Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Quản lý nợ xấu tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (agribank)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRỊNH VĂN NAM

QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK)

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

Hà Nội – 2019


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

TRỊNH VĂN NAM

QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK)
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số:60 34 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG ỨNG DỤNG

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS HOÀNG XUÂN HÒA


Hà Nội – 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Những quan điểm đƣợc trình bày trong luận văn là quan điểm cá nhân tác giả,
không nhất thiết thể hiện quan điểm của các nghiên cứu khác. Các số liệu, kết
quả trình bày trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chƣa từng
đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây.
Tác giả luận văn


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
đƣợc sự giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trƣờng.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và sự biết ơn đến TS. Hoàng Xuân Hòa đã
luôn tận tình hƣớng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Tài chính
ngân hàng đã tận tình giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong
quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi cũng chân thành cảm ơn bạn bè, ngƣời thân của tôi hiện đang làm
việc tại Agribank đã nhiệt thành hợp tác trong thời gian tôi thực hiện luận
vănnày.
Tôi đã cố gắng nghiên cứu, tìm tòi để hoàn thiện luận văn. Tuy nhiên
với kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế nên không tránh khỏi sự thiếu sót,
Tôi mong đƣợc các thầy cô đóng góp ý kiến để hoàn thiện hơn nữa luận văn,
đảm bảo mục tiêu luận văn đề ra.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn



MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT ................................................................ i
DANH MỤC SƠ ĐỒI, BIỂU ĐỒ ............................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... iii
LỜI MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.
2.
3.
4.
5.

Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiêncứu ................................................. 1
Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 2
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .......................................................... 3
Kết cấu của luận văn ......................................................................................... 3

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
VỀ NỢ XẤU, QUẢN LÝ NỢ XẤU TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG
MẠI ............................................................................................................................ 4
1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .......................................................... 4
1.1.1 Các nghiên cứu về quản lý nợ xấu trong ngân hàng thƣơng mại. ........... 4
1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý nợ xấu tại Agribank. ........................................ 4
1.1.3 Tính mới của đề tài nghiên cứu. .................................................................. 5
1.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NỢ XẤU VÀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI. ................................................................................ 6
1.2.1 Khái niệm và đặc trƣng của Ngân hàng thƣơng mại. ........................... 6
1.2.2 Khái niệm, đặc điểm về tín dụng ngânhàng. ............................................... 7
1.2.3

Nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại. ........................ 9
1.2.4 Quản lý nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại. ............................................. 14
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ......................................................................................... 26
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ LUẬN
VĂN
….………………………………………………………………………………
…27
2.1 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................................... 27


2.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................. 27
2.1.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu, thông tin ....................................................... 27
2.1.3 Phƣơng pháp xử lý và phân tích số liệu ........................................................ 28
2.2 THIẾT KẾ LUẬN VĂN ................................................................................... 30
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2........................................................................................ 31
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG NỢ XẤU VÀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA
NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT
NAM ........................................................................................................................ 32
3.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN VIỆTNAM ....................................................................................... 32
3.1.1. Quá trình hình thành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ViệtNam ………….. ............................................................................................... 32
3.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn giai đoạn 2016-2018 ........................................................................ 33
3.2. THỰC TRẠNG NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁTTRIỂN NÔNG THÔN VIỆTNAM ................................................................. 38
3.2.1 Thực trạng hoạt động tín dụng của Agribank ................................................. 38
3.2.2 Thực trạng nợ xấu tại Agribank. ............................................................... 42
3.3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG NÔNG
NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆTNAM.......................................... 47

3.3.1 Thực trạng nhận diện, phân loại, đánh giá nợ xấu của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn ViệtNam ................................................................ 47
3.3.2 Thực trạng ngăn ngừa nợ xấu của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn ViệtNam ................................................................................................. 49
3.3.3 Thực trạng xử lý nợ xấu của Agribank trong giai đoạn 2016- 2018 cụ
thể nhƣ sau: ............................................................................................................. 53
3.3.4 Những điểm còn hạn chế và nguyênnhân ...................................................... 61
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ....................................................................................... 65
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NỢ
XẤU CỦA NGÂN HÀNGNÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VIỆT NAMTRONG THỜI GIAN TỚI……………………….67


4.1 ĐỊNH HƢỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ MỤC TIÊU
QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA AGRIBANK TRONG GIAI ĐOẠN 2019 2022. ......................................................................................................................... 67
4.1.1 Định hƣớng hoạt động kinh doanh của Agribank .......................................... 67
4.1.2 Mục tiêu quản lý nợ xấu của Agribank .......................................................... 68
4.2 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NỢ XẤU TẠI AGRIBANK ........................................ 68
4.2.1 Giải pháp phòng ngừa và hạn chế nợ xấu phát sinh ....................................... 68
4.2.2 Giải pháp xử lý nợ xấu ................................................................................... 74
4.3 KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CÁC BAN NGÀNH ................................................. 78
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ....................................................................................... 79
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 81


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
Ký hiệu

STT


Nguyên nghĩa

1

Agribank

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Việt Nam

2

BIDV

Ngân hàng đầu tƣ và phát triển Việt Nam

3

Vietcombank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Ngoại thƣơng Việt
Nam

4

Vietinbank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Công thƣơng Việt
Nam


