Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo quy định của pháp luật việt nam và pháp luật cộng hoà pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.56 MB, 80 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT
HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TổNG HỢP
PANTHÉON - ASSAS PARIS II

ĐINH THỊ AN

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN THEO ỌUY ĐỊNH
CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM
VÀ PHÁP LUẬT CỘNG HÒA PHÁP

Chuyên ngành: Luật kinh tê
Mã số: 60
THƯ VI ÊN
TRƯỜNG ĐAI HỌC L Ù Â Ĩ H A 6101
PH Ỏ N G G V

LUẬN VẢN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Minh Mẫn

GS. Pháp Hervé Lecuyer

HÀ NỘI - NĂM 2004


j< ỉi cảm ổn,



' 7íầ '/Voi, n g à y 23 tỉnány 8 n m n 2004
' ĩá c y i ả

% m A 'Jj/ u ' ?/u


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghicn cứu của riêng tôi. Các số liệu
trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa lừng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Đinh Thị An


MỤC LỤC

Trang

LỜI MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỂ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM
HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN
1.1. Khái niệm chung về công ly


6

1.2.Công ly Irách nhiệm hữu hạn

11

1.3.

13

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

1.4. Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên

15

CHƯƠNG II: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT
THÀNH VIÊN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VÀ PHÁP LUẬT CỘNG HỘA PHÁP
2.1.Thành lập và đăng ký kinh doanh công ty TNHH một thành
viên

24

2.2.Chế độ vốn và cơ chế lài chính của công ly TNHH mộl thành
viên

36

2.3.Tổ chức quản ]ý công ty TNHH mộl thành viên


39

2.4.Chế độ trách nhiệm của công ty TNHH một thành viên

46

2.5.Giải thể công ty TNHH mộl thành viên

47

CHƯƠNG III: MỘT s ố ĐỂ XUẤT, KIẾN NGHỊ VÊ HOÀN
THIỆN PHÁP LUẬT ĐIỂU CHỈNH CÔNG TY TNHH
MỘT THÀNH VIÊN ở VIỆT NAM
3.1. Phương hướng chung về hoàn thiện pháp luật điều chỉnh công ty
TNHH một thành viên

51

3.2. Một số kiến nghị cụ thể về hoàn thiện pháp luật điều chỉnh công
ty TNHH mộl ihành viên

52

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI MỞ ĐẨU


l.T ín h cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài:
Ngày 21/12/1990, Quốc hội khoá VIII nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đã thông qua hai Đạo luậl quan trọng là Luật Công ly và Luật doanh
nghiệp lư nhân, tạo cơ sở pháp !ý cho các loại hình doanh nghiệp ngoài quốc
doanh như công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), doanh
nghiệp lư nhân phát triển, góp phần to lớn trong việc giải phóng lực lượng sản
xuất, phát huy nội lực, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế của Đảng và Nhà
nước, thúc đẩy nhanh thời kỳ quá độ chuyển lừ cơ chế kế hoạch hóa tập trung
sang cơ chế thị trường.
Sau gần 15 năm phát triển của nền kinh tế, nhiều nội dung của hai đạo
luậl đó đã tỏ ra bất cập, không còn đáp ứng nhu cầu điều chỉnh hoạt động của
các loại hình doanh nghiệp giai doạn mới. Do đó, ngày 12/6/1999 Quốc hội
khoá X nước Cộng hòa xã hội chủ nghía (CHXHCN) Việt Nam đã Ihông qua
Luật Doanh nghiệp trên



sở hợp nhất có sửa đổi, bổ sung Luật Công ty và

Luật Doanh nghiệp tư nhân. Luật Doanh nghiệp ra đời đã góp phần phát huy
nội lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước; đẩy mạnh
công cuộc đổi mới kinh tế; đảm bảo quyền tự do, bình đẳng trước pháp luật
trong kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế; hảo hộ
quyền và lợi ích hựp pháp của các nhà đầu tư; lăng cường hiệu lực quản lý Nhà
nước đối với các hoại động kinh doanh.
Một trong rất nhiều điểm mới của Luật Doanh nghiệp 1999 là đã bổ
sung loại hình công ty TNHH một thành viên. Tuy nhiên, những vân đề về
Ihành lập, tổ chức quản lý, hoạt động và giải thể áp dụng cho loại hình công ty
TNHH mang nhiều nét đặc trưng này còn hết sức mới mẻ đối với pháp luật



2

Việt Nam. Vì vậy, vấn đề này cần được nghiên cứu khoa học một cách nghiêm
lúc, nhất là Irong điều kiện quốc tế hóa và toàn cầu hóa hiện nay.
Mặt khác, đối với pháp luậl của các nước trên thế giới, mô hình công ty
này đã được thừa nhận cách đây nhiều năm, lạo điều kiện cho các nhà đầu tư
lựa chọn mội loại hình kinh doanh phù hợp, phân tán dược rủi ro, chuyển dịch
vốn, hợp vốn dỗ dàng với các chủ thổ kinh doanh khác mà không làm mấl di
hán chất pháp lý của doanh nghiệp. Những kinh nghiệm điều chỉnh pháp luật
của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, đặc biệt là Cộng hoà Pháp một nước điển hình thuộc hệ Ihống pháp luật Châu Âu lục địa - là hết sức quý
giá đối với Việt Nam Irong việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về loại hình
công ly TNHH một thành viên, tạo điều kiện thúc đẩy nó phát triển hiệu quả
hên cạnh các loại hình công ty truyền Ihống khác.
Với những lý do trên, nghiên cứu về “ Công ly TNHH một thành viên
theo quy định của pháp luật Viêl Nam và pháp luâl Cộng hòa Pháp” là yêu cầu
cấp lliiốl đáp ứng được đòi hỏi đôi với Luận văn Ihạc sĩ khoa học Luật.

2. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu đề tài:

Việc nghiên cứu đề tài này nhằm các mục đích sau:
- Phân tích làm sáng tỏ sự ra đời và các vấn đề về chế độ vốn, cơ
chế tài chính cũng như tổ chức quản lý, hoại động, giải thể công ty
TNHH một Ihành viên theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp
luật Cộng hòa Pháp.
- So sánh và luân giải điểm giống nhau và khác nhau của những
quy định pháp luật Việl Nam và pháp luật Cộng hòa Pháp về công ly
TNHH một thành viên đồng thời đánh giá cách giải quyết về vấn đề này



3

trong hệ thống pháp luật mỗi nước.
-

Từ đó đề xuất, kiến nghị về hoàn thiện pháp luật điểu chính

công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam.

2.2. Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu:

Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định của pháp luật kinh
tế Việt Nam, pháp luật Cộng hòa Pháp về thành lập, đăng ký kinh
doanh, tổ chức quản lý, hoạt động, giải thể công ty TNHH một thành
viên.
Luận văn còn nghiên cứu một số ý kiến đóng góp thu thập đưực
của các chuyên gia trong và ngoài nước về vấn đề này nhằm so sánh và
tham khảo.

3. Tình hình nghiên cứu:
Những quy định pháp luật về công ty TNHH một thành viên và thực tiễn
hoạt động của nó là một vấn đề còn hết sức mới mẻ đối với Việt Nam. Các
công trình nghiên cứu, các bài viết liên quan chủ yếu mới tập trung vào quạ
trình hình thành của công ty TNHH một thành viên. Tác giả Nguyễn Thị Huế
có luận án: “ Pháp luật về chuyển đổi doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) thành
công ty TNHH một thành viên”, tác giả Phạm Thị Thúy Hồng có luận án “
Chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội
thành công ty TNHH một thành viên — những vấn đề lý luận và thực tiễn; tác
giả Trần Tiến Cường có bài : “Chuyển đổi DNNN ihành công ty TNHH mộl

thành viên” trên tạp chí “Kinh tế và dự báo”, số 4, năm 2001 và tác giả Lê
Văn Hưng có bài viết: “ Chuyển đổi DNNN thành công ty TNHH một thành
viên - những khía cạnh pháp lý” đăng trên tạp chí “Phát triển kinh tế”, số 142,
r


4

tháng 8/2002. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có một công Irình khoa học nào
nghiên cứu một cách chuyên sâu, loàn diện và hệ Ihống về loại hình doanh
nghiệp mới này ở Việt Nam trên cơ sở so sánh và học tập kinh nghiệm của nư­
ớc ngoài; từ đó đưa ra những khuyến nghị hoàn thiện pháp luật, tăng cường
kiểm tra, giám sát và tạo điều kiện tốt cho hoạt động thực tiễn, nâng cao hiệu
quả hoạt động của công ly TNHH một thành viên ở Việt Nam.

4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu khoa học:
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở các quan điểm của Đảng và
Nhà nước la về quản lý, phát triển kinh tế cũng như chủ trương, quan điểm về
việc cải cách các doanh nghiệp và xây dựng chính sách, pháp luật về lĩnh vực
này.
- Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như phương pháp
lich sử, phân tích, chứng minh, tổng hợp, đăc biêt là phương pháp so sánh... đã
được sử dụng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn.

5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách toàn diện về loại hình cồng
ty TNHH một thành viên theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật
Cộng hòa Pháp. Cụ thể là:
- Thứ nhất, lần đầu tiên các vấn đề về thành lập, tổ chức quản lý, hoại
dộng, giải thể loại hình công ty TNHH một thành viên được nghiên cứu một

cách có hệ thống, toàn diện.
- Thứ hai, trên cơ sở phân tích, so sánh, đánh giá và học tập kinh nghiệm
của các nước, đặc biệt là pháp luật của Cộng hòa Pháp, luận văn đưa ra đề
xuất, kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luậl điều chỉnh loại hình công ty này


5

ở Việt Nam.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ cho những người làm công
tác nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn, nhất là trong việc nghiên cứu
áp dụng và hoàn thiện pháp luậl điều chỉnh công ty TNHH một Ihành viên ở
Việl Nam.

6. Bô cục của luận văn:
Ngoài lời nói đầu, mục lục và danh mục lài liệu Iham khảo, nội dung
chủ yếu của luận văn dược trình bày trong 3 chương:

Chương I: Khái quát vê Công ty TNH H m ột thành viên

Chương II: Quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật Cộng hòa
Pháp vệ công ty TNH H một (hành viên,

Chương III: M ột s ố đê xuất, kiến nghị vê hoàn thiện pháp luật điều
chỉnh công ty TNH H m ột thành viên ở Việt Nam.


