Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP RA NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

NGUYỄN THỊ QUỲNH PHƢƠNG

Hà Nội - 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA
VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Kinh doanh thƣơng mại
Mã số: 83.40.121

Họ và tên: Nguyễn Thị Quỳnh Phương
Người hướng dẫn: PGS,TS Bùi Thị Lý

Hà Nội - 2019



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt
Nam trong thời gian qua” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được đưa ra
dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu tại Việt Nam. Các số liệu
là trung thực và chưa được công bố tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương
đồng nào khác.
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2019
Tác giả

Nguyễn Thị Quỳnh Phương


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân. Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm
ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoại
thương, Phòng Đào tạo và Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy cô
giáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu tại trường.
Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn
PGS,TS. Bùi Thị Lý, người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu, mặc dù tôi đã phải chống chọi với căn bệnh hiểm nghèo, nhưng cô vẫn luôn
động viên và thúc đẩy tôi hoàn thiện đề tài.
Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiện

không thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý
kiến của các thầy cô giáo cùng các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 05 năm 2019
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Quỳnh Phương


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT ...................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .............................................................................. ix
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ x
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC
NGOÀI VÀ VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƢỚC .......................................... 7
1.1. Cơ sở lý luận về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài .........................................7
1.1.1. Các khái niệm ...........................................................................................7
1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ...........................................9
1.1.3. Tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Nghiên cứu qua các lý thuyết đầu tư nước ngoài .............................................11
1.2. Vai trò của nhà nƣớc Việt Nam đối với đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài 15
1.2.1. Nhà nước tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài ..................................................................................................................15
1.2.2. Nhà nước tạo lập, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về hoạt động đầu tư

trực tiếp ra nước ngoài......................................................................................16
1.2.3. Nhà nước định hướng và điều tiết các chính sách vĩ mô liên quan đến
hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài .........................................................19
1.2.4. Nhà nước hỗ trợ hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ....................21
1.3. Kinh nghiệm hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài ở một số nƣớc và
bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..................................................................24
1.3.1. Kinh nghiệm hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở một số nước .24
1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .......................................................31
Kết luận chƣơng 1 ................................................................................................... 33


iv

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƢ
TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM ........................................... 35
2.1. Tình hình đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Việt Nam .........................35
2.1.1. Khái quát tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong
giai đoạn 1989 – 2018 ......................................................................................35
2.1.2. Thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong thời gian
qua ....................................................................................................................37
2.2. Quản lý nhà nƣớc đối với đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Việt Nam ...... 56
2.2.1. Nhà nước tạo hành lang pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài .................................................................................................................56
2.2.1.1. Giai đoạn đầu hội nhập (1989 - 2000) ............................................56
2.2.1.2. Giai đoạn chủ động hội nhập (2001 – Tháng 4/2006) ....................57
2.2.1.3. Giai đoạn chủ động, tích cực hội nhập sâu, rộng (Tháng 4/2006 –
2018) .............................................................................................................58
2.2.2. Nhà nước tạo lập, mở rộng quan hệ quốc tế về hoạt động đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài ....................................................................................................61
2.2.2.1. Việc ký kết, đàm phán các hiệp định giai đoạn đầu hội nhập (từ năm

1989 đến năm 2000)......................................................................................62
2.2.2.2. Tình hình ký kết, đàm phán các hiệp định trong giai đoạn chủ động
hội nhập sâu rộng (năm 2001 đến năm 2018) ..............................................63
2.3. Đánh giá đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài và quản lý nhà nƣớc đối với
đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Việt Nam. .................................................66
2.3.1. Kết quả đạt được.....................................................................................66
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân .............................................................67
Kết luận chƣơng 2 ................................................................................................... 71
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC NHẰM THÚC ĐẨY ĐẦU
TƢ TRỰC TIẾP RA NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM .................................... 72
3.1. Định hƣớng đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của nhà nƣớc Việt nam .....72
3.1.1. Căn cứ xây dựng định hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cho Việt
Nam ..................................................................................................................72


v

3.1.2. Định hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam ........................72
3.2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài của Việt
Nam ......................................................................................................................74
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ..........74
3.2.2. Nâng cao năng lực quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài .............................................................................................75
3.2.3. Nhà nước bổ sung, ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích hoạt
động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có định hướng .........................................76
3.2.4. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan đại diện ngoại giao ở nước
ngoài .................................................................................................................80
3.2.5. Tạo động lực, điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành
phần kinh tế đầu tư trực tiếp ra nước ngoài......................................................81
3.2.6. Tiếp tục thay đổi nhận thức, tư duy về hoạt động đầu tư trực tiếp ra

nước ngoài ........................................................................................................83
3.3. Một số kiến nghị ...........................................................................................84
3.3.1. Về phía Nhà nước ...................................................................................84
3.3.2. Về phía doanh nghiệp .............................................................................85
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................... 85
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 86
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 87


vi

DANH MỤC KÝ HIỆU, VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

ACFTA

ASEAN-China Free Trade Hiệp định Thương mại tự do
Agreement
ASEAN – Trung Quốc

AEC

ASEAN
Community

AFTA


ASEAN Free Trade Area

AKFTA

ASEAN Korea Free Trade Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
Area
– Hàn Quốc

