Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Những vấn đề pháp lý về quản lý và điều hành hoạt động của công ty cổ phần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.8 MB, 113 trang )


VIỆN NGHIÊN CỨU
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT

TRƯỜNG ĐẠI HOC LUẬT
HÀ NỘI

VŨ THỊ■ VIỆT



NHỮNG VẤN ĐÊ PHÁP LÝ VÊ
QUẢN LÝ VÀ ĐIỂU HÀNH HOẠT
ĐỘNG


CỦA CÔNG TY C ổ PHẨN
THƯ V I Ệ N

n

TRƯỜNG ĐAI H O C LÚ Â T HẢ NÔI I

punMr^c

lỸlẬ

LUẬN VĂN THẠC s ĩ LUẬT HOC

HÀ NÓI - 2003



VIỆN NGHIÊN CỨU
NHÀ NƯÓC VÀ PHÁP LUẬT

TRƯỜNG ĐẠI H Ọ C LUẬT
HÀ N Ộ I

NHŨNG VẤN ĐỂ PHÁP LÝ VỂ
QUẢN LÝ VÀ ĐIỂU HÀNH HOẠT ĐỘNG
CỦA CÔNG TY CỔ PHAN

Chuyên ngành: Kinh tê - Dân sự - Lao động
Mã số: 5.05.15

LUẬN VÃN THẠC s ĩ LUẬT HỌC

Học viên
: Vũ Thị Việt Hà
Người hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Hữu Nghị

HA NỒI - 2003


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đày là công trình nghién
cứu của riêng tôi. Các sô' liệu nêu trong luận
văn là trung thực. Những kết luận khoa học của
luận ván chưa từng được ai công bô trong bất kỳ
công trình nào khác.



MỤC LỤC

Mờ ĐÂU
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN c ơ BẢN VỀ QUẢN LÝ
VÀ ĐIỀU HÀNH CỦA CÔNG TY c ổ PHẦN

Trang
5

9

1.1

Loại hình công ty cổ phần trong nền kinh tế thị trường

1.2

Một số vấn đề về vốn và sở hữu của công ty cổ phần

15

1.3

Khái quát về mô hình quản lý điều hành của công ty cổ phần

24

Chương 2. QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH CÔNG TY c ổ PHẦN

THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH

36

2.1

Cổ đông công ty cổ phần

38

2.2

Đại hội đồng cổ đông

49

2.3

Hội đồng quản trị

54

2.4

Ban Kiểm soát

66

2.5


Tổng giám đốc - Giám đốc

68

2.6

Điều lệ còng ty cổ phần

69

2.7

Vấn đề công khai hoá giao dịch tư lợi

71

2.8

Thực tiễn áp dụng Luật Doanh nghiệp trong các công ty cổ
phần ở Việt Nam

72

Chương 3. NHU CẦU VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY
ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ VÀ ĐIỀU HÀNH
HOẠT ĐỘNG CÔNG TY c ổ PHẦN ở VIỆT NAM

9

86


3.1

Nhu cầu hoàn thiện các quy định pháp luật về quản lý và điều
hành công ty cổ phần ở Việt Nam

86

3.2

Giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về diều hành và

93

quản lý công ty cổ Dhần

KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀ! LIỆU THAM KHẢO

107
109


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Công ty cổ phần là một trong nhữne loại hình công ty theo phương thức góp
vốn của nhiều nhà đầu tư

VỚI


mục đích tìm kiếm lợi nhuận trong hoạt động sản

xuất, kinh doanh và dịch vụ. Loại hình cống ty này đang ngày càng được các chủ
đầu tư lựa chọn để thiết lập khi có nhu cầu góp vốn thành lập doanh nghiệp. Công
ty cổ phần và pháp luật về công ty cổ phần có lịch sử ra đời và phát triển hàng
trăm năm nay trên thế giới, nhưng do hoàn cảnh kinh tế xã hội nhất định ở Việt
Nam, công ty cổ phần gần đây mới được nhiều nhà đầu tư quan tâm, nên việc
quản lý và điều hành loại hình công ty này còn rất hạn chế cả về lý luận và thực
tiễn.
Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 1999, địa vị pháp lý của cồng ty
cổ phần đã được hoàn thiện một bước. Luật Doanh nghiệp cùng các luật chuyên
ngành và các văn bản pháp luật liên quan, cơ bản đã tạo được hành lang pháp lý
cho công ty cổ phần tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên, việc hiểu và vận dụng đúng đắn pháp luật về công Ty cổ phần ở
Việt Nam là một vấn đề không đơn giản. Trong các chế định pháp luật về công ty
cổ phần, các quy định về quản lý và điều hành là một trong những chế định quan
trọng chi phối toàn bộ quá trình hình thành, tồn tại, phát triển và chấm dứt hoạt
động của công ty. Nghiên cứu chế định về quản lý và điều hành sẽ góp phần làm
rõ các quy định của pháp luật điều chỉnh các quan hệ về liên kết, góp vốn cũng
như các mối quan hệ trong nội bộ công ty và các quan hệ giữa công tv với các
chủ thể khác. Nghiên cứu về quản lý và điều hành công ty cổ phần không chỉ rất
cần thiết cho các nhà doanh nghiệp trong việc quản lý công ty của mình, mà còn
giúp cho các cơ quan có thẩm quyền thuận lợi hơn trons hoạt động quản lý doanh
nghiệp. Vì vậy đề tài "Những vấn đề pháp lý về quản lý và điếu hành trong
hoạt động của cóng ty cổ phần" được nghiên cứu nhầm đáp ứng một phần véu
cầu đang đặt ra.

5



2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Từ trưóc đến nay, vấn đề công ty và đặc biệt là công ty cổ phần đã được
nhiều nước nghiên cứu ở nhiều góc độ và nhiều mức độ khác nhau, ở Việt Nam,
đã có nhiều công trình nhiên cứu và báo cáo khoa học về công ty cổ phần, tuy
nhiên vấn đề quản lý và điều hành trong hoạt động của công ty cổ phần vẫn là vấn
đề phức tạp và chưa được đề cập cụ thể trong việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn
về công ty cổ phần. Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến công ty cổ
phần và pháp luật về công ty cổ phần như: "Công ty cổ phần và Thị trường tài
chính" của TS Ngô Văn Quế, "Công ty cổ phần và thị trường chứng khoán" của
TS Nguyễn Văn Thắng và ThS Ngô Thị Mão, "Thị trường chứng khoán và công
ty cổ phần” của Bùi Nguyên Hoàng, "Công ty cổ phần và chuyển doanh nghiệp
Nhà nước thành cống ty cổ phần” của TS Đoàn Vãn Hanh, "Luật Doanh nghiệpVốn và quản lý trong công ty cổ phần" của LS. TS Nguyễn Ngọc Bích, "Thành
lập, tổ chức và điều hành hoạt động công ty cổ phần" của Đoàn Văn Trường...
Ngoài ra còn có một số cống trình xem xét những khía cạnh pháp lý cụ thể của
công ty cổ phần như: "Công ty cổ phần: Quyền và nghĩa vụ của cổ đông" của Lê
Minh Toàn, "Công ty cổ phần liệu có phải là giải pháp hoàn chỉnh" của PGS.TS
Lê Hồng Hanh, "Đánh giá tổng kết luật công ty" của Viện Nghiên cứu quản lý
kinh tế Trung ương, "Về những điểm mới của Luật Doanh nghiệp" của TS Trần
Đình Hảo, "Điều hành và giám sát công ty ở Mỹ và Nhật Bản” của Nobuyuki
Yasuda và Trần Lệ Thuỷ, "Tinh hình thực hiện Luật Doanh nghiệp-Kết quả và
vấn đề" của TS Lê Đăng Doanh, "Lập, tổ chức và vận hành doanh nghiệp" của
Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.
Nội dung và kết quả nghiên cứu trong hầu hết các công trình nghiên cứu trên
cho thấy các tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề mang tính nguyên tắc về
loại hình công ty cổ phần, thủ tục thành lập, cơ chế sở hữu vốn, quản lý của nhà
nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Theo đó vấn đề quản lý và điều
hành doanh nghiệp nói chung và côns ty cổ phần nói rièng đã được ít nhiều đề
cập, nhưng đều thể hiện ở mức độ chung, dường như chưa phải là trọng tám
nghiên cứu của các cổng trình đó hay là đối tương cùa các tranh iuán khoa học.
6