6

CHƯƠNG I

KHÁI QUÁT VỂ CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN
MỘT THÀNH VIÊN

1.1. Khái niệm chung về công tỵ
Như bất kỳ mộl hiện tượng kinh tế nào khác, công ty ra đời, tồn tại và
phát Iricn trong những diều kiện lịch sứ và xã hội nhấl định. Các công ty với tư
cách là những pháp nhân độc lập cùng với những thành viên có TNHH xuấl
hiện với số lượng lớn Lừ năm 1870. Nhưng những mầm mống của công ty hiện,
đại cổ thể nhận thấy trong việc thừa nhận TNHH ở Luật Lamã, các công ly
thương mại và ngân hàng ở thế kỷ XIV, các công ty Anh thế kỷ XVII. Những
công ly thương mại đối nhân đầu tiên chính Ihức xuất hiện vào thế kỷ thứ XIII
ở một số thành phố của các nước Châu Âu, nơi có điều kiện địa lý thuận lợi
cho việc giao lưu buôn bán. Sang thế kỷ XVIII, XIX, cùng với quá trình công
nghiệp hoá nhanh chóng ở Châu Âu, Châu Mỹ, đã xuất hiện các công ty cổ
phần đáp ứng được nhu cầu tập trung nguồn vốn của các nhà đầu tư. Trong
khoảng 100 năm trở lại đây, số lượng công ly các loai đã phát triển rất nhanh,
đóng vai trò ngày càng quan trọng trong đời sống kinh tế nói riêng và đời sống
xã hội nói chung.
Sự ra đời các công ly xuất phát từ những nhu cầu tất yếu khách quan của
đời sống xã hội. Cụ thể:
Trong xã hội, khi việc sản xuất hàng hoá đã phát triển đến một mức độ
nhất định, xuất hiện nhu cầu cần phải mở mang kinh doanh. Từ nhu cầu mở
mang quy mô kinh doanh, xuấl hiện các nhu cầu về vốn. Để đáp ứng nhu cầu
này, các nhà kinh doanh phải liên kết với nhau. Đầu tiên, những người quen


7

biếl nhau, lin cẩn nhau liên kết với nhau, lạo ra các công ly đối nhân. Sau đó,
sự liên kết này được mở rộng tới các Ihành viên có thể không quen biết nhau

mà chỉ cần có vốn, có tài sản. Trên cơ sở đó, các công ty đối vốn xuất hiện.
Như vậy, một mô hình tổ chức kinh doanh mới đã ra đời - đó là các công ty.
Ngoài ra, trong mộl xã hội có nền sản xuất hàng hóa phát triển, luôn
luôn tồn tại sự cạnh tranh khốc liệt trên thị ưường. Đây cũng là một trong
những nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của các công ty. Trong nền kinh tế thị tr­
ường, các doanh nghiệp có vốn đầu tư thấp thường rơi vào vị trí bất lợi trong
quá trình cạnh tranh. Đổ tránh sự bâì lợi đó, các nhà kinh doanh cần liên kếl
nhau lại ihông qua hình ihức góp vốn dể ihành lập mội doanh nghiệp nhằm tạo
thế đứng vững chắc trên thị trường.
Mặt khác, trong kinh doanh thường phát sinh rủi ro. Trong trường hợp
đó đòi hỏi các nhà kinh doanh phải liên kết với nhau để có thể phân chia rủi

10

cho nhiều người.
Tóm lại, khi hai hay nhiều người cùng góp vốn Ihành lập một doanh
nghiệp để tiến hành hoạt động kinh doanh kiếm lời chia nhau đã hình thành
một. loại hình doanh nghiệp gọi là công ty. Trong thực tế, mô hình liên kết này
tỏ ra phù hợp với nền kinh lế thị trường và rất hấp dẫn đối với nhiều nhà kinh
doanh. Sự ra đời của công ly là sản phẩm lất yếu của quá trình liên kếl, hợp
tác, phản ánh sự phát triển mang tính quy luật của nền kinh tế thị trường. Xét
cho cùng, sự ra đời của mô hình công ty là kết quả tất yếu của việc thực hiện
nguyên tắc tự do kinh doanh, tự do khế ước và tự do lập hội.
Vậy khái niệm chung về công ty được hiểu như thế nào?
Công ty (tiếng Pháp là “la société; tiếng Anh là “the company”) được
hiểu trên nhiều nghĩa, nhiều khía cạnh khác nhau.
ở góc độ kinh tế, công ty có thể được hiểu là các tổ chức chuyên hoạt