5

MBbank

Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Quân đội

6

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

7

CLTD

Chất lƣợng tín dụng

8

NHNN

Ngân hàng Nhà nƣớc

9

NH

Ngân hàng


10

QLNX

Quản lý nợ xấu

11

RRTD

Rủi ro tín dụng


DANH MỤC SƠ ĐỒI, BIỂU ĐỒ
STT

Biểu đồ

Nội dung

Trang

1

Sơ đồ 3.1

Mô hình tổng thể tổ chức bộ máy quản lý điều
hành của Agribank

33


2

Biểu đồ 3.2

Tỷ lệ nợ xấu các NHTM năm 2018

43

3

Biểu đồ 3.3

Tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn ngành ngân hàng
2016-2018

43

4

Biểu đồ 3.4

Khái quát mô hình quản lý nợ xấu tín dụng
tại Agribank

51

5

Biểu đồ 3.5


Nợ xấu Agribank giai đoạn 2016-2018

58


DANH MỤC BẢNG BIỂU
STT

Bảng

Nội dung

Trang

1

Bảng 1.1

Bảng xếp hạng phân loại khách hàng, phân loại
nợ của NHTM

16

2

Bảng 3.1

Báo cáo kết quả hoạt độngAgribank 2016-2018


35

3

Bảng 3.2

Kết quả từ hoạt động dịch vụ của Agribank giai
đoạn 2016-2018

37

4

Bảng 3.3

Tốc độ tăng trƣởng tín dụng qua các năm

38

5

Bảng 3.4

Tỷ trọng dƣ nợ cho vay nền kinh tế theo thời hạn

39

6

Bảng 3.5


Tỷ trọng dƣ nợ theo loại tiền tệ

40

7

Bảng 3.6

Tỷ trọng dƣ nợ theo đối tƣợng khách hàng

40

8

Bảng 3.7

Tỷ trọng dƣ nợ theo ngành kinh tế

41

9

Bảng 3.8

Nợ xấu theo thông tƣ 02 tại Agribank giai đoạn
2016-2018

42


10

Bảng 3.9

Nợ xấu phân loại theo tiền

44

11

Bảng 3.10 Nợ xấu phân loại theo thời hạn cho vay

44

12

Bảng 3.11 Nợ xấu phân loại theo đối tƣợng khách hàng

44

13

Bảng 3.12 Nợ xấu phân loại theo khu vực

45

14

Bảng 3.13 Nợ xấu phân loại theo ngành, lĩnh vực kinh tế


45

15

Bảng 3.14

Nợ xấu sau xử lý tại Agribank giai đoạn 20162018

46

16

Bảng 3.15

Phân loại nợ theo xếp hạng tín dụng nội bộ tại
Agribank

48

17

Bảng 3.16 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu xử lý nợ

18

Bảng 3.17

Kết quả thu hồi nợ xấu của Agribank giai đoạn
2016-2018


57

19

Bảng 3.18

Tỷ trọng nợ xấu nội bảng đƣợc xử lý bằng từng
biện pháp tại Agribankgiai đoạn 2016 - 2018

59

20

Bảng 3.19

Tỷ trọng nợ sau xử lý đƣợc xử lý bằng từng biện
pháp tại Agribankgiai đoạn 2016 - 2018

60

53



LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài nghiêncứu
Hoạt động Ngân hàng là một trong những hoạt động trọng tâm của nền kinh
tế, giữ vai trò rất quan trọng. với hoạt động của mình thì các ngân hàng thƣơng mại
đã đóng góp những thành tựu vô cùng lớn vào sự phát triển của kinh tế nhƣ: tạo
nguồn lực để thúc đẩy nền kinh tế, thực hiện cách chính sách của nhà nƣớc; là công

cụ của nhà nƣớc trong vai trò điều tiết nền kinh tế, kiềm chế lạm phát, thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trƣờng thì luôn tiềm ẩn
rủi ro trong kinh doanh đó là điều khó tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động
ngân hàng vì nó gây ra những hậu quả lan rộng đến toàn bộ đời sống kinh tế - chính
trị - xã hội và có thể lan rộng ra khỏi phạm vi cả một quốc gia thậm chí cả khu
vực. Bên cạnh những rủi ro về tỷ giá, lãi suất, ...… rủi ro về nợ xấu đƣợc đánh giá
là nghiêm trọng và cần đƣợc xử lý sớm trong điều kiện nền kinh tế hiện nay.
Hoạt động của các tổ chức tín dụng luôn đi đôi với nợ xấu, đây là một phần
rủi ro phát sinh từ hoạt động ngân hàng. Khi nợ xấu xảy ra thì cũng đồng nghĩa là
lƣợng vốn lớn tƣơng ứng bị đọng lại không quay vòng sản xuất, dòng tiền trong
nền kinh tế cũng từ đó không đƣợc lƣu thông và ngân hàng chịu rủi ro về thanh
khoản, chi phí. Từ những ảnh hƣởng trong ngân hàng sẽ ảnh hƣởng đến điều hành
chính sách tiền tệ, lãi suất, ... của Ngân hàng Nhà nƣớc.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) là
ngân hàng thƣơng mại hàng đầu, giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển
kinh tế ở Việt Nam, đặc biệt là đầu tƣ cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Thời
gian qua, hoạt động kinh doanh của Agribank đã đạt đƣợc những thành tựu đáng
kể. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận thì hoạt động kinh doanh vẫn
luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhƣ nợ xấu vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn, còn có các khoản
nợ chuyển nhóm theo thông báo của CIC, chuyển nhóm theo kết luận của cơ quan
thanh tra, kiểm toán,... có thể tiếp tục phát sinh; ngoài ra tốc độ thu hồi nợ xấu còn
thấp, công tác xử lý tài sản bảo đảm còn chậm. Xuất phát từ tầm quan trọng nêu
trên, tôi đã chọn vấn đề: “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sĩ, nhằm nghiên cứu góp phần
tìm kiếm các giải pháp để Agribank phòng ngừa và giải quyết các khó khăn trong
công tác xử lý nợ xấu, tzừ đó phát triển bền vững hơn trong bối cảnh cạnh tranh
3


