Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Giải pháp khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu dự trữ sinh quyển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3 MB, 134 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
____________

VŨ THỊ HƢƠNG GIANG
GIẢI PHÁP KHAI THÁC TIỀM NĂNG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI
KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ - THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Mã số : 60340103

TP. HCM - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

VŨ THỊ HƢƠNG GIANG
GIẢI PHÁP KHAI THÁC TIỀM NĂNG PHÁT
TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI
KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ - THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Mã số : 60340103
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG

TP. HCM - 2017




CÔNG TRÌNH ĐƢỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG

Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP.HCM
ngày 14 tháng 10 năm 2017.
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS.Nguyễn Phú Tụ

Chủ tịch

2

TS.Trần Văn Thông

Phản biện 1

3

TS.Nguyễn Văn Lƣu


Phản biện 2

4

PGS.TS.Phạm Trung Lƣơng

5

TS.Đoàn Liêng Diễm

Ủy viên
Ủy viên, Thƣ ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã đƣợc
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn


TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày

tháng 01 năm 2017

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên


: VŨ THỊ HƢƠNG GIANG

Giới tính

: NỮ

Ngày, tháng, năm sinh

: 02/8/1984

Nơi sinh

: TP.HCM

Chuyên ngành

: QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH

MSHV

: 1541890008

I- Tên đề tài:
GIẢI PHÁP KHAI THÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI
BỀN VỮNG TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN GIỜ - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
II- Nhiệm vụ và nội dung:
1) Hệ thống hóa các khái niệm và vấn đề lý luận, thực tiễn phát triển du lịch sinh thái tại
Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh.

2) Thu thập thông tin thứ cấp và khảo sát, thu thập thông tin sơ cấp về đối tƣợng nghiên
cứu.
3) Phân tích, đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên phát triển du lịch sinh thái tại Cần
Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh.
4) Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái
bền vững tại Cần Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh.
III- Ngày giao nhiệm vụ

: 10/01/2017

IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ

: 15/7/2017

V- Cán bộ hƣớng dẫn

: TS. NGUYỄN QUYẾT THẮNG

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


i

LỜI CẢM ƠN

Trƣớc hết, cho phép tôi bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc nhất tới các cơ
quan, đơn vị và cá nhân đã trực tiếp giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện
và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Qua đây, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý
Thầy/Cô Trƣờng Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Đào
tạo Sau Đại đã giảng dạy tận tình giúp tôi có đƣợc những kiến thức quý báu
để ứng dụng vào trong công việc chuyên môn của mình. Đặc biệt, là thầy
TS.Nguyễn Quyết Thắng đã trực tiếp hƣớng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ tôi rất
nhiều trong suốt thời gian qua để tôi có thể hoàn thành Luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo và Chuyên viên UBND
huyện Cần Giờ, các Sở, Ban, Ngành tại Thành phố Hồ Chí Minh đặc biệt là
Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao, Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh,
Viện địa lý tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh và các đơn vị, công ty du
lịch, Hƣớng dẫn viên và các khu, điểm du lịch sinh thái tại Cần Giờ đã nhiệt
tình đóng góp ý kiến, cung cấp tài liệu, thông tin và hỗ trợ thu thập số liệu để
tôi hoàn thành Luận văn này.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 8 năm 2017
Học viên thực hiện


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tôi, dƣới sự
hƣớng dẫn khoa học của TS.Nguyễn Quyết Thắng.
Số liệu đƣợc nêu trong luận văn là trung thực, các phân tích đánh giá là
của tôi và chƣa đƣợc công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã
đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã đƣợc ghi rõ
nguồn gốc.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 8 năm 2017
Học viên thực hiện


Vũ Thị Hƣơng Giang


iii

TÓM TẮT
Sự phát triển kinh tế xã hội của bất cứ một quốc gia nào trên thế giới đều
cần phải có các nguồn lực quan trọng nhƣ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên,
điều kiện kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng, hành lang pháp lý... Đặc biệt để
phát triển du lịch sinh thái bền vững cần có nhiều yếu tố nhƣ tài nguyên thiên
nhiên, tài nguyên nhân văn, các cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật, nguồn nhân
lực.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm qua, ngành du lịch đã nổ
lực không ngừng tạo ra các sản phẩm du lịch hấp dẫn mang tính đặc trƣng của
vùng nhằm giới thiệu đến với du khách trong và ngoài nƣớc.
Khu dự trữ Sinh quyển thế giới Cần Giờ là một trong những điểm đến
quan trọng khi đến tham quan và du lịch tại Thành phố. Đƣợc thiên nhiên ban
tặng với nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn, vị trí địa lý vô cùng thuận lợi
để phát triển du lịch sinh thái bền vững.
Tuy nhiên, hoạt động du lịch sinh thái diễn ra nơi đây thực sự chƣa đƣợc
định hƣớng và khai thác hiệu quả, đặc biệt là việc khai thác tiềm năng để
phục vụ cho phát triển du lịch, cụ thể nhƣ: Lƣợng khách, doanh thu và quy
mô đầu tƣ chƣa xứng tầm với tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của địa
phƣơng.
Nhận thấy thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái tại Khu dự trữ
sinh quyển Cần Giờ chƣa có định hƣớng và giải pháp đúng đắn trong việc
khai thác tiềm năng để phục vụ phát triển du lịch sinh thái bền vững. Xuất
phát từ thực tiễn nên tác giả chọn đề tài “Giải pháp khai thác tiềm năng
phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ”

làm luận văn tốt nghiệp trong chƣơng trình cao học Quản trị Dịch vụ Du lịch
và Lữ hành.