động kinh doanh thương nghiệp dịch vụ, nhằm phân biệt với các nhà máy, xí

nghiệp là những đơn vị kinh tế chuyên hoại động sản xuất.
Trong khoa học pháp lý, định nghía về công ly cũng rất da dạng.
Trong pháp luật của Cộng hòa Liên bang Đức, khái niệm công ly được
hiểu “ là sự liên kết của hai hay nhiều cá nhân hoặc pháp nhân bằng nhiều sự
kiện pháp lý, nhằm tiến hành các hoạt động để đạt được một mục tiêu chung
nào đó” [6, tr 29].
Trong hệ thống pháp luật của Singapore, công ty được quy định là
doanh nghiệp do ít nhất có hai người thành lập ra và đăng ký theo Luậl Công
ty (Company Act).
Bộ luật Dân sự Cộng hòa Pháp định nghĩa “Công ty là mộl hợp đồng,
Ihông qua đó hai hay nhiều người thoả thuận với nhau sử dụng tài sản hay khả
năng của mình vào một hoạt động chung nhằm chia lợi nhuận ihu được qua
hoại dộng đó” [7, tr 7].
Điều 2, Luật Công ly nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
1990 định nghĩa: “Công ty TNHH và công ly cổ phần, gọi chung là công ty, là
doanh nghiệp trong đó các thành viên đều góp vốn, cùng nhau chia lợi nhuận,
cùng chịu lỗ tương ứng với phần vốn góp, và chỉ chịu trách nhiệm về các
khoản nợ của công ty trong phạm vi phần vốn của mình góp vào công ty”.
Trong Luật doanh nghiệp năm 1999 của nước CHXHCN Việt Nam, các
nhà làm luật không đưa ra một định nghĩa chung về công ly mà dưa ra các khái
niệm về công ly TNHH có hai Ihành viên trở lên (Khoản 1- Điều 26), công ly
TNHH một thành viên (Khoản 1- Điều 46) và công ty cổ phần (Khoản 1-Điều
51).
Cụ thể, khoản 1 - Điều 26 - Luật Doanh nghiệp quy định công ly TNHH
là doanh nghiệp, trong đó thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các


9

nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết góp

vào doanh nghiệp; phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo
quy định tại Điều 32 của Luật Doanh nghiệp và thành viên có thể là tổ chức, cá
nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi.
Khoản 1 - Điều 46 - Luật Doanh nghiệp 1999 định nghĩa:
“Công ly TNHH một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức làm
chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu chịu trách nhiệm
về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi
số vốn điều lệ của doanh nghiệp” .
Khoản 1- Điều 51- Luật Doanh nghiệp 1999 quy định:
Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a. Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
b. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh
nghiệp Irong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.
c.Các cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phẩn của mình chongười
khác, Irừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 55 và khoản

1Điều 58

của

Luật này;
d.

Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và

không hạn chế số lượng lối đa.
Như vậy, dù có rất nhiều cách định nghĩa về công ty, song chúng ta có
thể nêu ra những dấu hiệu cơ bản, chung nhất của công ty là:

*


Công ty phải do hai chủ thể trở lên góp vốn thành lập

Trên nguyên tắc, công ty phải là một nhóm người hay ít nhất cũng phải
gồm hai người. Đây là quan niệm truyền Ihống về công ty từ trước lới nay,
theo đó, công ty phái có sự liên kết mà muốn liên kết đưực thì phải có nhiều
rgiíời.


10

Chủ thổ góp vốn thành lập ở đây dược hiểu là ihể nhân hoặc là pháp nhân.
Công ty có thể là sự liên kết giữa hai hay nhiều thể nhân với nhau, hoặc giữa
thể nhân với pháp nhân, hoặc cũng có thể giữa các pháp nhân với nhau. Vấn đề
này dường như làm người ta rất phân vân khi giải thích về công ty TNHH một
thành viên. Nhiều quan điểm xem việc ra đời của hình Ihức công ty này là một
hiện lượng ngoại lệ mà khó lý giải được từ phương diện lý thuyết, chí ít xuấl
phát từ đặc điểm thứ nhất mang tính nguyên tắc này. Điều đó làm người la dễ
lầm lương rằng công ly TNHH mộl thành viên không phản ánh được bản chất,
dặc điểm của công ly, không thể coi là một loại hình công ly.

* Các thành viên phải góp mội cái g ì đó có tính chãi tài sản vào cônẹ ty.
Tài sản ở đây có thể là của cải như tiền, vàng, nhà cửa, ruộng đất hoặc
có thể là công sức hay giá trị tinh thần (ví dụ: quyền sở hữu công ty, uy tín
kinh doanh...). Tuy nhiên, nếu tất cả các thành viên đều chí góp công sức thôi
thì không thể thành lập được công ty; cần phải có ít nhiều phần tài sản được
đem đóng góp mới có thể thành lập được công ty.

* Cắc Ihành viên liên kết nhau lại để thành lập công ty với mực đích
kiếm lời.

Đây là dấu hiệu để phân biệl công ly với các tổ chức khác như hội từ
thiện, các hội đoàn chuyên nghiệp được Ihành lập và hoạt động nhằm mục đích
phi kinh doanh. Những sự liên kết không nhằm mục đích kinh doanh được gọi
là hiệp hội chứ không gọi là công ly. (ở Cộng hòa Liên bang Đức, các loại hội
không có mục đích kinh doanh tuy được gọi là công ly nhưng đó đều là công
ly dân sự, chịu sự điều chỉnh của Bộ luật dân sự chứ không phải là Bộ luật
thương mại).


