Tải bản đầy đủ (.doc) (133 trang)

Luận văn Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Hoang thai của Dorota Terskosska

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (443.48 KB, 133 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
TRƯƠNG

HOÀNG THỊ HUYỀN

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT
“HOANG THAI” CỦA DOROTA TERAKOWSKA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Hà Nội, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

HOÀNG THỊ HUYỀN

NGHỆ THUẬT TỰ SỰ TRONG TIỂU THUYẾT
“HOANG THAI” CỦA DOROTA TERAKOWSKA
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC NƯỚC NGOÀI
MÃ SỐ: 60.22.02.45

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Đỗ Hải Phong

Hà Nội, 2016
2



Lời cảm ơn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS Đỗ Hải
Phong – người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy giáo, cô giáo Khoa Ngữ
văn, Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạo điều
kiện thuận lợi trong quá trình tôi học tập tại trường.
Tôi cũng chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động
viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu vừa qua.
Hà Nội, tháng 6 năm 2016
Tác giả

Hoàng Thị Huyền

3


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề.............................................................................................4
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu..................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................13
5. Đóng góp mới của luận văn.........................................................................13
6. Cấu trúc của luận văn..................................................................................13
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHÂN VẬT TỰ SỰ...............................................................14
1.1. Tự sự về những người mẹ......................................................................15

1.1.1. Những người mẹ bất mãn............................................................15
1.1.1.1. Maria........................................................................................16
1.1.1.2. Teresa.......................................................................................18
1.1.2. Người mẹ có khát vọng, lý tưởng ..............................................25
1.2.2.1. Irena.........................................................................................25
1.2.2.2. Ewa...........................................................................................28
1.2. Tự sự về những người cha.....................................................................38
1.2.1. Ông đội mũ – cái bóng vô hình...................................................39
1.2.2. Ignacy – áp đặt, hà khắc..............................................................40
1.2.3. Jan – âm thầm, lặng lẽ.................................................................41
1.2.4. Ba người đàn ông hiếp dâm – ích kỷ, vô trách nhiệm................47
1.3. Tự sự về những đứa trẻ..........................................................................51
1.2.1. Tự sự về đứa trẻ đã ra đời...........................................................51
1.2.1. Tự sự về cái Thai.........................................................................56
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN – THỜI GIAN TỰ SỰ................................63

4


2.1. Không gian..............................................................................................63
2.1.1. Không gian yên bình, lý tưởng ...................................................64
2.1.2. Không gian hỗn độn, bất an........................................................70
2.2. Thời gian..................................................................................................78
2.2.1. Thời gian tuyến tính và thời gian tuần hoàn...............................78
2.2.2. Thời gian đồng hiện....................................................................85
CHƯƠNG 3: TỔ CHỨC TRUYỆN KỂ......................................................93
3.1. Diễn trình truyện kể...............................................................................93
3.1.1. Diễn trình sự kiện thực tại...........................................................94
3.1.2. Diễn trình sự kiện hồi tưởng.......................................................97
3.2. Những môt típ Kinh Thánh trong truyện kể về thực tại đương đại109

3.2.1. Mô típ thiên đường bị đánh mất................................................110
3.2.2. Mô típ Giáng sinh.....................................................................113
KẾT LUẬN..................................................................................................122
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................125

5


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Ba Lan là một quốc gia đất không rộng, người không đông ở Trung Âu,
nhưng đóng góp của đất nước này cho nền văn minh nhân loại hoàn toàn không
nhỏ. Đặc biệt, hơn một thế kỉ gần đây, nền văn học đã đạt được những thành
tựu rực rỡ, với bốn nhà văn, nhà thơ đạt giải Nobel. Đó là các nhà văn Henryk
(Nobel 1905), Wladyslaw Reymont (Nobel 1924); các nhà thơ: Czeslaw
Milosz (Nobel 1980), Wislawa Szymborska (Nobel 1996). Ngày nay, văn học
Ba Lan nở rộ với các tác giả nữ và tác phẩm của họ đã chiếm được lòng mến
mộ của độc giả Việt Nam, trong đó có nữ văn sĩ nổi tiếng của văn học Ba Lan
đương đại Dorota Terakowska.
Dorota Terakowska, nữ nhà văn, nhà báo, sinh ngày 30 tháng 8 năm 1938
tại Krakow, tốt nghiệp Khoa xã hội học Đại học Tổng hợp Jagielonski Krakow.
Bà nhiều năm là biên tập viên của báo Gazeta Krakowska, tạp chí Przekrój, là
người đồng sáng lập báo Czas Krakowski. Những tác phẩm văn học chính của
bà: Con gái của những mụ phù thủy (được đưa vào Danh sách những cuốn
sách hay toàn thế giới – Jan Christian Andersen, Giải thưởng của Ủy ban Ba
Lan Hội đồng thế giới sách IBBY 1992), Chúa tể Lewaw (được xếp vào danh
sách 10 cuốn sách vàng những năm 80 dành cho trẻ em, là sách đọc cho lớp
VI), Tấm gương Ngài Gryms (best-seller, được tặng giải thưởng Maly Dong,
trong cuộc thi Best-seller 1995), Nỗi cô đơn của các thần linh (được công nhận
là “cuốn sách của năm 1998”, Giải thưởng của Ủy ban Ba Lan IBBY, Giải

thưởng của tạp chí Sách mới xuất bản), Nơi thiên thần giáng thế (“ Cuốn sách
hay nhất 1999”, Giải thưởng của Ủy ban Ba Lan IBBY), Con nhộng (bestseller năm 2001), Ở xứ Mèo, Chuyến du ngoạn điên rồ của bà Brygida trong
thành Krakow, Gia đình, Con người là một địa chỉ tốt, Ngày và đêm của mụ
phù thủy… Trong các tác phẩm văn học của mình bà thường được đề cập đến

1


những vấn đề hóc búa của con người hiện đại và cuộc sống hiện đại, những
thân phận trớ trêu, cuộc đời của những người bị ruồng bỏ, ốm yếu, tật nguyền.
Bà dồn nhiều tâm huyết cho mảng đề tài thanh thiếu niên. Năm 2002 bà được
tặng Giải thưởng của Tổng thống Cộng hòa Ba Lan về sự nghiệp sáng tác và
hoạt động nghệ thuật dành cho thanh thiếu niên.
Nhà văn Dorota Terakowska trở nên quen thuộc với độc giả Việt Nam qua
hai tiểu thuyết Hoang thai ra đời năm 2001 và Quà của chúa ra đời năm 2009,
do dịch giả Lê Bá Thự dịch. Đây là hai tác phẩm mà sức nóng của nó vẫn
không hề giảm cả với xã hội Ba Lan và Việt Nam, bởi đó là hai tiểu thuyết vô
cùng hấp dẫn không chỉ trong nội dung, cách kể mà qua đó, tác giả đặt ra vấn
đề nóng hổi của thời đại. Quà của chúa viết về cuộc sống của một em bé bị
bệnh đao, thiểu năng trí tuệ, được coi là cuốn sách đầu tiên trên thế giới viết về
bệnh đao hấp dẫn như vậy, cũng là một trong những cuốn tiểu thuyết được
đánh giá hay nhất của thập niên cuối thế kỷ XX đầu thế kỉ XXI. Tác phẩm nói
lên khát vọng của con người muốn vươn lên làm chủ số phận của mình, chứa
đựng đầy tính nhân văn cao đẹp gây xúc động lòng người. Hoang thai viết về
tâm lý của một cô gái mới lớn khát khao đổi đời, chẳng may dại dột bị chửa
hoang nhưng cô có cách xử lý khác thường. Nếu như Quà của chúa gần gũi với
tâm lý của vợ chồng trẻ thì Hoang thai lại rất gần gũi với tâm lý của các bạn
trẻ, đặc biệt là các bạn nữ ở tuổi mười tám, đôi mươi, lứa tuổi chập chững bước
vào đời với bao nỗi niềm, ước mơ, kì vọng và cách đương đầu với những sự cố
trong đời để vươn lên.

