Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

CHỈ SỐ HUYẾT ÁP CỔ CHÂN – CÁNH TAY VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2 TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VÙNG TÂY NGUYÊN NĂM 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 69 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA Y DƯỢC

BÁO CÁO KHOA HỌC
CHỈ SỐ HUYẾT ÁP CỔ CHÂN – CÁNH TAY
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VÙNG TÂY NGUYÊN NĂM 2019

Mã số: T2019 - 02SV

Chủ nhiệm đề tài: Trần Thị An Nhàn
Thời gian thực hiện: 01/01/2019 – 31/12/2019

Đăk Lăk, tháng 12 năm 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN
KHOA Y DƯỢC

BÁO CÁO KHOA HỌC
CHỈ SỐ HUYẾT ÁP CỔ CHÂN – CÁNH TAY
VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE 2
TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA VÙNG TÂY NGUYÊN NĂM 2019

Mã số: T2019 - 02SV
Đơn vị chủ trì: Khoa Y Dược
Chủ nhiệm đề tài: Trần Thị An Nhàn
Người hướng dẫn: ThS. BS. Nguyễn Văn Long
Thời gian thực hiện: 01/01/2019 – 31/12/2019



Đăk Lăk, tháng 12 năm 2019


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .............................................................. Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC ..................................................................................................................1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG - BIỂU ...........................................................................5
TÓM TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT ............................... Error! Bookmark not defined.
TÓM TẮT BẰNG TIẾNG ANH................................ Error! Bookmark not defined.
TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐỀ TÀI .........................................................6
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ..............................................................8

1.1. Đại cương về đái tháo đường ..................................................................... 8
1.1.1. Định nghĩa ............................................................................................... 8
1.1.2. Dịch tễ học .............................................................................................. 8
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường type 2 .......................................... 8
1.1.4. Tổng quan về biến chứng của đái tháo đường ........................................ 9
1.1.5. Bệnh động mạch ngoại biên chi dưới ................................................... 11
1.2. Chỉ số huyết áp cổ chân cánh tay ............................................................. 15
1.2.1. Cách thiết lập ABI................................................................................. 15
1.2.2. Các cách đo huyết áp............................................................................. 16
1.2.3. Ý nghĩa của ABI.................................................................................... 18
1.2.4. Ưu điểm ................................................................................................. 18
1.2.5. Nhược điểm ........................................................................................... 20
1.3. Tóm tắt những công trình nghiên cứu lớn trên thế giới và trong nước.... 20
1.3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới ....................................... 20
1.3.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước......................................... 23
CÁCH TIẾP CẬN ...................................................................................................25

PHƯƠNG PHÁP, PHẠM VI, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................25

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 25
2.2. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 25
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 25
2.2.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh ........................................................................... 25
2.3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 26
1


2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................... 26
2.3.2. Cỡ mẫu .................................................................................................. 26
2.3.3. Cách tiến hành ....................................................................................... 27
2.4. Định nghĩa biến số ................................................................................... 27
2.4.1. Các biến số nền ..................................................................................... 27
2.4.2. Biến số về bệnh đái tháo đường ............................................................ 28
2.4.3. Biến số chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay........................................... 28
2.4.4. Biến số về các yếu tố liên quan ............................................................. 28
2.5. Công cụ thu thập số liệu ........................................................................... 30
2.6. Biện pháp hạn chế sai lệch thông tin: ...................................................... 30
2.7. Phương pháp phân tích số liệu ................................................................. 30
2.8. Y đức ........................................................................................................ 31
2.9. Sơ đồ nghiên cứu...................................................................................... 32
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................................32

3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ...................................................... 33
3.2. Chỉ số huyết áp cổ chân- cánh tay trong nghiên cứu ............................... 35
3.2.1. Trị số huyết áp trung bình ..................................................................... 35
3.2.2. Chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay ....................................................... 35
3.2.3. Tình trạng bệnh động mạch ngoại biên chi dưới dựa vào ABI ............ 36

3.3. Liên quan giữa ABI và một số yếu tố trong nghiên cứu .......................... 36
3.3.1. Liên quan giữa ABI và giới tính ........................................................... 36
3.3.2. Liên quan ABI theo nhóm tuổi ............................................................. 37
3.3.3. Liên quan giữa thời gian phát hiện ĐTĐ với ABI ................................ 37
3.3.4. Liên quan giữa THA với ABI ............................................................... 38
3.3.5. Liên quan giữa BMV với ABI .............................................................. 38
3.3.6. Liên quan giữa TBMMN với ABI ........................................................ 38
3.3.7. Liên quan giữa hút thuốc lá với ABI. ................................................... 39
3.3.8. Liên quan giữa kiểm soát glucose máu và HbA1C với ABI ................ 39
BÀN LUẬN ..............................................................................................................40

4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ...................................................... 40
4.2. Chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay .......................................................... 42
2


4.3. Một số yếu tố liên quan đến chỉ số ABI trong nghiên cứu ...................... 43
4.3.1. Liên quan giữa giới tính với ABI .......................................................... 43
4.3.2. Liên quan giữa tuổi với ABI ................................................................. 44
4.3.3. Liên quan giữa kiểm soát đường máu (HbA1C) với ABI .................... 46
4.3.4. Liên quan giữa tiền sử THA với ABI ................................................... 47
4.3.5. Liên quan giữa hút thuốc lá với ABI .................................................... 47
4.3.6. Liên quan giữa tiền sử RLLPM với ABI .............................................. 48
4.3.7. Liên quan giữa BMV, TBMMN và ABI............................................... 49
KẾT LUẬN ..............................................................................................................50
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................52
PHỤ LỤC .................................................................................................................58

3



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TÊN VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
BĐMNBCD

Bệnh động mạch ngoại biên chi dưới

BĐMCD

Bệnh động mạch chi dưới

BMV

Bệnh mạch vành

ĐTĐ

Đái tháo đường

HA

Huyết áp

RLLPM

Rối loạn lipid máu

THA


Tăng huyết áp

TBMMN

Tai biến mạch máu não

XVĐM

Xơ vữa động mạch

YTNC

Yếu tố nguy cơ

TÊN VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Chỉ số cổ chân – cánh tay/

ABI: Ankle Brachial Index

Chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay
ADA: American diabetes association

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ

AUS: Auscultatory method

Phương pháp thính chẩn

BMI: Body mass index


Chỉ số khối cơ thể

HDL-C:

High

Density

Lipoprotein Cholesterol của lipoprotein tỉ trọng

Cholesterol
LDL-C:

Low

cao
Density

Lipoprotein Cholesterol của lipoprotetin tỉ trọng

Cholesterol

thấp

NCEP – ATP: National Cholesterol Chương trình Giáo dục Cholesterol
Education Program – Adult Treatment Quốc gia - Bảng điều trị dành cho
người lớn III
Panel III
TG: Triglycerides