1.2. Công ty trách nhiệm hữu hạn
Trên Ihế giới, người la chia ra hai loại hình công ly phổ biến là: công ty
đối nhân và công ty đối vốn. Công ty TNHH là một loại hình công ty đối vốn loại hình công ty khi thành lập không quan tâm đến nhân thân người góp vốn
mà chỉ quan tâm đến phần vốn góp của thành viên. Công ty TNHH xuất hiện
đầu tiên ở Đức vào năm 1892, sau đó được công nhận và phát triển ở Pháp,
Italia, Tây Ban Nha, các nước khác ở Châu Âu lục địa và Nam Mỹ. Từ đó đến
nay, các công ty TNHH phát triển rất nhanh chóng về mặt số lượng và trở
thành một trong những loại hình công ly phổ biến nhất trên thế giới. Sự xuất
hiện cúa loại hình công ly này đã đáp ứng được đòi hỏi của Ihực liễn đời sống
kinh doanh đặt ra trcn cả ba phương diện:
Thứ nhất, trong hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ, bên cạnh các công ty cổ
phần có quy mô lớn trong xã hội, xuất hiện nhu cầu đầu tư vừa và nhỏ. Mô
hình công ty cổ phần với quy chế pháp lý phức lap và khắt khe tỏ ra không
Ihích hợp với khuynh hướng đầu tư vừa và nhỏ, ít thành viên và nhấl là các
thành viên thường biết rõ về nhau, tin cậy lẫn nhau.
Thứ hai, Irong kinh doanh, các thương gia vừa muốn lận dụng khả năng
“ đối vốn” của công ty cổ phần đổng thời không muốn chịu những quy chế
pháp lý khắt khe của công ly cổ phần. Họ muốn cỏ mội mô hình công ly mới
giải quyết được mâu ihuẫn đỏ
Thứ ba, các thành viên của công ty không muốn chịu trách nhiệm vô
hạn như đối với công ty hợp danh.

Công ly TNHH là mô hình liên kết mới đã ra đời, đáp ứng được 4 yêu
cầu: quy mô nhỏ, số lượng thành viên ít, quy chế pháp lý đơn giản và chịu
Irách nhiệm hữu hạn. Nó đã kết hợp được ưu điểm về chế độ chịu trách nhiệm
hữu hạn của công ty đối vốn với ưu điểm về sự quen biết nhau giữa các thành


12

viên của công ty đối nhân, đồng thời khắc phục được nhược điổm về quy chế
quản lý phức tạp của công ty đối vốn và nhược điểm của việc không phân chia
được rủi ro trong công ly đối nhân.
Điều dáng lưu ý là pháp luật các nước quy định tính chất của công ty
TNHH không giống nhau. Ví dụ: Pháp luật Cộng hòa Liên hang Đức coi công
ty TNHH là công ty đối vốn, nó là một pháp nhân hoạt động độc lập, các thành
viên của công ty không có tư cách thương gia. Trong khi đó, Bộ luật Ihương
mại Cộng hoà Pháp lại xếp công ty TNHH vào loại công ty đối nhân với lý do
thành viên của công ty này thường quen biết nhau, tin cậy nhau giống như
trong công ly đối nhân. Tuy vậy, khuynh hướng chung đều coi công ty TNHH
là loại hình công ty trung gian giữa công ly đối nhân và công ty đối vốn vì bản
thân nó vừa mang đặc trưng của mộl công ly đối nhân (các thành viên quen
biết nhau), lại vừa có tính chất của công ly đối vốn (các Ihành viên chỉ chịu
trách nhiệm về mọi khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn của họ đóng
góp vào công ly).
Công ly TNHH có những đặc trưng cơ bản như sau:
Thứ nhất, công ty TNHH là một pháp nhân độc lập. Địa vị pháp lý này
quyếl định chế độ trách nhiệm của công ty.
Thứ hai, thành viên công ty không nhiều và thường là những người quen
biết nhau.
Thứ ba, vốn điều lệ chia thành từng phần, mỗi Ihành viên có thể góp
nhiều, ít khác nhau. Trong Điều lệ công ty phải ghi rõ vốn ban đầu. Nếu khi

thành lập công ty mà các thành viên chưa đóng đủ phần vốn góp thì công ty bị
coi là vô hiệu. Công ty phải bảo toàn vốn ban đầu. Nguyên tắc này thể hiện rõ
trong quá trình góp vốn, sử dụng vốn và phân chia lợi nhuận nhằm để bảo đảm

m loàn cho chủ nợ và cho những người góp vốn.


13

Thứ lư, phần vốn góp không thể hiện dưới hình thức cổ phiếu và rất khó
chuyển nhượng ra bên ngoài. Như vậy, các thành viên công ty TNHH dù đã
góp đủ phần vốn góp của mình vẫn không được cấp một thứ chứng khoán nào
cả. Muốn chứng tỏ quyền lợi của mình, thành viên chỉ có cách xuất ừình hợp
đổng Ihành lập công ly. Pháp luật các nước Ihường quy định như vậy vì Irong
công ly TNHH cũng như trong công ly hợp danh, sự tín nhiệm giữa các thành
viên là một yếu tố quan trọng. Thành viên là những người quen biết nhau, tín
nhiệm lẫn nhau. Nếu các thành viên được cấp chứng khoán về phần vốn góp
của mình, họ sẽ có khả năng chuyển nhượng vốn góp này cho một người xa lạ
không quen biết. Phần vốn góp của các thành viên chỉ có thể được chuyển như­
ợng ra bên ngoài trong khuôn khổ những điều kiện do luật định. Ví dụ: phải
được 3/4 số thành viên đồng ý....
Các thành viên của công ty có thể góp vốn bằng tiền hoặc hiện vật. Nếu
góp vốn hằng hiện vật thì phải xác định giá trị cúa chúng.
Thứ năm, trong quá trình hoạt động, công ly TNHH không được phép
công khai huy động vốn trong công chúng (không được phái hành cổ phiếu)

1.3. Công ty TNHH một thành viên
Cổng ly TNHH một thành viên còn được gọi với tên khác là “công ty
TNHH một chủ” (Tiếng Pháp là “la société à responsabilité limitée à un seuỉ
associé” hoặc “la société à responsabilité limiée unipersonnelle”).