mạnh mẽ hiện nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu
1.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở lý luận và thực hiện trong việc quản lý nợ xấu tại Agribank, học
viên đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa quản lý nợ xấu tại Agribank
nhằm đƣa Agribank phát triển một cách vững trãi và hiệu quả, tiến tới một ngân
hàng hiện đại.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá làm rõ hơn một số lý luận cơ bản về rủi ro hoạt động tín dụng
và nợ xấu trong NHTM;
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại
Agribank. Chỉ rõ nguyên nhân của thực trạng và các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu
quả công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu;
- Đề xuất một số giải pháp trong công tác phòng ngừa và xử lý nợ xấu tại
Agribank trong thời gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực hiện việc quản lý nợ xấu tại Agribank .
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Phạm vi không gian: Đề tài đƣợc nghiên cứu tại hệ thống Ngân hàng
Agribank.
3.2.2 Phạm vi thời gian: Căn cứ vào Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày
21/06/2017 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng hiệu lức đến
15/08/2022 và Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/07/2017 Về phê duyệt đề án “
Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020.
Số liệu sử dụng để phân tích đƣợc thu thập trong khoảng thời gian 2016 - 2018.
Các giải pháp đề xuất đến năm 2022 (Thời hạn của nghị quyết 42).
3.2.3 Phạm vi nội dung
- Tập trung phân tích và nhận diện các rủi ro trong công tác tín dụng, phân loại
và phòng ngừa nợ xấu.
- Tập trung nghiên cứu các biện pháp phòng ngừa nợ xấu từ giai đoạn ban đầu

thẩm định khách hàng đến cho vay và giám sát sau cho vay; các biện pháp xử lý
nợ xấu từ biện pháp thông thƣờng nhƣ cơ cấu, chỉnh sửa sai lệch số liệu đến biện
4


pháp tăng cƣờng hơn nhƣ xử lý tài sản bảo đảm, bán nợ và khởi kiện; ...
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Về ý nghĩa khoa học, đề tài góp phần nhận diện các rủi ro trong công tác tín
dụng và các loại nợ xấu tại Ngân hàng thƣơng mại. Bằng việc phân tích các số liệu
một các định lƣợng và áp dụng cả phƣơng áp định tính, từ đó đề xuất một số giải
pháp trên cơ sở những căn cứ đảm bảo tính khoa học.
- Về thực tiễn, nghiên cứu này đƣợc triển khai góp phần giải quyết một thực tế
mà Agribank cũng nhƣ nhiều Ngân hàng thƣơng mại khác đang phải đối mặt, đó
là công tác phòng ngừa trong hoạt động tín dụng và xử lý các khoản nợ xấu đang
gặp rất nhiều khó khăn, giải quyết một cách chậm chạm
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Luận văn gồm 4 chƣơng:
- Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu và Cơ sở lý luận về nợ xấu, quản lý nợ xấu
trong Ngân hàng thƣơng mại
- Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và thiết kế luận văn
- Chƣơng 3: Thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấucủa Agribank
- Chƣơng 4: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu tại Agribank

5


CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NỢ
XẤU, QUẢN LÝ NỢ XẤU TRONG NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1.1 Các nghiên cứu về quản lý nợ xấu trong ngân hàng thƣơng mại.

Với mỗi một hoạt động ngân hàng đều mang lại rủi ro nhất là trong công tác
tín dụng đã đƣợc phổ biến từ lâu ở Việt Nam và cùng với rủi ro tín dụng đó là
công tác xử lý nợ xấu. Đã có một số nghiên cứu, luận văn viết về công tác phòng
ngừa và xử lý nợ xấu nhƣ:
- Luận văn thạc sỹ kinh tế (Năm 2012): “Giải pháp phòng ngừa và xử lý nợ
xấu tại Ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam- Chi nhánh Đà
Nẵng”, của tác giả Lê Thị Hoài Diễm chủ yếu nghiên cứu riêng về thực trạng nợ
xấu tại Vietcombank Chi nhánh Đà Nẵng không đa dạng các loại rủi ro. Luận văn
chƣa đi sâu vào các biện pháp xử lý nợ xấu, giai đoạn này công tác xử lý còn khá
đơn giản; hiện tại Quốc hội và pháp luật đã đẩy mạnh nhiều văn bản pháp luật
cũng nhƣ nghị quyết của Quốc hội nhằm tăng cƣờng công tác xử lý nợ xấu.
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Lan Khanh (Năm 2010) với đề tài: “Quản trị rủi
ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) – Thực trang và giải
pháp”. Luận văn đã đƣa ra các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng, hoạt
động kiểm soát rủi ro tại VIB để từ đó đƣa ra các giải pháp quản trị rủi ro trong
hoạt động tín dụng tại VIB.
- Luận văn thạc sĩ Nguyễn Ngọc Khoa (Năm 2012) với đề tài: “Nâng cao
chất lượng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hà Tĩnh”. Đây
là đề tại trong hệ thống BIDV nói chung và BIDV chi nhánh Hà Tĩnh nói riêng về
đánh giá thực trạng chất lƣợng tín dụng từ đó nêu lên những kết quả đạt đƣợc,
những tồn tại, nguyên nhân . Trên cơ sở đó để đề xuất những giải pháp, kiến nghị
nhằm nâng cao hơn nữa chất lƣợng tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tƣ và
Phát triển Hà Tĩnh
1.1.2 Các nghiên cứu về quản lý nợ xấu tại Agribank.
Luận văn thạc sỹ kinh tế (2015): “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh tỉnh Nghệ An”, của tác giả
Nguyễn Trọng Chƣơng chủ yếu nghiên cứu công tác quản lý nợ xấu tại Agribank
Chi nhánh tỉnh Nghệ An, đây là tỉnh với hoạt động tín dụng chủ yếu phát triển
6



