Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm cho khu công nghiệp điềm thụy, xã điềm thụy, huyện phú bình, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.54 MB, 89 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN DŨNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
NƯỚC THẢI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM CHO KHU CÔNG NGHIỆP
ĐIỀM THỤY, XÃ ĐIỀM THỤY,
HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên - Năm 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG VĂN DŨNG

ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG
NƯỚC THẢI VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM CHO KHU CÔNG NGHIỆP
ĐIỀM THỤY, XÃ ĐIỀM THỤY,
HUYỆN PHÚ BÌNH, TỈNH THÁI NGUYÊN


Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60 44 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Phả

Thái Nguyên - Năm 2019

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự
hướng dẫn khoa học của TS. Trần Thị Phả. Các số liệu, những kết luận nghiên cứu
được trình bày trong luận văn này hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách
nhiệm về lời cam đoan này.
Học viên
Hoàng Văn Dũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii


LỜI CẢM ƠN

Sau thời gian học tập dưới mái trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, được
sự truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tận tình của quý thầy cô giảng viên là hành trang
quý báu giúp em phát triển sự nhận thức và hiểu biết như ngày hôm nay. Em xin gửi
lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường, đặc biệt là
các thầy cô giáo Khoa Môi trường của trường Trường Đại học Nông Lâm - Đại học
Thái Nguyên đã giúp đỡ em về tài liệu tham khảo để em có thể hoàn thành tốt Khóa
luận tốt nghiệp. Và em cũng xin chân thành cảm ơn cô giáo TS. Trần Thị Phả đã nhiệt
tình hướng dẫn em trong việc chọn đề tài nghiên cứu, hướng dẫn tiếp cận và giúp em
chỉnh sửa những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Quản lý các KCN Thái Nguyên đã cho phép và
tạo điều kiện để em thực tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng em kính chúc quý thầy, cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các cô, chú, anh chị trong Ban Quản lý các KCN Thái
Nguyên luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.

Học viên
Hoàng Văn Dũng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii

MỤC LỤC


LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC .......................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT .......................................... v
DANH MỤC BẢNG........................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ........................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ................................................................... 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 4
1.2. Cơ sở pháp lý ............................................................................................. 5
1.3. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 7
1.3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường của các Khu công nghiệp trên thế giới ......7
1.3.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường của các Khu công nghiệp ở Việt Nam ......9
1.3.3. Hiện trạng môi trường của các Khu công nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên ....14
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................... 21
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 21
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................21
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................21
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................... 21
2.2.1. Khái quát về khu công nghiệp Điềm Thụy ................................................21
2.2.2. Đánh giá hiện trạng phát thải và công nghệ xử lý nước thải của các
doanh nghiệp trong KCN Điềm Thụy ..................................................................21
2.2.3. Đánh giá hiện trạng môi trường nước KCN Điềm Thụy ...........................22
2.2.4. Đánh giá môi trường nước thải KCN theo ý kiến người dân.....................22
2.2.5. Khó khăn và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản
lý và xử lý phát thải tại KCN Điềm Thụy ............................................................23

2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iv
2.3.1. Phương pháp kế thừa..................................................................................23
2.3.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích ............................................................23
2.3.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu .....................................................26
2.3.4. Phương pháp so sánh..................................................................................26
2.3.5. Phương pháp phỏng vấn .............................................................................26
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 28
3.1. Khái quát về Khu công nghiệp Điềm Thụy ............................................. 28
3.2. Đánh giá hiện trạng phát thải và công nghệ xử lý nước thải ................... 30
3.3. Đánh giá quan trắc hiện trạng môi trường nước thải trong KCN Điềm Thụy38
3.3.1. Đánh giá quan trắc nước thải đầu vào KCN Điềm Thụy ...........................38
3.3.2. Đánh giá chất lượng nước thải đầu ra tại KCN Điềm Thụy ......................40
3.3.3. Kết quả quan trắc nước mặt tại Khu A-KCN Điềm Thụy năm 2018 ........47
3.3.4. Kết quả quan trắc nước ngầm KCN Điềm Thụy năm 2018 .......................49
3.3.5. Đánh giá chất lượng nước theo ý kiến của người dân xung quanh KCN ......50
3.4. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường .............................................. 56
3.4.1. Hiện trạng và công nghệ đề xuất nhằm xử lý nước thải cho KCN Điềm
Thụy .....................................................................................................................56
3.4.2. Giải pháp ngăn ngừa, đề phòng trong quá trình xử lý nước thải ...............60
3.4.3. Đánh giá thực trạng và giải pháp cải thiện môi trường trong KCN ...........62
3.4.4. Biện pháp bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.............................66
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 69
1. Kết luận....................................................................................................... 69
2. Kiến nghị .................................................................................................... 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 72
Phụ lục 1. Bản vẽ kỹ thuật nhà máy xử lý nước thải ........................................ 1
Phụ lục 2. Hình ảnh khu xử lý .......................................................................... 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v

DANH MỤC CÁC TỪ, CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tiếng việt

BCT

Bộ Công thương

BOD5

Nhu cầu Ôxy sinh hoá

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

COD


Nhu cầu oxy hoá học

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

KCN

Khu công nghiệp

KCS

Khu chế suất

KTXH

Kinh tế xã hội

KHCN

Khoa học công nghệ

KS

Kỹ sư

NĐ - CP

Nghị định - Chính phủ


UBND

Ủy ban nhân dân

UBMTTQ

Ủy ban mặt trận tổ quốc

PCCC

Phòng cháy chữa cháy

WHO

World Health Organization - Tổ chức Y tế Thế giới

GPMB

Giải phóng mặt bằng

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

QLNN

Quản lý nhà nước

Qcc


Nước phòng cháy

Qsh

Nước cấp sinh hoạt

THPT

Trung học phổ thông

TCXDVN

Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam

VLN

Vật liệu nổ

VLXDTT

Vật liệu xây dựng thông thường

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi

DANH MỤC BẢNG


Bảng 2.1.

