Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

NGUYỄN THỊ QUẾ CHI

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH
CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số: 83.40.121

Họ và tên học viên: Nguyễn Thị Quế Chi
Người hướng dẫn: GS, TS Hoàng Văn Châu


Hà Nội – 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là kết quả của quá trình học tập và nghiên
cứu của riêng cá nhân tôi. Những quan điểm được trình bày trong luận văn là quan
điểm cá nhân. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Quế Chi


ii
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn đến GS, TS. Hoàng Văn Châu, người đã hướng
dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian nghiên cứu.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu Trường Đại học Ngoại
Thương, đến quý thầy cô trong Khoa Sau Đại học.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã
tận tình giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nôi, ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn


iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ................................................................. vii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ......................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MỐI
QUAN HỆ VỚI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ...........................................6
1.1. Khái quát về Ngân hàng thương mại ...........................................................6
1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại ...................................................6
1.1.2. Các loại hình Ngân hàng thương mại ...................................................6
1.1.3. Hoạt đông cơ bản của Ngân hàng thương mại ....................................7
1.2. Cách mạng công nghiệp 4.0 .........................................................................10
1.2.1. Sự ra đời của cách mạng công nghiệp 4.0 ..........................................10
1.2.2. Nội dung của cách mạng công nghiệp 4.0 ............................................11
1.3. Mối quan hệ giữa hoạt động của Ngân hàng thương mại và cách mạng
công nghiệp 4.0 .....................................................................................................14
1.3.1. CMCN 4.0 và các hoạt động chính của ngân hàng thương mại .......15
1.3.2. CMCN 4.0 và mô hình tổ chức, quản trị tại các Ngân hàng ..............17
1.3.3. CMCN 4.0 và kênh phân phối, các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng
truyền thống .....................................................................................................18
1.3.4. Sự cạnh tranh đến từ các công ty Fintech ..........................................19
1.4. Kinh nghiệm hoạt động của một số Ngân hàng thương mại trên thế giới
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 và bài học đối với Ngân hàng
thương mại Việt Nam ..........................................................................................22
1.4.1. Kinh nghiệm hoạt động của một số Ngân hàng thương mại trên thế
giới trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 ............................................22
1.4.2. Bài học kinh nghiệm cho ngân hàng thương mại Việt Nam .............30


iv

CHƯƠNG 2: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN CỦA CÁCH
MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ..................................................................................32
2.1. Sự phát triển của Ngân hang thương mại Việt Nam trong thời gian qua ..32
2.1.1. Thực trạng về quy mô và phát triền về vốn của các Ngân hang
thương mại Việt Nam ......................................................................................32
2.1.2. Thực trạng về hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại
Việt Nam ..........................................................................................................40
2.1.3. Sản phẩm, dịch vụ Ngân hàng.............................................................42
2.1.4. Trình độ kỹ thuật công nghệ ................................................................46
2.1.5. Nhân lực và trình độ quản trị của các Ngân hàng thương mại Việt
Nam ...............................................................................................................48
2.2. Cơ hội đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh phát
triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 ........................................................51
2.2.1. Mô hình tổ chức quản trị trở nên hoàn thiện .....................................51
2.2.2. Thay đổi toàn bộ cấu trúc hệ thống của ngân hàng và cung cấp nhiều
dịch vụ hiện đại................................................................................................52
2.2.3. Mở rộng các kênh phân phối hiện đại của ngân hàng.......................55
2.2.4. Tăng hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí giao dịch ............................56
2.2.5. Hệ thống dữ liệu ngân hàng được hoàn thiện và mở rộng gấp nhiều
lần

...............................................................................................................57

2.3. Thách thức đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh
phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0................................................58
2.3.1. Khó khăn khi chuyển đổi mô hình kinh doanh từ truyền thống sang
ngân hàng số ....................................................................................................59
2.3.2. Thách thức trong việc phát triển các kênh phân phối mới, các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại mang tính tích hợp cao ...........................60

2.3.3. Sự cạnh tranh gay gắt đến từ các công ty Fintech ..............................61
2.3.4. Hạn chế về nguồn lực tài chính ...........................................................63
2.3.5. Rủi ro về bảo mật thông tin và an ninh mạng ....................................64
2.3.6. Sự biến động lớn thị trường lao động trong lĩnh vực ngân hàng ......65


v
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TẬN DỤNG CƠ HỘI VÀ VƯỢT
QUA THÁCH THỨC CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
TRONG BỐI CẢNH PHÁT TRIỂN CỦA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG
NGHIỆP 4.0 .............................................................................................................67
3.1. Xu hướng hoạt động của ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời
gian tới .................................................................................................................67
3.1.2. Loại bỏ các yếu tố cản trở việc tiếp cận dịch vụ của khách hàng ......67
3.1.3. Mở rộng việc sử dụng và phân tích dữ liệu chuyên sâu ......................68
3.1.4. Tiếp cận với giao diện lập trình ứng dụng (API) ngân hàng mở .......68
3.1.5. Xây dựng quan hệ đối tác với các tổ chức tài chính công nghệ
(Fintech)...........................................................................................................69
3.2. Định hướng phát triển của Ngân hàng thương mại Việt Nam ................70
3.2.1. Đẩy mạnh đổi mới và ứng dụng công nghệ hiện đại ...........................71
3.2.2. Tối ưu hóa môi trường kinh doanh dựa trên nền tảng công nghệ 4.0 ..71
3.2.3. Định hướng xây dựng mô hình chi nhánh hiện đại ............................72
3.2.4. Đẩy mạnh bán chéo sản phẩm cho khách hàng thông qua dịch vụ
ngân hàng điện tử............................................................................................72
3.2.5. Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng ...............................73
3.3. Giải pháp nhằm tận dụng cơ hội, vượt qua thách thức của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 đối với các Ngân hàng thương mại ..............................73
3.3.1. Tăng huy động vốn để nâng cao năng lực tài chính ..........................73
3.3.2. Tập trung nguồn lực phát triển ngân hàng số .....................................74
3.3.3. Tăng cường ứng dụng chuỗi cung ứng thông tin ...............................76

