Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỆT MAY CỦA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỆT MAY
CỦA VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế

LÊ THỊ THANH LƯU

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TÁC ĐỘNG CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU DỆT MAY
CỦA VIỆT NAM

Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành : Kinh tế Quốc tế
Mã số: 8310106

Họ và tên học viên: LÊ THỊ THANH LƯU
Người hướng dẫn: PGS.TS. BÙI THỊ LÝ



Hà Nội – 2019


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0
đối với hoạt động Xuất khẩu Dệt may của Việt Nam” là công trình nghiên cứu của
cá nhân tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Bùi Thị Lý
Nội dung của luận văn tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được
đăng tải trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tham khảo của luận
văn. Các số liệu và nội dung nghiên cứu là trung thực, khách quan và được trích dẫn
rõ ràng, đùng quy định. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực của số
liệu và kết quả nghiên cứu của mình.
Hà Nội, tháng 05 năm 2019
Người thực hiện

Lê Thị Thanh Lưu


ii

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, các Thầy
cô Trường Đại học Ngoại Thương Hà Nội nói chung và Khoa Sau Đại học nói riêng
đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và
thực hiện luận văn.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Bùi Thị Lý - cô đã

luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cũng như định hướng cho tôi trong suốt quá trình
nghiên cứu, thực hiện và hoàn chỉnh luận văn.
Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm bạn bè, đồng nghiệp và gia đình tôi đã
luôn hỗ trợ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn
thành luận văn Thạc sĩ.
Trong thời gian qua, mặc dù đã cố gắng và nỗ lực, tuy nhiên do thời gian
cũng như kiến thức còn nhiều hạn chế, nên Luận văn không thể tránh khỏi nhiều
thiếu sót. Vì vậy, người viết kính mong Quý Thầy Cô góp ý và sửa chữa để Luận
văn được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2019
Người thực hiện

Lê Thị Thanh Lưu


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... II
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ......................................................................... V
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ................................................................. VI
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .........................................VII
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
VÀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM ......................................................................6
1.1. Cách mạng Công nghiệp 4.0 ......................................................................6
1.1.1. Khái niệm của Cách mạng Công nghiệp 4.0 ............................................6
1.1.2 Đặc trưng của Cách mạng Công nghiệp 4.0 ...........................................11

1.2 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam ....................................................16
1.2.1 Lịch sử phát triển ngành Dệt may Việt Nam ............................................16
1.2.2 Thị phần sản phẩm Dệt may Việt Nam ....................................................19
1.2.3 Tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 1986 - 2017 .................22
1.2.4 Chuỗi cung ứng ngành dệt may của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam
...........................................................................................................................23
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MỘT SỐ TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CMCN 4.0
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM .........31
2.1 Thực trạng xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam trong giai đoạn 2015-2018
...........................................................................................................................31
2.1.1 Phương thức xuất khẩu gia công của ngành may Việt Nam ....................31
2.1.2 Kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 2 cả nước ..................................................33
2.1.3 Số lượng doanh nghiệp Dệt may chiếm tỉ lệ lớn và mức độ sử dụng lao
động cao ............................................................................................................36
2.1.4 Chủ yếu kim ngạch xuất khẩu là từ doanh nghiệp FDI ..........................40
2.1.5 Công nghệ, máy móc thiết bị Dệt may còn nhiều hạn chế .......................41
2.1.6 Về chính sách của Nhà nước ....................................................................46
2.2 Tác động của cuộc CMCN 4.0 đối với xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam
...........................................................................................................................48
2.2.1 Tác động tích cực của cuộc CMCN 4.0 đối với xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam ............................................................................................................48
2.2.2 Tác động tiêu cực của cuộc CMCN 4.0 đối với xuất khẩu hàng dệt may
Việt Nam ............................................................................................................57


iv

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
HÀNG DỆT MAY DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CMCN 4.0 .......................65
3.1 Định hướng phát triển ngành Dệt may Việt Nam trong bối cảnh cuộc

Cách mạng Công nghiệp 4.0 ...........................................................................65
3.1.1 Định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh cuộc
Cách mạng Công nghiệp 4.0 từ góc độ doanh nghiệp Dệt may Việt Nam.......65
3.1.2 Định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh cuộc
Cách mạng Công nghiệp 4.0 từ góc độ Nhà nước............................................66
3.2 Một số đề xuất giải pháp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam trong
bối cảnh cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0.....................................................68
3.2.1 Đề xuất cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ...................................68
3.2.2 Đề xuất cho nhà nước ..............................................................................74
KẾT LUẬN ..............................................................................................................80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................82


v

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

AI

Artificial Intelligence

Trí tuệ nhân tạo

ASEAN


Association of Southeast Asian
Nations

Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á

CMCN 4.0

Industry 4.0/The Fourth Industrial
Revolution

Cách mạng Công nghiệp 4.0

CNTT

Công nghệ thông tin

CNTT-TT

Công nghệ thông tin –
Truyền thông

CPS

Cyber-Physical System

Hệ thống thực - ảo

CPPSs


Cyber-Physical Production Systems

Hệ thống sản xuất không gian
mạng

IoT

Internet of Thing

Vạn vật kết nối

WEF

World Economic Forum

Diễn đàn Kinh tế thế giới

CMT

Cut – Make – Trim

Gia công lắp đặt

FOB

Free on board

Sản xuất theo thiết bị gốc

OBM


Original Brand Manufacturer

Sản xuất theo thương hiệu riêng

ODM

Original Design Manufacturing

Sản xuất theo thiết kế riêng

VITAS

Vietnam Textile and Apparel
Association

Hiệp hội Dệt may Việt Nam
Tập đoàn Dệt may Việt Nam

WTO

Vietnam National Textile and
Garment Group
World Trade Organization

USD

United States Dollar

Đô la Mỹ


VINATEX

Tổ chức Thương mại Thế giới


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Xuất khẩu Dệt May từ Việt Nam sang các thị trường năm 2015 -2018...35
Bảng 2.2: So sánh một số chỉ tiêu của ngành dệt may và cả nước ...........................37

