Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

07 tong hop nhung cau hoi can thiet cho nguoi theo thien tong

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (595.17 KB, 36 trang )

TỔNG HỢP NHỮNG CÂU HỎI CẦN
THIẾT CHO NGƯỜI THEO THIỀN TÔNG
LỜI DẶN DÒ VỀ PHẬT GIỚI
I. Đức Thế Tôn dạy về 4 danh hiệu trong Thiền tông
1. Người giác ngộ Yếu chỉ Thiền tông được gọi là Phật tử Thiền tông và kèm theo tên thật của họ
2. Người đạt được Bí mật Thiền tông được gọi là Phật gia Thiền tông và kèm theo tên thật của họ
3. Vị được phong là Thiền tông gia gọi tắt là Thiền gia chỉ nêu chữ lót và tên, còn vị nào không có chữ lót thì phải để
họ và tên
4. Vị được phong là Thiền tông sư gọi tắt là Thiền sư đặt danh hiệu cho họ
II. Đức Thế Tôn dạy: Người sống trong trái đất này bắt buộc phải sống theo quy luật nhân quả luân hồi sức hút điện
từ Âm Dương nơi trái đất. Không người nào thoát ra ngoài quy luật này và phải hiểu như sau:
1. Sắc thân con người có là do Tánh Phật ham muốn có một Kim Thân Phật lớn nên vào dòng tộc con người, mượn
thân và Tánh Người tạo công đức, mang về Phật giới định hình ra một Ngôi Nhà Pháp Thân Thanh Tịnh và một Kim
Thân Phật
2. Sắc thân con người phải luân hồi nơi trái đất và tam giới ít nhất là 50 tỷ năm mới có cơ may trở về Phật giới
Vì sao bị luân hồi lâu như vậy?
Như Lai phân tích:
Tánh Phật muốn mượn thân người tạo công đức trở về Phật giới. Thân người có Tánh Người mà Tánh Người muốn
Tánh Phật ở mãi trong tam giới nên mới lâu như vậy để đi luân hồi các nơi
Vì sao Tánh Người giữ Tánh Phật được lâu?
Vì trong mỗi Tánh Người có 16 thứ Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Tài, Sắc, Danh, Thực, Thùy, Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi,
Ác, Kiến
Tánh Người có 2 cái đặc biệt là Tưởng và Tham. Hai thứ này là cốt lõi dẫn Tánh Phật đi luân hồi mãi trong trái đất
và tam giới
Như Lai nói rõ về cái Tưởng của Tánh Người:
- Con người tưởng trái đất do đấng nào đó tạo ra
- Con người tưởng muốn giàu phải cầu xin đấng này
- Con người tưởng muốn lên trời phải cầu xin đấng nào đó


Nói tóm lại:


Cài tưởng của Tánh Người rất phong phú nên nó dẫn Tánh Phật đi khắp các nơi trong trái đất và tam giới mấy chục
tỷ năm như vậy
Đức Phật nói rõ về cái Tham của Tánh Người
- Con người tham bỏ tiền ra 1 đồng mà muốn thu về bạc trăm
- Con người tham tiền xài ba bốn đời không hết mà vẫn muốn kiếm thêm
- Con người tham nhà có cả trăm cái, đất có cả ngàn mẫu mà cũng muốn mua thêm …
Vì 2 phần này người khôn lanh một chút họ tưởng ra đủ chuyện để lừa người mê muội, còn người mê muội tưởng
thật nên tin. Người khôn và người mê muội này họ tự gieo nhân quả với nhau để đi luân hồi nên mới lâu như vậy
Như Lai dạy:
Người sống nơi trái đất bắt buộc phải sống bằng trí tuệ sáng suốt của mình. Ai nói gì cũng phải suy xét cho thật kỹ
xem coi có đúng hay không. Nếu đúng thì hãy tin, còn không đúng thì đừng có tin, chưa hiểu rõ mà tin thì người
nay mê muội vậy
Như Lai cũng dạy:
Nơi trái đất có 6 đường đi luân hồi do cái tưởng suy nghĩ và hành động của con người tạo ra
1. Mình suy nghĩ làm phước thiện cầu mong đến cõi trời thanh tịnh sinh sống. Cái suy nghĩ và hành động của mình
tự động tạo ra làn sóng nghiệp điện từ Âm Dương ngang bằng với 11 hành tinh ở cõi Trời Vô Sắc nên khi hết duyên
sống nơi trái đất Trung Ấm Thân của mình tự động đưa mình vào 1 trong 11 hành tinh cõi Trời Vô Sắc sinh sống.
Nếu nghiệp phước thiện dương của mình đầy đủ thì sống 100 ngàn năm ở đây so với thời gian ở địa cầu này. Nếu
nghiệp phước thiện dương của mình chỉ 30%, 50%, 70% … thì tuổi thọ tương ứng rồi quay lại dòng tộc làm người
tạo nghiệp khác đi luân hồi nữa
Cõi Trời Vô Sắc không lao động chỉ vui chơi trong thanh tịnh. Muốn an vui thanh tịnh hơn thì phải dụng công ngồi
thiền thì cái an vui thanh tịnh tăng lên 50 đến 100 lần so với bình thường. Cái an vui thanh tịnh này không diễn tả
bằng văn viết của thế giới loài người được
2. Mình suy nghĩ làm phước thiện cầu mong đến cõi Trời Hữu Sắc sinh sống. Cái suy nghĩ và hành động của mình tự
động tạo ra làn sóng nghiệp điện từ Âm Dương ngang bằng với cõi Trời Hữu Sắc nên khi hết duyên sống nơi trái
đất Trung Ấm Thân của mình tự động đưa mình vào cõi Trời Hữu Sắc sinh sống. Nếu nghiệp phước thiện dương
của mình đầy đủ thì sống 10 ngàn năm ở đây so với thời gian ở địa cầu. Nếu nghiệp phước thiện dương của mình
chỉ 30%, 50%, 70% … thì tuổi thọ tương ứng rồi quay lại dòng tộc làm người tạo nghiệp khác đi luân hồi nữa
Cõi Trời Hữu Sắc không lao động chỉ vui chơi trong cảnh rực rỡ
3. Suy nghĩ tạo phước thiện dương cầu mong đến nước Tịnh độ của Đức Phật A Di Đà sinh sống. Khi hết duyên

sống, Trung Ấm Thân của mình tự động đưa mình đến nước Tịnh độ
Nước Tịnh độ có khác với cõi Trời Hữu Sắc như sau:
- Ngày nào cũng đi cúng dường các nơi thờ Phật


- Mỗi tháng có 1 giờ học đạo giác ngộ và giải thoát
Ngoài hai phần trên muốn dạo chơi đâu cũng được tự do
Tuổi thọ ở nước Tịnh Độ cũng 10 ngàn năm so vời địa cầu. Tuổi thọ đủ hay thiếu tùy theo nghiệp phức thiện dương
mình tạo ra ở thế giới loài người
Khi hết nghiệp phước thiện sống ở nước Tịnh độ, trước khi trở lại thế giới loài người. Đức Phật A Di Đà dẫn mình ra
ao sen kiểm thiền
Nếu mình đã giác ngộ và hiểu công thức giải thoát thì Đức Phật A Di Đà chứng nhận cho mình bằng câu
“Hoa khai kiến Phật ngộ vô sanh”. Khi Đức Phật A Di Đà xác nhận mình ngộ thiền, Ngài giữ mình ở nước Tịnh độ khi
nào pháp môn Thiền tông của một vị Phật chuẩn bị được công bố ra. Đức Phật A Di Đà dẫn mình trở lại thế giới loài
người chỗ gần nơi phổ biến pháp môn Thiền tông
Nhờ vậy, mình nghe hai tiếng Thiền tông liền giác ngộ. Nhờ giác ngộ mình tạo công đức mới trở về Phật giới được,
còn chưa giác ngộ tự mình trở lại dòng tộc làm người tiếp
4A. Suy nghĩ làm phước thiện dương, cầu mong đến cõi trời Tứ Thiên Vương sinh sống. Khi hết duyên sống Trung
Ấm Thân tự động đưa mình đến cõi trời Tứ Thiên Vương sinh sống
Cõi trời Tứ Thiên Vương chuyên điều hành các hành tinh trong tam giới
Tuổi thọ trời Tứ Thiên Vương là 1 ngàn năm so với địa cầu. Tuổi thọ đủ hay thiếu là tùy theo nghiệp phước thiện
dương mình đã tạo ra ở thế giới loài người. Khi hết tuổi thọ, Trung Ấm Thân đưa mình trở lại dòng tộc làm người
tiếp tạo nghiệp khác đi luân hồi nữa
Cõi trời Tứ Thiên Vương nằm trong vòng hoàng đạo 2 của tam giới, cường lực rất mạnh nên gọi là cõi Trời Dục
Giới. Nhờ cường lực mạnh nên các vị trời này mới điều hành các hành tinh nơi tam giới được
Cõi trời Tứ Thiên Vương gồm 4 vị chúa trời gồm:
- Chúa trời Tứ Thiên Vương phụ trách phía đông tam giới
- Chúa trời Tứ Thiên Vương phụ trách phía tây tam giới
- Chúa trời Tứ Thiên Vương phụ trách phía bắc tam giới
- Chúa trời Tứ Thiên Vương phụ trách phía nam tam giới