Với tất cả sự độc đáo đó, đề tài giới thiệu với độc giả Việt Nam một cây bút
Ba Lan nổi tiếng, nữ nhà văn Dorota Terakowska, đồng thời tạo cơ hội để bạn
đọc khám phá bức tranh toàn cảnh nền văn học Ba Lan đương đại vô cùng sôi
động và hấp dẫn.

1


1.2. Tác phẩm Hoang thai, có tên tiếng Ba Lan “Ono” (Nó), ra đời trong
một bối cảnh đặc biệt, câu chuyện mà tiểu thuyết đề cập đến vừa mới xảy ra
cách đây không lâu, cụ thể là trong năm đầu tiên của thế kỉ này, năm 2001, tại
một thị trấn nghèo ở phía Nam Ba Lan. Tác phẩm mang hơi thở của cuộc sống,
với rất nhiều tình tiết mang tính thời sự, là những vấn đề của cuộc sống đương
đại, “là những đề tài nóng hổi như khoai tây vừa nướng”. Tiểu thuyết ngay lập
tức gây chấn động dư luận bạn đọc Ba Lan và được đánh giá là tiểu thuyết năm
sao.
Đọc tác phẩm, mỗi nhân vật đều gợi cho người đọc nỗi trăn trở, day dứt
khôn nguôi. Câu chuyện trở nên gần gũi và dễ dàng được bạn đọc đương thời
tiếp nhận bởi vấn đề mà tác phẩm đặt ra đi thẳng vào xã hội đương đại. Đặc
biệt, những vấn đề đó đang xảy ra với xã hội Việt Nam khiến mỗi người đều
phải suy nghĩ. Câu chuyện đánh trúng tâm lý của giới trẻ mơ ước đổi đời,
muốn rời bỏ phố nghèo tỉnh lẻ lên các thành phố lớn. Những vấn đề gần gũi
với đời sống chúng ta đã được đề cập đến, hầu như đều có thể có trong mỗi gia
đình, mỗi nếp nhà, mỗi con người, mỗi làng quê, thị thành. Hoang thai đòi hỏi
mỗi người chúng ta phải tự trả lời câu hỏi: Chỗ đứng của chúng ta trong thế
giới này ở đâu? Hạnh phúc là gì? Tưởng như đơn giản nhưng đó là vấn đề có ý
nghĩa muôn thưở mà nhân loại vẫn đang đi tìm kiếm để thấy giá trị đích thực
của cuộc sống. Vấn đề mà tiểu thuyết đặt ra thực sự có ý nghĩa thức tỉnh với
con người.
Tiểu thuyết không chỉ có giá trị về mặt nội dung tư tưởng mà cả nghệ thuật

kể chuyện. Đọc câu chuyện, người đọc bị thu hút bởi nội dung câu chuyện thực
sự nóng, bị lôi cuốn vào tình tiết gay cấn xem nhân vật sẽ xử lý tình huống và
sống ra sao, đồng thời có sự đối sánh nếu là bản thân mình sẽ làm thế nào. Đọc
câu chuyện, người đọc không thể dứt ra khỏi những tình tiết đan xen nhau giữa
quá khứ, hiện tại, giữa câu chuyện nhỏ với câu chuyện lớn, giữa câu chuyện

2


của các nhân vật từ đời trước cho đến câu chuyện của nhân vật của ngày hôm
nay. Đặc sắc hơn cả là mô típ Kinh Thánh của truyện kể, vốn được các nhà văn
phương Tây khai thác rất nhiều, nhưng đến Dorota Terakowska, bà lại khai
thác ở khía cạnh hoàn toàn lạ và hấp dẫn, từ đó đặt ra các vấn đề của hiện thực
đương đại.
Với niềm yêu thích, ham khám phá những nét thú vị của đất nước, con
người, văn hóa, văn học Ba Lan, bị lôi cuốn bởi cách kể, nghệ thuật kể chuyện
hấp dẫn của tác phẩm và vấn đề đặt ra từ tác phẩm, mong muốn đóng góp công
sức vào việc nghiên cứu một tác giả còn mới lạ với độc giả Việt Nam, chúng
tôi chọn đề tài nghiên cứu Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Hoang thai
của Dorota Terakowska.
2. Lịch sử vấn đề
Tiểu thuyết ngay khi ra đời, lập tức gây nên cơn sốt đối với độc giả Ba Lan,
có thể tìm thấy vô số bài viết trên rất nhiều trang mạng tiếng Ba Lan thể hiện
sự ngạc nhiên, thán phục của độc giả. Sau đây là một số ý kiến tiêu biểu:
Website có bài viết đánh giá giá trị của tiểu
thuyết ở khía cạnh diễn biến đầy căng thẳng và tính thực tế sâu sắc: “Một
trong những tiểu thuyết đáng kinh ngạc nhất trong những năm gần đây… Cuốn
tiểu thuyết thật là tuyệt vời, đa chiều và đầy căng thẳng… là cuốn tiểu thuyết
mang tính thực tế sâu sắc… chạm vào những vấn đề gần gũi nhất với chúng ta
và khiến chúng ta phải suy nghĩ… buộc phải tìm câu trả lời cho câu hỏi chỗ

đứng của chúng ta trong thế giới này là gì?”[38]
Ý nghĩa thức tỉnh của tiểu thuyết với con người trong cuộc sống hiện tại
được độc giả D. Gajda thừa nhận: “Đó là một câu chuyện phổ biến về tâm lý
của chúng tôi…nhiều hơn nữa là câu hỏi chúng ta là ai, chúng ta có được bao
nhiêu. Mong muốn có một cuộc sống tốt hơn sẽ trở thành một thông điệp hết
sức quan trọng của cuốn sách. Nó cũng là một bức tranh của một gia đình,