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Đặc trưng của 4 cuộc Cách mạng Công nghiệp trong lịch sử. ...................7
Hình 1.2: Đặc trưng của Cách mạng Công nghiệp 4.0 .............................................11
Hình 1.3: Các phương thức sản xuất hàng may mặc ................................................31
Hình 2.1: Tỉ lệ công nhân có nguy cơ mất việc do tự động hoá trong sản xuất .....58
Hình 2.2: Tỉ lệ công nhân có nguy cơ mất việc do tự động hoá trong lĩnh vực dệt
may. ...........................................................................................................................58

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1: Tỷ trọng sợi tiêu thụ trên thế giới .........................................................20
Biểu đồ 1.2: Tỷ trọng nhập khẩu ...............................................................................21
Biểu đồ 1.3: Tăng trưởng xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 1986 - 2017...............23
Biểu đồ 2.1: 10 nhóm hàng xuất khẩu đạt mức tăng về trị giá lớn nhất năm ...........34
Biểu đồ 2.2 : Thu hút đầu tư FDI vào ngành dệt may...............................................40
Biểu đồ 2.3 : Cơ cấu nhập khẩu máy móc ngành sợi ................................................43

Biểu đồ 2.4: Nhập khẩu máy nhuộm tại Việt Nam năm 2015 ..................................44
Biểu đồ 2.5: Số lượng người dùng Internet ở Việt Nam giai đoạn 2015 – 2017, dự
kiến từ 2018 đến 2022. ..............................................................................................55


vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Luận văn với đề tài: “Tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đối với
hoạt động xuất khẩu Dệt may của Việt Nam” bao gồm 3 chương với nội dung
chính như sau:
Chương 1: Tổng quan về cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và ngành Dệt
may Việt Nam
Trong chương sẽ nêu rõ khái niệm, đặc trưng của cuộc cách mạng Công
nghiệp 4.0. Và tổng quan về ngành Dệt may Việt Nam để người đọc hiểu và có cái
nhìn khái quát về cách mạng công nghiệp 4.0 và ngành Dệt may Việt Nam.
Chương 2: Phân tích một số tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0
từ thực trạng hoạt động Xuất nhập khẩu hàng Dệt may Việt Nam trong giai đoạn
2105-2018. Tác giả nêu ra những cơ hội và thách thức của Cách mạng Công nghiệp
4.0 đối với xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam.
Chương 3: Từ những thực trạng và tác động đó, tác giả đề xuất một số định
hướng từ góc độ Doanh nghiệp Dệt may và từ góc độ nhà nước. Và một số đề xuất
giải pháp cho doanh nghiệp và nhà nước trong bối cảnh cuộc Cách mạng Công
nghiệp 4.0.
Với đề tài nghiên cứu “Tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0 đối với
hoạt động xuất khẩu Dệt may của Việt Nam”, tác giả mong muốn có thể vận dụng
các giải pháp đưa ra nhằm tăng sản lượng xuất khẩu hàng Dệt may, cải thiện chất
lượng sản phẩm, giúp các Doanh nghiệp Dệt May thay đổi và phát triển bền vững
trước bối cảnh cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.



1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (công nghiệp 4.0) với sự phát triển
bùng nổ của công nghệ thông tin và Internet sẽ tạo ra các lợi thế hết sức to lớn.
Cuộc cách mạng này nâng cao mức thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống khi các
sản phẩm và dịch vụ được tạo ra với chi phí thấp, việc thực hiện được đơn giản hóa.
Trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 được dự đoán sẽ
chuyển hóa toàn bộ thế giới thực sang thế giới số. Giáo sư Klaus Schwab, người
sáng lập và là Chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF), đã chia sẻ rằng
Cách mạng Công nghiệp 4.0 phát triển với tốc độ bùng nổ, có tác động sâu, rộng và
mạnh mẽ, toàn diện lên mọi mặt của đời sống con người, từ hoạt động sản xuất đến
lối sống, sinh hoạt ở tất cả các cấp độ, từ phạm vi toàn cầu đến khu vực, quốc gia
và từng tổ chức, cá nhân. Do đó, cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 ngày càng đóng
vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt nam nói
riêng, đặc biệt là hoạt động xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam.
Năm 2018, ngành Dệt may Việt Nam đứng thứ 2 thế giới về quy mô xuất
khẩu, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 36 tỷ USD, chỉ sau Trung Quốc và ngang Ấn
Độ và đứng thứ 4 về quy mô sản xuất dệt may toàn cầu nhờ tận dụng lợi thế lao
động dồi dào, có kỹ năng và tay nghề cùng vị trí địa lý thuận lợi để thu hút đầu tư
nước ngoài. Tuy nhiên trong thời gian tới ngành Dệt may Việt Nam sẽ phải đối mặt
với nhiều thách thức: lợi thế về lao động dồi dào và chi phí lao động thấp sẽ không
còn. Đến giai đoạn 2030, Việt Nam sẽ qua thời kỳ dân số vàng. Chi phí tiền lương
bình quân khoảng 2.739 USD/ lao động/năm, cao gấp đôi so với Pakistan,
Bangladesh, Myanmar và còn tiếp tục tăng, năm 2020 lương tối thiểu tăng thêm
5,5% và Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng lương cao nhất trong 10 năm qua, chỉ
sau Trung Quốc xét trong nhóm quốc gia nhiều lao động, hướng tới xuất khẩu.
Mặt khác, Dệt may Việt Nam trong công nghiệp 4.0 sẽ phải đối mặt với nguy

cơ chuyển dần sản xuất quay lại các nước, như Mỹ, EU, Nhật, Hàn Quốc… là các
quốc gia có trình độ khoa học kỹ thuật phát triển và chiếm tới gần 90% tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam. Đồng thời tạo ra sự chênh lệch lớn


