước thải ở các mỏ than đang gây
nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi sinh sông, suối, vùng ven biển như gây bồi lấp,

làm mất nguồn thuỷ sinh, suy giảm chất lượng nước...Do đặc thù của loại hình khai
thác nên nước thải hầm lò bị axit hoá mạnh, có chất rắn lơ lửng cao, có hàm lượng
các kim loại mạnh như Fe, Mn, Cu , Zn do việc sử dụng các dung dịch tuyển. Các
nguồn thải này không được xử lý cộng với lượng mưa lớn tạo ra dòng chảy bề mặt
đổ thải trực tiếp vào nguồn nước mặt là các sông suối, ao hồ chứa nước, gây ô
nhiễm nghiêm trọng môi trường nước. Đất đá từ các bãi thỉ bị mưa lớn bào mòn
cuốn trôi theo dòng chảy mặt làm bồi lấp sông suối, làm cạn kiệt nguồn nước mặt
về mùa khô..
Môi trường nước ngầm: Mực nước ngầm xung quanh khu vực khai thác than
thường bị hạ thấp dần trong quá trình khai thác của mỏ, nước ngầm bị thay đổi
hướng dòng chảy trong tầng chứa nước, ô nhiễm tầng nước ngầm do hoạt động khai
thác mỏ thải nước ô nhiễm làm ngấm xuống nước ngầm.
Trong thời gian trước theo nhiều tài liệu nghiên cứu cho thấy nước mặt cũng
như nước ngầm ở Quảng Ninh có chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu phục vụ cho ăn
uống, sinh hoạt. Nhưng hiện nay, hoạt động khai thác ở các khu mỏ làm ô nhiễm
nguồn nước một cách nghiêm trọng, chủ yếu là các hóa chất, chất thải từ các nhà
máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan
giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước

13


bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Nước thải từ các khu vực khai
thác than cũng đang làm xấu đi môi trường sống, lao động của những người dân.
Ảnh hưởng tới môi trường đất.
Quá trình khai thác than làm nới lỏng áp lực và bẻ gãy các tầng lớp địa chất,
phát sinh mối đe dọa về an toàn nghiêm trọng cho các thợ mỏ nếu không được quản
lý đúng cách.
Đất đai tại khu vực xung quanh mỏ than thường không có khả năng sản xuất, do
bị đổ lấp đất đá lên trước khi nước mưa ngấm xuống làm cho đất có thể bị nhiễm

các nguyên tố độc hại gây ô nhiễm môi trường đất như: các ion của kim loại Fe,
Mn, axit làm đất bị chua hóa.
Đất trên bãi thải sau khai thác than rất chua và nghèo dịnh dưỡng, độ pH dao
động từ 3,47 đến 3,8; mùn chỉ đạt từ 0,32% đến 0,53 %; các chỉ tiêu của các chất dễ
tiêu như đạm, lân và kali cũng thấp [9].
Trong quá trình bóc đất đá, lớp đất màu trên mặt thường không được thu hồi lại
mà đổ lẫn cùng đất đá thải nên đất bãi thải rất nghèo dinh dưỡng, thành phần chủ
yếu là đá và mẫu chất, độ ẩm và khả năng giữ ẩm thấp, không có hệ thống mao
dẫn,… ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tự hình thành và tồn tại của lớp thực vật phủ
xanh bề mặt bãi thải. Các chỉ tiêu hoá học đất trên một số khu vực đổ thải có thời
gian tồn tại từ 1 – 5 năm và từ 5 – 10 năm cũng chưa được nghiên cứu kỹ.
Các bãi thải của những mỏ khai thác than lộ thiên đáng lẽ ra phải đổ theo phân
tầng, kiểu như ruộng bậc thang thì sẽ rất ổn định cấu trúc khi xử lý trồng cây, thậm
chí canh tác. Nhưng các mỏ khai thác than lộ thiên hiện nay sau khi bóc lớp đất, đá
lại cứ đổ tràn từ trên xuống, bên dưới có thể xây kề chán. Mưa nhiều kề chắn và đập
ở Quảng Ninh bị vỡ, dân cư lâm vào cảnh lụt lội, ô nhiễm.
Khai thác than chiếm dụng một diện tích đất rất lớn ( ví dụ với tỉnh Quảng Ninh
là 2,9% diện tích của toàn tỉnh). Để hoàn thổ được đất sử dụng cho mục đích công
nghiệp của ngành than đòi hỏi phải có thời gian, tốn nhiều sức lực, tiền của.

