Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

K24-LE PHAM TUAN LINH-Nghien cuu nhung quy dinh trong luat xuat nhap canh Nhat Ban lien quan den lao dong co trinh do va goi y chinh sach cho Viet Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU NHỮNG QUY ĐỊNH TRONG LUẬT XUẤT NHẬP
CẢNH NHẬT BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LAO ĐỘNG CĨ TRÌNH
ĐỘ VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại

LÊ PHẠM TUẤN LINH

Hà Nội – 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGHIÊN CỨU NHỮNG QUY ĐỊNH TRONG LUẬT XUẤT NHẬP
CẢNH NHẬT BẢN LIÊN QUAN ĐẾN LAO ĐỘNG CĨ TRÌNH
ĐỘ VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM

Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại
Mã số:1706010011

Họ và tên: LÊ PHẠM TUẤN LINH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS TRẦN THỊ NGỌC QUYÊN



Hà Nội – 2019


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự
hướng dẫn khoa học của giảng viên hướng dẫn. Các nội dung nghiên cứu kết quả
trong đề tài này là trung thực và chưa cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào trước
đây. Những số liệu trong các bảng biểu được tác giả thu thập từ những nguồn
khác nhau có ghi rõ.

Hà nội, ngày

tháng

năm 2019

Học viên

LÊ PHẠM TUẤN LINH


ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tôi xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường
Đại học Ngoại thương đã tạo điều kiện về tinh thần và thời gian cho học viên; tới
Ban chủ nhiệm Khoa Sau Đại học và toàn bộ đội ngũ cán bộ Khoa Sau Đại học –

Trường Đại học Ngoại Thương vì những hỗ trợ, giúp đỡ cần thiết cho học viên
trong thời gian học tập cũng như thực hiện luận văn.
Xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Thị Ngọc Quyên
đã tận tình hướng dẫn, chỉnh sửa nội dung luận văn tốt nghiệp này trong suốt quá trình
từ xây dựng, hoàn thiện đề cương sơ bộ đến khi hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, đồng nghiệp và những người thân
trong gia đình đã động viên, giúp đỡ tơi hồn thành khóa học này.
Hà nội, ngày

tháng

năm 2019

Học viên

Lê Phạm Tuấn Linh


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH VẼ .......................................................................................... vi
TĨM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ vii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN, THỰC TIỄN VỀ LAO ĐỘNG CĨ TRÌNH ĐỘ
VÀ HỆ THỐNG PHÁP LUẬT CĨ LIÊN QUAN ..................................................8

1.1. Tổng quan về lao động có trình độ ...................................................................8
1.1.1. Khái niệm...................................................................................................8
1.1.2. Đặc điểm ..................................................................................................10
1.1.3. Vai trò ......................................................................................................11
1.2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật xuất nhập cảnh đối với lao động có trình
độ ...........................................................................................................................15
1.2.1. Khái niệm.................................................................................................15
1.2.2. Đặc điểm ..................................................................................................16
1.3. Thực tiễn những quy định pháp luật liên quan đến lao động có trình độ tại
một số quốc gia trên thế giới .................................................................................17
1.3.1. Hàn Quốc .................................................................................................17
1.3.2. Hoa Kỳ .....................................................................................................18
1.3.3. Nhật Bản ..................................................................................................20
1.3.4. Một số quốc gia khác ...............................................................................21
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG NHẬT BẢN VÀ
NHỮNG QUY ĐỊNH LUẬT PHÁP LIÊN QUAN ĐẾN LAO ĐỘNG CĨ
TRÌNH ĐỘ ...............................................................................................................22
2.1. Tổng quan về thị trường lao động có trình độ tại Nhật Bản...........................22
2.1.1. Tình hình chung .......................................................................................22
2.1.2. Người lao động ........................................................................................25
2.1.3. Lĩnh vực ...................................................................................................31


iv

2.1.4. Quốc gia ...................................................................................................32
2.2. Những quy định liên quan đến luật xuất nhập cảnh đối với lao động có trình
độ. ..........................................................................................................................33
2.2.1. Giới thiệu chung ......................................................................................33
2.2.2. Nội dung quy định ...................................................................................36

2.2.3. Thuận lợi và khó khăn khi thực hiện những quy định trên .....................40
2.3. Những quy định cụ thể trong luật liên quan đến lĩnh vực xuất khẩu lao động
...............................................................................................................................44
2.3.1. Đối với lao động nhập khẩu. ....................................................................44
2.3.2. Đối với công ty tiếp nhận lao động .........................................................46
2.3.3. Đối với công ty phái cử lao động ............................................................48
2.4. Đánh giá chung ...............................................................................................51
2.4.1. Kết quả đạt được ......................................................................................51
2.4.2. Tồn tại và nguyên nhân............................................................................54
CHƯƠNG 3. GỢI Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM NHẰM THÚC ĐẨY
HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CĨ TRÌNH ĐỘ SANG THỊ
TRƯỜNG NHẬT BẢN. ..........................................................................................55
3.1. Những chính sách Nhật Bản dự kiến sẽ áp dụng cho lao động có trình độ
trong thời gian tới. .................................................................................................55
3.2. Định hướng xuất khẩu lao động của Việt Nam giai đoạn 2020~2025 ...........62
3.2.1. Định hướng chung cho xuất khẩu lao động của Việt Nam......................62
3.2.2. Định hướng riêng đối với thị trường Nhật Bản .......................................64
3.3. Gợi ý chính sách cho Việt Nam nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao
động sang thị trường Nhật Bản..............................................................................65
3.3.1. Hoàn thiện quy định pháp luật xuất khẩu lao động .................................65
3.3.2. Đảm bảo hiệu quả thực thi pháp luật .......................................................69
3.3.3. Giải pháp khác .........................................................................................71
KẾT LUẬN ..............................................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................80
PHỤ LỤC ................................................................................................................ vii


v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


STT

VIẾT TẮT

TIẾNG ANH

TIẾNG VIỆT

1

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc
nội

2

IOM

International Organization for
Migration

Tổ chức di trú quốc
tế

3


ILO

International Labour Organization

Tổ chức lao động
quốc tế

4

JETRO

The Japan External Trade Organization

Tổ chức xúc tiến
thương mại Nhật
Bản

5

OECD

Organization for Economic
Cooperation and Development

Tổ chức hợp tác và
phát triển kinh tế

6

ODA


Official Development Assistance

Hỗ trợ phát triển
chính thức

7

TTS

Thực tập sinh

8

XKLD

Xuất khẩu lao động


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Dự kiến quy mô tiếp nhận lao động theo từng ngành nghề giai đoạn
2019~2024 .................................................................................................................35
Bảng 2.2: Những luật áp dụng với lao động nhập khẩu trong thời gian làm việc tại
Nhật Bản ....................................................................................................................44

Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật từ 2016 ~2019 ..............................24
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu ngành nghề lao động xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2018 ......65


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Thống kê số lượng lao động nhập cư làm việc tại Nhật Bản năm 2017 ...26
Hình 2.2: Quy trình tuyển chọn thực tập sinh kỹ năng đi thực tập tại Nhật Bản ......29
Hình 2.3: Quy trình tuyển chọn kỹ sư, kỹ thuật viên ................................................31


vii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Năm 2019, Luật xuất nhập cảnh mới của Nhật Bản đã được thông qua với
nhiều điểm đổi mới khiến hoạt động xuất khẩu lao động có trình độ cao sang thị
trường này thơng thống hơn. Với cơ chế phân loại thị thực và chế độ đãi ngộ đặc
biệt với 3/14 ngành khuyến khích lao động nước ngoài, các thủ tục và điều kiện
tuyển dụng đối với lao động nói chung và lao động trình độ cao nói riêng đã được
giảm bớt bao gồm các điều kiện về kinh nghiệm; ngoại hình; ngoại ngữ…
Tuy nhiên, những điều kiện khác như kỹ năng và trình độ chuyên mơn; thủ tục
hồ sơ khơng có nhiều thay đổi và có xu hướng giám sát chặt chẽ hơn sau những
hiện tượng tiêu cực phát sinh từ lao động, tu nghiệp sinh và thực tập sinh Việt Nam
tại Nhật Bản.
Trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của Nhật Bản và một số quốc gia khác, tác
giả nhận thấy để nâng cao hiệu quả công tác quản lý LĐNN, kinh nghiệm từ thực
tiễn tại các địa phương cũng như các quốc gia khác như: Nhật Bản; Hàn Quốc; Thái
Lan; Pakistan…liên quan tới xây dựng các quy định về xuất nhập cảnh hướng tới
một số nội dung như: tăng cường hệ thống thông tin hỗ trợ, thống kê và tư vấn kiến
thức cho người lao động trong và ngoài nước; tăng cường tiêu chuẩn, điều kiện
nhập cảnh đối với người lao động nước ngoài làm việc; siết chặt quản lý và hồi
hương lao động nước ngoài trái phép.
Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề tổng quan về lao động có trình
độ và hệ thống pháp luật có liên quan đến đối tượng này cũng như nghiên cứu
những thực trạng về thị trường lao động, những quy định luật pháp liên quan đến hệ

thống lao động có trình độ. Từ đó gợi ý chính sách cho Việt Nam nhằm thúc đẩy
hoạt động xuất khẩu lao động sang thị trường truyền thống Nhật Bản.


1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển kinh tế và thực tế “già hóa dân số” đặt ra cho các doanh nghiệp Nhật
Bản nhu cầu rất lớn cả về lao động phổ thơng cũng như nhân sự có trình độ, cao
cấp. Hầu hết các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá cao nguồn nhân lực có trình độ
mà họ đã tuyển dụng được tại Việt Nam. Mới đây, đại diện Tổ chức Xúc tiến
thương mại Nhật Bản (JETRO) cũng cho biết, trong thời gian tới các doanh nghiệp
Nhật sẽ tiếp tục gia tăng tiếp nhận nguồn nhân lực có trình độ của Việt Nam, đặc
biệt là các kỹ sư cao cấp về công nghệ thông tin. Sở dĩ doanh nghiệp Nhật thích
nhân sự cao cấp của Việt Nam bởi mức chi phí phải trả cho nguồn nhân lực này
(cấp quản lý, kỹ sư) thấp hơn rất nhiều nếu họ sử dụng người Nhật hay một số nước
trong khu vực cho vị trí lao động đó. Thơng thường, nhà tuyển dụng Nhật Bản có
nhu cầu tuyển trong các ngành như xây dựng, cơng nghệ thực phẩm, cơ khí chế tạo,
cơng nghệ thơng tin, tự động hóa. Vì vậy năm 2019, Luật xuất nhập cảnh mới của
Nhật Bản đã được thông qua với nhiều điểm đổi mới khiến hoạt động xuất khẩu lao
động có trình độ cao sang thị trường này thơng thống hơn. Với cơ chế phân loại thị
thực và chế độ đãi ngộ đặc biệt với 3/14 ngành khuyến khích lao động nước ngồi,
các thủ tục và điều kiện tuyển dụng đối với lao động nói chung và lao động trình độ
cao nói riêng đã được giảm bớt bao gồm các điều kiện về kinh nghiệm; ngoại hình;
ngoại ngữ…
Mối quan hệ Việt Nam – Nhật bản ngày càng ấm dần lên và nó được đánh dấu
đậm nét trong chuyến thăm Nhật Bản của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vào tháng 12
năm 2013. Tiếp thêm cho mối quan hệ ngày càng trở nên tốt đẹp, trong chuyến
thăm Nhật Bản của chủ tịch nươc Trương Tấn Sang đã đánh dấu một mốc son lịch

sử ngoại giao giữa hai nước vào ngày 20 tháng 3 năm 2014. Đặc biệt, trong chuyến
thăm Nhật Bản của thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vào tháng 06/2017, tại
Nhà khách Quốc gia, Thủ đô Tokyo, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xn Phúc đã
có cuộc hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Sau hội đàm, hai Thủ tướng
đã chứng kiến các Bộ, ngành và cơ quan hai nước trao đổi 14 văn kiện ký kết, trong


