Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 119 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á

Chuyên ngành:
TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

HỌ TÊN HỌC VIÊN
VŨ KIM TRUNG

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN
TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN BẮC Á

Ngành: Tài chính - Ngân hàng - Bảo hiểm
Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng
Mã số: 83.40.201
Họ tên học viên: Vũ Kim Trung
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Đinh Thị Thanh Bình


Hà Nội - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các báo cáo và số liệu
trong luận văn tốt nghiệp là số liệu trung thực, được lấy từ nguồn đáng tin cậy và từ báo
cáo tài chính, báo cáo tổng kết về hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng thương mại cổ phần
Bắc Á.

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Kim Trung


ii

LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, cùng Quý thầy cô của trường đại học
Ngoại thương đã tạo điều kiện và truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm quý báu trong quá
trình giảng dạy giúp tác giả đã có suy luận mạch lạc và kiến thức tổng quát để hoàn thành
đề tài nghiên cứu này.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đinh Thị Thanh Bình, người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả rất nhiệt tình trong suốt thời gian nghiên cứu và
hoàn thành luận văn.
Bên cạnh đó, tác giả xin trân trọng cảm ơn các anh chị trong ngân hàng thương mại
cổ phần Bắc Á, nơi tác giả đang công tác, đã tạo điều kiện, hỗ trợ nhiệt tình giúp tác giả có
cái nhìn chính xác hơn về thực tiễn và cung cấp số liệu cần thiết cho đề tài.

Cuối cùng, trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tôi luôn nhận được sự
động viên của bạn bè, đồng nghiệp và người thân trong gia đình. Tôi xin chân thành cảm
ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 05 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Vũ Kim Trung


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................vii
DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ................................................................................... viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ........................................................ x
LỜI MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN

TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ......................... 7
1.1. Rủi ro thanh khoản ................................................................................................ 7
1.1.1.

.............................................. 7

1.1.1.1.


Khái niệm thanh khoản của Ngân hàng thương mại .................................. 7

1.1.1.2.

Cung, cầu thanh khoản và trạng thái thanh khoản ròng ............................ 8

1.1.1.3.

Khái niệm rủi ro thanh khoản ..................................................................... 9

1.1.2. P

........................................................................ 10

1.1.2.1.

Rủi ro thanh hoản ngu n vốn

1.1.2.2.

Rủi ro thanh hoản th trư ng Mar t iqui ity ris

1.1.3. Nguyê

un ing ris ......................................... 10

dẫ đế

............................. 10


.................................................... 10

1.1.4. T c độ g c

đế

độ g c

g

g

ươ g

......................................................................................................................... 13
1.1.4.1. Tác ộng của rủi ro thanh hoản n hoạt ộng của ản thân ngân hàng
thương mại ................................................................................................................. 13
1.1.4.2.

Tác ộng của rủi ro thanh hoản n hệ thống ngân hàng và n n inh t ..
.................................................................................................................. 13

1.2. Những vấn đề cơ bản về đánh giá hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của
Ngân hàng thƣơng mại .................................................................................................. 13
qu

1.2.1.
1.2.2. S c




ế

qu

c êu qu



1.2.4. Nộ du g qu



1.2.3.

1.2.4.1.

Ng


g

ươ g

............ 13

.............................................. 14
........................................................... 15
Ng


g

ươ g

............. 16

Tổ chức quản tr rủi ro thanh khoản ........................................................ 16


iv

1.2.4.2.

Nhận diện rủi ro thanh khoản ................................................................... 19

1.2.4.3. Tiêu chí ánh giá hoạt ộng quản tr rủi ro thanh khoản của Ngân hàng
thương mại ................................................................................................................. 21
1.2.4.4.

Kiểm soát rủi ro thanh khoản ................................................................... 28

1.2.4.5.

Xử ý rủi ro thanh khoản ........................................................................... 32

1.2.5. C c
g




ươ g

ưở g ớ

độ g qu



Ng

......................................................................................................... 34

1.2.5.1.

Nhân tố chủ quan ...................................................................................... 34

1.2.5.2.

Nhân tố hách quan .................................................................................. 35

CHƢƠNG 2.

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ

RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẮC Á. ................................. 38
2.1. Khái quát về ngân hàng thƣơng mại cổ phần Bắc Á ........................................ 38
2.1.1. Lịc sử ì

ể ................................................................... 38


2.1.2. Cơ cấu bộ

y ổ c ức ................................................................................... 39

ế qu

2.1.3.

d

g

đ

2016-2018 ..................................................... 42

2.2. Đánh giá hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại
cổ phần Bắc Á ................................................................................................................. 44
2.2.1. Cơ sở

ýc

độ g qu



c

g


g

ươ g

cổ

Bắc Á ......................................................................................... 44

2.2.1.1.

Quy

nh của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ......................................... 44

2.2.1.2.

Quy

nh của ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á ............................... 46

2.2.2. Cơ cấu ổ c ức qu



g

g

ươ g


cổ

Bắc Á................................................................................................................... 47
2.2.3. T
g

c
g

gc c
ươ g


cổ

Nhân tố hách quan

2.2.3.2.

Nhân tố chủ quan

g

c
g

g cô g
ươ g


cổ



Bắc Á ...................................................................... 49

2.2.3.1.
2.2.4. T

ưở g đế qu



n từ n n kinh t .................................................... 49
n từ chính ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á ... 50
g

độ g qu



c

Bắc Á ...................................................................... 53

2.2.4.1.

