Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển quần đảo cát bà, thành phố hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 105 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM THỊ BÍCH THỦY

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI
KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN QUẦN ĐẢO CÁT BÀ,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

HÀ NỘI, 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THANH N

PHẠM THỊ BÍCH THỦY

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI
KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN QUẦN ĐẢO CÁT BÀ,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Ngành: Phát triển bền vững
Mã số: 831 03 13

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VÕ THANH SƠN

HÀ NỘI, 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong
luận văn là trung thực, những tài liệu tham khảo phục vụ cho luận văn được trích rõ
nguồn. Những kết luận và kiến nghị của luận văn chưa từng được công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, được trích
dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn.
Tác giả luận văn

Phạm Thị Bích Thủy


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN ................ 7
1.1. Các khái niệm ....................................................................................................... 7
1.2. Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại KDTSQ................................................. 11
1.3. Trách nhiệm của các bên liên quan trong phát triển du lịch sinh thái ở khu dự trữ
sinh quyển ................................................................................................................. 16
1.4. Kinh nghiệm thực tiễn phát triển du lịch sinh thái ở một số khu dự trữ sinh quyển... 19
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH SINH THÁI TẠI
KDTSQ QUẦN ĐẢO CÁT BÀ, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG ................................ 26
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch sinh
thái tại KDTSQ quần đảo Cát Bà ............................................................................... 26
2.2. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển quần đào Cát Bà34

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC PHÁT TRIỂN DU LỊCH
SINH THÁI TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN QUẦN ĐẢO CÁT BÀ, THÀNH
PHỐ HẢI PHÒNG .................................................................................................... 57
3.1. Bối cảnh phát triển du lịch sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà
trong thời gian tới ...................................................................................................... 57
3.2. Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển du lịch sinh thái ở khu dự trữ sinh
quyển quần đảo Cát Bà năm 2025, tầm nhìn 2050 ..................................................... 59
3.3. Các nhóm giải pháp để tăng cường phát triển du lịch sinh thái trong phát triển bền
vững ở khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà ......................................................... 62
3.4. Danh mục các dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững của
KDTSQ Quần đảo Cát Bà đến năm 2025, tầm nhìn đến 2050.................................... 66
KẾT LUẬN............................................................................................................... 70
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 72


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

QL KDTSQ

Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển

DLST

Du lịch sinh thái

ĐDSH

Đa dạng sinh học

IUCN


Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (International Union for
Conservation of Nature)

GDP

Tổng sản phẩm nội địa (Gross Domestic Product)

KDTSQ

Khu Dự trữ sinh quyển

UBND

Ủy ban Nhân dân

UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (United
Nations Educational, Scientific and Cultural Organization)

VQG
VQG/KBTTN

Vườn Quốc gia
Vườn Quốc gia/Khu Bảo tồn thiên nhiên


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tiêu chí cơ bản đánh giá sự phát triển bền vững của du lịch sinh thái ......... 14

Bảng 2.2. Tổng hợp tài nguyên sinh học tại KDTSQ Quần đảo Cát Bà ....................... 35
Bảng 2.3. Tỉ lệ du khách tham gia các hoạt động du lịch ở KDTSQ Quần đảo Cát Bà
theo khảo sát năm 2018 (tính theo %) ........................................................................... 39
Bảng 2.4. Tỉ lệ du khách tham gia một số tuyến du lịch sinh thái ở KDTSQ Quần đảo
Cát Bà theo khảo sát năm 2018 (tính theo %) ............................................................... 41
Bảng 2.5. Tổng hợp khách thăm quan các tuyến du lịch tại VQG Càt Bà (người) ....... 45
Bảng 3.1. Danh mục một số dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền
vững ở KDTSQ Quần đảo Cát Bà ................................................................................. 67


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Kim giao – loài gỗ quý của Vườn Quốc gia Cát Bà ...................................... 29
Hình 2.2. Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi Vườn Quốc gia Cát Bà ............................. 29
Hình 2.3. Nuôi thủy sản trên vịnh Lan Hạ .................................................................... 32
Hình 2.4. Biểu đồ tỷ lệ du khách tham gia các hoạt động du lịch sinh thái ở KDTSQ
Quàn đảo Cát Bà theo khảo sát năm 2018 ..................................................................... 32
Hình 2.5. Tỉ lệ du khách tham gia một số tuyến du lịch sinh thái ở KDTSQ Quần đảo
Cát Bà theo khảo sát năm 2018 ..................................................................................... 41
Hình 2.6. Phỏng vấn khách tham quan Vườn Quốc gia Cát Bà .................................... 47
Hình 2.7. Rác thải vứt bừa bãi trên đường lên tuyến rừng Kim Giao – Ngự Lâm.. ..... 50


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại cuộc họp toàn thể lần thứ 81 ngày 22/12/2015, Liên Hợp Quốc đã công bố năm
2017 là “Năm quốc tế về Du lịch bền vững để phát triển” [49]. Quyết định này công nhận
vai trò quan trọng của du lịch bền vững như một công cụ hữu hiệu nhằm xóa đói giảm
nghèo, bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống và trao quyền kinh tế cho phụ
nữ và thanh thiếu niên, đóng góp vào sự nghiệp phát triển bền vững, đặc biệt ở các nước

