Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỆN MÁY VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 125 trang )

TRƯỜNG ĐAI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----------***-----------

LUẬN VĂN THẠC SỸ

TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỆN MÁY VIỆT NAM

Ngành: Kinh doanh

VŨ XUÂN HỘI

Hà Nội - 2019


TRƯỜNG ĐAI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-----------***-----------

LUẬN VĂN THẠC SỸ

TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỆN MÁY VIỆT NAM

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 8340101

Họ và tên học viên: Vũ Xuân Hội
Người hướng dẫn: TS. Phan Trần Trung Dũng



Hà Nội - 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tăng cường hoạt động Thương mại điện tử
của các doanh nghiệp điện máy Việt Nam” là do bản thân tôi nghiên cứu, sưu
tầm tài liệu và xây dựng.
“Tôi xin cam đoan các số liệu phân tích và các kết quả trong luận văn là
trung thực và chưa được công bố dưới bất cứ hình thức nào.
Tác giả

Vũ Xuân Hội


ii

LỜI CẢM ƠN
“Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được giúp đỡ rất lớn từ
các thầy, cô giáo Trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt là TS. Phan Trần
Trung Dũng. Vì vậy, qua bài luận văn này tác giả xin chân thành bày tỏ lòng
biết ơn đến TS. Phan Trần Trung Dũng người đã hết lòng giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành luận văn này.
Tác giả trân trọng cảm ơn toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Quản
Trị Kinh Doanh - Trường Đại học Ngoại Thương đã tận tình truyền đạt những
kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả trong
suốt quá trình học tập nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn.
“Do điều kiện về thời gian và hiểu biết của tác giả còn có những hạn

chế nhất định, tác giả cũng rất mong nhận được những đóng góp quý báu của
các thầy cô giáo và các độc giả để luận văn được hoàn thiện hơn nữa.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả

Vũ Xuân Hội


iii

MỤC LỤC
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ...........................................................................................vii
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................. viii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ........................................................................................... ix
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ............................................................................................................................4
1.1 Khái niệm về thương mại điện tử ...................................................................4
1.1.1 Khái niệm về thương mại điện tử .............................................................4
1.1.2 Đặc điểm của thương mại điện tử ............................................................5
1.1.3 Một số mô hình doanh thu phổ biến trong Thương mại điện tử ..............9
1.1.4 Thanh toán trong Thương mại điện tử ...................................................12
1.1.5 Lợi ích của Thương mại điện tử .............................................................15
1.2 Các loại hình giao dịch trong Thương mại điện tử ......................................18
1.2.1 Một số loại hình giao dịch trong Thương mại điện tử ...........................18
1.2.2 Loại hình giao dịch Thương mại điện tử giữa Công ty với Công ty
(B2B) ...............................................................................................................19
1.2.3 Loại hình giao dịch giữa Công ty và Người tiêu dùng (B2C) ...............26

1.3 Các cơ sở để phát triển Thương mại điện tử ................................................29
1.3.1 Hạ tầng cơ sở về công nghệ ...................................................................30
1.3.2 Hạ tầng cơ sở về nhân sự .......................................................................30
1.3.3 Hạ tầng cơ sở pháp lý về Thương mại điện tử ..........................................30
1.3.4 Hạ tầng cơ sở về điều kiện kinh tế - xã hội ............................................31
1.4

Hoạt động Thương mại điện tử của các doanh nghiệp điện máy .............32

1.5

Bài học kinh nghiệm hoạt động Thương mại điện tử trên thế giới ..........35

1.5.1

Khái quát hoạt động Thương mại điện tử trên thế giới ....................35

1.5.2
giới

Một số mô hình hoạt động Thương mại điện tử thành công trên thế
...........................................................................................................37

1.5.3

Bài học kinh nghiệm ..........................................................................40

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỆN MÁY VIỆT NAM .................................43



iv

2.1 Khái quát về hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam ...........................43
2.1.1 Tóm tắt tình hình hoạt động Thương mại điện tử tại Việt Nam .............43
2.2 Khái quát về hoạt động Thương mại điện tử tại các doanh nghiệp điện máy
Việt Nam ............................................................................................................53
2.2.1 Tóm tắt tình hình hoạt động của các doanh nghiệp điện máy Việt Nam
.........................................................................................................................53
2.2.2 Tóm tắt tình hình hoạt động Thương mại điện tử của các doanh nghiệp
điện máy Việt Nam ..........................................................................................55
2.3 Phân tích hoạt động Thương mại điện tử tại trường hợp nghiên cứu ..........59
2.3.1 Thực trạng về hoạt động Thương mại điện tử tại Công ty CP Đầu tư
Thế giới di động ..............................................................................................59
2.3.2 Thực trạng về hoạt động Thương mại điện tử tại Công ty CP PICO ....74
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
ĐIỆN TỬ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP ĐIỆN MÁY TẠI VIỆT NAM .......81
3.1 Quan điểm, chủ trương và mục tiêu phát triển hoạt động Thương mại điện
tử tại Việt Nam ...................................................................................................81
3.1.1 Quan điểm phát triển hoạt động Thương mại điện tử ...........................81
3.1.2 Chủ trương phát triển hoạt động Thương mại điện tử ..........................82
3.1.3 Mục tiêu phát triển hoạt động Thương mại điện tử ...............................82
3.2 Triển vọng trong hoạt động Thương mại điện tử của các Doanh nghiệp điện
máy Việt Nam ....................................................................................................84
3.2.1 Chi phí vận hành cửa hàng truyền thống tạo động lực cho Thương mại
điện tử .............................................................................................................84
3.2.2 Sự phát triển của công nghệ và tăng trưởng kinh tế sẽ là động lực thúc
đẩy hoạt động Thương mại điện tử .................................................................84
3.3 Hệ thống giải pháp tăng cường hoạt động Thương mại điện tử của các
Doanh nghiệp điện máy Việt Nam .....................................................................85