Nhận diện rủi ro thanh khoản ................................................................... 53

2.2.4.2.


Đo ư ng rủi ro thanh khoản .................................................................... 56


v

2.2.4.3.

Kiểm soát rủi ro thanh khoản ................................................................... 70

2.2.4.4.

Xử ý rủi ro thanh khoản ........................................................................... 75

2.2.5. Đ
cổ

g

độ g qu



g

g

ươ g

Bắc Á .............................................................................................................. 78


2.2.5.1.

Những k t quả ạt ược............................................................................ 78

2.2.5.2.

Những t n tại, hạn ch .............................................................................. 80

2.2.5.3.

Nguyên nhân của những t n tại, hạn ch ................................................. 82

CHƢƠNG 3.

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG

QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NH TMCP BẮC Á ................................ 86
3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng trên thế giới
và bài học cho Việt Nam ................................................................................................ 86
g

3.1.1.
ê

ề qu

ếgớ

V


N



c

ộ số g

g

ươ g

..................................................................................... 86

3.1.1.1. Rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng thương mại Việt Nam cuối năm 2018
- ầu năm 2019 .......................................................................................................... 86
3.1.1.2.

Rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng thương mại Nga năm 2004 ........... 87

3.1.1.3.

Rủi ro thanh khoản ở Anh - Thảm họa Northern Rock............................. 87

3.1.1.4. Rủi ro thanh khoản ở các ngân hàng thương mại Mỹ - Ngân hàng
Lehman Brothers ....................................................................................................... 89
3.1.2. B
ươ g


ọc
V

g
N

ề qu



c

c c g

g

.................................................................................................. 89

3.2. Định hƣớng và mục tiêu tăng cƣờng quản trị rủi ro thanh khoản của ngân
hàng thƣơng mại cổ phần Bắc Á ................................................................................... 90
3.2.1. C c
g

c êu c

ươ g

3.2.2. Đị

cổ


yếu ă g cườ g qu



c

g

Bắc Á ................................................................................ 90

ướ g ă g cườ g qu



c

g

g

ươ g

cổ

Bắc Á ......................................................................................... 91

3.2.2.1.
khoản


Đ nh hướng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam v quản tr rủi ro thanh
.................................................................................................................. 91

3.2.2.2. Đ nh hướng của ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á trong việc tăng
cư ng quản tr rủi ro thanh khoản ............................................................................ 92


vi

3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá hoạt động quản trị rủi ro thanh
khoản tại ngân hàng thƣơng mại cổ phần Bắc Á ........................................................ 93
3.3.1. X c đị

c êu, c ế

3.3.2. H

ược qu

cơ cấu ổ c ức bộ

3.3.3. X y d

g

3.3.4. H

c í
cô g


3.3.5. N

gc

c

ô g


y qu

cc ă



s c qu
,b

c

c ấ ượ g guồ

3.3.6. Tă g cườ g cô g

ù ợ .................... 93


c

............... 94


......................................................... 95
c qu

sóc

................. 93

ý

....................... 95

g ................................................. 96

3.4. Kiến nghị nhằm tăng cƣờng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân
hàng thƣơng mại cổ phần Bắc Á ................................................................................... 96
3.4.1.

ế

g ị đố ớ C í

3.4.2.

ế

g ị đố ớ Ng

.......................................................................... 96
gN


ước ....................................................... 97

3.4.2.1.

Đi u hành chính sách ti n tệ linh hoạt ..................................................... 97

3.4.2.2.

Hoàn thiện hành ang pháp ý .................................................................. 98

3.4.2.3.

Xây ựng chính sách và quy trình iểm soát, o ư ng rủi ro ............... 100

3.4.2.4. Tăng cư ng công tác iểm soát, giám sát hoạt ộng của ngân hàng
thương mại ............................................................................................................... 101
3.4.2.5.

Củng cố và phát triển th trư ng ti n tệ và th trư ng vốn thứ cấp ....... 102

3.4.2.6. Hoàn thiện các văn ản pháp quy, hướng dẫn cho th trư ng tài chính
phái sinh ................................................................................................................ 102
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 104
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 105


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Chất lượng quản trị RRTK ở NHTM ở các mức độ khác nhau .......................... 18
Bảng 1.2: Thang đáo hạn dựa trên kỳ hạn hợp đồng ........................................................... 27
Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản NH TMCP BẮC Á năm 2018 ......................... 43
Bảng 2.2: Chỉ số lạm phát Việt Nam giai đoạn 2010-2018 ................................................. 50
Bảng 2.3: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và huy động vốn NH TMCP Bắc Á giai đoạn 20162018...................................................................................................................................... 51
Bảng 2.4: Tỷ trọng đầu tư vào chứng khoán đầu tư/chứng khoán kinh doanh NH TMCP
Bắc Á 2016-2018 ................................................................................................................. 52
Bảng 2.5: Báo cáo GAP tóm tắt NH TMCP Bắc Á 2018 .................................................... 58
Bảng 2.6: Hạn mức từng kỳ hạn quy định cho dòng tiền ra tối đa ...................................... 59
NH TMCP Bắc Á 2018 ........................................................................................................ 59
Bảng 2.7: Hệ số CAR của NH TMCP Bắc Á 2016-2018 .................................................... 61
Bảng 2.8: Tỷ lệ dữ trữ thanh khoản ..................................................................................... 62
Bảng 2.9: Tỷ lệ khả năng chi trả trong 30 ngày ................................................................... 63
Bảng 2.10: Tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ................................... 63
Bảng 2.11: Tỷ lệ LDR .......................................................................................................... 65
Bảng 2.12: Chỉ số trạng thái tiền mặt .................................................................................. 66
Bảng 2.13: Chỉ số giới hạn huy động vốn ........................................................................... 67
Bảng 2.14: Chỉ số chứng khoán thanh khoản ...................................................................... 68
Bảng 2.15: Chỉ số vị thế ròng của NH TMCP Bắc Á trên thị trường 2............................... 68
Bảng 2.16: Các loại báo cáo thanh khoản của NH TMCP Bắc Á ....................................... 72
Bảng 2.17: Hệ thống thông tin quản lý thanh khoản ........................................................... 73