đang phát triển. Trên tinh thần đó, Công ước Đa dạng sinh học đã lựa chọn chủ đề “Đa
dạng sinh học và Du lịch bền vững” cho Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 2017, nhằm tạo
cơ hội nâng cao nhận thức và hành động đối với những đóng góp quan trọng của du lịch
bền vững cho sự phát triển kinh tế, bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học đối với
cộng đồng [35].
Việt Nam là một trong 16 điểm nóng về đa dạng sinh học (ĐDSH) trên thế giới. Tuy
nhiên, dưới áp lực của gia tăng dân số, khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và sự đánh
đổi với ưu tiên phát triển kinh tế, ĐDSH của Việt Nam đang trên đà bị suy giảm và suy
thoái nên cần có những biện pháp kịp thời và hiệu quả nhằm bảo tồn ĐDSH song song
với phát triển kinh tế, xã hội. Dựa trên tinh thần của công ước ĐDSH, cũng như định
hướng của Liên Hợp Quốc trong phát triển kinh tế, xã hội, du lịch bền vững đang là một
trong những hướng đi hiệu quả nhằm phát triển bền vững. Đặc biệt, với tiềm năng đã có
về ĐDSH của Việt Nam, du lịch sinh thái là một hướng đi đúng đắn và hiệu quả.
Hội thảo quốc tế về Bảo tồn và phát huy giá trị Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang –
Việt Nam, tổ chức tại Khu dự trữ sinh quyển Kiên Giang đã phân tích nhiều ví dụ cụ thể
về mối quan hệ giữa phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái, gắn với sử
dụng giá trị ĐDSH trong Khu dự trữ sinh quyển, đồng thời cũng đưa ra nhiều thách thức
trong công tác bảo tồn [10]. Việt Nam có 9 khu vực được công nhận là khu dự trữ sinh
quyển (KDTSQ) của thế giới, trong số 147 khu ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
[57]. KDTSQ Cần Giờ được công nhận sớm nhất vào năm 2000 và KDTSQ Langbiang
vừa được công nhận năm 2015 [57]. Năm 2004, KDTSQ Quần đảo Cát Bà được công
nhận, trở thành KDTSQ thứ 3 của Việt Nam [57]. Nơi đây còn là Danh lam thắng cảnh

1


quốc gia, Di tích quốc gia đặc biệt, Khu bảo tồn biển có tầm quan trọng quốc gia và quốc
tế, đang nghiên cứu xây dựng Công viên địa chất và Khu DTSQ thiên nhiên thế giới
[1][22]. KDTSQ quần đảo Cát Bà là khu đầu tiên của Việt Nam đăng ký bản quyền Nhãn
hiệu chứng nhận KDTSQ gắn trên các sản phẩm có xuất xứ tại địa phương [52]. Từ năm

2009, KDTSQ Quần đảo Cát Bà đã được thiết lập là “Phòng thí nghiệm học tập về phát
triển bền vững” đầu tiên trên thế giới, áp dụng cách tiếp cận khoa học hệ thống vào thực
tiễn quản lý [29]. Năm 2012, trong đánh giá 20 năm thực hiện Lộ trình phát triển bền
vững (Rio+20), Chính phủ Việt Nam đã lựa chọn KDTSQ quần đảo Cát Bà là một Điển
hình quốc gia về thành tựu kết hợp bảo tồn và phát triển bền vững [7].
KDTSQ thế giới nói chung và KDTSQ Quần đảo Cát Bà nói riêng được xác định
được coi là phòng thí nghiệm sống để thực hành các giải pháp về phát triển bền vững,
trong đó khuyến khích các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội ở vùng đệm và vùng
chuyển tiếp gắn với yêu cầu bảo tồn tài nguyên và bảo vệ môi trường ở vùng lõi cũng như
yêu cầu phát triển bền vững ở vùng đệm và vùng chuyển tiếp [29]. Trong số các hoạt
động phát triển kinh tế - xã hội được khuyến khích ở KDTSQ Quần đảo Cát Bà thì hoạt
động phát triển du lịch sinh thái được xác định là ưu tiên vì phù hợp với chức năng và sứ
mệnh của KDTSQ.
Nhận thấy đây là một vấn đề cấp thiết không chỉ có vai trò quan trọng đối với phát
triển bền vững DLST ở quần đảo Cát Bà mà còn duy trì vốn có về đa dạng sinh học trong
phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng, tôi lựa chọn đề tài: “Phát triển
bền vững du lịch sinh thái tại Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà, Thành phố Hải
Phòng” cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có nhiều những nghiên cứu khoa học về đa dạng sinh học, bảo vệ biển và bảo vệ
nguồn lợi hải sản biển cũng như bảo tồn các loài quý hiếm nguy cấp được tiến hành ở
KDTSQ quần đảo Cát Bà. Năm 1999, Đỗ Công Thung, Nguyễn Chu Hồi đã đánh giá khả
năng khai thác các hệ sinh thái biển điển hình phục vụ hoạt động du lịch Hạ Long - Cát
Bà [26]. Năm 2013, Tạ Hòa Phương và cs đánh giá giá trị địa chất của quần đảo Cát Bà
[46]. Những nghiên cứu đó đã cung cấp những tư liệu quý giá trong việc quản lí tài

2


nguyên thiên nhiên quần đảo Cát Bà, từ đó đưa ra các chính sách phát triển du lịch nói

chung và du lịch sinh thái nói riêng phù hợp địa phương.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu về du lịch ở Cát Bà đã được tiến hành. Năm 1994,
Trần Đức thành và cs đã đánh giá tổng hợp các tiềm năng tự nhiên để phát triển du lịch
Cát Bà [47]. Năm 2012, Mai Văn Thành nghiên cứu về du lịch bền vững hệ thống tư duy
và hệ thống tiếp cận động lực học ở Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà của Việt Nam [41].
Năm 2014, VIJATECH, TEKKLINK tiến hành nghiên cứu, quy hoạch tổng thể phát triển
bền vững quần đảo Cát Bà năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 [33].
Một số nghiên cứu tập trung vào du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng ở quần đảo Cát
Bà. Năm 2007, Bùi Thị Hồng Nhung đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển du lịch bền
vững tại làng Việt Hải, Cát Bà [16]. Năm 2009, Vũ Huyền Trang nghiên cứu sự phát triển
du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà [20]. Ngô Thị Thùy năm 2009 nghiên cứu hiện
trạng và giải pháp phát triển du lịch tại khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà [19]. Phạm
Văn Thương và cs năm 2010 nghiên cứu tiềm năng, thực trạng hoạt động và đề xuất giải
pháp phát triển du lịch sinh thái ở Vườn quốc gia Cát Bà – Thành Phố Hải Phòng [18]. Vũ
Thị Hằng năm 2010 nghiên cứu thực trạng phát triển du lịch cộng đồng trên đảo Cát Bà,
thành phố Hải Phòng [11]. Tuy nhiên, các nghiên cứu tập trung trên khía cạnh phát triển
du lịch, du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, chưa nghiên cứu sự phát triển du lịch theo
hướng phát triển bền vững. Bên cạnh đó, các nghiên cứu đưa ra những định nghĩa cơ bản
về du lịch, du lịch sinh thái nhưng chưa thể hiện rõ nguyên tắc phát triển du lịch sinh thái
theo hướng bền vững, vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong phát triển du lịch
sinh thái. Năm 2015, Ngô Thị Hằng đã đánh giá hiệu quả quản lí môi trường du lịch VQG
Cát Bà. Nghiên cứu đã đưa ra những đánh giá tương đối đầy đủ về hiệu quả quản lí môi
trường du lịch VQG Cát Bà [12]. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu vườn quốc gia, tác
giả chưa đề cập đến vùng biển trong KDTSQ quần đảo Cát Bà.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Nghiên cứu vấn đề phát triển du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển
quần đảo Cát Bà, trên cơ sở lý luận và thực trạng đề xuất những giải pháp quản lý đảm
bảo yêu cầu phát triển du lịch sinh thái ở Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà theo
hướng bền vững.
3



- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Làm rõ cơ sở lý luận và khái quát kinh nghiệm về phát triển bền vững du lịch sinh
thái tại khu dự trữ sinh quyển.
+ Đánh giá thực trạng phát triển bền vững; hạn chế, thách thức trong phát triển bền
vững du lịch sinh thái ở khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà .
+ Đề xuất giải pháp phát triển bền vững du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển
quần đảo Cát Bà .
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại Khu dự trữ sinh
quyển Quần đảo Cát Bà.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Những số liệu nghiên cứu được thu thập từ 2004, là thời điểm Khu
dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà được công nhận, cho đến nay và những giải pháp tới
năm 2025 và tầm nhìn đến 2050.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại khu dự trữ sinh quyển Quần đảo Cát Bà, tập
trung chủ yếu ở huyện Cát Hải là khu du lịch lớn nhất và cũng là trọng điểm du lịch của
Thành phố Hải Phòng.
- Về nội dung: Tập trung vào các hoạt động phát triển du lịch sinh thái ở khu dự trữ
sinh quyển Quần đảo Cát Bà.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm các phương pháp thông dụng trong
nghiên cứu phát triển như: Phân tích thống kê, so sánh, tổng hợp kết hợp với điều tra khảo
sát nhanh tại một số điểm du lịch, gồm quan sát tại chỗ, phỏng vấn nhanh cán bộ quản lý,
điều tra theo phiếu cộng đồng dân cư, các cơ sở dịch vụ và du khách tham quan (những
đối tượng tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch sinh thái).
Đặc biệt, tác giả luận văn đã thực hiện phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý trong Ban
quản lý Khu dự trữ sinh quyển, UBND huyện Cát Hải, UBND các xã và Ban Quản lý
Vườn Quốc gia Cát Bà là 15 người, về các nội dung về thực trạng phát triển du lịch trên

địa bàn nghiên cứu cũng như sự quản lý của loại hình phát triển này của chính quyền địa
phương (Câu hỏi phỏng vấn sâu được trình bày trong Phụ lục 4); Khảo sát 03 nhóm đối
4


tượng là cộng đồng dân cư thuộc các xã trong khu dự trữ sinh quyển, các cơ sở dịch vụ du
lịch và du khách tham quan với 50 phiếu phỏng vấn mỗi nhóm (Xem phụ lục 3). Các câu
hỏi phỏng vấn, khảo sát không chỉ giúp tác giả thu thập được những số liệu cần thiết về du
lịch sinh thái, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học, mà còn giúp tác giả đưa ra
những dự báo, những giải pháp cho công tác quản lý DLST trong khu dự trữ sinh quyển
theo hướng bền vững trong tương lai.
Đồng thời luận văn cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu bàn giấy (desk study) là
thu thập các tài liệu, văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng
sinh học; tham khảo các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái, phát triển
bền vững, trong đó:
Liên quan tới tài liệu thứ cấp, nghiên cứu chủ yếu sử dụng số liệu từ báo cáo tổng
kết, đánh giá của các sở, ban, ngành của thành phố Hải Phòng (Sở Tài nguyên và Môi
trường, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Ban Quản lý Khu dự trữ sinh quyển quần đảo
Cát Bà) cũng như các báo cáo của Ủy Ban nhân dân thành phố Hải Phòng và huyện Cát
Hải cũng như các công trình nghiên cứu có liên quan và chúng được tổng hợp trong danh
mục tài liệu tham khảo.
Liên quan tới tài liệu sơ cấp, nghiên cứu sử dụng số liệu thông tin tác giả tự thu thập
qua phỏng vấn sâu một số cán bộ quản lý hoạt động trong lĩnh vực du lịch, thu thập qua
phiếu hỏi cộng đồng dân cư thuộc các xã trong khu dự trữ sinh quyển, các cơ sở dịch vụ
và du khách tham quan. Sự kết hợp các phương pháp nghiên cứu trong đánh giá, phân tích
còn thể hiện tính chất liên ngành trong nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Cung cấp luận cứ khoa học cho việc quản lý du lịch sinh thái theo hướng bền vững
thông qua trường hợp nghiên cứu một địa bàn cụ thể (Khu dự trữ sinh quyển Quần đảo

Cát Bà, thành phố Hải Phòng) và từ đó đóng góp vào tăng cường hiểu biết, nhận thức và
quán triệt sâu rộng chủ trương, quan điểm, mục tiêu phát triển du lịch sinh thái theo hướng
bền vững, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học.

5


6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Thông qua đánh giá thực trạng DLST tại khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà,
thành phố Hải Phòng, cung cấp các căn cứ thực tiễn và các giải pháp phù hợp với đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về du lịch sinh thái và phát triển du lịch
sinh thái theo hướng bền vững, là một ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố Hải Phòng
cũng như nhiều địa phương khác trong cả nước.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận. Nội dung chủ yếu của luận văn được trình
bày trong ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn phát triển bền vững du lịch sinh
thái tại khu dự trữ sinh quyển.
Chương 2: Thực trạng phát triển bền vững du lịch sinh thái tại khu dự trữ sinh quyển
quần đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp tiếp tục phát triển du lịch sinh thái tại khu dự trữ
sinh quyển Quần đảo Cát Bà, thành phố Hải Phòng.