2

về trình độ và thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp, trong ngành và giữa
các ngành nghề với nhau.
Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách của Bộ Công
Thương, thời gian qua, tuy trình độ công nghệ trong lĩnh vực may đã có nhiều thay
đổi, tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp và chậm so với các nước khác trong khu vực và
thế giới. Cụ thể, hiện tỷ lệ sử dụng thiết bị công nghệ có trình độ cao, đặc biệt là sử
dụng phần mềm trong thiết kế sản phẩm, quản lý sản xuất chỉ chiếm khoảng 20%;
70% thiết bị có công nghệ trung bình, 10% là công nghệ thấp. Với ngành Dệt, hiện
nay hầu hết các thiết bị dệt thoi có trình độ trung bình khá nhưng công nghệ sử dụng
trong dệt kim lại đang ở mức thấp.
Khảo sát cho thấy, đa số các máy móc của các doanh nghiệp thành viên thuộc
Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã sử dụng trên 15 năm, chất lượng xuống cấp, tiêu
thụ điện năng cao và hiệu quả sử dụng rất thấp. Hơn nữa, tuy thiết bị dệt kim của
các doanh nghiệp Việt Nam chiếm gần 60% trong tổng số máy nhưng lại chủ yếu là
máy dệt kim phẳng chỉ dùng để dệt màn tuyn, tất; Số máy móc dệt kim tròn dùng
cho dệt vải lại quá ít, chỉ chiếm chưa đến 6% lại quá cũ kỹ, công nghệ lạc hậu nên
chỉ có thể dệt vải cung cấp cho thị trường trong nước chứ không thể xuất khẩu…
Có thể nói, hiện ngành Dệt may Việt Nam đang đứng ở “ngã ba đường”, bởi
công nhân giá rẻ giờ đây đã không thể so được với các nước như: Lào, Campuchia,
Bangladesh…; Công nghệ lại kém hơn nhiều so với các nước phát triển. Trong bối
cảnh này, nếu ngành Dệt may không có chiến lược chuyển đổi phù hợp, đầu tư bài
bản thì sẽ không thể duy trì được sự phát triển, đồng thời bị tụt lại phía sau.
Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn đó, người viết đã lựa chọn đề tài “Tác động của

cách mạng 4.0 đối với hoạt động xuất khẩu Dệt may của Việt Nam” cho Luận văn
tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được thực hiện với mục đích nhằm thông qua việc đánh giá
các hoạt động xuất khẩu của ngành Dệt may Việt Nam trong thời gian qua, để từ đó


3

phân tích một số tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến xuất khẩu Dệt
may. Và từ đó, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp giúp các doanh nghiệp tăng sản
lượng và giá trị xuất khẩu hàng Dệt may.
3. Tình hình nghiên cứu
Ở trên Thế giới cũng như Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu tập trung vào đối
tượng ngành dệt may và ảnh hưởng của cuộc Cách mạng 4.0, có thể đề cập ở đây
các công trình có đóng góp đáng kể như:
• Báo cáo “Nâng cao sản xuất hàng dệt may dựa trên Công nghệ 4.0” của
Zhen Chen, Mingjie Xing (Đại học Thanh Đảo, Trung Quốc): là báo cáo tại Hội
nghị quốc tế về thiết kế và chế tạo máy móc tiên tiến lần thứ 5 (ICADME 2015):
trình bày các nguyên tắc trong mạng lưới hợp tác ngành dệt may, chỉ ra các thách
thức của việc áp dụng Công nghiệp 4.0 và đề xuất các chính sách thực hiện.
• Nghiên cứu “Tài liệu nghiên cứu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”
do một nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa
học Xã hội Việt Nam xây dựng dưới sự chỉ đạo trực tiếp của GS.TS. Nguyễn Quang
Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Nghiên cứu trình bày
một số đặc trưng, tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và hàm ý chính
sách đối với Việt Nam.
• Chuyên đề “Tác động cách mạng Công nghiệp 4.0 đến phát triển nguồn
nhân lực của Việt Nam” của Viện nghiên cứu quản lý Kinh tế Trung Ương được
đăng lên Cổng thông tin kinh tế Việt Nam – VNEP: đánh giá thực trạng nguồn nhân

lực Việt Nam, tác động CMCN 4.0 đối với phát triển nguồn nhân lức, đưa ra kiến
nghị chính sách đối với Nhà Nước.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có tài liệu nào nghiên cứu sâu về tác động của
Cách mạng Công nghiệp 4.0 đến xuất khẩu hàng Dệt may Việt Nam. Do đó, người
viết hi vọng Luận văn này sẽ đóng góp cái nhìn cụ thể hơn về cơ hội và thách thức
của ngành Dệt may trước tác động của CMCN 4.0 và đưa ra một số kiến nghị để
tăng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May.


4

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xuất khẩu hàng Dệt may tại Việt Nam dưới
tác động của Cách mạng Công nghiệp 4.0.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Khi nghiên cứu thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng Dệt
may tại Việt Nam trong bối cảnh Cách mạng Công nghiệp 4.0, đề tài tập trung phân
tích thực trạng và định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu Dệt may trên địa bàn
toàn nước.
- Về thời gian: Luận văn có phạm vi nghiên cứu trong khoảng thời gian chính
từ năm 2015 đến năm 2018. Riêng chương 3 sẽ mở rộng thời gian đến năm 2025
nhằm phục vụ cho công tác dự báo và định hướng giải pháp.
- Về mặt không gian: Luận văn nghiên cứu các doanh nghiệp dệt may trên địa
bàn cả nước, tập trung lớn vào Tập đoàn Dệt may Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thiện khóa luận, các phương pháp nghiên cứu tổng hợp dưới đây được
sử dụng như: phương pháp kết hợp lý luận với thực tiễn, phương pháp thống kê,
phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp hệ thống hóa, cụ thể:
- Phương pháp kết hợp lý luận, lý thuyết với thực tiễn: Phương pháp này được

sử dụng xuyên suốt Chương 1,2 và 3 của khóa luận. Cụ thể, tác giả sử dụng lý luận,
lý thuyết về cách mạng công nghiệp 4.0 và ngành Dệt may Việt Nam, lồng ghép với
thực tiễn xuất khẩu ngành Dệt may tại Việt Nam để phân tích, làm rõ các yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động xuất khẩu hàng Dệt may và tác động của Cách mạng công
nghiệp 4.0 đến hoạt động này. Từ đó, làm cơ sở để giải thích, làm rõ những bất cập
trong việc thúc đẩy xuất khẩu hàng Dệt may tại Việt Nam hiện nay; Kết hợp định
hướng của nhà nước và xu thế phát triển của ngành Dệt may Thế giới nói chung,
ngành Dệt may Việt Nam nói riêng làm cơ sở đề xuất các định hướng và giải pháp
hoàn thiện, phát triển hoạt động thúc đẩy xuất khẩu ngành Dệt may Việt Nam.
- Phương pháp thống kê: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu ở chương 2
và chương 3 của khóa luận. Bằng việc thống kê, phân tích các số liệu về thực trạng