nông nghiệp nông thôn không nhiều hình thức vay pháp nhân nên rủi ro và biện
pháp xử lý nợ xấu chỉ mang yếu tố đặc thù không phổ biến rộng rãi đến toàn bộ
hoạt động tín dụng.
- Đề tài luận văn của Thạc sỹ Đinh Thế Thanh (Năm 2014)với đề tài: "
Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh tỉnh Hà
Nam". Đề tài nghiên cứu vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng tại Agribank CN Hà
Nam qua đó phân tích và đánh giá công tác hoạt động tín dụng nhằm đƣa ra những
giải pháp nâng cao hơn nữa chất lƣơng tín dụng tại Agribank CN Hà Nam.
1.1.3 Tính mới của đề tài nghiên cứu.
Các đề tài về nghiên cứu về chất lƣợng tín dụng ngân hàng đều đƣa ra những
lý thuyết đầy đủ về tín dụng và chất lƣợng tín dụng tại ngân hàng thƣơng mại.
Cùng với đó là xây dựng đƣợc hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng
của ngân hàng thƣơng mại. Các đề tài đã đƣa ra những lý luận thực tế và sâu sắc về
các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng của ngân hàng thƣơng mại. Một số
luận văn, luận án đã xây dựng đƣợc một mô hình định lƣợng về các nhân tố ảnh
hƣởng đến chất lƣợng tín dụng hay mô hình đánh giá xếp hạng tín dụng tại ngân
hàng thƣơng mại để từ đó nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động tín dụng tại
ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên đối với để tài nghiên cứu của mình ngoài kế thừa
những lý luận về lý thuyết, tôi sẽ tập trung đi sâu vào các thực trạng chất lƣợng tín
dụng tại Chi nhánh nhìn dƣới góc độ Ngân hàng để từ đó có cái nhìn tổng thể hơn
về Chất lƣợng tín dụng.
Qua quá trình tìm hiểu và khảo sát tại Agribank đến thời điểm hiện tại tác giả
chƣa thấy đề tài nào nghiên cứu về “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam ” trong giai đoạn hiện nay. Đây là nghiên cứu
đầu tiên về quản lý nợ xấu tại Agribank trong giai đoạn tái cơ cấu Ngân hàng 20162020. Nghiên cứu này sử dụng kết hợp các phƣơng pháp phân tích, nghiên cứu số
liệu cùng với áp dụng thực tế đánh giá công tác phòng ngừa và xử lý nợ tại
Agribank. Trên cơ sở Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về thí điểm xử
lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng hiệu lực đến 15/08/2022 và Quyết định số
1058/QĐ-TTg ngày 19/07/2017 Về phê duyệt đề án “ Cơ cấu lại hệ thống các tổ

chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 và một số nghị quyết liên
quan đến giải quyết tranh chấp về xử lý nợ xấu , nghiên cứu đề xuất những giải
7


pháp mới có tính khả thi nâng cao hơn nữa công tác phòng ngừa tín dụng và xử lý
nợ xấu tại Agribank nói riêng và hệ thống Ngân hàng thƣơng mại nói chung
Nhƣ vậy Luận văn sẽ làm rõ hơn cơ sở lý luận về quản lý nợ xấu; thực tế công
tác quản lý nợ xấu tại Agribank trong giai đoạn 2016-2018 là giai đoạn mà Quốc
hội cũng nhƣ Chính Phủ đã có nhiều biện pháp hỗ trợ hơn nữa trong hoạt động
Ngân hàng nhất là liên quan đến nợ xấu và giải pháp trong thời gian tới để hoàn
thiện công tác quản lý nợ xấu.
1.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NỢ XẤU VÀ QUẢN LÝ NỢ XẤU CỦA
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI.
1.2.1 Khái niệm và đặc trƣng của Ngân hàng thƣơng mại.
Với mỗi cách tiếp cận khác nhau ta có rất nhiều khái niệm khác nhau về ngân
hàng thƣơng mại nhƣ:
- Ở Pháp: Ngân hàng thƣơng mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề
nghiệp thƣờng xuyên nhận tiền bạc của công chúng dƣới hình thức ký thác hoặc
dƣới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đố cho chính họ trong các nghiệp
vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính
- Ở Mỹ: Ngân hàng thƣơng mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung
cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính.
- Ở Việt Nam: Theo quy định tại điều 4, Luật các Tổ chức tín dụng
47/2010/QH12 đƣợc quốc hội khóa XII thông qua ngày 16/06/2010 Ngân hàng là
loại hình tổ chức tín dụng có thể đƣợc thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng
theo quy định của Luật này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại ngân
hàng bao gồm Ngân hàng thƣơng mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác
xã.
+ Ngân hàng thƣơng mại là loại hình ngân hàng đƣợc thực hiện tất cả các hoạt