3.3.1 Các đề xuất kiến nghị .............................................................................85
3.3.2 Các giải pháp đối với các doanh nghiệp điện máy Việt Nam ................92
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng tình hình hoạt động thương mại điện tử của
lĩnh vực điện nói chung, và thực trạng áp dụng TMĐT tại hai trường hợp
nghiên cứu là Công ty CP Thế giới Di động và Công ty CP PICO, luận văn
đưa ra một số các giải pháp nhằm tăng cường hoạt động TMĐT của các
doanh nghiệp trong ngành, chi tiết như sau: ..................................................92
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 101


v

PHỤ LỤC I. DANH MỤC KHUNG PHÁP LÝ CƠ BẢN THƯƠNG MẠI ĐIỆN
TỬ VIỆT NAM ...................................................................................................... 103
PHỤ LỤC III. GIAO DIỆN CỦA WEBSITE VÀ ỨNG DỤNG THÔNG MINH
ĐMX ....................................................................................................................... 108
PHỤ LỤC 4: GIAO DIỆN WEBSITE PICO ..................................................... 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 110


vi

DANH MỤC VIẾT TẮT
TMĐT

Thương mại điện tử

B2B

Business to Business: doanh nghiệp với doanh nghiệp


B2C

Business to Customer: doanh nghiệp với người tiêu dùng

C2C

Customer to Customer: người tiêu dùng với người tiêu dùng

B2G

Business to Government: doanh nghiệp với chính phủ

G2B

Government to Business: chính phủ với doanh nghiệp

G2C

Government to Customer: chính phủ với người tiêu dùng/người dân

D2C

Direct to Customer: Phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất tới người tiêu
dùng

TCTD

Tổ Chức Tín Dụng


QR Code Quick Responde Code: Mã phản hồi nhanh
VPN

Virtual Private Network: Mạng riêng ảo

VAN

Value Added Network: Mạng giá trị gia tăng

EDI

Electronic Data Interchange: Trao đổi dữ liệu điện tử

CNTT

Công Nghệ Thông Tin

TGDĐ

Thế Giới Di Động

ĐMX

Điện Máy Xanh

BHX

Bách Hóa Xanh

ADB


Ngân hàng phát triển Châu Á

VECOM
WTO
VN

VietNam E-Commerce Association: Hiệp hội TMĐT Việt Nam
World Trade Organization – Tổ chức thương mại thế giới
Việt Nam


vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1 Doanh số TMĐT (B2C) và tỷ trọng Tổng Doanh số bán lẻ .................. 35
Biểu đồ 1.2 Doanh số bán lẻ TMĐT B2C tại 10 quốc gia lớn nhất thế giới ............ 36
Biểu đồ 1.3: Doanh số TMĐT B2C và B2B toàn cầu............................................... 36
Biểu đồ 2.1 Mức độ sử dụng TMĐT theo giới tính, độ tuổi và thu nhập ................. 44
Biểu đồ 2.2 Đánh giá của người tiêu dùng về nguyên nhân lựa chọn và.................. 44
Biểu đồ 2.3 Các mặt hàng được ưu tiên lựa chọn mua sắm trên TMĐT .................. 45
Biểu đồ 2.4 Phương tiện được sử dụng trong TMĐT ............................................... 46
Biểu đồ 2.5 Hình thức thanh toán trong TMĐT ....................................................... 46
Biểu đồ 2.6: Các nhóm mặt hàng được giao dịch chính trên TMĐT ....................... 48
Biểu đồ 2.7: Nguồn thu chính của website, ứng dụng bán hàng TMĐT .................. 48
Biểu đồ 2.8 : Nguồn thu chính của các website, ứng dụng cung cấp dịch vụ TMĐT48
Biểu đồ 2.9: Cơ cấu chi phí của website, ứng dụng di động bán hàng TMĐT ......... 50
Biểu đồ 2.10: Các kỹ năng chuyên ngành CNTT – TMĐT khó tuyển dụng hiện nay53
Biểu đồ 2.11 Doanh thu hàng điện tử, điện máy tại Việt Nam 2014 – 2018 ............ 54
Biểu đồ 2.12: Nhóm hàng được bán chạy qua sàn TMĐT ....................................... 58

Biểu đồ 2.13: Danh sách cổ đông của Công ty ......................................................... 60
Biểu đồ 2.14: Cơ cấu doanh thu theo mặt hàng và theo chuỗi cửa hàng .................. 61
Biểu đổ 2.15: Thị phần và số lượng chuỗi cửa hàng của Thế giới di động .............. 61
Biểu đồ 2.16: Thị phần và số lượng cửa hàng của chuỗi Điện Máy Xanh ............... 62
Biểu đồ 2.17: Số lượng cửa hàng và Doanh thu/cửa hàng của Bách Hóa Xanh ...... 63
Biểu đồ 2.18: Lượt truy cập website bán hàng/tháng của TGDĐ và ĐMX ............. 69
Biều đồ 2.19: DT online và tỷ trọng/Tổng DT từ Quý 1/2017 – Quý 1/2019 .......... 71
Biểu đồ 2.20: Cơ cấu cổ đông của Công ty CP PICO............................................... 75
Biểu đồ 2.21: Cơ cấu doanh thu trong lĩnh vực điện máy của doanh nghiệp ........... 76
Biểu đồ 2.22: Số lượng lượt truy cập website bán hàng của PICO .......................... 78
Biểu đồ 2.23: Doanh thu online và tỷ trọng trong Tổng doanh thu của PICO ......... 79


viii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Bảng tóm tắt các mô hình doanh thu phổ biến trong TMĐT ................................. 9
Bảng 1.2 Một số loại hình giao dịch trong TMĐT .............................................................. 18
Bảng 1.3. Phương pháp giao dịch trong hình thức Ít bên bán, nhiều bên mua .................... 21
Bảng 1.4 Phương pháp giao dịch trong hình thức Ít bên mua, nhiều bên bán ..................... 22
Bảng 2.1 Xếp hạng các website TMĐT theo lượt truy cập ................................................. 47
Bảng 2.2: Khó khăn, trở ngại khi vận hành website, ứng dụng TMĐT .............................. 50
Bảng 2.3: DT theo mặt hàng của các sản phẩm điện tử, điện máy năm 2018 ..................... 54
Bảng 2.4 Bảng xếp hạng lượt truy cập website TMĐT của các doanh nghiệp điện tử, điện
máy tại Quý 4/2018.............................................................................................................. 57
Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018 của Công ty CP ĐT TGDĐ ............... 63
Bảng 2.6: Cách thức tăng tỷ lệ chuyển đổi mua hàng thành công trên TMĐT ................... 68
Bảng 2.7: Bảng xếp hàng lượt truy cập website bán hàng điện tử của các doanh nghiệp
TMĐT tại Việt Nam - Quý 1/2019 ..................................................................................... 70
Bảng 2.8: Kết quả doanh thu năm 2018 và cơ cấu các mảng .............................................. 76