4B. Suy nghĩ làm nghiệp phước thiện dương, cầu mong đến cõi trời Ngọc Hoàng sinh sống. Khi hết duyên sống
Trung Ấm Thân tự động đưa mình đến cõi trời Ngọc Hoàng sống
Cõi trời Ngọc Hoàng sống trong lễ nghi và chuẩn mực nhất trong tam giới
Vị dân trời nào có công thì được thưởng, có lỗi thì bị phạt
Đặc biệt, chúa trời Ngọc Hoàng có dạy nơi cõi trời Ngọc Hoàng sống đời đời
4C. Suy nghĩ làm nghiệp phước thiện dương, cầu mong đến cõi Trời Dục Giới sinh sống. Khi hết duyên sống nơi thế
giới loài người Trung Ấm Thân tự động đưa mình đến cõi Trời Dục Giới sống


Cõi Trời Dục Giới chuyên hưởng thụ chứ không lao động. Tuổi thọ là 1 ngàn năm so với địa cầu, tuổi thọ đủ hay
thiếu là tùy theo nghiệp phước thiện mình tạo ra ở thế giới loài người
Khi hết tuổi thọ, Trung Ấm Thân đưa mình trở lại dòng tộc làm người tiếp, tạo nghiệp đi luân hồi nữa
Cõi Trời Dục Giới nằm trong vòng hoàng đạo 2 của tam giới
5. Có hai nhánh:
A. Hưởng nghiệp phước thiện âm
Làm nghiệp phước thiện âm thật nhiều, lúc nào cũng đứng đầu chỉ huy người khác. Khi hết duyên sống nơi thế giới
này được nghiệp phước âm đưa mình vào loài Thần sinh sống
B. Hưởng nghiệp phước âm làm người giàu sang
- Được người khác kính nể
- Có nhà cửa, ruộng vườn nhiều
- Tiền vàng nhiều vô số
6. Làm loài Ngạ Quỷ chia làm hai nơi
A. Ở trong dòng tộc làm hương hồn, ăn thức ăn trong dòng tộc do nấu bốc mùi ra, được dòng tộc phân bổ làm vợ
chồng, con cháu do nhân quả mình tạo ra
B. Làm loài Cô Hồn
- Sống ngoài dòng tộc
- Sống tự do
- Không theo nhân quả
- Tự lo thức ăn hoặc giành giật thức ăn của người cúng
- Muốn nói hay làm gì tùy ý, miễn làm sao có người khác tin và cúng cho mình ăn là được

- Nhân quả nơi trái đất này không làm gì được loài Cô hồn
Vì sao?
Vì thế giới Cô hồn nằm ngoài vòng nhân quả của trái đất
Đặc biệt: Ở mỗi trái đất có Cô hồn chúa, tức Cô hồn đi bất cứ nơi đâu trên trái đất. Loại Cô hồn này nói gì cũng có
nhiều người nghe và làm theo, muốn xưng gì tùy ý …
C. Làm loài Súc sanh để trả nghiệp sát do mình tạo ra, để làm thức ăn cho các loài khác
D. Làm loài Địa Ngục để trả nghiệp do mình gây trọng tội
E. Làm loài thực vật, căn bản có hai điều quan trọng như sau:


- Không biết giác ngộ và giải thoát là gì mà đi giảng cho người khác nghe
- Bịa ra chuyện linh thiêng và huyền bí
Sau khi chết đi bị làm hoa nấm trả nhân quả và làm thức ăn cho các loài khác
Trái đất luân chuyển được là nhờ điện từ Âm Dương cuốn hút và kéo đi thành ra có luân hồi. Nhờ luân hồi nên tồn
tại được
Trên bề mặt trái đất có lớp đất nhân quả nên con người, vạn vật sống trên trái đất bắt buộc phải sống theo nhân
quả của trái đất, không người nào, động vật nào, thực vật nào sống ngoài quy luật nhân quả của trái đất được
Vì vậy, con người sống nơi trái đất muốn đi đâu thì phải ham muốn thật mãnh liệt thì mới có kết quả

CON ĐƯỜNG TRỞ VỀ PHẬT GIỚI
Có 3 căn bản:
1. Phải có ham muốn thật mãnh liệt
2. Phải có công đức thật nhiều
3. Phải biết công thức trở về Phật giới
Đầu tiên phải hiểu rõ 3 phần sau
Ở trái đất và tam giới có 7 nơi rõ ràng
- Nghiệp phước đức dương sau khi chết được vãng sanh lên các cõi trời hoặc nước Tịnh độ sống
- Nghiệp phước đức âm sau khi chết được làm Thần hoặc người giàu sang nơi trái đất này
- Nghiệp thích ở trong dòng tộc. Sau khi chết để dòng tộc phân bổ đi làm người, để làm vợ chồng, con cháu với
nhau

- Không thích ở trong dòng tộc trả nghiệp vợ chồng, con cháu thì ở ngoài dòng tộc sống tự do, làm loài Cô hồn,
muốn hiện hình, biến tướng nói gì tùy ý, mượn thân xác người mê tín, ngâm thơ, nói kệ gì cũng được mà không sợ
nhân quả
Vì sao?
Vì thế giới Cô hồn là thế giới sống ngoài vòng nhân quả
Vì sao được như vậy?
Vì ở trái đất này, Tánh Phật nào mang thân và Tánh Người suy nghĩ và hành động mới bị nhân quả - loài Cô Hồn
mang thân điện từ. Các loài khác đi hưởng nghiệp hoặc trả nghiệp. Loài Cô Hồn không hưởng nghiệp, cũng không
trả nghiệp nên được tự do, tự tìm cách để có thức ăn
Loài Cô Hồn thích nhất Danh và Thức ăn nên tìm đủ cách để có Danh và Thức ăn


- Thích sát hại các loài sinh vật. Sau khi chết được vào loài Súc Sanh
- Thích gây trọng tội, sau khi chết được vào loài Địa Ngục
- Thích làm thực vật, chỉ dành riêng cho 3 hạng người sau:
+ Tổ sư thiền: Những vị có nhiệm vụ dẫn mạch nguồn Thiền tông. Mình không có nhiệm vụ này mà tự xưng mình là
Tổ sư thiền. Sau khi chết vào làm thực vật để trả nhân quả do mình lạm danh
+ Thiền sư: Những vị thông tất cả 9 pháp môn thiền của Như Lai dạy. Không phải thiền sư mà tự xưng là thiền sư
+ Giảng sư: Những vị thông tất cả:






Nhân sinh vũ trụ
Thiên văn địa lý
Chính trị, kinh tế, văn hóa, ngôn ngữ, xã hội
Hôn nhân, gia đình
Tất cả các ngành nghề như nông, lâm, ngư …