Triglycerid

WHO: World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới

UKPDS: The UK Prospective Diabetes Nghiên cứu UKPD
Study

4


DANH MỤC CÁC BẢNG - BIỂU

BẢNG
Bảng 1.1. Ý nghĩa của ABI [68] ..................................................................... 18
Bảng 2.1. Phân độ BMI ................................................................................... 30
Bảng 3.1. Phân bố mẫu nghiên cứu theo biến số nền (n= 156) ...................... 33
Bảng 3.2. Chỉ số BMI của đối tượng nghiên cứu ........................................... 33
Bảng 3.3. Các đặc điểm về tiền sử bệnh của đối tượng nghiên cứu ............... 33
Bảng 3.4. Các đặc điểm về cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.............. 34
Bảng 3.5. Trị số huyết áp trung bình............................................................... 35
Bảng 3.6. Tình trạng BĐMNBCD dựa vào ABI............................................. 36
Bảng 3.7. Trị số trung bình ABI theo giới tính ............................................... 36
Bảng 3.8. Phân bố mức ABI theo giới tính ..................................................... 36
Bảng 3.9. Trị số trung bình ABI theo nhóm tuổi ............................................ 37
Bảng 3.10. Phân bố mức ABI theo nhóm tuổi ................................................ 37
Bảng 3.11. Liên quan giữa thời gian phát hiện ĐTĐ với ABI ....................... 37
Bảng 3.12. Liên quan giữa THA với ABI....................................................... 38

Bảng 3.13. Liên quan giữa BMV với ABI ...................................................... 38
Bảng 3.14. Liên quan giữa TBMMN với ABI ................................................ 38
Bảng 3.15. Liên quan giữa hút thuốc lá với ABI ............................................ 39
Bảng 3.16. Liên quan giữa kiểm soát glucose máu và HbA1C với ABI ........ 39
Bảng 4.1. Tỉ lệ BĐMNBCD qua một số nghiên cứu ..................................... 42
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố chỉ số ABI ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 ............................ 35

5


TÍNH CẤP THIẾT VÀ MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh lý mạn tính, gây nhiều biến chứng, cả
cấp tính và mạn tính làm hao mòn sức khỏe, thời gian, tiền bạc của người
bệnh cũng như gánh nặng cho gia đình và xã hội. Theo Liên đoàn ĐTĐ thế
giới năm 2017 [41], tỉ lệ ĐTĐ chiếm 8,8% với 415 triệu người mắc (cứ 11
người có 1 người mắc đái tháo đường). Hằng năm có 5 triệu người chết do đái
tháo đường và cứ mỗi 6 giây có 1 người chết do đái tháo đường, tiêu tốn
khoảng ít nhất 673 tỷ USD. Ước tính 12% chi phí y tế toàn cầu dành cho đái
tháo đường. Ở Việt Nam, bệnh nhân ĐTĐ chiếm 5,7% dân số, trong đó ở Tây
Nguyên tỉ lệ này là 3,8% (theo số liệu thống kê của bệnh viện Nội Tiết Trung
Ương tiến hành năm 2012).
ĐTĐ là một trong số các yếu tố nguy cơ (YTNC) gây XVĐM, trở thành
mối quan tâm toàn cầu vì tỉ lệ ngày càng tăng, gây nhiều biến chứng nguy
hiểm như bệnh mạch vành, tai biến mạch máu não, bệnh thận mạn, mù mắt,
… trong đó có bệnh động mạch ngoại biên chi dưới (BĐMNBCD).
Trong nghiên cứu United Kingdom Prospective Diabetes Study
(UKPDS) [80] gồm 5102 bệnh nhân tuổi từ 25 – 65 được chẩn đoán ĐTĐ lần
đầu, tỉ lệ BĐMNBCD là 1,2%. Theo dõi sau 6 năm, tỉ lệ này là 2,7%, sau 18

năm tăng lên 12,5%.
Ở Việt Nam, nghiên cứu của Trần Bảo Nghi (2005) [8] cho thấy tỉ lệ
người mắc ĐTĐ dưới 10 năm bị BĐMNBCD là 16,7%, còn bệnh nhân mắc
ĐTĐ trên 10 năm tỉ lệ này là 37,9%. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Đào
(2014) ở 219 bệnh nhân ĐTĐ type 2 với tuổi trung bình 57,8 và thời gian mắc
bệnh trung bình 6 năm, tỉ lệ BĐMNBCD là 19,2% [2].
Trong đánh giá tổn thương BĐMCD trên siêu âm Doppler, nghiên cứu
của Bộ môn Nội tiết Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận là
44,33%.

6


Bệnh động mạch chi dưới tiến triển âm thầm là nguyên nhân khiến
bệnh nhân đến khám đã là giai đoạn cuối của bệnh, phát hiện sớm
BĐMNBCD là một yếu tố tiên lượng giúp cho điều trị dự phòng đối với các
biến chứng. Trong các phương pháp phát hiện BĐMNBCD, đo ABI là
phương pháp đơn giản, hiện đại, không xâm lấn, dễ thực hiện, có thể thực
hiện cho quần thể có nguy cơ cao.
Nghiên cứu của Trần Bảo Nghi (2005) [8] dùng siêu âm Duplex làm tiêu
chuẩn vàng, ABI có độ nhạy trong chẩn đoán BĐMNBCD là 90,9% và độ đặc
hiệu 91%.
Theo nghiên cứu của Fowkes [49], so với phương pháp chụp mạch
máu, ABI có độ nhạy 95% và độ đặc hiệu 100%.
Trong quá trình đi lâm sàng tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên,
chúng tôi nhận thấy hầu hết việc đo chỉ số ABI chỉ mang tính lí thuyết, chưa
áp dụng rộng rãi trên lâm sàng, cũng chưa từng có nghiên cứu về ABI trước
đây tại khu vực Tây Nguyên nói chung và bệnh viện Đa Khoa vùng Tây
Nguyên nói riêng. Vì thế, nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài: “Chỉ số huyết áp
cổ chân - cánh tay và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường

type 2 tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2019” với câu hỏi
nghiên cứu chỉ số huyết áp cổ chân - cánh tay là bao nhiêu? Yếu tố nào liên
quan đến chỉ số ABI ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, tại khoa Khám và
khoa Nội Tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên năm 2019.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Xác định chỉ số huyết áp cổ chân - cánh tay ở bệnh nhân đái tháo
đường type 2, tại khoa Khám và khoa Nội Tổng hợp – Bệnh viện Đa
khoa Vùng Tây Nguyên năm 2019.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến chỉ số huyết áp cổ chân - cánh
tay ở bệnh nhân đái tháo đường type 2, tại khoa Khám và khoa Nội
tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên năm 2019.