2

đó có Bản ghi nhớ hợp tác về chế độ thực tập sinh kỹ năng(MOC) giữa Bộ Lao
động Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động - Y tế - Phúc lợi Nhật Bản.
Đây là Bản thỏa thuận đầu tiên giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Nhật Bản
về lĩnh vực này, và cũng là Bản thỏa thuận đầu tiên Chính phủ Nhật Bản ký với các
nước đưa thực tập sinh đến Nhật Bản, đánh dấu sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật
Bản trong lĩnh vực này, ngày càng phát triển mạnh trong những năm gần đây . Kể
từ đây, Việt Nam – Nhật bản trở thành người bạn thân thiết toàn diện, Nhật Bản coi
Việt Nam là đối tác chiến lược. Hai bên nhất trí hợp tác tồn diện mọi mặt trong đó
có hợp tác nguồn nhân lực.
Đẩy mạnh xuất khẩu lao động (XKLĐ) là một chủ trương của Đảng và Nhà
nước, được coi là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phần giải quyết việc làm,
tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho một bộ phận lao động, tạo nguồn thu ngoại
tệ cho đất nước. XKLĐ còn là biện pháp để tiếp thu, chuyển giao cơng nghệ tiên
tiến từ nước ngồi, giúp đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng và tăng cường các
quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam, tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập sâu
hơn vào khu vực và quốc tế. Khu vực Đông Bắc á có các nước có trình độ cao về
phát triển kinh tế, khoa học, kỹ thuật và công nghệ, trong đó Nhật Bản là nước cơng
nghệ nguồn, là nước có nhu cầu nhập khẩu nhiều loại lao động. Vì vậy, XKLĐ sang
quốc gia này cịn có mục đích tiếp thu các kiến thức khoa học công nghệ
(KHCN), kỹ thuật sản xuất tiên tiến, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh hiện đại,
nâng cao tay nghề và rèn luyện tác phong công nghiệp cho người lao động. Thực tế,

Nhật Bản là một thị trường XKLĐ quan trọng đối với Việt Nam. Từ đầu những
năm 1990, hoạt động XKLĐ của Việt Nam sang Nhật Bản có hạn chế tuy nhiên nó
lại có tác động tích cực đối với người lao động cũng như đối với sự phát triển chung
của các ngành, địa phương của Việt Nam.
Trong bối cảnh ngày 02/11/2018, Nội các Nhật Bản đã thơng qua dự thảo Luật
Kiểm sốt nhập cư và công nhận tị nạn sửa đổi nhằm thu hút thêm nhiều lao động
nước ngoài cho các lĩnh vực đang thiếu nhân cơng. Ước tính số lao động người
nước ngồi lên tới khoảng 40.000 người trong năm tài chính 2019. Những thay đổi
này tác động trực tiếp tới việc xuất cảnh, nhập cảnh của lao động Việt Nam khi gia


3

nhập thị trường lao động Nhật Bản trong thời gian tới dưới khía cạnh các điều kiện,
hồ sơ, thủ tục.
Nhận thấy ý nghĩa và tầm quan trọng của vấn đề phát sinh từ quy định mới
liên quan tới hoạt động xuất nhập cảnh của Nhật Bản, học viên lựa chọn đề tài luận
văn thạc sỹ Kinh doanh thương mại về “Nghiên cứu những quy định trong luật
xuất nhập cảnh Nhật Bản liên quan đến lao động có trình độ và gợi ý chính sách
cho Việt Nam”.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Qua tổng hợp tình hình nghiên cứu cho thấy các cơng trình nghiên cứu về luật
xuất nhập cảnh Nhật Bản đối với lao động có trình độ rất hạn chế bởi Luật Kiểm
sốt nhập cư và cơng nhận tị nạn sửa đổi mới thơng qua năm 2018. Ngồi ra, đây
cũng là lĩnh vực nghiên cứu mới, chưa có cơng trình nghiên cứu nào liên quan trực
tiếp tới pháp luật Nhật Bản về vấn đề này.
Về vấn đề lao động di trú, các cơng trình nghiên cứu về di cư lao động quốc tế
đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XIX, trong đó có thể kể tới các cơng trình nghiên cứu về
cung cấp số liệu dân số, lực lượng lao động, việc làm, thất nghiệp, cơ cấu giới, tình
trạng công việc. Các số liệu thống kê bao gồm các quốc gia là thành viên của

OECD và toàn thể liên minh Châu Âu như:
- OECD (2011), OECD Employment Outlook 2011, OECD Publishing;
OECD (2012), OECD Employment Outlook 2012, OECD Publishing; OECD
(2013), OECD Employment Outlook 2013, OECD Publishing; OECD (2014),
OECD Employment Outlook 2014, OECD Publishing: là một chuỗi bài viết tổng
hợp qua các năm trong Báo cáo triển vọng việc làm của OECD (Organization for
Economic Cooperation and Development – Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế).
- Các báo cáo của IMO( Interrnational Organization for Migration- Tổ chức di
cư quốc tế) như IOM (2011), World Migration Report 2011: Communicating
Effecitvely about Migration, IOM, Switzerland; IOM (2013), World Migration
Report 2013: Migration Well- being and Development, IOM, Switzerland; Nội dung
báo cáo cung cấp số liệu tổng quan về tình hình di cư quốc tế năm 2010-2011, năm


4

2012-2013; phân tích các xu hướng di cư , các chính sách , luật pháp, hợp tác và đối
thoại quốc tế ở cấp độ toàn cầu.
- Báo cáo nghiên cứu cuộc khủng hoảng việc làm tồn cầu, trong đó tâm điểm
là cuộc khủng hoảng tại các nước phát triển và ảnh hưởng của nó tới các quốc gia
đang phát triển. Báo cáo đưa ra các chỉ số định lượng và định tính của thị trường lao
động tồn cầu và khu vực; kết hợp phân tích các yếu tố vĩ mơ để đưa ra chính sách
phù hợp ILO (2013), Global Employment Trends 2013: Recovering from a Second
jobs Dip, ILO, Switzerland:
Ngoài ra cịn có các cơng trình nghiên cứu trong nước như:
- Nguyễn Đăng Dung (2009), Bảo vệ người lao động di trú: Selection of
international Asean and Vietnamese essential instruments on the protection and
promotion of the rights of migrant workers, NXB Lao động, ĐHQGHN;
- Lê Thị Hoài Thu (2017), Bảo vệ quyền của người lao động di trú khi Việt
Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, Tạp chí Nhà nước và