3


giống như nhiều người khác – bốn người sống chung với nhau, nhưng chỉ bên
cạnh. Phụ huynh của các trẻ em mang một gánh nặng về tham vọng chưa được
hoàn thành của họ, và trẻ em không thể đáp ứng được những kì vọng của cha
mẹ. Việc đọc nó gợi lên trong cảm xúc của độc giả - từ sự hãi, nước mắt và
tiếng cười” [33]
Độc giả C.M. Milosc lại đánh giá tiểu thuyết ở tính giáo dục: “Điểm nổi bật
nhất trong cuốn sách là vấn đề thiếu sự ấm áp và tình yêu mà cần phải có trong
bất kỳ gia đình nào. Trong thế giới của Ewa và gia đình cô ấy, sự sống trên cực
khác, họ không có thời gian để dành cho nhau, và trên tất cả là để nói chuyện
với nhau, đó là cơ sở để xây dựng các mối quan hệ trong gia đình. Điều quan
trọng nhất là truyền hình, gầm rú từ sáng đến tối, làm họ mất thời gian và di
chuyển ngày càng ra xa nhau.
Nó là một cuốn sách có ý nghĩa giáo dục và mỗi chúng ta nên đọc. Dorota
Terakowska cho chúng ta thấy tầm quan trọng là phải có người thân, những
người cho ta thấy cuộc sống là đáng sống và cố gắng thay đổi điều gì đó trong
cuộc sống của bạn. Nó cũng là câu chuyện về cuộc bầu cử, về những giấc mơ
vẫn có thể trở thành sự thật. Thực tế là bạn không bao giờ nên bỏ cuộc và luôn
phải tin rằng có thể được tốt hơn. Nó dạy chúng ta rằng chúng ta nên luôn luôn
tôn trọng những gì chúng ta có và chăm sóc nó với tất cả trái tim của mình. Đi
trước và bất chấp nghịch cảnh, để tận hưởng cuộc sống và những gì tác giả đã

cung cấp cho chúng ta là rất nhiều” [36].
Một số độc giả còn cảm nhận thấy chính bản thân mình, câu chuyện của
chính mình, chính gia đình mình trong đó. Độc giả Katwerek : “ Nó Dorota
Terskowska là một cuốn tiểu thuyết về thế giới của chúng tôi và tâm lý của
chúng tôi… Về việc chuyển đổi diễn ra trong con người, những con ong, khăn
trải bàn trắng, ước mơ và niềm đam mê, cổ tay bị gãy trong điệu nhảy với nhịp
điệu… nhưng chiến thắng là những gì?” [34]. Độc giả Marta: “ Đối với tôi, câu

4


chuyện này rất xác thực. Tôi có thể tìm thấy trong nó rất nhiều điểm chung với
cuộc sống của tôi. Tôi, giống như đêm giao thừa, chúng tôi mơ ước sự đột phá
từ sự đơn điệu của cuộc sống. Ngoài ra, gia đình của Ewa, giống như nhiều gia
đình khác. Thiếu tiền, cãi nhau liên tục và đổ lỗi cho nhau là tất cả tệ nạn của
thế giới hiện đại”
Tiểu thuyết cũng được Szeptyduszy đánh giá cả về nội dung, cả về nghệ
thuật sử dụng ngôn ngữ: “Đây là một câu chuyện rất cảm động về tình yêu, tình
bạn, chấp nhận lẫn nhau. Đó là một câu chuyện cho chúng ta rất nhiều hứng
thú. Được viết bằng một ngôn ngữ dễ hiểu. Nó không thiếu sự mô tả thú vị các
trạng thái tình cảm” [37].
Dịch giả Lê Bá Thự đã giới thiệu một vài ý kiến trong vô vàn ý kiến của độc
giả Ba Lan nói lên niềm yêu thích cuốn tiểu thuyết, được đưa vào phần giới
thiệu cuốn sách khi được dịch sang tiếng Việt:
Chị Paulina S: “Đây là một cuốn tiểu thuyết hiện thực và hiện đại. Số phận
trắc trở của Ewa khiến tôi kinh ngạc và căng thẳng cho đến phút chót…”
Chị Ewa Lenart: “Ngoại từ Dostojewski mến mộ của tôi, đây là cuốn tiểu
thuyết hay nhất mà tôi đã đọc”
Chị Kasia B: “ Tuyệt vời và đích đáng. Tôi đã đọc xong cuốn sách mà mà
vẫn không thể “dứt ra được”. Tôi nghĩ, không chỉ mình tôi chấm năm sao, mà

chấm ngần ấy còn ít. Chuyện của Ewa và gia đình cô ta tôi đọc liền một mạch,
nhiều lần tôi suy nghĩa trên đời này có nhiều cô gái gặp cảnh ngộ như Ewa hay
không, quyết định sinh con, bất chấp tất cả. Và có nhiều bà mẹ tồi như Teresa,
mẹ của Ewa hay không? Cuốn sách sẽ còn đọng mãi trong tâm trí tôi, chỉ tiếc
rằng sẽ không có những quyển tiếp theo…”
Chị Aleksandra Drewniak: “Dẫu khá dày, nhưng tôi đọc Hoang thai trong ba
tối. Truyện cực hay, muôn màu muôn vẻ, nhiều tầng, nhiều lớp, với nhiều cảm
xúc thật sự, đề cập tới những vấn đề nhạy cảm nhất của cuộc sống, cho phép

5


tôi khám phá thêm nhiều điều về chính bản thân mình. Câu chuyện cho thấy, có
một sức mạnh lớn tiềm ẩn trong mỗi chúng ta, có rất nhiều điều tốt, nhưng
cũng có rất nhiều cái xấu chúng ta có thể tạo ra cho chính bản thân mình và
người thân”.
Chị Sabina B: “Một cuốn sách tuyệt vời cho mỗi chúng ta! “Hoang thai” là
câu chuyện tuyệt vời về mỗi người chúng ta. Nhờ có cuốn sách này người ta ý
thức được rằng, cuộc đời và số phận mỗi người nằm ngay trong tay người đó.
Tôi đọc cuốn tiểu thuyết này vào thời gian tôi gặp nhiều trục trặc trong đời tư
và tôi rất mừng, nhờ có cuốn sách mà tôi ngẫm ra được rất nhiều điều. Xin cảm
ơn! “[13,30]
Không chỉ ở đất nước Ba Lan, tác phẩm cũng đã dành được niềm yêu thích
và sự nhìn nhận đánh giá xác đáng của độc giả Việt Nam. Dịch giả Lê Bá Thự
đã chỉ ra trong bài giới thiệu về tiểu thuyết. “Tiểu thuyết cũng chỉ ra những bất
cập, những bức xúc của cuộc sống hiện đại và nền kinh tế thị trường vốn vẫn
còn mới mẻ với người Ba Lan”. “Những người đọc là ông, là bà, là mẹ, là vợ,
là chồng, là con trai, là con gái đều có thể tìm thấy cho mình những điều suy
ngẫm sau khi đọc cuốn tiểu thuyết này. Đặc biệt, Hoang thai còn là một bức
thông điệp dành riêng cho các bạn trẻ, nhất là các bạn ở lứa tuổi mười tám, đôi

mươi, cần phải nhìn nhận thế giới một cách tích cực, phải thực tế, hai chân
luôn phải chạm đất mỗi khi kì vọng điều gì, không nên viển vông ảo tưởng để
tránh phải trả giá khôn lường. Mặt khác, cũng phải biết đương đầu, đối mặt với
những sự cố cam go trong đời để vươn lên”. [12,30]
Ngoài ra, dịch giả còn đề cao nghệ thuật của tiểu thuyết: “Tiểu thuyết
Hoang thai được viết theo lối đồng hiện tuy có tuần tự thời gian, nhưng hiện tại
và quá khứ liên tục đan xen dày đặc từ đầu đến cuối, khiến người đọc phải thực
sự tập trung. Những thủ pháp đắc địa như: đặc tả, hồi tưởng, tái hiện, nhân
cách hóa, cổ tích hóa, thần thoại hóa hoặc huyền bí hóa các tình tiết, khiến cho