động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này
nhằm mục tiêu lợi nhuận.
+ Hoạt động Ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thƣờng xuyên một hoặc
một số các nghiệp vụ sau đây: Nhận tiền gửi, cấp tín dụng, Cung ứng dịch cụ thanh
toán qua tài khoản.
Nhƣ vậy ta có thể khái quát chúng theo cách tiếp cận qua chức năng và hoạt
động cơ bản thì Ngân hàng thƣơng mại là loại hình tổ chức kinh doanh trong lĩnh
8


vực tiền tệ với các hoạt động chủ yếu nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ
thanh toán qua tài khoản và các dịch vụ khác nhằm mục tiêu lợi nhuận.
1.2.2 Khái niệm, đặc điểm về tín dụng ngânhàng.
1.2.2.1 Kháiniệm về tín dụng ngân hàng
- Tín dụng hay đƣợc gọi là cho vay thể hiện mối quan hệ giữu một bên là bên
cho vay cung cấp một nguồn tài chính cho một đối tƣợng là bên đi vay trong một
thời gian nhất định. Sau thời gian đó ngƣời đi vay sẽ hoàn trả tài chính cho bên cho
vay và thƣờng kèm theo lãi suất hay một khoản lãi.
- Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín
dụng (TCTD), với các nhà doanh nghiệp và cá nhân (bên đi vay), trong đó các
TCTD chuyển giao tài chính cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định
theo thoả thuận, và bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc và
lãi cho TCTD khi đến hạn thanh toán.
1.2.2.2 Các hình thức cấp tín dụng Ngân hàng
Theo đối tượng cho vay: Về cơ bản, trong các Ngân hàng nhà nƣớc hiện nay
tín dụng đƣợc chia thành 02 mảng chính:
- Tín dụng cá nhân: Cho vay với những khách hàng đối tƣợng là cá nhân, hộ
gia đình với mục đích nhƣ vay mua sắm nội thất gia đình, kinh doanh, du học con
cái, mua đất đai,...
- Tín dụng pháp nhân: Cho vay đối với khách hàng là doanh nghiệp để bổ

sung vốn lƣu động hoặc đầu tƣ mua sắm thiết bị, đầu tƣ dự án...
Theo mục đích sử dụng tiền vay: Căn cứ vào tiêu thức này, ngƣời ta chia tín
dụng ra làm hai loại:
- Tín dụng với mục đích sản xuất và kinh doanh hàng hóa: Là loại tín dụng
dành cho các khách hàng pháp nhânvà các chủ thể kinh doanh khác để đầu tƣ nhà
xƣởng hay bổ sung vốn lƣu động để sản xuất hoặc buôn bán hàng hóa. Nguồn trả
nợ của hoạt động này là từ kết quả hoạt động kinh doanh hoặc thêm khấu hao tài
sản.
- Tín dụng tiêu dùng:Là hình thức tín dụng dành cho khách hàng cá nhân để
đáp ứng nhu cầu tiêu dùng: mua sắm đồ đạc, xây sửa nhà, mua oto,...ở đây nguồn
trả nợ là thu nhập của ngƣời vay đƣợc phân bổ hợp lý.
Với cách phân loại này, Ngân hàng căn cứ vào mục đích vay và nguồn trả nợ
9


để từ đó đánh giá đƣợc mức độ rủi ro để cung cấp vốn cho phù hợp.
Theo thời hạn sử dụng tiền vay: Căn cứ vào tiêu thức này, ngƣời ta chia tín
dụng ra làm các loại:
+ Tín dụng ngắn hạn: Là loại tín dụng có thời hạn không quá một năm và
đƣợc sử dụng để bổ sung vốn lƣu động của doanh nghiệp và phục vụ các nhu cầu
sinh hoạt của các cá nhân.
+ Tín dụng trung hạn: Là loại tín dụng có thời hạn từ một năm đến năm năm
và với mục đích sử dụng thƣờng là để mua sắm tài sản cố định, đầu tƣ và đổi mới
kỹ thuật, mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ, ....
+ Tín dụng dài hạn: Là loại tín dụng có thời hạn trên năm năm, đƣợc sử
dụng để tài trợ cho xây dựng cơ bản, đầu tƣ xây dựng các xí nghiệp mới, các công
trình thuộc cơ sở hạ tầng( đƣờng xá, bến cảng, sân bay... ), cải tiến và mở rộng sản
xuất với quy mô lớn.
Theo điều kiện đảm bảo tiền vay: Căn cứ vào tiêu chí này, tín dụng đƣợc chia
làm hai loại:

- Tín dụng có bảo đảm: Là loại dụng mà bên vay với tài sản bảo đảm nhƣ thế
chấp, cầm cố, hoặc có sự bảo lãnh của ngƣời thứ ba, Ngân hàng sẽ xác định, đánh
giá để cấp vốn. Căn cứ vào các điều kiện của hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế
chấp và các hợp đồng khách Ngân hàng có thể xử lý tài sản của bên vay hoặc bên
bảo lãnh thu hồi nợ khi ngƣời vay không thực hiện hoặc thực hiện không đúng
đƣợc các nghĩa vụ đã đƣợc cam kết.
- Tín dụng không có bảo đảm: Là loại tín dụng mà bên vay không có tài sản
thế chấp. Với mỗi Ngân hàng khác nhau có bộ tiêu chí khác nhau để đánh giá
khách hàng từ đó đƣa ra loại hình cho vay phù hợp.
Theo đối tượng, mục đích tín dụng: Căn cứ vào tiêu chí này, ngƣời ta chia tín
dụng ra làm hai loại:
- Cho vay vốn lƣu động: Đáp ứng mọi nhu cầu vốn lƣu động thƣờng xuyên,
hợp pháp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Đây là hình thức
cấp tín dụng ngắn hạn tối đa 12 tháng.
- Cho vay đầu tƣ dự án hoặc nâng cấp tài sản, máy móc: Là loại tín dụng đƣợc
sử dụng để đầu tƣ mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng
sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và các công trình mới.
10