Pháp luật số 11/2017, tr. 56 – 64;
- Vũ Ngọc Dương, Bùi Thị Ngọc Lan (2014), Một số nội dung cơ bản trong
tuyên bố CEBU về bảo vệ và thúc đẩy quyền của lao động di trú, Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật số 5/2014, tr. 51 - 58, 84;
Về hoạt động xuất nhập cảnh, có thể ghi nhận một số bài viết như:
- Đỗ Quốc Hưng (2017), Cải cách thủ tục hành chính về xuất, nhập khẩu trong
bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Tạp chí Quản lý nhà nước số 9/2017, tr. 81 - 84;
- Nguyễn Hồng Bắc (2017), Pháp luật về hoạt động xuất nhập cảnh, cư trú
của người Việt Nam định cư ở nước ngồi tại Việt Nam, Tạp chí Luật học số
7/2017, tr. 14 - 26.
Về pháp luật áp dụng đối với người lao động, có thể kể tới một số cơng trình,
bài nghiên cứu như:
- Wada Hajime (2014), Đặc trưng của hệ thống quan hệ lao động mang tính
đồn thể ở Nhật Bản, Tạp chí Luật học số 4/2014, tr. 63 – 72;


5

- Nguyễn Thị Thu Hòa (2013), Kinh nghiệm của Nhật Bản trong tạo môi
trường và động cơ làm việc cho người lao động, Tạp chí Quản lý nhà nước số
10/2013, tr. 86 - 90.
- Saito Yoshihisa; Hoàng Thu Hạnh dịch (2015), Quy định và thay đổi về thời giờ
làm việc theo pháp luật lao động Nhật Bản, Tạp chí Luật học số 2/2015, tr. 64 - 72.
- Nguyễn Duy Dũng (2011), Vấn đề tranh chấp lao động và đình cơng ở Nhật
Bản, Tạp chí Tâm lý học số 4/2011, tr. 38 - 53.
Nhìn chung, các tác giả nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của vấn đề xuất
nhập cảnh lao động do vậy ít nhiều có nhiều nội dung luận văn có thể tham khảo
được như: vấn đề xuất nhập cảnh người lao động nói chung và đối với lao động có
trình độ trong quan hệ giữa Việt Nam – Nhật Bản; pháp luật lao động Nhật Bản áp
dụng với người lao động Việt Nam sang sinh sống và làm việc; những vấn đề pháp

lý pháp sinh trong quá trình một người lao động Việt Nam ra nước ngoài làm việc
khơng chỉ riêng ở Nhật Bản; những chính sách, điều kiện, thủ tục xuất nhập cảnh
mới được ban hành của Nhật Bản và tác động… Tuy nhiên, trực tiếp liên quan tới
đề tài luận văn thì các tài liệu này vẫn cịn ở mức rất hạn chế.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu:
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn đi sâu phân tích, đánh giá q trình và kết quả thực tiễn áp dụng
quy định trong luật xuất nhập cảnh Nhật Bản liên quan đến lao động có trình độ.
Đồng thời luận văn cũng đưa ra các gợi ý chính sách cho Việt Nam trong điều kiện
quy định trong luật xuất nhập cảnh Nhật Bản liên quan đến lao động có trình độ có
sự điều chỉnh như hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu mà luận văn hướng tới là:
- Hệ thống lại một số vấn đề lý luận về những quy định trong luật xuất nhập
cảnh Nhật Bản dự kiến sẽ được triển khai cho lao động có trình độ trong thời gian
tới, từ đó đưa ra những định hướng về công tác xuất khẩu lao động cho Việt Nam
nói chung và cho thị trường Nhật Bản nói riêng.
- Thực trạng, phân tích nội dung của pháp luật liên quan đến lao động có trình
độ là luật xuất nhập cảnh, luật xuất khẩu lao động của Nhật Bản đối với lao động có


6

trình độ của các quốc gia trong đó có lao động Việt Nam, tìm ra điểm mạnh điểm
yếu của lao động Việt Nam so với các nước khác, những kết quả đã đạt được trong
thời gian qua và những tồn tại pháp lý.
- Phân tích những điểm mới trong luật xuất nhập cảnh Nhật Bản dự kiến sẽ
được áp dụng cho lao động có trình độ trong thời gian tới, từ đó gợi ý chính sách
cho Chính phủ Việt Nam nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu lao động sang thị
trường truyền thống này.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những quy định trong luật xuất nhập cảnh liên quan đến
lao động có trình độ.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khơng gian nghiên cứu: luận văn nghiên cứu một số quy định trong luật xuất
nhập cảnh liên quan đến lĩnh vực nhập khẩu lao động có trình độ nước ngồi vào
làm việc tại Nhật Bản, cụ thể là lao động trong 14 lĩnh vực được xét “tư cách lưu
trú đặc định loại I” và 2 lĩnh vực xây dựng, cơng nghệ đóng tàu biển được xét “tư
cách lưu trú đặc định loại II”.
Thời gian nghiên cứu: trong giai đoạn 05 năm từ năm 2013-2018.
Nội dung nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những quy định liên
quan đến những điều kiện tiếp nhận lao động có trình độ như độ tuổi tiếp nhận, tay
nghề, ngoại ngữ, sức khỏe trong gian đoạn từ 2013 đến 2018.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Luận văn được hoàn thành trên cơ sở vận
dụng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, phân tích những vấn đề lý luận chung về
lao động có trình độ; pháp luật xuất nhập cảnh; thực tiễn pháp luật về xuất nhập
cảnh đối với lao động có trình độ của Nhật Bản, từ đó so sánh đối chiếu với các
nước hiện đang thực hiện hoạt động tiếp nhận lao động có trình độ trên thế giới.
Ngoài các phương pháp kể trên, luận văn cũng vận dụng một số phương pháp
phổ biến khác trong nghiên cứu như: tổng hợp, thống kê, phân tích, diễn giải, so