Người nào được vậy mới gọi là giảng sư, còn không có đủ các phần trên, tự xưng là Giảng sư
Nói tóm lại: Trái đất là nơi sinh ra nhân quả, ai tạo ra nghiệp gì thọ nhận quả đó. Đây là quy luật bất di bất dịch của
trái đất
Như Lai cũng dạy: Người tu theo đạo của Như Lai phải dùng Tánh Người đúng thời, đúng lúc không bừa bãi sử
dụng Tánh Người mà mang nghiệp vào thân
Trước khi rõ thông con đường trở về Phật giới thì phải rõ thông các con đường còn luân hồi để chỉ cho người thân
của mình biết 13 con đường luân hồi nơi trái đất và tam giới
Trước khi mình chết từ 1 đến 3 ngày, những hiện tượng sau là điềm báo cho mình biết sẽ luân hồi đi đâu
1. Nhìn thấy màu sáng trong thật sáng báo hiệu người chết sẽ vãng sanh lên cõi Trời Vô Sắc
2. Nhìn thấy 12 màu sắc lung linh rất đẹp báo hiệu người chết sẽ vãng sanh lên cõi Trời Hữu Sắc
3. Nhìn thấy 12 màu sắc thanh tịnh rất đẹp, thường thấy những vị Phật đến rước mình, báo hiệu người chết sẽ
vãng sanh lên nước Cực Lạc
4. Nhìn thấy có 5 màu sắc rất đậm, báo hiệu người chết sẽ vãng sanh lên 1 trong 3 nơi sau:
- Nghe trong người mình rất mạnh, báo hiệu mình vãng sanh lên cõi trời Tứ Thiên Vương
- Nghe trong người mình rất khỏe, báo hiệu mình vãng sanh lên cõi Trời Dục Giới
- Thường thấy các vị Thánh đến rước mình, báo hiệu mình vãng sanh lên cõi trời Ngọc Hoàng
5. Nhìn thấy có 3 màu sắc rất đậm, báo hiệu người chết vãng sanh vào 1 trong 2 nơi:
- Nhìn thấy các vị Thần đến rước mình, báo hiệu mình vào cõi Thần sinh sống
- Nhìn thấy các vị giàu sang đến rước mình, báo hiệu được tái sanh làm người giàu sang


6. Nhìn thấy cha mẹ hay người thân, báo hiệu mình trở lại dòng tộc để đi luân hồi trong dòng tộc
7. Nhìn thấy loài Cô hồn đến rước, báo hiệu vào loài Cô hồn
8. Nhìn thấy các loài Súc sanh, báo hiệu đầu thai vào loài Súc sanh
9. Nhìn thấy màn đen thật tối, báo hiệu vào các tầng Địa ngục
10. Nhìn thấy cây nhiều, báo hiệu đầu thai vào loài thực vật
Người vào làm loài thực vật, khi mình gần chết mà không biết gì một thời gian ngắn hay dài (sống thực vật)
ĐƯỜNG TRỞ VỀ PHẬT GIỚI
1. Khi thân tứ đại của mình gọi là xác thân

2. Xác thân tồn tại được là nhờ điện từ Âm Dương cuốn hút và luân chuyển nên thân tứ đại mới hoạt động được
3. Điện từ Âm Dương chính là vỏ bọc Tánh Người của mình
4. Khi vỏ bọc Tánh Người không còn bao bọc xác thân, vỏ bọc Tánh Người co lại thành Trung Ấm Thân để chuyên
chở những gì Tánh Phật mượn thân và Tánh Người tạo ra
5. Khi theo Thiền tông chỉ tạo công đức, nghiệp phước đức và ác đức không tạo nữa để đường trở về Phật giới
được sáng trưng, không còn thế lực nào ngăn cản được. Quy luật nhân quả ở trái đất chỉ có âm và dương
Âm ở nơi trái đất tùy theo âm nhiều hay ít
Dương ở nơi các cõi trời hay nước Tịnh độ
Công đức là loại không âm không dương tức nó không ở trái đất hay tam giới được, bắt buộc phải thoát ra quy luật
nhân quả luân hồi của trái đất và tam giới để ra thế giới khác là Phật giới
Khi tạo công đức thật nhiều thì tự do rời trái đất nhân quả luân hồi để trở về Phật giới
Lý do được tự do?
Khi Tánh Phật vào thế giới loài người mượn thân và Tánh Người tạo công đức phải có sự đồng ý của vị trưởng dòng
tộc. Vị trưởng dòng tộc đề cử một vị Thần theo giám sát suy nghĩ và hành động của Tánh Phật mượn thân và Tánh
Người
Trưởng dòng tộc quy định như sau:
Tánh Phật nào mượn thân và Tánh Người tạo công đức nhiều, muốn mang công đức trở về thì được tự do trở về,
không cần từ giả trưởng dòng tộc
Vì sao trưởng dòng tộc có quy định này?
Vì Tánh Phật nào có nhiều công đức, trưởng dòng tộc không dám nhìn nên Tánh Phật được tự do trở về Phật giới
Vì nguyên lý này, vị Thần thừa hành cho Tánh Phật được tự do trở về Phật giới


Đường về Phật giới công đức vô lượng
Khi mình chết là đi vào giấc ngủ ngàn thu. Người có công đức thật nhiều trong vòng 5 phút là thức dậy. Khi thức
dậy, thấy mình đang ở trong vòng màu vàng sáng ánh rất trong. Ngoài vòng trong không thấy bóng của vị Thần và
dòng tộc là mình đã được tự do và có một hoa tiêu do một vị Phật tạo ra để dẫn Trung Ấm Thân của mình trở về
Phật giới. Từ lúc này, mình cứ theo hoa tiêu về Trung tâm vận hành luân hồi đầu Hải Triều Dương để trở về Phật
giới
Khi vào Trung tâm vận hành Luân hồi, Trung Ấm Thân mang điện từ Âm Dương tự tan rã, trở về bản chất điện từ

Âm Dương của nó. Tánh Phật trở lại bản chất xưa. Liền khi đó, điện từ Dương của cửa Hải Triều Dương đẩy Tánh
Phật và khối công đức trở về Phật giới
Khi khối công đức vừa vào Phật giới, điện từ Quang trong Phật giới chiếu vào khối công đức liền định hình ra Ngôi
Nhà Pháp Thân Thanh Tịnh. Từ Ngôi Nhà Pháp Thân Thanh Tịnh một Kim Thân Phật được sinh ra. Tánh Phật liền ẩn
vào Kim Thân Phật là mình đã trở thành một vị toàn năng toàn giác hay thành Phật
Đường về Phật giới công đức và phước đức bằng nhau
Trong vòng 30 phút sẽ thức dậy, thấy mình đang ở trong vòng tròn nữa trắng nữa vàng, thấy có vị Thần kề bên
nắm lấy Trung Ấm Thân của mình. Vị Thần hỏi: “Muốn đi hưởng phước dương hay trở về Phật giới”
Muốn trở về Phật giới thì nói quả quyết và dứt khoát thì vị Thần thả mình ra trở về Phật giới. Tuy Thần thả ra
nhưng tránh để loài Cô hồn lừa mình phải thử hoa tiêu 3 lần như sau:
Khi mình vừa rơi là hoa tiêu xuất hiện. Mình có ý niệm dừng lại thì hoa tiêu dừng lại. Đây là đúng hoa tiêu của một
vị Phật (Vị Phật đứng ở xa nhìn thấy mình, hiểu được ý niệm của mình nên hiểu và dừng lại). Còn hoa tiêu của loài
Cô hồn làm thì vẫn cứ đi, không dừng lại (vì Cô hồn đi trước mình nên không biết mình có ý niệm dừng) thì đây là
hoa tiêu giả. Mình phải thử 3 lần cho chắc chắn
Hoa tiêu của vị Phật có màu vàng sáng ánh, còn hoa tiêu giả có màu khác. Mình cứ để một thời gian là hoa tiêu giả
biến mất.
Khi mình không còn thấy vị Thần và dòng tộc là đã được tự do
Đường về Phật giới công đức ít, phước đức nhiều, ác đức cũng nhiều
Trong vòng 8 tiếng sẽ thức dậy. Khi thức dậy thấy vị Thần đứng kế bên, dòng tộc bao xung quanh
Vị Thần nắm cứng mình lại không cho trở về Phật giới, phải ở trái đất để hưởng nghiệp phước đức hoặc trả nghiệp
ác đức
Thời điểm này mình hô to lên một tiếng “Buông”, tức khắc vị Thần buông Trung Ấm Thân của mình ra là mình được
rơi, hoa tiêu liền xuất hiện, mình cũng phải thử 3 lần như nói ở trên