6


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
DU LỊCH SINH THÁI TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN


1.1. Các khái niệm
1.1.1. Du lịch
Theo luật du lịch 2017: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc
kết hợp với mục đích hợp pháp khác [23].
1.1.2. Du lịch sinh thái
Bên cạnh những loại hình du lịch truyền thống, du lịch sinh thái đang là một thị
trường phát triển đầy tiềm năng, trở thành một công cụ phát triển bền vững quan trọng. Về
cơ bản, du lịch sinh thái được định nghĩa là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên. Hiệp
hội Du lịch Sinh thái Quốc tế (TIES) (trước đây được gọi là Hiệp hội Du lịch Sinh thái
(TES)) đã đưa ra định nghĩa du lịch sinh thái đầu tiên năm 1991: "Du lịch sinh thái là du
lịch có trách nhiệm đối với tại các khu vực tự nhiên, nơi môi trường được bảo tồn và và
lợi ích của nhân dân địa phương được đảm bảo [55].
Năm 1996, IUCN (Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế) định nghĩa: "Du lịch
sinh thái là loại hình du lịch và tham quan có trách nhiệm với môi trường tại những vùng
còn tương đối nguyên sơ để thưởng thức và hiểu biết thiên nhiên (kèm theo các đặc trưng
văn hoá – cả trong quá khứ cũng như hiện tại) có hỗ trợ đối với bảo tồn, giảm thiểu tác
động từ khách du lịch, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của người dân
địa phương” [55].
Năm 1999, Martha Honey, chuyên gia về du lịch sinh thái, trong cuốn sách “Du
lịch sinh thái và phát triển bền vững: Ai sở hữu thiên đường” đã đưa ra định nghĩa:
DLST là du lịch tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh được bảo vệ với mục
đích nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực ở quy mô nhỏ nhất. Nó giúp giáo dục du
khách, tạo quỹ cho hoạt động bảo tồn, trực tiếp đem lại sự phát triển kinh tế và sự tự

7


quản lý cho người dân địa phương và nó khuyến khích tôn trọng các giá trị văn hoá và

quyền con người” [42].
Tháng 9/1999, Tổng cục Du lịch Việt Nam đã phối hợp với Tổ chức Bảo tồn
Thiên nhiên thế giới (IUCN) và Ủy Ban Kinh tế - Xã hội châu Á - Thái Bình Dương
(ESCAP) tổ chức Hội thảo quốc tế về xây dựng khung chiến lược phát triển DLST làm
cơ sở cho việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch Việt Nam, cũng như đẩy mạnh
hợp tác phát triển DLST của Việt Nam với các nước trong khu vực và quốc tế. Hội
thảo đã đưa ra định nghĩa: “DLST là một loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn
hoá bản địa, có tính giáo dục môi trường, đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát
triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương [15].
Mặc dù định nghĩa về du lịch sinh thái có nhiều sự khác nhau, nhưng những đặc
trưng cốt lõi của du lịch sinh thái là:
• Dựa vào thiên nhiên và các nền văn hóa bản địa, chủ yếu ở các khu bảo tồn
thiên nhiên.
• Chú trọng vào sự nâng cấp và duy trì thiên nhiên, quản lý tài nguyên bền vững,
giảm thiểu tác động tiêu cực.
• Hỗ trợ cho công tác bảo tồn thiên nhiên.
• Mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
• Nâng cao hiểu biết của du khách về môi trường thiên nhiên và văn hoá bản địa.
• Đảm bảo cho nhu cầu thưởng thức của các thế hệ mai sau không bị ảnh hưởng bởi
du lịch ngày hôm nay.
1.1.3. Tài nguyên du lịch
Theo Pirojnik, 1985: “Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hoá và lịch sử
cùng các thành phần của chúng trong việc khôi phục và phát trển thể lực và trí lực của
con người, khả năng lao động và sức khoẻ của họ, những tài nguyên này được sử dụng
cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch với nhu cầu thời
điểm hiện tại hay tương lai và trong điều kiện kinh tế – kỹ thuật cho phép” [36].
Theo Luật Du lịch 2005, tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự
nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá
trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để
8



hình thành khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch [23]. Từ định
nghĩa trên, tài nguyên du lịch liên quan đến điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử - văn
hóa, kinh tế-xã hội tự nhiên hoặc nhân tạo được đưa vào khai thác trong các hoạt động
du lịch. Tài nguyên du lịch mang tính đặc thù cho từng khu vực, mỗi địa phương, mỗi
quốc gia, gắn với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Tài nguyên du lịch là yếu
tố cơ bản trong việc hình thành và phát triển du lịch.
Theo Tổ chức du lịch thế giới (WTO), tài nguyên du lịch gồm [36]:
- Tài nguyên du lịch thiên nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như địa hình, khí
hậu, nguồn nước, động thực vật, cảnh quan, hệ sinh thái.
- Tài nguyên du lịch nhân văn: Bao gồm các di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc;
các lễ hội; các đối tượng gắn liền với yếu tố dân tộc học; các làng nghề thủ công
truyền thống; các đối tượng văn hoá, thể thao và hoạt động nhận thức khác.
1.1.4. Tài nguyên du lịch sinh thái
Tài nguyên du lịch sinh thái bao gồm tài nguyên du lịch thiên nhiên. Đặc biệt, du
lịch sinh thái tập trung ở những khu vực được bảo vệ như khu dự trữ thiên nhiên, vườn
quốc gia, khu bảo tồn thắng cảnh tự nhiên, khu bảo tồn loài/sinh cảnh, khu bảo tồn
cảnh quan đất liền/biển.
1.1.5. Khu dự trữ sinh quyển
“Dự trữ sinh quyển” được UNESCO đề xuất xướng trong chương trình “Con người
và sinh quyển” vào năm 1973-1974. KDTSQ được trao tặng cho những khu vực bao gồm
các hệ sinh thái trên cạn, biển và ven biển nhằm khuyến khích các giải pháp điều hòa việc
bảo tồn ĐDSH với việc sử dụng bền vững [50] [51].
KDTSQ là nơi tạo điều kiện cho sự gặp gỡ giữa con người và thiên nhiên, hài hoà
giữa nhu cầu phát triển và mục tiêu bảo tồn. Các KDTSQ được xem là nơi lý tưởng để thử
nghiệm và áp dụng các cách tiếp cận phát triển bền vững, tiếp cận hệ sinh thái, trong đó có
sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên, giữa các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường,
qua đó đảm bảo các yếu tố cho sự phát triển bền vững.
a. Đặc điểm của KDTSQ