7

sánh, đối chiếu trong nội dung nghiên cứu. Luận văn sử dụng các nguồn thông tin từ
Bộ Lao động- Thương binh và xã hội, Cục Quản lý lao động ngoài nước (Dolab),
luật xuất nhập cảnh Nhật Bản, luật xuất khẩu lao động Nhật Bản.
6. Kết cấu của luận văn

Ngoài mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, lời mở đầu, kết
luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn cịn có các phần sau.
Chương 1:Tổng quan, thực tiễn về lao động có trình độ và hệ thống pháp luật
có liên quan.
Chương 2: Thực trạng thị trường lao động Nhật Bản và những quy định luật
pháp liên quan đến lao động có trình độ
Chương 3: Gợi ý chính sách cho Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động xuất
khẩu lao động có trình độ sang thị trường Nhật Bản


8

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ LAO ĐỘNG CĨ TRÌNH ĐỘ VÀ THỰC
TIỄN HỆ THỐNG PHÁP LUẬT VỀ LAO ĐỘNG CÓ TRÌNH ĐỘ TẠI MỘT
SỐ QUỐC GIA
1.1. Tổng quan về lao động có trình độ
1.1.1. Khái niệm
Mỗi quốc gia, muốn phát triển kinh tế-xã hội, cần các nguồn lực gồm: Tài
nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học-cơng nghệ, con người… Trong đó nguồn lực con
người là yếu tố quan trọng và có tính chất quyết định nhất. Nguồn nhân lực chất
lượng cao là một bộ phận không tách rời nguồn nhân lực quốc gia, khi quốc gia đó
chuyển dần sang nền kinh tế dựa trên tri thức là chủ yếu.
Nguồn lao động: Khái niệm “nguồn lao động” được hiểu như khái niệm
“nguồn lực con người". Nó được sử dụng như một khái niệm công cụ để điều hành,
thực thi chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, nguồn lao động bao gồm bộ phận dân
số trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và những người ngoài độ tuổi lao
động có tham gia lao động. Bộ phận của nguồn lao động gồm toàn bộ những người
từ độ tuổi lao động trở lên có khả năng và nhu cầu lao động được gọi là lực lượng
lao động.
Nguồn lao động là tổng thể số lượng và chất lượng con người với các tiêu chí

về thể lực, trí lực và tâm lực tạo nên năng lực mà bản thân con người và xã hội đã,
đang và sẽ huy động vào quá trình sáng tạo vì sự phát triển và tiến bộ xã hội. Như
vậy có thể hiểu nguồn lao động là những người có khả năng làm việc bình thường,
bao gồm tồn bộ dân cư có cơ thể phát triển bình thường, không kể bị khuyết và dị
tật bẩm sinh. Nguồn lao động là một nguồn lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội, là
khả năng lao động của xã hội được hiểu theo nghĩa hẹp hơn, bao gồm nhóm dân cư
trong độ tuổi lao động có khả năng lao động. Nguồn lao động còn được hiểu với tư
cách là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động,
là tổng thể các yếu tố về thể chất và tinh thần được huy động vào quá trình lao động.
Với cách hiểu này, nguồn nhân lực bao gồm những người bắt đầu bước vào tuổi lao
động trở lên có tham gia vào nền sản xuất xã hội. Là toàn bộ những người đủ 15
tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao


9

động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình mình
hoặc chưa có nhu cầu làm việc và những người thuộc tình trạng khác (những người
nghỉ việc hoặc hưu trước tuổi theo quy định của bộ luật lao động ). Nó là tiềm năng
của lao động trong thời kỳ xác định của một quốc gia, suy rộng ra có thể xác định
trên một địa phương, một ngành hay một vùng. Đây là nguồn lực quan trọng nhất để
phát triển kinh tế xã hội.
Nguồn lao động được xác định bằng số lượng và chất lượng của bộ phận dân
số có thể tham gia vào hoạt động kinh tế xã hội. Số lượng nguồn lao động được thể
hiện bằng các chỉ tiêu về quy mô và tốc độ phát triển. Chất lượng nguồn lao động
được thể hiện bằng các chỉ tiêu về tình trạng phát triển thể lực, trình độ kiến thức,
tay nghề, tác phong nghề nghiệp, cơ cấu nguồn nhân lực về tuổi, giới tính, thiên
hướng ngành nghề, phân bố lãnh thổ, khu vực thành thị – nông thôn… các phương
thức tác động và sự phát triển về số lượng và chất lượng nguồn lao động bao gồm :
cơng tác dân số kế hoạch hố gia đình, cơng tác phân bố nguồn nhân lực theo vùng,

lãnh thổ, các chương trình dinh dưỡng, cơng tác y tế chăm sóc sức khoẻ cộng đồng,
cơng tác giáo dục đào tạo và dạy nghề...
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012 thì quan hệ
lao động được hiểu như sau: “Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong
việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng
lao động”. Với khái niệm này thì có thể thấy, trong quan hệ lao động luôn tồn tại
hai chủ thể của quan hệ lao động là người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao
động (NSDLĐ). Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012 thì
NLĐ là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng
lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của NSDLĐ. Tại khoản 2
Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: NSDLĐ là doanh nghiệp, cơ quan, tổ
chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp
đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.


10

Lao động trình độ cao: Theo ILSSA1, nguồn lao động có trình độ cao được
hiểu là một bộ phận của nguồn nhân lực đang làm việc ở những vị trí lãnh đạo,
chuyên môn kỹ thuật cao hoặc chuyên môn kỹ thuật bậc trung, lao động có trình độ
thường được đào tạo ở trình độ cao đẳng trở lên, có kiến thức và kỹ năng để làm
những công việc phức tạp; có khả năng thích ứng nhanh với những thay đổi của
công nghệ và vận dụng sáng tạo những kiến thức, những kỹ năng đã được đào tạo
trong quá trình lao động sản xuất2.
1.1.2. Đặc điểm
Theo ILO (Tổ chức lao động quốc tế): lao động trình độ cao có những đặc
điểm như:
Thứ nhất, lao động trình độ cao là những người có tay nghề, kỹ năng và kiến
thức để có thể thực hiện các cơng việc phức tạp, u cầu trình độ chun mơn cao,
có khả năng vận dụng sáng tạo những kiến thức của bản thân, những kỹ năng đã