7


TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.1. Đại cương về đái tháo đường
1.1.1. Định nghĩa
ĐTĐ là tình trạng tăng đường huyết mạn tính đặc trưng bởi những rối
loạn chuyển hoá carbohydrat, có kèm theo rối loạn chuyển hóa lipid và
protein do giảm tuyệt đối hoặc tương đối tác dụng sinh học của insulin
và/hoặc tiết insulin [31].
ĐTĐ type 2 – trước đây được gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin,
ĐTĐ ở người lớn, bệnh có tính gia đình. Đặc trưng của ĐTĐ type 2 là kháng
insulin đi kèm với thiếu hụt insulin tương đối.
1.1.2. Dịch tễ học
Đái tháo đường có tỉ lệ ngày càng tăng ở các quốc gia công nghiệp hoá
và các nước đang phát triển. Theo ước tính của IDF, đến năm 2040 sẽ có
khoảng 642 triệu người bị ĐTĐ [31].

Tại Việt Nam theo công bố của WHO năm 2012 có 3,16 triệu người mắc
bệnh ĐTĐ. Năm 1991, tại Hà Nội, Phan Sỹ Quốc và Lê Huy Liệu điều tra cho
thấy tỉ lệ ĐTĐ là 1,1% trong số dân trên 15 tuổi.
Bệnh ĐTĐ type 2 chiếm đa số các trường hợp bị ĐTĐ, bệnh thường
khởi phát âm thầm, đôi khi không có triệu chứng rõ ràng nên việc chẩn đoán
hay bị chậm trễ.
1.1.3. Cơ chế bệnh sinh của đái tháo đường type 2
Có hai yếu tố cơ bản đóng vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh
của đái tháo đường type 2 đó là sự đề kháng insulin và rối loạn bài tiết insulin
[9], [55].
- Rối loạn bài tiết insulin: ở người bình thường, khi glucose máu tăng sẽ xuất
hiện bài tiết insulin sớm và đủ để có thể kiểm soát nồng độ glucose máu.
- Đề kháng insulin: insulin không có khả năng thực hiện những tác động
của mình như ở người bình thường. Khi tế bào Beta không còn khả
8


năng bài tiết insulin bù vào số lượng kháng insulin, glucose máu lúc đói
sẽ tăng và xuất hiện đái tháo đường. Kháng insulin chủ yếu ở hai cơ
quan là gan và cơ. Sự đề kháng insulin làm tăng sản xuất glucose ở
gan, giảm thu nạp glucose ở ngoại vi, giảm thụ thể insulin ở các mô
ngoại vi.
1.1.4. Tổng quan về biến chứng của đái tháo đường
1.1.4.1. Biến chứng cấp tính
Biến chứng cấp tính thường là hậu quả của chẩn đoán muộn, nhiễm
khuẩn cấp tính hoặc điều trị không thích hợp.
Nhiễm toan ceton là biểu hiện nặng của rối loạn chuyển hóa glucid do
thiếu insulin gây tăng glucose máu, tăng phân hủy lipid, tăng sinh thể ceton
gây toan hóa tổ chức. Tình trạng này ít gặp ở bệnh nhân ĐTĐ type 2.
Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose

nặng, đường huyết tăng cao. Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu chiếm 5 - 10%. Ở
bệnh nhân đái tháo đường type 2 nhiều tuổi, tỉ lệ tử vong từ 30 - 50% [13].
1.1.4.2. Các biến chứng mạn tính của đái tháo đường
Biến chứng mạch máu lớn do bệnh đái tháo đường
Người ĐTĐ dễ bị mắc các bệnh tim mạch gấp 2 – 4 lần so với người
bình thường [13]. Nguyên nhân gây tử vong do bệnh tim mạch ở người bệnh
ĐTĐ chiếm 70%.
- Bệnh mạch vành
Tổn thương xơ vữa động mạch vành trong ĐTĐ thường có tính chất lan
tỏa, ở nhiều vị trí và nhiều nhánh động mạch. Xơ vữa động mạch vành dẫn
đến bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim.
- Bệnh mạch máu não
Trong số bệnh nhân bị đột quỵ tần số xuất hiện ĐTĐ gấp 3 lần so
với nhóm chứng. Nguy cơ đột quỵ ở BN ĐTĐ tăng 150% đến 400%, và
kiểm soát đường huyết kém có liên quan trực tiếp đến nguy cơ đột quỵ.
ĐTĐ đặc biệt ảnh hưởng nguy cơ đột quỵ trong số BN trẻ tuổi. Ở BN <
55 tuổi, ĐTĐ làm tăng nguy cơ đột quỵ hơn 10 lần.
9


- Bệnh mạch máu ngoại vi
Xảy ra khi các mạch máu ở chân bị hẹp, tắc bởi các mảng xơ vữa
khiến dòng máu tới chân và bàn chân bị giảm đi (bệnh lý bàn chân).
Bệnh lý bàn chân ĐTĐ ngày càng được nhiều người quan tâm do tính
phổ biến của bệnh. Tổn thương rất nhỏ ở bàn chân có thể gây ra loét và
cắt cụt chi.
Biến chứng mạch máu nhỏ
- Biến chứng mắt do bệnh ĐTĐ
Bệnh võng mạc do ĐTĐ là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở các
nước đang phát triển.

Đục thuỷ tinh thể là tổn thương thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ, có
vẻ tương quan với thời gian mắc bệnh và mức độ tăng đường huyết kéo
dài.
Theo nghiên cứu của Tô Văn Hải, Phạm Hoài Anh tại Bệnh viện
Thanh Nhàn - Hà Nội, số bệnh nhân có bệnh về mắt chiếm 72,5%, trong
đó tỉ lệ bệnh võng mạc ĐTĐ 60,5%, đục thủy tinh thể 59% [6].
- Bệnh lý thận do ĐTĐ
Khả năng diễn biến đến suy thận giai đoạn cuối của bệnh nhân ĐTĐ
type 2 ít hơn so với bệnh nhân ĐTĐ type 1, song số lượng bệnh nhân ĐTĐ
type 2 chiếm tỉ lệ rất lớn nên thực sự số bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối
chủ yếu là bệnh nhân ĐTĐ type 2.
Biến chứng thần kinh do bệnh ĐTĐ
Có 3 loại tổn thương thần kinh có thể gặp:
- Tổn thương thần kinh vận động cảm giác
+ Rối loạn cảm giác ở các chi, thường là chân, mang tính chất đối
xứng;
+ Giảm/mất cảm giác;
+ Khô da dẫn đến nứt da (bàn chân);
+ Teo cơ bàn chân dẫn đến biến dạng bàn chân làm tăng nguy cơ
loét do tỳ đè.
10