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quy trình xử lý đơn hàng qua kênh TMĐT........................................................ 67
Sơ đồ 2.2: Quy trình xử lý đơn hàng Online của Pico ......................................................... 77


ix

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Dưới sự phát triển của công nghệ thông tin, Thương mại điện tử đang
trở thành xu hướng tất yếu của nền kinh tế toàn cầu, là phương tiện để các
doanh nghiệp xây dựng các chiến lược, mô hình kinh doanh, bán hàng.
Trong những năm trở lại đây, tại thị trường Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh
vực bán lẻ như: ngành điện tử, điện máy, hàng tiêu dùng, thực phẩm đồ uống, thời
trang, mỹ phẩm, dịch vụ vận tải….đang chứng kiến sự phát triển bùng nổ của
thương mại điện tử với sự đầu tư lớn của nội tại các doanh nghiệp, cũng như
các nguồn vốn nước ngoài vào lĩnh này nhằm tăng cường thị phần của mình.
Với mong muốn tìm hiểu và nghiên cứu sâu về lĩnh vực thương mại điện
tử nói chung, cũng như thực trạng việc áp dụng thương mại điện tử tại Việt
Nam nói riêng, tác giả đã lựa chọn đề tài “Tăng cường hoạt động thương mại
điện tử của các doanh nghiệp điện máy Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu
luận văn của mình.
Thông qua luận văn này, tác giả đã thực hiện nghiên cứu các khái niệm
cơ bản về thương mại điện tử như: khái niệm, đặc điểm, đối tượng tham gia,
các mô hình kinh doanh trong TMĐT. Đồng thời, trên cơ sở đánh giá thực trạng
hoạt động TMĐT tại Việt Nam, ngành thương mại điện máy và đi sâu vào
trường hợp nghiên cứu cụ thể là tại Công ty CP Thế giới di động và Công ty CP
Pico, luận văn đã đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm tăng cường hoạt động
TMĐT của các doanh nghiệp điện máy Việt Nam, bao gồm:
- Các giải pháp vĩ mô như: hoàn thiện môi trường pháp lý, nâng cao chất

lượng nguồn nhân lực, hạ tầng CNTT và các yếu tố xã hội khác..được xem là những
nhân tố giúp phát triển, khuyến khích, bảo vệ người tiêu dùng, doanh nghiệp tham
gia TMĐT.
- Trong khi đó ở nhóm giải pháp thứ hai là những giải pháp đối với doanh
nghiệp trong ngành như: giảm thiểu tỷ lệ bỏ giỏ hàng, giao hàng trong ngày, tăng
cường trải nghiệm khách hàng hay đẩy mạnh tương tác xã hội..là những giải pháp
giúp các doanh nghiệp điện máy tiếp cận được lượng lớn khách hàng tiềm năng trên


x

Internet, gia tăng thị phần trên kênh TMĐT nói riêng và toàn bộ doanh nghiệp nói
chung.
Tác giả hi vọng, thông qua luận văn người đọc có thể tìm hiểu được
những thông tin hữu ích liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử, đặc biệt có
thể nghiên cứu và áp dụng vào thực tế các giải pháp đã được nêu ra.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Thế giới đang chứng kiến sự phát triển bùng nổ về công nghệ thông tin và
Internet, con người từ đó có thể giao tiếp và kết nối với nhau dễ dàng và nhanh
chóng, loại bỏ hạn chế về không gian địa lý, chênh lệch thời gian giữa các khu vực
địa lý. Đây chính là điều kiện thuận lợi để phát triển và ứng dụng TMĐT trong hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hiện nay, TMĐT đã trở thành phương thức
giao dịch quen thuộc của nhiều doanh nghiệp lớn trên thế giới và Việt Nam. Sự phát
triển của thương mại điện tử đã làm thay đổi các phương thức kinh doanh và giao
dịch truyền thống, đem lại những lợi ích to lớn cho các doanh nghiệp, người tiêu

dùng và toàn xã hội. Lợi ích đối với doanh nghiệp ứng dụng TMĐT là nâng cao
năng suất, giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường và tạo ra các
cơ hội kinh doanh mới. Còn đối với những người tiêu dùng, TMĐT mang đến sự
tiện lợi trong mua sắm hàng hóa, tiết kiệm các chi phí tìm kiếm và mua hàng, đồng
thời mang lại nhiều sự lựa chọn hơn.
Tại Việt Nam, với hơn 64 triệu người tương đương 66% dân số đang sử dụng
Internet và 58 triệu người sử dụng các mạng xã hội cùng với quy mô tăng trưởng
của thị trường, năm 2018 chứng kiến sự sôi động của kinh doanh TMĐT với quy
mô đạt khoảng 7,8 tỷ USD, tăng trưởng 30% so với năm trước1. Bên cạnh đó, nhiều
sàn giao dịch TMĐT được ra đời, nhiều doanh nghiệp triển khai kênh TMĐT trong
việc bán hàng và phân phối hàng hóa, các quỹ đầu tư, tập đoàn nước ngoài cũng tích
cực góp vốn đầu tư hay mua lại cổ phần cho các sàn giao dịch, các website TMĐT
tại Việt Nam là những minh chứng cho sự phát triển của TMĐT của Việt Nam trong
thời gian gần đây.
Nắm bắt được xu thế phát triển của TMĐT, các doanh nghiệp Việt Nam
trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong ngành bán lẻ như: điện tử, điện máy, hàng tiêu
dùng, thực phẩm đồ uống, thời trang, mỹ phẩm, dịch vụ vận tải….đã có sự tham gia
và đầu tư vào kênh TMĐT theo nhiều mô hình TMĐT hiện đại và thành công trên
thế giới. Đặc biệt với các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện máy điện tử là ngành
1