NGƯỜI TU THEO ĐẠO PHẬT THIỀN TÔNG PHẢI NẮM VỮNG CÁC PHẦN DƯỚI ĐÂY ĐỂ TU THEO
KHÔNG SAI GỒM:
Trái đất này có 6 loài sống chung gồm có
1. Loài Thần có 4 nhiệm vụ
- Thần chủ thế giới lập ra 3 đạo gồm đạo Thần, đạo Trời, đạo Tiên để đáp ứng cho loài người thích đạo nào vào đạo

đó tu
- Thần chủ của mỗi quốc gia có một nhiệm vụ: Tiếp nhận 3 đạo do thần chủ thế giới lập ra, đem vào quốc gia mình
để nhân dân ai tin vào đạo nào vào đạo đó tu
- Thần chủ vùng của mổi quốc gia có 2 nhiệm vụ:
+ Cho Tánh Phật vào dòng tộc, mượn thân và Tánh Người tạo công đức, đem về Phật giới để định hình ra ngôi nhà
Pháp Thân Thanh Tịnh và Kim Thân Phật hoặc tạo nghiệp đi luân hồi nơi trái đất và tam giới này
+ Giao nhiệm vụ cho Thần thừa hành theo sát Tánh Phật mượn thân và Tánh Người tạo công đức, cho tự do trở về
Phật giới. Nếu tạo nghiệp thì thực thi nhân quả bằng cách là nắm lấy Trung Ấm Thân ném đi hưởng phước dương ở
các cõi Trời, nghiệp phước đức âm hoặc trả nghiệp thì ở trái đất này bằng cách đầu thai vào các loài ở trái đất này
+ Thần thừa hành ở mỗi quốc gia có 3 nhiệm vụ:




Làm theo sự phân công của Thần chủ vùng
Quản lý Tánh Phật mượn thân và Tánh Người
Thực thi nhân quả như sau:

Nếu Tánh Phật tạo công đức cho mang về Phật giới
Nếu Tánh Phật tạo phước đức dương cho lên các cõi trời và nước Tịnh Độ hưởng sung sướng
Nếu Tánh Phật tạo nghiệp phước đức âm thì làm Thần hoặc người giàu sang ở trái đất này
Nếu Tánh Phật tạo ác đức cho vào 3 loài sau đây trả nhân quả gồm:
- Loài súc sanh trả nghiệp sát hại
- Loài địa ngực trả nghiệp gây trọng tội
- Loài thực vật trả nghiệp lừa gạt người không biết
Nếu Tánh Phật không tạo nghiệp mà thích ở 3 nơi:





Ở trong dòng tộc, tái sanh làm cha mẹ, con cháu với nhau
Ở ngoài dòng tộc làm cô hồn các đảng
Ở mồ mã để 30 Tết con cháu rước về ăn Tết

2. Loài Người có 2 nhiệm vụ
- Cho Tánh Phật mượn thân và Tánh Người


- Sử dụng 16 thứ Tánh Người tạo công đức hay tạo nghiệp
3. Loài Ngạ Quỷ có 2 nhiệm vụ
- Phân loại Trung Ấm Thân ở trong dòng tộc để tái sanh làm người
a. Làm vợ chồng, con cháu với nhau để trả nhân quả nhẹ trong gia đình
b. Không chịu thì ra mồ mã ở. Khi gia đình nấu nướng thì về ngửi, xong rồi lại ra mồ mã ở. 30 tết mới được con
cháu rước về nhà ở, được 3 ngày rồi con cháu tiển ra mồ mã ở lại
- Đưa Trung Ấm Thân ra ngoài đường phố làm Cô hồn các đảng
a. Sử dụng điện từ Âm Dương của Trung Ấm Thân hiện hình tùy ý để người thế gian ai mê tín họ cúng thức ăn
b. Sử dụng điện từ Âm Dương của Trung Ấm Thân làm hiện tượng lạ để người mê tín cúng thức ăn cho mình ăn
c. Muốn có danh to, thức ăn nhiều thì mượn thân người thế gian mê tín tự xưng gì tùy ý, họ lập ra nơi thờ. Người
mê tín tới xem và lạy mình, danh mình nổi như cồn, còn thức ăn thì vô số
4. Loài Súc sanh có 2 nhiệm vụ
- Trả nhân quả khi mang thân người mà gây nghiệp sát hại
- Làm thức ăn cho các loài khác
5. Loài Địa Ngục có 1 nhiệm vụ
Trả nhân quả khi mang thân người gây trọng tội
6. Loài Thực vật có 2 nhiệm vụ
- Trả nhân quả khi mang thân người đi lừa gạt người không biết lấy tiền của họ
- Làm thức ăn cho các loài khác
PHẦN HỎI ĐÁP
1. Tôn giáo có nghĩa là gì?
Tôn là tôn kính

Giáo là lời dạy của các đấng như Ngọc Hoàng, Thượng Đế hoặc Đức Thế Tôn
2. Tín ngưỡng có nghĩa là gì?
Tín là tin
Ngưỡng là ngưỡng mộ
Mình tin hoặc ngưỡng mộ điều gì gọi là tín ngưỡng


3. Đạo Phật có được xếp vào tôn giáo không?
Đúng nghĩa đạo Phật không được xếp vào tôn giáo vì:
Một tôn giáo, đầu tiên phải là Thượng Đế, dưới là người thừa hành Thượng Đế và nhiều người tu theo
Đạo Phật: Đức Phật Thích Ca chỉ là người toàn năng, toàn giác đứng ra dạy 6 pháp môn tu, 5 pháp môn theo nhân
quả luân hồi, có chứng đắc, 1 pháp môn trở về Phật giới
Vì thế đạo Phật không xếp vào tôn giáo mà chỉ xếp vào tổ chức tín ngưỡng thôi
4. Thánh là chỉ cho ai nơi trái đất này?
Thánh có 2 loại:
Con người làm ra hiện tượng lạ
Người đoán được quá khứ, vị lai gọi là thánh tiên tri
5. Thần chỉ cho ai nơi trái đất này?
Thần chỉ cho người có sức mạnh, vì thế nên nói:” Ông đó mạnh như thần”
6. Tiên là chỉ cho ai?
Tiên là chỉ cho người nào đẹp hoặc sướng nên có câu nói: “Cô này đẹp hoặc sướng như tiên”
7. Đạo Trời tu để thành cái gì?
Đạo Trời tu để sau khi chết lên Trời ở
8. Đạo Thần tu để thành cái gì?
Đạo Thần tu để được phong thần, khi chết được thành thần
9. Đạo Tiên tu để thành gì?
Đạo Tiên tu để thành Tiên, ở trái đất này họ sống ở nơi bồng lai tiên cảnh. Nơi nào lớn mới có bồng lai tiên cảnh
như Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nga …
10. Đạo Thánh tu thành gì?
Đạo Thánh tu thành thánh

11. Đạo Phật tu thành gì?
Gốc đạo Phật tu thành Phật nhưng vì Tánh Người có 16 thứ nên Đức Phật phải chia thành 6 pháp môn
12. Tổ Sư Thiền là chỉ danh của người nào?
Tổ Sư Thiền là người đại diện Đức Phật nắm mạch nguồn Thiền tông


13. Thiền sư là vị thầy như thế nào?
Thiền sư có 2 dạng:
Người ngồi thiền được lâu
Người hiểu được pháp môn thứ 6 đạo Phật Thiền tông gọi là Thiền tông sư, giải mã được 9 loại thiền Đức Phật dạy
14. Ngũ nhãn Đức Phật có công dụng như thế nào?
- Dục nhãn là con mắt thịt của con người, ai cũng có
- Thiên nhãn dùng 5 màu sắc của điện từ Âm Dương quan sát được các cõi Trời Dục Giới
- Huệ nhãn dùng điện từ Âm Dương không màu sắc, dùng trong trái đất và tam giới này thấy được cõi vô hình
- Pháp nhãn dùng điện từ Âm Dương 12 màu sắc thấy được cõi Trời Hữu Sắc và nước Tịnh Độ, thấy được sự sinh
diệt trong từng 1/10 giây của nguyên tử cho đến hành tinh
- Phật nhãn dùng điện từ Quang, thấy được hết Càn khôn vũ trụ
Ngày nay, người nào tu cao nhất là chứng được Tha Tam Thông, thấy được cõi Ngạ Quỷ. Các nhà khoa học dùng
viễn vọng kính thấy được các hành tinh, cũng coi như một dạng thiên nhãn nhưng chỉ bằng một khía cạnh nhỏ
Thiên nhãn của Đức Phật
15. Từ bi trong đạo Phật là chỉ cho vị nào?
Chỉ cho người nào tu bủa lòng thương
16. Làm sao công đức bị bôi đen?
Công đức tạo ra do mình chấp ngã như khoe khoang, kể công …
Vào đình, chùa, miếu quỳ lạy, cầu xin (mê tín), chỉ cần cúi đầu xuống là đã bị bôi đen vì điện từ âm vào, che kín khối
công đức tạo được
Quá hung dữ
Khi tạo công đức cứ im lặng mà làm
Người tu theo Thiền tông không lạy bất cứ ai nơi thế giới này.
17. Thiền tông Đức Phật dạy cho đối tượng nào?