Vị trí lấy mẫu và ký hiệu mẫu ...................................................... 24

Bảng 3.1.

Danh sách đấu nối và lưu lượng xả thải của các doanh nghiệp trong
KCN ............................................................................................. 30

Bảng 3.2.

Kết quả quan trắc môi trường nước thải sản xuất sau xử lý của Công
ty CP Alutec Vina 4 Quý năm 2018 ............................................ 34

Bảng 3.3.

Kết quả quan trắc môi trường nước thải sau xử lý của Công ty TNHH
Samju Vina 4 Quý năm 2018 ......................................................... 35

Bảng 3.4.

Kết quả quan trắc môi trường nước thải đầu vào tại Khu A-KCN
Điềm Thụy, 4 Quý năm 2018 ...................................................... 39

Bảng 3.5.

Kết quả quan trắc môi trường nước thải đầu ra tại Khu A-KCN
Điềm Thụy, 4 Quý năm 2018 ...................................................... 41


Bảng 3.6.

Kết quả quan trắc nước mặt tại KCN Điềm Thụy Qúy II và IV/2018 . 48

Bảng 3.7.

Kết quả quan trắc nước ngầm tại KCN Điềm Thụy Qúy II và
IV/2018 ..................................................................................................... 49

Bảng 3.8.

Tầm quan trọng của môi trường................................................... 52

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1. Sơ đồ lấy mẫu .............................................................................................23
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí Khu công nghiệp Điềm Thụy ..................................................28
Hình 3.2. Sơ đồ nguyên lý hoạt động Trạm xử lý nước thải tập trung .......................36
Hình 3.3. Chỉ tiêu quan trắc pH trong 4 quý năm 2018..............................................43
Hình 3.4. Chỉ tiêu quan trắc COD trong 4 quý năm 2018 ..........................................43
Hình 3.5. Chỉ tiêu quan trắc BOD5 trong 4 quý năm 2018 .........................................44
Hình 3.6. Chỉ tiêu quan trắc TSS trong 4 quý năm 2018............................................44
Hình 3.7. Chỉ tiêu quan trắc CN- trong 4 quý năm 2018 ............................................45

Hình 3.8. Chỉ tiêu quan trắc N trong 4 quý năm 2018 ................................................45
Hình 3.9. Chỉ tiêu quan trắc P trong 4 quý năm 2018.................................................46
Hình 3.10. Chỉ tiêu quan trắc Coliform trong 4 quý năm 2018 ..................................46
Hình 3.11. Trình độ văn hóa .......................................................................................50
Hình 3.12. Nghề nghiệp chính ....................................................................................51
Hình 3.13. Thời gian sinh sống ...................................................................................51
Hình 3.14. Các vấn đề môi trường tại địa phương .....................................................52
Hình 3.15. Nguyên nhân gây ô nhiễm ........................................................................53
Hình 3.16. Tần suất dọn vệ sinh khu vực công cộng ..................................................54
Hình 3.17 Số hộ dân ủng hộ tái chế rác thải ...............................................................54
Hình 3.18 Lý do không tái chế rác thải.......................................................................54
Hình 3.19 Vấn đề môi trường người dân quan tâm ....................................................55
Hình 3.20. Giải pháp cải thiện môi trường .................................................................55
Hình 3.21. Sơ đồ hệ thống thu gom, thoát nước mưa của KCN .................................58

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Các Khu công nghiệp ở Việt Nam đã và đang là nguồn đóng góp cho GDP của
đất nước nói chung và đối với nền kinh tế địa phương nói riêng. Các Khu công nghiệp
là nguồn thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài chính nên hiện nay hầu hết được đầu tư
phát triển với quy mô và kỹ thuật cao, hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất
khẩu với giá trị lớn. Tuy nhiên, một trong những thách thức đang đặt ra đối với việc
vận hành các Khu công nghiệp là vấn đề môi trường và sức khỏe của người dân lao

động, của cộng động dân cư đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ hoạt động sản xuất
của các làng nghề. Những năm gần đây, vấn đề này đang thu hút sự quan tâm của Nhà
nước cũng như các nhà khoa học nhằm tìm ra các giải pháp xử lý nguồn thải của các
khu công nghiệp hiệu quả, hữu hiệu cho sự phát triển bễn vững của đất nước. Tuy
nhiên, đối với không ít Khu công nghiệp, sản lượng và quy mô vẫn tăng còn môi trường
vẫn bị ô nhiễm dù đã có nhiều biện pháp xử lý.
Trong đó, Thái Nguyên là một trong những tỉnh đang có sự phát triển mạnh mẽ
của các ngành công nghiệp. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 06 khu công
nghiệp là: Sông Công I (195 ha), Sông Công II (250 ha), Điềm Thụy (350 ha), Yên
Bình (400 ha), Nam Phổ Yên (120 ha), Quyết Thắng (105 ha). Đến nay có 04 khu công
nghiệp có doanh nghiệp vào hoạt động chính thức là: KCN Sông Công I; KCN Yên
Bình; KCN Điềm Thụy và KCN Nam Phổ Yên. Các khu công nghiệp đến nay đã thu
hút được 182 dự án đầu tư, trong đó có 88 dự án FDI và 94 dự án DDI với tổng số vốn
đăng ký đầu tư là 7,061 tỷ USD và trên 14.192,72 tỷ đồng.
Hiện tại đã có 113 dự án đi vào hoạt động bao gồm: 45/82 dự án thuộc KCN
Sông Công I, 50/74 dự án thuộc KCN Điềm Thụy, 13/14 dự án thuộc KCN Yên Bình
và 05/12 dự án thuộc KCN Nam Phổ Yên. Từ khi các KCN đi vào hoạt động đã làm
thay đổi đáng kể bộ mặt phát triển kinh tế của tỉnh Thái Nguyên, nguồn thu ngân sách
tăng nhanh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư nâng cấp và phát triển đồng bộ, mức
thu nhập của người dân được cải thiện rõ rệt, các vấn đề an sinh xã hội được đảm bảo
hơn. Môi trường đầu tư của tỉnh đã và đang được cải thiện mạnh mẽ Thái Nguyên trở