viii

DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ
Hình 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức của NH TMCP Bắc Á ................................................... 39
Hình 2.2: Hệ số an toàn vKo cáo NH TMCP Bắc Á 2016-2018 ......................................... 61
Hình 2.3: Tỷ lệ dự trữ thanh khoản NH TMCP Bắc Á 2016-2018 ..................................... 62
Hình 2.4: Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay TDH NH TMCP Bắc Á 2016-2018 ............ 64

Hình 2.5: Tỷ lệ LDR NH TMCP Bắc Á 2016-2018 ............................................................ 65
Hình 2.6: Chỉ số vị thế ròng của NH TMCP Bắc Á trên thị trường 2 2016-2018 ............... 69


ix

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu

STT

Nguyên nghĩa

1

ALCO

Asset-Liability Committee (Hội đồng Quản lý tài sản nợ-có)

2

CAR

Capital Adequacy Ratio (Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu)

3

HĐQT

Hội đồng quản trị


4

LDR

Loan deposit ratio

5

LNST

Lợi nhuận sau thuế

6

MCO

Maximum Cumulative Outflow (Dòng tiền cộng dồn tối đa)

7

NH

Ngân hàng

8

NH TMCP Bắc Á Ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á

9


NHNN

Ngân hàng Nhà nước

10

NHTM

Ngân hàng thương mại

11

NHTW

Ngân hàng Trung ương

12

NLP

Net liquidity position (Trạng thái thanh khoản ròng)

13

NPL

Non-performing loan (Nợ xấu)

14


ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

15

OMO

Open Market Operations (Nghiệp vụ thị trường mở)

16

QLRR

Quản lý rủi ro

17

REPO

Repurchase agreement (Nghiệp vụ mua/bán lại chứng khoán
có kỳ hạn)

18

RRTK

Rủi ro thanh khoản


19

SME

Doanh nghiệp vừa và nhỏ

20

TCTD

Tổ chức tín dụng

21

TMCP

Thương mại cổ phần

22

TSC

Tài sản có

23

TSN

Tài sản nợ


24

TTQLV

Trung tâm quản lý vốn

25

TTS

Tổng tài sản

26

VCSH

Vốn chủ sở hữu


x

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, phân tích số liệu và tình hình thực tế hoạt động
quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á giai đoạn 2016-2018,
tác giả đã đưa ra và giải quyết được vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống được cơ sở lý luận về rủi ro thanh khoản và hoạt động
quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại.
Thứ hai, luận văn đã phân tích được thực trạng hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản
tại ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á trong thời gian vừa qua. Thông qua đó, luận văn
đưa ra được những tồn tại đang diễn ra trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản cần cải

thiện trong thời gian tới.
Cuối cùng, luận văn đã dựa vào tình hình thực tế và những tồn tại đã tìm hiểu kĩ bên
trên để đưa ra các nhóm giải pháp dành cho các đối tượng khác nhau trong hoạt động quản
trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần đó là: ngân hàng thương mại nói
chung và ngân hàng thương mại cổ phần Bắc Á nói riêng, Chính phủ, Ngân hàng Nhà
nước.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1.

Tính cấp thiết của đề tài
Ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát

triển nền kinh tế. Trong những năm qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
đã có những đổi mới sâu sắc đóng góp vào việc ổn định tiền tệ, thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở rộng quan hệ
kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Những lợi ích mà hệ thống ngân
hàng mang lại cho nền kinh tế nói chung và mức lợi nhuận mang lại cho chủ sở hữu
nói riêng là vô cùng lớn. Tuy nhiên, các hoạt động của ngân hàng đồng thời cũng là
một trong những hoạt động mang lại nhiều rủi ro nhất. Trong số đó, rủi ro thanh
khoản là một trong những rủi ro đặc thù của hoạt động kinh doanh ngân hàng, bên
cạnh những loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro thị trường, rủi
ro hoạt động. Xuất phát từ tính liên kết hệ thống một cách chặt chẽ, một ngân hàng
gặp rủi ro thanh khoản sẽ ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các ngân hàng
khác, và rộng hơn là đe dọa đến sự an toàn trong hoạt động của toàn bộ hệ thống
ngân hàng.
Trong những năm trước, trước một số tác động tiêu cực của sự bất ổn định nền

kinh tế vĩ mô và các chính sách của Nhà nước, thanh khoản của hệ thống ngân hàng
thương mại đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cá biệt có một số ngân hàng rơi vào tình
trạng thiếu thanh khoản. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt
động kinh doanh của bản thân ngân hàng mà còn tác động đến thị trường tiền tệ và
toàn bộ nền kinh tế nói chung. Đứng trước những vấn đề đó, các ngân hàng đã nhận
thức được tầm quan trọng của công tác quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động
kinh doanh của mình.
Xuất phát từ thực tế nêu trên, việc tìm hiểu cách tiếp cận hiện đại trong quản
trị rủi ro thanh khoản, ứng dụng nó để phân tích hoạt động quản trị rủi ro thanh
khoản trong hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và Ngân hàng thương mại cổ
phần (TMCP) Bắc Á nói riêng là cần thiết, góp phần tăng cường hoạt động quản trị
rủi ro thanh khoản trong ngân hàng. Đề tài “Đ

g

độ g qu




2

Ng

g

ươ g

cổ


Bắc Á (NH T CP Bắc Á)”

được lựa chọn nhằm đáp ứng nhu cầu trên.
2.