Công ty TNHH một chủ ra đời là hệ quả pháp lý đặc biệt của quá Irình
phát triển của các công ty TNHH khi loàn bộ lài sản của mộl công ly TNHH
nhiều Ihành viên (vì những lý do khác nhau), đã chuyển vào tay một thành
viên duy nhất. Ví dụ, khi một thành viên của công ly TNHH có hai thành viêa
chết, hoặc một thành viên ra khỏi công ly. Trong trường hợp này, nếu công ty


14

đang hoạt động có hiệu quả, pháp luật nhiều nước cho phép công ty này tiếp
tục tồn tại, không phải chuyển đổi hình thức, cũng như không bị buộc phải giải
thể công ty. Như vậy, công ty TNHH Lừ chỗ có nhiều chủ sở hữu đã trở thành
công ty chỉ có một chủ, từ chỗ có nhiều thành viên đã trở thành công ty chỉ có
một thành viên.
Sau này, trong quá trình phát triển, các công ty TNHH một chủ đã được
thành lạp mới và không ngừng lăng lên về số lượng.
Hệ thông pháp luật của Đức, Anh, Hoa Kỳ đều ghi nhận và có những
quy định cụ thổ về loại hình công ty TNHH mộl chủ. Luậl công ty TNHH của
Cộng hoà Liên bang Đức đã định nghĩa: “Công ty TNHH do một hay nhiều
người sáng lập Irên cơ sở những quy định của Luậl và theo đó có mục đích
hoạt động được pháp luật cho phép” [8].
Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Pháp quy định: “Công ty có thể được
thành lạp trong những trường hợp do Luật định bằng hành vi ý chí của chỉ một
người” (Điều 1832).
Loại hình công ty này được pháp luật các nước thừa nhận xuất phái từ
những lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, đó là một sự phúc đáp các yêu cầu của thực tiễn kinh doanh.
Sự xuất hiện của những “hợp đồng công ty giả cách” trong khi vốn của toàn bộ
công ly thuộc về một người; hoặc trường hợp khác trong quá trình hoạt động vì
nhiều nguyên nhân khác nhau đã làm cho công ty TNHH chỉ còn một người,

hoặc trên thực tế, công ty TNHH một chủ đã tồn tại từ trước đó rất lâu một
cách trá hình dưới nhiều hình thức... Do đó, cần phải Ihừa nhận chính thức loại
hình công ty này về mặt pháp lý.
Thứ hai, trong hệ thống kinh tế thị trường, chế độ TNHH tạo điều kiện
cho các nhà kinh doanh hạn chế rủi ro bằng cách chia sẻ trách nhiệm cho


15

nhiều người. Chính chế độ TNHH này giúp các nhà kinh doanh mạnh dạn đầu
tư vào bất kỳ lĩnh vực kinh tế nào có lợi cho xã hội. Trường hợp phải chịu trách
nhiệm vô hạn, họ không dám đầu tư vào những khu vực có rủi ro lớn và như
vậy sẽ gây tổn hại đến lợi ích chung của loàn xã hội. Đây là lý do cơ bản nhất
cho sự ra đời và phát triển của công ty TNHH một chủ.
Thứ ba, việc thừa nhận loại hình công ty TNHH một

chủ tạo điều kiện

thuận lợi cho các cá nhân, pháp nhân lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp
trong điều kiện nền kinh tế thị trường phát triển. Loại hình công ty TNHH
“mở” uyển chuyển này cho phép tăng cường lích lụ và tập Irung lư bản, khả
năng chuyển dịch vốn đầu lư mà không làm mất đi bản chất pháp lý của doanh
nghiệp.

1.4. Đặc điểm của công ty TNHH một thành viên
Công ty TNHH một thành viên có những đặc điểm cơ bản sau:
1.4.1.

Thành viên công ty là một cá nhân hoặc là mộl tổ chức. Thành


viên duy nhất này của công ty cũng chính là chủ sở hữu công ly.
ở Việt Nam hiện nay, thành viên duy nhất - chủ sở hữu công ly TNHH
mội ihành viên phải là mộl lổ chức. Đó là các cơ quan Nhà nước, các lổ chức
chính trị, lổ chức chính trị - xã hội, các loại hình doanh nghiệp (trừ doanh
nghiệp lư nhân và công ly hợp danh. Đây là nhũng tổ chức có bản chất, đặc
điểm khác nhau, có mục đích hoạt động và các quy chế pháp lý khác nhau. Tổ
chức này phải có tư cách pháp nhân, tức là phải có đủ 4 điều kiện sau:
- Được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thành lập, cho phép
Ihành lập, đăng ký hoặc công nhận;
- Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
- Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách


16

nhiệm bằng tài sản đó;
-

Nhân danh mình iham gia các quan hệ pháp luâl một cách độc
lập.

