Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG MỸ TRONG BỐI CẢNH CHIẾN TRANH THƯƠNG MẠI MỸ TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƢỜNG MỸ TRONG BỐI CẢNH CHIẾN
TRANH THƢƠNG MẠI MỸ - TRUNG

Ngành: Kinh doanh thƣơng mại

NGUYỄN TÚ ANH

Hà Nội, Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
SẢN PHẨM GỖ CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƢỜNG MỸ TRONG BỐI CẢNH CHIẾN
TRANH THƢƠNG MẠI MỸ - TRUNG

Nhóm Ngành: Kinh doanh
Ngành: Kinh doanh thƣơng mại
Mã số: 83.40.121


Họ và tên học viên:Nguyễn Tú Anh
Ngƣời hƣớng dẫn: TS. Vũ Huyền Phƣơng

Hà Nội, Năm 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận văn “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của
Việt Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung”
do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Vũ Huyền Phương.
Các dữ liệu được sử dụng trong luận văn phục vụ cho việc phân tích, nhận xét,
đánh giá do tôi tự tìm hiểu, thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài
liệu tham khảo. Nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và
chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm2019
Tác giả

Nguyễn Tú Anh


ii

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, tác giả xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý
thầycô trong Ban Giám hiệu, trong khoa Sau đại học - Trường Đại học
Ngoại Thương Hà Nội cùng các thầy cô đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt

những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho
các học viên trong suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực
hiện đề tài luận văn.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới
Tiến sĩ Vũ Huyền Phương - người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tâm
chỉ bảo, giúp đỡ và khuyến khích tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn.
Do khuôn khổ thời gian nghiên cứu và trình độ người viết còn hạn chế,
luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tác giả rất
mong được quý thầy cô và các bạn thông cảm cũng như đóng góp ý kiến để
bài luận văn được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn và xin kính chúc các thầy cô cùng các bạn luôn
mạnh khỏe, hạnh phúc và thành đạt!


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC VIẾT TẮT ........................................................................................ vi
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii
DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ ....................................................................... ix
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .............................................x
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
2. Tổng quan nghiên cứu .........................................................................................1
3. Mục tiêu, nhiệm vụ .............................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................3
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ..........................................................................3

6. Tính mới của đề tài..............................................................................................4
7. Kết cấu luận văn ..................................................................................................4
CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU VÀ VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ CỦA
VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG MỸ .................................................................5
1.1. Một số lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hóa........................................5
1.1.1. Vai trò và các hình thức xuất khẩu hàng hóa ........................................5
1.1.1.1. Khái niệm ..........................................................................................5
1.1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu ........................................................6
1.1.1.3. Các hình thức xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam ................7
1.2. Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu và sự cần thiết của hoạt
động xuất khẩu sản phẩm gỗ tại Việt Nam.........................................................9
1.2.1. Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu ........................................9
1.2.2. Sự cần thiết của xuất khẩu sản phẩm gỗ ở Việt Nam ..........................10
1.3. Tổng quan về thị trƣờng gỗ tại Mỹ ............................................................11
1.3.1. Mỹ là thị trường lớn nhất toàn cầu .......................................................11
1.3.2. Thị trường sản phẩm gỗ tại Mỹ .............................................................12
1.3.2.1. Đặc điểm thị trường đồ gỗ Mỹ .........................................................12
1.3.2.2. Nhu cầu và thị hiếu sản phẩm đồ gỗ Mỹ ..........................................12
1.3.2.3. Những nhà cung cấp của thị trường đồ gỗ Mỹ ................................13


iv

1.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt
Nam sang thị trường Mỹ ..................................................................................13
1.3.3.1. Quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Mỹ ..........................13
1.3.3.2. Vấn đề tài chính ...............................................................................14
1.3.3.3. Các yếu tố liên quan đến luật pháp .................................................15
1.3.3.4. Các yếu tố khác ................................................................................17

CHƢƠNG II: BỐI CẢNH CHIẾN TRANH THƢƠNG MẠI MỸ - TRUNG,
THỰC TRẠNG VÀ CƠ HỘI CỦA HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM
GỖ VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG MỸ TRONG CHIẾN TRANH
THƢƠNG MẠI MỸ - TRUNG ..............................................................................20
2.1. Bối cảnh chiến tranh thƣơng mại Mỹ - Trung ..........................................20
2.1.1. Thực trạng quan hệ thương mại Mỹ - Trung .......................................20
2.1.1.1. Tình hình quan hệ thương mại Mỹ - Trung ......................................20
2.1.1.2. Tranh chấp thương mại Mỹ - Trung giai đoạn năm 2017 - 2018 ....21
2.1.2. Tác động của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ............................23
2.1.2.1. Tác động đến hoạt động xuất khập khẩu gỗ của Mỹ và Trung Quốc ..... 23
2.1.2.2. Tác động đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam ......24
2.2. Tổng quan về xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay .. 25
2.2.1. Ngành công nghiệp sản phẩm gỗ ..........................................................25
2.2.1.1. Quy mô của ngành gỗ ......................................................................25
2.2.1.2. Chính sách hỗ trợ xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam ................26
2.2.1.3. Chất lượng lao động của ngành công nghiệp gỗ .............................27
2.2.1.4. Công nghệ chế biến gỗ .....................................................................28
2.2.1.5. Chất lượng, mẫu mã, giá cả ............................................................28
2.2.2. Hoạt động xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam ............................................31
2.2.2.1. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ ..................................................31
2.2.2.2. Cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu ........................................................32
2.2.2.3. Thị trường xuất khẩu ........................................................................35
2.3. Phân tích thực trạng xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam sang thị trƣờng Mỹ
trƣớc bối cảnh chiến tranh thƣơng mại Mỹ - Trung Quốc .............................38
2.3.1. Kim ngạch xuất khẩu trước và trong giai đoạn chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung ................................................................................................38
2.3.1.1. Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Mỹ ....................................38