Tổng quan tình hình nghiên cứu
* Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước
Trên thế giới đã có một số tác giả nghiên cứu về vấn đề quản lý rủi ro thanh

khoản, có thể kể đến một số tác giả sau:
- Guglielmo Michael R. (2007) trong bài nghiên cứu “Managing Liquidity
Risk” đã đề cập 06 bước để tăng cường thanh khoản và quản trị RRTK mà Ủy ban
ALCO cũng như các nhà quản lý phải quan tâm bao gồm: xác định mức thanh
khoản mà ngân hàng đang có; dự đoán mức thanh khoản mà NH cần; thiết lập một
hệ thống cảnh báo sớm; thử kiểm tra sức chịu đựng nhu cầu và tính sẵn có của vốn;
vạch ra các phản ứng của nhà quản lý; lên kế hoạch cho cả quá trình và kiểm tra
nguồn thanh khoản định kỳ. Trong đó Guglielmo đặc biệt nhấn mạnh đến việc các
nhà quản lý phải xác định được mức thanh khoản mà ngân hàng đang nắm giữ là
bao nhiêu, trên cơ sở đó mới có thể định hướng cho việc quản trị RRTK cho ngân
hàng mình.
- Gianfranco A. Vento (2009) với nghiên cứu về “Bank Liquidity Risk
Management and Supervision: Which Lessons from recent Market Turmoil?” đã
phân tích các kỹ thuật đo lường RRTK và phương pháp giám sát thanh khoản. Theo
đó tác giả đưa ra khung định lượng để đo lường RRTK gồm các phương pháp tiếp
cận chứng khoán, phương pháp tiếp cận dựa trên dòng tiền và phương pháp hỗn
hợp. Trong phần giám sát thanh khoản, tác giả chỉ ra một vài phương pháp tiếp cận
giám sát thanh khoản của một số nước Châu Âu như Anh, Đức, Pháp và Italia để
minh chứng cho nghiên cứu của mình.
- Rudofl Duttweiler (2009) với công trình nghiên cứu “Quản lý thanh khoản
trong ngân hàng” đã mở rộng phạm vi xem xét đến quá trình thiết lập các yếu tố

thuộc về cấu trúc cho một khuôn khổ giám sát đối với công tác quản lý thanh khoản
nhằm đánh giá tính hợp lý của những khái niệm và quy trình được giới thiệu khi
chúng vượt qua các quy định về giám sát và pháp lý.


3

- Meile Jasiene, Jonas Martinavicius, Filomena Jaseviciene, Grazina Krivkiene
(2012) với nội dung nghiên cứu về “Bank liquidity risk: Analysis and estimates” đã
phân tích RRTK của NHTM cũng như khả năng quản lý RRTK và xây dựng một
mô hình quản lý RRTK cho các NHTM. Dựa trên số liệu của ngân hàng Lithuanian
các tác giả đã gợi ý mô hình quản lý RRTK thành 2 phần: kế hoạch thanh khoản
theo ngắn hạn và dài hạn. Theo đó tác giả đã chỉ ra trong khi quản lý thanh khoản
ngắn hạn chỉ tập trung vào việc phân tích chỉ số thanh khoản thì quản lý RRTK
trong dài hạn lại dựa vào việc dự báo và đáp ứng nhu cầu thanh khoản; và phân tích
khe hở thanh khoản.
* Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước
- “Tăng cường năng lực quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng thương
mại Việt Nam” Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành của Tiến sĩ Tô Ngọc Hưng
(2007).
Trong nghiên cứu này tác giả chỉ đi vào tìm hiểu một số chỉ số thanh khoản
của ngân hàng để đánh giá xem liệu ngân hàng có chống đỡ được khi RRTK xảy ra
hay không, trên cơ sở đó tác giả đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm tăng
cường năng lực quản lý RRTK tại NHTM Việt Nam, đảm bảo tính khoa học, khả
thi và phù hợp của công tác quản lý rủi ro, góp phần nâng cao hiệu quả và đảm bảo
an toàn hoạt động kinh doanh của NHTM.
- “Quản lý rủi ro lãi suất trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương
mại Việt Nam”. Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Tạ Ngọc Sơn (2011).
Luận án đã hệ thống hóa các vấn đề lí luận về rủi ro lãi suất và quản lý rủi ro
lãi suất tại NHTM, đồng thời phân tích kinh nghiệm quản lý rủi ro lãi suất tại hai

NH nước ngoài tại Việt Nam là HSBC và Calyon- chi nhánh TP HCM. Luận án đã
chỉ ra rằng để quản lý rủi ro lãi suất tốt, ngoài việc hiểu thấu đáo các nội dung quản
lý rủi ro lãi suất, các NHTM Việt Nam còn cần sự hỗ trợ của các phần mềm quản lý
rủi ro lãi suất của mình.
- “ Quản trị rủi ro thị trường tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương
Việt Nam”. Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Hoàng Xuân Phong (2014).