Người trí thức
Người muốn trở về Phật giới
Nhà khoa học và vật lý học
18. Người muốn tu giải thoát phải có ý chí như thế nào?
Phải có ý chí mãnh liệt, phải hiểu được 3 phần


Ham muốn trở về Phật giới
Tạo công đức
Biết con đường đi
19. Muốn vãng sanh các cõi Trời phải làm sao?
Có ham muốn
Phước đức phải nhiều, tính theo tiền thế gian phải là 1 tỷ VND trở lên
20. Đạo nào cũng có giáo lý, sao đạo Phật không có?
Giáo lý là những lời chân thật, 5 pháp môn tu theo vật lý chỉ dùng công thức, giáo lý nằm trong pháp môn thứ 6
Thiền tông nhưng không công bố ra được vì bị chống đối dữ dội
Giáo lý nói trắng ra hết sự thật nên có sức công phá rất lớn. Vì vậy, bị chống đối dữ dội
Nếu giáo lý công bố ra, toàn dân Việt Nam hoàn toàn không còn mê tín
9 đời Phật chưa thể công bố giáo lý
Giáo lý được Đức Phật lấy từ nền văn minh không gian nên nếu không công bố được sẽ được trả lại nền văn minh
không gian
Nếu giáo lý được công bố thì mỗi gia đình người Việt Nam phải có một cuốn thì mới được, nếu không làm được,
giáo lý hoàn toàn không thể xuất bản ra
21. Trái đất có mấy đạo chính?
Có 4 đạo chính:
Đạo Trời: đáp ứng cho người thích mơ mộng sống trên Trời
Đạo Tiên: đáp ứng cho người thích sung sướng
Đạo Thánh: đáp ứng cho người thích linh thiêng, huyền bí
Đạo Phật: đáp ứng cho người thích giải thoát
22. Các thời kỳ lập đạo?

Có 3 thời kỳ:
Thời kỳ 1: Khi con người bắt đầu hình thành các bộ lạc. Từ đó, giữa các bộ lạc có sự tranh chấp, đánh nhau nên
Thần chủ thế giới phải mượn thân con người để lập ra đạo Thần, để giảm bớt sự tranh chấp này nên mới có câu
nói: “Ai không nghe lời sẽ bị Thần vặn họng”
Thời kỳ 2: Khi con người bắt đầu hình thành quốc gia. Từ đó, các quốc gia bắt đầu tranh chấp, gây chiến tranh, một
con người toàn năng, toàn giác là Đức Phật phải ra đời để dạy cho loài người biết sự thật và con đường trở về Phật
giới


Thời kỳ 3: Do một vị Thánh mượn thân con người đứng ra lập đạo. Từ đây, con người bước vào giai đoạn văn minh,
phát triển rất nhanh, chiến tranh cũng rất nhiều, tàn khốc hơn, cũng là giai đoạn cuối trước khi trái đất bị hủy diệt
đúng theo quy luật: Thành – Trụ – Hoại – Diệt
23. Chân lý là gì?
Chân là chân thật
Lý là lý luận
Chân lý này chỉ dùng trong quy luật Nhân quả Luân hồi nơi tam giới thôi, không dùng trong đạo Phật
Vì đạo Phật là chỉ ra công thức để vượt ra ngoài quy luật nhân quả luân hồi vật lý Âm Dương
Đạo Phật không dùng chân lý, chỉ sử dụng giáo lý
24. Đạo Phật Thiền tông có làm dân trí Việt Nam lên cao?
Dân trí Việt Nam sẽ lên cao vì giáo lý nói hết sự thật, chỉ rõ cho từng người
25. Đạo Phật Thiền tông có giúp bảo vệ tổ quốc?
Tu theo mê tín khi giặc đến sẽ sợ, còn tu theo Thiền tông không sợ gì hết vì đã giác ngộ, hiểu biết sự thật
Chứng minh: Phật Hoàng Trần Nhân Tông tu theo Thiền tông đã lãnh đạo nhân dân Đại Việt đánh đuổi đạo quân
hùng mạnh nhất thế giới lúc bấy giờ là quân Nguyên – Mông đến 2 lần (cha của vua Trần Nhân Tông đánh lần 1)
26. Vì sao Thiền tông công bố ra ở Việt Nam, không phải ở nước khác?
Câu chuyện này được ghi trong giáo lý như sau:
Năm 24 tuổi (Đức Phật đi tu năm 25 tuổi) Thái tử Tất Đạt Đa từng đến Việt Nam để dự lễ và chọn Việt Nam là nơi
công bố pháp môn Thiền tông. Thái Tử đã gặp vua Hùng Nghị Vương (Hùng Vương thứ 17) năm 568 trước công
nguyên và công chúa Hùng Thúy Loan là Long nữ sau này
Sau khi dự lễ, thái tử Tất Đạt Đa được nhà vua tiếp riêng ở Long Cung (tức Hoàng cung của nước Rồng). Nhà vua

tặng thái tử Tất Đạt Đa một viên ngọc Minh Châu (tức viên ngọc tự phát sáng khi ở trong bóng tối)
Thái tử Tất Đạt Đa nhận viên ngọc và đem tặng cho con gái của nhà vua là công chúa Hùng Thúy Loan mới có 8 tuổi
Thái tử Tất Đạt Đa nói với công chúa: “Tôi tặng viên ngọc này cho Long nữ để sau này Long nữ xóa đi mê tín, dị
đoan cho người dân đất Rồng”
Vì sao Long nữ phải làm việc này?
Vào đời Mạt Pháp trở đi, người dân đất Rồng tin sai sự thật đến 80%. Đến đời này, người dân nước Rồng không
còn chánh tín nữa, họ rất mê tín nên tôi giao viên ngọc Minh Châu lại cho Long nữ để đến ngày đó sử dụng
Khi nào Long nữ đem hạt Minh Châu (Huyền Ký - Giáo Lý đạo Phật Thiền tông) ra sử dụng thì rất nhiều người
không còn mê tín nữa, tróng đó có một số lớn người được trở về Phật giới, còn Long nữ thì có rất nhiều công đức
và cũng trở về Phật giới và thành Phật


Vua Hùng Nghị Vương có kể cho Như Lai nghe về câu chuyện vong tộc nước Rồng như sau:
Khi ông Lạc Long Quân tiếp nhận nước Xích Quỷ từ cha mình và đổi tên thành nước Văn Lang có dặn người dân
như sau:
Trẫm danh là Lạc Long Quân là rồng trên trời xuống đây làm vua nước Xích Quỷ này. Nay Trẫm đổi danh nước Xích
Quỷ thành Văn Lang
Hoàng hậu của Trẫm là Âu Cơ là tiên trên trời xuống làm quốc mẫu nước Văn Lang này
Nước Văn Lang này Trẫm gọi là nước Rồng. Nhân dân trong nước Văn Lang, Trẫm gọi là con rồng, con tiên
Người nam nước Văn Lang, Trẫm gọi là Long nam
Người nữ nước Văn Lang, Trẫm gọi là Long nữ
Sự tích này Như Lai được chính miệng của vua Hùng Nghị Vương kể
Vì vậy, khi Như Lai trao viên Minh Châu cho công chúa Hùng Thúy Loan, Như Lai mới gọi là Long nữ
Còn đầu tiên lập nước Xích Quỷ vô cùng gian khó, Như Lai được vua Hùng Vương thứ 17 kể như sau:
Khi nước Xích Quỷ chỉ là một bộ tộc rất nhỏ nằm phía nam nước Trung Hoa thì dân tộc bộ lạc này gọi là dân Kinh
Dương Vương tức ông Kinh Dương Vương làm trưởng bộ lạc
Thời điểm này, người Trung Hoa đã lập quốc được 2000 năm. Vua Trung Hoa bắt tất cả những bộ lạc nhỏ xung
quanh phải làm 5 việc sau:
- Có ngà voi, nanh cọp hoặc gì quý phải nộp hết cho vua Trung Hoa
- Có con gái đẹp phải mang đến trình diện trước vua Trung Hoa