(Điều 94 - Bộ luậl Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việl Nam
quv định về tổ chức được công nhận là pháp nhãn).
Chủ sở hữu, Ihành viên duy nhâì của công ty chịu TNHH về các khoản
nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty.
Pháp luật Việt Nam với chế định về chuyển DNNN thành công ly
TNHH mộl Ihành viên đã cố gắng phân định rạch ròi giữa quyền chủ sở hữu và
quyền quản lý hoạt động kinh doanh của chủ sở hữu - thành viên duy nhấl của
công ty TNHH một thành viên. Nghị định 63/2001/NĐ - CP ngày 14/9/2001
về chuyển đổi DNNN, doanh nghiệp của lổ chức chính trị, lổ chức chính trị xã hội thành công ly TNHH mộl Ihành viên của Chính phủ đã “định danh” mộl

cách rõ ràng về chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN.
Theo Luậl Doanh nghiệp 1999, tổ chức

là chủ sở hữu hoặc được uỷ

quyền đại diện chủ sở hữu công ty có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
- Các quyền về tổ chức quản lý như: sửa đổi, bổ sung Điều lệ, quyết
định cơ cấu tổ chức quản lý công ty; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các
chức vụ trong Hội đồng quản trị (hoặc Chủ tịch công ly); tổ chức lại cồng ty
như: chia, tách, hợp nhất, sáp nhập;
- Các quyền về tổ chức, hoạt dộng như: quyết định các dự án đầu tư,
mua, bán, vay, cho vay lài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài
sản được ghi trong sổ kế loán của công ty; quyếl định việc điều chỉnh vốn điều
lệ...
- Các quyền về tài chính như: duyệt quyết toán
việc sử dụng lợi nhuận của công ty.

hằng năm, quyết định


17

Mộl điều đáng lưu ý là tư cách chủ sở hữu của các tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội. Hiện nay, trong số các tổ chức chính trị, tổ chức chính
trị - xã hội ở nước la gồm Đảng cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Tổng Liên đoàn lao dộng Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam,
Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng
sản Hồ Chí Minh, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam thì mới có Đảng
Cộng sản là được Nhà nước giao quyền sở hữu đối với những tài sản mà Đảng
đang quản lỷ và sử dụng [17]. Như vậy, hiện nay, tuyệt đại đa số các lổ chức

chính trị - xã hội không có quyền sở hữu mà chỉ có quyền quản lý và sử dụng
đối với tài sản được giao. Một yêu cầu đặt ra là Nhà nước cần trao quyền sở
hữu tài sản cho các lổ chức này. Bởi vì việc chuyển giao quyền này có ý nghĩa
rất lớn góp phần lạo lập lư cách pháp lý độc lập và chế độ tự chịu trách nhiệm,
nhất là trách nhiệm tài sản của các tổ chức trong các hành vi pháp lý của mình.
1.4.2. Công ty TNHH một thành viên là một pháp nhân
Theo quy-định của pháp luật nhiều nước trên thế giới, công ty TNHH
một chủ được thừa nhận là pháp nhân vì có sự tách bạch về tài sản giữa tài sản
của doanh nghiệp và tài sản còn lại của chủ doanh nghiệp.
Khi nghiên cứu về pháp nhân chúng ta thấy: tài sản đem nhâp vào công
ly nói chung không còn thực quyền sở hữu của người góp tài sản, cũng không
Ihuộc quyền sở hữu cộng đồng (sở hữu chung) của các thành viên nhưng cũng
không là một vật vô chủ. Vậy ai là chủ của tài sản đó? Người chủ chính là
người được quyền khai thác các tài sản do các thành viên đã đem góp vào công
ly; sự khai Ihác nhằm đạt tới muc đích của các Ihành viên được ghi nhận trong
khế ước khi thành lập công ly. Người chủ ấy là một chú thể vô hình. Đó thực
chất là một pháp nhân được tạo ra do khế ước thành lập cồng ty. Cho nên, danh
lừ công ly còn được dùng để chỉ pháp nhân này.


18

Các luật gia quan niệm pháp nhân theo nhiều cách. Loại quan niệm thứ
nhất cho rằng, pháp nhân là “một chủ thể giả tưởng”. Bởi vì chỉ có người la có hình hài, xương cốt - mới là chủ thể thực sự. Còn pháp nhân chỉ là một “cấu
tạo giả tưởng” mang tính ước lệ của pháp luật. Pháp luật giả tưởng rằng, một tổ
chức - do nhiều người hợp lại - cũng là mộl người; phải giả tưởng như vây, để
có một cái gì đó làm trụ cho những quyền và nghĩa vụ được công nhân cho tổ
chức đó, mà không phải là của riêng mộl thành viên nào cả. Đó là pháp nhân,
một người vô hình, do các Ihành viên hợp lại cấu thành, và là người đại diện
cho tất cả các ihành viên.