4

Luận án đã đưa ra được cách thức để xây dựng một hệ thống chuẩn hóa về
quản trị rủi ro thị trường tại NHTM từ mô hình, chính sách đến quy trình quản trị
rủi ro thị trường. Từ đó tác giả đã chỉ ra những thành công cơ bản cũng như các tồn
tại yếu kém của công tác quản trị rủi ro thị trường của NH, làm cơ sở đề xuất giải
pháp đổi mới, hoàn thiện công tác quản trị rủi ro thị trường cho NH TMCP Công
thương Việt Nam
- “Giải pháp nâng cao chất lượng quản trị tài sản Nợ, tài sản Có tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả
Trịnh Hồng Hạnh (2015).
Luận án đã hệ thống hóa, làm sang tỏ lý luận về quản trị TSN-TSC của
NHTM từ việc khái quát lại những đặc trưng của TSN, TSC từ đó xác định rõ
những mục tiêu, phạm vi, nội dung của quản trị TSN-TSC. Trên cơ sở đó, luận án
đưa ra quan điểm về chất lượng quản trị TSN-TSC của NHTM và xây dựng hệ
thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quản trị TSN-TSC của NHTM cũng như chỉ
ra các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng quản trị TSN-TSC.
3.

Khoảng trống nghiên cứu
Mặc dù đã có những đóng góp có giá trị khoa học lớn nhưng nhìn chung, hầu


hết những công trình nghiên cứu nói trên đều chưa tiếp cận được một cách toàn diện
về quản lý RRTK tại NHTM, bao gồm việc kết hợp giữa lý luận và thực tiễn để làm
rõ mục tiêu và những nội dung cơ bản của quản lý RRTK, làm rõ thực trạng thanh
khoản và quản lý rủi ro thanh khoản tại một NHTM cụ thể từ đó đề xuất các giải
pháp đồng bộ, phù hợp với thực trạng của bản thân ngân hàng. Những “khoảng
trống” trên đây đã mở ra cho tác giả những hướng nghiên cứu với mong muốn đây
là luận văn nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về các nội dung của RRTK
và quản lý RRTK tại ngân hàng, là cơ sở lý luận để đánh giá thực trạng RRTK và
quản lý RRTK tại BAC A BANK, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường hoạt
động quản trị RRTK tại ngân hàng này.
4.

Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn sẽ tập trung làm rõ các vấn đề sau:


5

Câu hỏi 1: Thực trạng quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân Hàng TMCP Bắc Á
như thế nào?
Câu hỏi 2: Những hạn chế trong việc quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng
TMCP Bắc Á?
Câu hỏi 3: Những giải pháp nào để có thể tăng cường hoạt động quản trị rủi ro
thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Bắc Á?
5.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục ích nghiên cứu của

tài:


Trên cơ sở nghiên cứu, phân tích, làm rõ thực trạng rủi ro thanh khoản, công
tác quản trị rủi ro thanh khoản tại NH TMCP Bắc Á, luận văn đề xuất những giải
pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro thanh khoản tại NH này trong thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết cơ bản về rủi ro thanh khoản và hoạt
động quản trị rủi ro thanh khoản của Ngân hàng thương mại.
- Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng
TMCP Bắc Á, ảnh hưởng của nó đến trạng thái thanh khoản hiện tại của ngân hàng.
- Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường hoạt động quản trị rủi ro thanh
khoản tại Ngân hàng TMCP Bắc Á.
6.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung nghiên cứu rủi ro thanh khoản và công tác quản trị rủi ro thanh

khoản tại Ngân hàng thương mại.
Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung phân tích công tác quản trị rủi ro thanh khoản tại một
NHTM cụ thể (Ngân hàng TMCP Bắc Á), những mặt đạt được và những vấn đề
còn hạn chế, đặt trong mối tương quan so sánh với các NHTM khác tại Việt
Nam.


6

7.

Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như:
- Phương pháp nghiên cứu tổng quan tài liệu để xây dựng cơ sở lý thuyết về

thanh khoản, rủi ro thanh khoản và quản trị rủi ro thanh khoản trong hoạt động kinh
doanh của các NHTM hiện nay.
- Phương pháp phân tích số liệu để thấy được rủi ro thanh khoản tại NH
TMCP Bắc Á.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp - hệ thống hóa để đánh giá thực trạng
khả năng phòng ngừa rủi ro thanh khoản tại NH TMCP Bắc Á
8.

Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, luận văn được trình bày trong 3 chương,

cụ thể như sau :
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận chung về đánh giá hoạt động quản trị rủi ro
thanh khoản của ngân hàng thƣơng mại
Chƣơng 2: Thực trạng công tác đánh giá hoạt động quản trị rủi ro thanh
khoản tại Ngân hàng TMCP Bắc Á
Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện công tác đánh giá hoạt động quản trị rủi
ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Bắc Á


7

CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG
QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1.