được đào tạo vào q trình sản xuất từ đó nâng cao năng suất lao động.
Thứ hai, lao động trình độ cao đầy đủ điều kiện, khả năng để có thể làm việc
trong những mơi trường làm việc có mức đãi ngộ cao và phúc lợi lao động tốt. Tổ
chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ước tính có 1,3 triệu lao động có trình
độ đại học ở Đơng Nam Á đã tìm tới các nước có thu nhập cao hơn ở Bắc Mỹ, châu
Âu, Nhật Bản, New Zealand và Australia. Đáng chú ý, con số này đã tăng lên 40%
kể từ năm 2000. Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và MPI, 3 nguyên nhân
chính lý giải cho vấn đề này là do các lao động có tay nghề trong khu vực nhận thấy
những kỹ năng, kiến thức của họ ít được sử dụng và bị coi thường, vì các bằng cấp
khơng được cơng nhận một cách dễ dàng; mặc dù vẫn có sự đảm bảo cho sự dịch
chuyển lao động trình độ cao trong khu vực nhưng những rào cản ở cấp quốc gia đã
cản trở người lao động tiếp cận thị trường lao động ASEAN; nhiều lao động tự hạn
chế cơ hội tìm kiếm cơng việc trong khu vực do nhận thức về văn hóa, ngôn ngữ và
Viện Khoa học Lao động và Xã hội (2014), Bản tin tóm tắt chính sách “Lao động có trình độ cao – nhân tố
quyết định để phát triển bền vững đất nước”
2
Chương trình KH&CN trọng điểm cấp nhà nước, KX.01/11-15. Các giải pháp nâng cao chất lượng lao động
Chun mơn kỹ thuật trình độ cao đáp ứng u cầu phát triển nền kinh tế theo hướng CNH,HĐH,
ILSSA2013
1


11

các khác biệt kinh tế-xã hội (trích: Xuất khẩu lao động năm 2017 sẽ khả quan hơn,
website: cafef.vn (truy cập: 03/05/2017)).
Thứ ba: lao động trình độ cao có tính linh hoạt, khả năng thích ứng trong mơi
trường làm việc nghiêm túc, chun nghiệp và mang tính tồn cầu. Người lao động
trình độ cao khi sang một quốc gia khác làm việc thường là những người đến từ các
nước nghèo, kém phát triển. Do điều kiện đãi ngộ, kinh tế của nước xuất xứ khó khăn

nên những người lao động này mong muốn tìm kiếm cơ hội việc làm và tăng thu nhập
để đảm bảo cuộc sống gia đình, hơn nữa bản thân những người lao động này cũng
mong muốn có một mơi trường làm việc mang tính chun mơn cao để có thể nâng cao
tay nghề, từ đó có thể đáp ứng những dự định của bản thân sau khi về nước.
1.1.3. Vai trị
Lao động trình độ cao góp phần quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, bổ
sung cho nguồn nhân lực chất lượng cao từ đó nâng cao năng suất lao động của
quốc gia.
Để có thể ra nước ngồi làm việc, người lao động phải có kỹ năng nghề nghiệp
và trình độ ngoại ngữ nhất định theo yêu cầu của chủ sử dụng. Tuy nhiên, không
phải tất cả mọi lao động muốn ra nước ngồi làm việc đều có thể đạt được các yêu
cầu của nhà tuyển dụng. Vì vậy, phải tổ chức huấn luyện và đào tạo lại cho người
lao động. Để thực hiện việc này có hiệu quả, Chính phủ phải đầu tư về cơ sở vật
chất, đội ngũ giảng viên và các điều kiện khác đảm bảo cho việc đào tạo và đào tạo
lại người lao động. Điều này sẽ làm tăng chi tiêu của Chính phủ. Khi chi tiêu cho
đầu tư của Chính phủ tăng sẽ góp phần làm tăng GDP cả trong ngắn hạn và dài hạn.
Hiện nay, quá trình chuyển đổi mạnh mẽ và tồn diện mơ hình tăng trưởng từ chiều

rộng, chủ yếu dựa vào việc gia tăng đầu tư, khai thác lợi thế về tài nguyên, nhân
công giá rẻ sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu với động lực chính là việc tăng
năng suất lao động, hiệu quả sản xuất, tính cạnh tranh của các ngành kinh tế đang
diễn ra mạnh mẽ. Cùng với việc chuyển đổi mơ hình tăng trưởng, các ngành, lĩnh
vực trong toàn bộ nền kinh tế cũng đang diễn ra quá trình tái cơ cấu hết sức mạnh
mẽ theo hướng dịch chuyển từ những ngành thâm dụng tài nguyên, lao động giản
đơn, từ các dây chuyền gia công, lắp ráp với giá trị gia tăng thấp sang các ngành có


12

giá hàm lượng tri thức, khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao. Thêm vào đó là