Ngay trong các quy dịnh của luật pháp cũng vậy, chỉ đề cập đến cơ cấu quản lý
của cóng ty và giao quyền cho các cồng ty tự xây dựng cơ chế điều hành và quản
lý. Bởi vậy vấn đề quản lý và điều hành công ty cổ phần rất cần tiếp tục nghiên

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Trên cơ sở quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát
triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, kết hợp với thực tiễn xây
dựng và áp dụng pháp luật về công ty cổ phần, mục đích nghiên cứu của luận văn
nhằm phán tích và luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý và điều hành
trong hoạt động của công ty cổ phần ở nước ta. Từ việc phân tích khái niệm, đặc
điểm và sự hình thành công ty cổ phần, luận văn phân tích căn cứ xác lập hoạt
động quản lý và điều hành công ty, đồng thời nghiên cứu cơ cấu tổ chức và quản
lý công ty cổ phần.
Từ mục đích trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu như: Nghiên
cứu lý luận cơ bản về quản lý và điều hành cổng ty cổ phần. Nghiên cứu thực tiễn
quản lý và điều hành cống ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam hiện hành. Trên cơ
sở đó, đưa ra các phương hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về quản lý và điều
hành công ty cổ phần ở Việt Nam.

4. Cơ sở phương pháp luận
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận là các nguyên tắc và phương
pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Đồng thời luận văn vận dụng những quan
điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng và
phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chù nghĩa.
Các phưcms pháp nohiên cứu mà tác giả sử dụns để thực hiện luán vãn là
các phương pháp nghiên cứu truyền thốns của khoa học xã hội, trong đó có khoa
học pháp lý như phươns pháp điều ưa xã hội học, phương pháp thống kê và


7


phương pháp luật so sánh để phân tích, lý giải những vấn đề nêu trong luận văn và
đề xuất các giải pháp hoàn thiện.

5. Những đóng góp về khoa học và ý nghĩa thực tiến của luận văn
Với mục tiêu và nhiệm vụ đề ra, nội dung của luận văn sẽ đưa ra những vấn
đề mới sau:
- Nghiên cứu một cách có hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn điều chỉnh
pháp luật về quản lý và điều hành công ty cổ phần.
- Chỉ ra một số bất cập trong các văn bản pháp luật thực đinh của Việt Nam
về vấn đề này.
- Đưa ra một số kiến nghị về phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện
pháp luật Việt Nam về quản lý và điều hành công ty cổ phần.
Những kết luận, kiến nghị nêu ra trong luận văn là những quan điểm khoa
học của tác giả, thể hiện sự đóng góp có ý nghĩa cho sự nghiệp nghiên cứu khoa
học pháp lý. Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo hữu ích cho
việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy khoa học pháp lý.

6. Kết cấu của luận văn
Luận văn được xây dựng phù hợp với mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên
cứu, được bố cục như sau: Ngoài Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung luận vãn được chia làm ba chương:
Chương ỉ : Những vấn đề cơ bản về quản lý cà điều hành công ty cổ phần.
Chương 2: Quản lý và điều hành công ty cổ phần theo pháp luật Việt Nam
hiện hành.
Chương 3: Nhu cầu và giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về quản
lv và điều hành hoạt động công ty cổ phần ở Việt Nam


8


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỂ LÝ LUẬN c ơ BẢN VỂ
QUẢN LÝ VÀ Đ IỂ U HÀNH CỒ N G TY c ổ PH Ẩ N

1.1 Loại hình công ty cổ phần trong nền kinh tê thị trường
1.1.1 Khái niệm công ty cổ phần
Công ty cổ phần là một hình thức tổ chức doanh nghiệp phổ biến trong nền
kinh tế thị trường, đóng vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế, góp phần
hoàn thiện cơ chế thị trường. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của những điều kiện lịch sử,
kinh tế, xã hội, công ty cổ phần dù tồn tại ở quốc gia nào trên thế giới, ngoài
những đặc điểm chung vẫn mang những nét riêng, đặc thù, phản ánh điều kiện cụ
thể của quốc gia đó. Vì vậy, khái niệm công ty cổ phần có khá nhiều cách tiếp
cận khác nhau trong khoa học pháp lý. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, công
ty cổ phần được định nghĩa: "là những công ty được hình thành trên cơ sở liên
hợp tư bản cá nhân bằng cách phát hành và bán cổ phiếu và lợi nhuận của công ty
được phân phối giữa các cổ đông theo số lượng cổ phần" [45,tr. 593]. Công ty cổ
phần được khái niêm rõ ràng và cụ thể hơn trong Từ điển giải thích thuật ngữ
pháp lý, Trường Đại học Luật Hà Nội: "công ty trong đó vốn điều lệ được chia
thành nhữnơ phần nhỏ nhất và bằns nhau gọi là cổ phần. Người sở hữu cổ phần
của cóng ty gọi là cổ đông, cổ đông chỉ chịu trách nhiệm trước nshĩa vụ của công
ty đến hết giá trị cổ phần mà họ nắm giữ. Công ty có quyền phát hành chứng
khoán để công khai huy động vốn" [44,tr. 22]. Theo Luật Công ty 1990, Công ty
cổ phần là "công ty ĩrong đó:ỉ - Số thành viẻn gọi là cổ đông mà công ty phải có
trong suốt thời gian hoạt động ít nhất là bảy;2- Vốn điếu lệ của cóng ĩy được chia
thành nhiều phần bằng nhau gọi ỉà cổ phần. Giá trị mỗi cô phần gọi là mệnh giá
cổ phiếu. Mỗi cổ đông củ thể mua một hoặc nhiều cổ phiểu". Còn theo Luật