Rủi ro thanh khoản


1.1.1.

m

1.1.1.1. Khái niệm thanh khoản của Ngân hàng thương mại
Trong tài chính, thuật ngữ “ thanh khoản” được sử dung trong nhiều pham vi
khác nhau.
Dưới góc ộ tài sản: thanh khoản được hiểu là khả năng chuyển hóa thành tiền
của tài sản. Theo Giáo sư Peter Rose (2008), một tài sản có tính thanh khoản cao
khi nó thỏa mãn đồng thời ba đặc điểm: có một thị trường sẵn sàng để có thể được
chuyển thành tiền nhanh chóng; giá của tài sản phải ổn định, dù tài sản giá trị lớn
thế nào hay cần được bán nhanh ra sao, thị trường vẫn đủ “sâu” để chấp nhận với
mức giá thay đổi không đáng kể; thị trường của tài sản phải có khả năng đảo chiều
để cho người bán có thể mua lại tài sản với mức tổn thất không đáng kể.
Như vậy, tính thanh khoản của tài sản được đo lường thông qua thời gian và
chi phí để chuyển hóa tài sản thành tiền. Một tài sản có tính thanh khoản cao nếu
thời gian để chuyển hóa thành tiền ngắn, chi phí về chuyển nhượng thấp bao gồm
các chi phí về giao dịch, chênh lệch giữa giá bán tài sản ngay tức thì và giá trị thị
trường của tài sản.
Theo bộ quy tắc về “Nguyên tắc quản lý và giám sát rủi ro thanh khoản” của
Basel ban hành tháng 9/2008 thì “Thanh hoản à hả năng của ngân hàng vừa có
thể tăng thêm tài sản vừa áp ứng các nghĩa vụ nợ hi

n hạn mà hông

những

thiệt hại quá mức cho phép”.
Như vậy, có thể hiểu rằng tính thanh khoản của ngân hàng là



g
g có

đườ g

y

ộ ượ g ố

uc u
y ợ

ặc
yb

d
ă g

s

g ớ c

í

ấ đú g

c ó g uy độ g được ố


g



ờ để

g

ô g qu c

. Tính thanh khoản của ngân hàng phải được xem xét


8

ở từng thời điểm cụ thể và ở những thời điểm khác nhau thì tính thanh khoản của
ngân hàng có thể là khác nhau.
1.1.1.2. Cung, cầu thanh khoản và trạng thái thanh hoản ròng
Theo Peter Rose (2008) và Trần Huy Hoàng (2011) yêu cầu thanh khoản của một
ngân hàng có thể được xem xét qua mô hình cung cấp về thanh khoản. Trong đó:
- Cung thanh khoản: là các khoản vốn làm tăng khả năng chi trả của ngân
hàng, là nguồn cung cấp thanh khoản cho ngân hàng.
- Cầu thanh khoản: là nhu cầu vốn cho các mục đích hoạt động của ngân
hàng, các khoản vay làm giảm quỹ của ngân hàng. Những hoạt động tạo ra cầu về
thanh khoản trong lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng.
- Những nghiệp vụ của cung cầu thanh khoản:
Cung thanh khoản
 Các khoản tiền gửi đang đến
 Doanh thu từ việc bán các khoản
dịch vụ

 Thu hồi tín dụng đã cấp
 Bán các tài sản đang kinh doanh và
sử dụng
 Vay mượn từ thị trường tiền tệ

Cầu thanh khoản
Khách hàng rút các khoản tiền


gửi
 Yêu cầu cấp các khoản tín dụng
có chất lượng cao
 Hoàn trả các khoản vay mượn
phi tiền gửi
 Chi phí phát sinh khi kinh doanh
các sản phẩm và dịch vụ
 Thanh toán cổ tức cho các cổ
đông

- Trạng thái thanh hoản ròng:
Ở bất cứ thời điểm nào, các nguồn cung và nhu cầu thanh khoản đến cùng lúc
và tạo thành trạng thái thanh khoản ròng và có thể được tính như sau:
NLPt = Tổng cung thanh khoản – Tổng cầu thanh khoản
Như vậy trạng thái thanh khoản ròng là chệnh lệch giữa tổng cung và tổng cầu
thanh khoản tại một thời điểm.
Ở đây xảy ra một trong ba trường hợp:


9


NLPt > 0: điều này có nghĩa là ngân hàng ở trong tình trạng thặng dư thanh
khoản (liquidity surplus). Trạng thái này mang lại những thiệt hại cho NH do NH
đang dư thừa tiền dự trữ không sinh lời. Do vậy các NH cần phải đưa ra các quyết
định để sử dụng hiệu quả các khoản dư thừa vốn khả dụng đó.
NLPt < 0: điều này có nghĩa là ngân hàng ở trong tình trạng thâm hụt thanh
khoản (liquidity deficit), tức NH đang thiếu hụt tiền để chi trả. Để tiếp tục tồn tại,
NH phải xác định bổ sung thanh khoản ngay từ nguồn nào và với chi phí bao nhiêu
nhằm giúp NH trở lại trạng thái cân bằng thanh khoản.
NPLt = 0: NH có được trạng thái thanh khoản cân bằng, đây là trạng thái hoàn
hảo nhưng rất khó đạt được trong thực tế hoạt động của NH.
1.1.1.3. Khái niệm rủi ro thanh khoản
Từ trạng thái thâm hụt thanh khoản của NH, có thể hiểu RRTK xảy ra khi NH
rơi vào tình trạng thiếu hoặc không đáp ứng các nghĩa vụ tài chính thường xuyên.
Như vậy RRTK là loại rủi ro khi NH không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng
tiền cho nhu cầu thanh khoản tức thời; hoặc cung cấp đủ nhưng với chi phí cao.
Theo định nghĩa của Ủy ban Basel (2008), “Rủi ro thanh hoản à rủi ro mà
một

nh ch tài chính hông ủ hả năng tìm i m ầy ủ ngu n vốn ể áp ứng

các nghĩa vụ

n hạn mà hông àm ảnh hưởng

ngày và cũng hông gây tác ộng

n hoạt ộng inh oanh hàng

n tình hình tài chính”.