3.3.4. Chú trọng quản lý an ninh mạng .........................................................78
3.3.5. Xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực.................................79
3.3.6. Tăng cường hợp tác với các công ty công nghệ ...................................79
3.4. Một số đề xuất, kiến nghị .............................................................................80
3.4.1. Đối với nhà nước ..................................................................................80
3.4.2. Đối với Ngân hàng nhà nước ..............................................................80
KẾT LUẬN ..............................................................................................................81
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................83


vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng Việt
Nguyên nghĩa

Viết tắt
CMCN

Cách mạng công nghiệp

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

TTKDTM


Thanh toán không dùng tiền mặt

TCTD

Tổ chức tín dụng

Tiếng Anh
Viết đầy đủ

Viết tắt
AI

Artificial Intelligence

API

Application

Nghĩa
Trí thông minh nhân tạo

Programming Giao diện lập trình ứng dụng

Interface
BCBS

Basel Committee on Banking Ủy ban Basel về giám sát ngân
Supervision


hàng

CAR

Capital Adequacy Ratio

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu

Fintech

Financial Technology

Công nghệ tài chính

IoT

Internet of Things

Internet kết nối vạn vật

IoS

Internet of Service

Internet của các dịch vụ

LOS

Loan Origination System


Hệ thống khởi tạo cho vay

ML

Machine Learning

Máy học

POS

Point of Sale

Thiết bị bán hàng


vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Các lĩnh vực mà Fintech tham gia ............................................................20
Bảng 2.1: Số dư nợ xấu của các NHTM 31/12/2017 và 30/06/2018 ........................38
Bảng 2.2: Tình hình triển khai ngân hàng số tại Việt Nam ......................................43
Bảng 2.3: Xu hướng nhóm các dịch vụ ngân hàng cốt lõi cần có.............................56
Bảng 2.4: Số liệu về người dùng các công cụ thanh toán không tiền mặt ................62
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Vốn điều lệ của một số NHTM năm 2017 và năm 2018......................33
Biểu đồ 2.2: Thực trạng huy động tiền gửi và tăng trưởng tín dụng của các TCTD
năm 2017 ...................................................................................................................36
Biểu đồ 2.3: Khảo sát NHTM Việt Nam tháng 5/2018 ............................................41
Biểu đồ 2.4: Dữ liệu Media Coding về các NHTM Việt Nam từ tháng 6/2017 đến

tháng 5/2018 ..............................................................................................................48
Biểu đồ 2.5: Cán bộ nhân viên tại các ngân hàng (hợp nhất) ...................................50
Biểu đồ 2.6: Dự báo số người dung dịch vụ ngân hàng số tại Châu Á .....................53

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Lịch sử 4 cuộc cách mạng công nghiệp ....................................................11
Hình 2.1: Tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán .................................39
Hình 2.2: Toàn cảnh khu vực tự phục vụ tại ngân hàng Vietcombank.....................46
Hình 2.3: Các nội dung chính của ngân hàng số .......................................................54


viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Tác giả lựa chọn đề tài “Cơ hội và thách thức đối với ngân hàng thương
mại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” nghiên cứu các vấn
đề về ngân hàng thương mại, CMCN 4.0, làm rõ cơ hội và thách thức của các
NHTM Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0, từ đó đưa ra các giải pháp tận dụng cơ
hội và vượt qua thách thức đó. Theo đánh giá của tác giả, bài nghiên cứu đã đạt
được các kết quả như sau:
-

Chương 1 đã khái quát được những vấn đề lý luận cơ bản về ngân hàng

thương mại (NHTM) và các hoạt động cơ bản của NHTM; định nghĩa, các đặc điểm
cơ bản của cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) và mối quan hệ giữa các hoạt
động của NHTM và CMCN 4.0. Từ đó đưa ra được cái nhìn khái quát về sự tác
động của CMCN 4.0 đến các hoạt động của NHTM và sự chuyển mình của các
ngân hàng trong thời đại 4.0. Cuối chương 1, tác giả nêu ra kinh nghiệm hoạt động
của một số NHTM trên thế giới từ đó các ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ rút ra
được các bài học để tận dụng tốt nhất lợi thế từ cuộc CMCN 4.0.