Các hình thức khác: Ngoài ra tín dụng còn phân theo các nội dung sau
Theo đối tƣợng đƣợc cho vay có:
- Tín dụng cho vay các tổ chức tài chính khác
- Tín dụng cho vay doanh nghiệp nhà nƣớc.
Dựa vào các tiêu chí phân loại trên các nhà phân tích sẽ biết đƣợc kết cấu tín
dụng của từng loại hình từ đó dựa vào tỷ trọng của từng loại tín dụng kết hợp với
các yếu tố nhƣ nguồn vốn Chi nhánh, kinh tế xã hội từ đó đƣa ra những đánh giá,
định hƣớng phát triển trong thời gian tới của Ngân hàng.
1.2.3 Nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thƣơng mại.
1.2.3.1 Khái niệm nợ xấu.

Thực tế, khái niệm nợ xấu không hoàn toàn đồng nhất ở các quốc gia khác nhau.
Quan điểm về nợ xấu khác nhau ở các quốc gia và trong một nền kinh tế dƣới góc
nhìn của các chủ thể khác nhau thì quan điểm về nợ xấu cũng có sự khác biệt.
Cóthểkểđếnmộtsốtrƣờnghợpđiểnhình:
Quan niệm về nợ xấu của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đƣợc đề cập trong tài liệu
“Hƣớng dẫn tính các chỉ số lành mạnh tài chính”: “Nợ xấu là những khoản nợ có
lãihoặc /và gốc quá hạn 90 ngày hoặc trên 90 ngày, các khoản lãi quá hạn 90 ngày
hoặc trên 90 ngày được vốn hóa, tái tài trợ hoặc hoãn trả nợ theo thỏa thuận, hoặc
quá hạn dưới90ngàynhưngcócácdấuhiệukhácchothấyngườivaykhôngcókhảnăngthanh
toán đầy đủ về gốc vàlãi”.
UỷbanBaselvềGiámsátngânhàng(BCBS)khôngđƣarađịnhnghĩacụthểvề nợ xấu.
Tuy nhiên, trong các hƣớng dẫn về các thông lệ chung tại nhiều quốc gia về quản lý
rủi ro tín dụng, BCBS xác định, việc khoản nợ bị coi là không có khả năng hoàn trả
khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra: (i) ngân hàng thấy ngƣời vay
không có khả năng trả nợ đầy đủ khi ngân hàng chƣa thực hiện hành động gì để
gắngthuhồivídụgiảichấpchứngkhoán(nếuđangnắmgiữ)(ii)ngƣờivayđãquáhạn trả nợ
quá 90 ngày. BCBS đặc biệt nhấn mạnh tới khái niệm “mất mát có thể xảy ra trong
tƣơng lai” khi đánh giá một khoản vay. Dựa trên hƣớng dẫn này, nợ xấu sẽ bao
gồmtoànbộcáckhoảnchovayđãquáhạn90ngàyvàcódấuhiệungƣờiđivaykhông trả đƣợc
nợ. Tuy nhiên, một vài quốc gia báo cáo nợ xấu bao gồm các khoản nợ quá hạn 31
ngày quá hạn, hoặc báo cáo các khoản nợ quá hạn 61 ngày đƣợc tính vào danh mục
nợ xấu. Chính vì mốc thời gian quá hạn 90 ngày là một tiêu chí khá phổ biến nhƣng
11


không phải thống nhất hoàn toàn, việc đánh giá và so sánh số liệu nợ xấu giữa
cácquốcgiacầnphảihếtsứcthậntrọngvàđƣợckiểmtrakỹlƣỡngcácquiđịnhcụthể
địnhtínhvàđịnhlƣợngởtừngquốcgia
Theo định nghĩa nợ xấu của Phòng Thống kê – Liên hợp quốc, “Về cơ bản một
khoản nợ đƣợc coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày; hoặc các

khoản lãi chƣa trả từ 90 ngày trở lên đã đƣợc nhập gốc, tái cấp vốn hoặc chậm trả theo
thoả thuận; hoặc các khoản phải thanh toán đã quá hạn dƣới 90 ngày nhƣng có lý do
chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ đƣợc thanh toán đầy đủ”.
* Tại Việt Nam

a. Khái niệm nợ xấu đƣợc đề cập trong Điều 10, điều 11, Thông tƣ số
02/2013/ TT- NHNN ngày 21/1/2013 của NHNN Việt Nam Quy định việc phân loại
tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dựphòng
để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài
(từđâygọitắtlàThôngtƣ02).Cụthể:
 Theo phương pháp định tính
- “Nợ xấu” là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 bao gồm nợ dƣới tiêu
chuẩn,nợnghingờ,nợcókhảnăngmấtvốnquiđịnhtạiĐiều10
củaThôngtƣ02.Tại
Điều10,cáctổchứctíndụngđƣợcyêucầuphânloạinợtheophƣơngphápđịnh
lƣợng,
trongđócáckhoảnnợxấunhóm3,nhóm4,vànhóm5làcáckhoảnnợxấu:
- Nợnhóm3(nợdƣớitiêuchuẩn) baogồm:
+Nợquáhạntừ91ngàyđến 180 ngày;
+ Nợ gia hạn nợ lần đầu;
+ Nợ đƣợc miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ
theo hợp đồng tín dụng;
+ Nợ đang thu hồi theo kết luận thanh tra.
+ Nợ đƣợc phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 10.
- Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:
+ Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dƣới 90 ngày theo thời hạn trả
nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai;
12



+ Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn từ 30 ngày đến
60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;
+ Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhƣng đã quá thời hạn thu hồi đến 60
ngày mà vẫn chƣa thu hồi đƣợc;
+ Nợ đƣợc phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều
này.
- Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:
+ Nợ quá hạn trên 360 ngày;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn
trả nợ đƣợc cơ cấu lại lần đầu;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ đƣợc cơ
cấu lại lần thứ hai;
+ Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chƣa bị quá hạn hoặc đã
quá hạn;
+ Khoản nợ quy định tại điểm c (iv) khoản 1 Điều này quá hạn trên 60 ngày kể
từ ngày có quyết định thu hồi;
+ Nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra nhƣng đã quá thời hạn thu hồi trên 60
ngày mà vẫn chƣa thu hồi đƣợc;
+ Nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc công bố
đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài bị phong tỏa
vốn và tài sản;
+ Nợ đƣợc phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều 10.
- Nợ đƣợc phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn.
- Nợ đƣợc phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn.
- Phân loại cam kết ngoại bảng và khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng.
 Theo phương pháp định lượng
Tại Điều 11, các khoản nợ đƣợc phân loại theo phƣơng pháp định tính và
nợxấuthuộcnhóm3,4,5baogồm

- Cáckhoảnnợdƣớitiêuchuẩn(nhóm3),baogồm:Các
khoảnnợđƣợctổchứctíndụng,chinhánhngânhàngnƣớcngoàiđánhgiálàkhôngcó khả năng
thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này đƣợc tổ chức tín dụng, chi nhánh
ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất. Các cam kết ngoạibảng đƣợc
13


tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là khách hàng không có
khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.
- Nợ nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức tín dụng, chi
nhánh ngân hàng nƣớc ngoàiđánh giá là có khả năng tổn
thấtcao.Cáccamkếtngoạibảngmàkhảnăngkháchhàngkhôngthựchiệncamkếtlàrất cao.
- Nợ nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ đƣợc tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi,
mất vốn bao gồm nợ đƣợc đánh giá là không có khả năng thu hồi gốc và lãi đến khi
đến hạn; nợ nghi ngờ (nhóm 4) bao gồm nợ đƣợc đánh giá là có khả năng tổn thất
cao; và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5), bao gồm nợ đƣợc đánh giá là không còn
khả năng thu hồi, mấtvốn.
b. Khái niệm nợ xấu theo nghị quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội hiệu lực từ
5 năm từ ngày 15/08/2017 quy định tại điều 4 bao gồm:
- Khoản nợ đƣợc hình thành và xác định là nợ xấu trƣớc ngày 15 tháng 8 năm
2017;
- Khoản nợ đƣợc hình thành trƣớc ngày 15 tháng 8 năm 2017 và đƣợc xác
định là nợ xấu trong thời gian Nghị quyết có hiệu lực.
c. Khái niệm nợ xấu theo thông tƣ 09/2017/TT-NHNN của Ngân hàng nhà
nƣớc ngày 14/08/2017 bao gồm là nợ xấu theo:
- Quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc về phân loại tài sản có, mức trích,
phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro
trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, hoặc
- Điều 4 Nghị quyết số 42/2017/QH14.”

1.2.3.2 Tác động của nợ xấu.
a. Đối với khách hàng: cá nhân, pháp nhân vay vốn:
Nợ xấu làm tăng lãi quá hạn dẫn đến tăng chi phí , áp lực trả nợ cho Ngân
hàng đƣợc tăng cao. Thời gian trả nợ không đúng hạn từ đó làm giảm uy tín của
khách hàng đối với Ngân hàng từ đó khiến Ngân hàng không tiếp tục cấp vốn cho
khách hàng nữa. Qua nhiều giai đoan phát triển nóng về tín dụng thì giờ đây Ngân
hàng thận trọng trong quá trình đánh giá uy tín của khách hàng để tránh nợ xấu
phát sinh từ đó gây ra hậu quả ngân hàng có tiền mà không cho vay đƣợc, còn nền
kinh tế thì vẫn tiếp tục khát vốn
14


b. Đối với nền kinh tế
NHTM là một mắt xích quan trọng trong nền kinh tế, do đó nợ xấu của
ngânhàng thƣơng mại ảnh hƣởng rất lớn đến nền kinh tế. Tác động của nợ xấu đối với
nền kinh tế vừa là tác động trực tiếp lên nền kinh tế vừa tác động gián tiếp thông qua
mối quan hệ hữu cơ: ngân hàng - khách hàng - nền kinh tế.
+ Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp trong nền kinh tế khi nợ xấu tăng làm
chi phí tăng cao dẫn đến doanh thu, thu nhập cũng giảm sút ảnh hƣởng đến khả năng
đóng thuế cho nhà nƣớc.
+ Nợ xấu tăng làm cho khách hàng, doanh nghiệp sản xuất gia tăng chi phí,
kinh doanh kém hiệu quả đi cùng với đó là giảm uy tín với ngân hàng nên khả năng
cấp vốn từ ngân hàng sẽ giảm không phát triển đƣợc hoạt động từ đó tác động đến
toàn bộ cả nền kinh tế, tác động tới sự tăng trƣởng và phát
triểnnềnkinhtếdovốnứđọng,sảnxuất,kinhdoanhbịđìnhtrệ.
c. Đối với Ngân hàng.
- Thứ nhất, nợ xấu sẽ làm tăng chi phí hoạt động của các ngân hàng do vậy lợi
nhuận ngân hàng giảm. Chi phí hoạt động của ngân hàng tăng bao gồm kể cả chi phí
dự phòng rủi ro và chi phí hoạt động cho việc thu hồi nợ xấu. Vấn đề nợ xấu đã buộc
các ngân hàng sử dụng một nguồn lực đáng kể cho việc thu hồi và xử lý nợ xấu, nhƣ