2
thành điểm đến hấp dẫn thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài
nước, nhất là các nhà đầu tư Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan… (Ban Quản lý các KCN
Thái Nguyên, 2017).
Khu công nghiệp Điềm Thụy khuyến khích đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ
cao, chế tạo và gia công từ các nguồn nguyên liệu trong tỉnh, sử dụng nhiều lao động và
sản xuất các mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao; nhóm ngành sản xuất hàng tiêu

dùng, chế biến nông, lâm, thủy sản; lắp ráp cơ khí, điện tử, thiết bị viễn thông.
Nhờ có sự phát triển công nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên nói chung và sự phát triển
của Khu công nghiệp Điềm Thụy nói riêng đã giúp cho nền kinh tế của tỉnh tăng liên
tục hàng năm, giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động, tránh tình trạng ly hương
làm ăn.
Bên cạnh những đóng góp tích cực, quá trình phát triển mạnh mẽ của công
nghiệp nói chung và hệ thống các KCN nói riêng đang nảy sinh nhiều vấn đề bức súc
cần phải giải quyết. Đặc biệt là vấn đề phế thải, nước thải, khí thải gây áp lực rất lớn
cho môi trường.
Đánh giá tác động môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường, lập Kế
hoạch bảo vệ môi trường là các công việc hết sức cần thiết giúp cho các hoạt động
kinh tế được bền vững. Trong suốt giai đoạn phát triển những đánh giá, dự báo đưa ra
cần được các chủ thể sản xuất kinh doanh cam kết tuân theo và các đơn vị giám sát
môi trường điều chỉnh hoạt động sản xuất phù hợp với quy mô của cơ sở hạ tầng về
môi trường tại khu công nghiệp. Tuy nhiên, với quy mô KCN Điềm Thụy ngày càng
phát triển về số lượng, loại hình dẫn đến phát thải càng lớn, các sự cố ô nhiễm, tác
động về mặt kinh tế, xã hội và môi trường xung quanh. Để giải đáp được thắc mắc này
và tìm ra những tồn tại về sự ô nhiễm môi trường của một Khu công nghiệp đang hoạt
động, từ đó khắc phục và giúp cho họ có những điều chỉnh hợp lí và bền vững thì việc
thực hiện đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải và đề xuất một số giải
pháp giảm thiểu ô nhiễm cho Khu công nghiệp Điềm Thụy, xã Điềm Thụy, huyện
Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên” là hết sức cần thiết.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng phát thải của các doanh nghiệp trong KCN Điềm Thụy Khu A.


3
- Đánh giá hiện trạng môi trường tại KCN Điềm Thụy
- Hiện trạng công tác quản lý môi trường của các cơ sở sản xuất kinh doanh trong
khu công nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường đối với khu công nghiệp

Điềm Thụy.
- Đề xuất các giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường tại KCN Điềm Thụy.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Nghiên cứu đề tài nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng thu thập và xử lý thông
tin và rút ra những kinh nghiêm thực tế phục vụ công tác chuyên môn tư vấn môi
trường sau này.
- Vận dụng và phát huy những kiến thức đã được thầy cô truyền đạt trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Đánh giá được hiện trạng môi trường, thực trạng thu gom, quản lý và xử lý môi
trường tại Khu công nghiệp Điềm Thụy.
- Đề xuất một số giải pháp khả thi để cải thiện chất lượng môi trường một cách
khoa học và phù hợp với điều kiện của Khu công nghiệp Điềm Thụy.


4

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
- Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối
với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật. (Luật BVMT, 2014)
- Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác
động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái,
cải thiện, phục hồi môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm
giữu môi trường trong lành. (Luật BVMT, 2014)
- Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước,

không khí, âm thanh, ánh sáng… và các hình thái vật chất khác. (Luật BVMT, 2014).
- Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: Là mức giới hạn của các thông số về chất lượng
môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các
yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng
văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường. (Luật BVMT, 2014)
- Tiêu chuẩn môi trường: Là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi
trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu
kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn
bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường. (Luật BVMT, 2014)
- Phát triển bền vững là phát triển đáp ứng được nhu cầu của hiện tại mà không
làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu đó của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết
hợp chặt chẽ, hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ xã hội và bảo vệ môi
trường. (Luật BVMT, 2014)
- Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù
hợp với quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con
người và sinh vật. (Luật BVMT, 2014)
- Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc
biến đổi của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái hoặc biến đổi môi trường nghiêm trọng.
(Luật BVMT, 2014)


5
- Chất gây ô nhiễm là các chất hóa học, các yếu tố vật lý và sinh học khi xuất
hiện trong môi trường cao hơn ngưỡng cho phép làm cho môi trường bị ô nhiễm. (Luật
BVMT, 2014)
- Chất thải là vật chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt
hoặc hoạt động khác. (Luật BVMT, 2014)
- Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ
nổ, gây ăn mòn, gây ngộ độc hoặc có đặc tính nguy hại khác. (Luật BVMT, 2014).
- Quản lý chất thải là quá trình phòng ngừa, giảm thiểu, giám sát, phân loại, thu

gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải. (Luật BVMT, 2014)
- Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm
đã bị loại bỏ từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một
quá trình sản xuất khác. (Luật BVMT, 2014)
- Sức chịu tải của môi trường là giới hạn chịu đựng của môi trường đối với các
nhân tố tác động để môi trường có thể tự phục hồi. (Luật BVMT, 2014)
- Quan trắc môi trường là quá trình theo dõi có hệ thống về thành phần môi
trường, các yếu tố tác động lên môi trường nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện
trạng, diễn biến chất lượng môi trường và các tác động xấu đối với môi trường. (Luật
BVMT, 2014)
- Thông tin về môi trường là số liệu, dữ liệu về môi trường dưới dạng ký hiệu,
chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự. (Luật BVMT, 2014)
- Đánh giá môi trường chiến lược là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường
của chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển để đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi
đến môi trường, làm nền tảng và được tích hợp trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển bền vững. (Luật BVMT, 2014).
- Đánh giá tác động môi trường là việc phân tích, dự báo tác động đến môi trường
của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó.
(Luật BVMT, 2014)
1.2. Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 và có hiệu lực kể từ ngày
01/01/2015.