6


tiểu thuyết càng thêm sinh động cuốn hút, không nhàm chán, có văn phong và
diện mạo riêng. Những lời thổ lộ có tính tổng quan của nhân vật chính sau mỗi
chương với những áng văn đẹp, giàu nội tâm đem lại cho người đọc những cảm
xúc sâu lắng, để lại những dấu ấn khó quên.” [12, 30]
Độc giả Lam Kiều ghi nhận giá trị của tiểu thuyết ở chiều sâu tâm lý:
“Cuốn tiểu thuyết Hoang thai được công nhận là cuốn sách của vạn chiều tâm
lý khi miêu tả chiều sâu tâm lý của một cô gái trẻ với cái tên Ewa mang trong
mình một hoang thai sống tại thị nghèo ở Bulgaria. Dù phải đối mặt với biến
cố lớn trong đời nhưng điều đó không đặt dấu chấm hết cho tất cả mà đó lại là
sự mở đầu. Toàn cuốn sách là câu chuyện lôi cuốn về từng bước tập làm mẹ
cũng là từng bước trưởng thành của Ewa. Với cô, thai nhi như trang nhật ký
sống động, thai nhi như là lương tâm, mục đích sống của cô. Có thể nói chắt
lọc những gì tốt đẹp nhất cho con là bản năng của người mẹ, là quá trình sẻ
chia, yêu thương lẫn nhau của hai con người bị xã hội cũng như gia đình
ruồng bỏ: Hoang thai - bà mẹ” [25].
Độc giả có tên P.Vũ có bài viết “Lắng nghe cuộc sống với Hoang thai” đã
nêu lên những cảm nhật xúc động và sự thích thú với cách kể của tiểu thuyết:

“Toàn cuốn sách là câu chuyện lôi cuốn về từng bước tập làm mẹ cũng là từng
bước trưởng thành của Ewa. Không chỉ lặn lội khắp Ba Lan tìm cha của đứa
bé, Ewa còn tìm cho được câu trả lời đã bị bỏ lửng về lý do yêu thương cuộc
sống của một nữ văn sĩ, tìm về tất cả những ký ức ấu thơ đẹp nhất trong cuộc
đời cô… Chắt lọc những gì tốt đẹp nhất cho con là bản năng của người mẹ, kể
cả khi người ta không hề chuẩn bị làm mẹ và lúc vắt đến giọt cuối cùng của
sự sống mới bật ra tiếng “yêu” như Ewa.
Cách viết của Dorota Terakowska trong tiểu thuyết này là một lựa chọn
đáng chú ý. Từng đoạn hiện tại, hồi ức, miêu tả trộn lẫn, liên hoàn, lan man
như lời kể của trẻ con nhưng lại hợp lý và có sức hấp dẫn kỳ lạ” [32].

7


Với thành công vang dội của tiểu thuyết trên đất nước Ba Lan, tiểu thuyết
best-seller Hoang thai đã được tặng giải thưởng Witryna 2003, do các nhà
sách và nhà xuất bản bình chọn, giành danh hiệu cuốn sách số một trong năm
thuộc loại sự kiện xuất bản. Trước khi qua đời (4 tháng 1 năm 2004), nhà văn
Dorota Terakowska còn kịp nhận quyết định, đồng thời là một tin vui:
“Hoang thai” đã được chọn đưa vào Tủ sách dành cho tuổi trẻ học đường.
Như vậy, đã từng có một đánh giá, nhận định xác đáng về giá trị của tiểu
thuyết trên cả bình diện nội dung và nghệ thuật. Tuy nhiên, đó chỉ là những ý
kiến đơn lẻ, chưa xứng đáng với tầm giá trị của tiểu thuyết, chưa có một công
trình nào nghiên cứu, khai thác giá trị của tiểu thuyết một cách một cách hoàn
chỉnh, công phu. Có thể nói, công trình nghiên cứu Nghệ thuật tự sự trong
tiểu thuyết hoang thai của Dorota Terakowska là công trình đầu tiên
nghiên cứu, khai thác giá trị của tiểu thuyết một cách có hệ thống.
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của chúng tôi trong luận văn là làm sáng tỏ nét

độc đáo trong nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết “Hoang thai”, qua đó, góp
phần xác định phong cách văn xuôi nghệ thuật của nữ nhà văn Dorota
Terskowska.
3.2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là vấn đề nghệ thuật tự sự trong tiểu
thuyết “Hoang thai” của Dorota Terakowska.
Tự sự hiểu một cách đơn giản là kể chuyện. Tự sự là phương thức tái
hiện đời sống trong toàn bộ tính khách quan của nó. Nghệ thuật tự sự là cách
kể chuyện, cách tái hiện đời sống sao cho hấp dẫn và độc đáo nhằm truyền tải
được tối đa nội dung tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm đến người đọc. Tác
phẩm không chỉ có câu chuyện được kể mà vấn đề quan trọng không kém là

8


câu chuyện được kể như thế nào. Theo quan điểm của M.Bakhtin, tác phẩm tự
sự có cấu trúc “nhị nguyên sự kiện”, tức là sự kiện được kể trong tác phẩm tự
sự được nhìn nhận, được tái hiện theo đồng thời hai cách khác nhau: “Trước
mặt chúng ta có hai sự kiện – sự kiện được kể trong tác phẩm và chính sự
kiện kể (mà chính chúng ta cũng tham gia vào với tư cách người nghe – người
đọc); những sự kiện đó diễn ra vào những thời gian khác nhau (khác biệt cả
về độ dài) và ở những địa điểm khác nhau, đồng thời cúng lại không ngừng
được liên kết lại trong một sự kiện thống nhất, nhưng phức tạp mà chúng ta có
thể gọi là tác phẩm trong tính toàn vẹn sự kiện của nó… Chúng ta tiếp nhận
sự toàn vẹn đó trong chỉnh thể không thể tách biệt của nó, nhưng đồng thời
chúng ta hiểu cả sự khác biệt của các thành tố tạo nên nó [403, 4]. Từ quan
điểm của Bakhtin, tự sự là sự tổng hợp các phương diện của việc kể chuyện:
“nghiên cứu tác phẩm tự sự thực chất là nghiên cứu tổng hòa các mối quan hệ
giữa các thành tố Ai kể? – Kể cái gì? – Kể cho ai? Nói rộng ra, trọng tâm chú
ý của người nghiên cứu tác phẩm tự sự phải là mối quan hệ qua lại giữa Tác