- Tổn thương đơn dây thần kinh (TK sọ não)
Tổn thương đơn dây thần kinh có thể gặp ở bất kỳ dây thần kinh nào,
nhưng hay gặp ở các dây thần kinh sọ não. Bệnh thường kéo dài một đến vài
tháng và thường hồi phục hoàn toàn.
- Tổn thương thần kinh tự động
Tổn thương thần kinh tự động có thể gặp ở bất cứ hệ cơ quan nào: tim
mạch, tiêu hóa, bàng quang, cơ quan sinh dục, ... gây nên các rối loạn tại cơ

quan tương ứng.
1.1.5. Bệnh động mạch ngoại biên chi dưới
BĐMNBCD là kết quả của tình trạng thiếu máu cục bộ ở các chi dưới.
Trong phần lớn các trường hợp, nguyên nhân là do xơ vữa động mạch.
ĐTĐ là một YTNC mạnh đối với BĐMNBCD [38]. BĐMNBCD gây
ra khuyết tật dài hạn đáng kể ở bệnh nhân ĐTĐ [56], [82]. Các nghiên cứu
lớn trong cộng đồng cho thấy bệnh nhân ĐTĐ mắc BĐMNBCD sẽ tăng 3 đến
4 lần nguy cơ tử vong so với người bình thường và bệnh nhân ĐTĐ thiếu máu
chi nặng sẽ sớm bị đoạn chi hơn người thiếu máu chi nặng nhưng không kèm
ĐTĐ [54].
1.1.5.1. Dịch tễ học
BĐMNBCD ảnh hưởng đến khoảng 12 triệu người ở Hoa Kỳ [66] và
hơn 200 triệu người trưởng thành trên thế giới, với tỉ lệ mắc khoảng 3 – 10%
[28], [74].
Tỉ lệ mắc BĐMNBCD thực sự ở những người mắc ĐTĐ rất khó xác định,
vì hầu hết bệnh nhân không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhưng không
điển hình, khoảng 1/3 có cơn đau cách hồi và phần còn lại có các tình trạng bệnh
lý nghiêm trọng hơn [37].
Dữ liệu từ nghiên cứu Framingham cho thấy 20% bệnh nhân mắc
BĐMNBCD có bệnh ĐTĐ đi kèm [59]. Tỉ lệ mắc BĐMNBCD ở những
người bị ĐTĐ trên 40 tuổi ước tính khoảng 20%, tỉ lệ này tăng lên 29% ở
những bệnh nhân trên 50 tuổi [33], [46], [56], [66], [94]. Tuy nhiên, nhiều
người mắc BĐMNBCD không có triệu chứng nên tỉ lệ lưu hành có thể thấp.
11


Trên một nghiên cứu Framingham năm 2010 cho biết tỉ lệ mới mắc
của BĐMNBCD trong dân số ĐTĐ là 12,6/1000 người – năm đối với nam
và 8,4/1000 người – năm đối với nữ, trong khi số liệu ở người không ĐTĐ
ở nam và nữ lần lượt là 3,3 và 1,1/1000 người – năm. Nghiên cứu này

chứng tỏ rằng ĐTĐ làm tăng nguy cơ BĐMNBCD lên 3,5 lần đối với nam
và 8,6 lần đối với nữ [45].
Trong một nghiên cứu trên 153 bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại bệnh viện
Đại học Y Dược TP HCM năm 2011 cho kết quả tỉ lệ BĐMNBCD tầm soát
bằng chỉ số ABI là 23,5% [1], kết quả này tương đồng với kết quả của Thái
Hán Vinh (2000) với tỉ lệ BĐMNBCD ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 là 23,9%
[12]. Trong một nghiên cứu pilot đã tìm thấy tỉ lệ BĐMNBCD không triệu
chứng là 33% [45], con số này là 22,8% theo tác giả Trần Bảo Nghi khi khảo
sát trên nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2 tại bệnh viện Thống Nhất [8].
Có rất ít nghiên cứu về tỉ lệ mắc BĐMNBCD dựa trên ABI. Trong
nghiên cứu về BĐMNBCD Limburg [40], tỉ lệ mắc dựa trên 2 phép đo ABI <
0,95 cho thấy: ở nam giới, tỉ lệ mắc hàng năm là 1,7/1000 người ở độ tuổi 40
– 54; 1,5/1000 người ở độ tuổi 55 – 64 và 17,8/1000 người ở độ tuổi ≥ 65. Tỉ
lệ mắc hàng năm ở phụ nữ cao hơn nam giới với tương ứng là 5,9; 9,1 và
22,9/1000 người.
1.1.5.2. Các yếu tố nguy cơ
Các YTNC chính của BĐMNBCD cũng là những YTNC của XVĐM nói
chung. Khoảng 70% trường hợp BĐMNBCD có thể được giải thích bằng các
YTNC đã được xác định như tuổi già, THA, RLLPM, hút thuốc lá và ĐTĐ [58].
Ngoài ra còn có các YTNC tiềm ẩn khác bao gồm sự tăng cao của nồng độ
protein phản ứng C (CRP), fibrinogen, homocystein, apolipoprotein B,
lipoprotein (a) và độ nhớt của máu [27].
ĐTĐ khi đi kèm với các YTNC tim mạch như THA, tăng lipid máu, béo
phì và hút thuốc lá làm tăng gấp 3 lần tỉ lệ mắc BĐMNBCD và hẹp động mạch
cảnh, ngay cả khi không có BMV [74].

12


Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ phát triển BĐMNBCD gấp 4 lần, có tác

động lớn đến mức độ nghiêm trọng của bệnh và được cho là có liên quan cao
nhất đến BĐMNBCD. So với những người không hút thuốc, những người hút
thuốc bị mắc BĐMNBCD có tuổi thọ ngắn hơn và tiến triển thường xuyên hơn
đến thiếu máu cục bộ chi và cắt cụt chi [44].
Tuổi, thời gian mắc bệnh ĐTĐ và bệnh thần kinh ngoại biên có liên
quan đến tăng nguy cơ mắc BĐMNBCD ở bệnh nhân mắc ĐTĐ trước đó.
Trong nghiên cứu của Lê Hoàng Bảo (2011) kết luận rằng tăng 1 tuổi làm
tăng 5% nguy cơ BĐMNBCD, và thời gian mắc bệnh tăng 1 năm làm tăng
7% nguy cơ mắc BĐMNBCD [1].
Mức độ nghiêm trọng và thời gian điều trị ĐTĐ là những yếu tố dự báo
quan trọng về cả tỉ lệ mắc và mức độ của BĐMNBCD, trong một nghiên cứu
tại Anh cho thấy nếu HbA1C tăng 1% thì tỉ lệ mắc BĐMNBCD tăng 28% và
tỉ lệ tử vong, biến chứng vi mạch và cắt cụt chi cũng tăng lên [46], [72]. Mối
tương quan này đặc biệt mạnh ở những nam giới THA và có hút thuốc lá
thường xuyên [56].
Mối liên hệ về giới và BĐMNBCD chưa rõ ràng. Tỉ lệ mắc
BĐMNBCD không triệu chứng hoặc có triệu chứng ở nam giới có cao hơn
chút so với nữ giới và tỉ lệ mắc tăng theo tuổi [62].
Bệnh thận mạn là một YTNC độc lập đối với BĐMNBCD cũng như là
một yếu tố dự báo độc lập về tỉ lệ tử vong đối với bệnh nhân. Một phân tích
cắt ngang đã chứng minh rằng những người bị suy thận có chỉ số ABI cao hơn
2,5 lần so với người có độ thanh thải creatinine bình thường, ngay cả sau khi
điều chỉnh những YTNC của bệnh thận mạn [64].
Nhìn chung, đa số tác giả từ thực tế nghiên cứu đã thấy rằng các YTNC tác
động lên định khu của XVĐM không giống nhau. THA là YTNC hàng đầu của
TBMMN; RLLPM là nguy cơ hàng đầu của BMV; trong khi đó hút thuốc lá là
YTNC quan trọng nhất đối với bệnh động mạch chi dưới.
1.1.5.2. Triệu chứng BĐMNBCD