v


2.3.1.2. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Mỹ trước khi
chiến tranh thương mại Mỹ - Trung diễn ra .................................................41
2.3.2.2. Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ trong chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung..............................................................................................42
2.3.2. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu ..........................................................43
2.3.3.Thuế và các biện pháp phi thuế quan ....................................................45
2.4. Đánh giá về thực trạng xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trƣờng Mỹ
dƣới tác động chiến tranh thƣơng mại Mỹ - Trung.........................................48
2.4.1. Lợi thế .....................................................................................................48
2.4.2. Hạn chế ...................................................................................................50
2.4.3. Cơ hội......................................................................................................52
2.4.4. Thách thức..............................................................................................53
CHƢƠNG III: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẢU SẢN
PHẨM GỖ SANG THỊ TRƢỜNG MỸ TRONG BỐI CẢNH CHIẾN TRANH
THƢƠNG MẠI MỸ - TRUNG ..............................................................................55
3.1. Dự báo về quan hệ thƣơng mại Mỹ - Trung ..............................................55
3.1.1. Xu hướng quan hệ thương mại Mỹ - Trung .........................................55
3.1.2. Giả thiết đặt ra đối với hoạt động xuất nhập khẩu gỗ..........................56
3.2. Dự báo về thị trƣờng đồ gỗ Mỹ và mục tiêu xuất khẩu sản phẩm gỗ sang
thị trƣờng Mỹ ......................................................................................................57
3.2.1. Dự báo về thị trường ngành gỗ tại Mỹ ..................................................57
3.2.2. Mục tiêu và định hướng phát triển xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang
thị trường Mỹ....................................................................................................58
3.3. Đề xuất và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam sang thị trƣờng Mỹ ....59
3.3.1. Đề xuất đối với nhà nước.......................................................................59
3.3.2. Kiến nghị đối với Hiệp hội gỗ ................................................................63
3.3.3. Giải pháp đối với doanh nghiệp ............................................................64
3.3.3.1. Nâng cấp đầu tư máy móc thiết bị ...................................................64
3.3.3.2. Có chiến lược tiếp cận thị trường Mỹ ..............................................65

3.3.3.3. Có chính sách phù hợp với đối tác nhập khẩu tại Mỹ .....................68
3.3.3.4. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp .........69
3.3.3.5. Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ cho doanh nghiệp .............72
KẾT LUẬN ..............................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................75


vi

DANH MỤC VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

CFR

CPSC

Tiếng Anh

Tiếng Việt

Cost and Freight

Giá thành và cước

Common Law Consumer
Protection

Ủy ban An toàn tiêu dùng


EU

FDI

European Union

Liên minh Châu Âu

Foreign Direct

Đầu tư trực tiếp nước

Investment

ngoài
Điều kiện giao hàng miễn

FOB

Free On Board

trách nhiệm lên boong
tàu
Chứng chỉ về quản lý và

FSC

Forest Stewardship

khai thác rừng phù hợp


Council

với lợi ích về môi trường,
kinh tế, xã hội

FWS

United States Fish and
Wildlife Service

Cục Hoang dã và Cá Mỹ

GDP

TPP

General National Product

Tổng thu nhập quốc dân

Trans-Pacific Partnership

Hiệp định Đối tác xuyên


vii

USD


USDA

WTO

XNK

Agreement

Thái Bình Dương

United States dollar

Đồng đô-la Mỹ

United States Department
of Agriculture

Bộ Nông nghiệp Mỹ

World Trade

Tổ chức thương mại thế

Organization

giới
Xuất nhập khẩu


viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Quy mô ngành gỗ Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018 .............................25
Bảng 2.2. Cơ cấu sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2018 ....33
Bảng 2.3. Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam giai đoạn
2014 - 2018 ...............................................................................................................36
Bảng 2.4. Giá trị nhập khẩu các mặt hàng gỗ vào Mỹ từ các nguồn cung lớn..39
Bảng 2.5. Cơ cấu mặt hàng gỗ xuất khẩu sang thị trƣờng Mỹ ...........................43
Bảng 2.6. Mức thuế suất áp dụng cho mặt hàng gỗ xuất khẩu của các nƣớc
nhập khẩu sang Mỹ .................................................................................................47


