Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho HS THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.87 MB, 22 trang )

Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho HS THCS

PHÒNG GD&ĐT TRI TÔN
TRƯỜNG THCS TT TRI TÔN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
------------------------Tri Tôn, ngày 01 tháng 02 năm 2018

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến “ Lồng ghép phim ảnh trong dạy học
lịch sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho học sinh THCS”
I. Sơ lược lý lịch tác giả:
- Họ và tên: Chau Thị Khánh Ly
Giới tính: Nữ
- Ngày tháng năm sinh: 25/04/1986
- Nơi thường trú: T5 – K3 – TT Tri Tôn - Tri Tôn – An Giang
- Đơn vị công tác: Trường THCS TT Tri Tôn
- Chức vụ hiện nay: Giáo viên dạy lớp
- Trình độ: Đại học sư phạm sử
- Lịch vực công tác: dạy Lịch sử
II. Tên sáng kiến: Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng
thú học môn lịch sử cho học sinh THCS
III. Lĩnh vực : dạy học lịch sử
IV. Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
Lịch sử là một môn khoa học xã hội, nó đóng một vai trò quan trọng trong suốt
quá trình học tập của học sinh đặc biệt là ở cấp THCS.Trong thực tế, hầu hết học sinh
chưa ham học, chưa thực sự yêu thích bộ môn lịch sử, chỉ đối phó để lấy điểm thậm chí
nội dung của bài này các em gắn ở bài kia ”râu ông này cắm càm bà kia”
Cần phải thẳng thắn nhìn nhận rằng trong thực tế việc sử dụng và khai thác kênh hình


trong tiết dạy lịch sử hiệu quả chưa cao, chưa thật sự sinh động một phần là do khả năng
khai thác tranh ảnh, lồng ghép phim ảnh của giáo viên hạn chế, tình trạng sử dụng đồ dùng
dạy học mang tính hình thức, hời hợt còn khá phổ biến. Mặt khác, khâu tổ chức cho học sinh
tham gia khai thác nội dung bài từ phim ảnh chưa sinh động đây cũng chính là những
nguyên nhân cơ bản góp phần làm cho chất lượng bộ môn lịch sử bị giảm sút..
Vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Lịch sử cấp trung học
cơ sở nói chung là rất cần thiết. Muốn nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử phải làm gì để học
sinh không nhàm chán và có hứng thú học môn Lịch sử? Phải làm gì và làm như thế nào để lồng
ghép có hiệu quả phim ảnh ? Phải ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy nào? Mục nào? để có
hiệu quả cao trong các giờ học Lịch sử . Đây không đơn thuần chỉ là những câu hỏi mà đó là cả một

vấn đề giáo viên cần phải giải quyết.Và đó cũng chính là nội dung và phạm vi nghiên cứu
của đề tài này.
Xuất phát từ thực tế trên, Tôi mạnh dạn góp phần bàn về vấn đề này rất mong nhận được sự
góp ý của đồng nghiệp, đặc biệt với các đồng nghiệp có cùng chuyên môn.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
1
Chau Thị Khánh Ly

Tổ Sử

Năm học: 2017 - 2018


Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho HS THCS

Bộ môn Lịch sử là một bộ môn khoa học xã hội rất quan trọng trong nhà trường. Nó
giúp cho thế hệ trẻ hiểu được cội nguồn dân tộc, biết được quá khứ của tổ tiên và của nhân
loại. Từ những hiện vật cụ thể, những sự kiện lịch sử, học sinh tự hào về truyền thống dân
tộc, biết kế thừa và phát huy những tinh hoa của tổ tiên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ Quốc ngày nay. Muốn làm sống dậy quá khứ của lịch sử, mỗi bài dạy ở trường lớp ngoài
việc cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản theo chuẩn kiến thức kĩ năng, khai thác có hiệu
quả kênh hình trong sách giáo khoa, tổ chức trò chơi trong các tiết dạy đồng thời phải đẩy
mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, lồng ghép phim ảnh vào soạn giáo án để tạo bầu
không khí vui vẻ và sự hứng thú trong giờ học lịch sử cho học sinh.
Đối với học sinh THCS, ở lứa tuổi này các em còn rất ham chơi, chưa ý thức được
việc học, đặc biêt là đối với những môn học xã hội với nhiều câu chữ, các em còn khó khăn
trong việc tự rèn, tự học để nâng cao tư duy của mình, chưa thích thú học bộ môn lịch sử. Vì
thế bản thân tôi là một giáo viên lịch sử, tôi thấy muốn học sinh THCS không nhàm chán và
thích thú khi học môn lịch sử, cũng như giúp các em nắm vững kiến thức, tái hiện lịch sử, bộ
máy nhà nước, diễn biến các trận chiến một cách hệ thống và thành thạo,… Đòi hỏi người
giáo viên ngoài việc khai thác kênh chữ còn phải khai thác tốt tranh ảnh, lược đồ trong sách
giáo khoa đồng thời phải biết ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin vào việc khai thác
kênh hình như tạo thêm màu sắc, hiệu ứng, chiếu phim tư liệu, kể những giai thoại lịch sử…
Trong đó, sinh động nhất là lồng ghép phim ảnh trong giảng dạy sẽ tạo niềm hăng say cho
học sinh trong tiết học lịch sử và là rất cần thiết, có ý nghĩa rất lớn trong việc hình thành
biểu tượng lịch sử cho học sinh.
Trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay, việc phát huy tính tích cực học tập của học
sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn đang là mối quan tâm hàng đầu của các
ngành, các cấp và toàn xã hội. Riêng với bộ môn lịch sử THCS, ngoài việc “bám sát theo
chuẩn kiến thức kĩ năng, khai thác tốt kênh chữ trong sách giáo khoa; khai thác có hiệu quả
kênh hình; tổ chức một số trò chơi trong các tiết dạy đồng thời đẩy mạnh việc ứng dụng
công nghệ thông tin, kể các giai thoại lịch sử, lồng ghép liên môn, đặc biệt là lồng ghép
phim ảnh trong bài dạy, tiết dạy để tạo bầu không khí vui vẻ, bớt căng thẳng đồng thời giúp
học sinh hứng thú trong giờ lịch sử, rèn luyện kĩ năng quan sát, tiếp thu, đúc kết nội dung cơ
bản trình bày diễn biến trận đánh, đặc biệt là phải tập dần cho học sinh biết vẽ sơ đồ tư duy,
… Có như thế mới phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh, góp phần nâng cao chất
lượng bộ môn lịch sử cấp THCS.
Để góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch
sử nói riêng, Tôi xin trình bày một số vấn đề về “ Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch

sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho học sinh THCS”
3. Nội dung sáng kiến
Hiện nay, vấn đề học tập của các em học sinh THCS về bộ môn lịch sử còn rất nhiều
hạn chế, nhiều vấn đề cần để đưa ra bàn luận. Như việc giảng dạy của giáo viên đối với học
sinh và ngược lại việc học tập của các em đối với bộ môn lịch sử thì như thế nào? Chúng ta
thấy có một thực trạng phổ biến nhất đối với các em học sinh là việc học bài cũ một cách thụ
động, ghi nhớ máy móc, khi ngồi học trên lớp với một tâm trạng gò bó dẫn đến tình trạng
các em không nắm được kiến thức lịch sử, khi giáo viên kiểm tra bài cũ thì đa số các em
không nhớ, hay quên mất một từ đầu câu thì sẽ quên hết nội dung kiến thức đã học. Vậy làm
2
Chau Thị Khánh Ly

Tổ Sử

Năm học: 2017 - 2018


Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho HS THCS

thế nào các em học sinh THCS không thụ động, có say mê hứng thú học, nắm được kiến
thức lịch sử một cách khoa học ?
Qua quá trình giảng dạy môn lịch sử ở trường THCS TT Tri Tôn, Tôi nhận thấy đây là
một vấn đề bổ ích về lí luận cũng như thực tiễn. Nó có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao
chất lượng bộ môn, bởi vì học sinh THCS nhận thức và khả năng tư duy còn nhiều hạn chế.
Vì vậy buộc giáo viên trong tiết dạy của mình phải khai thác hiệu quả nội dung trong hình
ảnh, sơ đồ, lược đồ trong sách giáo khoa; thiết kế các hình ảnh, lược đồ diễn biến trận đánh
đó từ hình “tĩnh trở thành động” nghĩa phải tạo được hiệu ứng thông qua việc ứng dụng công
nghệ thông tin vào việc soạn giảng. Bên cạnh đó người giáo viên còn phải biết sưu tầm và
lồng ghép những đoạn phim ảnh tư liệu về những trận đánh lớn, sự kiện lịch sử tiêu biểu,
những thành tựu của đất nước để minh hoạ cho phần bài giảng, Thông qua những hình ảnh,

sơ đồ, lược đồ, phim tư liệu sẽ tác động vào trực quan của học sinh từ đó hình thành biểu
tượng lịch sử cho các em giúp tiết học bớt căng thẳng và hứng thú hơn.
Về mặt lý luận cũng như trong thực tiễn dạy học không ai có thể phủ nhận tác dụng to
lớn của đồ dùng trực quan trong việc hình thành tri thức cho học sinh. Đặc biệt với môn lịch
sử thì trực quan sinh động là điều kiện kiên định, là “Con bài chiến lược” để người giáo viên
“khôi phục” lịch sử đúng như nó đã tồn tại.
Xuất phát từ thực trạng trên, trong quá trình dạy học của mình Tôi thấy cần tạo ra
không khí học tập sôi nổi, thân thiện giữa thầy và trò, tạo sự hứng thú cho người học, kịp
thời nắm bắt được tâm sinh lí của học sinh. Có như vậy, học sinh mới yêu thích và có
hứng thú học bộ môn Lịch sử, hiệu quả giờ dạy thu được sẽ cao hơn.
Qua 1 vài năm thực tế áp dụng những kinh nghiệm của bản thân trong nhiều năm
giảng dạy, tôi xin trình bày những kinh nghiệm mà tôi đã tiến hành trong những năm học
qua:
3.1.Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Lồng ghép phim
ảnh trong phần giới thiệu bài
Nhờ sự phát triển của công nghệ thông tin, trong đó máy tính không chỉ là công cụ
giúp tính toán thuần túy mà còn có thể hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực khác nhau của
cuộc sống. Đây là một phương tiện hiện đại phục vụ, hỗ trợ rất đắc lực cho giáo viên và học
sinh trong quá trình dạy-học. Trong xu thế hiện nay, đa số giáo viên đều có máy vi tính, máy
vi tính cá nhân nối mạng Internet phục vụ cho công tác giảng dạy và sử dụng khá thường
xuyên. Máy tính giúp giáo viên khai thác phong phú hơn tư liệu, dữ liệu, hình ảnh và xây
dựng các slide để trình chiếu trong các tiết dạy. Đối với bộ môn lịch sử việc dạy ứng dụng
công nghệ thông tin sẽ giúp chúng ta khắc phục một số hạn chế của bộ môn như sau:
Thứ nhất là, tranh ảnh để giáo viên giảng dạy, dẫn dắt học sinh rút ra các khái niệm
lịch sử còn thiếu rất nhiều.
Thứ hai là, khi giảng dạy một trận đánh lịch sử hay một hoạt động văn hoá nào đó
trong lịch sử cần phải có hình động hoặc một đoạn phim minh họa để học sinh dễ hiểu và
nắm bắt kiến thức nhanh hơn thì tranh vẽ không thể đáp ứng được yêu cầu này.
Thứ ba là, do tính đặc thù của bộ môn lịch sử, hầu như bài học nào, tiết học nào giáo
viên đều có thể dạy lồng ghép thực tế, giáo dục học sinh về ý thức bảo vệ các di sản văn hoá,

3
Chau Thị Khánh Ly

Tổ Sử

Năm học: 2017 - 2018


Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho HS THCS

giáo dục tinh thần, ý thức lao động sáng tạo của nhân dân ta trong xây dựng kinh tế, văn hoá,

Xuất phải từ những khó khăn trên tôi chủ động soạn giảng những bài có các trận đánh
lớn, những lễ hội, hoạt động văn hóa,…bằng giáo án điện tử.
Ví dụ 1: Lịch sử 8 Bài 12 Nhật Bản giữa thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX
GV cho HS xem đoạn phim 2p: “Giới thiệu về Nhật Bản”
Sau đó GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi:
Giới thiệu đôi nét về đất nước Nhật Bản : Vị trí địa lí, diện tích, dân số, mỹ danh, một số
nét văn hóa tiêu biểu của Nhật Bản?
Những thành tựu Nhật Bản có được hiện nay?
Để GV giới hiệu dẫn dắt vào bài
Ví dụ 2: Khi dạy Lịch sử 7 bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
Trước tiên GV có thể cho HS xem 1 đoạn phim giới thiệu sơ lược về các quốc gia Đông
Nam Á ( vị trí, dân cư, thành tựu văn hóa, kiến trúc, ẩm thực....) để dẫn dắt giới thiệu vào bài
một cách sinh động và đầy hấp dẫn.
Sau đó tiến hành khai thác nội dung bài bằng tiết công nghệ thông tin.