5

xuất khẩu hàng Dệt May tại Việt Nam, tác giả đưa ra nhận định về tác động tích cực
và tiêu cực của Cách mạng công nghiệp 4.0 đến hoạt động xuất khẩu này.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất
cả các chương của khóa luận. Cụ thể là được sử dụng để đi sâu vào tìm tòi, trình bày
các quan điểm về ngành Dệt may, những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất
khẩu, Cách mạng công nghiệp 4.0, vai trò của Cách mạng công nghiệp 4.0 (chương
1); Phân tích và làm rõ thực trạng xuất khẩu hàng Dệt may tại nước ta; nhấn mạnh
tác động của các mạng công nghiệp 4.0 (chương 2); Từ đó, kết hợp với các định
hướng xuất khẩu ngành Dệt may của nước ta để đề xuất giải pháp phù hợp nhằm
thúc đẩy xuất khẩu trên cơ cở tận dụng tác động tích cực, khắc phục tác động tiêu
cực của Cách mạng công nghiệp 4.0 (chương 3).
- Phương pháp hệ thống hóa: Được sử dụng xuyên suốt toàn bộ khóa luận
nhằm trình bày các vấn đề, các nội dung trong khóa luận theo một trình tự, một bố
cục hợp lý, chặt chẽ, có sự gắn kết, kế thừa, phát triển các vấn đề, các nội dung để
đạt được mục đích, yêu cầu đã được xác định cho khóa luận.

6. Kết cấu của luận văn
Ngoài Lời mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, bài Luận văn
được chia thành 3 chương:
Chương I: Tổng quan về cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 và ngành Dệt may
Việt Nam
Chương II: Phân tích một số tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0
đối với hoạt động xuất khẩu dệt may Việt Nam
Chương III: Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng Dệt May Việt
Nam trước tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0


6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
VÀ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
1.1. Cách mạng Công nghiệp 4.0
1.1.1. Khái niệm của Cách mạng Công nghiệp 4.0
Lịch sử thế giới đã trải qua ba cuộc Cách mạng Công nghiệp với những
thành tựu làm thay đổi hoàn toàn diện mạo nền sản xuất vật chất và đang bước vào
Cuộc CMCN lần thứ tư với viễn cảnh tương lai đầy hứa hẹn và bất ngờ. Vậy, Cách
mạng Công nghiệp thực chất là gì?
C.Mác đã từng nhận xét: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ
chúng sản xuất ra cái gì, mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào với những tư
liệu lao động nào”. (C. Mác và Ph. Ăngghen, 1993, t.23, tr.251). Vấn đề này cũng
được nhắc lại, đầy đủ và sâu sắc hơn trong quy luật Quan hệ sản xuất phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Theo đó, mối quan hệ giữa lực lượng sản
xuất với quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng trong đó lực lượng
sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất tác động trở lại lực lượng
sản xuất.
Trong lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ chiếm vai trò ngày càng quan

trọng do ảnh hưởng mạnh mẽ và trực tiếp đến cả trình độ người lao động và trình độ
công cụ lao động (vốn là 2 nhân tố cấu thành nên lực lượng sản xuất). Lực lượng
sản xuất phát triển đến một mức độ nhất định, đủ về lượng sẽ làm quan hệ sản xuất
thay đổi về chất. Từ “cách mạng” lại có nghĩa là một sự thay đổi đột ngột và căn
bản. Khi những công nghệ và cách thức mới trong việc nhận thức thế giới gây ra sự
thay đổi sâu sắc trong hệ thống kinh tế và cấu trúc xã hội.. Thời điểm đó, một “cuộc
Cách mạng Công nghiệp” ra đời.
Lịch sử thế giới đã và đang trải quan 4 cuộc CMCN:
Cuộc CMCN lần thứ Nhất từ khoảng năm 1784 sử dụng năng lượng nước và
hơi nước để cơ giới hoá sản xuất. Cuộc CMCN lần thứ Nhất được bắt đầu bằng việc
xây dựng các tuyến đường sắt và phát minh ra động cơ hơi nước. Phát minh này của
James Watt, được công bố vào khoảng năm 1775, đã châm ngòi cho sự bùng nổ của


7

công nghiệp thế kỷ 19 lan rộng từ Anh đến châu Âu và Hoa Kỳ. Cuộc CMCN đầu
tiên đã mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại - kỷ nguyên sản xuất cơ khí.
Cuộc CMCN lần thứ Nhất đã thay thế hệ thống kỹ thuật cũ có tính truyền thống của
thời đại nông nghiệp (kéo dài 17 thế kỷ), chủ yếu dựa vào gỗ, sức mạnh cơ bắp (lao
động thủ công), sức nước, sức gió và sức kéo động vật bằng một hệ thống kỹ thuật
mới với nguồn động lực là máy hơi nước và nguồn nguyên, nhiên vật liệu và năng
lượng mới là sắt và than đá. Nó khiến lực lượng sản xuất được thúc đẩy phát triển
mạnh mẽ, tạo nên tình thế phát triển vượt bậc của nền công nghiệp và nền kinh tế.
Đây là giai đoạn quá độ từ nền sản xuất nông nghiệp sang nền sản xuất cơ khí trên cơ
sở khoa học. Tiền đề kinh tế chính của bước quá độ này là sự chiến thắng của các
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, còn tiền đề khoa học là việc tạo ra nền khoa học
mới, có tính thực nghiệm nhờ cuộc cách mạng trong khoa học vào thế kỷ XVII.

Hình 1.1: Đặc trưng của 4 cuộc Cách mạng Công nghiệp trong lịch sử.