13



Bệnh lý XVĐM chi dưới biểu hiện bởi một số các dấu hiệu và triệu chứng
bao gồm đau cách hồi, đau khi nghỉ và mất mô.
Tuy nhiên, ở người ĐTĐ, diễn tiến của các triệu chứng có thể không
giống như vậy vì sự có mặt của bệnh thần kinh ngoại biên là một biến chứng của
ĐTĐ đã làm giảm nhận cảm cảm giác đau có thể trì hoãn sự phát triển của
BĐMNBCD và chỉ khoảng 1/3 các bệnh nhân mắc BĐMNBCD biểu hiện triệu
chứng đau cách hồi.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh đau cách hồi và mất mạch ngoại biên
đều không nhạy trong chẩn đoán BĐMNBCD [66]. Hơn 50% không có triệu
chứng đau [16], [37]; mặt khác ở người bình thường: 8,1% không bắt được mạch
mu chân và 2% không bắt được mạch chày sau [66].
Ngoài các triệu chứng cơ năng trên, BĐMNBCD còn có các triệu
chứng thực thể có thể quan sát thấy như:
- Giảm lông, da teo, màu da xanh tái, sờ thấy lạnh và có thể thấy những
vết loét với ranh giới rõ ràng, có mài đen dày, gỡ mài ra thấy đáy vết
loét mũn, không chảy máu, ít mô lại. Vết loét thường xuất hiện ở vùng
da hay va chạm tiếp xúc hay chịu áp lực.
- Mạch giảm hoặc mất. Cũng có những trường hợp mạch rõ nhưng thực
sự đã có tắc nghẽn động mạch một phần, tình trạng này xảy ra ở những
người có mạch co giãn tốt, nhất là khi HA hệ thống lúc này lại cao.
- Nghe âm thổi động mạch: thường nghe ở động mạch đùi.
- Nghiệm pháp nâng chân: quan sát sự đổi màu da sau khi đưa chân lên
cao.
1.1.5.3. Chẩn đoán
ABI là tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên trong điều
trị lâm sàng và các nghiên cứu dịch tễ học. ABI được tính bằng tỉ số huyết áp
cổ chân cao hơn và động mạch cánh tay cao hơn, được xem là bất thường khi
< 0,9. Khi chẩn đoán ngưỡng 0,9; độ nhạy của ABI cho chẩn đoán bệnh động

mạch ngoại biên với > 50% hẹp là 95% và độ đặc hiệu là 100%. Trong các

14


nghiên cứu phân tích tổng hợp gần đây, độ nhạy và độ đặc hiệu của ABI ≤ 0,9
trong chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên là 75% và 86% [89].
Ở cả nam và nữ, đo ABI là phương pháp không xâm lấn và chính xác
để đánh giá BĐMNBCD. Một phép đo ABI ≤ 1,0 được coi là bất thường ở cả
nam và nữ. Có một số tranh luận về việc liệu mức độ ABI của người bình
thường có khác nhau giữa nam và nữ và giữa các nhóm dân tộc hay không ?
Trong một mô hình được điều chỉnh hoàn toàn 1775 người tham gia khỏe mạnh
ở MESA, phụ nữ có giá trị ABI thấp hơn khoảng 0,02 so với nam giới và người
Mỹ gốc Phi có giá trị ABI thấp hơn khoảng 0,02 so với người da trắng [14].
Những phát hiện này đã được xác nhận trong một đoàn hệ khác của những người
trung niên không mắc BĐMNBCD. Mặc dù phụ nữ có thể có giá trị ABI bình
thường thấp hơn một chút so với nam giới, ABI < 1,0 vẫn được coi là bất thường
ở cả nam và nữ và có nguy cơ đáng kể [75].
Nếu cần đánh giá giải phẫu bệnh lý tắc động mạch chi dưới để điều trị
phẫu thuật BĐMNBCD, chụp cắt lớp, chụp mạch cộng hưởng từ và chụp
mạch vành là tất cả các phương pháp hữu ích để phân định bản chất và mức
độ BĐMNBCD ở cả phụ nữ và nam giới. Mặc dù phụ nữ có các động mạch
chi dưới nhỏ hơn so với nam giới cùng tuổi [18], phương thức chẩn đoán hình
ảnh này có vẻ hữu ích như nhau ở cả phụ nữ và nam giới. Tuy nhiên, chụp
động mạch ống thông có thể hữu ích hơn trong việc xác định các mạch nhỏ
hơn của chi dưới, đặc biệt là ở vị trí vô cực và bàn đạp và nếu có vôi hóa quá
mức trong thành động mạch [50].
1.2. Chỉ số huyết áp cổ chân cánh tay
1.2.1. Cách thiết lập ABI
ABI là chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay. Phương pháp này sử dụng con

số huyết áp thu được từ nhiều phương pháp đo huyết áp để tính huyết áp tâm thu
cổ chân (động mạch mu chân và chày sau) và cánh tay (động mạch cánh tay) rồi
lập tỉ số.

15


Đo huyết áp cổ chân và huyết áp cánh tay bằng phương pháp thủ công:
đo lần lượt huyết áp của tứ chi bằng máy đo huyết áp ALPK2 và sau đó tính
chỉ số ABI theo công thức:

Được Winsor giới thiệu lần đầu tiên từ năm 1950, đo ABI đã trở thành
một phương pháp thông dụng giúp chứng minh BĐMNBCD trong thực hành
lâm sàng. Nhờ tính đơn giản và không xâm lấn, ABI  0,9 là tiêu chuẩn chẩn
đoán BĐMNBCD trong hầu hết các nghiên cứu khoa học.
1.2.2. Các cách đo huyết áp
1.2.2.1. Đo huyết áp bằng phương pháp thủ công
- Phương pháp sờ mạch máu:
Quấn bao nén khí của máy đo huyết áp cơ vào cánh tay cách nếp gấp
khuỷu 3cm, bơm hơi vào bao nén khí đồng thời bắt mạch quay của tay cần đo
cho đến lúc không thấy mạch đập, bơm thêm 20 mmHg nữa sau đó xả khí với
vận tốc 3mmHg/s đến lúc xuất hiện mạch đập, chỉ số trên mặt đồng hồ là
huyết áp tâm thu. Phương pháp này thực hiện nhanh chóng, rẻ tiền nhưng khó
áp dụng khi đo huyết áp ở cổ chân và khó xác định huyết áp tâm trương.
- Phương pháp nghe của Korotkoff:
+ Hướng dẫn đối tượng nằm nghỉ ngơi tại chỗ ít nhất 5 phút, tư thế
thoải mái.
• Không nói chuyện, không để bàng quang căng.
• Không hút thuốc, cà phê, uống rượu hoặc hoạt động mạnh trước
khi đo huyết áp ít nhất 30 phút.