iv

Bằng phƣơng pháp định tính với những lý luận cơ bản, luận văn nêu lên
hệ thống lý thuyết liên quan đến khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh
thái bền vững, đánh giá thực trạng khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh
thái bền vững tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Sau đó kiểm chứng lại bằng
phƣơng pháp định lƣợng thông qua việc phát phiếu khảo sát Khách du lịch tại
nơi đây. Sau khi tổng hợp phân tích đánh giá kết quả để đƣa ra những giải
pháp – kiến nghị đúng đắn cho việc khai thác tiềm năng để phục vụ cho việc
phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.


v

ABSTRACT
None of countries in the world has been growing its economy without
fundamental factors like geographical features, environmental conditions,
national security services, administrative laws and regulations, etc. For
developing ecology and sustainable tourism, particularly, requires a large
number of basic elements, such as great natural and man-made resources,
infrastructure investment and human resource.
Ho Chi Minh City is a case in point, over the past few years, tourism
operators have put in considerable efforts in order to provide a wide range of
attractive and typical services, which has brought a large number of domestic
tourists as well as international visitors to Ho Chi Minh City
Can Gio, one of Biosphere Reserves of The World, is also one of major

destinations of majority of journeys to Ho Chi Minh City due to magnificent
landscapes, great natural resources and ideal location which play significant
role in the growth of ecology and sustainable tourism.
However, there are no effectively specific plans which take great
advantages for tourism development in Can Gio. This is shown by slow
increasing in the total of revenue and visitors annually.
On the whole, the current situation of Can Gio’s tourism development
facing the tourism planners is to find stratergic direction to exploit the
potentialities of ecology and sustainable tourism. For the above – mentioned
reasons, I would like to choose the research thesis Solutions to exploiting
and developing ecology and sustainable tourism in Can Gio district which is
regarded as my Master theisis.
With a qualitative analysis as well as fundamental hypotheses, the
research points out general information related to potentially economic


vi

development of Can Gio Tourism and evaluates the current resource
exploitation. Moreover, I also use quantitative analysis which focuses on the
data collected from on-site tourists to ensure the qualitative study is reliable.
As the result of the study, I strongly suggest the effective methods toward to
development of ecology and sustainable tourism in Can Gio District.


vii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... i
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................... ii

ABSTRACT .........................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG.......................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài: ............................................................................................ 1

2. Mục tiêu của đề tài: ........................................................................................................... 2
2.1. Mục tiêu chung: .............................................................................................................. 2
2.2. Mục tiêu cụ thể: .............................................................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .................................................................................... 3
3.1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................................... 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................................... 3
4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu: .......................................................................................... 3
4.1. Tài liệu nước ngoài:........................................................................................................ 4

4.2.Tài liệu trong nước: .................................................................................... 6
5. Điều mới của luận văn:...................................................................................................... 8
6. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................................. 8
6.1. Phương pháp thu thập số liệu:........................................................................................ 8
6.2. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................................... 9

6.2.1. Phương pháp chuyên gia......................................................................... 9
6.2.2. Phương pháp Phân tích – Tổng hợp ..................................................... 10
6.2.3. Phương pháp thống kê mô tả ................................................................ 10
6.2.4. Phương pháp nghiên cứu thực địa ........................................................ 10
7. Kết cấu của luận văn ................................................................................... 10
1.1. Một số vấn đề cơ bản về du lịch sinh thái..................................................................... 11
1.1.1. Khái niệm du lịch sinh thái:....................................................................................... 11
1.1.2. Các đặc trưng của du lịch sinh thái: ......................................................................... 12

1.1.3. Các loại hình du lịch sinh thái: ................................................................................. 13
1.2. Vấn đề khai thác tiềm năng du lịch sinh thái: .............................................................. 15
1.2.1. Các khái niệm về tiềm năng du lịch, tài nguyên thiên nhiên : ................................... 15
1.2.2. Phân loại tài nguyên du lịch, tài nguyên thiên nhiên: ............................................... 16
(Nguồn: tác giả tự nghiên cứu và tổng hợp, 2017).............................................................. 19


viii
1.2.4. Tiềm năng du lịch sinh thái: ...................................................................................... 19
1.2.5.

Đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái: ................................................................... 21

1.3. Phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững: ....................................................... 21
1.3.1. Khái niện và các nguyên tắc phát triển du lịch bền vững: ........................................ 21
1.3.2. Du lịch sinh thái và phát triển bền vững: .................................................................. 23
1.3.2.1. Du lịch sinh thái và phát triển bền vững: ............................................................... 23
1.3.2.2.Ý nghĩa của việc nghiên cứu du lịch sinh thái và phát triển du lịch bền vững:....... 23
1.3.3. Vai trò của phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững:.................................. 23
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững: ............ 25
1.4.1. Yếu tố tài nguyên: ...................................................................................................... 25
Tài nguyên DLST là yếu tố quan trọng trong việc thu hút khách du lịch. ........................... 25
1.4.2. Nhóm yếu tố liên quan đến công tác quản lý, tổ chức du lịch sinh thái: ................... 27
1.4.3. Yếu tố liên quan đến du khách: .................................................................................. 28
1.4.6. Nhóm các yếu tố khác: ............................................................................................... 31

1.5. Kinh nghiệm về khai thác tiềm năng và phát triển du lịch sinh thái bền
vững ở Việt Nam và trên thế giới .................................................................... 31
1.5.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới: ........................................................ 31
- Tại Bali – Indonesia: ......................................................................................................... 31

1.5.2. Nghiên cứu một vài mô hình DLST trong nước:........................................................ 36
1.5.3. Những bài học kinh nghiệm trong khai thác tiềm năng du lịch sinh thái bền vững .. 38
2.1. Khái quát về Cần Giờ ................................................................................................... 42
2.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................................. 42
2.1.2. Lịch sử: ...................................................................................................................... 44
2.1.3. Điều kiện tự nhiên: .................................................................................................... 44
2.1.4. Điều kiện xã hội: ........................................................................................................ 45
2.2. Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững của Cần Giờ..................................... 46
2.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái tự nhiên: ....................................................................... 46
2.2.2. Tài nguyên du lịch sinh thái nhân văn ....................................................................... 50
2.3. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ ................. 54
2.3.1. Thực trạng về khai thác khách tại Cần Giờ: ............................................................. 54
2.3.2. Thực trạng về cơ sở vật chất phục vụ du lịch sinh thái: ............................................ 56

......................................................................................................................... 58
2.4. Thực trạng về nguồn nhân lực tham gia hoạt động Du lịch sinh thái tại Cần Giờ ...... 69
2.5. Thực trạng về công tác tuyên truyền và quảng bá du lịch sinh thái bền vững tại Cần
Giờ ....................................................................................................................................... 73
2.6. Vốn đầu tư ..................................................................................................................... 76
2.7. Đánh giá công tác bảo vệ môi trường và giáo dục cộng đồng ..................................... 80


ix

Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN
DU LỊCH SINH THÁI BỀN VỮNG TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN CẦN
GIỜ .................................................................................................................. 88
3.1. Định hướng phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Cần Giờ: .................................. 88
3.2.Một số giải pháp về khai thác tài nguyên phục vụ cho du lịch sinh thái bền vững ....... 90
3.2.1.Giải pháp về khai thác tài nguyên phục vụ cho du lịch sinh thái bền vững: .............. 90

3.2.2. Giải pháp về cơ sở vật chất phục vụ du lịch sinh thái bền vững: .............................. 91
- Giải pháp về công tác tuyên truyền, vận động: ................................................................. 93
- Giải pháp về công tác xúc tiến, quảng bá: ........................................................................ 93
3.2.7. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch: ................................................................................. 98
3.3. Các mặt công tác khác ................................................................................................ 100
3.3.1. Công tác quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương: ........................................... 100
3.3.2. Công tác đảm bảo môi trường kinh doanh dịch vụ du lịch: .................................... 101

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ: ........................................................................ 102
A.Kết luận: ......................................................................................................................... 102
B.Kiến nghị: ....................................................................................................................... 103
1.Đối với Ủy ban nhân dân thành phố: ............................................................................. 103
2.Đối với các Sở Ban ngành thành phố: ............................................................................ 104

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 105
PHỤ LỤC


x

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BVHTTDL: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
BĐKH: Biến đổi khí hậu
BVMT: Bảo vệ môi trƣờng
CĐDCĐP: Cộng đồng dân cƣ địa phƣơng
CSHT: Cơ sở hạ tầng
CSVCKT: Cơ sở vật chất kỹ thuật
DLST BV: Du lịch sinh thái bền vững
DLST: Du lịch sinh thái
DL: Du lịch