Theo Rudolf Duttweiler (2009), “Thanh hoản ại iện cho hả năng thực
hiện tất cả các nghĩa vụ thanh toán hi
ti n tệ ược quy

n hạn –

n mức tối a và ằng ơn v

nh. Do thực hiện ằng ti n mặt, thanh hoản chỉ iên quan

n

các òng ưu chuyển ti n tệ. Việc hông thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán sẽ ẫn
n tình trạng thi u hả năng thanh hoản”.
Như vậy, rủi ro thanh khoản là
ă gđ
ặc

ứ g dò g ề

uy độ g ố

ớ c

ú

s


íc


để đ

g

g
g

ứ gc c



g

ô gđ

ờ để

uc u ề ố

đó,
d

g.


10

Một TCTD gặp rủi ro thanh khoản khi nó bị lâm vào tình trạng thiếu vốn khả
dụng, không có khả năng vay mượn để đáp ứng kịp thời yêu cầu rút tiền gửi, yêu

cầu vay vốn, và các yêu cầu về tiền mặt khác. Trong hoàn cảnh này, các TCTD
hoặc buộc phải vay “nóng” với chi phí quá cao, hoặc phải bán các tài sản với giá
thấp hơn để chi trả cho những yêu cầu tiền mặt cấp bách của nó và do đó làm tăng
chi phí, giảm lợi nhuận.
1.1.2.

P

1.1.2.1. Rủi ro thanh hoản ngu n vốn

un ing ris

Là rủi ro mà ngân hàng không thể đáp ứng một cách hiệu quả cả luồng tiền ra
hiện tại và tương lai có dự báo và ngoài dự báo mà không ảnh hưởng đến hoạt động
hàng ngày và cân đối tài chính của ngân hàng.
Đây là rủi ro khi ngân hàng không tìm kiếm được đủ nguồn vốn để đáp ứng
các nhu cầu chi trả của mình.
1.1.2.2. Rủi ro thanh hoản th trư ng (Market liquidity risk)
Là rủi ro mà ngân hàng không thể dễ dàng đánh đổi hoặc loại trừ một khối
lượng tài sản của mình với mức giá thị trường (giá bị giảm mạnh) vì thiếu chiều sâu
của thị trường giao dịch.
Trong trường hợp này, ngân hàng gặp khó khăn và mất chi phí cao trong việc
chuyển đổi các tài sản đang nắm giữ thành tiền. Khi đó, ngân hàng sẽ phải bán
những tài sản gấp với giá thấp và chi phí giao dịch lớn.
1.1.3.

Nguyê

dẫ đến r i ro thanh kho n


Nguyên nhân gây nên rủi ro thanh khoản có nhiều và nó đến từ nhiều khía
cạnh trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng: Từ chủ quan đến khách quan, từ
bản thân ngân hàng, từ khách hàng, cơ chế chính sách và từ các loại rủi ro khác đưa
lại… Tuy nhiên trên góc độ nghiên cứu để tìm ra giải phảp hiệu quả đối với quản trị
rủi ro thanh khoản, luận văn đưa ra những loại nguyên nhân chủ yếu như sau:
- Nguyên nhân khách quan


11

Thứ nhất, sự mất ổn định yếu tố vĩ mô của nền kinh tế: hoạt động kinh doanh
của NHTM luôn gắn liền với những biến động của môi trường kinh doanh. Các yếu
tố về kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội luôn có tác động trực tiếp và gián tiếp tới các
quyết định và phương hướng kinh doanh của Ngân hàng thương mại. Khi sự bất ổn
của nền kinh tế xảy ra có thể tạo ra khủng hoảng và gây ra rủi ro thanh khoản cho
hệ thống các Ngân hàng thương mại.
Thứ hai, thay đổi trong điều hành chính sách tiền tệ của NHTW thông qua các
công cụ như quy định về tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, lãi suất suất
chiết khấu và tái chiết khấu các giấy tờ có giá.
 Nghiệp vụ thị trường mở (OMO) là hoạt động của NHTW mua hoặc bán
cho NHTM trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc Nhà nước. Khi muốn tăng cung
tiền, NHTW mua giấy tờ có giá từ các NHTM, số tiền mà NHTW trả cho NHTM
làm tăng cung tiền cho nền kinh tế đồng thời cũng làm tăng cung thanh khoản cho
NHTM. Ngược lại, khi muốn giảm cung tiền, NHTW bán trái phiếu cho các
NHTM, số tiền mà NHTW thu về làm giảm cung ứng tiền tệ của nền kinh tế đồng
thời cũng làm giảm cung thanh khoản của NHTM.
 Quy định về tỷ lệ Dự trữ bắt buộc là biện pháp điều chỉnh mà NHTW bắt
buộc các NHTM phải duy trì một tỷ lệ dự trữ tiền gửi tối thiểu tại NHTW. Nếu tỷ lệ
dự trữ bắt buộc cao thì sẽ làm cho nguồn cung thanh khoản của NHTM giảm và
ngược lại.