• Không dùng các thuốc kích thích giao cảm (như thuốc trị sổ
nghẹt mũi, thuốc nhỏ mắt để giãn đồng tử).
+ Tiến hành đo huyết áp đối tượng:
• Đối tượng nằm ngửa, thả lỏng tay chân.
• Kéo tay áo đối tượng lên tới sát nách.
• Dùng tay bắt động mạch cánh tay rồi đặt đường giữa băng quấn
16


của huyết áp kế lên động mạch cánh tay sao cho bờ dưới của
băng quấn trên nếp gấp khuỷu tay trái khoảng 2-3 cm để không
chạm ống nghe. Đặt ống nghe dưới gần băng quấn trên đường đi
của động mạch cánh tay.
• Bơm nhanh túi hơi để trị số vượt trên trị số tâm thu (được nhận
biết bằng sự mất mạch quay) khoảng 20-30 mmHg rồi xả túi hơi
với tốc độ 2-3 mmHg (hoặc mỗi nhịp mạch nếu nhịp tim quá
chậm). Nếu xả hơi nhanh hơn sẽ làm huyết áp tâm thu thấp và
huyết áp tâm trương cao. Huyết áp tâm thu được xác định là lúc
nghe được tiếng đập đầu tiên (pha 1 Korotkoff), ứng với lúc sờ
được mạch quay.
• Sau khi đo được huyết áp tâm thu thì xả nhanh túi hơi, cho đối
tượng ngồi nghỉ và ghi kết quả.
• Đo huyết áp ở cổ chân: Quấn bao nén khí trên nếp cổ chân 3cm,
đặt ống nghe ở động mạch chày sau và động mạch mu chân.
Trình tự đo như ở tay. Đo cả 2 chân.
+ Động tác cần thành thục, tiến hành chính xác, gọn nhanh để khoảng
cách thời gian giữa các vị trí không khác biệt nhiều
+ Một số quy ước trong cách đo và cách ghi nhận số liệu:
• Trình tự: đo huyết áp ở hai tay trước, sau đó đo huyết áp ở hai
chân.

• Số lần đo: mỗi nơi đo 2 lần lấy trị số trung bình.
• Nếu huyết áp cổ chân thấp hơn huyết áp cánh tay thì cho bệnh
nhân nghỉ 10 phút sau đó đo lại lần 2.
+ Phương pháp này có thể xác định được huyết áp tâm thu và huyết áp
tâm trương ở cả chi trên và chi dưới với chi phí thấp nhưng tốn nhiều
thời gian.
1.2.2.2. Đo huyết áp bằng kĩ thuật Doppler
Siêu âm Doppler đo huyết áp bằng cách chuyển sóng âm thanh tần số
cao ra khỏi lưu thông các tế bào máu đỏ. Kĩ thuật này mang lại kết quả chính
xác nhưng chi phí cao.

17


1.2.3. Ý nghĩa của ABI
Bảng 1.1. Ý nghĩa của ABI [66]

Trị số ABI

Ý nghĩa

0,91 – 1,30

Bình thường

0,70 – 0,90

Nghẽn tắc nhẹ

0,40 – 0,69


Nghẽn tắc trung bình

< 0,40

Nghẽn tắc nặng

> 1,30

Vôi hóa thành động mạch

ABI giảm là yếu tố tiên lượng mạnh cho BĐMNBCD [68].
Các báo cáo gần đây cho thấy khoảng giá trị ABI “bình thường” (0,91 –
1,30) có lẽ không đúng [35]. Thật ra, giá trị 0,90 có phần áp đặt, vì ABI là
một biến số liên tục biểu hiện mức độ nặng của tắc nghẽn động mạch, và giá
tị ABI ở ngưỡng thấp của bình thường đôi khi lại là dấu hiệu sớm của quá
trình xơ vữa động mạch chi dưới. McDermott và cộng sự chứng minh rằng
ABI 0,90 – 0,99 hoặc 1,00 – 1,09 liên quan đến hẹp động mạch vành hoặc
động mạch cảnh nhiều hơn là ABI 1,10 – 1,30 [57]. Thêm nữa, tỷ lệ mới mắc
của đau cách hồi mạch máu nhóm ABI trong giới hạn thấp của bình thường
(0,90 – 0,99) cao hơn nhóm ABI trong giới hạn cao của bình thường (1,10 –
1,40) (123). Trên bệnh nhân ĐTĐ, Clairotte và cộng sự tìm ra gái trị điểm cắt
có độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất giúp tầm soát BĐMNBCD là 1,0 – 1,1
[26].
Do còn nhiều tranh cãi, nghiên cứu của chúng tôi sử dụng giá trị điểm
cắt giúp tầm soát BĐMNB là 0,90 theo Hội ĐTĐ Hoa Kỳ [66].
1.2.4. Ưu điểm
ABI là kỹ thuật đơn giản, dễ thực hiện [56], [66]. Bệnh nhân nằm ngửa
15 phút, đo huyết áp tâm thu ở sáu vị trí trong thời gian khoảng 15 – 20 phút.
ABI là kỹ thuật không xâm lấn [56], [66]: tương tự như đo huyết áp

thông thường trong thực hành lâm sàng hàng ngày.
ABI là kỹ thuật có tính lặp lại khá tốt: trong một nghiên cứu về đo ABI,
sai số trung bình 8 – 9% giữa các lần đo của cùng một người đo hoặc giữa các