giả - Người kể chuyện – Câu chuyện được kể - Tổ chức kể chuyện – Tổ chức
truyện kể trong ý hướng tới người đọc (người nghe) giả định [25, 11]
Với sự phát triển của lí luận văn học thế kỉ XX, thi pháp học có một
chuyên ngành riêng nghiên cứu về tự sự gọi là tự sự học. Tự sự học thực chất
có từ xưa, từ thời Platon, Aristote, được định hình từ những năm 60 -70 của thế
kỷ XX ở Pháp và dần lan rộng trên thế giới những năm 80 – 90 (thế kỷ XX) và
cho đến nay, mở ra nhiều thành tựu và có nhiều hướng nghiên cứu mới. Nhà
nghiên cứu Trấn Đình Sử đã tổng hợp lại toàn bộ lịch sử phát triển của tự sự
học, cho chúng ta có một cái nhìn khái quát về lịch sử nghiên cứu tự sự, từ tự
sự học kinh điển đến tự sự học hậu kinh điển. Hệ hình tự sự học kinh điển tập
trung nghiên cứu cấu trúc của truyện, mối quan hệ của các sự kiện tạo nên
truyện. Chủ nghĩa cấu trúc ban đầu lấy truyện kể làm đối tượng nghiên cứu

9


nhưng chỉ tập trung chú ý vào hành động, sự kiện mà bỏ qua mà bỏ qua việc
nghiên cứu cách kể, nhân vật và ý nghĩa của truyện. Bước thứ hai, chủ nghĩa
cấu trúc kinh điển nghiên cứu lời kể, cách kể, nói cách khác là nghiên cứu diễn
ngôn tự sự. Lớp diễn ngôn tức là lớp ngôn ngữ trần thuật và các yếu tố tạo nên
nó như: người kể, hành động kể, ngôi kể, điểm nhìn, giọng điệu. Tuy nhiên đối
tượng nghiên cứu của tự sự học kinh điển chủ yếu là các tác phẩm tương đối
đơn giản như truyện cổ tích, truyện kể thời Phục Hưng cho nên không phù hợp
với các hình thức tự sự phức tạp.
Tự sự học hậu kinh điển có bước phát triển hơn. Nhiều nhà nghiên cứu
xác lập cấu trúc tự sự, đưa ra mô hình “truyện kể/ diễn ngôn” hoặc “chuyện/
chuyện kể/ hành động kể”. Nhà nghiên cứu M. Bal định nghĩa về tự sự học:
“Tự sự học (narratology) là lí luận về trần thuật, văn bản trần thuật, hình tượng,
hình ảnh sự vật cùng sản phẩm văn hóa “kể chuyện”. Bà chia tự sự ra làm ba
tầng bậc: văn bản trần thuật, chuyện kể, chất liệu. Mỗi tầng lại có các khái

niệm hạt nhân. Văn bản gồm người kể chuyện, trần thuật, bình luận phi trần
thuật, miêu tả. Chuyện kể gồm: trật tự sắp xếp, nhịp điệu, tần xuất, từ người
hành vi đến nhân vật, không gian, tiêu điểm. Chất liệu gồm: sự kiện, kẻ hành
vi, thời gian, địa điểm. Các tầng bậc đan kết, xuyên thấm vào nhau trong chức
năng và mục đích kể chuyện. Như vậy, đến đây, tất cả các mặt của tự sự đều
được xét trong tính hệ thống của chúng. Tự sự học hậu kinh điển là một hướng
nghiên cứu mở, mở ra với người độc, với ngữ cảnh và mở ra với các lĩnh vực
tự sự ngoại văn học. Phương tiện kể cũng là một phương diện của tự sự học.
Cuối cùng, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử khẳng định vai trò quan trọng
của tự sự “một phương diện hùng mạnh để biểu đạt và lí giải thế giới, góp phần
hữu ích vào việc phê bình và giảng dạy văn học [17, 28].
Tự sự học hiện đại đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ và phức tạp hơn nữa, như
người trần thuật có thể can dự vào tiến trình tự sự, người trần thuật ở bậc cao,

10


xuất hiện sau. Các tầng bậc từ tác giả hàm ẩn, người trần thuật và nhân vật, làm
cho cấu trúc tự sự có nhiều tiếng nói, nhiều giọng điệu, có tính đối thoại. Thời
gian nghệ thuật cũng được chú ý với các biện pháp rút gọn, tỉnh lược, kéo dài,
dừng lại, lặp lại các hình thức đổi thay tính liên tục của các sự kiện. Từ đó giúp
quan sát cơ chế của nghệ thuật tự sự. Vấn đề góc nhìn, điểm nhìn, tiêu cự trần
thuật với mô hình trần thuật cũng được chú ý vì nó giúp cho mục đích phân
tích, nhận dạng hình thức tự sự. Ngôn ngữ tự sự như ngôn ngữ trực tiếp, gián
tiếp, các hình thức độc thoại nội tâm, dòng ý thức cũng được chú ý nghiên cứu
sâu. Vấn đề cấu trúc tình tiết, các kiểu tổ hợp tình tiết, loại hình hóa cốt truyện
cũng được nghiên cứu sâu.
Các nhà nghiên cứu Việt Nam coi tự sự học là một nhánh của thi pháp
học hiện đại, nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan hay
cũng chính là nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự

nhằm tìm một cách đọc, phân biệt giữa “kể gì” và “kể như thế nào”. Đến đây,
khi nghiên cứu một tác phẩm tự sự, không còn chỉ chú trọng kể cái gì, kể “điều
gì” mà quan trọng là kể như thế nào, “cách gì”,đây là đối tượng nghiên cứu
chính của tự sự học nói riêng, thi pháp học nói chung. Chính cách kể - “kể như
thế nào” làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm và có thể khẳng định phạm trù
nghệ thuật tự sự có ý nghĩa to lớn trong việc nhận ra phong cách nhà văn cũng
như trong việc đi sâu tìm hiểu hệ thống các chỉnh thể tác phẩm văn học.
Khi tóm lược lại toàn bộ lịch sử nghiên cứu nghệ thuật tự sự, chúng ta
nhận thấy nghệ thuật tự sự bao hàm nhiều vấn đề khác nhau, từ nhân vật, cốt
truyện, sự kiện, cách tổ chức thời gian, không gian đến người kể chuyện, giọng
điệu, điểm nhìn, ngôn ngữ, phương thức kể chuyện… Vì thế, nghiên cứu nghệ
thuật tự sự là nghiên cứu tất cả các đối tượng đó của tự sự và nghệ thuật sắp xếp,
tổ chức tất cả các yếu tố tham gia vào việc kiến tạo nên tác phẩm tự sự.