Cuộc CMCN lần thứ 2 từ khoảng năm 1870 đến khi Thế Chiến I nổ ra, sử dụng
năng lượng điện để tạo nên nền sản xuất quy mô lớn. Cuộc CMCN lần thứ Hai diễn
ra khi có sự phát triển của ngành điện, vận tải, hóa học, sản xuất thép và đặc biệt là
sản xuất và tiêu dùng hàng loạt. Cuộc CMCN lần thứ 2 đã tạo nên những tiền đề mới
và cơ sở vững chắc để phát triển nền công nghiệp ở mức cao hơn nữa. Cuộc cách


8

mạng này được chuẩn bị bằng quá trình phát triển 100 năm của các lực lượng sản
xuất trên cơ sở của nền sản xuất đại cơ khí và bằng sự phát triển của khoa học trên cơ
sở kỹ thuật. Yếu tố quyết định của cuộc cách mạng này là chuyển sang sản xuất trên
cơ sở điện - cơ khí và sang giai đoạn tự động hoá cục bộ trong sản xuất, tạo ra các
ngành mới trên cơ sở khoa học thuần tuý, biến khoa học thành một ngành lao động
đặc biệt. Cuộc cách này đã mở ra kỷ nguyên sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự
ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp. Công nghiệp hóa thậm chí còn lan rộng hơn tới
Nhật Bản sau thời Minh Trị Duy Tân, và thâm nhập sâu vào nước Nga, nước đã phát
triển bùng nổ vào đầu Thế Chiến I. Về tư tưởng kinh tế - xã hội, cuộc cách mạng này
tạo ra những tiền đề thắng lợi của chủ nghĩa xã hội ở quy mô thế giới.
Cuộc CMCN lần thứ 3 xuất hiện vào khoảng từ 1969, với sự ra đời và lan tỏa
của công nghệ thông tin (CNTT), sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động
hoá sản xuất. Cuộc cách mạng này thường được gọi là cuộc cách mạng máy tính
hay cách mạng số bởi vì nó được xúc tác bởi sự phát triển của chất bán dẫn, siêu
máy tính, máy tính cá nhân (thập niên 1970 và 1980) và Internet (thập niên 1990).
Cuộc CMCN lần thứ ba có hai điểm khác biệt chủ yếu so với các cuộc cách mạng đi
trước, nhất là so với CMCN 2.0, đó là:
+

Tự động hóa: Nếu trong cuộc CMCN lần thứ nhất, khái niệm tự động


hóa chưa xuất hiện, chỉ nhen nhóm bằng việc thay thế chức năng lao động của
con người bằng máy móc cơ khí, đến CMCN lần thứ hai khái niệm tự động hóa
lại khiêm tốn dừng lại ở tự động hóa một phần, hay tự động hóa cục bộ thì
CMCN lần thứ 3 đã ghi tên mình vào lịch sử bằng việc thay thế phần lớn và hầu
hết chức năng của con người (cả lao động chân tay lẫn trí óc) bằng các thiết bị
máy móc tự động hoá hoàn toàn trong quá trình sản xuất nhất định.
+

Cuộc CMCN lần thứ 3 đã tạo điều kiện tiết kiệm các tài nguyên thiên

nhiên và các nguồn lực xã hội, cho phép chi phí tương đối ít hơn các phương
tiện sản xuất để tạo ra cùng một khối lượng hàng hoá tiêu dùng. “Nếu cuộc
CMCN đầu tiên đã mang đến hàng loạt công trình đô thị, chung cư, tòa nhà
chọc trời, các nhà máy nhiều tầng, còn Cuộc CMCN lần II tạo nên các khu
ngoại ô bằng phẳng và khu công nghiệp, cuộc CMCN lần III đang biến mỗi tòa


9

nhà hiện tại thành công trình 2 mục đích – làm môi trường sống và nhà máy
điện mini.” (Jeremy Rifkin, 2014, tr 45)
“Cùng với việc xem xét những định nghĩa khác nhau và các tranh luận khoa
học về đặc trưng của ba cuộc CMCN đầu tiên, tôi tin rằng ngày nay chúng ta đang ở
giai đoạn đầu của cuộc CMCN lần thứ tư. Nó đã bắt đầu vào vào thời điểm chuyển
giao sang thế kỷ này và hình thành dựa trên cuộc cách mạng số.” (Klaus Schwab,
2016, tr 4). Đó chính là lời nhận xét của GS. Klaus Schwab trong phần đầu quyển
sách “Cuộc CMCN lần thứ 4” do chính ông làm tác giả, gây nên tiếng vang lớn và
khiến cả thế giới bắt đầu chú ý đến thuật ngữ này. Vậy thực chất CMCN lần thứ IV
hay còn gọi là Công nghệ 4.0 (Industry 4.0 – I 4.0) là gì?
Tại Châu Âu “CMCN 4.0” thường được biết đến hơn với cái tên “Công nghiệp

4.0” hay I 4.0. Thuật ngữ I 4.0 bắt nguồn từ báo cáo kết quả “Nhận dạng những xu
thế công nghệ cao tương lai có tác động lớn đến xã hội” - Một nhiệm vụ nghiên cứu
khoa học do Liên hiệp các hội khoa học Đức thực hiện theo đặt hàng nghiên cứu
của Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức (BMBF) trong năm 2010. (Kết quả
nghiên cứu này cùng các khuyến nghị của nó sau đó đã được BMBF xây dựng
thành Chiến lược phát triển công nghệ cao của Đức, làm nền tảng thực hiện “I 4.0”
hay “CMCN 4.0” tại Đức). Theo đó, I 4.0 là: thuật ngữ để mô tả một trong những
tác nhân có vai trò chủ chốt trong việc cách mạng hóa việc tổ chức các chuỗi giá trị
toàn cầu như thế nào. Bằng cách kích hoạt các “nhà máy thông minh”, cuộc CMCN
lần thứ tư tạo ra một thế giới mà ở trong đó các hệ thống sản xuất ảo và vật lý trên
toàn cầu có thể liên kết với nhau một cách linh hoạt (Bộ thông tin và truyền thông,
2017, tr.6). Điều này cho phép việc hoàn toàn tùy biến các sản phẩm và tạo ra các
mô hình hoạt động mới. Hiểu nôm na nghĩa là máy móc sản xuất công nghiệp giờ
đây không còn chỉ đơn giản làm nhiệm vụ “chế biến” ra sản phẩm mà sản phẩm còn
có thể giao tiếp với máy móc để nói cho nó biết chính xác phải làm gì. Đó là quan
điểm về Công nghệ 4.0 tại Hội chợ Hannover (Đức).
Tuy nhiên, cuộc CMCN lần thứ tư không chỉ là về máy móc và hệ
thống thông minh và được kết nối. Phạm vi của nó rộng lớn hơn
nhiều. Theo Klaus Schwab (2016, tr.14), có thể hiểu đơn giản về CMCN 4.0 như
sau: “Nếu như CMCN đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới


10

hóa sản xuất; cuộc CMCN lần thứ II diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất
hàng loạt; cuộc CMCN lần thứ III sử dụng điện tử và CNTT để tự động hóa sản
xuất; thì bây giờ cuộc CMCN lần thứ IV đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần III, nó
kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và
sinh học”. Lĩnh vực vật lý với xe tự lái, công nghệ in 3D, Robot cao cấp và vật liệu
mới; Lĩnh vực Kỹ thuật số với trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IoT),

Dữ liệu lớn (Big Data) và Lĩnh vực sinh học với công nghệ nano là những trụ cột
chính, nhất định phải kể đến của cuộc CMCN 4.0. Những nền tảng trên không phải
là quá mới, có thể đã nhen nhóm từ trước thời kỳ I 4.0 nhưng sau
một thời gian ngừng trệ với cuộc CMCN lần thứ ba, nó đã trở nên
ngày càng phức tạp và được tích hợp nhiều hơn, và chính sự tích
hợp, đồng bộ này mới cho kết quả là đang làm biến đổi cách vận hành
của xã hội và nền kinh tế toàn cầu chứ không phải bản thân các công
nghệ riêng rẽ.
Đây là lý do tại sao Giáo sư Erik Brynjolfsson và Andrew
McAfee, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), lấy tên giai đoạn này
làm tiêu đề của cuốn sách năm 2014 của họ - "thời đại máy tính thứ
hai" (Klaus Schwab, 2016, tr.14)
Tóm lại, trong phạm vi nghiên cứu này, CMCN 4.0 có thể được
định nghĩa là:

CMCN 4.0 là cuộc CMCN kế thừa những thành tựu của khoa học - công
nghệ hiện có, theo hướng kết hợp hệ thống thực (hệ thống vật lý) và ảo

(hệ thống mạng/số), xóa bỏ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học, tạo
ra giá trị.


11

1.1.2 Đặc trưng của Cách mạng Công nghiệp 4.0

Hình 1.2: Đặc trưng của Cách mạng Công nghiệp 4.0
a) Kết hợp giữa các hệ thống ảo và thực thể
Khái niệm hệ thống Thực - Ảo (CPS) được nhắc đến đầu tiên trong các tài liệu
của người Đức nhằm làm rõ một khái niệm vĩ mô hơn – khái niệm CMCN 4.0 của

mình. Theo đó hệ thống thực ảo hay CPS được hiểu là các công nghệ kết nối thế
giới vật lý với thế giới số thông qua các cảm biến hiện đại được gắn vào các thiết bị
vật lý và các công nghệ kết nối mạng thu thập dữ liệu.
Mặc dù nếu bàn sâu hơn về khía cạnh kỹ thuật, CMCN 4.0 có thể có những tên
gọi khác tùy theo bản chất của các chuyên ngành khác nhau. Chẳng hạn, với các
chuyên gia công nghệ thông tin thì I 4.0 sẽ là Kỷ nguyên số hóa, với các chuyên gia
mạng máy tính, CMCN 4.0 được coi là kỷ nguyên Internet công nghiệp, là kỷ nguyên
của tự động hóa thông minh với các chuyên gia tự động hóa, hay với các nhà sản xuất
kinh doanh hay cung ứng dịch vụ thì CMCN 4.0 có thể được gọi là kỷ nguyên của
sản xuất thông minh/ trang trại thông minh/ nhà máy thông minh/ sản phẩm thông
minh hoặc dịch vụ thông minh… Nhưng dù cho có được gọi tên là gì đi chăng nữa,
bản chất của I 4.0 vẫn là dựa trên các thành tựu của khoa học - công nghệ hiện có, kết
hợp mạnh mẽ các hệ thống thực (hệ thống vật lý) với hệ thống ảo (hệ thống mạng/số)
tạo ra giá trị. (Bộ Công nghệ thông tin và truyền thông, 2017, tr.7).


12

“Giá trị” ở đây không phải là thứ gì quá to lớn, vĩ mô, là thứ chỉ có các nhà
hoạch định chính sách quan tâm, CMCN 4.0 với đặc trưng là sự kết hợp hệ thống
Thực Ảo CPS có thể đem lại lợi ích cho tất cả mọi người, nhất là các doanh nghiệp
nếu biết cách khai thác các thành tựu của nó nhằm đem lại giá trị cho bản
thân. Một người nông dân, biết khai thác các tính năng của
smartphone hay ipad để tra cứu thời tiết, một nhà sản xuất/cung cấp
dịch vụ biết khai thác các công nghệ hiện đại có để tích hợp nhiều
tính năng, công dụng, bổ sung, gia tăng giá trị cho các dịch vụ/sản
phẩm truyền thông của mình; một cơ quan công quyền sử dụng các phần
mềm quản lý hồ sơ, giấy tờ, tin học hóa công tác văn phòng, lễ tân,
đẩy mạnh giao tiếp trực tuyến, tất cả đều là biểu hiện của việc ứng
dụng Công nghệ 4.0 để tạo ra giá trị.

b)

Tính tích hợp theo chiều dọc trong các “nhà máy thông minh”.