Điệu
Đềnmúa
ĂngAp

– co
– sa
- vát
- ra

4
Chau Thị Khánh Ly

Tổ Sử

Năm học: 2017 - 2018


Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho HS THCS

Cư dân Đông Nam Á trồng lúa

Tháp Borobudur

Nếu dạy bài này theo phương pháp truyền thống hoặc những giáo viên không rành vi tính
thì tiết dạy này đối với người giáo viên là rất vất vả vì phải photo phóng to rất nhiều hình
ảnh trong sách giáo khoa cho học sinh xem, phải tốn nhiều thời gian treo lên lấy xuống các
tranh ảnh đó. Hơn nữa những hình này do pho to không có màu sắc, không kích thích sự tò
mò của học sinh từ đó học sinh sẽ nhàm chán. Qua thực tế nhiều năm giảng dạy bản thân tôi
cũng nhận thức được vấn đề đó và mạnh dạn ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn
giảng đưa những hình ảnh đầy đủ màu sắc, tạo hiệu ứng, đưa thêm một số hình ảnh khác
5
Chau Thị Khánh Ly

Tổ Sử


Năm học: 2017 - 2018


Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho HS THCS

ngoài sách giáo khoa giúp học sinh mở rộng thêm kiến thức đồng thời giúp tiết học đỡ nhàm
chán hơn.
Việc “Ứng dụng công nghệ thông tin” trong giảng dạy là rất quan trọng và khắc phục
được vấn đề thời gian, giáo viên không mất nhiều thời gian trong việc vẽ tranh, không mất
thời gian để ngồi viết nhiều câu hỏi trắc nghiệm lên bảng phụ mà giành được nhiều thời gian
để đầu tư kiến thức cho tiết dạy. Đặc biệt là học sinh tiếp thu được kiến thức nhanh hơn, hiểu
sâu vấn đề hơn, giáo viên cung cấp được nhiều kiến thức thực tiễn hơn cho học sinh.
3.2.Tăng cường khai thác, sử sụng đồ dùng dạy học sẵn có và làm mới, lồng
ghép phim ảnh, giai thoại lịch sử để khai thác bài
Tranh ảnh, lược đồ, sơ đồ (gọi chung là kênh hình) là phương tiện không thể thiếu được
cho việc hình thành biểu tượng cho học sinh. Kênh hình trong sách giáo khoa được sử dụng
tốt sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan: Mắt thấy, tai nghe tạo điều kiện cho
học sinh dễ hiểu, dễ nhớ, nhớ lâu. Phát triển năng lực chú ý, quan sát, tạo hứng thú học tập
cho học sinh. Ngược lại nếu sử dụng không đúng cách, lạm dụng sẽ làm cho học sinh phân
tán sự chú ý tập trung, phản tác dụng, mục tiêu bài học sẽ không đạt được.
Chúng ta thấy rằng hệ thống kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử 6 thông thường có
thể phân làm 3 dạng:
- Dạng thứ nhất là tranh ảnh, các hình vẽ
- Dạng thứ 2 là tranh ảnh chân dung các nhân vật lịch sử.
- Dạng thứ 3 là các loại lược đồ, sơ đồ trong những tiết dạy có nội dung các cuộc khởi
nghĩa.
Các bước tiến hành khai thác
kênh hình:
Bước 1: Cho học sinh quan sát

tranh ảnh, lược đồ,… trong đó chú ý quan sát
cả nội dung, ranh giới và các kí hiệu bản
đồ ở bảng chú giải.
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi
nêu vấn đề và gợi ý để học sinh tìm hiểu nội
dung kênh hình.
Bước 3: Học sinh trả lời bằng việc trình bày kết quả tìm hiểu nội dung trong kênh
hình.
Bước 4: Giáo viên nhận xét bổ sung ý kiến trả lời của học sinh
a. Đối với dạng lược đồ dạng nhiều đối tượng thể hiện như nhiều cuộc khởi
nghĩa nổ ra ở các địa danh khác nhau, hay những thành tựu về khoa học kỹ thuật,
nghệ thuật kiến trúc của các quốc gia khu vực…giáo viên có thể gọi nhiều học sinh lên
dán trên lược đồ.
Hoặc cho HS xem đoạn clip ngắn giới thiệu về những thành tựu về khoa học kỹ
thuật, nghệ thuật kiến trúc của các quốc gia.
Ví dụ: Lịch sử 7 Bài 14: I. Cuộc kháng chiến lần thứ nhất chống quân xâm lược
Mông Cổ ( 1258)
Bước 1: Khi GV hướng dẫn HS khai thác diễn biến của trận chiến GV có thể sử dụng
lược đồ H30 SGK. Lược đồ diễn biến lần một chống quân xâm lược Mông Cổ ( 1258)
nhưng sẽ che đi các ký hiệu như lược đồ sau:
Bước 2: GV cho HS lên dán các ký hiệu đã chuẩn bị trước theo mẫu bảng chú giải
vào lược đồ trên như hình dưới đây. Khi đó HS sẽ tự trình bày được diễn biến và khắc sâu
hơn kiến thức
6
Chau Thị Khánh Ly

Tổ Sử

Năm học: 2017 - 2018



Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho HS THCS

CHÚ GIẢI
Phòng tuyến của ta
Quân ta tiến công
Quân ta truy kích
Quân ta rút lui
Quân giặc tấn công
Quân giặc rút lui

Ví dụ: Lịch sử 7 Bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
Để khắc sâu tiết dạy, làm cho học sinh hứng thú, say mê trong tiết học, để tránh sự
nhàm chán đòi hỏi - Giáo viên: Phóng lớn lược đồ hình 16: Lược đồ Đông Nam Á ở thế kỉ
XIII - XV. Giáo viên photo thu nhỏ những hình 12, 13, 14, 15 và cắt thu gọn theo hình mẫu.