HDV DLST: Hƣớng dẫn viên du lịch sinh thái
KDL: Khách du lịch
RNM CG: Rừng ngập mặn Cần Giờ
SDL: Sở Du lịch
SVHTTDL: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
TCDL: Tổng cục Du lịch
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TNTN: Tài nguyên thiên nhiên
VHĐP: Văn hóa địa phƣơng
VQG: Vƣờn Quốc gia
UBND.TP: Ủy ban nhân dân thành phố
UBND: Ủy ban nhân dân


xi

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.2. Các loại hình du lịch sinh thái .......................................................................... 15
Bảng 1.4. Phân loại tài nguyên thiên nhiên ...................................................................... 18
Bảng 1.5. 3 Vai trò của tài nguyên đối với sự phát triển du lịch sinh thái ...................... 18
Bảng 1.6. 10 Nguyên tắc phát triển du lịch bền vững ....................................................... 22
Bảng 1.7. Một số chính sách phát triển du lịch tại Inđonesia .......................................... 32
Bảng 1.7. 6 chính sách chiến lược TAT phát triển du lịch sinh thái tại Thái Lan.......... 35
Bảng 2.2. Thống kê các vùng nông -lâm-ngư nghiệp tại huyện Cần Giờ............................ 49
Bảng 2.3. Các di tích được công nhận của Cần Giờ ......................................................... 50
Bảng 2.4. Hoạt động của 3 làng nghề đang được khai thác phục vụ .............................. 52
Bảng 2.5. Cảnh quan thiên nhiên đặc trưng của Cần Giờ ............................................... 53
Bảng 2.6. Thống kê lượt khách, chi tiêu và khách quốc tế ............................................... 54
Bảng 2.8. Thống kê số cơ sở phục vụ lưu trú du lịch tại huyện Cần Giờ đến 3/2017 ..... 56
Bảng 2.9. Hướng quy hoạch phát triển cơ sở lưu trú .................................................... 58

Bảng 2.10. Hướng quy hoạch phân loại, xếp hạng cơ sở ................................................. 59
Bảng 2.11. Thống kê cơ sở dịch vụ du lịch tại huyện Cần Giờ ........................................ 60
Bảng 2.12. Những hàng hóa đặc sản được sản xuất tại Cần Giờ .................................... 63
Bảng 2.13. Thống kê các khu, điểm du lịch sinh thái tại Cần Giờ ................................... 64
Bảng 2.15. Thông tin về các loại hình du lịch sinh thái huyện Cần Giờ 2015 ................ 67
Bảng 2.16. Đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật phục vụ .................................... 69
Bảng 2.17. Lao động trực tiếp trong ngành du lịch .......................................................... 70
Bảng 2.19. Nhu cầu nhân lực các nhóm ngành nghề tại TP.HCM ................................. 72
Bảng 2.21. Thống kê các hoạt động quảng bá và xúc tiến du lịch ................................... 74
Bảng 2.23. Nguyên nhân hoạt động quảng bá và xúc tiến ............................................... 75
Bảng 2.24. Một số dự án đầu tư vào phục vụ du lịch trong năm 2017 ............................ 76
Bảng 2.25. Các dự án nhằm thúc đẩy phát triển du lịch Cần Giờ ................................... 78
Bảng 3.1. Nội dung tối thiểu cần triển khai trong giáo dục cộng đồng cho du lịch........ 98


xii

BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Mô hình của Pamela A. Wight về các nguyên tắc và giá trị ............... 4
Bản đồ 2.1.Bản đồ hành chính huyện Cần Giờ ..................................................... 43
Biểu đồ 2.7. Thống kê khách du lịch và doanh thu du lịch ................................... 55
Biểu đồ 2.14.Các dịch vụ cần thiết phục vụ nhu cầu của khách du lịch tại Cần
Giờ ............................................................................................................................. 66
Biểu đồ 2.232 Kênh thông tin du khách.................................................................. 75


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:

Trong khoảng 5 năm trở lại đây, kinh tế gặp nhiều khó khăn kéo dài ở
một số quốc gia và khu vực trên thế giới nhƣng ngành du lịch vẫn phát triển
và ít bị ảnh hƣởng so với các ngành tế tế khác. Theo tổ chức Du lịch Thế giới
(UNWTO năm 2015 lƣợng du khách quốc tế đạt hơn 1 tỷ lƣợt ngƣời, tăng
hơn 4% so với năm trƣớc đó. Lƣợng khách du lịch ra nƣớc ngoài (có nghỉ qua
đêm) tăng hơn 50 triệu lƣợt ngƣời. Năm 2015 cũng là năm thứ sáu liên tiếp
lƣợng khách du lịch quốc tế đạt mức tăng trƣởng hàng năm từ 4% trở lên và
Du lịch quốc tế đã tiến triển đến một tầm cao mới, đóng góp vào tăng trƣởng
kinh tế, tạo việc làm cho nhiều ngƣời ở khắp nơi trên thế giới. Cũng theo
UNWTO dự báo khu vực Châu Á-Thái Bình Dƣơng, Châu Mỹ sẽ tăng mạnh
nhất với mức tăng là 4-5% trong những năm tiếp theo, tiếp đến là Châu Âu
với mức tăng 3,5-4,5%. Trong khi đó, số liệu tƣơng ứng dự kiến của Châu Phi
và Trung Đông đều là 2-5%. Do đó, các quốc gia cần tăng cƣờng chính sách
để thúc đẩy ngành du lịch tiếp tục tăng trƣởng, bao gồm tăng cƣờng tính bền
vững trong hoạt động du lịch (Thu Hƣơng, 2013).
Đối với thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Ban Thƣờng vụ Thành ủy
về phát triển ngành du lịch đã khẳng định “Du lịch là ngành kinh tế có tính
liên ngành liên vùng, là ngành kinh tế tổng hợp, có giá trị kinh tế cao góp
phần thúc đẩy phát triển kinh tế của TP.HCM cụ thể: doanh thu ngành du lịch
thành phố bình quân tăng 16,4%, chiếm khoảng 39% doanh thu du lịch cả
nƣớc, đóng góp 9% vào tăng trƣởng GRDP” (Thành ủy TP.HCM, 2016).
Trong Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 và Quy hoạch tổng thể phát triển vùng Đông Nam bộ đến năm
2020 và tầm nhìn 2030 đã xác định phát triển du lịch bền vững (DLBV) gắn
chặt với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; giữ gìn cảnh
quan, bảo vệ môi trƣờng; bảo đảm an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội


2


và Cần Giờ đƣợc xác định là một trong ba trung tâm không gian du lịch của
TP.HCM.
Có rất nhiều đề tài nghiên cứu đến việc phát triển du lịch về Cần Giờ,
tuy nhiên chủ yếu đƣa ra các vấn đề về chiến lƣợc, sản phẩm và vấn đề môi
trƣờng khi phát triển du lịch, chƣa quan tâm đến việc khai thác các tiềm năng
để phục vụ phát triển du lịch sinh thái bền vững để thu hút khách du lịch.
Hiện nay, Cần Giờ là địa phƣơng có nhiều tiềm năng nhất để phát triển hoạt
động phát triển du lịch sinh thái bền vững của TP.HCM.
Du lịch sinh thái bền vững mang lại nguồn kinh tế to lớn, tạo cơ hội
việc làm và nâng cao thu nhập cho quốc gia cũng nhƣ cộng đồng ngƣời dân
địa phƣơng và góp phần bảo vệ môi trƣờng sinh thái, bảo tồn nguồn tài
nguyên thiên nhiên và văn hóa cộng đồng.
Tuy nhiên việc khai thác tiềm năng vào phục vụ du lịch tại Cần Giờ
chƣa đạt hiệu quả cao do nhiều nguyên nhân nhƣ quy mô đầu tƣ chƣa tƣơng
xứng với tiềm năng; quy hoạch chƣa đồng bộ; đội ngũ quản lý chƣa nhận thức
đầy đủ về DLST, công tác tổ chức quản lý tại các điểm tài nguyên còn yếu
kém, ngƣời dân địa phƣơng chƣa nhận thức tầm quan trọng của mình trong
hoạt động DLST tại địa phƣơng (UBND huyện Cần Giờ, 2016).
Vấn đề đặt ra là thực trạng khai thác tiềm năng du lịch sinh thái tại Cần
Giờ chƣa đi đúng hƣớng và cần có giải pháp đúng đắn trong việc khai thác
tiềm năng để phục vụ phát triển DLSTBV tại đây. Đề tài “Giải pháp khai
thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Khu dự trữ sinh
quyển Cần Giờ” đƣợc tác giả nghiên cứu xuất phát từ thực tiễn trên, nhằm
góp phần vào công tác nâng cao và phát triển DLSTBV tại Cần Giờ. Tuy
nhiên, luận văn chỉ giới hạn trong việc đánh giá và phân tích thực trạng khai
thác du lịch sinh thái tại đây qua đó đƣa ra giải pháp thiết thực.
2. Mục tiêu của đề tài:
2.1. Mục tiêu chung:



3

Đƣa ra các giải pháp thiết thực để phát triển DLSTBV tại Khu dự trữ
sinh quyển Cần Giờ.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
-Hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến khai thác tiềm năng phát
triển du lịch sinh thái bền vững.
-Đánh giá thực trạng khai thác du lịch sinh thái tại Khu dự trữ sinh
quyển Cần Giờ.
-Đề xuất định hƣớng và một số giải pháp khai thác tiềm năng phát triển
DLSTBV tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu:
- Đề tài nghiên cứu tiềm năng để phát triển hoạt động DLSTBV tại Khu
dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Từ đó đề xuất ra những giải pháp thiết thực để
phát triển hoạt động DLSTBV tại địa bàn nghiên cứu.
- Các chủ thể tham gia vào công tác quản lý, khai thác tài nguyên, phát
triển hoạt động DLST gồm cơ quan quản lý nhà nƣớc, doanh nghiệp du lịch,
cộng đồng dân cƣ địa phƣơng và khách du lịch đến với Cần Giờ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
*Về không gian:
Phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn trên địa bàn huyện Cần Giờ
thuộc TP.HCM mà cụ thể hơn là Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
*Về thời gian:
Nhóm nghiên cứu thu thập các tài liệu thứ cấp và sơ cấp về tiềm năng
và thực trạng phát triển DLST trong giai đoạn 2012 – 2016 và một số tài liệu
sơ cấp đƣợc thu thập từ tháng 4 năm 2017 đến tháng 7 năm 2017.
Các nội dung định hƣớng và một số giải pháp phát triển du lịch sinh
thái tại Cần Giờ đƣợc đề xuất cho giai đoạn đến năm 2025.
4. Tổng quan tài liệu nghiên cứu:



4

4.1. Tài liệu nƣớc ngoài:
- Đã có nhiều công trình nghiên cứu về du lịch sinh thái theo hƣớng bền
vững trên thế giới. Một số nghiên cứu có thể kể đến nhƣ:
Trong nghiên cứu: "Du lịch sinh thái - cân bằng các mục tiêu kinh tế,
môi trường và xã hội trong khuôn khổ đạo đức" Pamela A. Wight (1997) đã
đƣa ra những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng phát triển DLST bền vững,
trong đó 3 nhóm mục tiêu về kinh tế, xã hội, môi trƣờng đƣợc coi là có tầm
quan trọng nhƣ nhau, phải đƣợc giải quyết một cách cân đối để đạt đƣợc sự
phát triển bền vững, bao gồm: Kinh tế cộng đồng; Bảo tồn hợp lý; Kết hợp
kinh tế với môi trường.
Các mục tiêu xã hội

- Lợi ích cộng đồng
- Sự tham gia KHH,
giáo dục và việc
làm

Bảo tồn một
cách hợp lý

Các mục tiêu kinh tế

- Lợi ích kinh tế của
người dân
- Lợi ích của doanh
nghiệp của các ngành


- Không làm cạn kiệt
nguồn lực
- Thừa nhận giá trị
nguồn tài nguyên

Kết hợp kinh tế
với môi
trường

DLST
bền vững

Các mục tiêu môi trường

Biểu đồ 1.1. Mô hình của Pamela A. Wight về các nguyên tắc và giá trị
du lịch sinh thái bền vững

Trong nghiên cứu của Hill (2011) “Du lịch sinh thái ở khu vực Amazon
Peru sự kết hợp giữa du lịch, bảo tồn và phát triển cộng đồng”: đã đề xuất một
số nguyên tắc chủ yếu nhằm đạt đƣợc thành công trong quá trình phát triển du
lịch sinh thái bền vững ở khu vực rừng nhiệt đới. Cụ thể, những nguyên tắc
đó là tạo điều kiện cho cộng đồng tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái,
trao đổi nhận thức giữa cộng đồng và ngƣời điều hành tour du lịch, đồng quản
lý tài nguyên rừng, kết hợp đào tạo và du lịch, giảm thiểu ảnh hƣởng của hoạt


5

động du lịch tới môi trƣờng và hệ sinh thái. Nghiên cứu này nhấn mạnh mối

quan hệ giữa du lịch sinh thái, bảo tồn hệ sinh thái và phát triển cộng đồng địa
phƣơng.
Bhuiyan và đồng sự (2011) “Vai trò của chính phủ trong phát triển du
lịch sinh thái”: nghiên cứu điểm ở khu vực kinh tế duyên hải đã khẳng định
sự can thiệp của Chính phủ là rất cần thiết đối với các quốc gia đang phát
triển trong việc lập kế hoạch và xúc tiến hoạt động du lịch sinh thái. Cụ thể, ở
Malaysia, sự can thiệp chủ yếu của Chính phủ trong lĩnh vực phát triển du
lịch sinh thái là phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, thúc đẩy khả năng
tiếp cận du lịch, đào tạo, xúc tiến du lịch, phát triển du lịch bền vững. Nghiên
cứu cũng đề xuất Chính phủ nên xây dựng một kế hoạch hành động du lịch
sinh thái bền vững, xây dựng năng lực thể chế, đầu tƣ cho các dự án du lịch
sinh thái ở các khu rừng đặc dụng, phát triển nguồn nhân lực…Đặc biệt,
Chính phủ nên đảm bảo lợi ích kinh tế, xã hội, văn hóa và sinh thái của cộng
đồng địa phƣơng thông qua việc tham gia phát triển DLST bền vững.
Chase và đồng sự (1998) cũng áp dụng phƣơng pháp tƣơng tự “Cầu về
du lịch sinh thái và nguyên tắc phân biệt giá trong thu phí vào cổng vƣờn
quốc gia ở Costa Rica”. Tuy nhiên, Chase và đồng sự không chỉ đề xuất
khung mức bằng lòng chi trả mà còn xây dựng đƣợc hàm cầu về du lịch sinh
thái đối với vƣờn quốc gia và đánh giá đƣợc độ co giãn của cầu theo thu nhập.
Trên cơ sở đó, nghiên cứu tính toán mức phí nhằm tối đa hóa doanh thu và
phân tích ứng dụng của nguyên tắc phân biệt giá đối với quản lý du lịch sinh
thái trong vƣờn quốc gia. Tác giả cũng kết luận mức phí vào cổng hiện hành
không phản ánh chính xác mức bằng lòng chi trả của du khách.
Ozcan và đồng sự (2009) “Tiềm năng du lịch sinh thái và quản lý du lịch
sinh thái ở hạ lƣu sông Kavak (Thổ Nhĩ Kỳ)”: nhận thấy rằng cần phải thực
hiện một hệ thống các giải pháp để có thể phát huy tối đa tiềm năng du lịch
sinh thái. Các giải pháp đó bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch


6


sinh thái đáp ứng nhu cầu của du khách, thực hiện các biện pháp ngăn ngừa
tác động tiêu cực của hoạt động du lịch sinh thái tới bảo tồn chim hoang dã,
đồng thời đặt những biển quảng bá thông tin về tính đặc hữu của loài chim
trong khu bảo tồn. Bên cạnh đó, dù có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn
nhƣng khu vực nghiên cứu cũng chịu sự ảnh hƣởng của các hoạt động của
ngƣời dân sống lân cận nhƣ canh tác nông nghiệp, chăn nuôi gia súc và săn
bắn. Chính vì vậy, những hoạt động nông nghiệp có thể gây ảnh hƣởng tiêu
cực tới việc phát triển du lịch sinh thái cần phải đƣợc loại bỏ.
Samdin và đồng sự (2013) “Sự bền vững của tài nguyên du lịch sinh thái
ở vƣờn quốc gia Taman Negara: Phƣơng pháp định giá ngẫu nhiên
(Contingent Valuation)” đã đánh giá đƣợc giá trị kinh tế của tài nguyên du
lịch sinh thái ở vƣờn quốc gia Taman Negara. Nghiên cứu cũng đã đƣa ra
đƣợc khung mức bằng lòng chi trả cho dịch vụ du lịch sinh thái ở vƣờn quốc
gia và kết luận rằng du khách bằng lòng chi trả mức phí vào cửa cao hơn so
với mức phí hiện hành.
4.2.Tài liệu trong nƣớc:
Ở Việt Nam DLST cũng đƣợc sự quan tâm, chú ý từ những năm 90
của thế kỷ 20, các công trình nghiên cứu về DLST cũng từ đó đƣợc thực hiện
nhƣ:
- Trong đề án do Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt (2005) "Phƣơng
hƣớng và giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch khu vực miền Trung - Tây
Nguyên": đã đánh giá tình hình và đƣa ra một số giải pháp phát triển du lịch
miền Trung trong đó có DLST.
- Trong nghiên cứu Đề tài khoa học của Phạm Trung Lƣơng (2002)
“Cơ sở khoa học và giải pháp triển du lịch bền vững ở Việt Nam”: công trình
nghiên cứu này là cơ sở khoa học để tác giả vận dụng phƣơng pháp nghiên
cứu, cơ sở lý luận, tìm hiểu các khái niệm để phục vụ cho luận văn.



7

- Các tác giả với đề tài luận án tiến sĩ: Nguyễn Tƣởng (1999) "Cơ sở
khoa học của việc tổ chức không gian du lịch dải ven biển Thừa Thiên Huế Đà Nẵng - Quảng Nam"; Trần Tiến Dũng (2007) "Phát triển du lịch bền vững
tại Phong Nha – Kẻ Bàng": các tác giả đã trình bày vai trò của việc nghiên
cứu tài nguyên trong việc thúc đẩy sự phát triển hoạt động du lịch ở một số
địa phƣơng trong vùng du lịch Bắc Trung Bộ.
- Trong đề tài nghiên cứu của Nguyễn Quyết Thắng (2012) “Nghiên
cứu tiềm năng và các giải pháp phát triển du lịch sinh thái tại một số trọng
điểm vùng du lịch Bắc Trung Bộ”: đã đƣa ra định hƣớng và giải pháp phát
triển du lịch sinh thái tại Bắc Trung Bộ.
- Tác giả Nguyễn Đình Hòa (2006) “Du lịch sinh thái - thực trạng và
giải pháp để phát triển ở Việt Nam”: tác giả đã phân tích điều kiện và giải
pháp phát triển du lịch sinh thái của Việt Nam nhƣng trong nghiên cứu này
tác giả cũng chƣa làm nổi bật đƣợc hoạt động này của Việt Nam.
- Tác giả Nguyễn Văn Hợp (2014) “Giải pháp quản lý và khai thác du
lịch sinh thái ở các vƣờn quốc gia Việt Nam theo hƣớng phát triển bền vững”:
tác giả đi sâu phân tích phát triển du lịch sinh thái bền vững cho các Vƣờn
Quốc gia, cụ thể là Vƣờn Quốc gia Cúc Phƣơng.
- Tác giả Nguyễn Thị Tú (2006) “Những giải pháp phát triển du lịch
sinh thái Việt Nam trong xu thế hội nhập của”: Tác giả đã phân tích khá chi
tiết điều kiện phát triển du lịch sinh thái và xu thế phát triển du lịch sinh thái
Việt Nam trong xu thế hội nhập. Tuy nhiên tác giả chƣa làm rõ đƣợc tiềm
năng DLST tại các VQG cũng nhƣ việc quản lý và khai thác tiềm năng du
lịch này.
- Đề tài luận văn thạc sỉ của học viên cao học Trƣờng Đại học Lạc
Hồng với đề tài “Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên – Thực trạng và
Giải pháp” của Nguyễn Thị Lệ Chi (2013): tác giả đánh giá, nhận xét và đƣa
ra các giải pháp khá sơ lƣợc về phát triển du lịch sinh thái Phú Yên.



