Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Vì sao phải vận dụng các nguyên lý thông tin vào quá trình ra quyết định quản lý kinh tế? Sự vận dụng từng nguyên lý đó được thể hiện cụ thể như thế nào?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.94 KB, 2 trang )

Câu 17
Vì sao phải vận dụng các nguyên lý thông tin vào quá trình ra
quyết định quản lý kinh tế? Sự vận dụng từng nguyên lý đó được thể hiện
cụ thể như thế nào?
-----------------------------Thông tin quản lý kinh tế là những tin tức, sự kiện được nhà quản lý tiếp
nhận, xử lý thành những tin tức, sự kiện có ý nghĩa về mặt quản lý. Quyết định
quản lý là một loại thông tin nên việc ban hành quyết định quản lý phải tuân thủ
các nguyên lý của thông tin. Quản lý kinh tế bao gồm quán lý các hoạt động kinh
tế trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế với các quy mô và phạm vi khác nhau
nhưng có liên quan mật thiết với nhau trong một chỉnh thể thống nhất. Quyết định
quản lý là một loại thông tin nên việc ban hành quyết định quản lý phải tuân thủ
các nguyên lý của thông tin, bao gồm:
Thứ nhất, Nguyên lý hệ thống.
Hệ thống là một nguyên lý của thông tin, thông tin với tư cách là những
phản ánh về sự vật nhất thiết phải mang tính hệ thống. Quản lý kinh tế thực chất là
một quá trình thông tin, việc đảm bảo tính hệ thống của thông tin quản lý kinh tế
đòi hỏi hoạt động quán lý phải bao quát toàn bộ các bộ phận, các khâu, lĩnh vực
của hệ thống kinh tế. Tính hệ thống của thông tin quản lý kinh tế thể hiện ở tính
đầy đủ, toàn diện và độ tin cậy của các quyết định quản lý kinh tế cũng như trong
từng bộ phận của quyết định đó. Thực hiện đảm bảo nguyên tắc này sẽ đảm bảo
tính đồng bộ, tránh sự chồng chéo, trùng lặp trong các quyết định quản lý kinh tế.
Thứ hai, Nguyên lý duy trì trật tự.
Thông tin với tư cách là những phản ánh về sự vật cũng mang tính trật tự,
logic. Trong quản lý kinh tế, việc đảm bảo tính trật tự, tính logic của thông tin quản
lý cũng có nghĩa là đảm bảo tính trật tự, logic của các quyết định quán lý kinh tế,
làm cho các hoạt động kinh tế diễn ra có trình tự, nề nếp, hạn chế được những xáo
trộn, rối loạn không cần thiết. Nhờ đó sẽ duy trì được sự ổn định của tổ chức kinh
tế và là điều kiện quan trọng của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ ba, Nguyên lý về sự hỗn loạn.
Tính trật tự và ổn định của sự vật chỉ mang mang tính tương đối. Trật tự
mới sẽ thay thế trật tự cũ khi sự vận động phát triển đến một mức độ nhất định.


Thông tin với tư cách là những phản ánh về sự vật ở thời điểm đó sẽ trở nên hỗn
loạn.
Với tư cách là một quá trình thông tin, hiệu lực quán lý kém chứng tỏ các
quyết định quản lý cũ không còn phù hợp, cần phải thay đổi trật tự của các quyết
định quản lý kinh tế cho phù hợp với tình hình và xu thế hiện tại. Điều này có thể


dẫn đến sự hỗn loạn nhất định trong quán lý kinh tế nhưng vẫn phải chấp nhận để
thay đổi.
Thư tư, Nguyên lý liên hệ ngược.
Thông tin phản ánh các mối quan hệ xuôi - ngược trong các mối quan hệ
của sự vật. Vì vậy nội dung cũng sẽ mang tính hai chiều. Bên cạnh các quyết định
của chủ thể quản lý kinh tế là những thông tin một chiều, cần phải có những thông
tin ngược là những thông phản biện, thông tin thực hiện các quyết định.
Thực hiện tốt nguyên lý thông tin ngược này cho phép chủ thể quản lý kinh
tế có cơ sở để hình thành các quyết định quản lý sát thực và phù hợp với đối tượng
quản lý. Lắng nghe là một phương pháp hữu hiệu để thu nhận các thông tin phản
hồi nhằm nâng cao chất lượng các quyết định quản lý.
Thứ năm, Nguyên lý đa dạng.
Thông tin phản ánh sự vật, sự vật luôn tồn tại trong mối liên hệ phổ biến
nên thông tin cũng mang tính phổ biến, đa dạng.
Với tư cách là một quá trình thông tin, quán lý kinh tế phải bao gồm nhiều
loại quyết định tác động đồng bộ lên đối tượng. Bởi đối tượng quản lý là cá nhân
và tập thể người lao động nên các quyết định quản lý phải tác động đồng bộ đến lợi
ích, tư tưởng, tình cảm của họ thì mới nâng cao hiệu lực của các quyết định quản
lý. Để được như vậy, ngoài trình độ năng lực, chủ thể quản lý phải có những thẩm
quyền cần thiết và biết giáo dục, vận động đối với đối tượng quán lý.
Nếu thực hiện đảm bảo các nguyên tắc này, các quyết định quán lý kinh tế
khi ban hành sẽ đạt hiểu quả tối đa, hoặc kịp thời có những thay đổi phù hợp với
tình hình thực tế, sự vận động liên tục của nền kinh tế thị trường đang diễn ra.




×