Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Giáo dục an toàn giao thông trong trường Tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.9 KB, 3 trang )

PHÒNG GD&ĐT TÂN KỲ
TRƯỜNG TH HOÀN LONG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC – NĂM HỌC 2009 – 2010
Thời gia thực
hiện
Khối Nội dung bài dạy Người phụ trách
Tuần 5
21 – 25/9
1 An toàn và nguy hiểm Giáo viên 2
2 An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường Giáo viên 2
3 Giao thông đường bộ Giáo viên 2
4 Biển báo hiệu giao thông đường bộ Giáo viên 2
5 Biển báo hiệu giao thông đường bộ Giáo viên 2
Tuần 6
28/9 – 02/10
1 Tìm hiểu đường phố Giáo viên 2
2 Tìm hiểu đường phố Giáo viên 2
3 Giao thông đường sắt Giáo viên 2
4 Vạch kẻ đường, cọc tiêu và rào chắn Giáo viên 2
5 Kỹ năng đi xep đạp an toàn Giáo viên 2
Tuần 7
05 – 09/10
1 Đèn tín hiệu giao thông Giáo viên 2
2 Hiệu lệnh của người điều khiểm giao….. Giáo viên 2
3 Biển báo hiệu giao thông đường bộ Giáo viên 2
4 Đi xe đạp an toàn Giáo viên 2
5 Chọn đường đi an toàn và phòng tránh… Giáo viên 2
Tuần 8


12 – 16/10
1 Đi bộ an toàn trên đường Giáo viên 2
2 Đi bộ và qua đường an toàn Giáo viên 2
3 Kỹ năng đi bộ và qua đường an toàn Giáo viên 2
4 Lựa chọn đường an toàn Giáo viên 2
5 Nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông Giáo viên 2
Tuần 9
19 – 23/10
1 Đi bộ sang đường an toàn Giáo viên 2
2 Phương tiện giao thông đường bộ Giáo viên 2
3 Con đường an toàn đến trường Giáo viên 2
4 Giao thông đường thủy và phương tiện… Giáo viên 2
5 Em làm gì để thực hiện an toàn giao thông Giáo viên 2
Tuần 10
26 – 30/10
1 Ngồi an toàn trên xe đạp - xe máy Giáo viên 2
2 Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy Giáo viên 2
3 An toàn khi đi ô tô, xe buýt Giáo viên 2
4 An toàn khi đi trên các phương tiện….. Giáo viên 2
5 Thi chuyên hiệu An toàn giao thông TPT + GV
MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG
TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC – NĂM HỌC 2009 – 2010
Tham gia giao thông an toàn là mối quan tâm hàng đầu, hàng ngày, hàng
giờ của mỗi gia đình và toàn xã hội. Những năm gần đây, vấn đề tai nạn giao
thông đã trở thành vấn nạn chưa cho giải pháp nào hiệu quả nhằm ngăn chặn.
Theo thống kê của UBATGT Quốc gia, phần lớn các vụ tai nạn giao thông
thường có nguyên nhân từ ý thức cũng như kỹ năng tham gia giao thông của
người tham gia giao thông. Nắm bắt được tình hình đó, Nghệ An đã tiến hành
đưa nội dung giáo dục ATGT vào chương trình học của học sinh bắt đầu từ năm
học 1998 – 1999. Từ đó đến nay, hàng năm, các nhà trường đều tổ chức giáo

dục ATGT cho học sinh theo chương trình của bộ và thu được những kết quả
nhất định.
Năm học 2009 – 2010 việc giáo dục ATGT cần thực hiện theo một số
định hướng sau đây:
1. Đổi mới nội dung giáo dục TAGT theo Luật giao thông đường bộ đã
được Quốc hội thông qua ngày 13/11/2008
Theo đó, giáo viên phải nắm được những nét cơ bản của văn bản Luật
giao thông đường bộ năm 2008 ( thay thế luật 2001), đặc biệt là những điểm bổ
sung, những điều mới để liên hệ sát đúng với đối tượng, nội dung giảng dạy theo
chương trình bộ đã quy định.
Ví dụ: Khi dạy bài Ngồi an toàn trên xe đạp, xe máy ngoài việc phải đội
mũ bảo hiểm, theo luật mới cần cho học sinh hiểu rõ hơn những điểm cơ bản
sau: người ngồi trên mô tô, xe máy cần phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng
quy cách ( nếu không đội mũ hoặc đội mũ mà không cài quai thì vẫn phạm luật);
khi điều khiển mô tô, xe máy thì không được uống rượu bia ( cụ thể nồng độ cồn
trong máu vượt quá 50 mmg/100 mmlit máu hoặc 0,25 mmg/1lít khí thở là
phạm luật……
2. Đổi mới hình thức tổ chức dạy học giáo dục ATGT trong trường tiểu học
2.1. Dạy, học ATGT theo tài liệu mà Bộ GD&ĐT phối hợp với UBATGT
Quốc gia biên soạn từ lớp 1 – lớp 5 đã có trong thư viện.
2.2. Thực hiện dạy lồng ghép trong các môn học văn hóa: Đạo đức; TNXH…
2.3. Tổ chức thông qua hoạt động GDNGLL do Đội TNTP HCM tổ chức
3. Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ATGT
3.1. Tổ chức dạy học theo nhóm
3.2. Tổ chức các trò chơi về ATGT thông qua hoạt động GDNGLL
3.3. Sân khấu hóa: tổ chức luyện tập và diễn những tiểu phẩm vui…
3.4. Dạy học thực tiễn ( dạy ngoài thực địa)
4. Đổi mới phương tiện dạy học nhằm nâng cao chất lượng
4.1. Nhà trường cung cấp đầy đủ các tư liệu, tranh ảnh, địa bàn, sân chơi
phục vụ cho GDATGT. Theo đó, nhà trường tạo ra các mô hình đường phố,

đường giao thông nông thôn để giáo viên có thể vận dụng vào giảng dạy.
4.2. Giáo viên sưu tầm, làm thêm các đồ dùng phục vụ cho giáo dục
ATGT. Theo đó, GV có thể làm thêm các mô hình biển báo, đèn tín hiệu, suy
tầm các tranh ảnh về các vụ tai nạn giao thông, về các hình ảnh đẹp mang tính
văn hóa giao thông để phục vụ cho công tác giảng dạy.

×