Nguồn tham khảo: Báo cáo chỉ số thương mại điện tử 2019 của Hiệp hội thương mại điện tử Việt Nam
(VECOM)


2

hàng được cập nhật các công nghệ phát triển nhất, cộng với đội ngũ cán bộ nhân
viên được đào tạo có kiến thức và kỹ thuật về công nghệ thông tin, sẽ có cơ hội để
ứng dụng và phát triển TMĐT vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Tuy

nhiên, việc ứng dụng và mức độ tham gia vào TMĐT của các doanh nghiệp trong
lĩnh vực này còn chưa đồng nhất, nhiều doanh nghiệp chưa tận dụng được hết
những lợi ích mà TMĐT có thể mang lại.
Với mong muốn tìm hiểu sâu thêm về những vấn đề liên quan đến TMĐT
nói chung và tình hình áp dụng tại các doanh nghiệp trong lĩnh vực điện máy, tác
giả đã lựa chọn đề tài “Tăng cường hoạt động thương mại điện tử của các doanh
nghiệp điện máy Việt Nam” làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu chung về thương mại điện tử, các loại hình và mô hình kinh doanh
TMĐT đang được áp dụng chủ yếu;
Nghiên cứu thực trạng TMĐT tại Việt Nam nói chung và việc áp dụng tại
các doanh nghiệp điện máy tại Việt Nam nói riêng;
Đề xuất giải pháp giúp tăng cường và nâng cao hiệu quả hoạt động TMĐT
của các doanh nghiệp điện máy Việt Nam.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động thương mại điện tử và các
loại hình TMĐT và mô hình kinh doanh tương ứng áp dụng trong doanh nghiệp, tập
trung nghiên cứu vào 2 loại hình phổ biến là doanh nghiệp với doanh nghiệp B2B
và doanh nghiệp với khách hàng B2C.
Ngoài ra, đối tượng nghiên cứu của luận văn trong thực tế là các doanh
nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện máy Việt Nam và trường hợp nghiên cứu cụ
thể là Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động và Công ty CP Pico.
4. Phạm vi nghiên cứu
Về mặt nội dung: phạm vi nghiên cứu là thương mại điện tử và hoạt động
TMĐT tại các doanh nghiệp điện máy Việt Nam, trong đó nghiên cứu cụ thể tại
Công ty CP Đầu tư Thế Giới Di Động và Công ty CP Pico


3


Về mặt không gian: Phạm vi nghiên cứu của luận văn chủ yếu là tại Việt
Nam, tuy nhiên để tăng tính thuyết phục của nội dung luận văn có đề cập đến thực
trạng hoạt động TMĐT trên toàn cầu.
Thời gian nghiên cứu: những tư liệu, số liệu của luận văn được sử dụng để
phân tích được lấy trong thời gian năm 2015 trở lại đây.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu nói trên, luận văn sử dụng tổng hợp các
phương pháp như: phân tích, phân loại, hệ thống và tổng hợp lý thuyết; cũng như áp
dụng các phương pháp nghiên cứu khác như: phương pháp tìm kiếm thông tin,
phương pháp xử lý thông tin, phương pháp thống kê, hệ thống hóa, diễn giải và so
sánh thông tin.
6. Kết cấu của luận văn:
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn được chia làm 03 chương, cụ thể như sau:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động Thương mại điện tử
- Chương 2: Thực trạng hoạt động TMĐT của các doanh nghiệp điện máy
tại Việt Nam
- Chương 3: Giải pháp tăng cường hoạt động TMĐT của các doanh nghiệp
điện máy Việt Nam


4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 Khái niệm về thương mại điện tử
1.1.1 Khái niệm về thương mại điện tử
1.1.1.1 Khái niệm về thương mại điện tử
a) Khái niệm theo nghĩa hẹp:
TMĐT theo nghĩa hẹp là việc mua bán hàng hóa hay dịch vụ thông qua các
phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt là máy tính và Internet. Cách hiểu

này tương tự với một số các quan điểm như sau:
TMĐT là các giao dịch thương mại về hàng hóa và dịch vụ được thực hiện

i.

thông qua các phương tiện điện tử (Diễn đàn đối thoại xuyên Đại Tây Dương, 1997)
TMĐT là việc thực hiện các giao dịch kinh doanh có dẫn tới việc chuyển

ii.

giao giá trị thông qua các mạng viễn thông (EITO, 1997)
TMĐT là việc hoàn thành bất kỳ một giao dịch nào thông qua một mạng

iii.

máy tính làm trung gian mà bao gồm việc chuyển giao quyền sở hữu hay quyền sử
dụng hàng hóa và dịch vụ (Cục thống kê Hoa Kỳ, 2000)
Như vậy, theo nghĩa hẹp, TMĐT được bắt đầu bằng việc các tổ chức, doanh
nghiệp, cá nhân thực hiện mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thông qua việc sử
dụng các phương tiện điện tử và mạng Internet. Các giao dịch này có thể được thực
hiện giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), giữa doanh nghiệp với cá nhân
(B2C) hoặc giữa cá nhân với nhau (C2C).
b) Khái niệm theo nghĩa rộng
Theo một số tổ chức, khái niệm về TMĐT theo nghĩa rộng được định nghĩa như
sau:

Theo Ủy ban Liên hiệp quốc về Thương mại và phát triển (UNCITAD):
TMĐT bao gồm các hoạt động của Công ty, theo chiều ngang: “TMĐT là việc thực
hiện toàn bộ hoạt động kinh doanh bao gồm martketing, bán hàng, phân phối và
thanh toán thông qua các phương tiện điện tử”. Như vậy, khái niệm này đã đề cập

đến toàn bộ quá trình của hoạt động kinh doanh, không chỉ giới hạn riêng lĩnh vực
mua và bán, và toàn bộ các hoạt động kinh doanh này được thực hiện thông qua các
phương tiện điện tử.