Theo tổ chức con người và sinh quyển, khu dự trữ sinh quyển có một số đặc điểm
sau [5][9][13][50][51]:
9


1. KDTSQ là những khu đất hoặc ven biển được bảo vệ trong đó con người là một
thành phần của hệ thống. Tất cả cùng nhau tạo thành một mạng lưới toàn cầu được liên
kết nhằm trao đổi thông tin khoa học.
2. Mạng lưới các KDTSQ bao gồm các ví dụ tiêu biểu của quần xã sinh vật trên
thế giới.
3. Mỗi KDTSQ bao gồm một hoặc nhiều loại sau:
(i) KDTSQ là các ví dụ điển hình của các quần xã sinh vật tự nhiên.
(ii) KDTSQ bảo tồn các quần thể ĐDSH độc đáo hoặc các khu vực có đặc điểm tự
nhiên thú vị đặc biệt. Các khu vực đại diện này cũng có thể có các đặc điểm độc đáo về
cảnh quan, hệ sinh thái và biến dị di truyền, như một quần thể của một loài quý hiếm trên
thế giới thì sự đại diện và sự độc đáo của chúng có thể là đặc điểm của khu vực đó.
(iii) KDTSQ có thể là ví dụ về cảnh quan hài hòa từ mô hình sử dụng đất
truyền thống.
(iv) KDTSQ có thể là ví dụ về các hệ sinh thái đã được sửa đổi hoặc bị suy thoái
có khả năng được phục hồi lại với điều kiện tự nhiên hơn.
(v) KDTSQ nói chung gồm một vùng lõi không bị tác động, kết hợp với các khu
vực xung quanh, nơi có thể thực hiện hoạt động kinh tế, nghiên cứu, giáo dục và giải trí
nhưng không ảnh hưởng đến vùng lõi.
b. Chức năng KDTSQ
 Chức năng bảo tồn
• Đảm bảo việc bảo tồn cảnh quan, hệ sinh thái, loài và các biến dị di truyền.
• Khuyến khích các hệ thống sử dụng tài nguyên truyền thống;
• Hiểu về các thành phần và chức năng hoạt động của các hệ sinh thái;
• Theo dõi những thay đổi tự nhiên và do con người gây ra trên quy mô không
gian và thời gian;

 Chức năng phát triển
• Thúc đẩy ở cấp địa phương, phát triển kinh tế mang tính văn hóa, xã hội và sinh
thái bền vững.
• Phát triển các chiến lược nhằm cải thiện và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên;
 Chức năng hỗ trợ
10


• Cung cấp hỗ trợ cho nghiên cứu, giám sát, giáo dục và trao đổi thông tin liên
quan đến các vấn đề bảo tồn và phát triển địa phương, quốc gia và thế giới.
• Chia sẻ kiến thức từ nghiên cứu khoa học thông qua giáo dục và đào tạo cụ thể.
• Phát triển tinh thần cộng đồng trong việc quản lý tài nguyên thiên nhiên.
1.2. Phát triển bền vững du lịch sinh thái tại KDTSQ
1.2.1. Khái niệm phát triển bền vững du lịch tại KDTSQ
Ủy ban Brundtland (trước đây là Ủy ban Thế giới về Môi trường và phát triển),
định nghĩa: Phát triển bền vững là phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu của hiện tại mà
không ảnh hưởng đến sự thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ tương lai [54]. Theo Wight
2002, phát triển bền vững là “Một quá trình thay đổi trong đó khai thác tài nguyên,
định hướng đầu tư, phát triển công nghệ, và thay đổi thể chế nhằm đáp ứng nhu cầu
hiện tại và tương lai” [54].
Theo Jayawardena, Chandana 2003, phát triển bền vững là đáp ứng nhu cầu của
hiện tại mà không ảnh hưởng đến khả năng đáp ứng nhu cầu của của các thế hệ
tương lai [39].
Ritchie và Crouch, 2003 đã tóm tắt định nghĩa về phát triển bền vững là nguyên tắc
cơ bản để quản lí sự phát triển toàn cầu [44].
Từ những định nghĩa trên, về cơ bản, phát triển bền vững đáp ứng nhu cầu cơ bản
của con người, trong đó, tập trung đáp ứng nhu cầu tối thiểu của những nước nghèo trên
thế giới. Đồng thời, giới hạn khả năng đáp ứng của môi trường với nhu cầu của xã hội để
không ảnh hưởng tới tương lai.
Eber, 1992 đã định nghĩa Du lịch bền vững là du lịch mà ở đó, điều kiện hạ tầng

đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai, được người dân và cộng đồng ghi nhận, đóng góp
vào lợi ích kinh tế của người dân địa phương [37]. Du lịch góp phần hỗ trợ nền kinh tế mà
không tổn hại tới môi trường bản địa.
Payne, 1993 đã ghi nhận vai trò của du lịch bền vững, mang lại những cơ hội kinh tế
mà không ảnh hưởng đến cấu trúc nền kinh tế, không can thiệp vào sự tồn tại của các tổ
chức xã hội, đặc biệt phải tôn trọng những giới hạn sinh thái được đặt ra. Du lịch bền
vững là du lịch có trách nhiệm [37].