6

Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ quy
định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật;
Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về thoát

nước và xử lý nước thải;
Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định về Quy
hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.
Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số Điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ quy định về quản
lý chất thải và phế liệu.
Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 14/11/2015 quy định về xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Thông tư số 35/2015/TT-BTMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
công nghệ cao;
Thông tư 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và
Môi trường về Quản lý chất thải nguy hại.
Thông tư số 24/2017/TT-BTMT ngày 01/9/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường;
Thông tư số 47/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường quy định Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.
Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT ngày 25/10/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về môi trường.
Thông tư số 27/2015/TT-BTNMT ngày 29/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch
bảo vệ môi trường.
Quyết định số 2508/QĐ-UBND ngày 04/10/2011 của UBND tỉnh Thái Nguyên
về việc quy hoạch chi tiết xây dựng KCN Điềm Thụy 180ha;
Quyết định số 2824/QĐ-UBND ngày 21/11/2012 của UBND tỉnh Thái Nguyên
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án đầu tư xây dựng khu công
nghiệp Điềm Thụy phần diện tích 180ha.



7

Các quy chuẩn áp dụng:
QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn.
QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp.
QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.
QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng môi
trường không khí xung quanh.
QCVN 08-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước mặt.
QCVN 09-MT:2015/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước
dưới đất.
1.3. Cơ sở thực tiễn
1.3.1. Hiện trạng ô nhiễm môi trường của các Khu công nghiệp trên thế giới
Ô nhiễm môi trường từ hoạt động sản xuất công nghiệp nói chung và KCN nói
riêng đã gây sức ép không nhỏ đến môi trường, đến cuộc sống của người lao đồng và
cộng đồng xung quanh, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của một đất nước.
a. Tại các nước Bắc Âu
Ở các nước phát triển vào đầu thế kỷ XX, lượng khí thải gây ô nhiễm môi trường
không khí và môi trường nước tại cơ sở sản xuất là rất lớn. Bên cạnh đó, một lượng
lớn các chất thải phát sinh từ nhà máy sản xuất ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm
môi trường nặng nề. Một ví dụ điển hình là khu công nghiệp ở miền Bắc nước Anh,
nơi bụi phóng xạ của muội đã đặt một lớp phủ bóng tối trải lên toàn bộ cảnh quan khu
vực (Growth Commission, 2007).
Giống như Anh khu vực Ruhr ở Đức, một lượng lớn không mong muốn bụi
phóng xạ từ các ngành công nghiệp thép đã gây ô nhiễm không khí nặng nề cho khu
vực (Schepelmann P. et al, 2015). Tại Hoa Kỳ và Nhật Bản, tình huống tương tự xảy
ra (Jonathan M. et al, 2015).
Những nỗ lực ở các nước OECD trong việc giảm thiểu ô nhiễm bắt đầu được
thực hiện vào năm 1980 đến nay, và sự đền đáp cho cho những nỗ lực đó trở nên rõ

ràng khi việc xả early- chất ô nhiễm được xác định đã được giảm đến một mức độ lớn
kể từ đầu năm 1970 và nhiều vấn đề môi trường đã được giải quyết (European
Commission, 2017).


8
Tốc độ tăng trưởng công nghiệp thường đi kèm với sự gia tăng tiêu thụ năng
lượng và nguyên liệu thô. Tuy nhiên, theo kinh nghiệm sản xuất công nghiệp ở nhiều
quốc gia cho thấy tốc độ tăng trưởng công nghiệp có thể có lợi trong công tác bảo vệ
môi trường và quản lý nghiên cứu và phát triển, do đó thúc đẩy công nghệ mới trong
ngành công nghiệp để tiếp tục giảm thiểu rủi ro môi trường cần được phát huy. Công
nghiệp phát triển sẽ cung cấp các điều kiện tài chính cần thiết, các khoản đầu tư lớn
cho công cuộc đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp cũng như đầu tư các thiết bị
xử lý môi trường tại nguồn phát thải. Kết quả, tạo ra cho một sự phát triển công nghiệp
bền vững tác động nhỏ tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên, và tăng cường tái chế
chất thải (Vũ Thành Hưởng, 2009).
Tuy nhiên đến nay các vấn đề môi trường vẫn còn tồn tại ở nhiều nước OECD.
Ở nhiều địa phương, ô nhiễm công nghiệp nằng nề mới chỉ được thay thế bởi khu vực
khác hoặc tăng diện tích phát tán ô nhiễm... các khu vực cũng như nhà máy gây ô
nhiễm vẫn còn tồn tại, các sự cố môi trường đôi khi vẫn xảy ra.
b. Tại các nước Đông Âu
Các ngành công nghiệp nặng chiếm ưu thế ở Đông Âu và thường tập trung vào
một khu vực nhất định nơi có nguồn tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên cho đến nay
những tác động môi trường của công nghiệp hóa ở các khu vực này rất ít quan tâm.
Kết quả là, các nước Đông Âu đang đối mặt rất nghiêm trọng vấn đề ô nhiễm công
nghiệp. Tuy nhiên sự thay đổi lớn trong cơ cấu xã hội trong thời gian qua đã dẫn đến
trong những thay đổi trong cơ cấu công nghiệp. Các ngành công nghiệp nặng và ô
nhiễm môi trường tại các nước Đông Âu đã được giảm đáng kể trong thời gian qua
(Vũ Thành Hưởng, 2009).
c. Tại các quốc gia đang phát triển