Doanh nghiệp nãm 1999 cônc tv cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: "a) Vốn điéu
lệ dược chia thành nhiều phàn bằníỊ nhau gọi là cô phàn; b) c ổ dông chì chịu
irách nhiệm vé nợ và các nghĩa vụ lài sản khác cùa doanh nghiệp trong phạm vi


sô vốn đã góp vào doanh nghiệp; c) Có đông có quy én tự do chuyển nhượng cổ
phần của mình cho người khác..." [Luật Doanh nghiệp, Điều 51].
Công ty cổ phần có nhiều điểm giống với công ty trách nhiệm hữu hạn được
ghi nhận ngay tại Điều 2, Luật Cóng ty nãm 1990 " Công ty trách nhiệm hữu hạn
và công ty cổ phần, gọi chung là công ty, là doanh nghiệp trong đó các thành
viên cùng góp vốn, cùng chia nhau lợi nhuận, cùng chịu lỗ tương ứng với phần
vốn góp và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi phần
vốn của mình góp vào công ty". Tuy nhiên, công ty trách nhiệm hữu hạn có nhiều
hạn chế hơn công ty cổ phần ở chỗ: công ty trách nhiệm có quy mô vốn nhỏ hơn,
số thành viên ít hơn và điều quan trọng là công ty trách nhiệm hữu hạn không
được phát hành cổ phiếu. Tương tự, công ty cổ phán có nhiều khác biệt so với
Hợp tác xã, Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tự chủ do những người lao động có nhu
cầu, lợi ích chung, tự nguyện cùng góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của
pháp luật để phát huy sức mạnh của tập thể và của từng xã viên nhằm giúp nhau
thực hiện có hiệu quả hơn các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và cải
thiện đời sống, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước [Luật Hợp tác xã,
Điều 1]. Công ty cổ phần là công ty có sự góp vốn của các cổ đông Việt Nam,
người nước ngoài cũng được quyền mua cổ phiếu trong mức hạn chế để góp vốn
đầu tư vào công ty cổ phần. Tuy nhiên, công ty cổ phần rất khác so với doanh
nghiệp có vốn nước ngoài. "Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài" gồm doanh
nghiệp liên doanh, doanh nshiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, trong đó Doanh
nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác thành lập
tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính phủ
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước ngoài hoặc lả
doanh nghiệp do doanh nghiệp có vốn đầu tu nước ngoài hợp tác với doanh

nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp liên doanh hợp lác với nhà đầu tư nước
ngoài trên cơ sở hợp đồns liên doanh; Doanh nshiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài
là doanh nghiệp do nhà đáu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn tại Việt Nam" [Luật
Đầu tư nước nsoài tại Việt Nam, Điều 2).

10


ở Việt Nam, cóng ty cổ phần được hình thành từ việc thành lập mới theo
Luật Doanh nghiệp hoặc Luật Công ty trước đây và theo phương thức cổ phần hoá
doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên cống ty cổ phần khống phải là doanh nghiệp
nhà nước theo sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp Nhà nước, "Doanh nghiệp
nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành lập và tổ chức quản
lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động công ích, nhằm thực hiện các mục tiêu
kinh tế- xã hội do Nhà nước giao" [Luật Doanh nghiệp Nhà nước, Điều 1].

1.1.2 Hình thành công ty cổ phần trong nén kinh tế thị trường
Công ty cổ phần ra đời từ cuối thế kỷ XVI ở các nước phát triển, đến nay đã
có lịch sử phát triển trên mấy trăm nãm. Công ty cổ phần là sự hình thành một
kiểu tổ chức doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nó khổng nằm trong ý
muốn chủ quan của bất cứ lực lượng nào mà là một quá trình kinh tế khách quan.
- Công ty cổ phần ấược hình thành do tác động của quy luật giá trị. Quá
trình xã hội hoá tư bản tăn 2 cườns tích tụ và tập trung tư bản ngày càng cao dẫn
đến cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà tư bản buộc họ phải tìm phương thức sản
xuất sao cho giá trị hàng hoá cá biệt của mình thấp hơn hoặc bằng mức giá trị
hàng hoá xã hội. Để tránh các tiêu cực trong canh tranh, các nhà tư bản nhỏ và
vừa phải tự tích tụ vốn để mở rộng quy mô sản xuất và hiện đại hoá trang thiết bị
nâng cao năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm. Đáy chính là nguyên nhân
hàng đầu thúc đẩy cônơ ty cổ phần ra đời.
- Công ty cổ phần được hình thành do sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Do sự phát triển của lực lượng sản xuất đòi hỏi vốn cố định ngày càng tăng, từng
nhà kinh doanh không thể đáp ứng được yêu cầu nên phải có sự liên minh góp
vốn để cùng nhau kinh doanh. Hơn nữa, do sự ra đời và phát triển của nền đại
công nghiệp cơ khí, của tiến bộ kv thuật cùn2 với sự đa dạng hoá của các ngành
nshề kinh doanh, để tìm kiếm đươc nhiéu lợi nhuán các nhà kinh doanh phải có
được số lượne vốn lớn, phán bổ kịp thời cho sản xuất, tao ra môt sản phẩm mới
cập nhãt, phù hợp với thị trườn£. Điều này đã thúc đẩy việc huy đống nguổn vón

11


từ công ty khác, các tổ chức kinh tế và trong dân cư. Từ đáv hình thành công tv
cổ phần.
- Do sự phát triển của phương thức sản xuất. Sản xuất phát triển với trình
độ kỹ thuật ngày càng cao dẫn đến cạnh tranh khốc liệt tạo ra rủi ro lớn trong
kinh doanh. Để giảm bớt rủi ro các nhà tư bản đã phải phân tán tư bản của mình
để tham gia vào nhiều tư bản khác biệt, tức là tham gia đầu tư vào nhiều neành,
nhiều lĩnh vực và nhiều công ty khác nhau. Với cách này, một mặt, các nhà tư bản
tìm cách chia sẻ thiệt hại cho nhiều người khi gặp rủi ro. Mặt khác, do cùng được
một số đông người cùng tham gia quản lý, tập trung được trítuệ củanhiều người,
công ty cổ phần hạn chế được rủi ro trong kinh doanh.
- Do sự phát triển mạnh mẽ của hoại động tài chính tín dụng, tạo động lực
thúc đẩy công ty cổ phần ra đời và phát triển. Trong nền kinh tế thị trường, tài
chính tín dụng có vai trò to lớn trong quá trình cạnh tranh, làm giảm đi chi phí
lưu thông và đẩy nhanh quá trình tái sản xuất. Tài chính tín dụng có vai trò làm
động lực thúc đẩy việc hình thành và phát triển các công ty cổ phần vì: Việc phát
hành cổ phiếu trong công ty cổ phần không thể thực hiện được nếu khống có thị
trường tiền tệ phát ưiển, nếu khỏng có doanh nghiệp và dân cư có nhu cầu sử
dụng vốn, tiền tộ trên thị trường. Hơn nữa, việc phát hành cổ phiếu chỉ được thực
hiện thồng qua hoạt động của ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng.