18


người đo khác nhau là có thể chấp nhận được đối với một thử nghiệm có tính
chất tầm soát [39], [56], [66].
ABI là kỹ thuật có tính định lượng: giá trị ABI càng thấp chứng tỏ tình
trạng hẹp ĐM càng nặng.
ABI là kỹ thuật đã được thẩm định có chất lượng tốt: đánh giá
BĐMNBCD bằng cách đo ABI chính xác hơn phương pháp hỏi bệnh sử và
bắt mạch. So sánh với chụp mạch máu là tiêu chuẩn vàng chẩn đoán xác định
hẹp ĐM chi có ý nghĩa huyết động (> 50%), ABI được chứng minh là có độ
nhạy 95% và dộ chuyên gần 100% [36]. Alnaeb và cộng sự cũng tìm ra mối
tương quan đáng kể (r = 0,81; p < 0,01) giữa ABI và chụp mạch máu [21].
Nếu sử dụng diêu âm Doppler màu làm tiêu chuẩn tham khảo, Trần Bảo Nghi
chứng minh ABI có độ nhạy 90,9% và độ đặc hiệu 91% [91], kết quả tương
ứng theo William và cộng sự là 100% và 88%, không khác ở người không
ĐTĐ (độ nhạy 83% và độ đặc hiệu 100%) [86]. Các kết quả này ủng hộ cho
việc sử dụng ABI như một phương tiện tầm soát BĐMNBCD trên người
ĐTĐ.
Đối với những bệnh nhân có ABI bình thường nhưng triệu chứng đau
cách hồi không rõ là do bệnh lý ĐM hay do bệnh lý thần kinh – cơ khác, cần
thực hiện thử nghiệm gắng sức [68]. Sau khi gắng sức nếu huyết áp cổ chân
giảm đi 20 mmHg chứng tỏ có tắc nghẽn mạch.
Bên cạnh giá trị chẩn đoán và đánh giá mức độ tắc nghẽn của mạch
máu chi dưới, ABI thấp hoặc cao hơn ngưỡng bình thường còn tiên lượng cho
bệnh lý mạch máu toàn thể [68], điều đó cho thấy có một mối liên quan hình

chữ U giữa giá trị ABI và tử vong tim mạch [70].
Nhờ các ưu điểm trên, ABI đã trở thanh một dấu ấn quan trọng khẳng
định sử hiện diện, mức độ nặng và sự tiến triển của BĐMNBCD trong các thử
nghiệm tim mạch lớn [25], [30]cũng như là yếu tố nguy cơ độc lập cho bệnh
suất và tử suất tim mạch [32], [65].
Mặc dù các khuyết điểm phân tích ở trên có thể gây khó khăn trong
việc đánh giá kết quả ABI nhưng chúng không đủ sức làm giảm đi tính hữu
dụng của ABI như là một phương pháp rất hiệu quả để tầm soát BĐMNBCD
trên bệnh nhân ĐTĐ tuýp 2. Do đó, Hội ĐTĐ Hoa Kỳ đã khuyến cáo đo ABI
cho tất cả bệnh nhân ĐTĐ trên 50 tuổi; hoặc bệnh nhân ĐTĐ dưới 50 tuổi có
kèm theo các yếu tố nguy cơ khác như thời gian ĐTĐ hơn 10 năm, tăng huyết
19


áp, rối loạn chuyển hóa lipid, hút thuốc lá; hoặc có triệu chứng BĐMNBCD
[66]. Thông qua đo ABI, các tác giả hy vọng sẽ phát triển sớm hơn các trường
hợp BĐMNBCD, nhờ đó điều trị kịp thời và ngăn chặn nó tiến triển đến các
giai đoạn xấu hơn.
1.2.5. Nhược điểm
Tình trạng vôi hóa lớp trung mạc ĐM ở người ĐTĐ (chiếm tỷ lệ 5 –
10%) [34] khiến cho thành mạch rất kém đàn hồi, vì vậy kết quả có thể tăng
giả tạo > 1,30 và che dấu đi BĐMNBCD, đây là kết quả không đáng tin cậy
và có thể xem như tiêu chuẩn tương đương với bệnh động mạch ngoại biên
chi dưới [15], [56].
Hiệu quả chẩn đoán của ABI bị giảm đi có liên quan đến một số tình
huống lâm sàng trên bệnh nhân ĐTĐ, ví dụ BTKNB hoặc nhiễm trùng chân
[43], [69].Chẳng hạn, độ nhạy của ABI giảm chỉ còn 53% (độ đặc hiệu 95%)
nếu có BTKNB [86]. Khi có bệnh lý mạch máu tiến triển, ABI < 0,90 có độ
nhạy 54,4% trên bệnh nhân ĐTĐ so với 72,6% trên người không ĐTĐ, nếu so
sánh với siêu âm Doppler màu [57].

Có nghiên cứu cho thấy ABI khi nghỉ > 1,0 trong khi chụp mạch máu
cho kết qủa hẹp > 50% [45].
Đôi khi bệnh nhân huyết áp bình thường hoặc thấp có ABI tăng, bệnh
nhân huyết áp cao có ABI giảm [45].
1.3. Tóm tắt những công trình nghiên cứu lớn trên thế giới và trong nước
1.3.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trên thế giới
Năm 1950, Winsor là người đầu tiên trên thế giới đề ra chỉ số huyết áp
cổ chân – cánh tay. Lúc này, huyết áp tâm thu được đo bằng phương pháp dao
động đồ và nghiên cứu của ông chủ yếu nhằm mục đích tìm sự thay đổi của
huyết áp tâm thu chi dưới ở người có bệnh tắc nghẽn động mạch, vì thế mà
ABI được mang tên ông: chỉ số Winsor [14], [87].
Về sau, bắt đầu có nhiều tác giả nghiên cứu về chỉ số này, từ nghiên
cứu về giá trị, tìm độ nhạy, độ chuyên, … đến ứng dụng của nó.
Năm 1969, Yao và cộng sự dùng đầu dò Doppler để khảo sát ABI để so
sánh với phương pháp dao động đồ. Từ đó, nhóm nghiên cứu kết luận rằng:

20


dùng Doppler để khảo sát chỉ số huyết áp cổ chân – cánh tay là một phương
pháp đáng tin cậy [90].
Năm 1993, I. O'Flynn đã công bố một nghiên cứu so sánh kết quả giữa
3 phương pháp đo huyết áp tâm thu cánh tay để tính ABI, phương pháp nào là
tốt nhất. Thật may mắn, kết quả đã chỉ ra rằng việc sử dụng phần màng ống
nghe để đo huyết áp tâm thu rồi so sánh với phần chuông và Doppler thì
không có sự khác biệt khi tính toán ABI bằng bất kì phương pháp đo nào. Tuy
nhiên, có một sự khác biệt tìm thấy giữa huyết áp tâm thu tay phải và tay trái,
và đây là lí do tạo nên sự khác biệt khi tính toán ABI [63].
Năm 2005, Anand V. Doobay và cộng sự tiến hành một nghiên cứu
tổng quan hệ thống về độ nhạy và độ đặc hiệu của ABI để dự đoán biến cố