Tình hình ô nhiễm công nghiệp tại các quốc gia đang phát triển nghiêm trọng và
phức tạp hơn trong các quốc gia phát triển nguyên nhân là do quá trình công nghiệp
hóa ở các nước này là ít nâng cao (Kinda S., 2013). Các ngành công nghiệp điển hình
ở các nước này bao gồm hoạt động sản xuất gang thép; hoạt động khai thác khoáng
sản; các ngành công nghiệp dệt may, thuộc da và các ngành công nghiệp giấy và bột
giấy... Tuy nhiên để phát triển kinh tế các quốc gia đnag phát triển vẫn đưa ra nhiều


9
chính sách. Nhiều doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau đã coi thị trường của các
nước đang phát triển là thị trường.
Trong những năm 2000, một số nhà đầu tư không thể hoặc không sẵn sàng để
đáp ứng tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt hơn đã chuyển đến "vùng tự do công
nghiệp" ở nhiều nước đang phát triển, mà làm cho tình hình ô nhiễm môi trường ở các
nước này phức tạp hơn. Nhiều nhà đầu tư ở các nước phát triển đã lựa chọn đầu tư phát
triển doanh nghiệp tại các nước đang phát triển do chính sách ưu đãi của cơ quan quản
lý nhà nước, do nguồn nguyên liệu cũng như lực lượng lao động rồi rào... bên cạnh lợi
ích mà các nhà đầu tư mà các doanh nghiệp đem lại cho kinh tế của các nước đang
phát triển thì vấn đề môi trường lại càng nghiêm trọng hơn nguyên nhân là do có nhiều
doanh nghiệp tới đầu tư phát triển tuy nhiên công nghệ sản xuất lại chưa được đầu tư
đồng bộ, chính sách ưu tiên thu hút đầu tư đã coi nhẹ vấn đề môi trường dẫn đến chất
lượng môi trường ngày càng sụt giảm (Vũ Thành Hưởng, 2009).
1.3.2. Hiện trạng ô nhiễm môi trường của các Khu công nghiệp ở Việt Nam
Trải qua thời gian phát triển kinh tế sau chiến tranh, các khu công nghiệp (KCN),
khu chế xuất (KCX) và Khu kinh tế (KKT) tại Việt Nam đã có những đóng góp tích
cực trong thu hút đầu tư, đặc biệt là FDI, giải quyết việc làm, góp phần hiện đại hoá
kết cấu hạ tầng, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế các
địa phương và cả nước; đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, thương mại gắn
với bảo đảm an ninh quốc phòng trên biển, biên giới và đất liền (Quy hoạch phát triển,
2006). Thực tế cho thấy, phát triển bền vững các KCN, KCX và KKT là động lực quan

trọng nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH), tạo môi trường
thuận lợi để thu hút đầu tư nói chung và đầu tư nước ngoài nói riêng. Nhiều quốc gia,
vùng lãnh thổ trên thế giới đã gặt hái được nhiều thành công về phát triển kinh tế - xã
hội nhờ phát triển các KCN. Ở Việt Nam, thu hút đầu tư, phát triển các KCN là chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước theo tinh thần
Đại hội lần thứ VIII của Đảng. Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Tỉnh ủy,
HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên đã lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai nhiều chương trình
kế hoạch về phát triển bền vững các KCN, tạo tiền đề, nền tảng đẩy mạnh CNH, HĐH;
thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững (Nghị định 164,
2013). Các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) và khu kinh tế (KKT) tại


10
Việt Nam đã có những đóng góp tích cực trong thu hút đầu tư, đặt biệt là FDI, giải
quyết việc làm, góp phần hiện đại hóa kết cấu hạ tầng, nâng cao giá trị sản xuất công
nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế các địa phương và cả nước; đảm bảo thực hiện mục
tiêu phát triển kinh tế, thương mại gắn với bảo đảm an ninh quốc phòng trên biển, biên
giới và đất liền. (Việt Đức, 2010)
a. Sự hình thành và phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam
Những cụm sản xuất công nghiệp được hình thành trước năm 1975 chủ yếu tập
trung ở miền Nam. Trong giai đoạn này, các cơ sở sản xuất công nghiệp còn mang tính
tự phát, phân tán rời rạc. Một số nhà máy, xí nghiệp tập hợp lại và cùng hoạt động
trong một phạm vi địa lý nhất định cũng được gọi là “khu công nghiệp”. Công nghệ
sản xuất của các cơ sở này còn lạc hậu, không có quy hoạch tổng thể và lâu dài, không
quan tâm đúng mức đến vấn đề môi trường.
Trong giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới (1991-1994), để thu hút đầu tư nước
ngoài, thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, tạo tiền đề hội nhập nền kinh tế Việt Nam với
thế giới, các mô hình khu chế xuất (KCX) được hình thành với việc thành lập KCX
Tân Thuận năm 1991. Giai đoạn 2 (từ 1994 - 1997), gắn với việc hình thành khu công
nghiệp (KCN) và chuyển đổi một số KCX thành KCN để đẩy mạnh thu hút đầu tư, đa

dạng hóa phát triển các ngành công nghiệp, đặc biệt là các ngành công nghiệp nhẹ,
hướng tới xuất khẩu. Giai đoạn 3 (từ 1997 - 2003), gắn với việc phát triển lan tỏa KCN,
hình thành khu công nghệ cao (KCNC), thí điểm và thành lập khu kinh tế cửa khẩu
(KKTCK) với việc thành lập KKTCK Móng Cái năm 1996 và KCNC Hòa Lạc năm
1998. Giai đoạn 4 (từ 2003 - nay), thí điểm thực hiện khu kinh tế (KKT) mở và phát
triển KKT ven biển để tạo thành các vùng động lực phát triển kinh tế, tạo điều kiện
phát triển các ngành công nghiệp nặng tại khu vực ven biển. Đồng thời, trong giai đoạn
này, để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong một số lĩnh vực quan trọng như công
nghệ thông tin, nông nghiệp, các mô hình mới như khu công nghệ thông tin tập trung,
khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được thành lập (Luật đơn vị hành chính
- Kinh tế đặc biệt, 2017).
Năm 2008 là năm đầu tiên thực hiện Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định về
việc thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý của nhà nước đối với KCN, KCX và
KKT (Báo cáo môi trường quốc gia, 2009).