Hình 16 – Lược đồ Đông Nam Á thế kỉ XIII - XV

7
Chau Thị Khánh Ly

Tổ Sử

Năm học: 2017 - 2018


Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho HS THCS

Chùa tháp Pa – gan


Khu đền tháp Bô – rô – bu - đua

8
Chau Thị Khánh Ly

Tổ Sử

Năm học: 2017 - 2018


Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho HS THCS

Thạp Luổng

Đền Ăng – co – vat

Trong quá trình giảng dạy, giáo viên treo lược đồ hình 16 lên và hướng dẫn học sinh lên
bảng thực hiện các thao tác dán những công trình kiến trúc vào những quốc gia mà các em
đã nắm ở nội dung sách giáo khoa.
HS : Tự đọc nội dung sgk và tìm địa danh trên lược đồ và các em lần lượt tìm những hình
phù hợp với địa danh để dán
Ví dụ 2: Lịch sử7 Bài 12 Nước Đại việt thế kỉ XIII
Khi dạy thủ công nghiệp của nhà Trần, giáo viên cần phóng to H23, 28 SGK cho HS quan
sát sản phẩm gốm thời Lý và Thời Trần :

Hình 23:
28: Bát
Ấm men
gốm ngọc
( thế kỉ

thời
XII
Lý– XIII)
? So sánh sản phẩm gốm thời Trần so với thời Lý?
Hs: Quan sát miêu tả và rút ra nhận xét về 2 sản phẩm
trên từ đó thấy được điểm tiến bộ trong sản xuất thủ
công thời Trần so với thời Lý.
Ví dụ 3: Lịch sử 8 Bài 3: Chủ nghĩa tư bản được
xác lập trên phạm vi thế giới.

9
Chau Thị Khánh Ly

Tổ Sử

Năm học: 2017 - 2018


Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho HS THCS

Khi dạy bài này GV có thể cho HS xem đoạn clip ngắn về buổi “ Khánh thành khởi
chạy Xe lửa Xti-phen-xơn”
Sau khi cho HS xem xong đoạn clip GV yêu cầu HS nhận xét về thành tựu được thể hiện
trong đoạn clip là gì? Để có được thành tựu đó đòi hỏi cần phải đạt được những thành tựu
nào khác?
Thành tựu đạt được sẽ đem lại những ưu điểm gì? Và sẽ tác động như thế nào đến bộ
mặt xã hội của các nước tư bản.
Nếu GV có thể hướng được HS trả lời tất cả các vấn đề trên sau khi cho HS xem clip về
cơ bản GV đã có thể giúp HS khai thác xong nội dung bài của mục I.Bài 3
b. Đối với tranh ảnh là những nhân vật lịch sử muốn cho học sinh nhận xét

được, giáo viên cần phải chuẩn bị sẵn một số cầu hỏi nhỏ mang tính miêu tả, gợi mở để
học sinh nhận xét nội dung tranh ảnh. Đặc sắc hơn GV có thể cho HS xem đoạn phim
ngắn giới thiệu về những nhân vật lịch sử cần khai thác để HS có thể rút ra được nội
dung bài học, đồng thời HS sẽ có thể tự nhận xét đánh giá về nhân vật lịch sử)
Ví dụ 1: Lịch sử 7 Bài 4: Trung quốc thời phong kiến
Để học sinh thấy được sự lớn mạnh về quân sự của thời Tần. Giáo viên phóng to cho
HS quan sát Tranh tượng gốm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng và tranh Vạn Lý Trường
Thành hay cho HS xem đoạn phim khoảng 3p “Nhà Tần – Vương triều đầu tiên của Trung
Hoa” nói về Trung Quốc thời Tần. Sau đó đặt câu hỏi:

H8.Đội quân bằng đất nung
trong mộ Tần Thuỷ Hoàng

Vạn lí Trường Thành

Hỏi: Quan sát hình8 SGK chúng ta thấy tượng gốm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
trông như thế nào ?
10
Chau Thị Khánh Ly

Tổ Sử

Năm học: 2017 - 2018


Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho HS THCS

Gv gợi mở: quan sát kĩ hình dáng, số lượng, kiểu mẫu, quy mô
Học sinh nhận xét: Bức tranh đẹp quy mô lớn đồ sộ, các tượng trông sinh động, số lượng
đông

Hỏi: Quan sát hình Vạn Lí Trường thành ( GV tự chuẩn bị), trình bày sự hiểu biết về công
trình này?
GV gợi mở: vị trí xây dựng, quy mô, chất liệu
Hỏi: Vậy 2 bức tranh thể hiện điều gì ?
Học sinh trả lời: Tài năng sáng tạo, bàn tay tài hoa của những người thợ điêu khắc, thợ xây
dựng đương thời. Thế hiện sự lớn mạnh về quân sự thời Tần.
Nếu cho HS xem phim GV có thể gởi mở bằng những câu hỏi:
Tần Thủy Hoàng thành lập nhà Tần như thế nào?
Những chính sách Tần Thủy Hoàng đã thực thi?
Thành tựu mà Tần Thủy Hoàng để lại cho nhân dân Trung Quốc nói riêng và nhân loại nói
chung là gì?
Đặc biệt cho HS tự đánh giá về nhân vật Tần Thủy Hoàng
c. Đối với những lược đồ diễn biến các cuộc khởi nghĩa lớn như kháng chiến
chống Tống, Ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên, Trận Tốt động – Chúc động…
Muốn cuốn hút được sự chú ý của học sinh giáo viên phải chế biến từ lược đồ đó.
Chẳng hạn, tạo một lược đồ câm tô màu những địa danh, cắt giấy màu hướng tấn công
và rút lui của địch là màu xanh, của ta là màu đỏ, cho HS lên dán hướng tấn công và
rút lui…Hay cho HS xem đoạn clip ngắn thể hiện diễn biến của trận chiến…..Từ đó
mới tác động trực tiếp vào mắt học sinh được, rồi hình thành biểu tượng, giúp học sinh
ghi nhớ diễn biến trận đánh một cách khoa học.
Ví dụ: Bài 25: Phong trào Tây Sơn. Khi nói về quá trình lật đổ chính quyền họ
Nguyễn. GV sử dụng bản đồ Việt Nam trống yêu cầu HS lên xác định Thăng Long, Phú
Xuân, Quy Nhơn, Gia Đinh sau đó dán các mũi tên chỉ hướng quân Trịnh tấn công Tây
Sơn và Tây Sơn lật đổ họ Nguyễn