- Gái nào vua Trung Hoa thích thì ở lại với vua
- Gái nào vua không thích thì phải trình diện với quan của nước Trung Hoa
- Nếu quan không thích thì mới được trở về nước
Ông Kinh Dương Vương là trưởng bộ tộc chịu không nổi sự hà khác của người Trung Hoa nên ông mới đứng ra
tuyên bố như sau:
- Bộ lạc của ta thành lập nước Xích Quỷ tức nước của loài quỷ dữ
- Kẻ nào cướp bóc nước Xích Quỷ thì ta xé xác kẻ thù dù người đó là vua hay quan
Vì lời tuyên bố quá mạnh của Ngài Kinh Dương Vương nên không nước nào dám xâm phạm. Nhờ vậy, nước Xích
Quỷ mới được yên ổn 85 năm từ năm 2879 – 2794 trước công nguyên
Đến năm 2794 Ngài Lạc Long Quân và vợ là bà Âu Cơ nối tiếp nước Xích Quỷ, đổi danh thành Văn Lang và cũng
tuyên bố rất mạnh để cho các nước lân bang, nhất là Trung Hoa sợ không dám xâm phạm
Ngài Lạc Long Quân và vợ là bà Âu Cơ tuyên bố như sau:


Ta là Lạc Long Quân xưng vương là Hùng Hiền Vương tuyên bố:
Ta là rồng trên trời xuống trái đất này quản lý nước Xích Quỷ. Nay, đổi danh nước Xích Quỷ thành nước Văn Lang,
tức nước của người có văn học
Vợ Ta là Âu Cơ cũng là tiên trên trời xuống trái đất này, mang theo 100 chứng rồng, 50 chứng rồng nam, 50 chứng
rồng nữ đem xuống trái đất này để phát triển và giữ gìn nước Văn Lang
Người nam nước Văn Lang mạnh như rồng gọi là Long nam
Người nữ nước Văn Lang đẹp như tiên gọi là Long nữ
Như vậy, danh từ Long nam và Long nữ được sử dụng đến Trẫm là vua Hùng Vương thứ 17
Sự việc Long nữ có câu chuyện như trên

Như Lai cũng kể tục lệ xưa ở nước Ca Tỳ La Vệ như sau:
Đứa trẻ nào khi vừa sinh ra cũng được rước thầy tiên tri xem tướng số. Như Lai cũng không ngoại lệ
Khi Như Lai sinh ra cũng được nhà tiên tri A Tư Đà là giáo sĩ đạo Bà La Môn đến xem tướng và nhà tiên tri A Tư Đà
có tiên đoán như sau:
- Đứa trẻ này lớn lên nếu tiếp quản ngôi vua sẽ trở thành một vị vua vĩ đại
- Nếu đứa trẻ này đi tu sẽ trở thành một vị toàn năng, toàn giác

* Tại sao Đức Phật chưa đi tu đã biết pháp môn Thiền tông?
Đức Phật đã ngộ đạo từ kiếp trước trên cõi Trời Đâu Suất là Thái tử Thường Hộ Minh được Đức Phật cổ Nhiên
Đăng thọ ký sau này sẽ thành Phật Thích Ca
27. Đạo Phật là tinh hoa nhân loại, vậy tinh hoa ở chỗ nào?
Tinh hoa vì đạo Phật giải thích được toàn bộ từ con người, trái đất, tam giới, Càn khôn vũ trụ
Trên trái đất chưa có đạo nào giải thích được mà chỉ đi theo quy luật nhân quả luân hồi của tam giới
Đạo Phật Thiền tông nói một cách thực tế và chứng minh được bẳng khoa học, không mơ hồ
28. Thầy chê Đức Phật không biết chữ có tội không?
Ở thế gian này nói tội là không đúng, con người sống theo nhân quả
29. Soạn giả Nguyễn Nhân chỉ là một người bình thường, sao lại dám chỉnh những vị hòa thượng có danh tiếng,
ai là người đứng sau lưng soạn giả?
Tôi không chống đối ai hết, tôi chỉ nói những điều trong giáo lý nên người nào nói không đúng thì tôi nói sai. Tôi
không có ai chống lưng, tôi dựa vào 4 điều:


- Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam
- Nghị định 162 của Thủ tướng Chính phủ
- Luật Tín ngưỡng số 2 của Quốc hội
- Luật Hình sự số 100 của Quốc hội
30. Những thầy đi lừa người khác, bị đầu thai vào loài thực vật có khổ không?
Hoàn toàn không khổ vì thực vật không cảm xúc. Con người khổ là do tưởng mới khổ, không tưởng không khổ
31. Thần ở đâu nơi trái đất này?
Thần có 4 đẳng cấp:
- Thần chủ thế giới ở đỉnh núi Hy Mã Lạp Sơn
- Thần chủ quốc gia ở đỉnh núi cao nhất nước
- Thần chủ vùng ở đỉnh núi cao nhất vùng
- Thần thừa hành ở vùng đồi núi nhỏ hoặc vùng đồng bằng ở trên ngọn cây cao
32. Cô hồn ở đâu nơi trái đất này?
Cô hồn cũng có 4 cấp:
- Cô hồn Chúa ở giữa núi Hy Mã Lạp Sơn, dưới Thần chủ thế giới

- Cô hồn quốc gia ở núi dưới Thần chủ quốc gia
- Cô hồn vùng ở núi dưới Thần chủ vùng
- Cô hồn thừa hành ở là là trên mặt đất: phá con người, nhập vào người mê tín, hiện hồn nên mới có câu:” Vong
nhập xác”
33. Thiền tông có cầu an không?
Đây là bài kinh cầu an của Thiền tông, đảm bảo an suốt đời
Về lái xe:
Kính lạy tôi đừng lái xe lạng lách
Kính lạy tôi đừng lái xe đánh võng
Kính lạy tôi đừng lái xe lấn tuyến
Kính lạy tôi đừng lái xe chạy ngược chiều
Kính lạy tôi đừng lái xe giành đường vượt ẩu


Kính lạy tôi đừng lái xe vượt tốc độ quy định
Kính lạy tôi lái xe giữ khoảng cách an toàn
Kính lạy tôi lái xe phải làm chủ tốc độ
Kính lạy tôi đừng lái xe khi đã uống rượu bia
Kính lạy tôi tuyệt đối không dùng ma túy
Kính lạy tôi tuyệt đối buồn ngủ không nên lái xe
Về an toàn phạm pháp:
Kính lạy tôi tuyệt đối không suy nghĩ, hành động phạm pháp
Kính lạy tôi tuyệt đối không buôn ma túy
Kính lạy tôi tuyệt đối không tham gia buôn người
Kính lạy tôi tuyệt đối không phá hoại tổ quốc mình
Kính lạy tôi tuyệt đối không nghe kẻ xấu làm bậy
Về thân:
Kính lạy tôi phải mua bảo hiểm y tế
Kính lạy tôi phải đi khám bệnh định kỳ
Kính lạy tôi vừa nghe có bệnh là phải đi khám ngay

Kính lạy tôi đừng uống thuốc không có nguồn gốc
Kính lạy tôi đừng khám bệnh người không phải là thầy thuốc
Về tâm:
Kính lạy tôi đừng mê tín dị đoan
Kính lạy tôi đừng tưởng tượng mù mờ
Kính lạy tôi đừng cầu xin và cúng lạy ai trên trái đất này
Kính lạy tôi đừng đến chỗ linh thiêng
Kính lạy tôi đừng tin chuyện mình không biết rõ
34. Thánh mẫu là chỉ vị nào?
Thánh là hiển linh
Mẫu là mẹ