ix

DANH MỤC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Hình 2.1. Biểu đồ số lƣợng doanh nghiệp gỗ Việt Nam trong giai đoạn ............25
2014 - 2018 ...............................................................................................................25
Hình 2.2. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam giai đoạn 2014 2018 ...........................................................................................................................31
Hình 2.3. Biểu đồ tỷ trọng sản phẩm gỗ xuất khẩu của Việt Nam năm 2017 ...34
Hình 2.4. Biểu đồ tỷ trọng sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam năm 2018 ..........35
Hình 2.5. Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng gỗ vào Mỹ theo nguồn cung ...38
Hình 2.6. Biểu đồ xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang Mỹ giai đoạn 2014 2017 ...........................................................................................................................41
Hình 2.7. Biểu đồ tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam năm 2018 ..........42
Hình 2.8. Thị phần sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam sang Mỹ năm 2018 .......44
Hình 2.9. Dự báo nhu cầu sản phẩm đồ gỗ của Mỹ .............................................58


x

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN

Tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ
của Việt Nam sang Mỹ trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung” với mục
tiêu nghiên cứu là tìm hiểu thực trạng hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt
Nam sang Mỹ, chủ yếu trong giai đoạn từ năm 2014 - 2018, thời điểm diễn ra chiến
tranh thương mại Mỹ - Trung. Từ cơ sở phân tích các số liệu xuất khẩu sản phẩm gỗ
của Việt Nam trước và sau khi diễn ra chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, tác giả
đã đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế và cơ hội, thách thức đối với
hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam. Trên cơ sở dự báo về chiều hướng
quan hệ thương mại Mỹ - Trung, tác giả đề xuất các giải pháp nhằm tận dụng cơ hội
và tránh những ảnh hưởng tiêu cực từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung để đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam trong thời gian tới.


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn gần đây, hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) của Việt Nam nói
chung và ngành đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam nói riêng đã đạt nhiều thành công
rực rỡ, kim ngạch xuất khẩu hàng năm có xu hướng đi lên và góp phần to lớn vào
trong sự phát triển kinh tế Việt Nam. Trong số các thị trường xuất khẩu sản phầm
đồ gỗ chủ yếu của Việt Nam thì Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu lớn hàng đầu.
Thực tế, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường Mỹ tính tới
năm 2018 vẫn còn khá khiêm tốn so với tiềm năng và nhu cầu về hàng hóa nhập
khẩu nói chung và sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu nói riêng của Mỹ. Mặt khác, hoạt
động đẩy mạnh sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ còn gặp rất nhiều hạn
chế và khó khăn do sản phẩm đồ gỗ Việt Nam chưa đáp ứng thị hiếu người dân Mỹ,
sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu chủ yếu là gỗ nguyên liệu cho sản xuất. Bên cạnh đó, các
doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗcủa Việt Nam vẫn đang gặp phải vấn đề về
nguồn vốn và năng lực chế biến còn yếu, cùng với việc phải cạnh tranh gay gắt với

các doanh nghiệp gỗ của Trung Quốc, Thái Lan và Đài Loan với nhiều lợi thế về
vốn và năng lực sản xuất sản phẩm đồ gỗ. Tuy nhiên, khi căng thẳng thương mại
Mỹ - Trung tiếp tục leo thang vào năm 2018 làm các mặt hàng XNK thương mại
của hai nước này bị suy giảm khá nhiều thì Việt Nam hoàn toàn có thể đẩy mạnh
xuất khẩu các mặt hàng cạnh tranh với Trung Quốc sang Mỹ, đặc biệt là sản phẩm
gỗ. Việc đưa ra những chiến lược để tận dụng cơ hội từ chiến tranh thương mại Mỹ
- Trung và đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ là vô
cùng thiết thực. Với mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé kiến thức đã học được,
tác giả đã mạnh dạn chọn đề tài “Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản
phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh chiến tranh thương
mại Mỹ - Trung” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu
Khẳng định được tiềm năng của xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ sang thị trường
Mỹ, các doanh nghiệp Việt Nam đã từng bước xây dựng nền tảng và phát triển hoạt
động xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ sang thị trường Mỹ. Cụ thể, tại Việt Nam đã có rất


2

những đề tài nghiên cứu, bài viết về hoạt động xuất khẩu sản phẩmgỗ đã thu được
nhiều thành quả, cũng như đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp phát triển,
trong số đó có thể kể đến như:
- Cuốn sách “Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu” của tác giả Trần Hòe,
NXB Đại học Đại học kinh tế quốc dân (2012) cung cấp những định nghĩa mang
tính tổng quan nhất và có cơ sở học thuật về nghiệp vụ XNK và biện pháp đẩy
mạnh XNK cho doanh nghiệp Việt Nam. Trong cuốn sách có nêu những thuận lợi
và khó khăn của doanh nghiệp XNK Việt Nam khi tham gia vào thị trường XNK
thế giới. Tuy nhiên, trong cuốn sách này tác giả vẫn chưa đề cập đến việc đẩy mạnh
xuất khẩu sản phẩm cụ thể nào sang thị trường Mỹ.
- Cuốn sách” Quản trị xuất nhập khẩu” của tác giả Đoàn Thị Hồng Vân, NXB