APEC

Asia Pacific
Cooperation

ASEAN

Association of South East Hiệp hội các quốc gia Đông Nam
Asian Nations
Á

AVIC

Association of Vietnam Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam
Investors to Cambodia
sang Campuchia

AVIL

Association of
Investors to Laos


AVIM

Association of Vietnam Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam
Investors to Myanmar
sang Myanmar

Economic Cộng đồng kinh tế ASEAN

Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á
Thái Bình Dương

Vietnam Hiệp hội các nhà đầu tư Việt
Nam sang Lào

BKH
BTA

Bộ Kế hoạch
Bilateral Trade Agreement

BTC
CFA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

Hiệp định thương mại Việt Mỹ
Bộ Tài chính

Confirmed Factor Analysis


Phân tích nhân tố khẳng định

CN

Chi nhánh

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

CP

Chính phủ

CSPL

Chính sách pháp luật

CTN

Chủ tịch nước

DADT

Dự án đầu tư

DN

Doanh nghiệp


DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân

DNVN

Doanh nghiệp Việt Nam

DV

Dịch vụ


vii

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

ĐTTT

Đầu tư trực tiếp

ĐTTTNN


Đầu tư trực tiếp nước ngoài

ĐTTTRNN

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài

ĐTRNN

Đầu tư ra nước ngoài

EFA

Explored Factor Analysis

Phân tích nhân tố khám phá

EFTA

Europe
Free
Association

EU

European Union

FDI

Foreign Direct Investment


Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FTA

Free Trade Agreement

Hiệp định thương mại tự do

Trade Hiệp hội mậu dịch tự do châu Âu

GTGT

Giá trị gia tăng

KD

Kinh doanh

KHCN

Khoa học công nghệ



Hoạt động

M&A

Merger And Acquisition


Mua lại và sáp nhập

MB

Military Bank

Ngân hàng Quân đội

MFN

Most Favoured Nation

Đối xử tối huệ quốc

MIGA

Multilateral
Investment Tổ chức đảm bảo đầu tư đa biên
Guarantee Agency

MNC

Multinational Corporation

Công ty đa quốc gia

NĐT

Nhà đầu tư


NHCP

Ngân hàng cổ phần

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHQĐ

Ngân hàng Quân đội

NHTM

Ngân hàng thương mại

NN

Nhà nước

ODA

Official
Assistance

Development Hỗ trợ phát triển chính thức

OFDI

Outward Foreign

Investment

PVEP

PetroVietnam Exploration Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt
Production Corporation
Nam

Direct Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài


viii

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TT

Thông tư

TTg

Thủ tướng

TTP

Trans-Pacific
Agreement


Partnership Hiệp định đối tác kinh tế xuyên
Thái Bình Dương

TSCĐ

Tài sản cố định

SGD

Sở giao dịch

SXKD

Sản xuất kinh doanh

XB

Xuất bản

XH

Xã hội

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

XTĐT

Xúc tiến đầu tư


UNCTAD

United Nation Conference on Hội nghị Liên hệp quốc tế về
Trade and Development
thương mại và phát triển

VPĐD
WTO

Văn phòng đại diện
World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới


ix

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng:
Bảng 2.1: Tình hình ĐTTTRNN của Việt Nam giai đoạn 1989 - 2002 ...................36
Bảng 2.2: Tình hình đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1989 –
2000 ...........................................................................................................................38
Bảng 2.3: Tình hình ĐTTTRNN của Việt Nam giai đoạn 2001 - 2006 ...................39
Bảng 2.4: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo ngành ......................................42
Bảng 2.5: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài phân theo đối tác .....................................43
Bảng 2.6: Tổng hợp ĐTTTRNN của các Việt Nam giai đoạn 2006 - 2018 .............44
Bảng 2.7: Tổng hợp ĐTTTRNN của Việt Nam theo số vốn cấp mới và tăng thêm46
Bảng 2.8: Vốn ĐTTTTRNN theo địa bàn đầu tư năm 2018.....................................49

Bảng 2.9: Kết quả đầu tư kinh doanh của một số dự án ĐTTTRNN của Viettel
Global trong 2 năm 2017, 2018.................................................................................54
Bảng 2.10: Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam theo từng giai đoạn........56
Bảng 2.11: Tình hình ký kết các hiệp định của Việt Nam giai đoạn 1989 đến 2000 ...... 62
Bảng 2.12: Tình hình ký kết các hiệp định chính của Việt Nam giai đoạn 2001 2018 ...........................................................................................................................63
Bảng 2.13 Lộ trình thực hiện cam kết tự do hóa trong các FTA ..............................65
Biểu đồ:
Biểu đồ 2.1: Sự thay đổi về ngành nghề ĐTTTRNN trước và sau đề án thúc đẩy
ĐTTTRNN của Chính phủ ........................................................................................47
Biểu đồ 2.2: Sự thay đổi về địa bàn ĐTTTRNN trước và sau đề án thúc đẩy
ĐTTTRNN của Chính phủ ........................................................................................48