11


1.2.2. Nội dung phát triển bền vững du lịch sinh thái tại KDTSQ
Năm 2003, Ritchie và Geofrey xác định những yếu tố phát triển du lịch bền vững
gồm [44]:
• Đáp ứng nhu cầu và mong muốn của cộng đồng địa phương về cải thiện mức sống
và chất lượng cuộc sống.
• Thu hút, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và ngành du lịch.
• Bảo vệ tài nguyên môi trường cơ sở cho du lịch, bao gồm các yếu tố tự nhiên, công
trình xây dựng và văn hóa bản địa.
• Xây dựng mô hình, chiến lược du lịch phù hợp để sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên
thiên nhiên, tránh lãng phí, rủi ro, thúc đẩy phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa.
1.2.3. Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững du lịch sinh thái tại KDTSQ
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững du lịch sinh thái tại
KDTSQ chủ yếu gồm:
• Yếu tố tự nhiên: Bao gồm cảnh quan, khí hậu, môi trường tự nhiên, đa dạng sinh
học.
• Yếu tố xã hội: Tình hình an ninh chính tri, an toàn xã hội, pháp luật hiện hành, cơ
chế chính sách của địa phương. Ngoài ra nhân tố xã hội còn bao gồm nguồn lao động,
chất lượng lao động địa phương, điều kiện cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông, dịch vụ
du lịch sinh thái như ăn uống, mua sắm, giải trí, tham quan. Đặc biệt, cộng đồng bản địa

đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch sinh thái theo hướng bền vững.
1.2.4. Nguyên tắc phát triển bền vững du lịch sinh thái tại KDTSQ
Đã 25 năm kể từ khi thành lập, Hiệp hội Quốc tế Du lịch Sinh thái vẫn duy trì 3
nguyên tắc trong phát triển du lịch sinh thái là không lãng phí, không khai thác, tạo ra một
tín ngưỡng du lịch sinh thái, duy trì các giá trị sinh thái cốt lõi và nhân đạo liên quan đến
thiên nhiên. Các nguyên tắc được thể hiện cụ thể trong quá trình xây dựng và phát triển du
lịch sinh thái [13][55]:
• Giảm thiểu tác động tiêu cực tới tự nhiên và văn hóa từ những hoạt động du lịch
tới các điểm du lịch.
• Giáo dục khách du lịch vai trò của bảo tồn.

12


• Nhấn mạnh tầm quan trọng trách nhiệm của các doanh nghiệp, những cơ quan
hợp tác với người dân địa phương để hiểu về những yêu cầu và tuyên truyền những lợi ích
của bảo tồn.
• Nguồn thu trực tiếp cho việc bảo tồn và quản lí các khu vực tự nhiên và khu vực
bảo vệ.
• Nhấn mạnh yêu cầu quy hoạch khu vực du lịch và xây dựng kế hoạch quản lý du
khách ở khu vực tham quan hoặc khu vực tự nhiên được dự kiến sẽ trở thành điểm đến
sinh thái.
• Nhấn mạnh vai trò của các nghiên cứu cơ bản về môi trường và xã hội cũng như
các chương trình giám sát dài hạn đến đánh giá và giảm thiểu tác động.
• Tối đa hóa các lợi ích kinh tế cho các nước sở tại, doanh nghiệp địa phương và
cộng đồng, đặc biệt là những người sống trong và gần những khu vực tự nhiên và khu vực
được bảo vệ.
• Nỗ lực để đảm bảo rằng tác động của phát triển du lịch không vượt quá giới hạn
chịu đựng của xã hội và môi trường được xác định bởi các nhà nghiên cứu với chính
quyền địa phương.

• Dựa vào cơ sở hạ tầng đã được phát triển hài hòa với môi trường, giảm thiểu việc
sử dụng nhiên liệu hóa thạch, bảo tồn môi trường hoang dã và thực vật địa phương cũng
như việc chảy máu môi trường tự nhiên và văn hóa.
1.2.5. Tác động tích cực của du lịch sinh thái bền vững tại KDTSQ
Tác động tới kinh tế: Du lịch sinh thái tạo thêm nhiều việc làm cho người dân địa
phương, giúp tăng thu nhập, cải thiện mức sống cho người dân địa phương. Không những
thế, du lịch thúc đẩy, nâng cao chất lượng, kĩ năng người lao động. Ngoài ra, du lịch sinh
thái khuyến khích sản xuất hàng hóa địa phương như các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, các
đặc sản địa phương giúp tăng nguồn thu cho địa phương cũng như nguồn vốn cho các
KDTSQ [37].
Tác động tới xã hội: Du lịch góp phần cải thiện cơ sở vật chất, hạ tầng giao thông
địa phương, nâng cao chất lượng cuộc sống. Du lịch sinh thái khuyến khích sự phát triển
của văn hóa, thủ công và nghệ thuật địa phương, thúc đẩy sự trao đổi văn hóa giữa các

13


khu vực và các quốc gia. Ngoài ra, du lịch cũng góp phần nâng cao trình độ học vấn, trình
độ ngôn ngữ của người dân địa phương [37].
Tác động tới môi trường: Du lịch sinh thái giúp bảo vệ các quá trình sinh thái và lưu
vực sông, bảo tồn đa dạng sinh học (bao gồm đa dạng gen, loài và hệ sinh thái) thông qua
các chương trình dự án bảo tồn. Ngoài ra, du lịch sinh thái tại KDTSQ giúp bảo tồn và
đánh giá các nguồn tài nguyên di sản văn hóa và công trình xây dựng. Du lịch sinh thái hỗ
trợ tuyên truyền các giá trị đa dạng sinh học bảo vệ môi trường tự nhiên cho người dân địa
phương và khách du lịch [37].
1.2.6. Rủi ro từ du lịch sinh thái tại KDTSQ
Tác động tới kinh tế: Du lịch có thể gây nên sức ép tới nhu cầu tiêu thụ lương thực,
thực phẩm, nhu cầu tiêu dùng tăng cao, khiến nâng cao giá trị hàng hóa [37].
Tác động tới xã hội: Du lịch nâng cao nguy cơ bất ổn an ninh trật tự, tệ nạn xã
hội [37].

