Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Trình bày những đặc điểm của hoạt động quản lý kinh tế; những đặc điểm đó đòi hỏi trong thực tiễn quản lý, nhà quản lý phải đặc biệt chú ý những vấn đề gì?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.04 KB, 2 trang )

Câu 6
Trình bày những đặc điểm của hoạt động quản lý kinh tế;
những đặc điểm đó đòi hỏi trong thực tiễn quản lý, nhà quản lý phải đặc biệt
chú ý những vấn đề gì?
-------------------------Quản lý kinh tế là hoạt động điều hòa, phối hợp các hoạt động sản xuất và
trao đổi vật chất để nâng cao hiệu quả, mạng lại lợi ích cho chủ sở hữu. Hoạt động
này mang bản chất 2 mặt: mặt tổ chức kỹ thuật và mặt kinh tế- xã hội. Do vậy,
muốn giải thích triệt để sự ra đời, thay đổi của một hình thức tổ chức quản lý kinh
tế thì phải xuất phát từ hai mặt trên đây.
* Đặc điểm
- Quản lý kinh tế là một hoạt động mang tính khoa học, có thể rút ra
những khái niệm, phạm trù, tính quy luật và quy luật về sự hình thành và phát triển
của các quan hệ quản lý kinh tế. Do phải sử dụng các khoa học học khác nhau vào
quản lý kinh tế, hệ thống các mục tiêu, nguyên tắc, phương pháp...về quản lý kinh
tế được hình thành trên cơ sở nhận thức và vận dụng các quy luật khách quan,
đường lối kinh tế của Đảng, pháp luật nhà nước, các trào lưu phát triển kinh tế và
thực tiễn đất nước...Từ đó giúp cho các nhà quản lý kinh tế các cấp đề ra những
giải pháp tăng trưởng kinh tế. Qua đặc điểm này cho thấy nhà quản lý kinh tế phải
chịu lắng nghe và biết nghe, đó phải là tiêu chuẩn hàng đầu trong việc lựa chọn cán
bộ làm công tác quản lý kinh tế.
- Quản lý kinh tế mang tính nghệ thuật: Quản lý kinh tế là một hoạt động
mang tính chất thực hành. Vì thế, trong nhiều trường hợp nhà quản lý phải xử lý
những công việc, tình huống mà kiến thức và sách vở không chỉ ra, nghĩa là phải
có nghệ thuật quản lý. Như vậy, tính nghệ thuật của quản lý kinh tế được quyết
định bởi những đặc thù của nó so với các hoạt động khác. Tính nghệ thuật trong
quản lý kinh tế thể hiện ở cách thức giải quyết mối quan hệ giữa các cơ quan quản
lý các cáp cũng như phương pháp “đối nhân xử thế” trong phạm vi doanh nghiệp.
Ngoài ra, nền kinh tế thị trường đòi hỏi nhà quản lý phải xử lý thường xuyên
những thông tin về thị trường để kịp thời đưa ra các quyết định quản lý có cơ sở
khoa học. Điều đó cần đến một tác phong năng động, linh hoạt và quyết đoán của
nhà quản lý. Cũng trong nền kinh tế ấy, quy luật cạnh tranh đòi hỏi các chủ thể


kinh doanh dám chấp nhận rủi ro, dám mạo hiểm để khai phá những lĩnh vực mới
thu lợi nhuận cao. Những tác phong và đức tính nói trên thuộc về năng khiếu, sở
trường và tài nghệ của từng nhà quản lý.
- Quản lý kinh tế là hoạt động dựa vào quyền uy của chủ thể quản lý. Để
thực hiện được các chức năng tổ chức lãnh đạo quản lý, cá nhân người quản lý phải


có quyền lực nhất định, bao gồm: quyền lực về tổ chức hành chính; quyền lực về
kinh tế; quyền lực về trí tuệ; quyền lực về đạo đức. Một cơ quan quản lý mạnh,
một nhà quản lý giỏi phải hội đủ bốn yếu tố quyền lực trên đây.
- Quản lý kinh tế là hoạt động mang tính thông tin. Hoạt động Quản lý
kinh tế gắn với thu thập thông tin và xử lý thông tin, gắn với truyền tin và bảo vệ
tin. Trong quá trình lao động quản lý, đối tượng lao động không phải là các yếu tố
vật chất thông thường mà là các thông tin kinh tế. Bằng hoạt động lao động của
mình, lao động quản lý thu nhận và biến đổi các thông tin để phục vụ mục đích
quản lý ở các cấp quản lý trong xí nghiệp.
- Quản lý kinh tế là hoạt động mang tính phức tạp. Đây là một đặc điểm
nổi bật của hoạt động lao động quản lý và là một khó khăn cho công tác tổ chức
lao động. Do nội dung công việc đa dạng, khó xác định và kết quả lao động không
biểu hiện dưới dạng vật chất trực tiếp. Nên hoạt động lao động quản lý khó theo
dõi, khó đánh giá và khó định mức. Gắn với bản lĩnh, gắn với sự chịu đựng; gắn
với sự hiểu biết và trải nghiệm
* Những đặc điểm trên đây đòi hỏi trong thực tiễn quản lý, nhà quản
lý phải đặc biệt chú ý những vấn đề sau đây:
Người lao động phải được đầu tư thỏa đáng để phát triển những năng lực
riêng nhằm thỏa mãn nhu cầu cá nhân, đồng thời tăng năng suất lao động, góp
phần làm tăng hiệu quả của tổ chức.
- Người lao động được động viên, khuyến khích để hăng say lao động. Vì
thế, bầu không khí làm việc và điều kiện làm việc cũng là những yếu tố quan trọng
trong quản lý nguồn nhân lực.

- Các chính sách, chương trình và thực tiễn quản lý cần được thiết lập và
thực hiện sao cho thỏa mãn nhu cầu của nhân viên về cả vật chất lẫn tinh thần.
- Môi trường làm việc cần thiết lập sao cho người lao động được phát triển
và sử dụng tối đa các kiến thức, kỹ năng của bản thân.
- Chức năng quản lý nguồn nhân lực được thực hiện đồng bộ với các chức
năng khác và là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển của tổ chức.
----------------------



×