x

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Hoạt động đầu tư của DN Việt Nam ra nước ngoài bắt đầu phát triển từ đầu
những năm 1990 và gia tăng mạnh mẽ những năm gần đây, bất chấp ảnh hưởng của
khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trong gần 10 năm đầu (từ năm 19891998), các dự án còn nhỏ lẻ. Trên thực tế, trước khi có Nghị định số 22/1999/NĐCP, một số DN tư nhân đã đầu tư 18 dự án tại Lào và Campuchia với tổng vốn đăng
ký trên 13,6 triệu USD, vốn bình quân chưa tới 1 triệu USD/dự án. Đến giai đoạn
1999-2005 bắt đầu có sự thay đổi lớn, Việt Nam có thêm 131 dự án đầu tư ra nước
ngoài với tổng vốn đăng ký trên 559,89 triệu USD, tăng gấp 7 lần về số dự án và
gấp 40 lần về vốn đăng ký so với giai đoạn 1989-1998. Giai đoạn từ năm 20062015 được đánh giá là bùng nổ đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài với tốc
độ tăng vốn trung bình 52%/năm. Từ năm 2016 đến nay, đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài tiếp tục xu hướng gia tăng.
Nhìn lại hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong gần 3 thập kỷ qua cho thấy, về
tổng thể, hoạt động đầu tư ra nước ngoài giúp Việt Nam tăng cường hợp tác kinh tế
quốc tế, bảo đảm an ninh, quốc phòng và tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi phân
phối lao động toàn cầu. Các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã mang lại doanh
thu ngoại tệ cho đất nước và nâng cao vị thế hình ảnh của Việt Nam trên trường

quốc tế… Đối với cộng đồng DN, việc mở rộng đầu tư ra nước ngoài giúp DN Việt
Nam mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại nước ngoài trong bối cảnh thị trường
trong nước bão hòa và tránh những hàng rào bảo hộ thương mại của nước nhận đầu
tư. Đồng thời, DN có thêm cơ hội tiếp cận, phản ứng nhanh nhạy hơn với biến động
thị trường và chính sách, các rào cản kỹ thuật, các tranh chấp thương mại và khác
biệt văn hóa trong hoạt động đầu tư, kinh doanh.
Bên cạnh những thành công, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng
còn bộc lộ những hạn chế nhất định như: Việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự
án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn chưa đầy đủ; Công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài cũng chưa thực hiện có hiệu quả; Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài vẫn chủ yếu mang tính tự phát của các nhà đầu tư; Hiệu quả đầu tư ra nước
ngoài vẫn chưa cao,v.v…


xi

Xuất phát từ vấn đề đó, tác giả đã chọn đề tài “Hoạt động đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
thạc sỹ của mình. Luận văn đã thực hiện nghiên cứu và đạt được kết quả sau:
Một là, với việc nghiên cứu các khái niệm về ĐTTTRNN, khái niệm về nhà
nước, vai trò nhà nước đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang trong thời
kỳ hội nhập, tác giả đã đưa ra khái niệm về vai trò của nhà nước với hoạt động
ĐTTTRNN trong thời kỳ hội nhập. Bằng việc sử dụng các lý thuyết điển hình về
ĐTTTNN, tác giả đã giải thích hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam trong thời gian
qua và làm rõ hoạt động ĐTTTRNN ở Việt Nam là hợp lý, cần thiết.
Hai là, luận văn thực hiện nghiên cứu thực trạng hoạt động ĐTTTRNN gắn
với 3 giai đoạn hội nhập qua: vai trò tạo hành lang pháp lý; vai trò tạo lập, mở rộng
quan hệ quốc tế; vai trò định hướng, điều tiết và vai trò thực hiện các giải pháp hỗ
trợ. Kết quả cho thấy,hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam ngày càng gia tăng mạnh
mẽ, số lượng và chất lượng dự án ĐTTTRNN ngày càng được tăng nhờ có hành

lang pháp lý tương đối tốt, các chính sách hỗ trợ kịp thời cũng như các chính sách
điều tiết phù hợp với bối cảnh mới của nhà nước đã giúp các DNVN ngày càng
mạnh dạn đầu tư những lĩnh vực hiện đại,các lĩnh vực có thế mạnh, gắn với xu
hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4.
Ba là, tác giả căn cứ vào Quyết định số 263/QĐ-TTg, dựa vào nghiên cứu
thực tế tình hình các doanh nghiệp cũng như bối cảnh tình hình kinh tế trong nước,
tác giả đã đề xuất 3 quan điểm, 3 định hướng. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất 6
nhóm giải pháp nhằm phát huy vai trò nhà nước với hoạt động ĐTTTRNN của các
doanh nghiệp Việt Nam đến năm 2025. Các giải pháp được đề xuất đều được xây
dựng dựa trên kết quả phân tích các nguyên nhân hạn chế cũng như dựa trên quan
điểm được phân tích gắn với những định hướng gắn với bối cảnh thực tiễn của đất
nước cũng như của thế giới trong xu hướng hội nhập.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, đầu tư trực tiếp nước ngoài là một
trong những kênh hội nhập hiệu quả nhất, nhanh nhất để các nền kinh tế trên thế
giới giao thương với nhau. Trong xu thế đó, những năm gần đây, đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của Việt Nam có xu hướng gia tăng và đạt được nhiều kết quả tích cực
với số dự án và vốn đăng ký năm sau luôn cao hơn năm trước. Dự báo, xu thế đầu
tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam sẽ tiếp tục gia tăng mạnh mẽ.
Trong gần 3 thập kỷ qua, Việt Nam đã ban hành nhiều chủ trương, chính
sách nhằm quản lý, thúc đẩy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của cộng đồng doanh
nghiệp (DN).
Cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài là Nghị định số
22/1999/NĐ-CP ngày 14/4/1999 của Chính phủ cho phép DN Việt Nam đưa vốn
bằng tiền, tài sản khác ra nước ngoài để đầu tư trực tiếp ở nước ngoài. Ngày