Tác động tới môi trường: Đầu tiên, du lịch sinh thái nói riêng và du lịch nói chung
tác động tới môi trường đất, nước, không khí và môi trường sinh vật. Du lịch làm mất sự
ổn định của đất, dẫn đến xói mòn, sạt lở. Du lịch làm gia tăng nhu cầu về nước ngọt, ô
nhiễm sông suối, ao hồ từ nước thải, rác thải từ nhà nghỉ và các hoạt động du lịch. Du lịch
cũng làm ô nhiễm không khí từ khí thải hoạt động phương tiện giao thông như máy bay,
tàu hỏa, ô tô. Đặc biệt, du lịch sinh thái tác động trực tiếp tới môi trường tự nhiên của sinh
vật như thu hẹp, xáo trộn môi trường sống của thực vật từ hoạt động xây dựng nhà ở,
khách sạn, cơ sở hạ tầng, quy hoạch tuyến du lịch, địa điểm du lịch. Thảm thực vật bị xáo
trộn, phá hủy do giao thông vận tải, xây dựng, cháy rừng. Các quần thể động vật hoang dã
bị tác động do các hoạt động săn bắn, tham quan, giải trí, hoặc nhu cầu săn bắt tăng cao.
Các tập tính của các loài sinh vật như các loài côn trùng, động vật không xương sống bị
ảnh hưởng từ hiệu ứng giao thông, du nhập loài ngoại lai, tập tính kiếm ăn, của động vật
hoang dã [37].
1.2.7. Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững du lịch sinh thái tại KDTSQ
Theo định nghĩa của EMA về phát triển bền vững, tiêu chí cơ bản sẽ được sử dụng
để đánh giá sự phát triển bền vững của du lịch sinh thái bao gồm: kinh tế, xã hội, môi
trường [38].
14


Bảng 1.1. Tiêu chí cơ bản đánh giá sự phát triển bền vững của du lịch sinh thái

Tiêu chí
Kinh tế

Việc làm

• Tác động tới gia tăng công việc
• Tác động tới công việc bị mất, công việc mới


Thu nhập
Chuyển
công nghệ



• Tác động tới hoạt động kinh tế địa phương
• Tác động tới đầu tư trực tiếp nước ngoài

giao • Tác động tới sự phát triển kỹ năng địa phương
• Tác động đến chi phí năng lượng
• Mở rộng tiềm năng phát triển
• Mức độ hòa nhập của công nghệ vào nền văn hóa bản
địa

Xã hội

Vốn chủ sở hữu • Tác động đến chất lượng việc làm (phân phối cơ hội
xã hội và
việc làm, các loại việc làm, sự thay đổi việc làm trong
xóa đói giảm các mức độ kỹ năng, giới tính và chủng tộc)
nghèo

• Tác động đến sự cung cấp tiện ích xã hội tiện ích cho
cộng đồng
• Đóng góp vào sự phát triển của các khu vực kém phát
triển

Chất lượng cuộc • Tác động đến sức khỏe (chỉ số độc tính của khí thải,
sống

tỷ lệ mắc các vấn đề hô hấp hoặc các bệnh khác)
• Tác động đến giáo dục
• Tác động đến nhà ở
• Tác động của dự án đến việc di dời cộng đồng
(nếu có)
• Tác động đến sự tiếp cận dịch vụ cơ bản cho khu vực
Môi trường Môi trường địa • Chất lượng không khí, nguồn nước, đất
phương
• Gia tăng hoặc xử lí chất thải rắn
• Tác động của tiếng ồn, an toàn, giao thông vận tải
Đa dạng sinh • Tác động tới đa dạng sinh học, hệ sinh thái
học, hệ sinh thái, • Tác động tới sự bền vững của việc sử dụng nguồn
tài nguyên thiên nước, khoáng sản, nguồn tài nguyên không tái tạo
nhiên
• Tác động tới hiệu quả sử dụng nguồn tài nguồn
• Tác động đến khả năng ứng phó của địa phương với

15


biến đổi khí hậu
Lợi

ích

chung

• Việc phân phối hợp lí các lợi ích giữa các bên liên
quan
• Sự phù hợp với mục tiêu của chính quyền địa phương,

tỉnh, quốc gia
• Đóng góp cho một mục tiêu cụ thể (ví dụ, mục tiêu
năng lượng tái tạo, bảo vệ môi trường)

(Nguồn: Environmental affairs department (2004) Sustainable development criteria for clean
development mechanism project approval, Malawi [38])

Từ những tiêu chí nêu trên đã cho thấy tác động trực tiếp và hạn chế cần khắc phục
về trình độ và hiểu biết về du lịch sinh thái, vấn đề nâng cao ý thức giữ gìn môi trường, về
lợi ích của cộng đồng trong phát triển du lịch sinh thái cần được quan tâm và truyền thông
hiệu quả. Những vấn đề về quy hoạch, cơ sở hạ tầng, môi trường như rác thải và xử lý rác
thải, những vấn đề về suy giảm hệ sinh thái và đa dạng sinh học do phát triển du lịch cần
được đầu tư và phát triển nhằm hướng tới một mục tiêu phát triển bền vững du lịch sinh
thái tại khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà.
1.3. Trách nhiệm của các bên liên quan trong phát triển du lịch sinh thái ở khu
dự trữ sinh quyển
1.3.1. Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nhà nước, chính quyền địa phương,
ban quản lý khu dự trữ sinh quyển
Cơ quan nhà nước: Có vai trò điều phối chung; ban hành các chính sách ở tầm vĩ
mô; xây dựng chiến lược, quy hoạch; hỗ trợ địa phương, cộng đồng; hỗ trợ doanh nghiệp;
xây dựng quỹ về du lịch sinh thái [55].
Chính quyền địa phương: UBND huyện, tỉnh (thành phố) có chính sách và định
hướng phát triển rõ ràng; lập và quản lý thực hiện quy hoạch phát triển; có cơ chế hỗ trợ
các nhà đầu tư, các doanh nghiệp trên địa bàn; cam kết và xác lập cơ chế rõ ràng đối với
việc tham gia của cộng đồng, hỗ trợ phát triển cộng đồng; kiểm tra, giám sát sự phát triển.
Các ban ngành phối hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, chính quyền địa phương cũng quản lí chặt chẽ, hiệu quả nhằm hạn chế tác