Lao động Xã hội (2014) nói về những điều kiện, yếu tố giúp hoạt động XNK của
các doanh nghiệp nói chung và ngành xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ nói riêng. Tác giả
đưa ra các thuận lợi của doanh nghiệp XNKcủa Việt Nam cũng như các khó khăn
gặp phải khi gia nhập vào thị trường của Mỹ, đặc biệt là các sản phẩm cà phê, sản
phẩm đồ gỗ và hàng nông sản. Từ đó, tác giả đưa ra một số biện pháp nhằm đẩy
mạnh xuất khẩu các sản phẩm cà phê, sản phẩm đồ gỗ và hàng nông sản vào thị
trường Mỹ. Tuy nhiên, trong cuốn sách này của tác giả vẫn chưa nêu ra nội dung
của việc sử dụng hoạt động xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ trong bối cảnh diễn ra chiến
tranh thương mại Mỹ - Trung.
- Đề tài “Nghiên cứu tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật
Bản, thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí
Minh, Nguyễn Văn Ba (2009) với nội dung nghiên cứu ngành gỗ xuất khẩuViệt
Nam sang thị trường Nhật Bản, đề tài này mới chỉ nghiên cứu và đưa ra các chiến
lược, giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ sang thị trường Nhật Bản, chưa
nghiên cứu tại thị trường Mỹ.
- Đề tài “Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị
trường Mỹ”, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Tp.Hồ Chí Minh, Đinh Thị
Thu Oanh (2012) với nội dung nghiên cứu về việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ, luận án đưa ra cơ sở lý luận về


3

XNK, các biện pháp để đẩy mạnh XNK sản phẩm gỗ. Tuy nhiên, đề tài chỉ dừng lại
ở các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ mà chưa phân tích
trong điều kiện chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ
* Mục tiêu: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang
thị trường Mỹ.
* Nhiệm vụ:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ.
- Đánh giá một cách tổng quát về thực trạng xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam
sang thị trường Mỹ trong thời gian qua, từ đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị đối
với Nhà nước, Hiệp hội gỗ và các doanh nghiệp trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sản
phẩm gỗ sang Mỹ.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thông qua phương pháp thu thập, chọn lọc, tổng hợp số liệu sơ cấp, thứ cấp từ
Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, kết hợp với tham khảo ý kiến của các
chuyên gia trong các nghiên cứu, các tạp chí chuyên ngành để đưa ra các ý kiến
phân tích, đánh giá tình hình, từ đó đưa ra giải pháp và kiến nghị phù hợp.
5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng xuất khẩu
sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Mỹ, những ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại
Mỹ - Trung đến việc xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Mỹ.Từ đó, đưa ra
những giải pháp, kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗcủa Việt Nam
sang Mỹ trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung tiếp tục diễn ra.
- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được nghiên cứu giới hạn ở việc xuất khẩu các
sản phẩm gỗ Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn năm 2014 - 2018 thông qua
các số liệu về kim ngạch xuất nhập khẩu.


4

6. Tính mới của đề tài
Đề tài này được nghiên cứu trong thời điểm bối cảnh cạnh tranh thương mại
giữa Trung Quốc và Mỹ diễn ra vô cùng gay gắt, ảnh hưởng tới sự phát triển nền
kinh tế của một số nước, trong đó có Việt Nam. Thông qua việc phân tích các số
liệu xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang thị trường Mỹ giai đoạn 2014 2018, tác giả sẽ rút ra những nhận xét về hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt
Nam sang Mỹ và tác động, ảnh hưởng của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đến
hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam sang Mỹ.Từ đó, tác giả đưa ra một

số kiến nghị và giải pháp phù hợp để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ
của Việt Nam sang thị trường Mỹ trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ Trung đang tiếp diễn.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn bao gồm 3
chương sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về hoạt động xuất khẩu và vài nét về
hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗcủa Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Chương 2: Bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, thực trạng và cơ
hộicủa hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗViệt Nam sang thị trường Mỹ trong bối
cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Chương 3: Giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu sản phẩmgỗ sang thị
trường Mỹ trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.


5

CHƢƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU VÀ VÀI NÉT VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU SẢN PHẨM
GỖ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƢỜNG MỸ
1.1. Một số lý luận về hoạt động xuất khẩu hàng hóa
1.1.1. Vai trò và các hình thức xuất khẩu hàng hóa
1.1.1.1. Khái niệm
Theo Luật Thương mại Việt Nam (Điều 28, Mục 1, Chương II): “Kinh doanh
XNK là sự trao đổi hàng hoá, dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán. Sự
trao đổi hàng hoá, dịch vụ đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh
sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hoá riêng biệt của
các quốc gia khác nhau trên thế giới.Vậy xuất khẩu là việc bán hàng hoá (hàng hoá
có thể là hữu hình hoặc vô hình) cho một nước khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm
đồng tiền thanh toán. Tiền tệ có thể là tiền của một trong hai nước hoặc là tiền của
một nước thứ ba”.

Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương .Nó đã
xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử phát triển của xã hội và ngày càng phát triển mạnh
mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu.Hình thức sơ khai của chúng chỉ là hoạt động trao
đổi hàng hoá nhưng cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh và đước biểu hiện dưới
nhiều hình thức.Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện
của nền kinh tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc
hàng hoá thiết bị công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem
lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng. Hoạt
động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong
thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể được diễn ra trên
phạm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
Hoạt động xuất khẩu có thể được đánh giá từ nhiều khía cạnh, dựa trên các
yếu tố về quy mô, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, cơ cấu hàng xuất khẩu và thị
trường xuất khẩu:


6

Tổng kim ngạch xuất khẩu: Nếu tổng kim ngạch xuất khẩu năm sau cao hơn
năm trước điều đó chứng tỏ xuất khẩu của ta đã tăng so với năm trước về số lượng
cũng có thể cả về chất lượng
Tốc độ tăng trưởng luỹ kế: Tốc độ tăng trưởng luỹ kế diễn biến tăng dần, điều
đó chứng tỏ xuất khẩu có xu hướng phát triển đều và đó là một dấu hiệu tốt cho
hoạt động xuất khẩu.
Cơ cấu hàng xuất khẩu: Càng nhiều các mặt hàng tham gia xuất khẩu thì hoạt
động xuất khẩu càng phong phú, đa dạng, tạo ra các mặt hàng xuất khẩu mạnh để từ
đó tập trung đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh.
Các thị trường xuất khẩu có cùng mặt hàng: Đánh giá hoạt động xuất khẩu so
với các nước khác có thể thấy được tình hình xuất khẩu hiện đang như thế nào để
nhận ra hạn chế và lợi thế riêng, từ đó có biện pháp để kích thích xuất khẩu.

1.1.1.2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là một trong những hoạt động kinh tế đối ngoại chủ yếu của một
quốc gia. Hoạt động xuất khẩu là một nhân tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng và phát
triển của một quốc gia. Thực tế đã chứng minh, các nước phát triển, tăng trưởng
nhanh là những nước có nền ngoại thương mạnh và năng động. Do đó, hoạt động
xuất khẩu và đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò rất quan trọng, cụ thể:
Đẩy mạnh xuất khẩu được xem như là một yếu tố quan trọng kích thích sự
tăng trưởng kinh tế. Việc đẩy mạnh xuất khẩu cho phép mở rộng quy mô sản xuất,
nhiều ngành nghề mới ra đời phục vụ hoạt động xuất khẩu, do đó tạo nên phản ứng
dây chuyền giúp cho các ngành kinh tế khác phát triển theo. Vì vậy dẫn theo tăng
tổng sản phẩm xã hội và nền kinh tế phát triển nhanh, chẳng hạn như gia công, sản
xuất, xuất khẩu các mặt hàng, sản phẩm gỗ thì kéo theo sự lan tỏa phát triển của nhiều
ngành phụ trợ như vận tải, trồng rừng, sơn mài, đồ cơ khí, sơn, keo, các loại giấy…
Xuất khẩu có vai trò kích thích đổi mới trang thiết bị và công nghệ sản xuất.
Để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường thế giới về quy cách, phẩm chất, mẫu mã
của sản phẩm thì một mặt sản xuất phải đổi mới trang thiết bị công nghệ, mặt khác
người lao động phải nâng cao tay nghề, phải học hỏi kinh nghiệm. Xuất khẩu tạo ra


7

những tiền đề kinh tế - kỹ thuật nhằm đổi mới thường xuyên năng lực sản xuất
trong nước.
Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tác động đến sự thay đổi cơ cấu kinh tế
ngành theo hướng sử dụng có hiệu quả nhất lợi thế so sánh của đất nước. Đây là
yếu tố then chốt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đồng thời với sự
phát triển của ngành công nghiệp chế tạo cho phép công nghiệp chế biến hàng
xuất khẩu áp dụng kỹ thuật tiên tiến, sản xuất ra hàng hóa có tính cạnh tranh cao
trên thị trường thế giới, tạo ra nguồn lực công nghiệp mới. Điều này không
những cho phép tăng sản xuất về mặt số lượng, tăng năng suất lao động mà còn

tiết kiệm chi phí lao động xã hội.
Đẩy mạnh và phát triển xuất khẩu có hiệu quả sẽ giúp nâng cao mức sống của
người dân vì nhờ mở rộng xuất khẩu mà một bộ phận người lao động có công ăn
việc làm và có thu nhập. Ngoài ra, một phần kim ngạch xuất khẩu dùng để nhập
khẩu các hàng tiêu dùng thiết yếu góp phần cải thiện đời sống nhân dân.
Đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò tăng cường sự hợp tác quốc tế giữa các nước,
nâng cao vị thế, vai trò của đất nước trên thương trường, tạo điều kiện thiết lập và
mở rộng các mối quan hệ với các nước khác trên thế giới trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
1.1.1.3. Các hình thức xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa có thể được thực hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau. Căn cứ vào đặc điểm sở hữu hàng hóa trước khi xuất khẩu, nguồn hàng
nhập khẩu và các loại hình trung gian thương mại, có thể chia thành một số loại
hình xuất khẩu khác nhau. Có một số hình thức xuất khẩu cơ bản như sau:
Xuất khẩu trực tiếp
Xuất khẩu trực tiếp là hoạt động bán hàng trực tiếp của công ty cho các khách
hàng của mình ở nước ngoài. Hai hình thức phổ biến để thâm nhập thị trường quốc
tế qua xuất khẩu trực tiếp gồm:
- Đại diện bán hàng: Là hình thức bán hàng mà người bán không mang danh
nghĩa của mình mà lấy danh nghĩa của người khác (người uỷ thác) nhằm nhận
lương và một phần hoa hồng trên cơ sở giá trị hàng hoá bán được. Do đó, họ không