Kể từ khi Siemens cho ra mắt hình mẫu Nhà máy Điện tử Amberg Siemens được
số hóa hoàn toàn tại Đức và tháng 9/2013, năm 2014 họ đã khánh thành thêm Nhà máy
Sản xuất Điện tử Siemens Thành Đô (SEWC) tại Trung Quốc, thì có thể nói rằng Nhà
máy số đã là hiện thực.
Nhà máy Điện tử Amberg Siemens (tên viết tắt tiếng Đức là EWA) được thành
lập năm 1989. Nhà máy là nơi sản xuất chuỗi các sản phẩm trong đó có Bộ điều khiển
logic khả trình Simatic (Siemens PLCs). Kể từ khi áp dụng kỹ thuật số hoàn toàn, đã có
hơn 1.000 chủng loại sản phẩm được sản xuất tại Nhà máy Điện tử Amberg. Quá trình
sản xuất hoàn toàn tự động nhờ các thiết bị máy móc điều khiển và các dây chuyển sản
xuất tự động thông minh, do vậy tiết kiệm được không chỉ thời gian tiền bạc mà còn
tăng được chất lượng sản phẩm. Quá trình sản xuất tại Nhà máy Điện tử Amberg được
kiểm soát bởi thiết bị điều khiển Simatic. Theo thống kê, hệ thống vận chuyển hoàn
toàn tự động đảm bảo nguyên liệu được đưa từ nhà kho đến máy sản xuất trong vòng
15 phút; Nhà máy vận hành 3 ca mỗi ngày, với hơn 3.000.000 sản phẩm được xuất
xưởng mỗi năm; mặc dù diện tích sản xuất không đổi (10.000m²) và số lao động hầu
như không đổi, nhưng nhà máy đã tăng sản lượng gấp 8 lần; Nhà máy sản xuất khoảng


13

15 triệu sản phẩm Simatic mỗi năm và mỗi ngày có khoảng 60.000 sản phẩm được
phân phối cho khách hàng trên toàn thế giới.
Tại EWA, máy móc và máy tính đã xử lý tới 75% chuỗi giá trị sản phẩm, còn con
người chủ yếu lo phát triển sản phẩm và khởi động quá trình sản xuất. Quá trình sản
xuất này được tự động hóa thông qua khoảng 1.000 bộ điều khiển Simatic để kiểm
soát, từ lúc bắt đầu cho tới khâu phân phối và chắc chắn là có sự tham gia của kỹ thuật

IT. Nhờ đó mà các sản phẩm ra đời với năng suất và chất lượng vượt trội, đạt tới
99,9988%.
Đặc trưng thứ hai của ngành công nghiệp 4.0 là mạng lưới các hệ thống sản xuất
thông minh theo chiều dọc trong các nhà máy tương lai. Mạng lưới dọc này sử dụng
nền tảng và ý tưởng về hệ thống thực ảo CPS để phát triển thành hệ thống CPPSs cyber-physical production systems trong các “nhà máy thông minh”. Khái niệm điện
thoại thông minh, căn nhà thông minh, các thiết bị thông minh riêng rẽ vốn đã nhen
nhóm và phát triển nhất định trong thời kỳ cuộc CMCN lần thứ ba, thế nhưng tích hợp
chúng vào trong một dây chuyền sản xuất hay vào chuỗi hoạt động của một doanh
nghiệp lại là đặc điểm đặc trưng chỉ có ở thời kỳ công nghệ 4.0. Cụ thể:
➢ Các hệ thống sản xuất vật lý không gian mạng (CPPSs) giờ đây sẽ cho
phép các nhà máy phản ứng nhanh chóng với những thay đổi về nhu cầu hoặc mức
tồn kho và lỗi. Các nhà máy thông minh tự tổ chức và cho phép việc sản xuất được
cụ thể hóa và cá nhân hóa đến từng khách hàng. Điều này đòi hỏi dữ liệu phải được
tích hợp rộng rãi. Công nghệ cảm biến thông minh cũng cần thiết để giúp theo dõi
và tổ chức tự trị.
➢ CPPSs vừa cho phép tổ chức tự quản lý sản xuất lại vừa tự quản lý bảo trì.
➢ Tài nguyên và sản phẩm được nối mạng, và các tài liệu và bộ phận có thể
được đặt ở mọi nơi và bất kỳ lúc nào.
➢ Tất cả các giai đoạn xử lý trong quá trình sản xuất đều được ghi lại, với các
sai biệt được tự động ghi nhận và lưu lại để sử dụng khi cần thiết hay phát sinh lỗi.
➢ Các sửa đổi đối với các đơn đặt hàng, biến động về chất lượng hay sự cố
máy móc đều được xử lý nhanh và chính xác hơn do tự động hóa.


14

➢ Quy trình này cũng cho phép hao mòn trên các vật liệu được giám sát hiệu
quả hơn và có các biện pháp xử lý trước kịp thời. Sau cùng, chất thải sẽ được hạn
chế (Deloitte, 2015, tr.7).
Lấy ví dụ về mô hình nhà máy thông minh này. Nếu như thời công nghệ thông

tin mới nhen nhóm, một nhà máy chỉ dùng Internet như một công cụ kết nối con
người thông qua email, tra cứu tin tức thì khi phát triển đến trình độ cao trong việc
ứng dụng công nghệ 4.0, nhà máy đó có thể dùng Internet kết hợp với mạng không
dây, kết nối với các camera giám sát tại các phân xưởng và bộ phận quản lý nhằm
giám sát và điều hành trực tuyến quá trình sản xuất. Sau đó các công đoạn sản xuất
đơn giản, lặp đi lặp lại do con người đảm nhiệm sẽ được thay thế hoàn toàn bằng
các thiết bị, máy móc hay thậm chí là robot. Trong mỗi máy móc và robot lúc này
lại được gắn thêm các cảm biến giúp có thể tương tác với nhau và bản thân các máy
móc cũng như cảm biến đó có thể di chuyển đến bất cứ vị trí nào phù hợp với tính
linh hoạt của các dây chuyền hay quy trình sản xuất và tự ra các quyết định tối ưu
trong quá trình sản xuất cũng như quá tình tương tác với các thiết bị và con người
trong nhà máy. Khi đó mô hình của một nhà máy thông minh (Smart factory) được
hoàn chỉnh và đó chính là tính tích hợp theo chiều dọc trong các nhà máy thông
minh – đặc trưng cơ bản của CMCN 4.0 (Deloitte, 2015, tr.7).
c) Tính tích hợp theo chiều ngang qua sự xuất hiện mạng lưới chuỗi giá trị
toàn cầu mới.
Đặc trưng thứ ba phải kể đến của CMCN 4.0 là tính tích hợp theo chiều ngang
thông qua một thế hệ mạng lưới chuỗi giá trị toàn cầu mới. Các mạng lưới tạo giá trị
mới này là hệ thống được tối ưu hóa theo thời gian thực (real time) cho phép tích
hợp tính minh bạch và thông suốt, cung cấp một mức độ linh hoạt cao để phản hồi
nhanh hơn với các các sự cố hay lỗi bất ngờ, từ đó tạo điều kiện tối ưu hóa toàn cầu
tốt hơn (Deloitte, 2015, tr.9).
Điều này được tiến hành như thế nào? Tương tự như các hệ thống sản xuất
được nối mạng, các mạng (cục bộ và toàn cầu) này cung cấp các kết nối thông qua
CPPS từ hậu cần trong nước thông qua kho bãi, sản xuất, marketing và bán hàng
đến các dịch vụ logistics quốc tế và dịch vụ xuôi dòng. Lịch sử của bất kỳ phần nào