1.1.3 Đặc điểm của cóng ty cổ phần
Là một trong các hình thức tổ chức doanh nghiệptrong nền kinh tế thị
trường, công ty cổ phần có những đặc điểm sau:
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân. Pháp nhân là một khái niệm mà
pháp luật đưa ra nhằm giảm trách nhiệm cho người bỏ vốn kinh doanh. Ớ Việt ?
Nam, Bộ luật dân sự không định nghĩa pháp nhân mà chỉ đề ra các điều kiện để
trở thành một pháp nhân [Bộ luật Dán sự, Điều 94]. ở Mỹ, người ta định nghĩa
pháp nhán như là một thứ, một cái gì đó do luật pháp đặt ra, khống nhìn thấy
dược; tuy nhiên, nó có thể đi kiên hoặc cũng có thể bị người ta kiện. Hay nói theo
phap luật Việi Nam, pháp nhán dược nhãn danh mình mà tham gia các quan hệ
12


pháp luật một cách độc lập. Muốn vậy, pháp nhân phải có cơ cấu tổ chức chặt
chẽ, có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó. Pháp nhân có tính
chất quan trọng là nó tách ra khỏi những người đã bỏ tiền để lập nén nó. Các cổ
đông mua cổ phần của cống ty và diều này tạo nên nghĩa vụ của họ. Ngược lại, cổ
phần thể hiện cho quyền lợi của họ trong công ty.
- Tính hữu hạn của công ty cổ phần: Công ty cổ phần là loại hình doanh
nghiệp có nhiều chủ đồng sở hữu, các cổ đông chỉ có trách nhiệm pháp lý hữu
hạn trong phần góp vốn của mình, cổ đông góp vốn vào cống ty, được chia lợi
nhuận tương ứng với số vốn đó. Trong kinh doanh, nếu công ty vay tiền ở bên
ngoài hoặc cho người khác vay tiền, thì cổ đông cũng không bị ảnh hưởng.
Nhưng khi công ty làm ãn thua lỗ, cổ đông phải chịu lỗ theo phần vốn góp của
mình. Khi công ty giải thể hoặc phá sản, tài sản của công ty còn lại sau khi thanh
toán mọi nghĩa vụ với các chủ nợ, cổ đông cũng được chia theo phần vốn góp của
mình, trong trường hợp tài sản còn lại là các khoản nợ thì các cổ đông cũng phải 7
chia nhau gánh vác theo phần tương ứng của mình.
- Cơ cấu tổ chức và điều hành cỗng ty cổ phần: Do đặc điểm nhiều chủ sỏ

hữu, nên trong cổng ty cổ phần các cổ đông không thể trực tiếp điều hành và quản
lý công ty. ở mỗi nước khác nhau, số lượng cổ đông tối đa hay tối thiểu được quy
định khác nhau. Ví dụ ở Việt Nam trước đây, Luật Công ty quy đinh số thành
viên tối thiểu trong công tv cổ phần là bảy người, Luật Doanh nghiệp 1999 quy
định số thành viên tối thiểu là ba người. Vì số lượng cổ đồng nhiều, các cổ đông
khống thể trực tiếp thực hiện vai trò chủ sở hữu của mình nên phải thông qua tổ
chức đại diên làm nhiệm vụ trực tiếp quản lý công ty, bao gồm: Đại hội đồng cổ
đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc điều hành, Ban kiểm soát...
Công ty cổ phần tuy có vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế xã
hội, song không có nshĩa là nó khóng có những hạn chế như: Cổng ty cổ phần với
chế độ trách nhiêm hữu han đã đem lại những thuận lợi cho công ty, nhưng lại
chuyển bớt rủi ro cho các chù nợ. Cống ty cổ phần gồm đống đảo các cổ đống
tham gia, nhưng trons đó nhiều nírười khốn£ biết nhau và có sư tham cống ty ở
mức độ khác nhau, do đó mức đố ảnh hưởng của các cổ đống với công ty khống
13


giống nhau, điều này có thể dẫn đến việc lạm dụng, tranh chấp và phán hoá lợi
ích giữa các nhóm cổ đông khác nhau. Công ty cổ phần tuy có tổ chức chặt chẽ,
nhưng việc phân công về quyền lực và chức năng của từng bộ phận cho hoạt động
của công ty lại rất phức tạp. Công ty cổ phần là tổ chức có tính dân chủ cao phụ
thuộc vào tỷ lệ góp vốn, do đó quyền kiểm soát công ty trên thực tế vẫn ở trong
tay các cổ đông nhiều vốn. Việc khắc phục nhữns hạn chế này phụ thuộc vào
trình độ phát triển chung của nền kinh tế, trình độ dán trí, trình độ quản lý của cơ
quan quản lý Nhà nước, hệ thống pháp luật và chính trình độ, nàng lực của các
nhà quản lý doanh nghiệp.

1.1.4 Công ty cổ phần theo pháp luật của một số nước
Ở Pháp, công ty cổ phần ngoài việc tuân thủ Luật Thương mại còn được điều
chỉnh bởi Bộ luật Dân sự năm 1966 liên quan đến các công ty và còn chịu sự tác

động của Luật quy định điều kiện để các công ty phát hành chứng khoán. Theo
Luật này một công ty cổ phần ở Pháp phải có ít nhất 7 thành viên, vốn pháp định
tối thiểu là 250.000 FFr với công ty phát hành chứng khoán vốn pháp định là
1.500.000 FFr. ít nhất là 25% vốn phải được đóng góp ngay khi thành lập, số còn
lại được đóng trong vòng 5 năm tiếp theo. Mệnh giá mỗi cổ phiếu là 100 FFr. Các
cổ đông không bắt buộc phải là thương nhân, pháp nhân cũng có thể là cổ đông
của công ty.
ở Đức, tư cách pháp lý của công ty cổ phần được quy định bởi Luật Công ty
ban hành nãm 1892 và được sửa đổi năm 1980. Vốn pháp định tối thiểu là
100.000 DM. ít nhất là 1/4 giá trị đăng ký của mỗi cổ phiếu phải được đóng góp
ngav từ khi thành lập công ty. Tài khoản công ty phải được cóng bố hàng năm.
Các cổ phiếu của cống ty có thể được nhượng bán nhưng trong điều lệ của công
tv có thể đưa ra các quy định hạn chế việc chuyển nhượng và mua bán cổ phiếu.
Tai Anh, công ty cổ phần có tên gọi là công ty cóng cộng hay cỏng ty trách
nhiém hữu han theo cổ phần. Tư cách pháp lý cùa cống ty được quy định bởi Luât
Côn° ty ban hành nãm 1948, sửa đổi năm 1967.1976,1980 và 1981. Vốn pháp
14
i


định tối thiểu của công ty cổ phần ở Anh là 50.000 Bảng. Các cổ phần đều có thể
được chuyển nhượng trừ khi trong điều lệ công ty có quv định khác. Việc kiểm
tra tài khoản công ty do một nhóm chuyên gia đảm nhận. Hàng năm, nhóm nàv
soạn thảo các báo cáo về việc quản lý tài khoản của công ty.
ở Mỹ, mỗi bang đều áp dụng những điều luật riêng của bang mình về mức
vốn pháp định tối thiểu nhưng một số bang lại không quy định mức vốn tối thiểu.
Các cổ phiếu được tự do chuyển nhượng. Các cổ đông thiểu số được pháp luật bảo
vệ bởi nhiều biện pháp khác nhau. Tất cả các cổ đông đều có quyền kiểm tra tài
khoản của công ty.
Đối với Nhật Bản: Công ty cổ phần có tên gọi là Kabushiki Kaisha (Công ty

trách nhiệm hữu hạn cổ phần) tuân thủ Luật Thương mại Nhật Bản ban hành năm
1899. Bộ luật này đến nay đã qua 29 lần sửa đổi. Công ty cổ phần theo Luật này
phải đáp ứng điều kiện về vốn tối thiểu là 10 triệu yên và có ít nhất 7 thành viên
•sáng lập. Giá trị mỗi cổ phiếu ít nhất là 50.000 yên. Khi thành lập, các thành viên
phải góp ít nhất 25% vốn đăng ký.