-

Chương 2, tác giả đã đưa ra được sự phát triển của các ngân hàng thương

mại Việt Nam trong thời gian qua, trong đó làm nổi bật được sự tác động của
CMCN 4.0 đến sự phát triển đó. Trong quá trình tổng hợp, nghiên cứu, tác giả cũng
đưa ra được những cơ hội và thách thức mà cuộc CMCN 4.0 mang lại cho các ngân
hàng thương mại Việt Nam. Cơ hội mở ra cho các NHTM Việt Nam là rất lớn: mô
hình tổ chức quả trị trở nên hoàn thiện; giúp các ngân hàng thay đổi toàn bộ cấu trúc
hệ thống và cung cấp nhiều dịch vụ hiện đại; mở rộng các kênh phân phối hiện đại;
tăng hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí giao dịch; hệ thống ngân hàng được hoàn
thiện và mở rộng gấp nhiều lần. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng phải đối diện với
nhiều thách thức như: khó khăn khi chuyển đổi mô hình kinh doanh từ truyền thống
sang ngân hàng số; thách thức trong việc phát triển các kênh phân phối mới, các sản
phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại mang tính tích hợp cao, đối diện với sự cạnh tranh
từ các công ty Fintech; hạn chế nguồn lực tài chính; rủi ro về bảo mật thông tin và
an ninh mạng; biến động trong thị trường lao động.
-

Chương 3, luận văn đã đưa ra quan điểm phát triển, định hướng và mục tiêu

phát triển của các NHTM Việt Nam trong thời đại CMCN 4.0. Từ đó, tác giả đưa ra


ix
các giải pháp cho các NHTM Việt Nam để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức
đã nêu ở chương 2. Trong đó, việc phát triển ngân hàng số và nâng cao chất lượng
nhân sự là hai giải pháp các ngân hàng cần chú trọng để bắt kịp, nâng cao vị thế so
với các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra
một số kiến nghị với nhà nước và ngân hàng nhà nước để các NHTM Việt Nam có

những điều kiện tốt nhất nâng cao phát triển bối cảnh CMCN 4.0.


1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã và đang diễn ra với tốc độ nhanh, tác
động đến mọi mặt trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Cuộc CMCN 4.0 hay còn
gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư có tác động sâu sắc đến chính phủ,
doanh nghiệp và người dân, đem đến cơ hội cũng như thách thức lớn. Chúng ta
đang ở giai đoạn đầu của Cuộc CMCN 4.0, đặc trưng bởi trí tuệ nhân tạo, là xu
hướng kết hợp giữa các hệ thống thực và ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và
Internet của các dịch vụ (IoS), dữ liệu lớn (Big data), in 3D.... Trong hiện tại và
tương lai, CMCN 4.0 sẽ diễn ra mạnh mẽ, tác động đến mọi lĩnh vực, đặc biệt là
trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và tự động hóa.
Mặc dù không nằm trong 9 khu vực, lĩnh vực được đánh giá là chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ nhất của cuộc CMCN 4.0, nhưng làn sóng công nghệ mới này cũng
đang tạo ra những thay đổi rõ rệt trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, đặc biệt
làm thay đổi kênh phân phối và các sản phẩm của ngân hàng truyền thống. Cuộc
CMCN 4.0 mở ra cơ hội rất lớn cũng như những thách thức khó khăn đối với các
Ngân hàng Việt Nam để bắt kịp với xu hướng phát triển ngân hàng hiện đại trên
toàn thế giới. Thời gian qua, các Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng đã rất nỗ
lực để ứng dụng CMCN 4.0 vào các hoạt động của mình, tiêu biểu như M-POS,
Internet banking, Mobile banking… Tuy nhiên, so với sự phát triển mạnh mẽ của
các Ngân hàng trên thế giới thì các Ngân hàng thương mại Việt Nam vẫn còn đang
ở rất xa và mới chỉ đạt được những bước tiến nhỏ so với những gì CMCN 4.0 mang
lại cho nền kinh tế - xã hội toàn cầu. Do vậy, việc tìm ra các giải pháp, đặt ra mục
tiêu chiến lược để tận dụng cơ hội cũng như đối mặt với các thách thức của cuộc
CMCN 4.0 mang lại nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng vẫn đang là vấn đề bức
thiết đối với các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Xuất phát từ lý do trên, tác giả

lựa chọn đề tài “Cơ hội và thách thức đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam
trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt
nghiệp của mình.


2
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
-

Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề về các hoạt động của ngành Ngân hàng trong bối

cảnh CMCN 4.0 đã có nhiều nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm, đã có nhiều công
trình khoa học, bài viết nghiên cứu ở các cấp độ khác nhau, đáng chú ý là:
Viện Chiến lược ngân hàng (2016), Báo cáo đánh giá tác động của cuộc
CMCN 4.0 và một số định hướng hoạt động của ngành Ngân hàng Việt Nam đã đưa
ra cái nhìn tổng quát về CMCN 4.0, sự tác động của CMCN 4.0 đến nền kinh tế
Việt Nam và toàn ngành Ngân hàng. Báo cáo trên tuy đã đề cập đến cơ hội và thách
thức đối với NHNN cũng như các tổ chức tín dụng (TCTD) tuy nhiên mới chỉ ra
được các khía cạnh một cách tổng quát, chưa đi vào phân tích cụ thể cũng như chưa
đưa ra được các giải pháp cụ thể đương đầu với sự tác động của CMCN 4.0.
Nguyễn Thị Đào Thu (2018) trình bày về sự phát triển dịch vụ ngân hàng
điện tử của ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh
CMCN 4.0. Nghiên cứu đã phân tích thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử để từ đó
đưa ra được giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng thương
mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
Ths. Nguyễn Văn Chương – khoa Tài chính – Ngân hàng, Đại học Tài chính
– Quản trị Kinh doanh đã trình bày thực trạng và đưa ra giải pháp phát triển ngân
hàng số tại Việt Nam. Bài viết đã chỉ ra được những lợi ích của ngân hàng số, xu
hướng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam và những rào cản mà các ngân hàng