9/8/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP quy định về đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài, thay thế Nghị định số 22/1999/NĐ-CP; Ngày 20/02/2009,
Thủ tướng Chính phủ cũng ký ban hành Quyết định số 236/QĐ-TTg về phê duyệt
Đề án “Thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài” nhằm mục tiêu thúc đẩy hơn
nữa hoạt động đầu tư của các DN được thành lập và hoạt động tại Việt Nam ra nước
ngoài nhằm chủ động trong hội nhập kinh tế quốc tế; tăng cường các biện pháp, tạo
điều kiện thuận lợi thúc đẩy đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và quản lý có hiệu
quả hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các DN, đặc biệt là các DN nhà nước
(DNNN); Ngày 25/9/2015, Chính phủ ban hành Nghị định số 83/2015/NĐ-CP quy
định về đầu tư ra nước ngoài, trong đó khẳng định Nhà nước khuyến khích nhà đầu
tư thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Ngày 15/11/2017, Chính phủ ban hành
Nghị định số 124/2017/NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động
dầu khí.
Hoạt động đầu tư của DN Việt Nam ra nước ngoài bắt đầu phát triển từ đầu
những năm 1990 và gia tăng mạnh mẽ những năm gần đây, bất chấp ảnh hưởng của


2

khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, trong gần 10 năm đầu (từ năm 19891998), các dự án còn nhỏ lẻ. Trên thực tế, trước khi có Nghị định số 22/1999/NĐCP, một số DN tư nhân đã đầu tư 18 dự án tại Lào và Campuchia với tổng vốn đăng
ký trên 13,6 triệu USD, vốn bình quân chưa tới 1 triệu USD/dự án. Đến giai đoạn
1999-2005 bắt đầu có sự thay đổi lớn, Việt Nam có thêm 131 dự án đầu tư ra nước
ngoài với tổng vốn đăng ký trên 559,89 triệu USD, tăng gấp 7 lần về số dự án và
gấp 40 lần về vốn đăng ký so với giai đoạn 1989-1998. Giai đoạn từ năm 20062015 được đánh giá là bùng nổ đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài với tốc
độ tăng vốn trung bình 52%/năm.
Theo Tổng cục Thống kê, trong quý I/2018, cả nước có 23 dự án được cấp
mới giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài, với tổng vốn đầu tư của phía Việt Nam
là 123,6 triệu USD. Tính chung vốn cấp mới và tăng thêm, tổng vốn đầu tư Việt
Nam ra nước ngoài trong quý I/2018 đạt 149,5 triệu USD, trong đó, lĩnh vực tài
chính, ngân hàng đạt 105 triệu USD, chiếm 70,2% tổng vốn đầu tư; 17 lĩnh vực

công nghiệp chế biến, chế tạo đạt 19,9 triệu USD, chiếm 13,3%; lĩnh vực hoạt động
kinh doanh bất động sản đạt 12 triệu USD, chiếm 8%; lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đạt
8,5 triệu USD, chiếm 5,7%. Trong quý I/2018, có 16 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận
đầu tư của Việt Nam, dẫn đầu là Lào chiếm 53,5% tổng vốn đầu tư; Campuchia
chiếm 17,3%; Cuba chiếm 13,3%; Australia chiếm 8%,v.v...
Nhìn lại hoạt động đầu tư ra nước ngoài trong gần 3 thập kỷ qua cho thấy, về
tổng thể, hoạt động đầu tư ra nước ngoài giúp Việt Nam tăng cường hợp tác kinh tế
quốc tế, bảo đảm an ninh, quốc phòng và tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi phân
phối lao động toàn cầu. Các dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã mang lại doanh
thu ngoại tệ cho đất nước và nâng cao vị thế hình ảnh của Việt Nam trên trường
quốc tế… Đối với cộng đồng DN, việc mở rộng đầu tư ra nước ngoài giúp DN Việt
Nam mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm tại nước ngoài trong bối cảnh thị trường
trong nước bão hòa và tránh những hàng rào bảo hộ thương mại của nước nhận đầu
tư. Đồng thời, DN có thêm cơ hội tiếp cận, phản ứng nhanh nhạy hơn với biến động
thị trường và chính sách, các rào cản kỹ thuật, các tranh chấp thương mại và khác
biệt văn hóa trong hoạt động đầu tư, kinh doanh.