1.2 Một sô vấn đề về vốn và sở hữu của công ty cổ phần
Khi nghiên cứu công ty cổ phần không thể không nghiên cứu vấn đề vốn và
sở hữu của công ty.
1.2.1 Khái niệm và tính chất của vốn
Vốn là số tiền mà công ty nắm trong tay trong suốt thời gian tổn tại để sản
xuất và kinh doanh. Khái niệm chung về vốn đã được nhiều ngành khoa học tiếp
cận. Có thể hiểu vốn của công ty cổ phần là giá trị của toàn bộ tài sản được đầu tư
vào hoạt động kinh doanh của công ty nhàm mục đích sinh lợi. v ề mặt pháp lý,
vốn được chia theo nguồn gốc tạo lập, do người sở hữu công ty góp vào hay do
công ty đứng ra vay. Luật của các nước Anh và Mỹ coi vốn là phương tiện để
công ty trả nợ. Chủ nợ cóns ty là có thể là ngân hàng, khách hàng, cơ quan
thuế... Như vậy vốn của cóng ty càng lớn thì rủi ro của các chủ nợ càng nhỏ. Một
chủ nợ nào đó định cho cỏne ty vay tiền, ho sẽ coi số vốn cùa cống ty như là một
trong những yếu tố để quyết định cho vay hay không và theo những điéu kiện
15


nào. ở Mỹ vốn được coi là nền tản2 cho uy tín của công ty. Vốn thay thế trách
nhiệm cá nhân của những nsười sở hữu công ty, những người nắm cổ phiếu công

ở Việt Nam, trong thời kỳ kinh tế bao cấp, vốn của các xí nghiệp quốc
doanh do Nhà nước cung cấp. Thời kỳ đó vốn được coi như là số tiền do người
khác đưa cho mình dùng, nên một thời gian láu dài chúng ta không quan tâm đến
việc doanh nghiệp có trả nợ được hay không và do đó không có những tiêu chuẩn

tài chính để đánh giá các doanh nghiệp.
Từ sau những năm 90 (thế kỷ XX), khu vực kinh tế tư nhân được thiết lập
nhưng những khái niệm về vốn vẫn chưa thực sụ được thay đổi. Luật Công ty
1990 quy đinh vốn pháp định cho mọi ngành nghề kinh doanh và coi đó như là
một điều kiện để kinh doanh. Các nhà đầu tư khi thành lập công ty phải gừi một
khoản vốn theo luậĩ đinh vào ngân hàng, để ngân hàng cấp cho một giấy xác
nhận, khi đó mái có thể hoàn tất được thủ tục thành lập. Theo đó, vốn thời kỳ này
được coi là phươnơ tiện để kinh doanh. Tuy nhiên, Luật Công ty với những quy
định về vốn này đã không tạo điều kiện cho dòng vốn quay vòng và sinh sôi nảy
nở. Luật Doanh nghiệp 1999 đã bãi bỏ quy định về vốn pháp định, ngoại trừ một
số ngành nghề quan trọng, nhà đầu tư khi thành lập doanh nghiệp không bị hạn
chế bởi các quy chế về vốn pháp đinh.

1.2.2 Cấu trúc vốn của công ty cổ phần
Cổng ty cổ phần là loại công ty đối vốn, nên các quy định về cấu trúc vốn
của công ty có ý nghĩa đặc biệt quan ưọng. Vốn của công ty cổ phần là một chỉnh
thể bao gồm các bộ phận cấu thành có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau.
Cáu trúc vốn của cống ty cổ phần được xem xét từ hai phương diện dựa trên căn
cứ xác định cơ cấu vốn hay càn cứ phán loại vốn.
Thứ nhất, căn cứ ĩrén công dụnu kinh lê và tính chất luân chuyên cùa ĩài
sản, vốn cùa cônọ rv cổ phần được chia thành: Vốn có' định (là vốn được biểu
hiện bẳnọ liền của loàn DỘ lài sàn cố định); Vốn lưu động (là vón dược biểu hiện
bằng lỉén cùa loàr. bộ lài sản lưu dộng vù lài san lưu ihủnạ); Vốn đấu tư lài chính
16


(là vốn được đầu tư dài hạn ra bên ngoài nhằm mục đích lợi nhuận). Về phương
diện này, cơ cấu vốn của cống ty cổ phần do công ty tự quyết định phù hợp với
ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh của mình. Pháp luật chỉ quy định một số ràng
buộc như: Trích khấu hao tài sản cố định, quản lý chi phí sản xuất kinh doanh,

quản lý thu nhập, trích nộp các loại quĩ...để đảm bảo nghĩa vụ nộp thuế và các
nghĩa vụ tài chính khác của công ty cổ phần đối với Nhà nước.
Thứ hai, căn cứ vào nguồn hình thành vốn, vốn của công ry cổ phần được
chia thành: Vốn chủ sở hữu và Vốn tín dụng (hay vốn vay)
- Vốn chủ sở hữu là chỉ số kinh tế phản ánh khả năng tài chính thực sự của
công ty cổ phần, được hình thành từ nguồn đóng góp của các cổ đông sáng lập và
tiền mua cổ phiếu phát hành lần đầu của các cổ đông. Vốn chủ sở hữu của công
ty cổ phần chủ yếu là vốn điều lệ, nó thể hiện những nét đặc trưng nhất trong cấu
trúc vốn nói chung của công ty cổ phần và thể hiện bản chất của loại hình công ty
này. Vốn điều lệ của công ty cổ phần là vốn do tất cả các cổ đống góp và được
ghi vào Điều lệ công ty. Vốn điều lệ của công ty cổ phần phải được chia thành
những phần nhỏ nhất có giá trị bằng nhau gọi là cổ phần. Pháp luật không hạn
chế mỗi cổ đống được mua tối đa bao nhiêu phần trăm vốn điều lệ của công ty,
tuy nhiên điều lệ công ty có thể quy đinh giới hạn này. Vốn điều lệ của công ty
cổ phần có thể bao gồm nhiều loại cổ phần với những tính chất pháp lý khác nhau
như: cổ phần phổ thống, cổ phần ưu đãi biểu quyết, cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ
phần ưu đãi hoàn lại... Hơn nữa, trong quá trình hoạt động, nếu cần thiết, công ty
cổ phần có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ tùy theo nhu cầu sản xuất kinh doanh
và cơ cấu tổ chức của công ty. Vốn điều lệ của công ty cổ phần được tăng khi
công ty, thông qua quyết định của Đại hội đổng cổ đông (những người sở hữu
công ty), phát hành thêm cổ phiếu, bán thêm cổ phần cho các cổ đông hoặc các
cổ đóng mới. Tucmg tự, vốn điều lệ có thể giảm khi công ty mua lại cổ phiếu của
các cổ đồn.2 mà khôns có nhu cầu tăns thêm vốn diều lê.
Trons quá trình hoat độnc,, côn£ tỵ cổ phẩn có quyền phát hành chứng
khoán ra côns chúng để huy động vốn. Theo cách hiểu thống thường, chứng
khoán có nghía là_hầqg chứng, chứng nhận về quyền sờ hữu. Ngày nay, chứng
THƯ VI EN