xu thế phát triển ngày càng mạnh mẽ và sự đóng góp ngày càng tăng của các dự án
khởi nghiệp trong nhiều lĩnh vực khiến nhu cầu về lao động có trình độ chun mơn
giỏi, kỹ năng cao, có khả năng thích nghi, tính chủ động, sáng tạo là một yêu cầu tất
yếu để đáp ứng những điều chỉnh có tính chiến lược của đất nước trong giai đoạn
hiện nay. Điều này tạo sức ép rất lới đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải có sự chuyển đổi
phù hợp nếu như khơng muốn bị bỏ lại phía sau. Sự chuyển đổi được nhắc đến ở
đây ngoài việc áp dụng những kỹ thuật tiên tiến trên thế giới còn là sự đầu tư xây
dựng đội ngũ lao động có trình độ, có khả năng làm việc trong môi trường áp lực
cao, áp dụng và vận hành những hệ thống máy móc hiện đại.
Trong thời đại ngày nay, lao động có trình độ ngày càng chiếm vai trò quan
trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế, khoa học và xã hội Sự phát
triển và ứng dụng nhanh chóng của các công nghệ hiện đại từ cuộc cách mạng công
nghiệp cơng nghiệp lần thứ tư, đây chính là bối cảnh hoàn toàn mới với nhiều yêu
cầu và thách thức đặt ra đối với công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực,. Tâm
điểm của cuộc Cách mạng này chính là việc hình thành các Nhà máy thơng minh,
Nhà máy số – nơi mà các máy móc sẽ được kết nối, tự động ra quyết định, toàn bộ
hoạt động của nhà máy từ khâu thu thập, phân tích yêu cầu, xây dựng kế hoạch sản
xuất, thiết kế, tổ chức sản xuất tới phân phối đều được quản lý, quản trị và thực hiện
thông qua hệ thống thực - ảo, dựa trên nền tảng của các công nghệ số, ứng dụng của
internet vạn vật. Trong các Nhà máy đó, chúng ta sẽ khơng cịn thấy các cơng nhân
lao động với các thao tác đơn giản trên các dây chuyền sản xuất gia cơng, lắp ráp
mà thay vào đó là các robot tiên tiến và máy móc điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo.
Con người lúc này sẽ chỉ tham gia vào việc giám sát, điều hành hệ thống sản xuất
và các hoạt động đòi hỏi các kỹ năng và kiến thức mà máy móc khơng thể thay thế
được. Rõ ràng, bài tốn về phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất
lượng cao trong bối cảnh hiện nay đã có thêm những tiêu chí, điều kiện ràng buộc
mới, hết sức khó khăn địi hỏi sự đổi mới tồn diện trong công tác đào tạo. Các cơ
sở đào tạo không thể vẫn sử dụng phương pháp cũ, thiếu tính tương tác, thiếu thực
tiễn của mơ hình sản xuất mới để đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển và



13

ứng dụng nhanh chóng của các cơng nghệ hiện đại từ cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ tụt hậu và đào thải rất cao.
Năng suất lao động quốc gia phụ thuộc đáng kể vào số lượng lao động có
trình độ.
Để cải thiện năng suất lao động, người lao động cần phải có tay nghề vững,
khả năng chun mơn kỹ thuật cao, có trình độ về ngoại ngữ nhất định để có thể
hiểu và vận hành máy móc nhập khẩu từ nước ngồi, nói một cách dễ hiểu, có thể
tăng được năng suất lao động hay không phụ thuộc rất nhiều vào số lượng lao động
có trình độ ở quốc gia đó. Năng suất lao động là yếu tố then chốt quyết định khả
năng cạnh tranh và sự tồn tại lâu dài của một doanh nghiệp, là cơ sở để nâng cao thu
nhập, tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt cho người lao động. Ở cấp độ quốc
gia, trong điều kiện hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt hiện nay, năng suất lao
động xã hội là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, của cả nền kinh tế. Tăng năng suất lao động là nâng cao được chất lượng
cuộc sống và đảm bảo một xã hội tốt đẹp hơn. Ở cấp độ quốc gia, trong điều kiện
hội nhập quốc tế và cạnh tranh gay gắt hiện nay, năng suất lao động xã hội là yếu tố
có ảnh hưởng quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của cả nền
kinh tế. Vai trò của năng suất lao động càng được khẳng định khi nền kinh tế thế
giới đi vào khủng hoảng, nhiều nước phát triển đã định hướng cách thức phục hồi
nền kinh tế nhanh nhất là thông qua phát triển công nghệ và cải tiến năng suất lao
động. Thông thường, năng suất lao động xã hội được tính bằng tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) chia cho số lao động đang làm việc trong nền kinh tế quốc dân. Như vậy,
cùng số lao động đang làm việc, nếu GDP càng lớn thì năng suất lao động xã hội
càng cao và ngược lại. Quy mơ của GDP nói chung phụ thuộc vào các nhân tố sản
xuất là lao động, vốn và công nghệ. Sự kết hợp của các nhân tố lao động, vốn và
cơng nghệ có hiệu quả hay khơng tùy thuộc vào mơi trường thể chế, mơ hình tăng
trưởng, cơ cấu của nền kinh tế và một số nhân tố khác. Năng suất lao động là một

trong các chỉ tiêu thể hiện rõ ràng nhất năng lực, mơ hình và trình độ phát triển của
mỗi quốc gia.


14

Di chuyển lao động có trình độ góp phần giải quyết bài toán thất nghiệp và
tăng thu nhập
Di chuyển lao động có trình độ ra nước ngồi sẽ mở ra cơ hội sử dụng số lao
động thất nghiệp vào việc sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ tại nước khác, mang lại thu
nhập cho người lao động. Đồng thời, góp phần gia tăng thu nhập quốc gia (GNI), vì
thu nhập quốc gia là tổng thu nhập quốc nội và thu nhập thuần (chênh lệch giữa thu
nhập chuyển về nước và thu nhập của người nước ngoài chuyển ra khỏi quốc gia).
Ngồi ra, việc di chuyển lao động cịn làm tăng chi tiêu gia đình và tiết kiệm phục
vụ đầu tư dài hạn. Khoản tiền gửi về từ lao động có trình độ ở nước ngồi sẽ là
nguồn vốn quan trọng để gia đình họ chi tiêu cho các dịch vụ, đầu tư kinh doanh
hoặc tiết kiệm, góp phần tạo ra giá trị ở chính quốc.
Hơn nữa, di chuyển lao động ra làm việc ở nước ngồi cịn làm tăng chi tiêu
của gia đình và tiết kiệm làm tăng đầu tư tư nhân trong dài hạn. Khi lao động ra
nước ngoài làm việc, họ có thu nhập cao hơn làm việc ở trong nước. Thơng thường
người lao động ra nước ngồi làm việc là những người đến từ các nước kém hoặc
đang phát triển, vì vậy thu nhập của họ ở nước ngoài thường cao gấp nhiều lần so
với trong nước. Nhờ có thu nhập cao, người lao động có thể gửi khoản tiền đó về
nước để tiết kiệm, khoản tiền này thường được chia làm 2 phần: một là để chi tiêu
và nâng cao mức sống , chăm sóc sức khỏe của gia đình và đặc biệt là chi tiêu cho
việc học tập của con cái nhằm nâng cao dân trí ở trong nước. Phần cịn lại để tiết
kiệm nhằm mục đích đầu tư trong tương lai.
Di chuyển lao động ra làm việc ở nước ngoài tạo điều kiện cho chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong ngắn hạn và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện
đại trong dài hạn.