11
Chau Thị Khánh Ly

Tổ Sử


Năm học: 2017 - 2018


Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho HS THCS

Quy Nhơn

Nguyễn

THAÊNG LONG
12
Chau Thị Khánh Ly

Tổ Sử

Năm học: 2017 - 2018

Trầnh


Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho HS THCS

Ví dụ 2: Lịch sử 9 Bài 30 Hoàn thành giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước
( 1973 – 1975)
GV cho HS xem đoạn phim « Tổng tiến công mùa xuân 1975» khoảng 6phút .GV yêu cầu
xem và ghi chép lại diễn biến chính của chiến sự trên từng mặt trận. Qua đó HS tự nêu ra
nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ ( 1954 – 1975)
Ví dụ 3: Lịch sử 7 Bài 25: Phong trào Tây Sơn IV. Quang Trung đại phá quân Thanh

Trận đại chiến ở Ngọc Hồi – Đống Đa là một biến cố lịch sử rất lớn bởi nó đã lật đổ

các chính quyền phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, thống
nhất quốc gia, đập tham vọng xâm lược nước ta của quân Thanh. Thế nhưng đối với trận
đánh này nếu giáo viên không đưa thêm một số hình ảnh, phim tư liệu vào tiết dạy thì học
sinh sẽ mau quên, không thấy được cuộc tiến quân thần tốc của Tây Sơn và ghi nhớ diễn
biến trận đánh một cách máy móc.

13
Chau Thị Khánh Ly

Tổ Sử

Năm học: 2017 - 2018


Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho HS THCS

Đặc biệt đối với tường thuật diễn biến trận đánh giáo viên có thể đưa một phim tư liệu
(khoảng 3 đến 5 phút) liên kết vào slide rồi trình chiếu cho học sinh xem để minh họa thêm.
Phương pháp này giúp người giáo viên giảm bớt phương pháp thuyết trình đơn điệu đồng
thời tăng thêm sức hấp dẫn cho học sinh khi xem và khắc sâu được kiến thức.
Cùng với kênh chữ, hệ thống câu hỏi, kênh hình trong SGK lịch sử là điều kiện tiên
quyết, là yếu tố quan trọng giúp người giáo viên hình thành tri thức lịch sử cho học sinh.
Hơn nữa nội dung Lịch sử cấp THCS có nhiều sự kiện, có nhiều thuật ngữ khái niệm mới.
Khai thác tranh ảnh, hình vẽ trong SGK lịch sử lồng ghép phim để khai thác nội dung bài
theo một số cách như trên vừa giúp học sinh
tìm thấy những nội dung kiến thức lịch sử,
vừa phát huy năng lực quan sát, khả năng
diễn đạt, kích thích thao tác tư duy lôgíc, tư
duy phán đoán, sáng tạo, trí tưởng tượng, tạo
nên sự say mê, hứng thú học tập ở học sinh.

d.Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần
lồng ghép phim ảnh về giai thoại lịch sử
14
Chau Thị Khánh Ly

Tổ Sử

Năm học: 2017 - 2018


Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho HS THCS

Đặc trưng của môn lịch sử là sự kiện diễn biến lịch sử rất dễ khiến HS nhàm chán vì thế giáo
viên có thể lồng ghép các giai thoại lịch sử để HS chú ý hơn hứng thú hơn vào nội dung bài
học.Vì thê Gv cần tìm đọc nhiều câu truyên cổ tích, truyền thuyết. Sau đó xác định đúng nội
dung và tình tiết sao cho phù hợp với nội dung bài dạy
Ví dụ1: Bài 19: Khởi nghĩa Lam sơn. I. Thời kì ở miền Tây Thanh Hóa
GV có thể kể cho Hs nghe hoặc cho HS xem đoạn phim giai thoại về việc Lê lợi và Lê Lai
tìm được thanh gươm của Thần kim Quy.
Và giai thoại Lê lợi trả lại thanh gươm cho thần Kim Quy sau khi đánh tan quân Minh và lí
giải được tên của Hồ Gươm còn được gọi là Hồ Hoàn Kiếm.

Những hình ảnh về trận chiến Ngọc Hồi – Đống Đa

Ví dụ 2: Khi dạy Bài 20 Nước Đại Việt
thời Lê sơ IV: Một số danh nhân văn
hóa dân tộc:
Giáo viên có thể kể cho HS nghe về vụ án
Lệ Chi Viên khi dạy về nhân vật Nguyễn
Trãi hoặc có thể cho HS xem trích đoạn

phim trong “Giọt máu anh hung” . Hoặc
kể về giai thoại về giấc mộng của hoàng
hậu Ngô Thị Ngọc Giao khi mang thai Lê
Thánh
Tông ( hạ phàm cùng với Lê Thánh Tông còn có Lương Thế Vinh) khi dạy
về Lê Thánh Tông. Hoặc kể về giai thoại Lương Thế Vinh đối phó với thầy đại lí Trung
Quốc. GV có thể sưu tầm xem những đoạn phim trích từ Thần đồng Đất Việt
và cho HS xem để HS dễ dàng nhìn thấy tài năng hơn người của Lương Thế Vinh ngay từ
khi còn bé.
3.3. Lồng ghép phim ảnh để học sinh tự nêu trách nhiệm của thân đối với việc bảo vệ di
sản, bảo vệ môi trường…….
Đối với nội dung này trong qua trình giảng dạy có những nội dung lồng ghép GV có thể xen
lẫn khoảng 2p để HS xem những đoạn phim giới thiệu về di sản, hay đoạn phim phản ảnh về
môi trường được thể hiện để lồng ghép trong nội dung bài giảng. Qua đoạn phim đó GV yêu
cầu HS tự nêu trách nhiệm của bản thân đối với việc bảo vệ di sản cũng như bảo vệ môi
trường.Vì khi HS xem thì trực quan sinh động hơn HS sẽ yêu thích hơn di sản, thấy rõ nét
hơn về thực trạng của môi trường từ đấy bản năng trong các em sẽ trỗi dậy các em sẽ tự biết
trách nhiệm của mình là gì ?
Ví dụ 1: Lớp 7 Khi dạy Lịch sử địa phương An Giang Bài 14: Đặc điểm văn hóa các
dân tộc thiểu số
GV cho HS xem đoạn phim giới thiệu về kiến trúc đặc sắc của chùa XVay – ton:
GV hỏi HS: Vị trí tọa lạc? Thời gian hình thành? Kiến trúc tiêu biểu? do đâu mà công trình
này được công nhận là di sản văn hóa cấp quốc gia? Trách nhiệm của các em là gì khi địa
phương có di sản cấp quốc gia?
HS: + Vị trí tọa lạc: ngay trung tâm thị trấn Tri Tôn- huyện Tri Tôn – An Giang.
+ Thời gian thành lập: trên 200 năm qua 1 vài lần trùng tu
15
Chau Thị Khánh Ly