5

Theo WTO, TMĐT được định nghĩa bao gồm việc sản xuất, quảng cáo, bán
hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng Internet, nhưng
đươc giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như những
thông tin số hóa thông qua mạng Internet2.
Tại Việt Nam, theo Nghị định số 11/VBHT – BCT ngày 21/02/2018, định
nghĩa hoạt động TMĐT là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt
động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn
thông di động hoặc các mạng mở khác. Định nghĩa này tương đối rộng, coi hầu hết
các hoạt động các hoạt động kinh doanh từ đơn giản một giao dịch thực hiện qua
điện thoại hay những giao dịch trao đổi phức tạp khác đều là TMĐT.
Như vậy, mặc dù được nhiều tổ chức định nghĩa TMĐT, nhưng nhìn chung
TMĐT là một khái niệm dùng để mô tả quá trình giao dịch mua, bán, chuyển
giao trao đổi sản phẩm, dịch vụ và thông tin qua mạng máy tính, chủ yếu là
Internet và mạng nội bộ intranets.
1.1.1.2 Các phương tiện thực hiện thương mại điện tử:
Các phương tiện thực hiện TMĐT bao gồm: điện thoại, máy fax, truyền hình,
máy tính và mạng Internet.., trong đó vai trò của máy tính và mạng Internet đóng
vai trò rất quan trọng của TMĐT trong việc phát triển ứng dụng, cung cấp dịch vụ
quản lý các hoạt động trong doanh nghiệp, đồng thời hình thành các mô hình kinh
doanh mới. Tuy nhiên, không chỉ giới hạn ở máy tính, gần đây các thiết bị điện tử di
động cũng dần chiếm vị trí quan trọng, đặc biệt là việc ứng dụng mạnh mẽ điện
thoại thông mình vào thương mại đã làm đa dạng các hoạt động thương mại điện tử
như là công cụ để đặt hàng, thanh toán điện tử đến việc thực hiện các giao dịch khác

như: giao dịch chứng khoán, tài chính ngân hàng, thanh toán hóa đơn…
1.1.2 Đặc điểm của thương mại điện tử
1.1.2.1 Mối quan hệ giữa Thương mại điện tử và hệ thống công nghệ, thông tin
TMĐT là việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong mọi hoạt động
thương mại, buôn bán trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Mối quan hệ này là mối quan
hệ tương hỗ hai chiều với nhau, điều này có nghĩa sự phát triển của các công nghệ

2

Theo Giáo trình Thương mại điện tử trong thời đại số, GS.TS Thái Thanh Sơn, TS. Thái Thanh Tùng


6

thông tin sẽ thúc đẩy hoạt động TMĐT và ngược lại chính sự phát triển của TMĐT
là động lực cho sự phát triển của các lĩnh vực công nghệ thông tin.
Cùng với xu hướng Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, kinh tế số là yếu
tố quan trọng tác động ảnh hưởng lớn đến đời sống, xã hội và cơ cấu của nền kinh
tế. Thương mại dần được toàn cầu hóa; công nghệ cao và các mô hình kinh doanh
mới ngày càng phát triển. Thị trường TMĐT vì thế cũng được mở rộng, mô hình
TMĐT ngày càng đổi mới, các chuỗi cung ứng truyền thống với sự hỗ trợ của sức
mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin trở thành chuỗi cung ứng thông
minh, đem lại hiệu quả cho nền kinh tế số nói chung cũng như TMĐT nói riêng.
1.1.2.2 Phạm vi và thời gian hoạt động không giới hạn
Trong hoạt động thương mại truyền thống, các bên sẽ gặp gỡ nhau để thực
hiện đàm phán, ký kết hợp đồng và hoàn tất các giao dịch. Tuy nhiên trong hoạt
động TMĐT có thể thực hiện hoàn toàn qua mạng thông qua các phương tiện điện
tử có kết nối với mạng viễn thông, chủ yếu là sử dụng mạng Internet. Do đó thị
trường trong TMĐT chính là hệ thống thông tin và thị trường này là thị trường phi
biên giới.

Cũng chính nhờ đặc điểm này mà phạm vi và thời gian hoạt động của TMĐT
là không bị giới hạn. Tất cả mọi người ở tất cả các quốc gia trên khắp thế giới sẽ
không phải di chuyển tới bất cứ địa điểm nào mà vẫn có thể tham gia và tiến hành
giao dịch điện tử bằng cách truy cập vào các website thương mại hoặc các trang
mạng xã hội.
Không những vậy, các bên tham gia vào hoạt động TMĐT đều có thể tiến
hành các giao dịch trong suốt 24 giờ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên tục ở bất cứ
nơi đâu khi có các phương tiện điện tử được kết nối các mạng viễn thông. Với sự
phát triển mạnh mẽ của các thiết bị điện tử cũng như mạng viễn thông ngày nay, chi
phí để sở hữu cũng như chi phí dịch vụ viễn thông là tương đối cạnh tranh, đa dạng
và phù hợp với nhiều tầng lớp thu nhập trong xã hội.
1.1.2.3 Chủ thể tham gia
Trong hoạt động TMĐT phải có tối thiểu ba chủ thể tham gia, đó là:
a) Nhóm thứ nhất: nhóm các chủ thể tham gia gián tiếp, bao gồm:


7

i. Tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT bao gồm: thiết lập website TMĐT để
cung cấp môi trường cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động xúc tiến thương
mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ.
ii. Tổ chức cung cấp hạ tầng mạng cho người sở hữu website TMĐT bán
hàng và cho tổ chức cung cấp dịch vụ TMĐT. Các tổ chức này còn có nhiệm vụ
truyền tải dữ liệu, lưu giữ thông tin giữa các bên tham gia giao dịch TMĐT, đồng
thời cũng là nơi xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch TMĐT.
b) Nhóm thứ hai: Bên bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ bao gồm:
i. Người sở hữu website TMĐT bán hàng là các tổ chức, cá nhân tự thiết
lập website để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc cung ứng
dịch vụ của mình.
ii. Người bán bao gồm tổ chức, cá nhân sử dụng website của tổ chức cung

cấp dịch vụ TMĐT để phục vụ hoạt động xúc tiến thương mại, bán hàng hóa hoặc
cung ứng dịch vụ của mình.
Đây là nhóm đóng một vai trò chủ động, thúc đẩy TMĐT phát triển. Ở chiều
ngược lại TMĐT cung cấp cho doanh nghiệp các thông tin phong phú về các nhà
sản xuất kinh doanh, thị trường đầu vào, đầu ra tiếp cận nhanh với các phản hồi của
khách hàng từ đó giúp cho doanh nghiệp xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh
thích hợp với nhu cầu thị trường, thậm chí sản xuất theo đơn hàng nhằm giảm thiểu
chi phí tồn kho, đây là xu thế phát triển của ngành hàng trong khu vực và thế giới.
Thông qua TMĐT, doanh nghiệp tìm kiếm nắm bắt được công nghệ sản xuất mới,
nhanh, tìm đối tác, nắm chắc thông tin thị trường từ đó tác động lại quá trình sản
xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động với mức chi phí phù hợp.
c) Nhóm thứ ba: Bên mua hàng
Khách hàng, người mua hàng trong TMĐT là người trực tiếp sử dụng mạng
Internet để tìm kiếm và mua hàng hóa. TMĐT cho phép người tiêu dùng mua sắm
hàng hóa, dịch vụ mọi lúc, mọi nơi, không có giới hạn về không gian và thời gian
với chi phí thấp nhất. Ngày nay, các thông tin tương đối thuận tiện, dễ dàng và
phong phú hơn nên người tiêu dùng chỉ cần truy cập Internet là có thể so sánh giá cả
giữa các nguồn hàng và từ đó tìm được mức giá phù hợp nhất. Đối với các sản


8

phẩm số hóa được như phim, nhạc, sách điện tử, phần mềm,v.v… việc giao hàng và
thanh toán được thực hiện một cách dễ dàng thông qua mạng Internet.
d) Các đối tượng khác
Ngoài ba nhóm chính các chủ thể chính trên, trong TMĐT không thể không
nhắc tới vai trò của Nhà nước, các Ngân hàng và TCTD, đơn vị vận tải. Nhà nước
với vai trò điều tiết vĩ mô nền kinh tế, nên là một yếu tố quan trọng quyết định đối
với việc phát triển TMĐT trong việc xây dựng hành lang pháp lý cho giao dịch
TMĐT, điều chỉnh các quan hệ giao dịch trên mạng, tạo ra môi trường an toàn,

công bằng, hạn chế các rủi ro hay tranh chấp thương mại. Bằng cách đó khuyến
khích các doanh nghiệp chủ động tham gia TMĐT, tìm kiếm kênh bán hàng mới.
Đối với Ngân hàng và các TCTD đóng vai trò là trung gian thanh toán, cung
cấp các phương tiện thanh toán trong giao dịch TMĐT, đặc biệt là các hình thức
thanh toán điện tử như: Internet banking, Mobile banking, cổng thanh toán trực
tuyến, ví điện tử, QRCode.. đã giúp việc thanh toán trong TMĐT được thực hiện dễ
dàng và thuận lợi hơn.
Dịch vụ vận tải, logistics đóng vai trò là mắt xích then chốt để hoàn tất các
giao dịch TMĐT đối với các hàng hóa hữu hình, giúp hàng hóa được đưa đến thị
trường một cách nhanh chóng và kịp thời, chính sác, an toàn và tiết kiệm chi phí.
Tại các thị trường TMĐT lớn trên thế giới, các doanh nghiệp như Amazon, Alibaba
có thể đầu tư cho hoạt động logistics của họ. Tuy nhiên tại các thị trường nhỏ như
Việt Nam, dịch vụ logistics chủ yếu là do bên thứ ba cung cấp như:
Giaohangtietkiem, giaohangnhanh, ViettelPost…Nguyên nhân là do thị trường
TMĐT của các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ lớn để bù được các chi phí đầu tư
phương tiện vận tải, chi phí vận hành logistics. Các bên cung cấp dịch vụ logistics
với lợi thế về phương tiện, nhân lực và kinh nghiệm quản lý trên sự hỗ trợ của các
ứng dụng về lộ trình di chuyển sẽ giúp việc giao hàng cho các doanh nghiệp kinh
doanh TMĐT được diễn ra nhanh chóng nhất, đồng thời tiết kiệm được rất nhiều
các chi phí vận tải do nhờ yếu tố quy mô.


9

1.1.3 Một số mô hình doanh thu phổ biến trong Thương mại điện tử
Trên cơ sở những đặc điểm của TMĐT, một số mô hình kinh doanh đã được
ra đời nhằm mục đích khai thác và tận dụng những đặc trưng của loại hình kinh
doanh này:
Bảng 1.1 Bảng tóm tắt các mô hình doanh thu phổ biến trong TMĐT
Loại mô hình


Nguồn thu

Mô hình doanh Cung cấp dịch vụ miễn phí cho người dùng, doanh thu dựa trên
thu quảng cáo

việc quảng cáo cho các công ty quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.
Cung cấp các nhóm, câu lạc bộ để khách hàng tham gia là hội
viên.