Trong thời kỳ đầu của q trình cơng nghiệp hóa, việc thu hồi đất nơng nghiệp
để xây dựng các khu công nghiệp tất yếu làm cho một số lượng nhất định lao động
nông nghiệp mất việc làm. Dưới tác động của cạnh tranh, các nhà đầu tư có xu
hướng lựa chọn phương án đầu tư sử dụng nhiều vốn, cả hai khuynh hướng đó làm
cho trên một đơn vị diện tích đất nơng nghiệp thu hồi, số lao động được sử dụng sẽ


15

giảm đi đáng kể. Đây là quy luật tất yêu của q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa.
Trong ngắn hạn, di chuyển lao động ra làm việc ở nước ngoài sẽ là con đường giải
quyết việc làm cho số lao động thất nghiệp, vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu
tư theo chiều sâu, nâng cao sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập. Trong dài hạn,
người lao động làm việc ở nước ngoài nhờ được đào tạo và làm việc trong mơi
trường chun nghiệp sẽ có tay nghề cao, nguồn lao động có trình độ này sẽ là động
lực cho quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế bởi lẽ nguồn lao động này đáp ứng nhu
cầu của các nhà đầu tư theo chiều sâu. Hơn nữa, di chuyển lao động ra nước ngồi
góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng nguồn lao động. Đặc điểm của lao động là
sáng tạo. Người lao động với vốn kiến thức học vấn và ngoại ngữ cơ bản nếu được
làm việc trong môi trường công nghiệp hiện đại, kỹ thuật và cơng nghệ tiên tiến thì
trình độ tay nghề và kỹ năng nghề nghiệp ngày càng được nâng cao. Dưới tác động
của kỹ thuật, quá trình lao động đồng thời cũng chính là q trình người lao động tự
đào tạo. Sau thời gian làm việc ở nước ngồi, trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật và
phong cách làm việc hiện đại cũng như trình độ ngoại ngữ sẽ được nâng cao.
1.2. Một số vấn đề lý luận về pháp luật xuất nhập cảnh đối với lao động có
trình độ
1.2.1. Khái niệm
Trước hết, cần hiểu việc xuất nhập cảnh lao động có trình độ là một biểu hiện
của hiện tượng “lao động di trú” trong bối cảnh tồn cầu hóa. Theo Từ điển tiếng
Việt, “di trú” có nghĩa là: (1) dời đến ở nơi khác, (2) (hiện tượng một số loài chim,

thú) hàng năm chuyển đến sống ở nơi ấm áp, để tránh rét; “di cư” có nghĩa là: (1)
dời đến ở một miền hay một nước khác để sinh sống, (2) như di trú3. Như vậy, “di
trú” và “di cư” đều có nghĩa là đến ở nơi khác và có thể hiểu như nhau. Ngoài ra,
khái niệm “di trú” mang tính tạm thời ở nơi khác, cịn khái niệm “di cư” mang tính
dứt khốt, đi ở nơi khác. Trên thực tế hai khái niệm “di trú” và “di cư” không có sự
phân biệt rõ ràng. Cũng là thuật ngữ “Migrant worker” nhưng khi dịch sang tiếng
Việt có hai cách dịch khác nhau. Theo Tổ chức di cư quốc tế tại Việt Nam “Migrant
worker” được dịch là người lao động di cư, bên cạnh đó theo nhiều sách nghiên cứu

3

Báo cáo Tổng quan di cư của công dân Việt Nam ra nước ngoài năm 2011


16

thì thuật ngữ này được dịch là người lao động di trú. Theo từ điển Oxford advanced
learner’s dictionary, “Migrant” có nghĩa là một người chuyển từ nơi này đến nơi
khác để tìm việc hoặc một lồi chim, một lồi động vật chuyển từ nơi này đến nơi
khác theo mùa. Như vậy, “Migrant worker” dịch là người lao động di trú sẽ hợp lý
hơn, thể hiện tính tạm thời di chuyển của người lao động để tìm việc, phân biệt với
người di cư di chuyển để tìm nơi ở mới. Nhìn chung, về mặt ngôn ngữ, người lao
động di trú được hiểu là người lao động tạm thời di chuyển từ vùng này sang vùng
khác để tìm việc. Có thể là di chuyển từ vùng này đến vùng khác trong phạm vi biên
giới của một quốc gia hoặc là di chuyển từ quốc gia này đến quốc gia khác4.
Điều 2 Công ước LHQ về lao động di trú có đưa ra khái niệm “Người lao
động di trú (Migrant worker) là một người đã, đang và sẽ làm một cơng việc có
hưởng lương tại một quốc gia mà người đó khơng phải là cơng dân”5. Đây cũng
chính là bản chất của lao động khi thực hiện xuất nhập cảnh vào quốc gia khác để
lao động.

Trong pháp luật Việt Nam, Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của
người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 có định nghĩa:
- “Nhập cảnh là việc người nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam qua cửa khẩu
của Việt Nam” (Khoản 4 Điều 3);
- “Xuất cảnh là việc người nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Việt Nam qua cửa
khẩu của Việt Nam” (Khoản 6 Điều 3).
Một cách khái quát, xuất nhập cảnh với người là việc một người ra hoặc vào
một đất nước có đi qua cửa khẩu của nước đó.
1.2.2. Đặc điểm
Thứ nhất, hoạt động xuất nhập cảnh đối với lao động có trình độ là hoạt động
khơng vì mục đích thương mại.

Bùi Thị Hịa (2014), Luận văn thạc sĩ luật học “Hoàn thiện pháp luật về quyền của người lao động di trú ở
Việt Nam”, Khoa luật ĐHQGHN
5
Bảo vệ lao động di trú (2009), Tập hợp các văn kiện quan trọng của quốc tế, khu vực ASEAN và của Việt
Nam liên quan đến vị thế và việc bảo vệ lao động di trú, NXB Lao động – Xã hội
4


×