lĩRUỜNGĐAIHOCl'WHÀNỘI


W ằ

27


khoán được hiểu rộng hơn, là mọi loại sản phẩm tài chính có thể chuyển nhượng
được bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu và các sản phẩm của thị trường tiền tệ ngắn
hạn như kỳ phiếu, túi phiếu... Theo Nghị định 48/1998/NĐ-CP về Chứng khoán
và Thị trường chứng khoán, chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác
nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản
hoặc vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán bao gồm: cổ phiếu, trái phiếu,
chứng chỉ quỹ đầu tư, các loại chứng khoán khác.
Cơ cấu vốn chủ sở hữu rất đa dạng, nên công ty cổ phần có thể thiết lập cơ
chế góp vốn linh hoạt, đáp ứng được những nguyện vọng, yêu cầu khác nhau của
các nhà đầu tư. Nhà đầu tư có thể lựa chọn cách thức góp vốn phù hợp với điều
kiện cụ thể và nhu cầu lợi ích của mình. Mặt khác, tính tự do chuyển nhượng của
các cổ phần đã quy đinh cấu trúc "vốn mở" của công ty cổ phần. Với cấu trúc
này, vốn công ty có thể dễ dàng xã hội hoá, cơ cấu cổ đông có thể thay đổi uyển
chuyển, linh hoạt mà không ảnh hưởng đến sự tồn tại của công ty. Điều này là cơ
sỏ cho việc hình thành thị trường vốn và thị trường chứng khoán.
- Vốn tín dụng (vốn vay) là các khoản vốn mà công ty cổ phần đi vay ngán
hàng, vay các tổ chức hoặc cá nhân khác hoặc phát hành trái phiếu. Dưới góc độ
tài chính, vốn vay được coi là khoản nợ của công ty và được hạch toán vào tài sản
nợ, vì vậy vốn vay không phản ánh khả năng tài chính thực sự của công ty cổ
phần. Tuy nhiên, về mặt pháp luật, quan hệ vay vốn là quan hộ vay tài sản, do vậy
vốn vav thuộc quyền chiếm hữu, sử dụng và đinh đoạt của công ty, nên là vốn của
công ty.
Trong các nguồn vốn vay của công ty cổ phần, nguồn vay từ việc phát hành
trái phiếu là rất quan trọng và thể hiện rõ ưu thế của công ty cổ phần so với các
loại hình doanh nghiệp khác. Tuy nhiên ván đề phát hành trái phiếu của công ty

cổ phần hiện nay chưa được nhiều cống ty quan tâm, bởi các quy định pháp luật
về vấn đề này còn chưa rõ ràng, cu thể.
- Tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay là cơ sở quan trọng để phán tích tài
chính công ty, nó được gọi là chỉ số "khả nãns cán đối vốn", về lý thuyết, khi cán
thém vốn, căn cứ trẽn số vốn và nợ hiên có, cóns ty có thể quyết định sẽ gọi thêm
18


bao nhiêu vốn hoặc đi vay thêm bao nhiéu. Nếu số vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ
nhỏ trong tổng sô vốn thì rủi ro trong kinh doanh cao và rủi ro này sẽ được chủ nợ
gánh chịu. Việc tăns vốn thông aua vay nợ vẫn đảm bảo cho các cổ đông duy trì
quyền kiểm soát công ty, trong khi đó nếu cổng ty thu được lợi nhuận từ vốn vay
lớn hơn tiền lãi phải trả cho vốn vay thì lợi nhuận của các cổ đông sẽ tăng. Tuv
nhiên, nếu tỷ lệ nợ quá cao, công ty sẽ dễ bị lâm vào tình trạng mất khả năng
thanh toán. Điều này sẽ dẫn đến việc công ty thiếu nợ trầm trọng và buộc phải
phá sản.
Như vậy, có thể thấy, công ty cổ phần có cơ cấu vốn hết sức linh hoạt. Nếu
như công ty trách nhiệm hữu hạn chỉ có thể huy động vốn bằng cách đi vay ngân
hàng hoặc cá nhân, tổ chức khác, hoặc phát hành trái phiếu, thì đối với công ty cổ
phần ngoài hai cách thức này, còn có thể phát hành thêm cổ phần hay còn gọi là
phát hành thêm chứng khoán.

1.2.3 Cổ phần và cổ phiếu
Như trên đã nêu, cổ phần của công ty cổ phần là phần chia nhỏ nhất vốn
điêu lệ công ty, được thể hiện dưới hình thức cổ phiếu. Luật Doanh nghiệp 1999,
cổ phiếu được quy định: "Chứng chỉ do cống ty cổ phần phát hành hoặc bút toán
ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phần của công ty đó gọi là cổ
phiếu. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. cổ phiếu phải có các nội dung
chủ vếu sau đây: Tên, trụ sở công ty; Số và neày cấp Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh; Số lượng cổ phần và loại cổ phần; Mệnh giá mỗi cổ phẩn và tổng

mệnh giá số cổ phần ghi trên cổ phiếu; Tên cổ đông đối với cổ phiếu có ghi tên...
Giá trị mỗi cổ phần eọi là mệnh giá cổ phiếu. Mệnh giá cổ phiếu và giá của cổ
phiếu khác nhau. Mệnh giá cổ phiếu là giá trị của cổ phiếu khi công ty cổ phần
phát hành cổ phiếu. Còn giá trị của cổ phiếu là giá tăng thêm hoặc giảm đi khi cổ
phiếu được đưa ra thị trường giao dịch, hoặc trong quá trình côns ty sản xuất kinh
doanh. Giá của cổ phiếu khóns phải do công ty mà do thị trường quyết định
nhưng cũne chịu sư ảnh hườns của kết quà sản xuất kinh doanh của công ty. Ví
du. công ty cổ phán Công ncht' thông tin EIS (có trụ sờ tại 123 Trương Định,
19