Tổ Sử


Năm học: 2017 - 2018


Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho HS THCS

+ Kiến trúc: giống với kiến trúc các chùa Phật giáo Nam tông khác của đồng bào Khmer
Nam Bộ. Nhưng đặc sắc ở chổ: tới nay đây là ngôi chùa duy nhất còn giữ nguyên kiến trúc
ngói “tam cấp” (chính điện)
+ Ngoài việc còn giữ nguyên kiến trúc ngói “tam cấp” thì đây cũng là nơi còn lưu trữ
kinh lá buông nhiều nhất. Từ đấy công trình này công nhận là di sản cấp quốc gia.
+ HS tự nêu trách nhiệm: như bảo vệ, giới thiệu với bạn bè bốn phương về di sản địa
phương -> tự hào về địa phương
Ví dụ 2: Khi dạy Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)- lịch sử 8
GV cho HS xem đoạn phim ngắn nói về hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai (1939
-1945)
Hỏi: Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai là gì? (kinh tế, chính trị, tài chính, môi
trường…)
HS: Kinh tế: thiệt hại nặng sau chiến tranh nhà máy xí nghiệp đóng cửa, làng mạc cầu cống
bị tàn phá…
Chính trị: bản đồ thế giới bị chia lại
Tài chính: số tiền chi phí cho chiến tranh đối với với các nước tham chiến là rất lớn
Môi trường: bị phá hoại nghiêm trọng ( môi trường dất, nước, không khí…) khi sử
dụng các loại vũ khí hóa học và để lại hậu quả lâu dài. Liên hệ với chất “Độc màu da cam”
Mỹ đã sử dụng ở Việt Nam
GV: Trách nhiệm của HS hiện nay là gì để chung tay xây dựng một hành tinh xanh
HS: nêu hàng loạt ý kiến.
3.4. Lồng ghép phim ảnh trong phần củng cố bài
Đối với nội dung này GV không nhất thiết phải áp dụng
Chỉ riêng đối với một số bài ở phần giới thiệu hay khai thác nội dung chúng ta sử phương

pháp truyền thống chưa gây được sự chú ý hấp dẫn cho HS thì đến cuối bài GV gây nên một
dấu ấn để giúp HS ghi nhớ và khác sâu kiến thức hơn.
Ví dụ 1: Lịch sử 6 Khi dạy bài 11: Nhà nước Văn Lang
Sau khi GV giảng dạy, dẫn dắt HS khai thác hết nội dung bài giảng.
Đến mục củng cố giáo viên có thể cho học sinh xem đoạn phim ca nhạc: Dòng máu lạc hồng
Sau khi GV cho HS xem và nghe xong ca khúc trên thì tiến hành củng cố theo hệ thống nội
dung cần nhớ. Như thế HS sẽ tái hiện lại được lịch sử và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.
V. Mức độ khả thi:
Nguyên nhân thành công:
1. Nguyên nhân khánh quan:
- Nhờ chủ trương, đường lối của Bộ GD & ĐT, Sở GD & ĐT An Giang, Phòng GD &
ĐT Tri Tôn về “đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với việc tăng cường sử dụng đồ dùng
trực quan, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.”
- Sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Ban Giám Hiệu trong việc kiểm tra, đôn đốc đổi
mới phương pháp dạy học.
- Cơ sở vật chất của trường trang bị khá đầy đủ (màn hình LCD ở các lớp) để đảm
bảo cho việc giảng dạy công nghệ thông tin, lồng ghép phim ảnh trong tiết dạy một cách dễ
dàng
16
Chau Thị Khánh Ly

Tổ Sử

Năm học: 2017 - 2018


Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho HS THCS

- Được sự giúp đỡ của tổ trưởng hội đồng bộ môn sử, tổ trưởng chuyên môn, các bạn
đồng nghiệp.

- Đa số học sinh đã có thức tự giác hơn trong quá trình học tập của mình, các em luôn
tự tìm tòi, sưu tầm tranh ảnh từ thư viện, báo đài .., từ đó xây dựng tiết học ngày càng tốt
hơn.
2. Nguyên nhân chủ quan:
- Sự phấn đấu không ngừng của bản thân, luôn trăn trở về phương pháp, chất lượng
giảng dạy của mình.
- Không ngừng nghiên cứu học tập cách cắt ghép phim ảnh để đảm bảo nội dung trình
chiếu phù hợp với đội tượng bài giảng và đối tượng HS
- Bản thân thường xuyên rút kinh nghiệm từ các đồng nghiệp và tự rút nghiệm sau
mỗi tiết dạy.
- Nhờ khâu dặn dò bài sau kĩ (sưu tầm tranh ảnh, truyện kể về nhân vật lịch sử, nhưng
bài thơ của các nhân vật nổi tiếng,…)
- Nhờ những thông tin mới từ sách, báo, đài và đặc biệt là Internet. Những thông tin
này hỗ trợ đắc lực trong việc giảng dạy.
VI. Hiệu quả đạt được:
ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Trong quá trình đổi mới giáo dục hiện nay, việc phát huy tính tích cực học tập của học
sinh nhằm nâng cao chất lượng học tập bộ môn đang là mối quan tâm hàng đầu của các
ngành, các cấp và toàn xã hội. Riêng với bộ môn lịch sử THCS, ngoài việc “bám sát theo
chuẩn kiến thức kĩ năng, khai thác tốt kênh chữ trong sách giáo khoa, khai thác có hiệu quả
kênh hình; tổ chức một số trò chơi trong các tiết dạy đồng thời đẩy mạnh việc ứng dụng
công nghệ thông tin, lồng ghép phim ảnh trong bài dạy, tiết dạy để tạo bầu không khí vui vẻ,
bớt căng thẳng đồng thời giúp học sinh hứng thú trong giờ lịch sử, rèn luyện kĩ năng sử dụng
lược đồ, trình bày diễn biến trận đánh, đặc biệt là phải tập dân cho các em việc tự nhấn thức
đánh giá sự kiện lịch sử, tự nêu trách nhiệm của bản thân,… Có như thế mới phát huy tính
tích cực, chủ động của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng môn lịch sử cấp THCS.
- Hiệu quả đạt được:
+ Sau khi dạy đối chứng, kết quả kiểm tra nắm bắt kiến thức của học sinh ở lớp dạy
thực nghiệm có chất lượng cao hơn lớp dạy bình thường.