3

Bên cạnh những thành công, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài cũng
còn bộc lộ những hạn chế nhất định như: Việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự
án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn chưa đầy đủ; Công tác xúc tiến đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài cũng chưa thực hiện có hiệu quả; Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài vẫn chủ yếu mang tính tự phát của các nhà đầu tư; Hiệu quả đầu tư ra nước
ngoài vẫn chưa cao,v.v…
Xuất phát từ vấn đề đó, tác giả đã chọn đề tài “Hoạt động đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn
thạc sỹ của mình.
2. Tổng quan các nghiên cứu về đề tài

Nghiên cứu đầu tư ra nước ngoài là đề tài không mới, dưới đây là một số
nghiên cứu tiêu biểu:
Một số tác giả nghiên cứu tình hình ĐTTTRNN của các nước như: “Đầu tư
trực tiếp nước ngoài ở khu vực châu Á Thái Bình Dương: ý nghĩa đối với Việt
Nam” (Trần Văn Thọ, 1993); “Vai trò của ĐTNN ở các nước đang phát triển”
(Đỗ Đức Định, 1996); “Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ASEAN trong những năm
gần đây” (Nguyễn Duy Lợi & cs, 1997)…Nội dung các tác phẩm này chủ yếu phân
tích vai trò của ĐTTTNN như một công cụ giúp các nước tiến hành CNH hoặc điều
chỉnh ĐTTTNN của quốc gia mình trong những thời điểm nhất định.
Tác phẩm “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN” (Đinh Trọng
Thịnh, 2006), về lý luận, tác giả tập trung nghiên cứu tính tất yếu, xu hướng vận
động và lợi ích của hoạt động ĐTTTRNN. Tác giả phân tích cụ thể sự cần thiết, các
hình thức đầu tư, các loại hình doanh nghiệp và điều kiện để các doanh nghiệp tiến
hành ĐTTTRNN. Cuốn sách cũng đã nghiên cứu, đánh giá tình hình ĐTTTRNN
của các DNVN. Tuy nhiên, số liệu nghiên cứu chỉ tính đến năm 2005, từ đó tác giả
đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy DNVN ĐTTTRNN. Cuốn sách này chưa
phân tích, đánh giá sâu về hoạt động ĐTTTRNN trong những năm gần đây, khi mà
nước ta đã có những bước hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, hoạt động
ĐTTTRNN khá sôi động.


4

Tác giả Nguyễn Hữu Huy Nhựt với luận án tiến sĩ “Chiến lược ĐTRNN của
Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” cũng nghiên cứu khái niệm, đặc
điểm, bản chất và vai trò của hoạt động ĐTTTRNN; nghiên cứu sự cần thiết phải
ĐTTTRNN; những nhân tố thúc đẩy hoạt động ĐTTTRNN; điều kiện để doanh
nghiệp các nước đang phát triển ĐTTTRNN, trên cơ sở đó, tác giả cũng nghiên cứu
thực trạng ĐTTTRNN của Việt Nam đến thời điểm 2008, thời điểm bắt đầu có
những biến động lớn trong hoạt động ĐTTTRNN.

Các luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh
nghiệp Việt Nam vào lĩnh vực công nghiệp ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào”
(Nguyễn Văn An, 2012) và “Đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam vào
Công hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong điều kiện hội nhập quốc tế” (Phùng Quang
Thanh, 2016) và “Đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế” (Nguyễn Hải Đăng, 2012), đã tập trung nghiên cứu
về hoạt động ĐTTTRNN của Việt Nam, đặc biệt nghiên cứu các dự án đầu tư sang
Lào trong quá trình hội nhập. Các tác giả tập trung nghiên cứu các khái niệm,
hình thức, đặc điểm của hoạt động ĐTTTRNN cũng như vai trò của ĐTTTRNN đối
với các quốc gia đang phát triển trong điều kiện hội nhập.
Ngoài các công trình nghiên cứu là sách, luận án cũng có một số tác giả
nghiên cứu thông qua các bài viết trên các tạp chí như “Khuyến khích các doanh
nghiệp Việt Nam ĐTTTRNN nhằm chủ động hội nhập quốc tế” của tác giả (Nguyễn
Thị Hường, 2006) đăng trên tạp chí Kinh tế và Dự báo Số 5, năm 2006 và bài viết
“Các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường ĐTRNN” của tác giả Lê Thanh Ngà đăng
trên tạp chí Tài chính số 2, năm 2006. Nội dung các bài viết này cũng chỉ dừng lại ở
phân tích những lợi ích khi các doanh nghiệp ĐTTTRNN từ đó đề xuất các giải
pháp nhằm tăng cường, khuyến khích hoạt động này phát triển trong tương lai mà
cũng chưa có đề cập tới vai trò của nhà nước cũng như công tác quản lý nhà nước
về hoạt động ĐTTTRNN.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu về hoạt động đầu tư trực tiếp
ra nước ngoài của Việt Nam trong giai đoạn 2016-2018. Do vậy, tác giả đi sâu
nghiên cứu, lựa chọn đề tài: “Hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt
Nam trong thời gian qua” là cần thiết và cấp thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn.


5

3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.1. Mục tiêu chung

Thông qua việc đánh giá thực trạng hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
của Việt Nam, luận văn đề xuất các giải pháp đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của Việt Nam trong thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu chung ở trên luận văn thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu hệ thống hóa lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
- Nghiên cứu thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt
Nam trong thời gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: tác giả nghiên cứu đầu tư ra nước ngoài dưới góc độ quản lý
nhà nước.
Về không gian: Luận văn tập trung nghiên cứu phân tích vai trò của nhà
nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam.
Về thời gian: Các giai đoạn đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trên cơ sở p hương p háp luận nghiên cứu duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này xử dụng để đánh giá
thực trạng vấn đề nghiên cứu và làm cơ sở để đề xuất giải pháp cho chương ba,
nghiên cứu tổng hợp số liệu từ các báo cáo tổng cục thống kê, báo cáo Bộ Kế
hoạch và Đầu tư,v.v…