35. Tại sao Thiền tông không cho tu?
Vì tu là dụng công, phải đi theo quy luật nhân quả luân hồi, không giải thoát được
Thiền tông chỉ học và hành
Học cho đúng, hành cho đúng để về Phật giới
Đức Phật trong 6 năm đầu tu không cạo đầu
Khi Đức Phật đi giảng đạo trong 45 năm đầu (dạy 5 pháp môn theo vật lý) thì cạo đầu
Trong 4 năm cuối Đức Phật dạy pháp môn Thiền tông thì để tóc lại bình thường
Người tu theo quy luật vật lý thì cạo đầu
Người trở về Phật giới không cạo đầu
36. Thường tu theo đạo Phật rất ít tranh luận, sao chùa Tân Diệu lại sẵn sàng tranh luận?
Tu theo Thiền tông là không tranh luận nhưng Đức Phật có dạy: Khi Thiền tông công bố ra bị phản đối rất dữ nên
nếu người nào muốn tranh luận thì phải tuân theo đúng quy tắc để biết ai đúng, ai sai, chứ chùa Tân Diệu đâu
muốn tranh luận
Chùa Tân Diệu không muốn tranh luận nhưng nếu ai muốn thì phải theo quy tắc có chính quyền, luật sư, công
chứng viên và người dân tham gia
37. Pháp môn Thiền tông là khoa học, hãy chứng minh?
Pháp môn Thiền tông giải thích được chi tiết về con người, vạn vật, trái đất, Càn khôn vũ trụ. Nó dẹp đi hiển linh,

mù mờ, huyền bí lâu nay
Thiền tông giải thích được tam giới – hệ mặt trời, không đạo nào giải thích được, thậm chí khoa học hiện nay cũng
mới giải thích được một phần
Những điều Đức Phật nói về vật lý như điện từ Âm Dương, nguyên tử … đã đi trước khoa học rất lâu
Ngay cả nhà vật lý học nổi tiếng Albert Einstein cũng phải công nhận “Đạo Phật là khoa học và trên cả khoa học”
Ngày nay khọc học mới biết đến khái niệm lỗ đen vũ trụ. Pháp môn Thiền tông đã giải thích chi tiết về công dụng
của lỗ đen vũ trụ, cách thức vận hành (do Trời Tứ Thiên Vương điều khiển)
38. Tại sao trong số các Tổ sư Thiền tông có vị cạo đầu, có vị để tóc?
Chỉ có 2 vị để tóc:
Tổ Ma Ha Ca Diếp là người đầu tiên tiếp nhận mạch nguồn Thiền tông
Tổ Bồ Đề Đạt Ma có nhiệm vụ dẫn mạch nguồn Thiền tông sang phương đông - Trung Hoa


39. Ma vương là chỉ ai?
Ma là mờ ám
Vương là vua
Chỉ người mờ ám nhất
40. Mục đích lập ra đạo để làm gì?
Để thỏa mãn cái Tưởng của con người
41. Có bao nhiêu công đức là được về Phật giới?
Khi chết vị thần không đụng đến mình là được về Phật giới. Chỉ cần giúp 3 người và có công đức trong sáng là đủ
42. Điện từ Quang có khác điện từ Âm Dương?
Điện từ Âm Dương là từ điện từ Quang mà ra nhưng khi điện từ Quang vào tam giới bị quay theo tam giới nên mới
sinh ra Âm Dương, mới tạo nhân quả được
Ví dụ: Một ly nước trong là điện từ Quang, khi bỏ ít bụi bẩn vào thì ly nước hết trong, chỗ nào trong nhiều là điện
từ Dương, chỗ nào nào bẩn nhiều là điện từ Âm
43. Khi giúp người, lúc đầu họ theo Thiền tông nhưng sau đó thì bỏ. Vậy, mình có công đức không?
Khi họ hiểu Thiền tông là mình có công đức. Sau đó, họ không theo nữa là do nghiệp của họ, công đức của mình
vẫn còn, không ảnh hưởng
44. Cách tạo công đức trong sáng?

Khi giúp người mình cứ bình thường, nếu họ thích Thiền tông thì mình có công đức, còn không thì thôi, đừng buồn
phiền gì cả
45. Trung tâm vận hành luân hồi nằm ở đâu trong tam giới?
Một tam giới có 5 vòng:
Vòng ngoài cùng ngăn cách tam giới với Phật giới
4 vòng trong chứa 45 hành tinh có sự sống
Tam giới quay nhưng trục giữa tam giới không quay. Đây chính là Trung tâm vận hành luân hồi, bề rộng chỉ bằng
chiếc đũa
Trung tâm vận hành luân hồi có 2 đầu
Hải Triều Âm: hút Phật Tánh vào tam giới
Hải Triều Dương: đẩy Phật tánh có công đức về Phật giới


Thời gian đi từ trái đất đến Trung tâm vận hành luân hồi là 1 tiếng, đi với tốc độ điện từ = 3 lần tốc độ ánh sáng =
900.000 km/s
Trái đất chỉ qua Trung tâm vận hành luân hồi 1 lần/ 1 năm
Phải chờ đến khi trái đất che mặt trời thì mới vào Trung tâm vận hành luân hồi được. Vì ánh sáng mặt trời – lửa
tam muội rất dữ dội, có thể đốt nám Tánh Phật. Nhiệt độ mặt trời là 1 triệu độ, trong khi sức chịu đựng của con
người chỉ khoảng 50 độ
Thời gian trái đất đi qua Trung tâm vận hành luân hồi là khoảng 20 tiếng. Đây là thời điểm an toàn để trở về Phật
giới
Trung Ấm Thân có công đức sau khi thoát ra khỏi trái đất, sẽ được một vị Phật hướng dẫn đến ở tại điểm giao giữa
vòng hoàng đạo 1 và 2, đứng chờ ở đây đến thời điểm an toàn sẽ trở về Phật giới. Điếm giao này không có điện từ
Âm Dương nên không có ma sát khiến Trung Ấm Thân không đói trong khi chờ về Phật giới
46. Tu Thiền tông khi chết nên an táng như thế nào?
Theo Thiền tông có công đức sau khi chết 5 phút là đã thoát ra khỏi xác nên thân xác làm gì cũng được, không quan
trọng cách an táng
47. Tại sao nói Thánh là cô hồn?
Có 2 loại Thánh:
Người xưng này, xưng kia vì Danh và Tiền, không thật mới là cô hồn

Thánh nhân thực sự phải là người có đạo đức thanh cao, có nhiều đóng góp cho xã hội
48. 3 ngày trước khi chết nếu thấy màu vàng sáng ánh thì chắc chắn được trở về Phật giới?
Chỉ người có công đức nhiều mới thấy
Người có công đức ít, chú ý khi mất đừng để loài cô hồn dùng hoa tiêu giả lừa mình
Những người theo Thiền tông chú ý, trước khi mình mất đừng để người đạo khác ngay cả người tu theo 5 pháp
môn vật lý của đạo Phật đến giúp. Vì họ có thể cản trở mình trở về Phật giới, nhắc người nhà để sau khi mình đã
chết thì làm gì tùy ý
49. Các vị Tổ Thiền tông đã giải thoát chưa?
Phải đợi đến khi Huyền Ký được công bố ra thì các Tổ mới về Phật giới vì các Tổ có nhiệm vụ đi theo hổ trợ dòng
Thiền tông
50. Người tu Thiền tông có bị chết bất đắc kỳ tử?
Vẫn bị bình thường, người theo Thiền tông khi làm công đức phải kỹ càng vì rất dễ bị hại. Vì Thiền tông ngay cả loài
người còn không chấp nhận, còn loài Cô hồn thì rất ghét nên sẽ tìm cách phá
Tu Thiền tông chết yểu là do mình tu sai như đến nơi đình, miếu để nói về Thiền tông, nói không đúng chỗ nên bị
loài Cô hồn hại