11


Trong khuân khổ của một luận văn, khi nghiên cứu nghệ thuật tự sự tiểu
thuyết “Hoang thai” của Dorota Terskowska, chúng tôi tập trung vào ba phương
diện chính làm nên sức hấp dẫn của tác phẩm như: nhân vật tự sự, không gian –
thời gian tự sự và tổ chức truyện kể.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại: khảo sát thống kê, phân loại các kiểu
loại nhân vật, kiểu thời gian, không gian; các tình tiết trong việc tổ chức
truyện kể.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: từ kết quả thống kể, phân tích và
tổng khái quát thành đặt trưng về các phương diện trong nghệ thuật tự sự
của tác phẩm.
`- Phương pháp so sánh: so sánh, đối chiếu ở các cấp độ nhỏ trong từng

phương diện của nghệ thuật tự sự, so sánh đối chiếu tác phẩm được nghiên
cứu với tác phẩm khác của tác giả, đồng thời so sánh với các tác phẩm của
tác giả khác cùng đề tài, so sánh với mô típ trong Kinh Thánh… rồi rút ra
đặc sắc riêng của tiểu thuyết được nghiên cứu.
5. Đóng góp mới của luận văn.
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu nghệ thuật tự sự của một tác
phẩm văn học Ba Lan đương đại, đóng góp thêm một cái nhìn về một tác giả
văn học, một nền văn học còn mới mẻ với độc giả Việt Nam.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn được triển
khai thành 3 chương:
Chương 1: Nhân vật tự sự
Chương 2: Không gian - thời gian tự sự
Chương 3: Tổ chức truyện kể

12


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: NHÂN VẬT TỰ SỰ
Nhân vật là đối tượng trung tâm của tự sự. Nghiên cứu về nghệ thuật tự sự
của một tác phẩm văn học không thể không nghiên cứu nhân vật. Tuy nhiên điều
đặc biệt khi nghiên cứu nhân vật tự sự không chỉ làm rõ đặc trưng tính cách của
nhân vật theo cách thông thường mà là nghiên cứu về phương thức tự sự về các
nhân vật, tức là cách thức kể về nhân vật, cách đưa nhân vật vào câu chuyện kể.
Đó là mục đích nghiên cứu nhân vật khi nghiên cứu nghệ thuật tự sự của tác
phẩm.
Trung tâm của tiểu thuyết là cuộc sống hàng ngày của một gia đình bình
thường ở một trị trấn tỉnh lẻ của đất nước Ba Lan đương đại. Nhân vật của thời
hiện tại cũng là những con người trong gia đình đó, bao gồm: bố Jan, mẹ Teresa,

con gái lớn Ewa con gái bé Zlotko. Bà nội Irena đang sống ở viện dưỡng lão. Bên
cạnh đó còn có các nhân vật hiện tại không còn, chỉ hiện lên trong sự hồi tưởng
của những con người hiện tại như: ông ngoại Ignacy, bà ngoại Maria, ông nội.
Ngoài ra, còn có các nhân vật chỉ là nhân vật phụ, xuất hiện thoáng qua nhưng lại
có vai trò làm nên chuyện hoang thai là ba người đàn ông hiếp dâm Andrzej,
Artur và Wojtek. Nhân vật đóng vai trò trung tâm trong tác phẩm là một đứa trẻ
còn chưa ra đời – Thai. Tất cả các nhân vật chủ yếu được hiện lên qua điểm nhìn
của nhân vật chính Ewa. Tác phẩm có cách tự sự về nhân vật rất đặc biệt, các
nhân vật không được hiện lên một cách liền mạch, như một chỉnh thể toàn vẹn từ
đầu đến cuối mà chỉ được hiện lên qua các lát cắt của cuộc đời, trong sự hồi
tưởng của con người trong cuộc sống đương đại. Tìm hiểu về nhân vật trong tác
phẩm là sự tổng hòa các lát cắt đó để tạo nên diện mạo chung và đặc điểm riêng
của các nhân vật. Hệ thống nhân vật khi được tổng hợp, sắp xếp và phân loại có
thể chia thành ba nhóm thâu tóm hết toàn bộ các nhân vật trong tác phẩm. Đó là

13


nhóm nhân vật những người mẹ, nhóm nhân vật những người cha và nhân vật
những đứa trẻ.
1.1. Tự sự về những người mẹ
Có thể thấy rằng, nhân vật những người mẹ, những người phụ nữ và câu
chuyện của họ là vấn đề trung tâm của tiểu thuyết. Chủ đề chính của tiểu thuyết
cũng là vấn đề nan giải mà phụ nữ thường gặp và lo sợ, đó là câu chuyện hoang
thai, chuyện vốn chỉ có ở phụ nữ. Những người phụ nữ, những người mẹ được
xây dựng trong tác phẩm có bốn nhân vật thuộc ba thế hệ trong một gia đình:
nhân vật những người bà có bà nội Irena, bà ngoại Maria, mẹ Teresa và con gái
Ewa. Những người phụ nữ, người mẹ từ khởi nguyên của thế giới đã phải gánh
thiên chức tạo ra loài người, tạo ra nhân loại. Trong văn hóa phương Tây, trong
Kinh thánh, Chúa trời tạo ra người phụ nữ Eva bởi chúa đã tạo ra người đàn ông

Adam trước, sự xuất hiện của người phụ nữ là cần thiết, là tất yếu và phải gánh
trọng trách sinh thành, tạo ra con người, là mẹ của loài người. Những người mẹ
trong tác phẩm được xây dựng theo ý tưởng về ý niệm sinh thành, dựa trên
nguyên mẫu Eva trong Kinh Thánh và được thổi vào đó đặc trưng của người phụ
nữ đương đại. Nhân vật chính trong tác phẩm, cũng được nhà văn đặt tên theo
theo người mẹ của loài người trong Kinh Thánh, Ewa, một cô gái mười chín tuổi
được nhà văn thể hiện đậm nhất về thiên chức sinh thành của người mẹ. Nhân
vật những người mẹ trong tác phẩm thuộc các thế hệ khác nhau, sống ở những
thời đại khác nhau, được giáo dục trong môi trường khác nhau nhưng họ có
những đặc điểm chung trong câu chuyện muôn đời về người phụ nữ và có những
đặc điểm riêng thái độ và cách ứng xử trong cuộc sống hiện tại.
1.1.1. Những người mẹ bất mãn
Trong tiểu thuyết, có những nhân vật người mẹ tìm mục đích sống ở
những giá trị vật chất tầm thường, khi không được đáp ứng như mong muốn trở