6

Phương pháp thống kê, thu thập số liệu nhằm làm sáng tỏ vấn đề nghiên

cứu, các phương pháp này sẽ được sử dụng chủ yếu khi nghiên cứu chương 2
thực trạng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam.
Ngoài ra, các phương pháp so sánh, lịch sử, cụ thể cũng được sử dụng để
làm nổi bật điều kiện thực tế của Việt Nam và đưa ra những giải pháp đẩy mạnh
hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của Việt Nam trong chương 3. Đồng thời
trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả còn sử dụng các nguồn tư liệu phong phú,
tin cậy của Việt Nam, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổng cục Thống kê Việt Nam, Bộ
Tài chính,vv… cũng được tác giả sử dụng như những tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu triển khai luận văn.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng
biểu đồ, sơ đồ, tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài và vai trò của
quản lý của nhà nước.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với đầu tư trực tiếp ra nước
ngoài của Việt Nam
Chương 3: Giải pháp quản lý nhà nước nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài của Việt Nam


7

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP RA
NƢỚC NGOÀI VÀ VAI TRÒ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƢỚC
1.1. Cơ sở lý luận về đầu tƣ trực tiếp ra nƣớc ngoài
1.1.1. Các khái niệm
Dưới góc độ của mỗi quốc gia, có hai luồng vốn đầu tư cho nền kinh tế, đó là
vốn đầu tư trong nước (huy động từ các thành phần kinh tế trong nước) và vốn
ĐTNN (huy động từ nước ngoài). Và tương tự với đó, để sử dụng vốn đầu tư cũng
có thể có hai hoạt động là hoạt động đầu tư trong nước và hoạt động ĐTRNN.

Hoạt động đầu tư có thể diễn ra ngay tại lãnh thổ nước mà chủ đầu tư đăng kí
quốc tịch gọi là đầu tư trong nước hoặc có thể diễn ra ở lãnh thổ các nước khác với
nước chủ đầu tư đăng kí quốc tịch gọi là ĐTRNN.
Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài về bản chất cũng là hoạt động đầu tư quốc tế.
ĐTRNN bao gồm ĐTTTRNN và đầu tư gián tiếp ra nước ngoài: Đầu tư trực
tiếp ra nước ngoài cũng gọi là đầu tư trực tiếp đối ngoại, là việc đầu tư của người có
tư cách pháp nhân hoặc tổ chức kinh tế của một nước độc lập hoặc cùng xuất khẩu
tư bản xây dựng xí nghiệp mới ở nước khác tăng thêm tư bản mở rộng xí nghiệp cũ
và có quyền khống chế có hiệu lực. Cũng có một số nước vì nguyên nhân địa lý mà
gọi là đầu tư trực tiếp hải ngoại. Nếu xét về phạm vi quốc tế, việc đầu tư trực tiếp
mang tính xuyên quốc gia này chính là hoạt động đầu tư trực tiếp quốc tế (Nguyễn
Hữu Quỳnh, 1998).
Đầu tư quốc tế và ĐTNN là hai tên gọi khác nhau của cùng một loại hoạt
động. Sở dĩ có hai cách gọi do góc độ nhìn nhận, xem xét vấn đề khác nhau.
“ĐTNN” là thuật ngữ dùng khi đứng ở góc độ của một quốc gia để xem xét hoạt
động đầu tư từ quốc gia này sang các quốc gia khác hoặc ngược lại. Còn “đầu tư
quốc tế” được sử dụng khi xét hoạt động đầu tư trên phương diện tổng thể nền kinh
tế thế giới. Tuy nhiên, cũng không cần thiết phải phân biệt giữa ĐTNN và đầu tư
quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng như hiện nay.


8

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư nói chung khi xuất
hiện hoạt động đầu tư giữa các nước và thường ngầm hiểu luồng vốn này là khối
lượng vốn đầu tư của các nước đầu tư vào một quốc gia nào đó. Ngược lại, lượng
vốn đầu tư của các cá nhân, tổ chức của một quốc gia đầu tư ra các nước khác gọi là
hoạt động ĐTTTRNN (OFDI)
Theo các nhà kinh tế học: Dòng đầu tư quốc tế vận động dựa trên nguyên tắc lợi
thế so sánh của các yếu tố vốn, lao động, thị trường giữa các quốc gia, đặc biệt giữa các