+ Nhiều học sinh hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, lớp học sôi nổi.
+ Học sinh hứng thú học hơn, thể hiện sự chú ý theo dõi bài học, theo dõi nội dung
bài.


Năm học 2017 -2018: Học kì I
Các lớp áp dụng sáng kiến

TT

Lớp

Số
HS

Giỏi
(8.010)
SL

TL

Khá
(6.57.9)
SL

TL

TB
(5.06.4)
SL


TL

Trên TB
SL

TL

Yếu
(3.54.9)
SL

TL

Kém
(03.4)
S

TL

17
Chau Thị Khánh Ly

Tổ Sử

Năm học: 2017 - 2018

Dưới
TB
SL


T


Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho HS THCS
L
1
2
3
4

TT

7a3
8a5
8a6
8a7

30
34
34
37

17
27
26
27

Lớp Số
HS


56,67
79,41
76,47
72,97

8
7
8
5

26,67
20,59
23,53
13,51

5

16,67

4

10,81

30
34
34
36

100

100
100
97,3

1

2,7

Giỏi
(8.010)

Các lớp chưa áp dụng sáng kiến
Trên TB
Khá
TB
(6.57.9)
(5.06.4)

Yếu
(3.54.9)

SL

SL

SL

TL

TL


SL

TL

SL

TL

L

TL

1

Kém
(03.4)
S
L

TL

Dưới
TB
SL

1

7a1


38

27

71,05

6

15,79

4

10,53

37

97.37

1

2,63

1

2

7a2

30


17

56,67

9

30

3

10

29

96,67

1

3,33

1

3

8a8

35

17


48,57

13

37,14

4

11,43

34

97,14

1

2,86

1

VII.

2,
7

Mức độ ảnh hưởng:

1. Đối với bản thân:
- Giúp Tôi tự tin hơn trong giảng dạy, đặc biệt là những tiết có sử dụng tranh ảnh, ứng
dụng công nghệ thông tin, lồng ghép phim ảnh đồng thời bầu không khí lớp học nhẹ nhàng

và sôi động hơn thông qua việc tổ chức các trò chơi ở phần củng cố,…
- Thông qua việc đầu tư sưu tầm tài liệu nâng cao được trình độ hiểu biết và bổ sung
những kiến thức chuyên môn.
- Thông qua các tiết sử dụng đồ dùng trực quan, qua cách tổ chức hỏi đáp, xem ảnh
nhận xét, phim tư liệu,…tạo được tình cảm thân thiện giữa thầy và trò.

2. Đối với học sinh:
- Khi sử dụng đồ dung trực quan, tranh ảnh, xem phim tư liệu học sinh sẽ hứng thú
hơn trong suốt quá trình học tập của mình.
- Học sinh tăng cường tìm tòi đoạn phim tư liệu hay, tranh ảnh, hình vẽ từ thư viện,
báo chí, internet,…từ đó học hăng say làm việc, tự tìm tòi kiến thức. Đây cũng chính là
nguyên nhân góp phần làm giảm tỉ lệ học sinh bỏ học.
3 Nguyên nhân thành công:
a. Nguyên nhân khánh quan:
- Nhờ chủ trương, đường lối của Bộ GD & ĐT, Sở GD &ĐT An Giang, Phòng GD &
ĐT Tri Tôn về “đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với việc tăng cường sử dụng đồ dùng
trực quan, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.”
- Sự quan tâm, chỉ đạo kịp thời của Ban Giám Hiệu trong việc kiểm tra, đôn đốc đổi
mới phương pháp dạy học.
- Cơ sở vật chất của trường trang bị khá đầy đủ (màn hình LCD ở các lớp) để đảm
bảo cho việc giảng dạy công nghệ thông tin, lồng ghép phim ảnh trong tiết dạy một cách dễ
dàng
18
Chau Thị Khánh Ly

Tổ Sử

Năm học: 2017 - 2018

T

L
2,
63
3,
33
2,
86


Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho HS THCS

- Được sự giúp đỡ của tổ trưởng hội đồng bộ môn sử, tổ trưởng chuyên môn, các bạn
đồng nghiệp.
- Đa số học sinh đã có thức tự giác hơn trong quá trình học tập của mình, các em luôn
tự tìm tòi, sưu tầm tranh ảnh từ thư viện, báo đài,… từ đó xây dựng tiết học ngày càng tốt
hơn.
b. Nguyên nhân chủ quan:
- Sự phấn đấu không ngừng của bản thân, luôn trăn trở về phương pháp, chất lượng
giảng dạy của mình.
- Không ngừng nghiên cứu học tập cách cắt ghép phim ảnh để đảm bảo nội dung trình
chiếu phù hợp với đội tượng bài giảng và đối tượng HS
- Bản thân thường xuyên rút kinh nghiệm từ các đồng nghiệp và tự rút nghiệm sau
mỗi tiết dạy.
- Nhờ khâu dặn dò bài sau kĩ (sưu tầm tranh ảnh, truyện kể về nhân vật lịch sử,
nhưng bài thơ của các nhân vật nổi tiếng,…)
- Nhờ những thông tin mới từ sách, báo, đài và đặc biệt là Internet. Những thông tin
này hỗ trợ đắc lực trong việc giảng dạy.
4. Tồn tại:
- Một số tranh ảnh dùng để giảng dạy lịch sử 7 thường thiếu hoặc màu mũi tên cũng
khác so với lược đồ trong sách giáo khoa nên việc giảng dạy cũng gặp nhiều khó khăn.