trích lập dự phòng, xiết nợ, thanh lý tài sản thế chấp... thay vì dùng những nguồn
nhân lựcvàtàilựcđểcungcấptíndụngvàphục vụ thị trƣờng. Nhữngtài sản hiện hữu đóng
vai trò là những tài sản đảm bảo tại ngân hàng ngày càng bị hƣ hỏng làm giá trị sử
dụng lẫn giá trị của tài sản sẽ bị mất dần theo thời gian. Bên cạnh đó, việc duy trì,
bảo dƣỡng, quản lý, giám sát làm cho NHTM bỏ ra một khoản tiền không nhỏ. Khi
nợ xấu xảy ra khách hàng, doanh nghiệp thƣờng không còn khả năng trả nợ mà
nguồn trả nợ khi đó trông chờ vào tài sản thế chấp, trong đó nhiều tài sản là máy móc
thiết bị, đất đai có tình thanh khoản không cao, giá trị bị giảm sút nhiều do thời gian
xử lý lâu dẫn đến chi phí sử dụng vốn vay ngày càng tăng làm giảm lợi nhuận, khả
năng sinh lợi của ngân hàng.
Thứ hai, nợ xấu sẽ không khai thông đƣợc nguồn vốnđểcho vay. Với tình trạng
nợ xấu gia tăng, không những các ngân hàng tìm mọi cách để không cho các món nợ
tốt (nhóm 1) nhảy nhóm và trở thành nợ quá hạn (nhóm 2) hay trở thành nợ
xấu(nhóm 3 - 5), mà cácngânhàngđều rất cẩnthậncho vay mới do tình trạng tài chính
15


của doanh nghiệp suy giảm, thiếu hay không còn thế chấp và tài sản đảm bảo, hàng
tồn kho tăng cao làm gián đoạn vòng quay vốn và tài sản lƣu động, khó chứng minh
đƣợc nguồn hoàn trảcũng nhƣ tínhkhảthi của nhiều dựán.
Thứ ba, nợ xấu cao có thể đẩy ngân hàng rơi vào tình trạng mất vốn, mất thanh
khoản và mất lòng tin của ngƣời dân. Khi nợ xấu gia tăng thì đồng nghĩa với nguồn
vốn “đầu tƣ” sẽ bị đóng băng, không có khả năng thu hồi. Nguồn vốn cho vay không
cókhả năng thu hồi đƣợc thìkhảnăng thanh toán giảm. Khủng hoảng trong thanh
toánlà nguyên nhân dễ dẫnđếnsựphásảncủacác ngân hàng.Hơn nữa, nợ xấu làm gián
đoạn vòng quay vốn của các ngân hàng: những món nợ khó đòi, nợ nghi ngờ và nợ
có khả năng mất vốn ngăn chặn dòng tiền trở lại với ngân hàng và có thể nhanh
chóng tạo tình trạng mất thanh khoản nếu số nợ xấu tăng cao.
Thứ tƣ,nợxấusẽlàm suy giảm năng lựctài chính củaNHTM,vìthếảnh hƣởng đến
sự ổn địnhcủakhuvựctài chính. Do tỷ lệ nợ xấugia tăng, lợi nhuận củaNHTM vì thế

sẽ bị suy giảm. Điều này sẽảnhhƣởngnghiêm trọng đến năng lựctài chính và khả
năng tồn tại lành mạnh của NHTM, đặc biệt đối với các NHTM nhỏ sẽ rất dễ bị phá
sản. Lợi nhuận không đạt với những khoản nợ khó đòi trong nhiều quí và chính
NHTM cũng trở thành nhữngcon nợ vớinhững khoản nợ khổng lồ và buộcphải đi
đếnkếtcục bị phá sản hay bị thôn tính sáp nhập.
Thứ năm, nợ xấu khiến uy tín của ngân hàng giảm sút. Khi nợ xấu phát sinh sẽ
khiến uy tín của các ngân hàng thƣơng mại giảm sút đối với khách hàng nhƣ việc
chậm trễ trong thanh toán, khả năng thanh toán giảm sút..., đối với cổ đông nhƣ chậm
trễ trong thanh toán cổ tức, cổ tức giảm do thu nhập giảm, hoạt động kinh doanh và
chất lƣợng tín dụng đi xuống... và đối với các đối tác khác nhƣ nhƣ chậm trễ trong
giải ngân các khoản cho vay hợp vốn, các khoản đầu tƣ, chứng khoán... Trong lĩnh
vực ngân hàng, uy tín là vấn đề quan trọng quyết định đến sự sống còn, tồn tại và phát
triển của một ngân hàng. Chính vì vậy, nợ xấu đã ảnh hƣởng đến sự phát triển của
toàn bộ hệ thốngngân hàng
1.2.4 Quản lý nợ xấu của Ngân hàng thƣơng mại.
1.2.4.1 Khái niệm về quản lý nợ xấu.
Quản lý nợ xấu là quá trình nghiên cứu từ đó xây dựng các cơ chế, các chính
sách quản lý và điều tiết hoạt động tín dụng để đảm bảo tăng trƣởng tín dụng luôn
đi đôi với chất lƣợng tín dụng.
16


×