đang phải đối mặt. Từ đó, tác giả kiến nghị được những giải pháp để phát triển ngân
hàng số cho các NHTM Việt Nam.
Andrew Sheng (2018) đã phân tích cơ bản sự thay đổi của nền kinh tế nói
chung cũng như ngành Tài chính nói riêng qua các cuộc cách mạng công nghiệp.
Nền kinh tế cũng như ngành Tài chính qua mỗi cuộc cách mạng công nghiệp đều có
sự thay đổi lớn đặc biệt là cuộc CMCN 4.0. Tác giả phân tích chủ yếu sự tác động
của blockchain đến ngành Tài chính – Ngân hàng. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ đưa
ra các tác động cơ bản, chưa phân tích sâu và blockchain chỉ là một phần nhỏ trong
rất nhiều lợi ích mà cuộc CMCN 4.0 mang lại.


3
Srđan Mlađenovíc (2018) – Business Development Manager – Comtrade
System Integration, đã phân tích cơ hội và thách thức của việc tự động hóa (ngân
hàng số) đối với các ngân hàng trong cuộc CMCN 4.0. Bài viết chỉ ra rất rõ thách
thức đối với các ngân hàng nếu như không áp dụng tốt tự động hóa vào trong hoạt
động kinh doanh của mình. Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra chi tiết cách thức để các
ngân hàng nắm bắt cơ hội tự động hóa mang lại không quá phức tạp mà mang lại
hiệu quả cao.
-

Khoảng trống trong các nghiên cứu
Các tài liệu nghiên cứu về sự tác động của cuộc CMCN 4.0 đến ngành Ngân

hàng còn rất ít và đa phần là đưa ra những cơ hội, thách thức một cách chung chung
cho toàn ngành hoặc có những bài viết nghiên cứu chi tiết một lĩnh vực cụ thể ngân
hàng số, thanh toán không dùng tiền mặt, blockchain… Các tài liệu nghiên cứu đều
chưa phân tích được mối quan hệ hay thực trạng mà các ngân hàng trên thế giới nói
chung và NHTM Việt Nam nói riêng trong bối cảnh CMCN 4.0 để người đọc hiểu
rõ được NHTM Việt Nam đã có những bước tiến gì và đang đứng ở đâu trong cuộc

cách mạng công nghiệp lần thứ tư này. Vì vậy, đề tài “Cơ hội và thách thức đối với
Ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0” đã
được tác giả lựa chọn làm đề tài luận văn nghiên cứu.
3. Mục tiêu của đề tài
Về mặt lý luận: Hệ thống, phân tích, luận giải, làm rõ hơn những vấn đề cơ
bản Ngân hàng thương mại và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Về mặt thực tiễn:
-

Đánh giá đúng thực trạng phát triển của các Ngân hàng thương mại Việt

Nam trong thời gian qua, làm nổi bật vai trò của cuộc CMCN 4.0 đối với sự phát
triển của các Ngân hàng. Phân tích chi tiết các cơ hội mở ra và những thách thức đối
với các Ngân hàng thương mại Việt Nam khi có sự xuất hiên của cuộc CMCN 4.0
-

Đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện và khả năng của các Ngân

hàng thương mại Việt Nam để tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức của cuộc
CMCN 4.0.


4
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động của các ngân hàng thương
mại Việt Nam và cách mạng công nghiệp 4.0.
5. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian nghiên cứu: Thực hiện nghiên cứu trong giai đoạn 2016 – 2018
và kế hoạch tới năm 2020
Về nội dung nghiên cứu: Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại

Việt Nam trong bối cảnh CMCN 4.0
Về không gian nghiên cứu: tại các NHTM Việt Nam như Vietcombank,
BIDV, TPBank…
6. Phương pháp nghiên cứu
Về phương pháp luận, luận văn đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng,
các phương pháp cụ thể như sau:
-

Phương pháp so sánh: phương pháp so sánh được sử dụng bằng cách so sánh

hiệu quả dịch vụ ngân hàng số, ngân hàng không giấy với các dịch vụ ngân hàng
truyền thống để đưa đến đánh giá khách quan về chất lượng và hiệu quả của dịch
vụ.
-

Phương pháp phân tích, tổng hợp: phương pháp chủ yếu là tập hợp các tài

liệu bao gồm: các giáo trình về nghiệp vụ ngân hàng thương mại, dịch vụ ngân hàng
hiện đại, …; nghị định của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động ngân
hàng; các bài viết liên quan đến sự tác động của cuộc CMCN 4.0 đến ngành ngân
hàng đăng tải trên website của Ngân hàng nhà nước, tạp chí ngân hàng, tạp chí tài
chính; các luận văn có liên quan đến đề tài đã nghiên cứu trước đây.
7. Điểm mới của đề tài
Việt Nam mới đang bước những bước chân đầu tiên vào cuộc CMCN 4.0,
nên việc nghiên cứu sâu tác động của CMCN 4.0 đến nền kinh tế, đặc biệt là ngành
ngân hàng vẫn còn hạn chế và chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Trong luận văn
này, tác giả sẽ phân tích cơ hội và thách thức mà cuộc CMCN 4.0 mang lại cho
ngành ngân hàng, từ đó đề xuất giải pháp để tận dụng cơ hội và vượt qua được các
thách thức đó nhằm bắt kịp xu hướng so với các ngân hàng trên thế giới.



