Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phân tích các mục tiêu và vai trò của quản lý kinh tế nói chung; liên hệ với thực tiễn quản lý kinh tế hiện nay ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (37.59 KB, 3 trang )

Câu 5
Phân tích các mục tiêu và vai trò của quản lý kinh tế nói chung;
liên hệ với thực tiễn quản lý kinh tế hiện nay ở Việt Nam
--------------------------------Mục tiêu của quản lý kinh tế là trạng thái về kinh tế xã hội do chủ thể quản
lý xác định nhằm hướng đối tượng quản lý phải đạt tới sau một thời gian nhất định,
là cái đích cần phấn đấu để đạt tới.
* Mục tiêu
Thứ nhất, Mục tiêu kinh tế - kỹ thuật.
Đây là mục tiêu trực tiếp và cơ bản nhất của quản lý kinh tế. Các quyết
định quản lý phải nhằm vào việc khai thác tiềm năng về lao động, vốn, công nghệ
và tài nguyên để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hóa cho xã hội với chất lượng
cao, giá thành hạ, phù hợp thị hiếu người tiêu dung. Các phương pháp quản lý
được vận dụng tổng hợp và linh hoạt nhằm phát huy năng lực sáng tạo của cá nhân
và tập thể người lao động, tăng năng suất lao động và hiệu quả trong quá trình sản
xuất kinh doanh và phù hợp các lợi ích kinh tế.
Bằng các công cụ quả lý kinh tế vĩ mô, nhà nước thực hiện mục tiêu ổn
định và phát triển thị trường, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp, mở
rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tạo tiền đề phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân
dân. Bên cạnh đó, bằng cơ chế, chính sách kinh tế khuyến khích doanh nghiệp ứng
dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, chất
lượng sản phẩm với giá thành hợp lý.
Thứ hai, Mục tiêu chính trị - xã hội.
Mục tiêu của quản lý kinh tế là tạo tiền đề vật chất cho sự ổn định và củng
cố hệ thống chính trị mà trước hết là vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền. Trong
điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
kinh tế quốc tế, vấn đề giữ vững an ninh chính trị và toàn vẹn lãnh thổ được đạt ra
như một nhu cầu bức thiết nhất. Các cơ chế, chính sách và các quyết định quản lý
kinh tế phải góp phần tích cực thỏa mãn nhu cầu đó.
Mặt khác, mục tiêu của quản lý kinh tế là phát triển con người một cách
toàn diện về trí - thể thông qua các chính sách kinh tế, chính sách xã hội. Mục tiêu
xã hội còn bao gồm sự hình thành văn hóa kinh tế cho người lao động và khai thác


hợp lý tài nguyên thiên nhiên đi đôi vảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái.
Thứ ba, Mục tiêu tư tưởng.
Ngoài việc phát triển kinh tế, bảo đảm ổn định an ninh chính trị, trật tự an
toàn xã hội. Quản lý kinh tế còn hướng đến hình thành tư tưởng, ý thức, tác phong
tự giác của những người dưới quyền quản lý. Hình thành những nề nếp hoạt động


chung, thống nhất, khoa học trong hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần hình
thành hệ thống giá trị, niềm tự hào về nghề nghiệp cho người lao động.
Các mục tiêu này hình thành một thể thống nhất, cùng với hệ thống các quy
luật và điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước tạo nên nguyên tắc, chi phối mọi
hoạt động quản lý kinh tế của đất nước. Việc thực hiện hệ thống mục tiêu này là
cách để đảm bảo sức sống lâu dài của một trật tự kinh tế.
* Vai trò
Quản lý kinh tế là một tất yếu khách quan của sự phát triển khoa học - công
nghệ, sự xã hội hóa lực lượng sản xuất và xu thế phân công hợp tác trên phạm vi
quốc gia và quốc tế. Tính tất yếu khách quan của nó được thể hiện ở những vai trò
sau:
Quản lý kinh tế là một nguồn lực quan trọng để tăng trưởng kinh tế, nâng
cao hiệu quả hoạt động kinh tế. Thực tế hiện nay, nhiều quốc gia giàu về tài nguyên
thiên nhiên, phong phú về lao động… nhưng lại chậm tăng trưởng hơn trong khi ở
chiều ngược lại, không ít các quốc gia mặc dù hạn hẹp về tài nguyên, lao động, vốn
những lại nhanh chóng phát triển. Điều này đã chỉ rõ vai trò chủ đạo của quản lý
kinh tế trong phát triển nền kinh tế quốc dân, là các kế hoạch, quyết định, chính
sách và chiến lược phù hợp để phát triển kinh tế.
Quản lý kinh tế thực hiện chức năng định hướng và điều tiết nền kinh tế.
Vai trò định hướng của quản lý kinh tế được thực hiện thông qua việc xác định mục
tiêu, hình thành các nguyên tắc để chi phối các hoạt động quản lý và quá trình lao
động sản xuất kinh doanh. Mặt khác, việc thực hiện các chức năng quản lý kinh tế
nhằm định hướng đối tượng quản lý hành động theo nguyên tắc và đạt tới mục tiêu

đã xác định.
Quản lý kinh tế tạo điều kiện để phát triển năng lực cá nhân và tinh thần tập
thể trong lao động sản xuất. Sự tác động tích cực của công cụ, phương pháp quản
lý kinh tế sẽ khơi dậy và phát huy lòng nhiệt tình và ý thức tự giác, tính sáng tạo
của từng lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua lao động sáng
tạo, cong người được hoàn thiện về thể lực, nhân cách và rèn luyện kỷ luật lao
động, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay.
* Liên hệ
Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước, nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta đã và đang đạt những kết
quả ban đầu khả quan. Từ nhìn nhận thực tế khuyết điểm, hạn chế về phát triển
kinh tế - xã hội thời kỳ trước đổi mới, Đại hội VI (1986) Đảng đã thay đổi tư duy,
đổi mới nội dung, Nhà nước ta đã thay đổi phương thức quản lý kinh tế, quản lý xã
hội phù hợp với tình hình trong nước, quốc tế và với sự vận động của lịch sử. Nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã được đặt mục tiêu xây dựng, mở


rộng hợp tác kinh tế quốc tế được Đảng và Nhà nước quan tâm. Vận dụng sáng tạo
lý luận của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tại Đại hội lần thứ XII, Đảng ta đã chủ trương
“Tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức; hoàn thiện thể chế, phát
triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” và “Thực hiện nhất quán
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa dạng hóa,
đa phương hóa trong quan hệ đối ngoại; chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là
bạn, là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế,... Bảo
đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của
luật pháp quốc tế, bình đẳng và cùng có lợi, thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế,
các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới trong một kế hoạch tổng thể với lộ trình
hợp lý; phù hợp với lợi ích của đất nước”.
Về xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần, Nghị quyết Hội nghị lần thứ

Năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII xác định “kinh tế nhà nước giữ
vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế” và
“Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát
triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế
bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật. Khuyến khích làm
giàu hợp pháp”
Thực tế sau hơn 30 năm đổi mới, bằng nhiều phương pháp quản lý kinh tế
phù hợp, nhiều công cụ quản lý khoa học, sáng tạo đã và đang tiếp tục thúc đẩy
nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định, từng bước hoàn thiện mục tiêu phát triển
nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, định hướng xã hội chủ nghĩa.
-----------------------



×