Mô hình doanh
thu thuê bao

Khách hàng sẽ phải trả phí để tham gia, hoặc trả phí để được sử
dụng các dịch vụ, tiện ích nâng cao.
Có thể kết hợp với mô hình doanh thu quảng cáo để thu phí quảng
cáo từ các doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo sản phẩm và dịch
vụ
Cung cấp trang mạng, website để các đối tác tham gia giao dịch và

Mô hình phí
giao dịch

sẽ thu được một khoản chi phí tương ứng.
Nhà cung cấp có thể kết hợp với mô hình doanh thu quảng cáo để
thu phí quảng cáo từ các doanh nghiệp có nhu cầu quảng cáo sản
phẩm và dịch vụ

Mô hình doanh Doanh thu thu được từ việc bán hàng trên các website của chính
thu bán hàng


doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ
Cung cấp các website, trang mạng để các doanh nghiệp khác có

Mô hình doanh
thu liên kêt

thể cùng tham gia bán hàng và giới thiệu sản phẩm.
Doanh thu thu được từ việc bán sản phẩm của chính doanh nghiệp
mình, hoặc phí giới thiệu, môi giới, quảng cáo các sản phẩm, dịch
vụ của các doanh nghiệp khác.
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

1.1.3.1 Mô hình doanh thu quảng cáo:
Đây là mô hình thông qua các công cụ điện tử như: website tìm kiếm
(Google, Bing, Ask..); các chương trình truyền hình, game shows, phim truyền hình
cung cấp miễn phí cho người xem, các nhà cung cấp sẽ thêm các chức năng hiển thị


10

cung cấp không gian quảng cáo trên website hoặc chiếu quảng cáo vào thời lượng
phát sóng của các chương trình. Doanh thu của nhà cung cấp nhờ thu phí quảng cáo
từ các công ty đăng ký quảng cáo. Một phần nguồn doanh thu này được trích sử
dụng để nâng cấp dịch vụ như nâng cứu kho dữ liệu tra cứu, thực hiện các chương
trình truyền hình, đóng phim…Google, Facebook, Youtube là những doanh nghiệp
có doanh thu rất lớn từ mô hình này.
Để tránh việc quảng cáo có thể gây ra nhiều phiền nhiễu người sử dụng, mô
hình này cũng đã có những sự thay đổi sáng tạo hơn, gây được sự chú ý với người
dùng hơn bằng việc tập trung quảng cáo vào một nhóm khách hàng mục tiêu như

báo kinh tế quảng cáo về dự án bất động sản, dịch vụ ngân hàng; trong khi các báo
về đời sống, sức khỏe thì có những quảng cáo về thuốc, dược phẩm…
1.1.3.2 Mô hình doanh thu thuê bao:
Mô hình này được mô phỏng theo hình thức hội viên và khách hàng trong
một nhóm, câu lạc bộ. Khách hàng khi sử dụng sẽ phải đăng ký thông tin để vào
website và đóng phí để truy cập hoặc sử dụng một số tiện ích gia tăng. Việc trả phí
rất linh hoạt, có thể được thực hiện hàng tháng, hàng năm hoặc theo nội dung truy
suất thông tin của thành viên. Hình thức này thường được sử dụng cho các công ty
có sản phẩm/dịch vụ có thể phân phối trực tiếp trên mạng như báo điện tử, phần
mềm, tư vấn, thông tin..với các sản phẩm là các tài liệu như: các tin tức quan trọng,
tập san nghiên cứu chuyên sâu, chuyên ngành, các công trình nghiên cứu luận văn
thạc sĩ, tiến sĩ…Các doanh nghiệp kết hợp giữa doanh thu quảng cáo và thuê bao
như các tạp chí: New York Times, The Economist, The Guardian, Investing…theo
đó người dùng khi đăng ký và chấp nhận trả một khoản phí sẽ được quyền truy cập
các nội dung chuyên sâu hơn và đồng thời sẽ không phải xem các đoạn quảng cáo
chèn theo.
1.1.3.3 Mô hình phí giao dịch
Đây là mô hình mà các nhà Công ty tạo lập trang mạng website để các đối
tác thực hiện giao dịch và sẽ thu được một khoản chi phí tương ứng. Trên thế giới
ebay.com là một ví dụ điển hình cho mô hình này, họ tạo ra một thị trường bán đấu
giá và nhận được phí giao dịch của người bán khi họ bán hàng hóa thông qua
website của ebay. Hay các công ty môi giới chứng khoán sẽ thu được các khoản phí


11

giao dịch khi họ đại diện cho khách hàng thực hiện các giao dịch mua – bán chứng
khoán. Trong mô hình này, thường các nhà cung cấp dịch vụ sẽ thực hiện thu phí
dựa vào khối lượng giao dịch mà khách hàng đã sử dụng, đồng thời có thể kết hợp
thu phí quảng cáo từ các doanh nghiệp đăng ký quảng cáo sản phẩm, dịch vụ. Một

số lĩnh vực áp dụng mô hình này như: đặt phòng, tour du lịch; phân phối xe ô tô;
môi giới chứng khoán, bảo hiểm; trò chơi trực tuyến, giải trí trực tuyến, tư vấn tài
chính và luật.
1.1.3.4 Mô hình doanh thu bán hàng:
Doanh nghiệp sử dụng mô hình này thu được doanh thu từ việc phân phối,
bán các hàng hóa, dịch vụ và thông tin cho khách hàng. Đây là mô hình tương đối
phong phú, được áp dụng rộng rãi hiện này tại nhiều doanh nghiệp, từ quy mô nhỏ
đế lớn với mục tiêu bán hàng đồng thời quảng bá công ty ra toàn quốc và thế giới.
Một số mô hình doanh thu bán hàng hiện nay như sau:
a) Mô hình bảng hiệu: Doanh nghiệp đăng tải các thông tin về công ty và
sản phẩm trên các website của doanh nghiệp và được ví như bảng hiệu quảng cáo
của doanh nghiệp. Thông qua website, khách hàng biết tới doanh nghiệp, cách liên
hệ với doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp. Mô hình này tương đối đơn giản
và tốn ít chi phí khi doanh nghiệp muốn xây dựng cho mình một website riêng.
b) Mô hình cuốn sách hướng dẫn điều khiển: Tương tự website tại mô hình
bảng hiệu, tuy nhiên doanh nghiệp xây dựng thêm các thông tin và phân loại chi tiết
sản phẩm, bao gồm tư vấn về các dịch vụ khuyến mại, cách sử dụng, hướng dẫn đặt
hàng. Tuy nhiên mô hình này vẫn chưa hỗ trợ việc bán hàng cho khách hàng mà chỉ
dừng lại ở mục tiêu cung cấp những tiện ích cần thiết cho khách hàng về thông tin
sản phẩm cũng như thông tin doanh nghiệp.
c) Mô hình doanh thu bằng danh mục sản phẩm trên website: phát triển dựa
trên hai mô hình nêu trên, mô hình này cho phép khách hàng có thể trực tiếp mua
hàng trên website. Mô hình này hiện đang ngày càng được mở rộng và thu hút được
sự quan tâm của người tiêu dùng, đặc biệt là trong lĩnh vực bán lẻ như: máy tính,
hàng điện tử, hàng tiêu dùng, quần áo, sách, vở…