14


Đối với hoạt động khai thác than ở khu vực gần bờ biển ( như ở tỉnh Quảng
Ninh), ô nhiễm bờ biển là một trong những tác động rất đáng kể của hoạt động khai
thác than. Khoáng sàng than nằm dọc theo bờ vịnh Hạ Long và Bái Tử Long. Hàng
chục triệu mét khối nước từ các mỏ ra sông suối không qua xử lý và đổ thẳng ra
biển. Hàng chục ngàn mét khối đất đá từ các bãi thải bị mưa lớn bào mòn, cuốn trôi
theo các dòng sông, suối rồi đổ ra biển. Sự bồi lấp đất đá đã xoá sổ 200 ha đất canh
tác dọc đường 18 cũ từ thị xã Cẩm Phả đến Cọc Sáu. Bờ biển bị lấn chiếm khoảng

700-800 m. Cảnh quan trong vịnh Hạ Long và Bái Tử Long bị ảnh hưởng nghiêm
trọng
Tác động đến rừng.
Các mỏ thường tập trung tại các vùng rừng, núi... nơi có hệ sinh thái rừng khá
phát triển. Tuy nhiên trong quá trình khai thác than thì hệ sinh thái rừng bị mất dần
cùng với thời gian khai thác. Dần dần diện tích rừng tự nhiên sẽ bị mất, kéo theo 1
loạt các ảnh hưởng do mất rừng như: lũ lụt, hạn hán, tăng lượng khí CO2...
Việc huy động quỹ đất dành cho hoạt động khai thác than đồng nghĩa với việc
giảm một quỹ đất tương ứng với một số mục đích sử dụng khác nhau. Điều đó có
thể ảnh hưởng đa dạng sinh học của hệ động thực vật trong khu vực khai thác. Phá
hủy một khối lượng lớn số loài động thực vật trong khu vực khai thác, phá vỡ hệ
sinh thái nông, lâm nghiệp, hệ sinh thái cảnh quan. Chiếm chỗ và làm thay đổi chỗ
31 cư trú, sinh sống của một số loài động vật tự nhiên của khu vực. Mặt khác, khai
thác than gây ra ô nhiễm môi trường ( không khí, nước…) trực tiếp hoặc gián tiếp
ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của các loài động thực vật trong khu vực
khai thác cũng như các khu vực lân cận. Hoạt động khai thác mỏ than gây thiệt hại
trực tiếp và gián tiếp cho động vật hoang dã, làm suy giảm đa dạng sinh học.
Nguyên nhân là do chúng bị mất nơi cư trú, mất nguồn thức ăn và mất đi điều kiện
thuận lợi để sinh trưởng và phát triển. Một số loài động vật có thể di cư như chim,
động vật bậc cao sẽ di chuyển xa vùng khai thác để sinh sống. Động vật ít vận động

15


như động vật không xương sống, loài bò sát, động vật gặm nhấm đào hang và động
vật có vú nhỏ có thể bị săn bắt hoặc bị chết do mất nơi cư trú.
Hoạt động khai thác khoáng sản là một trong những nguyên nhân làm giảm độ
che phủ do rừng cây bị chặt hạ, lớp phủ thực vật bị suy giảm, đặc biệt là hoạt động
khai thác than lộ thiên cần phải bóc lớp phủ bề mặt. Hiện nay trong khu vực Hòn
Gai - Cẩm Phả có khoảng 30 mỏ than lớn nhỏ đang hoạt động, bình quân khoảng

2.000ha, có 1 mỏ với tổng diện tích là 175 m2, chiếm 28,7% tổng diện tích đất tự
nhiên của thành phố Hạ Long và thành phố Cẩm Phả [10]. Trong giai đoạn 1970 1997, các hoạt động khai thác than ở Hòn Gai, Cẩm Phả đã làm mất khoảng 2.900
ha đất rừng các loại (trung bình mỗi năm mất 100 - 110ha), trong đó trên 2.000 ha
bị mất do mở vỉa, đổ đất đá thải. Độ che phủ rừng tự nhiên từ 33,7% năm 1970
giảm xuống 6,7% (1985) và 4,7% (1997) [10].
Tác động đến cảnh quan, địa hình.
Khai thác than tạo ra các mảng vá đất đá trên bề mặt đất không bền vững, khi có
sự tác động của mưa gió… sẽ gây sự xói mòn. Ngoài ra, hiện tượng sụt lún do khai
thác than hầm lò có thể xảy ra trong quá trình khai thác than. Tại Đức, sụt lún do
khai thác than (tại Bắc Rhine- Westphalia) đã làm hư hỏng hàng ngàn ngôi nhà và
gây thiệt hại nhiều về kinh tế. Nguyên nhân do hoạt động cải tạo, phục hồi môi
trường sau khai thác không đúng tạo ra những vùng rỗng dưới đất.
Hoạt động khai thác than làm biến đổi địa hình và cảnh quan. Những biến đổi
mạnh nhất diễn ra chủ yếu ở những khu vực có khai thác than lộ thiên. Các bãi đổ
thải tạo nên những quả đồi ở Cọc Sáu cao 280m, Nam Đèo Nai có độ cao 200m,
Đông Cao Sơn cao 350m, Đông Bắc Bàng Nâu cao 150m và Núi Béo cao 240m...
và nhiều bãi thải trên các sườn đồi [10]. Các bãi đổ thải này rất dễ bị xói mòn khi có
mưa làm đục các thủy vực, tạo bụi khi có gió và rất dễ bị sạt lở gây nguy hiểm, gây
mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường. Nhiều moong khai thác lộ thiên tạo nên địa
hình âm có độ sâu từ - 50m đến - 150m dưới mực nước biển (các mỏ Cọc Sáu, Hà
Tu, Núi Béo...).

16


×