Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Trình bày chức năng, nhiệm vụ, vai trò và nội dung của quản lý nhà nước về kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (43.5 KB, 2 trang )

Câu 12
Trình bày chức năng, nhiệm vụ, vai trò và nội dung của
quản lý nhà nước về kinh tế
--------------------------Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức, bằng pháp quyền
và thông qua một hệ thống các chính sách với các công cụ quản lý kinh tế nhằm
đạt được mục tiêu phát triển kinh tế đất nước đã đặt ra trên cơ sở sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước trong điều kiện mở cửa và hội nhập
kinh tế quốc tế.
1. Chức năng, nhiệm vụ của quản lý nhà nước về kinh tế
Xuất phát từ sự đòi hỏi khách quan của thực tiễn và để thể hiện vai trò của
mình trong phát triển kinh tế, Nhà nước phải thực hiện các chức năng quản lý sau
đây:
- Chức năng ổn định nền kinh tế, đảm bảo phát triển bền vững: Nhà nước
phải tạo được môi trường và điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong
nền kinh tế thị trường. Bảo đảm sự ổn định về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội
cho sự phát triển của nền kinh tế. Duy trì pháp luật trật tự an toàn xã hội, thi hành
nhất quán các chính sách và thể chế theo hướng đổi mới, ổn định môi trường kinh
tế vĩ mô, khống chế lạm phát, điều tiết các quan hệ thị trường. Tạo môi trường tâm
lý, trong quá trình nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân phải hiểu cơ chế thị
trường, nhận thức được tính hai mặt của cơ chế.
Thông qua thực hiện các nhiệm vụ:
+ Đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế hợp lý;
+ Đảm bảo cán cân thu - chi hợp lý;
+ Đảm bảo cán cân xuất - nhập;
+ Ổn định dân số;
+ Giải quyết việc làm (Thất nghiệp < 5%);
+ Giảm tỷ lệ đói nghèo;
+ Bảo vệ môi trường.
- Chức năng phát triển, đảm bảo sự hiệu quả xã hội của quá trình phát
triển: Nhằm thích ứng với cơ chế kinh tế mới, Nhà nước phải xác định một cơ cấu
kinh tế hợp lý nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực cho phát triển kinh tế.


Thông qua thực hiện các nhiệm vụ:
+ Phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn (trồng cây gì, nuôi con gì để phát
triển);
+ Phát triển các ngành kinh tế dân sinh (đướng xá, bến bãi, hạ tầng...);


+ Ngoài ra, Nhà nước cần sắp xếp lại các đơn vị kinh tế cơ sở, trong đó
quan trọng nhất là hệ thống doanh nghiệp nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, góp phần củng cố vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền
kinh tế nhiều thành phần.
- Chức năng định hướng nền kinh tế, thực hiện các mục tiêu quốc gia.
Thông qua thực hiện các nhiệm vụ:
+ Kiểm kê, giám sát các hoạt động kinh tế;
+ Kiểm soát, hướng dẫn các hoạt động kinh tế.
+ Quá trình hoạt động kinh tế luôn diễn ra không bình thường. Do đó
thường xuyên kiểm tra giám sát để phát hiện những nguy cơ tiêu cực để quản lý,
đặc biệt trên lĩnh vực sử dụng tài nguyên, tài sản quốc gia, bảo vệ môi trường, trật
tự kỷ cương của nền kinh tế.
2. Vai trò của nhà nước trong quản lý kinh tế :
Nhà nước phải tạo điều kiện thúc đẩy thị trường ra đời phù hợp với xu
hướng thời đại, đồng thời phải điều tiết thị trường để nền kinh tế ổn định và phát
triển.
Nhà nước phải kiên quyết đấu tranh khắc phục, hạn chế tối đa những
khuynh hướng: phân hóa giàu nghèo quá mức và tâm lý sùng bái đồng tiền, vì
đồng tiền mà chà đạp lên nhân phẩm, đạo đức… đồng thời hạn chế và khắc phục
khuyết điểm, yếu kém của bộ máy Nhà nước.
Nhà nước phải vận hành nền kinh tế bằng cơ chế quản lý mới;
Tóm lại, Nhà nước tạo lập đồng bộ các loại thị trường, quản lý, điều tiết
nhịp nhàng, có hiệu lực làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển.
3. Nội dung quản lý Nhà nước về kinh tế:

- Xây dựng hệ thống pháp luật quản lý kinh tế;
- Xây dựng chiến lược, chính sách và chương trình phát triển kinh tế;
- Xây dựng hệ thống nguyên tắc, tiêu chuẩn quốc gia;
- Xác định quyền và nghĩa vụ của các cơ quanquản lý nhà nước về kinh tế;
- Xây dựng các mô hình kinh tế về tài chính, ngân hàng, thông tin, tư vấn;
- Thực hành kiểm tra, kiểm soát, giám sát, xử lý;
Quản lý nhà nước về kinh tế trên cả ba phương diện: Lập pháp, Hành
pháp, Tư pháp.
----------------------------------



×