nước phát triển và đang phát triển. Đầu tư quốc tế là sự di chuyển tài sản vốn, công
nghệ, kỹ năng quản lý….từ quốc gia này sang quốc gia khác để kinh doanh nhằm mục
đích thu lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cầu cho các bên tham gia.
Tại hội thảo của Hiệp hội Luật quốc tế ở Phần Lan năm 1996, ĐTNN được
định nghĩa như sau: “Đầu tư nước ngoài là sự di chuyển vốn từ nước của người đầu
tư sang nước của người sử dụng nhằm xây dựng ở đó xí nghiệp kinh doanh hoặc
dịch vụ”. Định nghĩa này chưa nêu được mục đích của đầu tư nước ngoài, mới chỉ
đề cập đến một vế của hoạt động đầu tư đó là sự “di chuyển vốn” và tiến hành “sản
xuất kinh doanh”. Luật ĐTNN của Cộng hòa Liên bang Nga (4/7/1991) quy định:
“ĐTNN là tất cả các hình thức giá trị tài sản hay giá trị tinh thần mà người đầu tư
đầu tư ở nước ngoài vào các đối tượng của hoạt động kinh doanh và các hoạt động
khác với mục đích thu lợi nhuận” (Voer, 2013). Định nghĩa này tương đối đầy đủ,
chỉ rõ bản chất của đầu tư là thu lợi nhuận, tuy nhiên vẫn còn hạn chế. Điều đó có
thể thấy ngay sau khi đọc luật của Ucraina: “ĐTNN là tất cả các hình thức giá trị do
các nhà ĐTNN đầu tư vào các đối tượng của hoạt động kinh doanh và các hoạt
động khác với mục đích thu lợi nhuận hoặc các hiệu quả xã hội”.
Luật Đầu tư của Việt Nam ban hành năm 2014 quy định: Đầu tư kinh doanh
là việc nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư để thực hiện hoạt động kinh doanh thông qua việc
thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức
kinh tế; đầu tư theo hình thức hợp đồng hoặc thực hiện dự án đầu tư. Vậy, đầu tư
trực tiếp nước ngoài là việc nhà ĐTNN đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản
hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư, tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (Luật
Đầu tư, 2014).


9

Theo Nghị định số 83/2015/NĐ-CP của Chính phủ Việt Nam: “ĐTRNN là
việc nhà đầu tư chuyển vốn hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh
doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài

lãnh thổ Việt Nam; đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó”.
Theo Nghị định này, có hai dấu hiệu cơ bản nhất của ĐTTTRNN là: Có sự di
chuyển vốn trên phạm vi quốc tế; CĐT trực tiếp tham gia vào quá trình sử dụng vốn
và quản lý đối tượng ĐT. Như vậy, ĐTTTRNN là hoạt động do các tổ chức kinh tế
và cá nhân nước ngoài tự mình hoặc cùng với các tổ chức kinh tế và cá nhân ở nước
sở tại bỏ vốn vào một đối tượng nhất định, trực tiếp quản lý và điều hành nhằm thu
được lợi nhuận trong kinh doanh.
Từ những quan niệm trên có thể đưa ra khái niệm về ĐTTTRNN của các
DNVN như sau: ĐTTTRNN là việc các doanh nghiệp, doanh nhân đưa vốn bằng
tiền, tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để đầu tư và trực tiếp tham
gia quản lý, điều hành hoạt động đầu tư đó nhằm thu được lợi nhuận.
1.1.2. Các hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài
Có thể nói FDI được thực hiện thông qua hai kênh chủ yếu là: Đầu tư mới
(GI), Liên minh và sáp nhập (M&A).
Đầu tư mới là hình thức các chủ đầu tư thực hiện đầu tư ở nước ngoài thông
qua một doanh nghiệp mới. Đây là kênh đầu tư truyền thống và thường gặp ở các
nước đang phát triển.
M&A là hình thức mà chủ đầu tư tiến hành thông qua mua lại, liên minh và
sáp nhập các doanh nghiệp hiện có ở nước ngoài. Kênh đầu tư này chủ yếu được
thực hiện ở các nước phát triển.
So với doanh nghiệp ở các nước phát triển thì doanh nghiệp ở các nước đang
phát triển khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài có các đặc điểm khác sau:
- Về quy mô vốn: Trong khi doanh nghiệp ở các nước phát triển khi đầu tư
trực tiếp ra nước ngoài thường là các dự án với quy mô khá lớn thì đa số hoạt động
đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ. Các doanh


10

nghiệp Việt Nam hiện nay khi đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thì các dự án có quy

mô lớn rất khiêm tốn, dự án lớn nhất mà Việt Nam tham gia chỉ có quy mô khoảng
trên 200 triệu USD.
Trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp ở các nước đang phát
triển là khá thấp so với doanh nghiệp ở các nước phát triển nên, đầu tư trực tiếp ra
nước ngoài ở các nước đang phát triển chủ yếu tập trung vào những ngành, những
lĩnh vực không yêu cầu trình độ công nghệ quá cao, sử dụng nhiều lao động.
- Các tập đoàn, các doanh nghiệp ở các nước phát triển chủ yếu đầu tư ra
nước ngoài qua hình thức 100% vốn nước ngoài, còn các doanh nghiệp ở các nước
đang phát triển thì do trình độ lao động kém, khả năng quản lý còn nhiều yếu kém,
khả năng tài chính còn hạn chế... nên chủ yếu đầu tư qua hình thức liên doanh, hợp
đồng hợp tác kinh doanh... rất ít dự án 100% vốn nước ngoài.
Ở các nước đang phát triển hiện nay, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài thường
được thực hiện thông qua kênh GI, với những hình thức thường được áp dụng phổ
biến là:
1) Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Đây là hình thức mà hai hay nhiều bên hợp tác kinh doanh với nhau dựa trên
cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hình thức này có đặc điểm:
-

Không thành lập pháp nhân mới.

-

Hoạt động dựa trên văn bản ký kết giữa các bên. Khi hết thời hạn hiệu lực
thì các bên không còn ràng buộc về mặt pháp lý.