8

phải chịu trách nhiệm chính về mặt pháp lý. Nhưng trên thực tế, đại diện bán hàng
hoạt động như là nhân viên bán hàng của công ty của thị trường nước ngoài, công ty
sẽ ký hợp đồng trực tiếp với khách hàng ở thị trường nước đó.
- Đại lý phân phối là người mua hàng hoá, dịch vụ của công ty để bán theo
kênh tiêu thụ ở khu vực mà công ty phân định. Công ty khống chế phạm vi, kênh
phân phối ở thị trường nước ngoài còn đại lý phân phối sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ

rủi ro liên quan đến việc bán hàng ở thị trường đã phân định và thu lợi nhuận qua
chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
Xuất khẩu gián tiếp
Xuất khẩu gián tiếp là hoạt động bán hàng hoá và dịch vụ của công ty ra nước
ngoài thông qua trung gian (thông qua người thứ ba). Các trung gian mua bán
không chiếm hữu hàng hoá của công ty mà trợ giúp công ty xuất khẩu hàng hoá
sang thị trường nước ngoài. Ba loại trung gian mua bán chủ yếu trong kinh doanh
xuất khẩu là: Đại lý, công ty quản lý xuất khẩu và công ty kinh doanh xuất khẩu.
- Đại lý: Là các cá nhân hay tổ chức đại diện cho nhà xuất khẩu thực hiện một
hay một số hoạt động nào đó ở thị trường nước ngoài do người ủy thác uỷ quyền
dựa trên quan hệ hợp đồng đại lý. Đại lý là người thiết lập quan hệ hợp đồng giữa
các công ty và khách hàng ở thị trường nước ngoài, đại lý không có quyền chiếm
hữu và sở hữu hàng hoá mà chỉ thực hiện một hay một số công việc nào đó cho
công ty uỷ thác và nhận thù lao.
- Công ty quản lý xuất khẩu: Là các công ty nhận uỷ thác và quản lý công tác
xuất khẩu hàng hoá hoạt động trên danh nghĩa của công ty xuất khẩu. Vì vậy, công
ty quản lý xuất khẩu là nhà xuất khẩu gián tiếp. Họ chỉ đảm nhận các thủ tục xuất
khẩu và thu phí xuất khẩu. Do vậy, bản chất của công ty quản lý xuất khẩu là thực
hiện dịch vụ quản lý và thu khoản thù lao từ hoạt động đó.
- Công ty kinh doanh xuất khẩu: Là công ty hoạt động như nhà phân phối độc
lập có chức năng kết nối các khách hàng nước ngoài với các công ty xuất khẩu
trong nước để bán hàng hoá ra thị trường nước ngoài. Bản chất của công ty kinh


9

doanh xuất khẩu là thực hiện các dịch vụ xuất khẩu nhằm kết nối các khách hàng
nước ngoài với công ty xuất khẩu.
Ngoài ra, xuất khẩu còn có một số hình thức khác như gia công xuất khẩu,
tái xuất khẩu và chuyển khẩu... Đối với mỗi hình thức xuất khẩu đều có những ưu,

nhược điểm khác nhau, việc áp dụng hình thức nào vào hoạt động xuất khẩu còn
tùy thuộc vào bản thân doanh nghiệp xuất khẩu, mặt hàng xuất khẩu và yêu cầu
của bên nhập khẩu.
1.2. Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu và sự cần thiết của hoạt
động xuất khẩu sản phẩm gỗ tại Việt Nam
1.2.1. Các yếu tố tác động đến hoạt động xuất khẩu
Yếu tố chính trị
Yếu tố chính trị là những nhân tố khuyến khích hoặc hạn chế quá trình quốc tế
hóa hoạt động kinh tế kinh doanh. Chẳng hạn, chính sách của Chính phủ có thể làm
tăng sự liên kết các thị trường và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng hoạt động xuất khẩu
nhằm việc dỡ bỏ các hàng rào thuế quan, phi thuế quan, thiết lập các mối quan hệ
trong cơ sở hạ tầng của thị trường. Khi không ổn định về chính trị sẽ cản trở sự phát
triển kinh tế của đất nước và tạo ra tâm lý không tốt cho các nhà kinh doanh.
Yếu tố kinh tế, tài chính
Yếu tố kinh tế như tỷ giá hối đoái, lãi suất ngân hàng… tác động đến hoạt
động xuất khẩu ở tầm vĩ mô và vi mô, chúng tác động đến đặc điểm và sự phân bổ
các cơ hội kinh doanh quốc tế cũng như quy mô của thị trường. Ở tầm vi mô, các
yếu tố kinh tế lại ảnh hưởng đến cơ cấu tổ chức và hiệu quả của doanh nghiệp. Các
yếu tố giá cả và sự phân bổ tài nguyên ở các thị trường khác nhau cũng ảnh hướng
tới quá trình sản xuất, phân bổ nguyên vật liệu, vốn, lao động và do đó ảnh hưởng
tới giá cả và chất lượng hàng hóa xuất khẩu.
Yếu tố luật pháp


10

Mỗi quốc gia có hệ thống luật pháp riêng để điều chỉnh các hoạt động kinh
doanh quốc tế, rang buộc các hoạt động của doanh nghiệp. Các yếu tố luật pháp ảnh
hưởng tới hoat động xuất khẩu trên những mặt sau:
- Quy định về giao dịch hợp đồng, quyền sở hữu trí tuệ