16



động tiêu cực tới khu dự trữ sinh quyển. Chính quyền sử dụng hợp lí nguồn thu từ hoạt
động du lịch đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng nhằm cải thiện cuộc sống của người dân cũng
như thu hút khách du lịch [55].
Các ban quản lý KDTSQ, vườn quốc gia: Quản lý bảo vệ tài nguyên môi trường
điểm du lịch; lập quy hoạch phát triển điểm/khu du lịch trên nguyên tắc công khai, minh
bạch và có sự tham gia của cộng đồng; quản lý thực hiện nghiêm túc quy hoạch; xây dựng
quy chế, quy định rõ ràng về trách nhiệm của các đối tượng tham gia hoạt động du lịch
sinh thái. Nguồn thu từ hoạt động du lịch được sử dụng hợp lí để cải thiện cơ sở hạ tầng
như nhà nghỉ, hệ thống điện, nước, phục vụ hoạt động tuyên truyền, giới thiệu, nghiên cứu
KDTSQ, VQG [55].
1.3.2. Trách nhiệm của các nhà điều hành tua (tour)
Hiệp hội Du lịch Sinh thái Quốc tế đã đưa ra một số trách nhiệm của các nhà điều
hành tour trong phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững [55]:
Trong các hoạt động tour: Giới thiệu, lựa chọn và thiết kế các tour du lịch sinh thái
phù hợp tới khách du lịch thông qua tờ rơi, giới thiệu, tranh ảnh, catalogues, phim, hoặc
trang web. Các hoạt động cần hạn chế, giảm thiểu tác động tới môi trường, hạn chế sự tập
trung đông đúc quá mức ở một địa điểm, đồng thời giới thiệu những địa điểm còn ít người
biết đến. Các nhà điều hành tour cung cấp các dịch vụ hỗ trợ ở những địa điểm nhạy cảm.
Với khách du lịch: Các nhà điều hành tour cung cấp các thông tin cần thiết cho du
khách về quá trình du lịch trải nghiệm, những hiểu biết về môi trường và văn hóa, phong
tục bản địa thông qua việc giới thiệu, hướng dẫn lưu ý những đặc điểm cần chú ý trước và
trong khi tham gia tour tới du khách, tuyên truyền và giáo dục khách du lịch.
Với cộng đồng bản địa: Tôn trọng văn hóa bản địa, kết nối, hỗ trợ cho các doanh
nghiệp địa phương và các cơ sở dịch vụ. Ngoài ra cung cấp các dịch vụ hướng dẫn bản
địa, hỗ trợ đào tạo các hướng dẫn viên bản địa.
Với VQG, khu bảo tồn, KDTSQ: Cung cấp lợi ích tài chính trực tiếp cho hoạt động
bảo tồn, hỗ trợ giới thiệu, tuyên truyền các vườn quốc gia, khu bảo tồn, KDTSQ. Bên
cạnh đó, kết hợp, hợp tác với các tổ chức phi chính phủ trong nước, cơ quan nhà nước để
phát triển các dự án để quản lí du khách nhằm bảo vệ người dân địa phương và môi

trường thiên nhiên.
17


1.3.3. Trách nhiệm của tổ chức phi chính phủ
Đóng vai trò nổi bật hỗ trợ, cung cấp, trang bị kiến thức cần thiết cho BQL KDTSQ,
chính quyền địa phương, các doanh nghiệp trong việc phát triển và quản lí du lịch sinh
thái ở KDTSQ.
Phát triển các chương trình nghiên cứu khu vực du lịch, tập huấn hướng dẫn viên,
kết nối các bên liên quan, phát triển cộng động, quản lí khu vực được bảo vệ và đề xuất
các sáng kiến mục tiêu bảo tồn nhằm phát triển du lịch sinh thái. Các tổ chức phi chính
phủ ngày càng phát triển các chương trình du lịch sinh thái bởi tiềm năng to lớn của du
lịch sinh thái trong việc bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững. Các tổ chức trong
nước và quốc tế thường tập trung bảo tồn những nguồn tài nguyên bản địa, những nguồn
tài nguyên mang lại giá trị kinh tế đồng thời tiềm năng giáo dục.
Mạng lưới các tổ chức phi chính phủ trên thế giới kết nối với nhau, hỗ trợ việc tuyên
truyền, mở rộng phát triển du lịch sinh thái trên thế giới.
1.3.4. Trách nhiệm của nhà nghiên cứu, khoa học
Tiến hành nghiên cứu nhằm theo dõi thường xuyên, đưa ra những đánh giá chính xác,
kịp thời tác động của phát triển du lịch sinh thái tới tự nhiên, xã hội của KDTSQ.
Đưa ra những giải pháp hợp lí để cân bằng giữa phát triển du lịch và bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên, gìn giữ nét đặc trưng của KDTSQ.
1.3.5. Trách nhiệm của cộng đồng địa phương
Tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch, có vai trò và trách nhiệm nhằm phát triển
du lịch sinh thái đồng thời bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch ở các KDTSQ, VQG.
Cam kết tuân thủ pháp luật, các chủ trương của chính quyền trung ương và địa phương;
chủ động tham gia vào quá trình phát triển du lịch sinh thái từ khâu quy hoạch cho đến khâu
quản lý vận hành khu du lịch; có trách nhiệm trong việc bảo tồn gìn giữ các giá trị văn hóa
truyền thống địa phương; có thái độ thân thiện, giúp đỡ khách du lịch.
Cung cấp dịch vụ du lịch hỗ trợ tiện lợi, thoải mái cho khách du lịch. Đồng thời, các

doanh nghiệp có tuân thủ pháp luật, có trách nhiệm trong việc giảm thiểu tác động tới thiên
nhiên, môi trường.

18


×