quận 3, thành phô' Hồ Chí Minh), tại kỳ họp lần thứ n, tháng 4/2002, Đại hội
đổng cổ đông công ty đã quyết định phát hành thêm 100.000 cổ phiếu để tăng
vốn cống ty từ 40 tỷ đồng lên 50 tỷ đồng trong nãm tài chính 2003. Mệnh giá của
mỗi cổ phiếu được phát hành là 100.000 đồng, nhưng sau khi tính toán và xem
xét đến khả năng sinh lời của hoạt động kinh doanh mà công ty đang và sắp tiến
hành, công ty đã phát hành rộng rãi cho các nhà đầu tư là cá nhân và tổ chức
trong và ngoài nước với giá 400.000 đồng/cổ phiếu, tăng gấp 4 lần so với mệnh
giá hiện tại và tăng gấp 8 lần so với lần phát hành đầu tiên. Mặc dù với giá tăng
gấp 4 lần, công ty EIS đã phát hành đủ số cổ phần cần phát hành.
Việc phát hành cổ phiếu của công ty cổ phần: Cóng ty cổ phần phát hành cổ
phiếu theo hai hình thức: Phát hành lần đầu và phát hành mói. Cồng ty phát hành
cổ phần lần đầu khi thành lập công ty. Khi phát hành cổ phiếu, cống ty muốn bán
bao nhiêu và bán trong thời hạn nào do Điều lệ công ty quyết định. Việc định giá
cổ phiếu và số lượng cổ phiếu chào bán hết sức quan trọng, vì nó liên quan đến
giá trị của cống ty và quyền lợi của các cổ đông. Nếu công ty phát hành ít cổ
phiếu mà cổ phiếu có mệnh giá cao, khi giá trị cổ phiếu có mức biến động lớn thì
sẽ rất khó khàn cho việc chuyển nhượng. Ngược lại nếu công ty phát hành quá
nhiều cổ phiếu với mệnh giá rất thấp thì việc chuyển nhượng cổ phiếu sẽ rất dễ
dàng làm cho công ty khó kiểm soát được việc chuyển nhượng, đồng thời khó

quản lý được hết các cổ đông nắm giữ. Không phải công ty cổ phần nào cũng bắt
buộc và sẽ chào bán cổ phần hoặc chứng khoán ra công chúng, nhưng công ty cổ
phần nào cũng có thể làm được như vậy. ở Mỹ, nhiều công ty phát hành cổ phiếu
không ghi mệnh giá. Họ chỉ ghi vào sổ sách công ty số vốn công ty khai và để thị
trường định giá trị của cổ phần, vì họ cho ràn 2 dù có ghi cho cổ phiếu một mệnh
giá nào đó, thì khi được bán trên thị trường chưa chắc giá đó vẫn được giữ
nguyên.
Có rất nhiéu vấn đề liên quan đến cổ phiếu nhu bản chất, đặc tính và các
thuộc tính của cổ phiếu. Nhưng trong khuõn khổ luận vãn này, tác giả khống
muốn đi sãu phán tích mà chỉ muốn đề cập ở mức khái quát.

20


1.2.4 Trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán khác
Trái phiếu, là hình thức vay nợ trong đó người đi vay phát hành một chứng
chỉ với lãi suất nhất định và bảo đảm thanh toán vào một thời gian nhất định trong
tương lai. Trái phiếu do công ty cổ phần phát hành là chứng chỉ nhận nợ của cống
ty, cũng là một loại vốn của công ty cổ phần. Người sở hữu trái phiếu là trái chủ
hay chủ nợ của công ty. Khác với cổ phiếu, trái phiếu của công ty cổ phần chỉ
được phát hành sau khi công ty đã được thành lập và đi vào hoạt động. Đối với
chủ sở hữu trái phiếu, trái phiếu do công ty cổ phần phát hành có độ rủi ro thấp
hơn so với cổ phiếu vì lợi tức thường không thay đổi, không phụ thuộc vào kết
quả sản xuất kinh doanh của công ty phát hành (trừ trái phiếu tham dự chia phần).
Tuy nhiên, người sở hữu trái phiếu không được quyền tham gia vào Đại hội đồng
cổ đông, không được quyền bỏ phiếu quyết định các vấn đề của công ty. Một lợi
thế hơn các chủ sở hữu cổ phiếu, chủ sở hữu trái phiếu được công ty thanh toán cả
gốc và lãi trước các cổ đông của công ty, khi công ty giải thể hoặc phá sản. Nsoài
ra, trái phiếu luôn có kỳ hạn, nên chủ sở hữu được hoàn lại gốc khi đáo hạn mà
không tiếp tục đầu tư nữa. Đối với công ty cổ phần, trái phiếu có thể phát hành là:

Trái phiếu có thế chấp, trái phiếu không thế chấp, trái phiếu có thể chuyển đổi,
trái phiếu dự phần, trái phiếu có kèm theo giấy bảo đảm, trái phiếu có thể thu hồi.
Chứng chỉ quỹ đầu tư, là sự xác nhận của công ty quản lý quỹ đối vói phần
vốn mà người đầu tư đã đầu tư vào quỹ nhằm mục đích kinh doanh chứng khoán
để kiếm lời. Về bản chất, chứng chỉ quỹ đầu tư thể hiện quyền tài sản của người
sở hữu chúng với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. Tuy nhiên việc sở hữu
chứng chỉ đầu tư không làm cho người sở hữu nó ưở thành chủ sở hữu đối với tổ
chức phát hành. N^ười đầu tư được hưởng lợi từ hoạt động của quỹ chứ khống
trực tiếp thực hiện các quyền và nghĩa vụ đối với tài sản trong danh mục quỹ. Hơn
nữa, việc phát hành chứng chỉ không làm tăng thêm vốn của tổ chức phát hành,
mà chỉ làm tăng thêm vốn của quỹ được sừ dụng cho việc đầu tư. Người sờ hữu
chứng chỉ khống phải là thành viên của quỹ. Chứng chỉ quỹ đầu tu chỉ trở thành
vổn của cống ty cổ phẩn khi công ty tham gia đầu tu vào các quỹ đáu tư. Cóng tv

21


cổ phần nêu không phải là tổ chức hoạt động với chức nàng quản lý quỹ đầu tư thì
không được phát hành chứng chỉ đầu tư.
Chứng khoán khác, được nhắc đến như Giấy bảo đảm quyền mua cổ phiếu
- là loại chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành cho các cổ đông của công ty shi
nhận quyền được mua cổ phiếu mới của công ty với một số lượng nhất đinh theo
tỷ lộ vốn góp cùng một thời gian nhất đinh với giá thấp hơn giá thị trường hiện
hành. Nếu cổ đông của công ty không thực hiện quyền mua hoặc quyền đặt trước
thì họ có thể chuyển nhượng. Chứng khế- do công ty cổ phần phát hành cùng với
trái phiếu hoặc cổ phiếu ưu đãi giúp cho người sở hữu có quyền chuyển những
chứng khoán trên sang cổ phiếu thường trong khoảng thời gian nhất đinh theo
một giá nhất định. Thông thường giá này cao hơn giá hiện hành của cổ phiếu
thường của công ty đó.