11
Sau hơn 20 năm (1991 - 2016) xây dựng và phát triển, kể từ khi KCX đầu tiên KCX Tân Thuận được hình thành tại TP.HCM đến nay hệ thống các KCN, KCX đã
có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước và có những đóng góp không nhỏ vào sự
phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước.
Theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 của Chính phủ,
khái niệm về KCN, KCX như sau: KCN là khu chuyên sản xuất hàng công nghiệp và
thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định. KCX là
khu công nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện dịch vụ cho sản xuất hàng
xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định (Nghị định số
29/2008/NĐ-CP, 2017).
Về chức năng của mô hình KCN, KCX được xác định rằng KCN, KCX là nơi
tập trung các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vưc công nghiệp và dịch vụ có dự án
đầu tư dài hạn (bao gồm cả doanh nghiệp đầu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng). Với hạ
tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ và đặt tại vị trí thuận lợi về kết nối giao thông,

KCN, KCX là các trọng điểm thu hút đầu tư các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước
để phát triển sản xuất công nghiệp của các địa phương. Ngoài ra, tại một số địa phương,
KCN, KCX được hình thành gắn với nguồn vùng nguyên liệu của địa phương để phát
huy tiềm năng thế mạnh tại chỗ và di dời các cơ sở công nghiệp ô nhiễm trong khu
vực đông dân cư để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường (Luật đơn vị hành chính Kinh tế đặc biệt, 2017).
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 6 năm 2016, cả nước có 16 khu
kinh tế (KKT) được thành lập với tổng diện tích mặt đất và mặt nước là 814,792 nghìn
ha và 313 khu công nghiệp (KCN) được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên hơn
87,9 nghìn ha (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2016).
b. Vai trò của khu công nghiệp trong phát triển kinh tế - xã hội
Quá trình xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất sẽ đóng góp
quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước, thể hiện trên các mặt kinh tế, môi trường
và xã hội như: Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển nền kinh tế; Đẩy
mạnh xuất khẩu, tăng thu và giảm chi ngoại tệ và góp phần tăng nguồn thu ngân sách;
Tiếp nhận kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, phương pháp quản lý hiện đại và kích thích


12
sự phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp trong nước; Tạo công ăn
việc làm, xoá đói giảm nghèo và phát triển nguồn nhân lực; Thúc đẩy việc hiện đại
hóa hệ thống kết cấu hạ tầng và là hạt nhân hình thành đô thị mới.
c. Hiện trạng ô nhiễm môi trường khu công nghiệp Việt Nam
Tại Đồng Nai: Nổi bật tình hình ô nhiễm khu công nghiệp tại Đồng Nai là vi
phạm về hệ thống xử lý nước thải của nhà máy Vedan gây hậu quả nghiêm trọng tới
môi trường: Từ đầu năm 1994, công ty Vedan đã lắp đặt và vận hành hệ thống bơm,
đường ống kĩ thuật để bơm dịch thải lỏng và các chất dịch thải đặc vào sông Thị Vải
với lưu lượng 4000m3/ngày (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2016). Hậu quả của Vedan Việt
Nam: Cả con sông Thị Vải đã ô nhiễm trầm trọng và đặc biệt khúc sông có hệ thống
nước thải của Vedan đổ ra đã biến thành con khúc sông “chết”. Nước sông thì đen đặc
còn mùi hôi thi bốc lên nồng nặc. Ngoài việc bị viêm xoang, những người sống ven

con sông này cũng bị điêu đứng bởi tình trạng cá tôm nuôi bị chết phơi bụng hàng loạt,
vì vậy những dãy hồ nuôi cá dọc bờ sông thuộc địa bàn xã Long Thọ bị bỏ không từ
nhiều năm nay. Không những thế, tình hình sức khỏe của người dân sống gần sông
cũng đang bị đe dọa. Theo khảo sát, nồng độ oxi trong nước ở khu vực này là 0,5mg/lít
trở xuống (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2016).
Tại Cần Thơ: Theo sở TN-MT Cần Thơ, hiện có 3 KCN đang hoạt động là Trà
Nóc l, Trà Nóc 2 và Thốt Nốt chưa xây dựng hệ thống nước thải tập trung. Các doanh
nghiệp thuộc các KCN này đang bắc các ống cống thải trực tiếp nước thải ra sông Hậu.
Theo thống kê sơ bộ, tại TP cần Thơ, nước ở sông Hậu đã bị ô nhiễm cấp độ 2, rạch
Sang Trắng (Phước Thới, Ô Môn) ô nhiễm cấp độ 7, rạch Bò Ót (Thới Thuận, Thốt
Nốt) ô nhiễm cấp độ 4 (Giang, 2012).
Tại Long An: Với các khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp hiện có trên địa
bàn mỗi ngày dự tính thải ra môi trường khoảng 363 tấn rác công nghiệp và 151.000m3
nước thải công nghiệp... (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2016)
Tại TPHCM: Trên địa bàn hiện có 25 khu công nghiệp tập trung hoạt động với
tổng số 611nhà máy trên diện tích 2298 ha đất. Theo kết quả tính toán, hoạt động của
các khu công nghiệp này cùng với 195 cơ sở trọng điểm bên ngoài khu công nghiệp,
thì mỗi ngày thải vào hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai tổng cộng 10.000 m3 nước