2) Hình thức doanh nghiệp liên doanh.
Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp được thành lập do một hoặc nhiều
chủ đầu tư nước ngoài góp vốn chung với doanh nghiệp tại nước sở tại trên cơ sở
hợp đồng liên doanh. Đặc điểm:

-

Thành lập doanh nghiệp có tư cách pháp nhân.

-

Các bên cùng tham gia điều hành doanh nghiệp, chia lợi nhuận và chịu
rủi ro theo tỷ lệ góp vốn của mỗi bên


11

3) Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Đây là hình thức doanh nghiệp do chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ vốn
để thành lập. Đặc điểm:
-

Chủ đầu tư nước ngoài có quyền điều hành toàn bộ doanh nghiệp theo
quy định của pháp luật nước sở tại. Doanh nghiệp hoàn toàn thuộc quyền
sở hữu của tổ chức cá nhân nước ngoài và do bên nước ngoài tự thành
lập, quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

-

Doanh nghiệp là một pháp nhân của nước nhận đầu tư.

4) Hình thức hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (BOT).
Là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của nước sở tại với
nhà đầu tư nước ngoài để xây dựng, kinh doanh công trình kết cấu hạ tầng trong
một thời gian. Hết thời hạn nhà đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn hoặc

với một giá tượng trưng công trình đó cho nước sở tại.
Các hình thức biến tướng của BOT là BT và BTO:
BTO là văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước sở tại và nhà đầu tư nước
ngoài về việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng, sau khi xây dựng xong nhà
đầu tư nước ngoài sẽ chuyển giao cho nước sở tại. Chính phủ nước sở tại sẽ cùng
với nhà đầu tư nước ngoài khai thác công trình đó trong một khoảng thời gian nhất
định để thu hồi vốn và đảm bảo có lãi.
BT là hình thức văn bản ký kết giữa cơ quan Nhà nước sở tại và nhà đầu tư
nước ngoài về xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng; sau khi xây dựng song nhà
đầu tư nước ngoài sẽ chuyển giao cho nước sở tại. Chính phủ nước sở tại tạo điều
kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi
nhuận hợp lý.
1.1.3. Tính tất yếu khách quan của hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài Nghiên cứu qua các lý thuyết đầu tư nước ngoài
Thứ nhất, thông qua ĐTTTRNN sẽ làm tăng khả năng phân phối tiềm lực
kinh tế quốc tế, tăng phúc lợi và tổng sản phẩm của nền kinh tế thế giới.


12

Trình độ phát triển kinh tế không đồng đều giữa các quốc gia là nguyên nhân
tạo ra những lợi thế khác nhau ở mỗi nước. Sự khác biệt về giá cả các yếu tố sản
xuất như: trình độ KHCN, vị trí địa lý và tài nguyên...dẫn đến sự khác biệt giữa nhu
cầu và khả năng tích lũy về vốn ở các nước.
Đặc trưng cơ bản trong nền kinh tế thị trường của vốn đầu tư là: vốn là một
hàng hóa đặc biệt, tuân theo quan hệ cung cầu trên thị trường, chảy từ nơi thừa vốn
đến nơi thiếu vốn, từ nơi mang lại lợi nhuận thấp tới nơi mang lại lợi nhuận cao hơn
với mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận do vốn đầu tư mang lại.
Thứ hai, ĐTTTRNN là một giai đoạn tự nhiên trong vòng đời quốc tế của
sản phẩm.
Ngày nay, trong xu hướng hội nhập, mỗi quốc gia là một mắt xích trong

chuỗi mạng lưới phát triển của nền kinh tế thế giới. Với những lợi thế so sánh ở
từng quốc gia, xuất hiện hiện tượng chuyên môn hóa nhằm thực hiện công việc một
cách có hiệu quả nhất. Nhưng một quốc gia thì không chỉ phát triển một số lĩnh vực
mà họ chuyên môn hóa mà nền kinh tế đòi hỏi phải có sự phát triển đa dạng, phong
phú. ĐTTTRNN là một giai đoạn tự nhiên, tất yếu xuất hiện trong quá trình hợp tác
nhằm phát triển, kéo dài vòng đời của sản phẩm. Điều này được thể hiện rõ nét
trong lý thuyết vòng đời quốc tế sản phẩm của Raymond Vernon: International
product life cycle – IPLC (Wei-Bin Zhang, 2008) .
Lý thuyết này được S.Hirsch đưa ra trước tiên và sau đó được R.Vernon phát
triển một cách có hệ thống từ năm 1966 trên cơ sở nghiên cứu các doanh nghiệp của
Mỹ. Lý thuyết này coi ĐTTTRNN là một giai đoạn tự nhiên trong vòng đời của sản
phẩm qua đó lý giải tính tất yếu khách quan của hoạt động ĐTTTRNN bằng cách
phân tích quá trình quốc tế hóa sản xuất theo các giai đoạn nối tiếp nhau.
Giai đoạn 1: Sản phẩm mới xuất hiện, lúc này sản phẩm cần thông tin phản
hồi nhanh, được bán ở trong nước phát minh ra sản phẩm, xuất khẩu không đáng kể,
chưa có hoạt động ĐTTTRNN.
Giai đoạn 2: sản phẩm chín muồi, nhu cầu tăng, xuất khẩu tăng mạnh, các
đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước xuất hiện, ĐTTTRNN xuất hiện.


×