- Quy định về tiêu chuẩn chất lượng, thực hiện hợp đồng.
- Quy định về cạnh tranh, độc quyền, các loại thuế...
Yếu tố văn hóa
Yếu tố văn hóa hình thành nên những loại hình khác nhau của nhu cầu thị
trường, tác động đến thị hiếu của người tiêu dung.Doanh nghiệp chỉ có thể thành
công trên thị trường quốc tế khi có sự hiểu biết nhất định về phong tục tập quán, lối
sống… mà điều này lại có sự khác biệt ở mỗi quốc gia khác nhau. Vì vậy, hiểu biết
được môi trường văn hóa sẽ giúp cho các doanh nghiệp thích ứng với thị trường để
có những chiến lược trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình.
Ngoài ra, các yếu tố khác nhưyếu tố công nghệ, nguồn nguyên liệu đầu vào,
nhân công, cạnh tranh với các nước có cùng mặt hàng xuất khẩu… cũng tác động
trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu.
1.2.2. Sự cần thiết của xuất khẩu sản phẩm gỗ ở Việt Nam
Sản phầm đồ gỗ là một trong những mặt hàng xuất khẩu thế mạnh của Việt
Nam, sản lượng tăng trưởng qua các năm đã thể hiện lợi thế và khả năng cạnh tranh
trên thị trường quốc tế của sản phẩm gỗ xuất khẩu Việt Nam. Con số tiêu thụ sản
phẩm gỗ trên toàn cầu ngày càng tăng cao, cho thấy cơ hội lớn đối với những nước
xuất khẩu sản phẩm này như Việt Nam, cụ thể:
Năm 2004, theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), mức tiêu thụ toàn cầu
về sản phẩm gỗ đạt con số kỷ lục là 180 tỷ đô la Mỹ (USD) với mức tăng trưởng
8%. Theo số liệu khác từ Liên Hợp Quốc thì ngay từ năm 2002, mức tiêu thụ đã đạt
được 200 tỷ USD, điều này cho thấy đồ gỗ nội thất là mặt hàng tăng trưởng nóng
trong những năm gần đây. Năm 2013, mức tiêu thụ tăng 18% so với năm 2012, tức
là gấp 2,2 lần so với kim ngạch của đồ gỗ thế giới, đạt giá trị kim ngạch 45 tỷ USD;


11

đến năm 2018 lên đến 33%. Theo Tổng cục Hải quan dự báo, mức độ tăng trưởng
kim ngạch đồ gỗ có thể lên đến 45% vào năm 2025.

Quá trình giao dịch XNK diễn ra với quy mô lớn với nhiều mẫu mã, chủng
loại sản phẩm rất đa dạng, độc đáo và hấp dẫn, có khoảng 12.000 dạng, chủng loại
sản phẩm khác nhau, từ gỗ nguyên thô tới gỗ tinh chế. Thông qua số liệu từ Tổng
cục Hải quan (2005), cho thấy:Các thị trường giao dịch chính là Mỹ, Cộng đồng
châu Âu (EU), Nhật Bản, chiếm tới 75% kim ngạch buôn bán gỗ toàn cầu. Các
nước Mỹ, EU, Nhật Bản chuyển dịch nhanh từ những nước xuất khẩu sản phẩm gỗ
hàng đầu thế giới thành trung tâm nhập khẩu thế giới. Thực tế cho thấy, với mức độ
tiêu thụ sản phẩm gỗ tăng cao như vậy, đây là cơ hội rất lớn cho đồ gỗ xuất khẩu
của Việt Nam.
1.3. Tổng quan về thị trƣờng gỗ tại Mỹ
1.3.1. Mỹ là thị trường lớn nhất toàn cầu
Theo Hội đồng phi lợi nhuận về cạnh tranh, trong giai đoạn từ năm 2005 2015, nước Mỹ đóng góp trực tiếp vào một phần ba mức độ tăng trưởng của nền
kinh tế toàn cầu. Theo các cách tính toán khác nhau, GDP của Mỹ chiếm từ 20%
đến 35% GDP thế giới.
Năm 2005 - 2015, nhập khẩu của Mỹ tăng chóng mặt và chiếm gần 25% trong
mức tăng xuất khẩu của toàn thế giới với dân số hơn 300 triệu dân (năm 2018),
trong đó 20% ở độ tuổi 0 -14, 65% ở độ tuổi 15 - 64 và 15% ở độ tuổi trên 65. Nước
Mỹ đứng thứ 10 trên thế giới về thu nhập bình quân đầu người mỗi năm (có điều
chỉnh để phản ánh ngang giá sức mua ở các nước khác), người dân Mỹ được xem là
có mức tiêu dùng lớn nhất trong các nước có nền công nghiệp phát triển. Theo
nghiên cứu của một nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc thì nếu sức tiêu dùng của các
gia đình Nhật, EU là 1 thì của các gia đình Mỹ là 1,7 (Tổng cục Hải Quan, 2018).
Chất lượng hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ cũng rất linh hoạt. Dân Mỹ có mức
sống rất đa dạng nên có hệ thống cửa hàng cho người có thu nhập cao, cửa hàng cho
người có thu nhập thấp. Chính vì vậy, hàng nhập khẩu vào Mỹ rất phong phú, đa
chủng loại, từ nhiều nước khác nhau, phục vụ cho các phân khúc thị trường khác