5
8. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng
biểu, tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại Việt Nam và cách mạng
công nghiệp 4.0
Chương 2: Cơ hội và thách thức đối với ngân hàng thương mại Việt Nam
trong bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và vượt qua thách thức
của ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh phát triển của cuộc cách mạng
công nghiệp 4.0.


6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ MỐI
QUAN HỆ VỚI CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
1.1.

Khái quát về Ngân hàng thương mại

1.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại
Đạo luật Ngân hàng của Cộng hòa Pháp 1941 đã định nghĩa: “Ngân hàng
thương mại là những cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công
chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác, và sử dụng nguồn lực
đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính
Nghị định của Chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 định nghĩa:
“Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng
và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực
hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”

Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân hoạt
động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ với hoạt động chính huy động tiền gửi dưới
các hình thức khác nhau của khách hàng.
1.1.2. Các loại hình Ngân hàng thương mại
1.1.2.1.
-

Phân loại theo hình thức sở hữu

Ngân hàng thương mại quốc doanh: là ngân hàng được thành lập từ vốn

thuộc Ngân sách Nhà nước, là trụ cột của nền kinh tế. Ở Việt Nam, ban đầu những
ngân hàng này là những ngân hàng chuyên doanh, đến năm 1992 thì đổi tên và trở
thành ngân hàng kinh doanh đa năng.
-

Ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP): là ngân hàng được thành lập từ vốn

góp của các cổ đông, kinh doanh đa năng. Hệ thống ngân hàng TMCP bao gồm hai
loại: ngân hàng TMCP đô thị và ngân hàng TMCP nông thôn. Hiện nay, tất cả các
ngân hàng thương mại tại Việt Nam đều là ngân hàng TMCP và được thực hiện đầy
đủ các nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng.
-

Ngân hàng thương mại liên doanh: là ngân hàng do các bên liên doanh góp

vốn, tỷ lệ đóng góp của các đối tác nước ngoài không quá 50% vốn điều lệ.
-

Ngân hàng thương mại nước ngoài: là ngân hàng được thành lập theo pháp


luật Việt Nam do chủ sở hữu nước ngoài cấp 100% vốn; được quyền cung cấp đầy


7
đủ các dịch vụ ngân hàng cho thị trường Việt Nam; thời gian hoạt động không vượt
quá 99 năm.
1.1.2.2.
-

Căn cứ vào sản phẩn ngân hàng cung cấp cho khách hàng

Ngân hàng bán buôn: là ngân hàng thương mại tập trung nhằm đến đối tượng

khách hàng là các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các xí
nghiệp lớn. Danh mục sản phẩm ngân hàng loại này cung cấp cho khách hàng
thường không đa dạng tuy nhiên giá trị của từng giao dịch thường là rất lớn.
-

Ngân hàng bán lẻ: là ngân hàng tập trung khai thác nhóm đối tượng khách

hàng là cá nhân hoặc các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng loại này thường chú
trọng đến việc đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng được các nhu cầu của nhiều khách
hàng. Tuy giá trị cua từng sản phẩm không lớn nhưng bù lại là một lực lượng khách
hàng rất lớn. Hoạt động của ngân hàng này chủ yếu là huy động vốn từ mọi thành
phần kinh tế, và cho vay để giải quyết vấn đề tiêu dùng hoặc các dự án sản xuất với
quy mô nhỏ và vừa.
-

Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: là ngân hàng thực hiện song song cả hai


hoạt động bán buôn và bán lẻ. Ngân hàng này nhắm vào tất cả các dạng khách hàng
từ cá nhân, các hộ gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các tổng công ty, các
tập đoàn lớn.
1.1.3. Hoạt đông cơ bản của Ngân hàng thương mại
1.1.3.1.

Hoạt động huy động vốn

Ngân hàng thương mại được huy động vốn dưới các hình thức sau:
-

Nhận tiền gửi của tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới hình

thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
-

Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác để huy

động vốn của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước
-

Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và các tổ

chức tín dụng nước ngoài.
-

Vay vốn ngắn hạn của Ngân hàng nhà nước

-


Các hình thức huy động vốn khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước


8
1.1.3.2.

Hoạt động tín dụng

Ngân hàng thương mại được cấp tín dụng cho tổ chức, cá nhân dưới các hình
thức cho vay, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác, bảo lãnh, cho thuê
tài chính và các hình thức khác theo quy định của Ngân hàng nhà nước. Trong các
hoạt động cấp tín dụng, cho vay là hoạt động quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn nhất.
-

Cho vay: Ngân hàng thương mại được cho các tổ chức, cá nhân vay vốn dưới

các hình thức sau:


Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh

doanh, dịch vụ và đời sống


Cho vay trung hạn và dài hạn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển

sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và đời sống
-


Bảo lãnh: Ngân hàng thương mại được bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán,

bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh đấu thầu và các hình thức bảo lãnh ngân
hàng khác bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối với người nhận bảo lãnh.
Mức bảo lãnh đối với một khách hàng và tổng mức bảo lãnh của một ngân hàng
thương mại không được vượt quá tỷ lệ so với vốn tự có của ngân hàng thương mại.
-

Chiết khấu: Ngân hàng thương mại được chiết khấu thương phiếu và các

giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với tổ chức, cá nhân và có thể tái chiết khấu các
thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác đối với các tổ chức tín dụng khác.
-

Cho thuê tài chính: Ngân hàng thương mại được hoạt động cho thuê tài chính

nhưng phải thành lập công ty cho thuê tài chính thực hiện theo Nghị định của Chính
phủ về tổ chức và hoạt động của công ty cho thuê tài chính.
1.1.3.3.

Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ

Để thực hiện được các dịch vụ thanh toán giữa các cá nhân, tổ chức thông
qua ngân hàng, ngân hàng thương mại được mở tài khoản cho khách hàng trong và
ngoài nước. Để thực hiện thanh toán giữa các ngân hàng với nhau thông qua Ngân
hàng nhà nước, ngân hàng thương mại phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng nhà
nước nơi ngân hàng thương mại đặt trụ sở chính và duy trì tại đó số dư tiền gửi dự
trữ bắt buộc theo quy định. Ngoài ra, chi nhánh của ngân hàng thương mại được mở
tài khoản tiền gửi tại chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở



9
của chi nhánh. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ của ngân hàng thương
mại bao gồm các hoạt động sau:
-

Cung cấp các phương tiện thanh toán

-

Thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước cho khách hàng

-

Thực hiện dịch vụ thu hộ và chi hộ

-

Thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng nhà
nước

-

Thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế khi được ngân hàng nhà nước cho phép

-

Thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng

-


Tổ chức hệ thống thanh toán nội bộ và tham gia hệ thống thanh toán liên

ngân hàng trong nước
-

Tham gia hệ thống thanh toán quốc tế khi được Ngân hàng nhà nước cho

phép
1.1.3.4.

Các hoạt động khác

Ngoài các hoạt động chính bao gồm huy động tiền gửi, cấp tín dụng và cung
cấp dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, ngân hàng thương mại còn có thể thực hiện
một số hoạt động khác bao gồm:
-

Gốp vốn và mua cổ phần: Ngân hàng thương mại được dùng vốn điều lệ và

quỹ dự trữ để góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng
khác trong nước theo quy định của pháp luật. Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn
được góp vốn, mua cổ phẩn và liên doanh với ngân hàng nước ngoài để thành lập
ngân hàng liên doanh.
-

Tham gia thị trường tiền tệ: Ngân hàng thương mại được phép tham gia thị

trường tiền tệ, theo quy định của Ngân hàng nhà nước, thông qua các hình thức mua
bán công cụ của thị trường tiền tệ.

-

Kinh doanh ngoại hối: Ngân hàng thương mại được phép kinh doanh hoặc

thành lập công ty trực thuộc để kinh doanh ngoại hối và vàng trên thị trường trong
nước và thị trường quốc tế.
-

Ủy thác và nhận ủy thác: Ngân hàng thương mại được ủy thác, nhận ủy thác

làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến hoạt động ngân hàng, kể cả việc quản lý


10
tài sản, vốn đầu tư của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo hợp đồng ủy thác,
đại lý.
-

Cung ứng dịch vụ bảo hiểm: Ngân hàng thương mại được cung ứng dịch vụ

bảo hiểm, được thành lập công ty trực thuộc hoặc liên doanh để kinh doanh bảo
hiểm theo quy định của pháp luật.
-

Tư vấn tài chính: Ngân hàng thương mại được cung ứng các dịch vụ tư vấn

tài chính, tiền tệ cho khách hàng dưới hình thức tư vấn trực tiếp hoặc thành lập công
ty tư vấn trực thuộc ngân hàng.
-


Bảo quản vật quý giá: Ngân hàng thương mại được thực hiện các dịch vụ bảo

quản vật quý, giấy tờ có giá, cho thuê tủ két, cầm đồ và các dịch vụ khác có liên
quan theo quy định của pháp luật
1.2.

Cách mạng công nghiệp 4.0

1.2.1. Sự ra đời của cách mạng công nghiệp 4.0
Tính đến nay, nhân loại đã trải qua 4 cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN).
Trải dài từ năm 1760 đến khoảng năm 1840, các nhà khoa học đã phát minh ra động
cơ hơi nước cùng với sự ra đời của các tuyến đường sắt, cuộc CMCN lần thứ nhất
xuất hiện đánh dấu một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất
cơ khí. Sau đó, cùng với sự phát minh của điện và dây chuyền lắp ráp ở cuối thế kỷ
IX và đầu thế kỷ XX nhân loại đã bước vào cuộc CMCN thứ hai. Cuộc CMCN thứ
ba (còn được gọi là cuộc cách mạng máy tính hay cách mạng số) bắt đầu vào thập
niên 1960 đến thập niên 1990 được hình thành bởi sự phát triển của chất bán dẫn,
siêu máy tính, máy tính cá nhân và Internet.
Cuộc CMCN 4.0 được dựa trên sự kế thừa của 3 cuộc cách mạng công
nghiệp trước đó. Cuộc CMCN lần thứ nhất từ khoảng năm 1784 sử dụng năng
lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc CMCN lần thừ 2 từ khoảng
năm 1870 đến khi Thế Chiến I nổ ra, sử dụng năng lượng điện để tạo nên nền sản
xuất quy mô lớn. Cuộc CMCN lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ năm 1969, với sự
ra đời và lan tỏa của công nghệ thông tin, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để
tự động hóa sản xuất.
Tới ngày nay, Cuộc CMCN lần thứ 4 đang được hình thành trên nền tảng của
CMCN lần thứ 3. Đó là cuộc cách mạng số, đã bắt đầu xuất hiện từ giữa thế kỷ


11

trước. Cuộc cách mạng này có đặc trưng là sự kết hợp các công nghệ giúp xóa nhòa
ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học.