12

1.1.3.5 Mô hình doanh thu liên kết

Mô hình doanh thu liên kết được thực hiện khi một website đứng ra kêu gọi
các website khác tham gia các dịch vụ của mình nhằm xây dựng mối quan hệ với
nhau, tạo điều kiện cho người dùng có thể truy cập một cách nhanh chóng và tiện
lợi. Chính sự liên kết này đã giúp các website thu hút được một lượng lớn đối tượng
khách hàng mục tiêu và đồng thời hỗ trợ cho nhau trong việc cung cấp dịch vụ và
thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Theo mô hình này, hoạt động kinh doanh
của công ty kinh doanh được tiến hành trên cơ sở xây dựng một website liên kết,
hợp tác với các công ty sản xuất hay phân phối sản phẩm. Doanh thu của công ty
thu được là các khoản phí tham khảo hoặc tính trên doanh thu bán hàng được thực
hiện trên cơ sở các liên kết hoặc doanh thu thu được từ quảng cáo của các doanh
nghiệp khác có nhu cầu quảng cáo sản phẩm, dịch vụ.
1.1.4 Thanh toán trong Thương mại điện tử
Việc mua bán trong TMĐT được thực hiện trên Internet, do đó khâu thanh
toán là phân đoạn phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro nhất. TMĐT là hoạt động
toàn cầu, giao dịch xuyên quốc gia do đó các đối tác ít khi có điều kiện được trực
tiếp tiếp xúc nhau, ít thông tin về nhau nên công đoạn thanh toán sẽ phải được thực
hiện theo các phương thức an toàn, đảm bảo lợi ích của cá người mua và người bán.
Một số hình thức thanh toán trong TMĐT phổ biến hiện nay như sau:
1.1.4.1 Thanh toán theo các phương thức thanh toán truyền thống
Hiện nay, nhiều website bán hàng vẫn dùng phương thức thanh toán bằng
tiền mặt như: đặt hàng trực tuyến, đến cửa hàng thực thanh toán tiền và nhận hàng;
chuyển hàng đến nơi giao và nhận tiền mặt hoặc chuyển hàng và tiền qua các bưu
điện. Phương thức này tương đối an toàn trong việc gian lận thanh toán, tuy nhiên
gặp các rủi ro về tính trung thực về phía người mua như: đặt hàng nhưng không lấy
hàng, hoặc người nhận hàng không phải người mua hàng.
1.1.4.2 Thanh toán qua chuyển khoản ngân hàng.
Đây là hình thức được sử dụng nhiều trong thương mại, nhất là với các
khoản có giá trị lớn trong B2B và B2C TMĐT. Phương thức này đáp ứng được khá
tốt các yêu cầu của một hệ thống thanh toán điện tử, tuy nhiên có hạn chế là người
nhận tiền phải có tài khoản ngân hàng, và trong nhiều điều kiện không gian và thời



13

gian người gửi tiền không thể giao dịch trực tiếp với một chi nhánh ngân hàng nào
đó.
1.1.4.3 Thanh toán qua ngân hàng điện tử:
Đây là dịch vụ ngân hàng cho phép khách hàng thông qua mạng Internet có
thể sử dụng các dịch vụ ngân hàng như: thanh toán tiền, chuyển tiền, thực hiện các
nghĩa vụ tài chính (nộp thuế, thanh toán hóa đơn tiền điện, tiền nước, Internet…),
sao kê tài khoản, kiểm tra số dư…..Việc hình thành ngân hàng trực tuyến đã tác
động thúc đẩy sự phát triển của TMĐT hay ngược lại TMĐT là một động lực để các
Ngân hàng tập trung phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của mình.
Tại Việt Nam, các Ngân hàng thương mại đang sử dụng các hình thức thanh
toán qua ngân hàng điện tử như: Internetbanking, Mobile banking và có thể chấp
nhận thanh toán bằng các hình thức như: thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, chuyển tiền qua
tài khoản, hoặc QR Code (đây là hình thức theo đó mỗi doanh nghiệp tạo ra mã
vạch gắn với doanh nghiệp, sản phẩm và việc thanh toán sẽ được thực hiện khi
người dùng sử dụng điện thoại thông minh để quét mã vạch các sản phẩm/công ty
được cung cấp).
Loại hình thanh toán này có thể gặp điểm hạn chế là phải có hệ thống bảo
mật chặt chẽ bảo vệ tài khoản của khách hàng. Hiện nay, các ngân hàng đang áp
dụng hệ thống bảo vệ kép kiểu PIN/TAN trong đó PIN là mật khẩu truy cậu website
thông thường con TAN hay OTP là mật khẩu chỉ sử dụng một lần để nhận dạng
định danh khách hàng. OTP có thể được sử dụng thông qua nhắn tin vào số điện
thoại của khách hàng hoặc ngân hàng cung cấp chìa khóa thẻ bài token key cho
khách hàng. Tuy nhiên, để bảo vệ tài khoản của mình, khách hàng không nên thực
hiện truy cập, mua hàng và thanh toán tại các website thương mại điện tử không có
uy tín.
1.1.4.4 Thanh toán điện tử bằng Thẻ ngân hàng

Đây là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà chủ thẻ có thể sử
dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền khi mua hàng hóa, dịch vụ tại các điểm
chấp nhận thanh toán. Hệ thống các loại thẻ có thể thanh toán điện tử bao gồm Thẻ
tín dụng (Credit Card) hoặc Thẻ ghi nợ (Debit Card) và thẻ rút tiền ATM do ngân
hàng phát hành. Tuy nhiên hiện nay để tạo thuận lợi cho khách hàng, Ngân hàng


×