12


nhau. Song song đó, ta cũng có thể thấy thị trường Mỹ cũng là một thị trường có
tính cạnh tranh rất cao.
1.3.2. Thị trường sản phẩm gỗ tại Mỹ
1.3.2.1. Đặc điểm thị trường đồ gỗ Mỹ
Mỹ là một trong những thị trường tiêu thụ đồ gỗ nội thất lớn nhất thế giới với
70% đồ nội thất ở Mỹ là nhập khẩu, 30% do thị trường trong nước cung cấp. Bình
quân mỗi năm Mỹ nhập khẩu gần 45 tỷ USD các mặt hàng gỗ từ nhiều quốc gia và
vùng lãnh thổ.
Hiện tại bang California, Washington là thị trường hàng gỗ và nội thất quan
trọng nhất của Mỹ, Texas và Florida cũng là các thị trường rất lớn cho các nhà xuất
khẩu hàng gỗ và nội thất trên toàn thế giới. Không chỉ nhập khẩu, Mỹ cũng là nước
xuất khẩu sản phẩm gỗ và đồ gỗ hàng đầu thế giới. Tổng số các công ty chế biến gỗ
ở Mỹ lên tới 90.000 công ty, trong đó có khoảng 20.000 công ty sản xuất gỗ, 55.000
công ty sản xuất đồ gỗ và 15.000 công ty chế tạo nội thất. Ngành công nghiệp gỗ
của Mỹ rất chủ động trong việc xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng
năm đạt 10-15 tỷ USD.
1.3.2.2. Nhu cầu và thị hiếu sản phẩm đồ gỗ Mỹ
Thị hiếu về sản phẩm đồ gỗ của người Mỹ không quan tâm nhiều đến chất
liệu, màu sắc có tự nhiên hay không, họ thích sản phẩm hoàn thiện một cách chu
đáo, phong cách trang trí đơn giản và màu sắc thích hợp, thể hiện qua cách đánh
bóng, độ mịn bề mặt, bản lề và các phụ kiện chắc chắn, độ khít sản phẩm, đóng mở
tiện lợi dễ dàng.
Hầu hết thiết kế nhà của người Mỹ đều mang phong cách hiện đại nên đồ
trang trí nội thất cũng phải phù hợp với phong cách đó. Hàng đồ gỗ chạm khảm hoa
lá hiếm khi thấy xuất hiện trên thị trường Mỹ, thậm chí những đường cong, đường
uốn cũng phải được giảm thiểu một cách tối đa. Trang trí chủ yếu là các đường
thẳng chìm hoặc nổi và các nắm tay câm to hình tròn bằng gỗ hoặc bằng đồng. Tất
cả đều đi thành bộ với nhau như giường, bàn ghế, tủ áo quần, tủ đựng thuốc, tủ
đựng đồ tắm, tủ đựng chăn, tủ trang điểm, khung gương.



13

Nhu cầu sản phẩm đồ gỗ của Mỹ chủ yếu là: bàn ghế bằng gỗ; phụ tùng ghế
dùng cho xe cộ bằng kim loại, đồ gỗ nhà bếp, bàn nghế văn phòng, gỗ tùng bách
nhập khẩu. Đa phần người Mỹ thích kiểu dáng chuyển tiếp từ cổ điển sang hiện đại
nhưng tiện dụng. Đồ gỗ trong nhà của người Mỹ không quá phô trương, cần hài hòa
với vật dụng khác trong phòng, màu sắc không chói rực. Đặc biệt những sản phẩm
có thể tháo ráp và thay đổi công dụng được ưa chuộng. Người giàu ở Mỹ thích sản
phẩm gỗ kiểu cổ điển, thanh thoát, hoa văn hơi phức tạp, kiểu thế kỷ 18 hoặc mang
vóc dáng châu Âu.
1.3.2.3. Những nhà cung cấp của thị trường đồ gỗ Mỹ
Thị trường Mỹ cũng là thị trường rộng lớn và có đặc tính mở nên có nhiều
doanh nghiệp từ nhiều nước tham gia xuất khẩu đồ gỗ vào Mỹ khiến thị trường có
sự cạnh tranh rất cao. Theo số liệu của Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ, năm 2018,
các nước xuất khẩu sản phẩm gỗ chính sang Mỹ gồm có Trung Quốc, Canada, Việt
Nam, Mexico… Trung Quốc hiện là nước xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ lớn nhất
sang thị trường Mỹ.
1.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ
Việt Nam sang thị trường Mỹ
1.3.3.1. Quan hệ thương mại song phương Việt Nam - Mỹ
Từ năm 2015 đến nay, hai nước đã trao đổi với nhịp độ chưa từng có các đoàn
cấp cao trong đó có các chuyến thăm Mỹ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
(7/2015), Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (5/2017), chuyến thăm Việt
Nam của Tổng thống Barack Obama (05/2016) và Tổng thống Donald Trump
(11/2017). Riêng trong năm 2017, có hai chuyến thăm cấp cao, cũng là điều chưa
từng có từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn
Xuân Phúc là nhà lãnh đạo đầu tiên ở Đông Nam Á đến thăm Nhà Trắng dưới chính
quyền Tổng thống Donald Trump, trong khi Tổng thống Donald Trump cũng chọn
Việt Nam là điểm đến đầu tiên tại Đông Nam Á trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ.

Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ được ký kết và thực thi, xuất khẩu của Việt
Nam sang Mỹ liên tục tăng lên với tốc độ rất cao và Mỹ trở thành nhà nhập khẩu


×