Loại quan niệm thứ hai, cho rằng, pháp nhân là một chủ thể thực sự.
Theo Ihuyết này, khi một tổ chức, có hoạt động độc lập với ý chí, hoạt động
của các thành viên thì tổ chức ấy là một chủ thể, có quyền lợi, có nghĩa vụ như
m ột con người, tức là có nhân cách, nhân tính.
Khác với hai quan niệm trên, loại quan niệm thứ ba đơn giản cho rằng,
nếu một tổ chức có tài sản để theo đuổi mục đích của mình thì tổ chức đó là
một pháp nhân.
Công ly TNHH một thành viên được ghi nhận là một pháp nhân, một
chủ thể thực sự, theo đó, tài sản của công ty hoàn loàn độc lập với tài sản của
thành viên công ty.
Tư cách pháp nhân của công ty TNHH một thành viên xuất hiện từ lúc
nào?
Theo quan niệm chung của giới học giả nhiều nước thì công ty được coi
là có tư cách pháp nhân ngay sau khi những thể thức thành lập đã hoàn tất,
không cứ là công ly đã được công bố hay chưa. Nói cách khác, pháp nhân của
công ly phát sinh khi nó được Ihành lập xong mà không cần phải đợi đến lúc
nó được công bố; sự công bố chỉ là giấy khai sinh, báo cho người ihứ ba biếl là


19

công ly đã ra đời.
Tuy nhiên, cũng không ít các văn bản pháp luật về công ty của các nước
đã quy định rõ thời điểm phát sinh tư cách pháp nhân của công ty. Ví dụ: Điều
17- Luậl Doanh nghiệp 1999 thì ngày cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh là ngày công ly TNHH một Ihành viên có tư cách pháp nhân. Và cho
đến khi công ty TNHH một thành viên tan rã, pháp nhân lúc nào cũng là biểu
tượng cho công ly, chịu nghĩa vụ và hưởng quyền lợi do pháp luật và hợp đồng
mang lại.
Cổng ty TNHH một thành viên có tư cách pháp nhân, trước pháp lý,

giống Ihể nhân về nhiều phương diện. Cũng như một thể nhân, công ly có tên,
có chỗ ở (lức là trụ sở), có quốc tịch, có sản nghiệp, có năng lực pháp lý, lức là
năng lực thực hiện những hành vi pháp lý.

a. Tôn của công ty
Công ty cũng như con người, phải được đặt tên để phân biệt công ty này
với công ty kia. Tôn của công ly TNHH một thành viên phải ghi vào sổ đăng
ký thương mại (ở Việt Nam gọi là phòng đăng ký kinh doanh) theo tên đã
chọn. Khi đó, tên của công ty cũng được hảo vệ như thương danh của một thư­
ơng gia thể nhân, không công ly nào khác đưực sử dụng tên gọi ấy.
Việc Ihay đổi tên gọi của công ly TNHH một thành viên cũng được
pháp luật quy định hết sức nghiêm ngặl (vì việc thay đổi tên gọi của công ty có
thể gây những hậu quả xấu cho xã hội hay người thứ ba). Pháp luật của Pháp
coi việc thay đổi tên gọi của công ly cũng tương đương với việc thay đổi điều
lẹ của công ty và phải đăng ký tên gọi mới vào sổ đăng bạ thương mại [9].

b. Trụ sở:
Công ty TNHH một thành viên phải có trụ sở cũng như người la phải có
trú quán. Trụ sở là nơi đặt cơ sở của công ty, cho nên trụ sở được đặt ở đâu thì


20

các cơ quan điều khiển và quản trị của công ty TNHH một Ihành viên phải ở

c. Quốc tịch:
Địa vị pháp lý của công ty TNHH một thành viên do pháp luật của nước
mà công ty mang quốc tịch quyết định. Quốc tịch của công ly là mối liên hệ
pháp lý giữa công ty với pháp luệl của một nước nhâ'l định, là sự lệ thuộc về
mặl pháp lý của công ly vào mộl quốc gia. Vấn đề quốc tịch của doanh nghiệp

nói chung, của công ty TNHH một thành viên nói riêng ở Việt Nam cho đến
nay vẫn còn là một vấn đề còn nhiều Iranh luận, chưa ngã ngũ, chưa được quy
định mộl cách rõ ràng trong pháp luật.
1.4.3. Công ty TNHH một thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn về
các khoản nự và các nghĩa vu tài sản khác của công ly. Nói cách khác, công ty
TNHH mộl ihành viên chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ
lài sản khác của công ly bằng tài sản của mình, Irong phạm vi số vốn điều lệ
của công ly. Như vậy, trong công ty TNHH một thành viên, có sự phân lách tài
sản giữa tài sản của công ty và tài sản của thành viên công ty.
Đây là một đặc điểm cho phép phân biệt công ty TNHH một thành viên
với doanh nghiệp lư nhân vốn được coi là một loại hình doanh nghiệp mộl chủ
truyền thống. Doanh nghiệp lư nhân là một đơn vị kinh doanh do một: cá nhân
bỏ vốn ra Ihành lập và làm chủ. Doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm vô hạn
về các khoản nợ Imng kinh doanh. Trong doanh nghiệp lư nhân, không có sự
tách bạch về tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp và tài sản của chính doanh
nghiệp tư nhân đó.
1.4.4. Không được phát hành cổ phiếu ra công chúng để công khai
huy động vốn. Đây cũng là một đặc điểm chung của loại hình công ty TNHH
có nhiều thành viên truyền thống.


×