tim mạch trong tương lai [93].
Số y văn nghiên cứu là 22, trong đó có đến 9 nghiên cứu phân tích tổng
hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy độ nhạy và độ đặc hiệu của ABI thấp (<0,9)
để dự đoán biến cố cho bệnh mạch vành là 16,5% và 92,7%; cho đột quỵ là
16% và 92,2%; cho tử vong do tim mạch là 41% và 87,9%. Từ đó nhóm tác
giả đưa ra kết luận rằng: độ đặc hiệu của ABI thấp trong dự đoán biến cố tim
mạch trong tương lai cao nhưng độ nhạy lại thấp, do đó, nên lựa chọn ABI để
đánh giá nguy cơ tim mạch.
Nghiên cứu của tác giả Vicente I và cộng sự [81] cũng lấy ABI < 0,9
được xem là thấp, ABI < 0,9 và ABI ≥ 1,4 được xem là bệnh lý: tỉ lệ ABI thấp
ở những bệnh nhân có và không có bệnh ĐTĐ lần lượt là 11,3% và 4,3%; tỉ lệ
ABI bệnh lý lần lượt là 18,8% và 7%. Yếu tố liên quan đến ABI thấp hoặc
ABI bệnh lý là giới tính, tuổi, thời gian mắc bệnh ĐTĐ. Không có sự khác
nhau về tỉ lệ mắc ABI bệnh lý ở bệnh nhân ĐTĐ không có bệnh mạch máu và
những người không bị ĐTĐ nhưng có bệnh tim mạch trước đó.
Năm 2006, một nghiên cứu của nhóm tác giả Nhật Bản về giá trị của
phương pháp thính chẩn (AUS) trong chẩn đoán bệnh động mạch ngoại
biên đã dẫn tới nhiều tranh cãi, nghiên cứu đã tiến hành trên 119 bệnh nhân
≥ 50 tuổi, chẩn đoán bệnh động mạch ngoại biên dựa vào ABI tính toán
21


bằng AUS và so sánh với Doppler như là tiêu chuẩn vàng, kết quả cho
thấy, dùng AUS để tính ABI vẫn chưa đủ để phát hiện BĐMNBCD nhưng
lại có ích trên lâm sàng trong việc loại trừ BĐMNBCD khi ABI > 0,9 [77].
Năm 2012, tác giả Agarwal đã nghiên cứu ở 146 bệnh nhân ĐTĐ type 2
[17], phát hiện được 14,3% bệnh nhân có bệnh động mạch ngoại biên bằng cách
đo chỉ số ABI (ABI < 0,9), không tìm thấy mối liên quan giữa béo phì và bệnh
động mạch ngoại biên, những yếu tố liên quan đến bệnh động mạch ngoại biên
đáng kể như: lớn tuổi, thời gian mắc bệnh ĐTĐ kéo dài, hút thuốc lá, HbA1C

cao và bệnh mạch vành.
Sau hàng loạt nghiên cứu về ABI và các vấn đề liên quan, Hội tim
mạch Hoa Kỳ (AHA) đã đưa ra “tuyên bố khoa học” [92] để giải thích về chỉ
số này và khuyến cáo phương pháp đo lường chuẩn. Trong đó có khuyến cáo
việc sử dụng ABI để chẩn đoán BĐMNBCD chi dưới trên lâm sàng: trường
hợp trên lâm sàng có triệu chứng, ABI nên được sử dụng đầu tiên và nếu ABI
< 0,9 thì đưa ra chẩn đoán xác định BĐMNBCD chi dưới, nếu ABI > 0,9 nên
làm lại ABI hoặc các phương pháp chẩn đoán khác (mức độ bằng chứng A,
khuyến cáo loại I).
Một số nghiên cứu mới gần đây:
Nghiên cứu của tác giả Thejaswini K.O và cộng sự [47] cho thấy ABI
giảm ở những bệnh nhân bị ĐTĐ type 2 so với người bình thường và có ý
nghĩa thống kê (p = 0,035). ABI thấp ở bệnh nhân ĐTĐ type 2 gợi ý một
mảng xơ vữa đáng kể trong mạch máu. Hơn nữa ở những bệnh nhân ĐTĐ
type 2 có ABI thấp có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn bệnh nhân không
có ĐTĐ type 2, phù hợp với nghiên cứu của Vicente I và cộng sự [81].
Nghiên cứu của tác giả Ioanna Eleftheriadou và cộng sự [29] ở nhóm
bệnh nhân ĐTĐ type 2 có bệnh mạch máu ngoại biên có chỉ số ABI là
0,71±0,24 (p < 0,001), nhóm bệnh nhân ĐTĐ type 2 không có bệnh mạch
máu ngoại biên có chỉ số ABI là 1,08 ± 0,10 (p < 0,001) và nhóm chứng có
chỉ số ABI là 1,09 ± 0,09 (p < 0,001), có ý nghĩa thống kê.

22


1.3.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
So với tình hình nghiên cứu ở nước ngoài, số công trình nghiên cứu đã
công bố ở Việt Nam không nhiều, tuy nhiên, trong những năm gần đây, con
số này đã tăng lên và trải dài từ Bắc đến Nam.
Khởi đầu là báo cáo về việc ứng dụng phương pháp khảo sát chỉ số

huyết áp cổ chân – cánh tay bằng kỹ thuật Doppler của giáo sư Mai Thế Trạch
tại hội nghị khoa học kỹ thuật của trường Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí
Minh năm 1995 [11].
Tiếp đó là nghiên cứu của tác giả Võ Thị Dễ (1999) [3] khảo sát ABI
bằng kỹ thuật Doppler tại bệnh viện Chợ Rẫy trên 2 nhóm người cho thấy:
nhóm người bình thường khỏe mạnh có ABI = 1,04 ± 0,064 và 27% nhóm
bệnh nhân có YTNC có ABI < 0,9. Các YTNC: ĐTĐ, thuốc lá, tăng huyết áp,
rối loạn lipid máu đều ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp cổ chân - cánh tay,
trong đó tiểu đường có thể là YTNC quan trọng so với tăng huyết áp và rối
loạn lipid máu.
Năm 2000 có nghiên cứu của tác giả Thái Hán Vinh [12], cũng nghiên
cứu về chỉ số giữa huyết áp tâm thu cổ chân trên huyết áp tâm thu cánh tay
bằng kỹ thuật Doppler nhưng trên bệnh nhân ĐTĐ type 2.
Năm 2011, nghiên cứu của tác giả Lê Hoàng Bảo [1] đã xác định tỉ lệ
BĐMNBCD trên bệnh nhân ĐTĐ type 2 bằng ABI là 23,5%, người có càng
nhiều YTNC trong số các nguy cơ: tuổi, thời gian mắc bệnh ĐTĐ, lạnh chi,
mất mạch mu chân và mạch chày sau thì khả năng mắc BĐMNBCD càng cao.
Các yếu tố khác như: giới tính, BMI, tỷ số vòng eo/vòng hông, hút thuốc lá,
uống rượu bia, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid, bệnh mạch máu não,
bệnh mạch vành, bệnh võng mạc, bệnh thận, bệnh thần kinh ngoại biên không
liên quan đến BĐMNBCD ở bệnh nhân ĐTĐ type 2.
Năm 2013, tại Thái Nguyên, tác giả Lê Thị Hà Giang đã nghiên cứu về
ABI ở người cao tuổi THA tại bệnh viện A [5].
Gần đây nhất là nghiên cứu của tác giả Phạm Chí Hiền, Lê Phi Thanh
Quyên [7] về đánh giá ABI ở 216 bệnh nhân ĐTĐ type 2 điều trị tại bệnh viện
23


×