 Lãi suất chiết khấu và tái chiết khấu là lãi suất NHTW sử dụng trong chiết
khấu hoặc tái chiết khấu các giấy tờ có giá của NHTM. Nếu lãi suất này thấp, tức
chi phí vay tiền từ NHTW r , đây sẽ là nguồn vốn giá r mà các NHTM có thể dễ
dàng huy động để đáp ứng cầu thanh khoản.
Thứ a, thay đổi trong việc lựa chọn kênh đầu tư của các nhà đầu tư: việc
lựa chọn hay thay đổi kênh đầu tư không chỉ phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế mà
còn phụ thuộc vào nguồn vốn, con người hay cơ sở của công cụ đầu tư thay thế.
Ví dụ như khách hàng chuyển tiền gửi tiết kiệm bằng đồng nội tệ, ngoại tệ sang
tích trữ vàng hoặc đầu tư vào chứng khoán để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.Việc


12

thay đổi kênh đầu tư của các nhà đầu tư bên ngoài sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản
cho ngân hàng, khi các nhà đầu tư không gửi tiền vào ngân hàng mà sử dụng
kênh đầu tư khác.
Thứ tư, do chu kỳ kinh doanh của khách hàng: Theo thời vụ ở những tháng
cuối năm các doanh nghiệp thường đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, quyết toán
công nợ cho những doanh nghiệp khác, chi trả lương thưởng cho cán bộ nhân viên,
thực hiện cam kết giải ngân cho các đối tác, giải quyết hàng tồn kho, nhập khẩu
hàng hóa... tạo nên nhu cầu tiền nhiều vào những tháng cuối năm làm tăng cầu về
thanh khoản cho NHTM. Bên cạnh đó, sự thay đổi trong tâm lý khách hàng cũng là
một nguyên nhân gây rủi ro thanh khoản do sự bất ổn tâm lý sẽ nhanh chóng nhân
rộng trong dân cư, khi đó nếu ngân hàng không có những giải pháp xử lý kịp thời có
thể gây ra những hậu quả khó lường.
- Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản nợ và tài sản có: do ngân hàng
huy động các khoản tiền gửi ngắn hạn để cho vay các khoản tín dụng dài hạn. Như
vậy, kỳ hạn của tài sản có dài hơn tài sản nợ làm cho dòng tiền của tài sản có không
cân xứng với dòng tiền cần để đáp ứng việc thanh toán khi đến hạn của tài sản nợ,

gây khó khăn cho ngân hàng trong việc tìm nguồn bù đắp.
Thứ hai, chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản không phù hợp và kém hiệu
quả: Chiến lược quản trị rủi ro thanh khoản là yếu tố hết sức quan trọng, với chiến
lược phù hợp và hiệu quả giúp ngân hàng giảm thiểu được các rủi ro xảy ra mà vẫn
đảm bảo khả năng sinh lời cần thiết. Nhưng nếu chiến lược không phù hợp và kém
hiệu quả sẽ không dự báo được các rủi ro về thanh khoản, do đó ngân hàng sẽ
không đưa ra được các giải pháp phòng ngừa và xử lý kịp thời khi phát sinh.
Thứ a, do năng lực quản trị yếu kém: ngân hàng không quản trị chặt chẽ
thanh khoản dẫn đến thiếu khả năng chi trả, ngân hàng cho vay hay đầu tư quá liều
lĩnh cụ thể ngân hàng tập trung cấp tín dụng vào một số khách hàng lớn, cho vay tập
trung ở một số ngành hoặc trong tổng nguồn huy động có một khách hàng chiếm tỷ


13

trọng nên khi khách hàng lớn gặp khó khăn không trả nợ vay hay khách hàng cần
rút vốn một cách bất ngờ sẽ dẫn đến rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.
1.1.4.

T c động c a r i ro thanh kho

đến ho

động c a g

g

ươ g

m i

1.1.4.1. Tác ộng của rủi ro thanh hoản

n hoạt ộng của ản thân ngân hàng

thương mại
Thứ nhất, việc ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản khiến cho ngân hàng phải bỏ
ra một chi phí để tìm kiếm nguồn vốn bù đắp, hoặc phải bán bớt các tài sản của
mình, từ đó làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Việc để rơi vào trạng thái khó khăn
về thanh khoản cũng là giảm uy tín của bản thân ngân hàng.
Thứ hai, rủi ro thanh khoản xảy ra ở mức độ nghiêm trọng, ngân hàng mất khả
năng thanh toán có thể dẫn tới sự phá sản và sụp đổ của NHTM.
1.1.4.2. Tác ộng của rủi ro thanh hoản

n hệ thống ngân hàng và n n inh t

Khi một ngân hàng bị mất khả năng thanh toán sẽ gây ra tâm lý hoảng loạn và
dẫn tới hành động rút tiền đồng loạt ra khỏi hệ thống ngân hàng, điều này có thể gây
ra sự sụp đổ không những của bản thân ngân hàng khủng hoảng, mà còn kéo theo sự
sụp đổ của toàn hệ thống.
Việc một ngân hàng phá sản do mất thanh khoản, hoặc một hay một số ngân
hàng gặp rủi ro thanh khoản khiến cho hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống
ngân hàng bị ảnh hưởng, từ đó làm giảm tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế.
Những vấn đề cơ bản về đánh giá hoạt động quản trị rủi ro thanh

1.2.

khoản của Ngân hàng thƣơng mại
1.2.1.

m qu n trị r i ro thanh kho n t i Ng


g

ươ g

i

Bản chất hoạt động kinh doanh của các NHTM là dùng uy tín để thu hút
nguồn vốn và dùng năng lực quản trị rủi ro để sử dụng nguồn vốn và phát triển dịch
vụ khác một cách hiệu quả. Do đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm
rất nhiều rủi ro. Các ngân hàng cần đánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan
hệ rủi ro - lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng với


×