Hình 1.1: Lịch sử 4 cuộc cách mạng công nghiệp
(Nguồn vnexpress.net)
Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của Cuộc CMCN lần thứ 4, đã bắt đầu vào
thời điểm chuyển giao sang thế kỷ này và được xây dựng dựa trên cuộc cách mạng
số, đặc trưng bởi Internet ngày càng phổ biến và di đông, bởi các cảm biến nhỏ và
mạnh hơn với giá thành rẻ hơn, bởi trí tuệ nhân tạo. Các công nghệ số với phần
cứng máy tính, phần mềm và hệ thống mạng đang trở nên ngày càng phức tạp hơn,
được tích hợp nhiều hơn và vì vậy đang làm biến đổi xã hội và nền kinh tế toàn cầu.
Một số chuyên gia gọi đây là CMCN thế hệ 4.0. Đó là xu hướng kết hợp giữa các hệ
thống thực và ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT) và Internet của các dịch vụ (IoS).
Nói một cách ngắn gọn thì viễn cảnh các nhà máy thông minh trong đó các máy
móc được kết nối Internet và liên kết với nhau qua một hệ thống có thể tự hình dung
toàn bộ quy trình sản xuất rồi đưa ra quyết định có vẻ sẽ không còn xa xôi nữa.
1.2.2. Nội dung của cách mạng công nghiệp 4.0
1.2.2.1.

Khái niệm

Thuật ngữ “Industrie 4.0” bắt nguồn từ một dự án trong Chiến lược công
nghệ cao của Chính phủ Đức, trong đó khuyến khích việc tin học hóa sản xuất, với
mục đích nâng cao nền công nghiệp cơ khí truyền thống của Đức. Thuật ngữ này
được sử dụng lần đầu vào năm 2011 tại Hội chợ Hannover – Hội chợ hàng đầu thế


12
giới về công nghệ và công nghiệp, là sự kiện lớn nhất và quan trọng nhất của ngành,
được tổ chức thường niên bởi Deutsche Messe AG (Cộng hòa liên bang Đức). Khái

niệm này lần đầu tiên được đề cập trong bản Kế hoạch hành động chiến lược công
nghệ cao được Chính phủ Đức thông qua vào năm 2012.
Theo giáo sư Klaus Schwab – Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (2016),
“Industry 4.0” hay “Công nghệ 4.0” là thuật ngữ bao gồm một loạt công nghệ tự
động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo. Còn CMCN 4.0 được định nghĩa là
một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị
đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, Internet kết nối vạn vật (IoT)
và Internet của các dịch vụ (IoS).
Như vậy, CMCN 4.0 là sự kết hợp các công nghệ, bao gồm các hệ thống
không gian mạng, Internet vạn vật và điện toán đám mây, do vậy, nó còn được gọi
là cuộc cách mạng số vì nhân loại sẽ được chứng kiến một công cuộc “số hóa”, dần
dần xóa đi sự rạch ròi giữa thế giới thực và thế giới ảo bởi trí tuệ nhân tạo. Chính vì
vật, việc ra đời của các nhà máy thông minh với hệ thống vật lý không gian ảo giám
sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý sẽ trở nên dễ dàng
hơn. Với Internet kết nối vạn vật, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác
với nhau và với con người theo thời gian thực và thông qua việc sử dụng IoS thì
người dùng sẽ được tham gia vào các chuỗi giá trị (MACS, 2017).
Trong hiện tại và tương lai, CMCN 4.0 sẽ diễn ra mạnh mẽ, tác động đến
mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ sinh học, công nghệ thông tin
và tự động hóa. Đặc biệt là, nó sẽ tạo ra bước nhảy vọt trong nhiều lĩnh vực. Chẳng
hạn, trong công nghệ thông tin sẽ là trí tuệ nhân tạo (hay còn gọi là trí thông minh
nhân tạo, Artificial Intelligence, Machine Intelligence), vạn vật kết nối Internet
(Internet of things) và dữ liệu lớn (Big Data); lĩnh vực tự động hóa sẽ xuất hiện
những rô bốt thế hệ mới, máy in 3D và xe tự lái… (Nirmala, 2016 & Cục Thông tin
Khoa học và Công nghệ Quốc gia, 2016).
1.2.2.2.

Đặc điểm

Cuộc CMCN lần thứ 4 hay Công nghiệp 4.0, là xu hướng hiện tại của tự

động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống
mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây.