51. Những người có phước lớn có theo Thiền tông?
Người có phước lớn khó theo Thiền tông vì ngã chấp rất lớn nên đối kỵ với Thiền tông
52. Người theo Thiền tông mà hay quên là tu đúng hay sai?
Người mới tu Thiền tông thì hay quên là đúng
Khi đã thuần thục thì không cần quên vì khi đó mình đã làm chủ được bản thân
53. Có trường hợp công đức bị bôi đen từng phần?
Không, làm sai là bị bôi toàn phần
54. Cái sợ của Tánh Người có ảnh hưởng đến tạo công đức?
Muốn tu Thiền tông phải có gan, nếu sợ khó tạo công đức, có tạo được cũng dễ bị bôi đen
55. Làm sao biết mình có công đức?
Phước đức và ác đức lưu trong tàng thức Tánh Người
Công đức lưu trong Tánh Phật
Khi người có công đức trong sáng thì mình sẽ buông bỏ được những thứ trong vật chất nhiều hơn, ngày càng sáng

suốt, ít sử dụng Tánh Người đi
Tánh Người và Tánh Phật kỵ nhau nên có công đức trong sáng thì chắc chắn sẽ ít dính đến Tánh Người
56. Công đức ít nhưng trong sáng sẽ về Phật giới?
Có công đức ít và sáng, Thần sẽ thả cho mình đi nhưng phải cẩn thận để không bị loài Cô hồn giả Phật hay hoa tiêu
dụ mình, phải thử 3 lần cho chắc. Khi mất hoa tiêu xuất hiện mà màu sắc đổi là chắc chắn giả
Công đức nhiều thì không thấy ai hết, chỉ thấy hoa tiêu vàng sáng trong
57. Tốc độ điện từ Quang có lớn hơn điện từ Âm Dương?
Tốc độ điện từ Quang = 3 x tốc độ điện từ Âm Dương = 9 x tốc độ ánh sáng
58. Chư Thiên trong Thiền tông là chỉ ai?
Chư Thiên không phải chỉ cõi Trời (vì Trời không xuống trái đất được) mà thực chất là Thần Kim Cang, vợ và con của
Thần. Những người này hổ trợ cho pháp môn Thiền tông
59. Tại sao Thiền tông nói sự thật mà ít người chấp nhận?
Con người có 10 tần số:
Người tần số âm thích lạy lục, cầu xin
Người tần số dương thích vui chơi


60. Tại sao có người lúc đầu vào Thiền tông rất tinh tấn nhưng sau đó thì bỏ?
Lúc đầu vào Thiền tông vì cái Tưởng, thích có thần thông. Sau một thời gian thấy Thiền tông không chứng đắc gì
nên chán bỏ
61. Các kinh đại thừa dịch có đúng?
Dịch sai khoảng 80% và dịch sai có mục đích
Ví dụ:
Kinh Tứ Thập Nhị Chương Đức Phật dạy: “Cúng dường 1 vạn Đức Phật không bằng cúng dường 1 vị đạo nhân Vô Tu
Vô Chứng” nhưng không thầy nào dám tìm hiểu vị đạo nhân này là ai
Kinh Kim Cang Đức Phật dạy: “Lấy sắc mà cầu ta, lấy âm thanh cầu ta, người đó hành đạo tà” nhưng tại sao vẫn
cúng tụng, gõ mỏ?
62. Những cặp vợ chồng có con sau khi theo Thiền tông thì đứa trẻ sau này có theo Thiền tông?
Nếu theo Thiền tông sau đó mới có mang thì chắc chắn đứa trẻ sau này sẽ theo Thiền tông vì người mẹ theo Thiền
tông tức tần số dương cao, Trung Ấm Thân dám vào tử cung mẹ, chứng tỏ Trung Ấm Thân này cũng có tần số

dương cao nên sau này sẽ theo Thiền tông
Nếu có thai rồi mới theo Thiền tông thì chỉ chắc 50%, đứa trẻ sau này có thể theo hoặc không
63. Tại sao Tánh Người có 16 thứ?
Đây là quy luật tự nhiên của vật lý, cũng như Tánh Phật được tự nhiên sinh ra trong Phật giới
64. Người có công đức khiến ai sợ?
Loài Thần kính trọng, còn loài Cô hồn sợ
65. Tu Thiền tông có nên giảng?
Thiền tông không giảng, chỉ trả lời
66. Tam giới có điện từ Quang?
Có, điện từ Quang do trời Tứ Thiên Vương làm cho quay thành điện từ Âm Dương
Trong tam giới chỗ không quay là điện từ Quang
67. 5 quyển sách Long nữ giao lại?
- Khai thị Thiền tông
- Đức Phật dạy tu Thiền tông
- Huyền ký của Đức Phật
- Giáo lý đạo Phật Thiền tông


- Đức vua Trần Nhân Tông dạy con cách giữ nước, tín ngưỡng, công thức giải thoát và sự thật nơi thế giới này
68. Có nên xây chùa Thiền tông?
Phải có Tâm – Tài – Lực mới đủ sức xây và quản lý chùa, còn không thì không nên xây, rất dễ chấp ngã
69. Quyển Giáo lý cần cho ai?
Giáo lý cần cho người tu sai hoặc không biết Thiền tông
Người đã hiểu Thiền tông không cần phải đọc giáo lý nữa
70. Tam giới có bị tan rã?
Tam giới không bị tan rã, chỉ hành tinh mới bị tan rã
71. Không được truyền thiền có được trở về Phật giới?
Chỉ cần có công đức trong sáng và biết con đường trở về (lời dặn dò trở về Phật giới) là được về Phật giới
Việc truyền thiền chỉ cần thiết khi Huyền Ký chưa ra đời vì khi Huyền Ký chưa ra đời thì lời dặn dò chưa được công
bố ra

72. Tu Thiền tông có ai giúp mình không?
Khi mình tạo công đức trong sáng thì Thần Kim Cang giúp
Khi công đức bị bôi đen hoặc làm chuyện không đúng thì Thần Kim Cang bỏ đi
73. Ai có khả năng công bố Giáo Lý?
Duy nhất Giáo hội Phật giáo Việt Nam được quyền công bố
74. Từ trái đất về Phật giới là bao xa?
Trung Ấm Thân đi bằng tốc độ điện từ là 900.000 km/giây
Thời gian đi từ trái đất đến Phật giới là 1 giờ = 3.600 giây
Khoảng cách = 900.000 x 3.600 = 3.240.000.000 km
75. Bị trả nhân quả nặng nhất?
Đó là làm loài thực vật vì không biết bao giờ ra
Đức Phật dạy làm thực vật ít nhất cũng vài tỷ năm
76. Thiền tông bị ai chửi nhiều nhất?
Không phải người bình thường mà chính là địa tử của Đức Phật chửi nhiều nhất – những vị tu theo vật lý


* Câu chuyện giữa vua Ba Tư Nặc và Đức Phật trong kinh Hoa Nghiêm về ngộ đạo
Vua Ba Tư Nặc khi 64 tuổi có hỏi Đức Phật:
Con năm nay đã già, Đức Thế Tôn dạy cho con sự thật nơi thế giới này
Đức Phật nói:
Khi ông 3 tuổi và 64 tuổi lúc đi qua sông Hằng có khác gì không?
Vua Ba Tư Nặc trả lời:
Con không thấy khác
Đức Phật hỏi tiếp:
Khi ông 3 tuổi và 64 tuổi có khác không?
Vua Ba Tư Nặc trả lời:
Dạ, có khác
Đức Phật nói:
Cái gì thay đổi là luân hồi
Cái gì không thay đổi là sự thật (Tánh Phật)


77. Đường kính tam giới?
Khoảng cách từ trái đất đến Phật giới là 3,24 tỷ km = ¼ đường kính tam giới
Đường kính tam giới = 3,24 x 4 = 12,96 tỷ km
Đường kính trái đất khoảng 40.075 km
Tốc độ trái đất tự quay quanh mình khoảng 1674,38 km/h
Khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời: 149.600.000 km
* Phi thuyền chỉ đi bằng tốc độ âm thanh = 1235 km/h
Nếu đi với tốc độ âm thanh thì thời gian đi từ trái đất đến mặt trời là 13,8 năm, đến Phật giới là 299 năm nên
không thể đến
78. Tại sao không nên xây chùa hay thất Thiền tông?
Vì rất dễ bị chấp ngã và loài Cô hồn bám theo


×