15


hoặc sản phẩm nào đều được ghi lại và cơ sở dữ liệu này có thể truy cập lại bất cứ
lúc nào khi có sự cố xảy ra hay đơn giản muốn kiểm tra. Đây chính là nội dung và
ứng dụng của khái niệm “bộ nhớ sản phẩm” hay được nhắc đến ở thời đại mới này.
Tính tích hợp theo chiều ngang của CMCN 4.0 tạo ra sự minh bạch và linh
hoạt trên toàn chuỗi xử lý - từ mua qua sản xuất rồi bán hoặc từ nhà cung cấp qua
công ty rồi đến khách hàng. Các thay đổi sao cho tối ưu đến từng khách hàng có thể
được thực hiện không chỉ trong sản xuất mà còn trong toàn bộ chuỗi phát triển, đặt
hàng, lập kế hoạch, lên thành phần và phân phối các sản phẩm, tạo điều kiện cho
các yếu tố như chất lượng, thời gian, rủi ro, giá cả và tính bền vững về môi trường
sẽ được xử lý một cách linh động, theo thời gian thực và ở tất cả các giai đoạn của
chuỗi giá trị.
d) Tính tăng tốc thông qua các “công nghệ mũ”
Đặc điểm chính thứ tư của Cách mạng Công nghiệp 4.0 là sự xuất hiện của các
công nghệ mũ. Công nghệ mũ ở đây được hiểu là các công nghệ tiên tiến cho phép
kết quả hoặc hiệu suất đầu ra qua mỗi chu kỳ tăng gấp đôi với chi phí chỉ bằng một
nửa. Máy vi tính là ví dụ đầu tiên về Công nghệ mũ. Định luật Moore đã chỉ ra
rằng: Số lượng transistor trên mỗi đơn vị inch vuông sẽ tăng lên gấp đôi sau mỗi 18
tháng. Định luật này là một bước ngoặt lớn trong ngành công nghệ điện tử, nó đã
đưa ra lời giải thích về vấn đề tại sao nhà sản xuất có thể giảm giá thành trong khi
vẫn tiếp tục nâng cao hiệu suất của phần cứng. Trong giai đoạn Cách mạng công
nghiệp 4.0, có rất nhiều công nghệ mũ khác ra đời, như in 3D, máy bay không
người lái, rô bốt, trí thông minh nhân tạo, sinh học tổng hợp,… Các công nghệ này
tạo động lực cho các cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư không diễn ra với tốc
độ tuyến tinh bình thường như các cuộc Cách mạng Công nghiệp trước đây mà phát
triển rất nhanh theo cấp số nhân (hàm số mũ) (Deloitte, 2015, tr.10).
Việc ra đời ngày càng nhiều công nghệ mũ trở thành chất xúc tác cho phép
xuất hiện các giải pháp được cá nhân hóa, nâng cao tính tính linh hoạt và tiết kiệm
chi phí trong các quy trình công nghiệp. Cụ thể:



16

➢ Công nghiệp 4.0 đã yêu cầu các giải pháp tự động hóa có tính nhận thức và
tự chủ cao. Trí tuệ nhân tạo (AI), robot tiên tiến và công nghệ cảm biến có khả năng
tăng tính tự chủ hơn nữa và tăng tốc độ cá nhân hóa và linh hoạt.
➢ AI không chỉ giúp lập kế hoạch cho các nhà máy và kho linh hoạt hơn, tiết
kiệm thời gian và chi phí trong quản lý chuỗi cung ứng (Supply Chain Management
- SCM), tăng độ tin cậy trong sản xuất hoặc phân tích dữ liệu lớn, mà còn giúp tìm
ra giải pháp thiết kế và xây dựng mới sự hợp tác giữa con người và máy móc đến
điểm dịch vụ.
➢ Vật liệu nano và vật liệu nano chức năng cũng có thể được sử dụng trong
các chức năng kiểm soát sản xuất để quản lý chất lượng hiệu quả hơn hoặc cho phép
sản xuất rô bốt thế hệ tiếp theo được tiến hành cùng lúc với việc đảm bảo an toàn
cho con người.
➢ Robot bảo dưỡng bay trong các phòng sản xuất và việc sử dụng máy bay để
tiến hành các nghiệp vụ liên quan đến hàng tồn kho và cung cấp phụ tùng thay thế,
vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày hay đêm và ở bất kỳ địa hình và thời tiết nào,
sẽ là các ứng dụng mà trong tương lai được tiến hành hàng ngày trong các nhà máy
tự trị và thông minh trong tương lai.
➢ In 3D cũng cho phép ra đời nhiều giải pháp sản xuất mới (ví dụ chức năng,
tăng tính tinh vi mà không cần thêm chi phí) hoặc các giải pháp chuỗi cung ứng mới
(ví dụ giảm hàng tồn kho, thời gian giao hàng nhanh hơn), hoặc kết hợp cả hai dẫn
đến phá vỡ các mô hình kinh doanh.
Nền tảng các công nghệ mũ đã đem đến và hứa hẹn sẽ đem đến một Cách
mạng công nghiệp 4.0 phát triển với tốc độ chưa từng thấy, làm biến đổi sâu sắc
cuộc sống của con người. “Cuộc cách mạng này kết hợp nhiều công nghệ dẫn đến
những thay đổi chưa có tiền lệ trong mô hình kinh tế, kinh doanh, xã hội, và cá
nhân. Nó không chỉ thay đổi mục đích làm việc và cách thức thực hiện, mà còn thay
đổi chính con người chúng ta.” (Klaus Schwab, 2016, tr.6).
1.2 Tổng quan về ngành dệt may Việt Nam

1.2.1 Lịch sử phát triển ngành Dệt may Việt Nam
1.2.1.1 Giai đoạn trước năm 1986


×