8

- Báo cáo khoa học của nhóm Nguyễn Thị Thanh Mỹ, Nguyễn Thanh
Hùng, Huỳnh Thị Minh Hằng, Lâm Minh Triết (2008) “Phát triển du lịch Cần
Giờ theo hƣớng thân thiện với môi trƣờng”: đã khái quát đƣợc ảnh hƣởng của
du lịch đối với môi trƣờng sinh thái của rừng ngập mặn Cần Giờ.
- Đề tài luận văn thạc sỉ của học viên cao học Trƣờng ĐH Kỹ thuật
Công Nghệ TP.HCM với đề tài “Chiến lƣợc phát triển du lịch sinh thái Cần
Giờ đến năm 2020” của Nguyễn Văn Chính (2013): đã đƣa ra chiến lƣợc và
định hƣớng phát triển du lịch của Cần Giờ.
5. Điều mới của luận văn:
- Về mặt lý luận: luận văn tập hợp các cơ sở lý luận về khai thác và
phát triển DLSTBV trên nhiều khía cạnh nhƣ phƣơng pháp đánh giá tiềm
năng trong DLST, khái niệm và nguyên tắc phát triển DLBV, các nhóm yếu
tố ảnh hƣởng đến DLSTBV. Đồng thời, luận văn cũng trình bày nhiều dẫn
chứng về kinh nghiệm khai thác tiềm năng phát triển DLSTBV ở một số nƣớc
nhƣ Thái Lan, Indonesia, Úc…và một số vùng ở Việt Nam. Qua đó, rút kinh
nghiệm để vận dụng cho phát triển du lịch sinh thái tại Cần Giờ.
- Về thực tiễn: luận văn khai thác một số tài nguyên (rừng, biển, sông
suối, thổ nhƣỡng, địa hình, địa chất, thảm thực vật) các khu vực có khả năng
khai thác và thu hút khách tại khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu:
6.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu:
Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng
hợp các nguồn tài liệu, tƣ liệu, số liệu thông tin có liên quan một cách có chọn
lọc, từ đó, đánh giá chúng theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu.
*Thu thập thông tin:
Thông tin và dữ liệu thứ cấp: nguồn số liệu thứ cấp của Sở Du lịch
Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch,

Hiệp Hội Du lịch, Niêm giám thống kê, kỷ yếu hội nghị, hội thảo, tạp chí


9

khoa học qua các bài báo cáo khoa học của các chuyên gia đầu ngành trong
lĩnh vực du lịch. Bên cạnh đó, tham khảo, điều tra và lấy ý kiến của Ban quản
lý hoặc Ban Giám đốc tại một số khu du lịch sinh thái tại Cần Giờ nhằm đƣa
ra những số yếu tố ảnh hƣởng và tác động đến phát triển du lịch sinh thái bền
vững tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ hiện nay để từ đó đề xuất và kiến
nghị các giải pháp để khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững
tại Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Thông tin sơ cấp: Thông tin và số liệu sơ cấp đƣợc thu thập để cung cấp
dữ liệu hiện trạng phát triển du lịch sinh thái tại Cần Giờ, đặc điểm về khách,
cơ cấu theo giới tính, độ tuổi và các chỉ tiêu khác, các thông tin phỏng vấn để
nắm thực trạng khai thác tiềm năng phát triển du lịch sinh thái bền vững.
6.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:
6.2.1. Phương pháp chuyên gia
Đây là phƣơng pháp đƣợc đánh giá cao trong lĩnh vực du lịch hiện nay.
Do nhu cầu về du lịch rất nhạy cảm với những biến động về tình hình an ninh
- chính trị trên thế giới. Mặt khác, đây là phƣơng pháp rất có ƣu điểm trong
việc sử dụng để đánh giá các vấn đề có tính “ƣớc định” để làm sáng tỏ các
vấn đề có tính chất kinh tế, kỹ thuật phức tạp, đồng thời trắc nghiệm lại các
tính toán và những nhận định làm căn cứ cho việc đƣa ra các kết luận có tính
khoa học và thực tiễn. Vì vậy, luận văn đã thu thập ý kiến rộng rãi của các
chuyên gia bao gồm các nhà quản lý nhà nƣớc, doanh nghiệp về du lịch; ban
quản lý các khu, điểm du lịch tại Cần Giờ. Trong luận văn này, việc sử dụng
phƣơng pháp chuyên gia bởi các lý do sau:
+Nhiều điểm tài nguyên du lịch sinh thái đã có chủ trƣơng phát triển,
tuy nhiên vẫn chƣa có các dự án và luận chứng cụ thể nên thiếu cơ sở để đánh

giá các nhân tố và thiết lập các mô hình dự báo chính xác
Phƣơng pháp chuyên gia đƣợc sử dụng nhiều phần trong luận văn nhƣ
đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái: tài nguyên thiên nhiên, sản phẩm du


×