13
Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các nhà máy thông
minh hay nhà máy số. Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thông vật lý
không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật
lý. Với IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con
người theo thời gian thực, và thông qua IoS thì người dùng sẽ được tham gia vào
chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này.
Đặc trưng của Công nghiệp 4.0 là các hệ thống sản xuất thực - ảo (CyberPhysicalSystems – CPS). Trong đó, các sản phẩm thông minh gắp đầy cảm biến báo
cho máy móc biết chúng cần được xử lý như thế nào, các quy trình sẽ có quyền tự
trị trong một hệ thống mô-đun phân cấp. Các thiết bị nhúng thông minh làm việc
với nhau qua mạng không dây hoặc thông qua đám mây.
Cuộc CMCN 4.0 không chỉ gồm các máy móc, hệ thống thông minh và được
kết nối, mà còn có phạm vi rộng lớn hơn nhiều. Đồng thời, các làn sóng của những
đột phá xa hơn trong các lĩnh vực khác nhau từ mã hóa chuỗi gen cho tới công nghệ
nano, từ các năng lượng tái tạo tới tính toán lượng tử. CMCN 4.0 là sự dung hợp
của các công nghệ này và sự tương tác của chúng trên các lĩnh vực vật lý, số và sinh
học, làm cho nó khác một cách cơ bản với các cuộc cách mạng trước đó. Chẳng
hạn, các công nghệ mới xuất hiện trên bình diện rộng được phổ biến, ứng dụng dễ
dàng hơn, nhanh hơn, rộng rãi hơn với quy mô, tốc độ thần tốc. Bên cạnh đó,
CMCN 4.0 có thể được xem là độc đáo vì sự hài hòa và tích hợp rất nhiều lĩnh vực
khác nhau.
CMCN 4.0 đã khởi đầu cho quá trình biến đổi từ sản xuất tự động sang nền
sản xuất thông minh với sự cải tiến không ngừng của trang thiết bị và phương thức
quản lý, đồng thời có sự liên kết giữa các lĩnh vực nhằm phục vụ cho nhu cầu tạo ra
sản phẩm, dịch vụ nhiều hơn, chất lượng và hiệu quả hơn.
1.2.2.3.


Những sản phẩm, lĩnh vực chủ yếu của CMCN 4.0

Theo báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố tháng 9/2015, 21 sản
phẩm công nghệ sẽ định hình trong tương lai dựa trên công nghệ kỹ thuật số và thế
giới siêu kết nối, bao gồm: quần áo kết nối với Internet; những sản phẩm cảm biến
kết nối với Internet; lưu trữ dữ liệu không giới hạn và miễn phí trên người (có kèm
quảng cáo); dược sĩ robot; mắt kính kết nối với Internet; số đông dân số hiện diện


14
trên Internet; otô được sản xuất hoàn toàn bằng công nghệ in 3D; điều tra dân số
bằng các nguồn dữ liệu lớn; điện thoại di động cấy ghép vào người; sản phẩm tiêu
dùng được sản xuất bằng công nghệ in 3D; điện thoại thông minh; xe không người
lái; cấy ghép gan bằng công nghệ in 3D; kiểm toán được thực hiện bằng trí tuệ nhân
tạo; thu thuế của chính phủ qua blockchain (khối chuỗi); 50% các thiết bị dân dụng
ở nhà có thể truy cập Internet; những chuyến đi du lịch hay công tác được thực hiện
qua các phương tiện chia sẻ; thành phố (khoảng 50,000 người) không có đèn giao
thong; tổng sản phảm nội địa toàn cầu được lưu trữ trên blockchain; máy trí tuệ
nhân tạo. Đây là những sản phẩm được kì vọng sẽ xuất hiện trong vòng 10 năm tới
bắt nguồn từ những thay đổi sâu sắc của cuộc CMCN 4.0.
Ngoài ra, CMCN 4.0 còn tạo ra những sản phẩm vật liệu mới như vật liệu
thong minh tự phục hồi hoặc tự làm sạch, các kim loại có khả năng khôi phục lại
hình dáng ban đầu, gốm sứ và pha lê biến áp lực thành năng lượng và nhiều vật liệu
khác nữa; các robot được sử dụng ở tất cả các lĩnh vực từ nông nghiệp cho đến
chăm sóc người bệnh; hay những đổi mới trong lĩnh vực sinh học nói chung và di
truyền nói riêng để giảm chi phí và dễ dàng hơn trong việc giải trình bộ gien và kích
hoạt hoặc chỉnh sửa gien.
1.3.


Mối quan hệ giữa hoạt động của Ngân hàng thương mại và cách mạng

công nghiệp 4.0
Cách mạng công nghiệp 4.0 trong lĩnh vực ngân hàng là cuộc cách mạng áp
dụng những tiến bộ về kỹ thuật công nghệ để làm thay đổi cấu trúc, phương thức
hoạt động và cung cấp nhiều dịch vụ hiện đại của hệ thống ngân hàng, hình thành
những sản phẩm dịch vụ tài chính mới tạo thuận lợi cho người dân trong việc sử
dụng dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiết kiệm được chi phí giao dịch. Mạng máy
tính đã kết nối các thị trường tài chính trên toàn cầu thành một thị trường thống nhất
và hoạt động liên tục, khắc phục được trở ngại về không gian và thời gian, tiết giảm
chi phí, tạo điều kiện cho các giao dịch ngân hàng quốc tế được tiến hành thuận lợi,
nhanh chóng. Nhờ đó, cuộc CMCN 4.0 đã đem lại cơ hội lớn cho các nhà kinh
doanh tài chính, ngân hàng, đồng thời cạnh tranh trở nên quyết liệt hơn, gây ra
những rủi ro rất lớn nếu thiếu vắng một môi trường kinh doanh lành mạnh hoặc mắc
sai lầm trong chính sách và cơ chế vận hành. Khoa học phân tích và quản lý dữ liệu


×