- Hầu hết các tranh ảnh hỗ trợ cho các tiết dạy lịch sử địa phương đều không có nên
việc học sinh tiếp thu bài cũng bị hạn chế.
- Còn một số học sinh là dân tộc khmer chưa rành tiếng việt, ít đọc sách ở thư viện,
việc xem báo đài cũng bị hạn chế từ đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giảng dạy.
VIII. KẾT LUẬN:
1 NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
- Về bản thân sẽ tự học, tìm tòi kiến thức, học hỏi từ các anh chị đồng nghiệp để nâng
cao hơn nữa các tiết dạy, bài dạy của mình thông qua các tiết dự thao giảng, chuyên đề của
tổ chuyên môn tại đơn vị,…
- Cần ghi nhận những vấn đề nảy sinh trong tiết dạy của mình để kịp thời bổ sung,
chỉnh sửa nhằm hoàn thiện hơn cho tiết dạy sau đặc biệt là các tiết ứng dụng công nghệ
thông tin trong giảng dạy thường phát sinh một số vấn đề trong trình chiếu các slide buộc
giáo viên phải chỉnh sửa ngay, hay những nội dung nào chưa phù trong các đoạn phim tiến
hành cắt ghép cho phù hợp.
- Đẩy mạnh hơn nữa việc phân tích các tiết dự giờ để rút ra các ưu - khuyết điểm từ
đó phát huy ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót.
- Tạo được không khí vui vẻ trong tiết dạy, gây được thiện cảm, tình cảm với học
sinh đặc biệt là những học sinh yếu kém để có biện pháp giúp đỡ kịp thời.
- Cần bám sát theo chuẩn kiến thức kĩ năng, giảm tải của bộ ban hành để xác định
mục tiêu, kiến thức trọng tâm của từng bài ; xác định phương pháp giảng dạy từng phần của
bài và phân phối thời gian cho hợp lý ; Sưu tầm tranh ảnh, hình ảnh động hoặc đoạn phim
minh hoạ cho kiến thức và các nguồn tài liệu liên quan, kể cả các bộ môn như văn, địa, giáo
dục công dân, lí, hoá, sinh ....
19
Chau Thị Khánh Ly

Tổ Sử

Năm học: 2017 - 2018



Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho HS THCS

- Giáo viên làm sao phải tạo được bầu không khí “học mà chơi – chơi mà học”
dần dần học sinh sẽ ham thích học môn lịch sử từ đó chất lượng môn lịch sử sẽ được cải
thiện và nâng cao.
2 Ý NGHĨA CỦA SKKN:
Với xu hướng chung hiện nay xã hội ngày càng phát triển, đổi mới và nâng cao chất lượng
giảng dạy, nâng cao chất lượng học tập của học sinh là nhiệm vụ hàng đầu và xuyên suốt
trong quá trình dạy - học. Sáng kiến kinh nghiệm “Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch
sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho học sinh THCS ” đã giải quyết được câu hỏi
lớn đó tạo được bầu không khí vui vẻ, gây hứng thú cho học sinh bằng cách để các em làm
việc nhiều trên lớp như thảo luận nhóm, trình bày diễn biến trận đánh trên lược đồ kết hợp
với việc cho học sinh xem phim tư lệu và cho các em tham gia chơi trò chơi để tất cả các em
học sinh đặc biệt là học yếu kém đều được tham gia xây dựng bài. Vì vậy chất lượng bộ môn
lịch sử ở Trường THCS TT Tri Tôn học kì vừa qua được cải thiện và nâng lên đáng kể.
3 PHẠM VI ÁP DỤNG:
- Nhờ áp dụng sáng kiến này mà chất lượng, hiệu quả tăng lên rõ rệt, nếu được các
GV khác tiếp nhận trong toàn trường, tôi tin rằng chất lượng môn lịch sử chung của trường
sẽ tăng lên đáng kể.
- Nếu sáng kiến này thông qua hội đồng chấm chọn và được áp dụng cho cả huyện
đặc biệt là những trường có tỉ lệ học sinh yếu kém sẽ giúp các trường giảm bớt gánh nặng về
bầu không khí và chất lượng bộ môn lịch sử của huyện nhà cũng được cải thiện .
Trên đây là một số kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy môn lịch sử, hiểu
biết và kinh nghiệm chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự góp ý chân
thành của các bạn đồng nghiệp!
Tôi cam đoan những nội dung báo cáo trên là đúng sự thật.
Xác nhận của đơn vị áp dụng sáng kiến

Người viết sáng kiến


Chau Thị Khánh Ly

20
Chau Thị Khánh Ly

Tổ Sử

Năm học: 2017 - 2018


Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho HS THCS

MỤC LỤC
I.Sơ yếu lý lịch
II. Tên sáng kiến : Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng
thú học môn lịch sử cho học sinh THCS
III. Lĩnh vực áp dụng: giảng dạy
IV. Mục đích yêu cầu của sáng kiến:
1.Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
2.Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến
3. Nội dung sáng kiến
3.1.Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Lồng ghép phim
ảnh trong phần giới thiệu bài
3.2.Tăng cường khai thác, sử sụng đồ dùng dạy học sẵn có và làm mới, lồng
ghép phim ảnh, giai thoại lịch sử để khai thác bài
3.3. Lồng ghép phim ảnh để học sinh tự nêu trách nhiệm của thân đối với việc
bảo vệ di sản, bảo vệ môi trường…….
3.4. Lồng ghép phim ảnh trong phần củng cố bài
V. Mức độ khả thi

VI. Hiệu quả đạt được
VII. Mức độ ảnh hưởng
VIII.Kết luận:
CHÚ THÍCH VIẾT TẮT
THCS TT : Trung học cơ sở thị trấn
THCS: Trung học cơ sở
GV: Giáo viên
HS : Học sinh
GD & ĐT: Giáo dục và đào tạo
Sgk: sách giáo khoa
H23: hình 23
SL: số lượng
TL: tỉ lệ
TB: trung bình
21
Chau Thị Khánh Ly

Tổ Sử

Năm học: 2017 - 2018


Lồng ghép phim ảnh trong dạy học lịch sử nhằm tạo hứng thú học môn lịch sử cho HS THCS

SKKN: sáng kiến kinh nghiệm

22
Chau Thị Khánh Ly

Tổ Sử


Năm học: 2017 - 2018



×