1.2.5

Sự chi phối của vốn và sở hữu đối với việc quản lý và điều hành

công ty cổ phần
Góp vốn vào công ty cổ phần là việc các cổ đông sáng lập và cổ đông khác
đưa tài sản vào công ty để trở thành chủ sở hữu công ty. Khi cỏng ty được thành
lập chính thức, phát sinh mối quan hộ pháp lý giữa công ty và các thành viên.
Trong mối quan hệ này, thành viên có nghĩa vụ góp vốn và góp vốn như cam kết
vào công ty, để số vốn góp được chuyển thành vốn chủ sở hữu công ty. Khi đó
các thành viên công ty trở thành chủ sở hữu công ty. Họ có đầy đủ các quyền
năng của chủ sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt đối với
công ty. Thực tế, thì chỉ những cổ đông thực sự nắm quyền chi phối, kiểm soát,
điều hành tuyệt đối theo điều lệ cống ty mới có thể được coi là chủ sở hữu công
ty. Quyền sỏ' hữu công ty của các cổ đống công ty cổ phần được thể hiện ở việc:
Quản lý vốn của các doanh nghiệp và diều quan ưọng là giao cho ai quản lý. ổ
các nước phát triển, việc quản lý vốn được giao cho nsười có lợi ích khi giao dịch
với doanh nghiệp.
ở những nước phát triển, có hai loai cơ cấu sờ hữu công ty: là tãp trung và
phán lán. Cơ cáu sở hữu tập tru ne chù vêu được áp dụng trong cống ty cổ phán.
22


theo đó quyền sở hữu và quyén kiểm soát được tập trung trong tay của mội số ít
cá nhân, gia đình, nhà quản lý, giám đốc, công ty mẹ, ngân hàng hoặc các cônc ty
tài chính. Vì các cá nhân hay nhóm người này thường quản lý, kiểm soát hoặc có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách thức quản lý một công ty, nên họ được gọi là
những người quản lý nội bộ hay còn gọi là những người bên trong.
Cơ cấu sở hữu phân tán trong công ty cổ phần là khi từng người một trong số
nhiều chủ sở hữu nắm giữ một số lượng nhỏ cổ phần của công ty. Các cổ đống

nhỏ không có nhiều động cơ khuyến khích để giám sát chật chẽ hoạt động của
một công ty và không có ý đinh tham gia vào các quyết đinh hoặc chính sách
quản lý công ty, nên họ được gọi là những người quản lý bên ngoài.
Công ty cổ phần có tài sản tách bạch vói các cổ đông công ty. Quyền sở hữu
tài sản độc lập là cơ sở pháp lý để công ty tự chủ hoạt động kinh doanh và thực
hiện chế độ ưách nhiệm hữu hạn. Việc thực hiện quyền sở hữu công ty cổ phần
thể hiện ở:
- Chịu sự chi phối, kiểm soát của chủ sở hữu công ty thông qua Điều lệ
hoặc quy chế nội bộ của công ty.
- Theo cư chế phán bổ quyển lực ứiông qua bộ máy các cơ quan quản lý
điều hành công ty.
Đối với các loại hình công ty có góp vốn, ai góp vốn đều có quyền điều hành
công ty. Cách này gọi là cùng quản lý công ty. Ở công ty cổ phần, vì là pháp nhân
có sự tách biệt giữa công ty và cổ đông, nên tron2 công ty cũng có sự tách bạch
giữa việc quản lý công ty với việc sở hữu nó. Đối với công ty cổ phần, cổ đóng
không trực tiếp kiểm soát hoat động hàng ngày của công ty, mà chỉ có quyền bổ
nhiệm những người sẽ dại diện cho họ vào một tổ chức nằm trong công ty gọi là
Hội đổng quản trị, cùng bàn bạc và xem xét những thay đổi quan ưọng của công
ty như ván đề vốn, tổ chức và hoạt động của cống ty. Công ty cổ phần vì có nhièu
cổ đôn£. nên cổ đóng chỉ nấm ít quyền để cống ty có thể hoạt động một cách hiéu
quả nhất. Thưc tế cổ đôní: khõnc thực hiện quvền quyết định trên tất ca các ván
đé của cống ty, trừ nhữníi ván đè quan trọng.

23


Có thể nói việc quản lý và điều hành công ty cổ phần hoàn toàn chịu sự chi
phối của vấn đề vốn và sở hữu cóng ty. Bởi lẽ, trước hết quyền, trách nhiệm và lợi
ích của mỏi chủ sở hữu công tv phụ thuộc vào số lượng cổ phiếu của họ trons
cồng ty. Cổ đông nắm được số lượng cổ phiếu khống chế thì có thể nắm được

quyền chi phối hoạt động của công ty. Một số nước quy đinh tỷ lệ nhất đinh số cổ
phiếu phải nấm giữ của những người muốn tham gia quản lý và điều hành công
ty. Ngoài ra, chỉ những neười đạt được số phiếu bầu theo quv đinh của luật pháp
hoặc Điều lộ công ty mới được tham gia vào hoạt động quản lý điều hành cống ty.
ở Nhật, Đại hội cổ đông họp bầu ra Ban giám đốc, thành viên ban này được bầu
khi đạt ít nhất 1/3 số phiếu của cổ đông tham dự đại hội. Thông thường, chỉ có
các cổ đông đại diện cho một tỷ lệ cổ phiếu (theo quy định của từng nước), mới
được ứng cử hoặc đề cử người để bầu vào thành viên Hội đồng quản trị. Luật
Doanh nghiệp 1999 quy định, cổ đông hoặc nhóm cổ đông đại diện cho 10% vốn
(hoặc tỷ lệ khác theo Điều lộ) được quyền cử người vào Hội đồng quản trị. Thành
viên Hội đồng quản trị đương nhiên là những người, ngoài việc phải đáp ứng các
điều kiện về trình độ năng lực, họ phải đáp ứng cả điều kiện về số lượng cổ phiếu
nắm giữ. Khi thành viên Hội đồng quản trị, vì lý do nào đó bị giảm số cổ phiếu
nắm giữ, có thể do chuyển nhượng hoặc do đại diện cho nhữns cổ đông nắm giữ
cổ phiếu khác, mà các cổ phiếu của các cổ đông này bị chuyển nhượng ngoài ý
muốn của họ, thì họ sẽ mất quyền chi phối và mất sự ảnh hưởng trong Hội đồng
quản trị, thậm chí còn bị bãi miễn chức vụ thành viên Hội đồng quản trị Trong
công ty, quyền quyết đinh về hướng di chung của công ty được giao cho Hội
đồng quản trị. Điều hành công việc hàng ngày của công ty được giao cho Ban
giám đốc và trưởng các phòng ban. Pháp luật quy định những ràng buộc giữa cổ
đóng và nhũng ngưòi được cổ đống uỷ quvền quản lý công ty.

1.3 Khái quát về mỏ hình quản lý điều hành của cóng ty cổ phần
1.3.1 Khái niệm về quản lý và tổ chức quản lý
Tronc hơn hai thập kỷ qua, một ỉoat các sư kiên xảy ra, đã đăt các vấn đế
quan lý cốne ty lén vị trí quan tám hànc đẩu của cà cộng đóns quốc tế. Gán đáy.
24



×