13
thải công nghiệp, trong đó có khoảng 671 tấn cặn lơ lửng, 1.130 tấn BOD5 (làm giảm
nhu cầu ôxy sinh hoá), 1789 tấn COD (làm giảm nhu cầu ôxy hoá học), 104 tấn Nitơ,
15 tấn photpho và kim loại nặng (Bộ Kế hoạch và Đầu tư, 2016).
Tại Hà Nội: Ô nhiễm môi trường trở thành vấn đề bức xúc tác động tiêu cực đến
đời sống và kìm hãm sự phát triển của Hà Nội. Thành phố đang thực sự bị “bủa vây”
bởi đủ các loại ô nhiễm rác thải, khí thải và nước thải... (Báo cáo môi trường Quốc gia,
2009) Theo kết quả của sở Tài Nguyên Môi Trường và nhà đất, tại Hà Nội có hom 400
cơ sở công nghiệp thì có tới 200 cơ sở gây ô nhiễm không khí. Hàng năm các cơ sở
này “đóng góp” thêm vào bầu không khí khoảng 80000 tấn khói bụi, 9000 tấn SO2;

19000 tấn khí NO2. Chất lượng không khí ở Hà Nội, đặc biệt là khu vực nội thành đã
có biểu hiện suy thoái, nồng độ các chất độc hại, bụi trong không khí đã vượt tiêu
chuẩn cho phép từ 1-2 lần, nhiều nơi gấp 6-7 lần. Tại các khu vực có nhiều công trường
xây dựng như Hà Đông, Mỹ Đình, Từ Liêm, cầu Giấy, Hoàng Mai bụỉ cuốn mù mịt,
làm người đi đường tức ngực, nhức mắt (Phan Mạnh Cường, 2019). Nguồn nước ở
thành phố (cả nước mặt và nước ngầm) cũng đang bị ô nhiễm nặng. Hầu hết lượng
nước thải sinh hoạt và sản xuất đều xả thẳng ra môi trường mà không qua xử lý. Đa số
các khu công nghiệp chưa có trạm xử lý nước thải hoặc có nhung hoạt động không
hỉệu quả. 90% lượng nước thải công nghiệp, y tế ở thành phố không được xử lý. Mới
có 1/10 khu công nghiệp vừa và nhỏ, 8/48 bệnh viện, trung tâm y tế trên địa bàn thành
phố (chưa kể đến số bệnh viện, trung tâm y tế do Trung ương quản lý đóng trên địa
bàn thành phố) có trạm xử lỷ nước thải tập trung.
Tại Phú Thọ: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp của tỉnh Phú Thọ bị phát hiện gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đặc biệt mới đây là trường hợp của là công Công ty
Miwon, gây bất bình trong dư luận. Ngoài ra các cơ sở công nghiệp như: Công ty giấy
Bãi Bằng, Công ty dệt Vĩnh Phú, Công ty rượu bia Vieger Phú Thọ, Công ty giấy Lửa
Việt, Công ty Pangrim Neotex cũng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng về nước
thải, khí thải, chất thải rắn có chứa hoá chất độc hại. Một trong những nguyên nhân
dẫn đến việc suy thoái môi trường ở Phú Thọ chính là vấn đề chất thải sản xuất công
nghiệp (Lê Thành Quân, 2011). Thực tế cho thấy, tại nhiều cơ sở công nghiệp hiện
nay, các doanh nghiệp vẫn đang sử dụng công nghệ, thiết bị lạc hậu. Việc đổi mới dây


14
chuyền sản xuất còn nhiều hạn chế dẫn tới việc chất thải ra môi trường chưa đạt tiêu
chuẩn cho phép. Do ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, nước sông Hồng bị ô nhiễm
nặng cục bộ tại các khu công nghiệp và đô thị, nước sông Lô đã có biểu hiện ô nhiễm
càn phải có biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời; một số nơi đã và đang trở thành “điểm
nóng” do ô nhiễm môi trường như xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao và mới đây nhất là
những vi phạm của công ty Miwon (Báo cáo hiện trạng môi trường, 2015).

Tại Hải Dương: Khói bụi xi măng đã làm cho nhiều người chết, trẻ em bị suy
nhược cơ thể với tỉ lệ cao, gần 1300 người dân khắc khoải chìm ngập trong khói bụi
của 4 nhà máy xí măng lò đứng đang ngày đêm toả khí độc. Không chỉ khói bụi, nước
thải của các nhà máy xi măng cộng với bụi chảy ra ruộng gây chai cứng mặt ruộng,
không thể canh tác gì được. Ông Nguyễn Tá Dước, Giám đốc Sở Tài nguyên - môi
trường huyện Kinh Môn cũng khẳng định, mức độ ô nhiễm về bụi, khí thải SO2 và
tiếng ồn đều vượt quá mức cho phép (Vũ Hồng Bắc, 2018)…
1.3.3. Hiện trạng môi trường của các Khu công nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 06 khu công nghiệp là: Sông Công I
(195 ha), Sông Công II (250 ha), Điềm Thụy (350 ha), Yên Bình (400 ha), Nam Phổ
Yên (120 ha), Quyết Thắng (105 ha). Đến nay có 04 khu công nghiệp đi vào hoạt động
chính thức là: KCN Sông Công I, KCN Yên Bình, KCN Điềm Thụy, KCN Nam Phổ
Yên và 01 KCN đang trong quá trình thi công xây dựng là KCN Sông Công II (Báo
cáo BVMT, 2018). Tại các khu công nghiệp đến nay đã thu hút được 199 dự án đầu
tư, trong đó có 95 dự án FDI và 104 dự án DDI với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 7,53
tỷ USD và trên 15.135,281 tỷ đồng. Hiện tại đã có 132 dự án đi vào hoạt động bao
gồm: 51/87 dự án thuộc KCN Sông Công I, 61/84 dự án thuộc KCN Điềm Thụy, 13/15
dự án thuộc KCN Yên Bình và 07/13 dự án thuộc KCN Nam Phổ Yên (Báo cáo
BVMT, 2018).
Từ khi các KCN đi vào hoạt động đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt phát triển kinh
tế của tỉnh Thái Nguyên, nguồn thu ngân sách tăng nhanh, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được
đầu tư nâng cấp và phát triển đồng bộ, mức thu nhập của người dân được cải thiện rõ
rệt, các vấn đề an sinh xã hội được đảm bảo hơn. Môi trường đầu tư của tỉnh đã và
đang được cải thiện mạnh mẽ Thái Nguyên trở thành điểm đến hấp dẫn thu hút được