14


nên tuyệt vọng, buồn chán, sống bế tắc. Chúng tôi gọi đó là những người mẹ bất
mãn, bà Maria – mẹ của Teresa và bà Teresa – mẹ của Ewa và Zlotko.
1.1.1.1. Maria
Bà Maria là nhân vật của quá khứ, hiện nay không còn, gắn bó với tuổi
thơ của Ewa và cũng hiện lên chủ yếu qua sự hồi tưởng của Ewa. Khi Ewa tám
tuổi, bà đã già, má đã nhăn nheo. Cuộc sống của bà chỉ xoay quanh việc xem ti
vi với những chương trình giật gân và đan những chiếc áo len cà khổ. Thói quen,
sở thích cho thấy bà dường như cứ bế tắc, quẩn quanh trong bốn bức tường.
Hiện tại bà sống như một cái máy với sở thích tầm thường và nhỏ nhen đó
không thoát ra được, lúc nào bà cũng có quận len trên tay và không cần nhìn, bà
đan nào áo, nào khăn quàng cổ, nào gang tay, bà vừa nói vừa đan, tay vẫn thoăn
thoắt đan chiếc áo len cà khổ, chiếc áo len sắp xong và bà sẽ ấn lên người Ewa

mà không hỏi han gì.
Cuộc sống của bà Maria khó khăn, chỉ là dân lao động, phải chật vật lo
toan cuộc sống vật chất. Bà chỉ có duy nhất một đứa con gái là Teresa, bà chăm
chút con từ tấm bé, cho con học hành tử tế với hy vọng con gái sẽ tìm được một
người chồng giàu có để đổi đời. Bà sống một cách cổ hủ, không nhóm lò bằng
báo mà vất vả hì hục thổi lửa với mấy que củi chết tiệt, cho rằng báo chỉ là một
mảnh giấy điêu toa. Bà cũng dạy con một cách nghiêm khắc, trong khi bây giờ
cô gái nào cũng mặc những chếc quần xi líp nữ đầy khêu gợi thì bà yêu cầu con
gái mình phải mặc những chiếc quần lót tử tế và cảnh báo về tai họa có thể xảy
ra “Thời tao, các cô gái biết tự trọng thì mùa thu đã mặc quần lót mùa đông,
nghiêm chỉnh, dài xuống tận đầu gối, vải bông, len hoặc vải thô, còn chúng mày
bây giờ thì quanh năm bay nhảy trong những thứ hở hang, mỏng tang như thế!
Rồi mày sẽ bị ốm vì chuyện phụ nữ thôi con ạ!” [30, 554]. Bà luôn lo lắng và
nhắc nhở con về chuyện phụ nữ “con gái bây giờ hư là do đâu: vì quần xi líp.
Cái của nợ mày đang mặc được tính toán để phơi bày, còn cái ngày xưa chúng

15


tao mặc là vì sức khỏe và lịch thiệp” [30, 555]. Tưởng như là chuyện cũ kĩ, cổ
hủ nhưng vẫn có giá trị, vẫn là câu chuyện của phụ nữ ngày hôm nay khiến
Teresa phải thức tỉnh giật mình về sai lầm của Ewa “Chính tại nó mà Ewa đã có
chửa chẳng biết với thằng nào” [30, 555].
Nuôi dạy con gái nghiêm khắc, cho học hành đến nơi đến chốn, lớn lên
xinh đẹp với tham vọng con lấy được một tấm chồng tử tế để nở mày nở mặt, bà
Maria đã từng kì vọng con gái kiếm được một thằng nhiều tiền, phải là kĩ sư, bác
sĩ, rồi đi khỏi cái thị trấn đáng nguyền rủa này và sinh sống ở nơi xe điện chạy
suốt ngày, cửa hàng hiệu to gấp ba thị trấn nhà mình. Nhưng ai ngờ lại trái hẳn
với sự kì vọng của bà, con gái lại mất trinh với thằng khố rách áo ôm, phải nạo
thai khi có chửa với thằng lái xe. Rồi lần sau với Jan, con gái quyết định cưới,

bà phải đến nói khó với ông bà thông gia vì thừa hiểu rằng chẳng ai lại muốn
một đứa con gái như thế trước ngày cưới. Rồi cuộc sống của bà từ đây trở nên
buồn chán và bất mãn, vì con gái “có thể lấy một thằng khá hơn”. Vì cái nghèo
bà trở nên đố kị với bên thông gia “họ ngồi trong các trại an dưỡng, còn chúng
ta thì bươn chải với cuộc sống”. Vì tham vọng mà bà không ưa đứa con rể không
biết kiếm nhiều tiền. Qua đoạn đối thoại với cháu gái, trong mắt bà, con rể Jan,
một người thích chơi dương cầm và hiểu biết chỉ là một “thằng cha lẩm cẩm”,
“thằng ấy là mà thằng để yêu”, “không làm nổi trò trống gì”, “ cái ngữ ăn bám”,
“thông minh và ngu”, bà coi thường công việc của Jan, chỉ là mấy trò ở nhà văn
hóa, dạy nhạc cho lũ trẻ vô học, rồi các cuộc thi trên truyền hình. Bà sống cuộc
sống không hề vui vẻ, thanh thản, luôn luôn than phiền cuộc đời mình. Sự bất
mãn, vẻ khắc khổ của bà hiện rõ ra vẻ bên ngoài qua giọng nói, nụ cười, hành
động và cả những đường gân trên bàn tay. Những câu nói đầy oán trách, đay
nghiến, nụ cười mỉa mai, mặt méo xệch, hai môi mím chặt đến nỗi nom chỉ như
một đoạn dây mảnh. Bà luôn trong tâm thế sẵn sàng tức giận bất cứ lúc nào để
lại nỗi ám ảnh trong tâm trí của đưa cháu gái tám tuổi “Bà co rúm người lại và

16


Ewa nhận ra, những mạch máu xanh trên ban tay bà phồng lên thành những sợi
cứng lồ lộ [30, 30], “mạch máu trên tay bà lại hằn lên và cô bé đoán trước gì sắp
xảy ra. Một trong những câu nói mà Ewa đã biết rồi” [30, 30]. Giờ đây, thời gian
của cuộc sống hàng ngày của bà trôi đi bằng những lời nói cằn nhằn, những
những chương trình ti vi và công việc đếm số mũi đan.
Bà Maria có sức ám ảnh lớn với Ewa, đặc biệt với những chương trình
giật gân trên ti vi về cảnh hiếp dâm, giết người mà bà bắt Ewa phải chui vào
trong chăn, không cho nhìn vào màn hình và cô bé tưởng tượng đủ thứ. Không
chỉ khi còn sống mà ngay cả khi đã mất sau nhiều năm, bà vẫn hiện về. Hàng
răng giả là dấu hiệu để Ewa nhận thấy bà trở về thăm cháu ở trong phòng mà nó