15
sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhất là các nhà đầu tư Hàn Quốc,
Nhật Bản, Đài Loan… (Vũ Ngọc Thu, 2014)
Đến thời điểm hiện tại đã có 03 khu công nghiệp có trạm xử lý nước thải tập

trung, xử lý nước thải đạt quy chuẩn trước khi xả ra ngoài môi trường là: KCN Điềm
Thụy - Khu A, KCN Sông Công I và KCN Yên Bình. KCN Điềm Thụy - Khu B do
gặp khó khăn trong vấn đề giải phóng mặt bằng nên chưa xây dựng Trạm xử lý nước
thải tập trung, hiện tại mới có 03 doanh nghiệp đầu tư và đang hoạt động, KCN Nam
Phổ Yên đang đề xuất xin triển khai và tiến hành đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước
thải tập trung trong thời gian tới. Các doanh nghiệp thứ cấp thuộc KCN Nam Phổ Yên
và Khu B-KCN Điềm Thụy đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải nội bộ, đảm bảo
nước thải sau xử lý đạt cột A - QCVN 40:2011/BTNMT trước khi xả ra môi trường
(Báo cáo BVMT, 2018) .
a. Hiện trạng môi trường Khu công nghiệp Điềm Thụy - Khu A
Khu công nghiệp có chủ đầu tư hạ tầng là Ban Quản lý các Khu công nghiệp
Thái Nguyên được thành lập theo Quyết định số 1854/TTg-KTN ngày 08/10/2009 của
Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch các KCN tỉnh Thái
Nguyên và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Quyết định số
2824/QĐ-UBND ngày 21/11/2012 của UBND tỉnh. Được Sở Tài nguyên và môi
trường cấp Giấy xác nhận số 130/GXN-STNMT ngày 29/12/2016 về hoàn thành công
trình bảo vệ môi trường.
Ngành nghề bao gồm: Sản xuất, lắp ráp, gia công thiết bị điện, linh kiện điện tử,
kinh doanh xuất nhập khẩu các loại điện thoại di động, các sản phẩm điện, điện tử viễn
thông. Đã xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ như: Xây dựng đường trục chính, đường
nội bộ, hệ thống cấp điện, hệ thống điện chiếu sáng, hệ thống thoát nước mưa, nước
thải, hệ thống cấp nước sạch, trồng cây xanh và xây dựng Trạm xử lý nước thải tập
trung công suất 3.000 m3/ngày đêm. Nhìn chung cơ sở hạ tầng KCN Điềm Thụy đến
nay đã được xây dựng hoàn thiện phục vụ tốt nhu cầu sản xuất của các doanh nghiệp
và đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường của KCN.
+ Môi trường không khí và tiếng ồn: Chủ đầu tư dự án thường xuyên tiến hành


16
quan trắc môi trường KCN Điềm Thụy định kỳ (3 tháng/lần) theo đúng chương trình

giám sát môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
Kết quả phân tích các chỉ tiêu chất lượng không khí năm 2018 cho thấy tất cả các thông
số quan trắc chất lượng không khí đều thấp hơn so với QĐ 3733:2002/BYT của Bộ Y
tế. Các chỉ tiêu không khí xung quanh đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN
05:2013/BTNMT, QCVN 26:2010/BTNMT; vì vậy có thể kết luận môi trường không
khí xung quanh KCN Điềm Thuỵ chưa có dấu hiệu ô nhiễm.
+ Môi trường nước mặt và nước thải: Theo kết quả quan trắc môi trường nước
mặt năm 2018 tại khu công nghiệp được so sánh với Quy chuẩn QCVN 08MT:2015/BTNMT (cột B1) cho thấy tất cả các chỉ tiêu của nước mặt đều nằm trong
giới hạn cho phép. Do vậy nước mặt tại KCN Điềm Thụy có chưa có dấu hiệu bị ô
nhiễm. Kết quả phân tích nước thải sau xử lý của Trạm xử lý nước thải tập trung năm
2018 đều đạt quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT (cột A). Qua đó, kết quả cho thấy
chất lượng nước thải tại KCN Điềm Thụy không làm ảnh hưởng đến môi trường khu
vực xung quanh.
+ Chất thải rắn trong khu công nghiệp phát sinh trong KCN: Chất thải rắn thông
thường của KCN Điềm Thụy chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau: Chất thải rắn sản
xuất phát sinh từ hoạt động xây dựng KCN, hoạt động sản xuất của các nhà máy thành
viên; Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động ăn uống, sinh hoạt của toàn bộ cán
bộ, công nhân lao động trong KCN; Chất thải nguy hại của KCN Điềm Thụy phát sinh
từ hoạt động sản xuất của các nhà máy thành viên trong KCN và trong quá trình vận
hành Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN.
+ Khối lượng chất thải rắn phát sinh: Chất thải rắn thông thường phát sinh trong
Khu công nghiệp được thu gom, lưu trữ và ký hợp đồng với Công ty dịch vụ môi
trường Anh Đăng, HTX dịch vụ Môi trường Phổ Yên thu gom, vận chuyên, xử lý;
Khối lượng chất thải rắn thông thường phát sinh trong các doanh nghiệp khoảng
6446 tấn/tháng. Từng doanh nghiệp thực hiện phân loại ngay tại nguồn, thu gom, lưu
giữ tại các nhà kho chứa rác; Khối lượng chất thải nguy hại phát sinh tại các nhà máy
trong KCN khoảng 807 tấn/tháng. Các doanh nghiệp chủ động ký hợp đồng thu gom,
xư lý chất thải nguy hại, chất thải thông thường với các đơn vị có đủ chức năng xử lý



×