luôn bị tuột ra sau nụ cười mỉa mai phải dùng lưỡi để sửa lại. Ewa vẫn tưởng
tượng bà về với tiếng chân lộc cộc, trước tiên là tiếng tõm của hàm răng giả cho
vào cốc nước đặt trên bàn gần đầu giường, giọng nói của bà lại vang lên: “bà đã
bảo rồi, cháu mà không ngoan là bà sẽ hiện về… Bà đã bảo rồi, trẻ con không
ngoan là bị Chúa phạt, sau đó sẽ chết. Có lần bà nói với cháu, cháu mà ngồi bệt
dưới đất thì một con sói sẽ chui vào bụng cháu, rồi nó lớn lên ở trong đó và ăn
sạch ruột gan cháu… - bà hiện hình nói thì thào giọng móm” [30, 35]. Rồi bà
chạy, chân đi giày, tiếng chân lúc thì xa giường, lúc lại gần giường, những bước
đi cứ thản nhiên tiến lại gần, ngày càng gần hơn, rồi dừng lại bên giường của cô
bé; bà lại thả hàm răng giả vào cốc nước nghe tõm một cái.
Bà Maria, người mẹ mang trong mình sự bất mãn trước cuộc sống do cách
giáo dục áp đặt và sự kỳ vọng vào con cái đã không được sống một cuộc sống
thanh thản, hạnh phúc. Kết quả là đưa con gái của bà, Teresa cũng lặp lãi, cũng
sống cuộc đời bất hạnh như vậy.
1.1.1.2. Teresa
Teresa là mẹ của Ewa và Zlotko, là con người của thời hiện tại, cũng là
một trong những nhân vật mang tâm trạng bất mãn trước cuộc sống hiện tại.

17


Quá tham vọng, ảo tưởng vào những điều không thể xảy ra là nguyên
nhân dẫn đến tâm trạng bất mãn của Teresa. Ngay từ lời chúc mừng trong đêm
Noen ở đầu tiểu thuyết đã bộc lộ tính cách tham vọng của bà: sức khỏe, hạnh
phúc, nhiều tiền, thắng xổ số, con cái thành đạt… tất cả mọi thứ. Tính cách ảo
tưởng, mơ mộng có từ khi Teresa còn rất trẻ. Qua sự hồi tưởng của chính mình,
Teresa là một cô gái được dạy dỗ nghiêm khắc từ bố mẹ, được học hết trung học
phổ thông và có thể vào đại học, đặc biệt được mẹ luôn nhắc nhở về chuyện
trinh tiết. Nhưng có lẽ vì quá bị quản thúc, gò bó nên cô gái khao khát được tự
do, khám phá những gì bị cấm đoán. Teresa tò mò về chuyện mất trinh và đã

thử. Kể từ đó, cô gái nhút nhát có cách sống phóng túng, chẳng biết mất trinh là
gì đã nhiều lần mất trinh dẫn đến phải phá thai. Qua sự hồi tưởng của Ewa, mẹ
cô là một cô gái còn trẻ đẹp có mái tóc bung xõa xuống hai bờ vai, lượn sóng,
óng ánh màu hạt dẻ. Ngày nào cô gái cũng đi, trước khi ra khỏi nhà còn tốn rất
nhiều thì giờ đứng trước gương, soi đằng trước, đằng sau, soi eo, mắt liếc làm
đỏm một cách vô duyên. Teresa rất thích khiêu vũ, nơi yêu thích của cô là đến
các vũ trường để được nhảy, được sống hết mình và được gặp gỡ những chàng
trai bảnh bao. Việc lấy chồng của Teresa cũng xuất phát từ sự tính toán, từ bản
chất tham vọng có sự đổi đời. Cô lấy Jan nhưng không yêu Jan. Cô đã phải lựa
chọn, đắn đo giữa Jan và Jacek. Jacek chỉ là lái xe, bảnh bao, nhảy đẹp hay Jan
nhảy tồi nhưng thay vào đó anh sẽ thành nghệ sĩ dương cầm. Teresa mơ mộng,
lãng mạn để cảm nhận khi khiêu vũ áp sát vào người nhau, cô cảm nhận bàn tay
của Jacek trên lưng mình, cảm nhận từng ngón tay của anh ta, như đang chơi
dương cầm trên người mình, dẫu rằng chính Jan mới có bàn tay của nghệ sĩ
dương cầm. Còn lòng bàn tay của Jan chỉ lạnh lùng khi đụng vào người Teresa.
Cuối cùng Teresa đã chọn Jan vì anh ta đang học đại học ở Krakow và sẽ có
ngày đi lưu diễn khắp hành tinh. Teresa sẽ được đi theo anh, cô mơ màng tưởng
tượng ra cảnh trên sân khấu anh ấy sẽ cúi chào khán giả và một phần những

18


tiếng vỗ tay vang như sấm nổ sẽ thuộc về nàng khi mọi người cho rằng chính
Teresa là người chăm sóc chồng, lo cho đường công danh của chồng. Teresa
nhảy với Jacek nhưng ra về với Jan. Cô trở về nhà trong tình trạng say rượu rồi
có chửa.
Teresa sống ích kỉ, chỉ sống cho bản thân mình mà không quan tâm đến
cảm xúc của người khác. Rồi tất cả không diễn ra theo kế hoạch của Teresa. Vì
thích nhảy, Teresa đã ép chồng đến vũ trường, Jan bị gãy tay, không thể chơi
dương cầm nên con đường công danh bị dang dở. Sai lầm một lần, Teresa không

từ bỏ tham vọng sống cuộc sống giàu sang. Để có nhiều tiền, cô ép chồng tham
gia cuộc thi trên truyền hình “Những nhà triệu phú”. Jan đã phải chơi mặc dù
không thích, anh liên tiếp thắng và có được những khoản tiền lớn có thể xây
nhà, mua ô tô. Teresa thèm thuồng nghĩ đến cảnh những bà hàng xóm ghen tỵ,
thán phục. Cũng vì ích kỉ, không muốn sống với mẹ chồng đã già yếu, Teresa cố
tình có đứa con thứ hai gây sức ép với chồng để đẩy bà Irena vào viện dưỡng
lão.
Teresa của ngày hôm nay sống cuộc sống quẩn quanh với tâm trạng bất
mãn, luôn phàn nàn cho số phận. Cuốc sống chật vật, Jan dần không được mời
chơi chương trình truyền hình nữa, làm công việc dạy nhạc ở nhà văn hóa cho lũ
trẻ không hề yêu thích âm nhạc. Giờ đây, cuộc sống chỉ trông chờ và đồng lương
nhỏ mọn của chồng làm ở bưu điện nhà văn hóa và con gái bán hàng cho siêu thị
tỉnh lẻ của một ông chủ keo kiệt và xấu tính. Thân hình trở nên béo ục mập
dường như che lấp cả chồng, đầu tóc, quần áo xuề xòa không được chăm chút.
Không gian sống cũng bó hẹp trong bốn bức tường, chỉ quanh quẩn với nhà bếp.
Cuộc sống chỉ bao gồm: ăn uống, rửa bát đĩa, xem ti vi. Miêu tả tâm trạng bất
mãn của Teresa, tác giả chủ yếu sử dụng qua đối thoại, những lời thoại dài,
những lời cằn nhằn, đay nghiến không ngừng nghỉ cho thấy một con người luôn
không bằng lòng với số phận.

19


×